Liên Hệ Bản Thân Về Ngành Y Tế, 12 Điều Y Đức (12+ Mẫu)

Tham khảo ngay những gợi ý liên hệ bản thân về ngành y tế, 12 điều y đức với 12+ mẫu hay nhất, ý nghĩa nhất chọn lọc tại SCR.VN.

Người Thầy Thuốc Cần Rèn Luyện Những Phẩm Chất Nhân Cách Nào?

Trước khi đi vào liên hệ bản thân về ngành y tế, hãy cùng SCR.VN tìm hiểu người thầy thuốc cần rèn luyện những phẩm chất nhân cách nào? Cụ thể như sau:

  • Lòng nhân đạo và tính “thương người như thể thương thân”: Lòng nhân đạo là sự trăn trở trước những đau đớn của con người, sẵn sàng chia sẻ khó khăn và niềm vui với bệnh nhân. Tính thương người là khả năng đồng cảm với nỗi đau của người khác và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người khác.
  • Tính kiên trì và sự nhẫn nại: Kiên trì là khả năng duy trì sự chăm sóc và tập trung trong điều trị dài hạn và nhẫn nại là khả năng chịu đựng áp lực và khó khăn trong môi trường làm việc y tế.
  • Lòng can đảm: Can đảm trong nghề y bao gồm khả năng vượt qua nỗi sợ hãi cá nhân, đặc biệt khi tiếp xúc với những tình huống nguy hiểm hoặc những thách thức khó khăn trong điều trị.
  • Tính cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực: Cẩn thận và tỉ mỉ trong thực hiện các quy trình y tế để tránh sai sót có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Trung thực là đức tính quan trọng để xây dựng niềm tin từ bệnh nhân và đồng nghiệp.
  • Cảm thông, chia sẻ và tạo niềm tin cho bệnh nhân: Cảm thông giúp tạo ra môi trường chăm sóc tích cực. Bên cạnh đó, khả năng chia sẻ thông tin một cách dễ hiểu sẽ giúp tạo niềm tin giữa bác sĩ và bệnh nhân.
  • Đôi tay khéo léo, sức khỏe dẻo dai và sự “nhạy cảm nghề nghiệp”: Người bác sĩ cần có một đôi tay khéo léo để thực hiện các thủ thuật y tế với chuyên môn đặc thù. Đồng thời việc duy trì sức khỏe dẻo dai là yếu tố quan trọng để đối mặt với áp lực công việc. Ngoài ra, khả năng “nhạy cảm nghề nghiệp” sẽ giúp người thầy thuốc nhận biết và xử lý tình huống một cách tận tâm và chuyên nghiệp.

Bên cạnh liên hệ bản thân về ngành y tế, có thể bạn sẽ cần 🌹 Slogan Ngành Y Tế 🌹 Hay, Ý Nghĩa Nhất

Cách Liên Hệ Bản Thân Về Ngành Y Tế

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách liên hệ bản thân về ngành y tế được SCR.VN chia sẻ dưới đây:

  • Bước 1: Mô tả ngắn gọn về quá trình học nghiệp vụ và sự phát triển cá nhân của bạn trong lĩnh vực y tế. Nêu rõ những trải nghiệm làm việc hoặc học tập mà bạn đã có trong ngành.
  • Bước 2: Nêu sứ mệnh cá nhân của bạn đối với ngành y tế. Điều này có thể liên quan đến việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu y khoa, hoặc đóng góp vào giáo dục y tế. Chia sẻ tầm quan trọng của việc nỗ lực trong ngành y tế đối với cộng đồng và xã hội.
  • Bước 3: Bạn có thể kể câu chuyện cá nhân về một trải nghiệm đặc biệt hoặc một thách thức bạn đã vượt qua trong ngành y tế. Sử dụng câu chuyện để làm cho thông điệp của bạn trở nên sống động và gần gũi hơn.
  • Bước 4: Khuyến khích sự tương tác bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi mở để kích thích sự quan tâm và thảo luận từ người đọc.
  • Bước 5: Tóm tắt lại những điểm chính đã trình bày và nhấn mạnh lợi ích lớn của việc đóng góp vào ngành y tế.

Ngoài liên hệ bản thân về ngành y tế, nhiều bạn đọc quan tâm 🔥 Slogan Hay Nhất Hướng Về Người Bệnh 🔥

Những Bài Viết Hay Về Ngành Y Tế

Với những bài viết hay về ngành y tế  dưới đây, bạn có thể tham khảo những ví dụ liên hệ bản thân về ngành y tế hay nhất:

Bài Viết Về Ngành Y Tế Hay Nhất

Mỗi người khi trưởng thành thường ấp ủ những hoài bão và lựa chọn cho mình ngành nghề yêu thích và đam mê. Mỗi ngành, mỗi nghề đều có những đặc thù riêng, nhưng đối với những người được công tác trong ngành y đều xác định đây là vinh dự lớn lao nhưng cũng là trọng trách không nhỏ bởi chính họ sẽ là người trực tiếp tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho mọi người, mọi nhà.

Cùng với dòng chảy thời gian, đã 63 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành Y tế ngày 27/2/1955 và căn dặn: “…cán bộ cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y như từ mẫu”.

Xã hội ngày càng phát triển, do vậy mà trình độ cũng như nhận thức của người dân được nâng lên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng từ đó đòi hỏi cao hơn. Người bệnh mong muốn được điều trị bằng các kỹ thuật tiên tiến, với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và nhất là đội ngũ cán bộ y tế từ những nữ hộ sinh, cán bộ điều dưỡng đến y, bác sĩ điều trị luôn ân cần, tận tâm, trách nhiệm, giỏi về chuyên môn.

Đó cũng là điều dễ hiểu bởi đời sống được nâng lên khi đó người bệnh không chỉ dừng lại ở nhu cầu được khám và điều trị mà họ còn muốn được chăm sóc tốt hơn bằng những trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhất, những cán bộ y tế giỏi nhất. Đây cũng là mục tiêu, là mong muốn mà lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ ngành Y tế luôn nỗ lực phấn đấu và quyết tâm để hướng tới đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Nghề y là một nghề đặc biệt vì vậy mỗi người khi chọn lựa đều xác định phải biết chấp nhận vất vả, căng thẳng, áp lực nhưng trách nhiệm thì lại vô cùng nặng nề. Áp lực bởi sự quá tải bệnh viện, từ những yêu cầu những đề nghị của người bệnh và người nhà người bệnh. Đôi khi người bệnh hoặc người nhà người bệnh tự cho họ có quyền được đòi hỏi, được đáp ứng và phản ánh.

Trong chuyên môn, các cán bộ y tế phải làm theo đúng qui trình cấp cứu hay điều trị theo phác đồ, mà không thể đáp ứng theo ý của người bệnh. Tuy nhiên nhiều khi người thầy thuốc không thể tiên lượng, đánh giá được hết mọi vấn đề mặc dù họ đã cố gắng hết khả năng có thể.

Vì thế do không hiểu về chuyên môn nên người bệnh cũng dễ hiểu nhầm, thậm chí vì quá bức xúc họ đã coi thầy thuốc là cội nguồn của mọi nguyên nhân nên rất dễ xảy ra những đánh giá, phản ứng quá mức đối với thầy thuốc và đã có không ít những trường hợp đau lòng đáng tiếc xảy ra. Hậu quả để lại phần lớn là cán bộ y tế bị thương, hay trong tình trạng nguy kịch thậm chí tử vong…

Một cái áo không lành có thể bỏ, đi sai đường chúng ta có thể đi lại, nhưng với sức khỏe và tính mạng của con người thì không. Nhận thức được điều đó nên cũng dễ hiểu tại sao những cán bộ y tế thường giữ im lặng hoặc ít biện hộ cho những hành động và việc làm của mình khi người bệnh hoặc người nhà phản ánh.

Bởi với họ không gì quan trọng hơn là sức khỏe người bệnh. Họ cần mẫn, lặng lẽ làm việc bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và trái tim của người thầy thuốc. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách thẳng thắn, tuy không nhiều nhưng vẫn còn những cán bộ chưa thực sự niềm nở, nhẹ nhàng, giải thích và tư vấn rõ ràng, cụ thể cho người bệnh, người nhà người bệnh khiến gây nên những hiểu lầm và tạo không khí căng thẳng, bức xúc từ phía người bệnh.

Cần nghiêm khắc và lên án đối với những thầy thuốc có việc làm trái với đạo đức nghề nghiệp. Với người bệnh khi đó họ đang là những người bị tổn thương và cần được chăm sóc và điều trị.

Vì thế họ mong muốn được quan tâm và tư vấn một cách tỷ mỷ, giải thích một cách rõ ràng và muốn được chăm sóc, điều trị một cách tốt nhất có thể. Khi ấy, cán bộ y tế cũng cần phải đặt mình vào vị trí của người bệnh hay người nhà người bệnh để thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia.

Đáp ứng sự hài lòng của người bệnh là mục tiêu mà ngành Y tế luôn xác định là vấn đề ưu tiên, vô cùng quan trọng và được thực hiện bằng nhiều cách thức nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Thiết nghĩ, mỗi cán bộ y tế khi đã lựa chọn và quyết tâm gắn bó với nghề cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ chấp nhận những gian khổ, hiểm nguy, thậm chí cả những tai nạn nghề nghiệp, những rủi ro có thể xảy ra.

Nhưng một khi đã đam mê, được cống hiến với sự nghiệp đã lựa chọn và theo đuổi, những chiến sĩ áo trắng sẽ làm việc bằng tất cả công sức và trí tuệ để thực hiện tốt trọng trách lớn lao nhưng cũng đầy vinh dự này bởi với họ – hạnh phúc chỉ đơn giản là làm cho người bệnh hài lòng.

Gợi ý cho bạn 💕 Liên Hệ Bản Thân Về Ngành Điều Dưỡng 💕 Bài Tham Luận, Thuyết Trình Hay

Bài Viết Về Ngành Y Tế Tiêu Biểu

Có đi nhiều, biết và viết nhiều, tôi mới cảm nhận và càng thấy rõ hơn giá trị của cuộc sống, từ đó thêm trân trọng nghề thầy thuốc và điều đó càng làm tôi thêm gắn bó và yêu nghề hơn. Với nghề báo tôi hiểu rằng đích đến của những tác phẩm là chinh phục được trái tim bạn đọc, làm thế nào để họ có thể “ái, ố, hỉ, nộ” theo bài viết hay nhận ra cuộc sống của chính mình.

Với nghề y – liệu tôi đã hiểu được bao nhiêu điều trong đó… Cứ thế, từng dòng ký ức, từng trang kỷ niệm chất chứa biết bao cảm xúc bỗng chốc ùa về trong tôi như những thước phim quay chậm…

Nhớ lần đầu tiên tác nghiệp tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam, tận mắt chứng kiến bệnh nhân bị tai nạn giao thông, bao nhiêu “bộ phận trong bụng” được phô bày ra trước mắt, tôi đã choáng váng, thậm chí còn nôn mật xanh mật vàng…

Thế nhưng qua thời gian, theo dấu chân của đội ngũ thầy thuốc trên các mặt trận phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, chứng kiến lòng dũng cảm, sự tự tin của họ đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trải nghiệm theo từng cung bậc cảm xúc của đội ngũ thầy thuốc.

Đã nhiều lần được trò chuyện cùng những y, bác sĩ, tôi phần nào hiểu được trách nhiệm lớn lao và công việc thầm lặng của những “thiên thần áo trắng”. Đó là những thầy thuốc trên mặt trận phòng chống dịch bệnh, họ ở trong “tâm dịch” khống chế, ngăn chặn và dập dịch như: dịch cúm A (H5N1), (H1N1), SARS, Sởi, dịch bệnh chân – tay – miệng…

Hay chỉ một bức tường ngăn cách bệnh viện với bên ngoài, Sự cách biệt mong manh ấy đủ tạo ra một thế giới khác. Ở Bệnh viện tâm thần, bên trong bức tường ấy, đội ngũ y bác sĩ đang sống chung với thế giới của những người “không giống ai”, tóc tai bù xù, ánh mắt vô hồn, thẫn thờ, những gương mặt bơ phờ, hoảng loạn, cười rồi lại khóc…

Với Bệnh viện Phong và Da liễu họ lại tận tình chăm sóc thế giới của những người hầu hết đều bị tàn tật vì cưa chân, cưa tay, cắt ngón, đa phần họ đều không có nơi nương tựa nên ở luôn trong bệnh viện cho đến cuối đời, Đặc biệt hơn với những bệnh nhân mắc lao, mắc HIV/AIDS… thì đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía các y, bác sỹ…

Chính những cử chỉ nhẹ nhàng và thái độ ân cần, niềm nở ấy một phần đã xoa dịu nỗi đau, giúp người bệnh có thêm nghị lực, niềm vui để sống và chiến đấu với bệnh tật. Không biết có bao nhiêu người bệnh được trở lại với cuộc sống, đã thoát khỏi bệnh tật để có cuộc sống khoẻ mạnh.

Sự hy sinh thầm lặng cho nghề ấy, không phải ai cũng biết, các thầy thuốc ấy không chờ được khen ngợi hay biểu dương mà vẫn lặng lẽ hằng ngày, hằng giờ nỗ lực mang lại niềm vui cho mọi nhà, luôn “cháy” hết mình để xứng đáng với lời Bác dạy “Lương y như từ mẫu”.

Có đi, đến, có chứng kiến mới cảm nhận được hết những việc làm ý nghĩa của đội ngũ thầy thuốc. Không có khoa nào trong bệnh viện tôi chưa đặt chân tới, rồi tôi chợt nhận ra rằng bệnh viện là nơi người bệnh tranh đấu, nơi nhận ra rõ nhất quy luật “sinh – lão – bệnh – tử”, nơi đây cũng là nơi người thầy thuốc và người nhà bệnh nhân thể hiện tình yêu vô bờ, lòng bao dung, sự chia sẻ với nhau và là nơi thử thách lòng kiêu hãnh, sự dũng cảm, khát khao sống trong bản thân mỗi con người.

Đó là nơi người ta sẽ thấy những giọt nước mắt lăn dài sau những nụ cười và những nụ cười chua chát sau giọt nước mắt mặn đắng, đau khổ nhất. Có lẽ, càng thâm nhập vào ngành để tìm hiểu thông tin viết bài, được tận mắt chứng kiến những tình cảm chân thành ấy, tôi mới hiểu rõ hơn giá trị của cuộc sống và bản chất cao quý của ngành y.

Cách đây hai năm, khi ngồi chung chuyến xe với Bs Đỗ Trung Đông – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam tham gia đợt khám chữa bệnh cho các gia đình chính sách, tôi đã được nghe những câu chuyện vui buồn, những trăn trở trong ngành y, lời tâm sự với vẻ trầm ngâm của bác sỹ Đông làm tôi khắc khoải:

“Là bác sỹ phẫu thuật đã nhiều năm, trải qua biết bao thăng trầm với nghề, vinh quang có, thất bại có, nhưng chưa khi nào một cảm giác chán chường đeo đẳng mãi trong tôi. Đó là khi phẫu thuật cho một bệnh nhân bị đâm rách nhiều đoạn ruột non. Thay vì lời cảm ơn, người nhà bệnh nhân lại nói: bác sĩ để cháu chết thì tôi đau một lần, bác sĩ cứu cháu sống, tôi sẽ lại đau suốt cuộc đời còn lại với nó”.

Quả thật nghề y – “nghề làm dâu trăm họ”, bởi đối tượng thầy thuốc tiếp xúc chính là người bệnh và người nhà bệnh nhân. Mà họ thì không ai giống ai, từ bệnh tình đến suy nghĩ, thái độ, cách cư xử và để gần gũi, hiểu được điều họ muốn, không phải là chuyện dễ. Nếu không có một tình yêu nghề, yêu người thực sự, họ đã không chọn nghề này…

Bác sỹ cũng là con người bình thường, cũng có “yêu, ghét, buồn, đau” và những nhu cầu bình thường khác. Và như vậy họ cũng có thể mắc sai lầm. Nhưng với sứ mệnh cao cả mà xã hội giao phó cho họ là “thầy thuốc”, vì vậy đòi hỏi dung lượng cho phép sai lầm của họ ngày càng hạn hẹp. Nghề y liên quan tới tính mạng của con người nên áp lực đặt lên vai của họ quá nặng nề.

Tôi còn nhớ câu nói của một bác sỹ có tiếng trong lĩnh vực phẫu thuật: “Nghề y – một con đường gian nan, lắm chông gai, người thầy thuốc dù cố gắng đến mấy cũng khó tránh khỏi những mũi gai vô hình. Phẫu thuật cứu sống cả nghìn người chưa chắc đã nhận được một lời khen. Nhưng không may sơ xẩy một ca thì thân bại danh liệt”.

Có lẽ trong cuộc sống cần có cái nhìn bao dung hơn, thông cảm hơn với cán bộ ngành Y, bởi có ai đó khi vào bệnh viện cảm thấy khó chịu vì gặp những y, bác sĩ quá kiệm lời, thiếu niềm nở và nghĩ không hay về người thầy thuốc.

Thế nhưng hãy ở trong bệnh viện vài giờ, quan sát các y, bác sỹ phải liên tục tiếp cận và xử lý với nhiều ca bệnh, trong đó có nhiều bệnh nan y, nhiều thứ bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người thầy thuốc, ta mới hiểu và cảm thong bởi hằng ngày, hằng giờ, các y, bác sỹ tiếp xúc với những cơ thể bệnh tật, những máu, mủ với đủ thứ vi trùng, vi rút…

Khi vào ca trực là các y, bác sỹ sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng, đứng bên bàn mổ, thần kinh căng thẳng trong nhiều giờ liền, xong ca mổ bủn rủn cả tay chân và đói lả… Vì sức khoẻ và tính mạng của nhân dân, người thầy thuốc từng giờ, từng phút, từng giây chiến đấu giành giật với tử thần để đem lại sự sống cho con người.

Đi nhiều, chứng kiến, cảm nhận từng công việc của đội ngũ thầy thuốc tôi nghĩ có rất nhiều hy sinh mất mát của đội ngũ y bác sĩ vẫn chưa được xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn, đánh giá một cách khách quan những đóng góp của ngành y tế đối với xã hội.

Tuy rằng trong thực tế, ở đâu đó còn có người than phiền về y đức của thầy thuốc, về sự tắc trách thiếu tinh thần trách nhiệm của cơ sở y tế nào đó, nhưng đó chỉ là con số ít, không thể làm phai mờ những thành tích đáng tự hào mà ngành Y tế nước ta đã đạt được.

Với tôi đội ngũ thầy thuốc không đơn thuần chỉ là nghề để kiếm sống, mưu sinh mà là nghề thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là cứu người “từ tay tử thần”, đó là một chặng đường dài đầy gian khổ và một đức hy sinh vô bờ bến của họ. Trong tôi, họ như những ngọn nến luôn cháy hết mình cho sự sống của con người.

Chia sẻ tuyển tập 🔥 Slogan Về Sức Khỏe Hay Nhất 🔥 để liên hệ bản thân về ngành y tế

10+ Mẫu Liên Hệ Bản Thân Về Ngành Y Tế Hay Nhất

SCR.VN chia sẻ dưới đây 10+ mẫu liên hệ bản thân về ngành y tế hay nhất để bạn tham khảo chi tiết:

Liên Hệ Bản Thân Về Y Đức Ý Nghĩa

Y ĐỨC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Nhân kỷ niệm 63 năm “Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2018), chúng ta cùng nhau trao đổi về y đức trong tình hình hiện nay. Trong mỗi con người, có hai yếu tố cơ bản để thể hiện, ứng xử với xã hội là tài năng (gọi tắt là tài) và đạo đức hay cái tâm (gọi tắt là đức). Xã hội luôn biến động và phát triển không ngừng, nên tài và đức luôn phải được trau dồi, rèn luyện.

Đối với ngành y, ngoài tài năng (y thuật) cơ bản cần phải có, thì đạo đức nghề nghiệp (y đức) là yếu tố không thể thiếu được, tạo nên giá trị và phẩm chất tốt đẹp, cao quý, bền vững của một cán bộ y tế, được thể hiện qua thái độ, tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thách thức mà tận tuỵ với công việc, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, đồng cảm với sự đau đớn của người bệnh.

Vì vai trò đặc biệt của ngành y, khi tốt nghiệp ra trường, một cán bộ y tế phải thề những lời mà ông tổ nghề y Hippocrate đã giáo huấn từ 377 năm trước Công nguyên.

Hơn 200 năm trước đây, ở nước ta, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong tay mình giữ. Vậy thì làm sao kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành động không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng?”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, hành động và phục vụ của các bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh như sau: “Cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”. Người thầy thuốc tận tâm, tận lực cứu sống những người bệnh thập tử nhất sinh cũng được coi như người mẹ tái sinh cuộc sống cho họ.

Từ tấm lòng lương y như từ mẫu mà nảy sinh ra những đức tính cần thiết của người cán bộ y tế như niềm nở, dịu dàng trong tiếp xúc, tận tình, cẩn trọng, chu đáo khi chăm sóc, ân cần, tỉ mỉ lúc dặn dò và trong những trường hợp khó khăn, nguy kịch thì sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, hy sinh, quên mình để làm tròn phận sự cứu người. “Thầy thuốc như mẹ hiền” là cốt lõi của đạo đức ngành y.

Các thế hệ thầy thuốc đi trước đã để lại những tấm gương sáng về y đức, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp y học nước nhà. Thế hệ thầy thuốc hiện nay phải làm sao để xứng đáng với thế hệ đi trước, với sự tôn trọng của nhân dân, để ngành Y luôn được coi trọng, tôn vinh trong xã hội…

Đó là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người Bộ trưởng Y tế đáng kính, chỗ nào có dịch, có bệnh là Ông tìm đến. Phạm Ngọc Thạch đã vượt qua bom đạn, rừng núi vào tận chiến trường với quyết tâm tìm ra phương thức, cách chữa đạt hiệu quả cao đối với đồng bào, chiến sĩ miền Nam và Ông đã hy sinh trên chiến trường ngày 7/11/1968 trong khi thực hiện sứ mệnh cao cả đó.

Đó còn là Giáo sư Đặng Văn Ngữ, người thầy thuốc có công to lớn trong công cuộc chống sốt rét ở nước ta thời chống Pháp và chống Mỹ.

Bước vào thời kỳ mới, ngành Y tế nước ta có nhiều điều kiện phát triển, đội ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ và cống hiến to lớn, nhưng cũng đứng trước những thách thức mới, trong đó có sự xuống cấp về y đức. Những năm gần đây, dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường, y đức trở thành vấn đề bức xúc.

Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm quy định về y đức, mặc dù chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng đã phần nào làm vẩn đục sự thanh cao của nghề y; làm đau lòng, tổn hại đến danh dự của những ai đã hết lòng cống hiến cho nghề nghiệp cao quý này.

Nghề y là một nghề hết sức cao quý và đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, được xã hội tôn vinh. Chính vì vậy, cán bộ y tế phải không ngừng ra sức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, đồng thời không ngừng trau dồi phẩm chất, đạo đức của cán bộ y tế, tận tâm với người bệnh, quan tâm thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ.

Ngoài liên hệ bản thân về ngành y tế, sở hữu ngay tài khoản hot 🎉 Acc VIP Miễn Phí 🎉 Nhận Nick Free

Liên Hệ Bản Thân 12 Điều Y Đức Ấn Tượng

Không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y. Không có nghề nào như nghề y mà một lỗi lầm hay một thiếu sót, dù nhỏ nhất, lại có thể gây nên những tác hại lớn nhất đến sức khoẻ và tính mạng của con người.

Từ lâu đời, từ Âu sang á, người ta đã coi nghề y là một nghề quan trọng, một nghề nhân đạo có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai nòi giống, đến sức khoẻ và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Chính vì vị trí đặc biệt của ngành y, mà hàng ngàn nǎm trước Công nguyên, lúc xã hội cũng như nghề y còn phụ thuộc vào thần quyền, vào thế quyền hay vào tôn giáo, cả dưới các chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản, loài người từ Đông sang Tây, dưới nhiều hình thức đã ngày càng nêu cao vấn đề y đức.

Những lời thơ dân gian, những đạo luật, những điều thuyết giảng trong tôn giáo, những phần thưởng và hình phạt, những điều rǎn trong triết học, những lời cầu xin và những lời thề của thầy thuốc, những lời dạy và cách ngôn của các bậc danh y, những tiêu chuẩn, quy chế và luật pháp về y đức trong hành nghề y, dược, v.v. đã được sử dụng trong các thời đại khác nhau để giáo dục người thầy thuốc và bảo đảm những người làm nghề y phải giữ gìn đạo đức.

Hippocrate, ông tổ nghề y, 377 nǎm trước Công nguyên đã nêu lên những nội dung cụ thể về y đức trong lời thề mà đến nay từ thầy giáo đến các học sinh trường y, từ bác sĩ đến các nhân viên điều dưỡng, hộ lý đều ghi nhớ.

Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, trên cương vị là lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà vǎn hoá lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi, rèn luyện y đức – đạo đức của người thầy thuốc, người cán bộ y tế. Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành y danh hiệu cao quý và đẹp đẽ nhất: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”.

Những nǎm gần đây, dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường, y đức trở thành vấn đề bức xúc. Trước tình hình đó, ngành y tế đã có những chủ trương, biện pháp với quyết tâm xây dựng y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày 23-3-1996, Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 04-BYT về vấn đề y đức. Tiếp đó, ngày 6-11-1996, Bộ Y tế lại có Quyết định số 2088/BYT-QĐ, 12 điều về y đức. Tóm tắt nội dung chính của 12 điều như sau:

  1. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu ngành, yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn.
  2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
  3. Tôn trọng quyền được khám chữa bệnh của nhân dân, không phân biệt đối xử đối với người bệnh.
  4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình người bệnh, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, tạo niềm tin cho người bệnh và gia đình họ.
  5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời, không được đùn đẩy.
  6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán, bảo đảm dùng thuốc hợp lý, an toàn.
  7. Không được rời bỏ vị trí khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.
  8. Khi người bệnh ra viện, phải dặn dò, hướng dẫn chu đáo.
  9. Khi người bệnh tử vong phải thông cảm sâu sắc, chia buồn, hướng dẫn và giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
  10. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
  11. Khi bản thân có thiếu sót, tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp.
  12. Hǎng hái tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Có thể nói những quy định về y đức nêu trên được dư luận trong ngành và cả nước ủng hộ. Những điều quy định đó đã giúp cho việc giáo dục, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, cũng như cổ vũ phong trào thi đua phấn đấu trở thành những cán bộ, nhân viên, học sinh ưu tú… ở các cơ sở y, dược, các trường đào tạo của ngành.

Đi đôi với những nội dung về y đức đã được cụ thể hoá thành các tiêu chuẩn của người cán bộ y tế, ngành y tế còn xây dựng các điều lệ, chức trách, chế độ, quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng… cho các cơ sở điều trị, phòng bệnh, sản xuất và phân phối thuốc. Việc Nhà nước ban hành các điều luật và các vǎn bản dưới luật về bảo vệ sức khoẻ, về môi trường, về hành nghề y, dược, đã tạo cơ sở để cán bộ, nhân viên ngành y tế nâng cao trách nhiệm và y đức.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm 🌺 Slogan Hay Cho Nhà Thuốc 🌺 ngoài liên hệ bản thân về ngành y tế

Liên Hệ Bản Thân Ngành Y Tế Đặc Sắc

NHỮNG NGƯỜI TRUYỀN TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Có lẽ, đây là một trong những câu nói hay nhất về ngành Y mà tôi biết: “Thuốc có thể chữa được các bệnh tật nhưng chỉ có những bác sĩ mới cứu được các bệnh nhân” – (Carl Jung).

Muốn “giã tật” đương nhiên phải có “thuốc đắng” nhưng để cứu sống được bệnh nhân thì cần lắm tấm lòng thầy thuốc. Đó là sự tử tế tỏa sáng nhân văn và thật cảm động khi được so sánh với tấm lòng của mẹ hiền. “Lương y như từ mẫu” là câu chúng ta thường nhắc tới. Nhắc tới bằng sự yêu thương và trân trọng của xã hội đối với các thầy thuốc.

Với bệnh nhân thì sự tử tế của bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ lý, của tất cả những ai đang làm việc trong ngành Y là món nợ ân tình. Một món nợ không cần và không thể trả được bằng tiền nhưng luôn canh cánh trong lòng những người bệnh và toàn xã hội.

Những năm qua, ngành Y tế nước ta đã có sự phát triển toàn diện về nhiều mặt, ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, lĩnh vực dược phát triển, một số chuyên ngành không thua kém gì các nước tiên tiến trên thế giới, được nhân dân tin tưởng. Các bác sĩ chữa cho người bệnh đâu chỉ bằng thuốc men, thiết bị chuyên dụng, mà còn bằng cả lòng yêu thương, sự sẻ chia sâu sắc

Trước mắt tôi hiện lên vết hằn khẩu trang trên má, đôi mắt quầng thâm do đói ngủ, cùng những bộ áo quần bảo hộ màu xanh đại dương dính bết vào thân hình các thầy thuốc trong những ngày đại dịch vô cùng căng thẳng. Giấc ngủ chập chờn của bác sĩ sau ca trực. Ánh mắt như có ngấn nước của nữ hộ sinh khi nghe tiếng khóc chào đời của em bé có mẹ bị nhiễm COVID – 19.

Cái tốt đẹp, cái cao cả trong ngành Y vẫn là phổ biến, như tình mẫu tử chưa bao giờ thiếu vắng trong cuộc đời này. Điều ấy có thật và vững bền trong niềm tin của không ít người trong đó có tôi.

Đừng bao giờ quên rằng, ngành Y vẫn bình tĩnh đồng hành cùng Tổ quốc, như đã từng dũng cảm đi cùng đất nước trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Còn hơn vai trò của người chữa bệnh, thầy thuốc trong cảm nhận của tôi và của xã hội là người truyền tình yêu cuộc sống.

Trong lo âu bệnh tật, ta nhận ra ở các thầy thuốc một “điểm tựa”, họ làm dịu lại những đớn đau và hy vọng được thắp lên từ đó. Một lời khuyên, một ánh nhìn, một nụ cười của thầy thuốc có thể giúp người bệnh và thân nhân của họ cân bằng lại tâm lý, vợi bớt chông chênh, sợ hãi. Kể cả khi y học đã bó tay rồi thì người bệnh cũng cảm nhận được mối quan tâm, chăm chút của thầy thuốc dành cho mình.

Chữa bệnh là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Cũng như văn học không phải chỉ là ngôn từ, thủ pháp mà chính là cái Tâm. Cái Tâm của người cầm bút, cái Tâm của người chữa bệnh mới đáng quý nhất. Có lẽ thế mà Nguyễn Du đã đúc kết Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Tâm là cốt lõi đạo đức của nhân loại, là nền tảng để xây đắp cuộc sống ngày càng chan hòa hơn.

Khi con người biết yêu thương, biết sống vì nhau, biết sống cho nhau đương nhiên xã hội sẽ tươi sáng. Điều này thật vô cùng ý nghĩa khi chúng ta đang chứng kiến quá nhiều sự xung đột, đổ vỡ trong quan hệ người – người hiện nay trên thế giới.

Trong khi nhân loại vẫn còn nhiều nghèo nàn, đói khổ trong sự biến đổi đến chóng mặt của khí hậu môi trường. Y học có nhiều thành tựu trong chăm sóc, chữa bệnh, tăng tuổi thọ cho con người. Cuộc sống vẫn luôn chứa đựng những điều kỳ diệu cho ta trải nghiệm. Qua đó ta càng thấy giá trị hơn những gì y học đã mang lại cho con người.

Tiềm ẩn trong mỗi việc làm của các thầy thuốc là thông điệp hòa bình, là sự nhân nghĩa mà con người hướng tới. Bớt đi một nỗi đau là thêm một niềm vui; thêm một người khỏi bệnh là cộng vào cho cuộc sống một nụ cười. Hạnh phúc con người bình dị như thế, đâu chỉ có mỗi nhà cao cửa rộng, tiện nghi đắt tiền.

Ý nghĩa đích thực của cuộc sống cũng nằm ở đây, dẫn truyền cho nhau lòng yêu thương, cảm hứng sống đẹp đẽ. Dường như trong trái tim mỗi thầy thuốc luôn thường trực điều đó. Họ thuộc về số đông trong đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Đó là điều chắc chắn.

Là con người không ai thoát khỏi quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Ai rồi cũng có lúc bị ốm đau. Trong bệnh tật, tâm trạng dễ phiền muộn, chán nản, nhất là với những người bị mắc phải các chứng bệnh hiểm nghèo. Lúc ấy, ngoài người thân ra thì chẳng có ai gần gũi người bệnh hơn các thầy thuốc cả.

Các bác sĩ và nhân viên y tế chữa bệnh cho họ đâu chỉ bằng thuốc men, thiết bị chuyên dụng mà chắc chắn còn có cả lòng yêu thương, sự chia sẻ sâu sắc. Mỗi lời an ủi, từng câu động viên của thầy thuốc có thể giúp người bệnh khơi dậy niềm hy vọng, sống lạc quan hơn. Tình yêu cuộc sống sẽ thay thế cho sự bi lụy; họ có thêm bản lĩnh để chấp nhận và dũng cảm vượt qua hoàn cảnh.

Hiện nay, không phải căn bệnh nào y học cũng chữa trị được, đó là bi kịch đáng kể của con người. Nỗi đớn đau về thể xác và tinh thần của người mắc bệnh hiểm nghèo làm sao kể xiết. Bạn tôi, một tiến sĩ y học, bác sĩ chuyên khoa điều trị ung bướu cũng là một nhà thơ khá nổi tiếng đã từng chứng kiến hàng trăm ca bệnh “trời kêu ai nấy dạ” này.

Bao nhiêu lần tiếp xúc với ranh giới của sự sống và cái chết của hàng trăm người, bạn tôi không giấu nổi niềm trắc ẩn của mình trên từng trang viết. Anh nhận diện ra được thứ thuốc quý giá nhất trên cõi đời bao la và muôn vàn trắc trở này là lòng yêu thương. Khát khao làm dịu nỗi đau của những cái chết bất khả kháng vì căn bệnh ung thư luôn canh cánh trong tâm hồn thầy thuốc ấy.

Có lẽ quá thấm thía điều này: Nhẫn nại và bình lặng trong tâm hồn có thể chữa lành mọi sang thương hơn ngàn thứ thuốc của Wolfgang Amadeus Mozart mà bạn tôi không chỉ hành nghề bằng con dao mổ mà còn bằng cả những con chữ da diết tình người: Tôi ngồi đây được bao giờ/ bến sông ở đậu ăn nhờ can qua/ bao giờ khóc hết phù sa/ sông đem nước ấy qua nhà trả tôi…

Nghĩ rằng, bệnh tật chẳng bao giờ buông tha con người. Dịch bệnh này tạm ngưng rồi nhân loại lại phải đối mặt với dịch bệnh khác. Hiện tại rành rành ra đấy, sau dịch COVID – 19, bệnh tật dường như lại nhiều hơn. Sự quá tải của nhiều bệnh viện cũng không có gì lạ.

Những thầy thuốc lại phải đối mặt với những khó khăn, vất vả, căng thẳng, thách thức mới. Và họ, không được phép chán nản, buông xuôi vẫn là người truyền tình yêu cuộc sống cho chúng ta. Không thể nào khác được!

Với ai từng trải qua khoảnh khắc ngột ngạt giữa lằn ranh sinh – tử, từng mong bình yên, đoàn viên, sum họp… chắc chắn sẽ không quên ơn các thầy thuốc. Những người mang áo blouse chúng ta quen biết hay chưa hề gặp mặt.

Vượt qua những khó khăn mà ngành Y tế đang đối mặt, hàng nghìn, hàng vạn bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên… đã, đang và sẽ lặng lẽ cống hiến, hy sinh cho đất nước, cho đồng bào và cho cả nhân loại.

Tiếp theo liên hệ bản thân về ngành y tế, tặng bạn đọc 🌺 Cap Về Ngành Điều Dưỡng Hay 🌺

Liên Hệ Bản Thân Về Ngành Y Tế Ngắn Hay

NGÀNH Y TRONG TIM TÔI!

Bác sĩ hay thầy thuốc là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán, chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người. Có lẽ gia đình nào có thành viên làm bác sĩ thì sẽ có nhiều sức khỏe hơn. Với suy nghĩ này, các bậc cha mẹ luôn mong ước con mình có thể học giỏi để làm bác sĩ và càng tự hào, hãnh diện hơn khi mong ước ấy trở thành hiện thực.

Với tôi, dân ngoại đạo nhưng được làm việc trong môi trường bệnh viện, dù thời gian chưa dài nhưng cũng đủ hiểu về trách nhiệm và sự nhọc nhằn của những người đang khoác chiếc áo blouse trắng.

Nhớ những ngày đầu tiên nhận việc, tôi nhận được vài thông tin than phiền rằng ông bác sĩ đó sao kiệm lời quá, không thấy ổng vui vẻ, nhân viên điều dưỡng cũng không biết hỏi thăm bệnh nhân hoặc thiếu nụ cười… Tôi cũng đã thầm trách bác sĩ, điều dưỡng không quan tâm đến bệnh nhân.

Tôi đã hẹn gặp họ ngoài giờ làm việc, một là để gặp gỡ chào sân, hai là cũng để tìm hiểu câu chuyện than phiền mà tôi nhận được. Tôi chọn một góc nhỏ trong quán cà phê cạnh bệnh viện, ngồi đợi khoảng gần 30 phút thì anh bác sĩ cũng đến. Vừa gặp tôi, anh đã nói: “Chào Nhàn, anh kẹt khám một ca bệnh nên đến trễ tí”.

Tôi hơi ngạc nhiên và thầm nghĩ hết giờ rồi mà còn khám ca bệnh gì? Tôi hỏi anh dùng món gì? Anh cười và nói anh gọi rồi. Tôi lại ngạc nhiên không hiểu ảnh gọi món khi nào. Chúng tôi nói chuyện rất vui vẻ cho đến khi tôi đề cập đến câu chuyện than phiền, anh hơi trầm lại và ngại ngùng “Cho anh gửi lời xin lỗi bệnh nhân, có lẽ hôm qua cấp cứu nhiều ca bệnh quá nên anh không kịp nói chuyện với bệnh nhân”.

Sau này, thông qua nhiều đồng nghiệp khác, tôi mới biết đây là quán cà phê quen thuộc của anh, cà phê đen không đường là món mà anh thường dùng vào đầu mỗi ca trực, anh là bác sĩ rất tận tâm với người bệnh.

Tôi cũng tìm hiểu và đúng như anh nói, đêm trực đó rất đông bệnh nhân đến cấp cứu, cả ekip y bác sĩ không một phút nghỉ ngơi. Bác sĩ là vậy đó, cảm xúc của họ bị chi phối rất nhiều thứ xung quanh, họ luôn phải tìm mọi cách để cho mình được tỉnh táo trước mỗi ca trực.

Khi đã làm trong bệnh viện rồi thì hầu như không có những ngày cuối tuần hay Lễ Tết, thay vì được vui chơi cùng gia đình, bạn bè thì họ luôn phải vào ca trực.Tôi đã hỏi nhiều anh chị điều dưỡng, hẹn Tết này mình tập trung đi chơi một bữa.

Câu trả lời mà tôi nhận được là “Em bị kẹt lịch trực rồi chị ơi!”. Có lẽ hiếm có ngành nào mà vất vả như ngành Y. Thời gian làm việc của họ không phải 8 giờ một ngày hay 200-300 giờ một tháng mà còn nhiều hơn thế nữa. Đối với họ, ngày nghỉ phép và ngày ra trực là một ngày quý giá vì họ được ngủ vùi liên tục từ sáng đến chiều.

Ngành nghề nào cũng cần phải có tinh thần trách nhiệm. Đối với ngành y, tinh thần trách nhiệm gắn liền với lòng thương người bởi họ luôn đối mặt với sống chết của bệnh nhân, họ luôn phải cảm nhận sự đau đớn của bệnh nhân và nhìn thấu ánh mắt của người thân đang hy vọng vào người thầy thuốc của mình…

Không có lòng thương người, không có tinh thần trách nhiệm chắc không thể trụ nổi trong ngành này. Có lần tôi được giao nhiệm vụ ghi chép hình ảnh một ca phẫu thuật làm tài liệu. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ thời gian tối đa thực hiện khoảng 2 tiếng bởi ekip mổ hôm nay có tay nghề “xịn xò” nhất khoa phẫu thuật.

Nhưng không thể tin được, ca mổ kéo dài đến gần 6 tiếng đồng hồ. Nhìn ekip phẫu thuật, gây mê đứng xuyên suốt và tập trung cao độ, tôi chân thành nể phục và kính trọng họ. Tôi biết họ rất đói bụng và có lẽ thấm nhoài mệt mỏi cùng với áp lực. Vậy mà đâu đó là sự nhịp nhàng chuyền tay nhau các dụng cụ mổ như một dây chuyền sản xuất tái sinh một sự sống… Ấn tượng nhất trong sự nghiệp làm ngành y của tôi là đây.

Tôi còn nhớ câu nói của một bác sĩ có tiếng trong lĩnh vực phẫu thuật: “Nghề y – một con đường gian nan, lắm chông gai, người thầy thuốc dù cố gắng đến mấy cũng khó tránh khỏi những mũi gai vô hình. Phẫu thuật cứu sống cả nghìn người chưa chắc đã nhận được một lời khen. Nhưng không may sơ sẩy một ca thì thân bại danh liệt”.

Quả thật, bất kỳ nghề nghiệp nào cũng có thể sai sót nhưng riêng đối với ngành y thì tuyệt đối không thể, bởi mỗi sai sót dù nhỏ thì cũng đều có liên quan đến sinh mệnh của người bệnh.

Bởi vậy, khi đứng trước một ca bệnh khó, họ phải tập trung cao độ mà quên hết mọi thứ xung quanh, họ phải nhanh chóng hội chẩn cùng với đồng nghiệp, họ phải lật sách, tra cứu internet… và những lúc như thế, có thể họ sẽ bị bao nhiêu ánh mắt của những người xung quanh, bao nhiêu lời thì thầm:

“Nhìn bác sĩ vô cảm quá, bao nhiêu bác sĩ mà sao không chẩn đoán ra bệnh tui, bác sĩ không biết hay sao mà giờ này còn lật sách…”. Hãy cảm thông và bao dung, họ lật sách, họ hỏi tới hỏi lui, họ phải hội chẩn với nhiều người… có,nghĩa họ là những bác sĩ giỏi, cẩn thận và đầy trách nhiệm.

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam, qua câu chuyện này, tôi mong muốn mọi người có một góc nhìn từ phía bên trong để cảm thông và đặt niềm tin vào y đức của những người làm ngành Y.

Tôi cũng xin được tri ân những y bác sĩ, những người đã cống hiến tri thức và sức lực cho xã hội, cho những người đang đau khổ vì bệnh tật. Ngành Y, công việc chỉ dành cho những người giàu lòng nhân ái, biết hy sinh và đầy trách nhiệm.

Khám phá ngay 🎁 Những Bài Viết Hay Về Ngành Điều Dưỡng 🎁 Slogan, Bài Dự Thi Hay Nhất

Bài Liên Hệ Bản Thân Về Ngành Y Tế Sâu Sắc Nhất

CẢM NHẬN VỀ NGÀNH Y TRONG TIM TÔI

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê miền tây sông nước, nơi có địa điểm du lịch khá nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích “Chợ nổi Cái Bè”. Những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi mơ ước trở thành một cô giáo nhưng sự cố gắng của tôi không đạt nên phải thi vào ngành điều dưỡng. Trong tâm trí tôi chưa suy nghĩ ra ngành điều dưỡng sẽ làm những công việc như thế nào và mình sẽ ra sao…

Tôi nhớ lúc 12 tuổi tôi nhập viện vì bị sốt xuất huyết, buổi chiều ra hành lang nhìn vào phòng trực của cô điều dưỡng xem cô đang làm gì, tự nhiên cô nhìn thấy tôi rồi cô bước ra cười với tôi, cô hỏi thăm em khỏe chưa, lúc đó trong lòng cảm thấy sao cô mặc đồ blouse trắng thật đẹp, nhìn cô thật dễ thương quá, một cảm giác thật gần gũi, tôi muốn nói chuyện với cô ấy nhiều hơn nhưng do công việc cô điều dưỡng đã vội bước đi.

Kết thúc 3 năm học ngành điều dưỡng. Đầu năm 2009 tôi được trúng tuyển vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy và phân công về công tác tại Khoa Ngoại từ đó đến nay. Thời gian thấm thoát qua nhanh, mới đây đã 11 năm rồi. Những niềm vui hay nỗi buồn đều có trong tôi. Khi đã bước vào ngành thì tôi mới cảm nhận hết được không phải ai cũng hiểu và thông cảm cho ngành điều dưỡng chúng tôi.

Đặc thù chuyên môn của khoa ngoại nên công việc điều dưỡng khá vất vả và luôn tất bật hơn các khoa khác, vừa phải tiêm thuốc, thay băng, chuẩn bị tiền phẫu, chăm sóc sau mổ, rồi các y lệnh phát sinh khác.. Công việc đòi hỏi phải có sự tận tâm, chịu khó và ân cần đối với từng người bệnh.

Có những hôm bệnh đông, chúng tôi phải làm quần quật ngoài trại bệnh từ 7h sáng cho đến 12h trưa, những giọt mồ hôi nhễ nhại, cứ tươm nườm nượp, không kịp uống ngụm nước, chỉ lo chạy tất bật vì công việc, vì bệnh nhân, chỉ lo làm việc cho hoàn thành mà không để ý đã hết giờ chưa nữa.

Đến trưa khi bước vào văn phòng khoa thì bụng có cảm giác cồn cào, miệng thì khát, lưng đã mỏi, chúng tôi vội uống ngụm nước rồi nói chuyện vu vơ với nhau để tạo không khí vui vẻ, cảm thấy bớt mệt. Thế rồi cũng hết một ngày làm việc. Có những hôm trực bệnh khá đông chúng tôi không kịp ăn cơm, có lẽ đã quen dần với cử cơm trưa là 13h – 14h, những cử cơm chiều là 20h – 21h.

Gặp những đêm bệnh diễn biến hay cần theo dõi chúng tôi cứ tăng dần những bước đi, đi tới đi lui xem bệnh thế nào, thực hiện y lệnh và theo dõi bệnh, bắt từng nhịp thở, thấu những cơn đau, nghe những lời rên than của bệnh nhân…

Đến lúc bệnh nhân và người nhà đã say giấc thì chân tay chúng tôi cũng mệt rã rời, mắt lờ đờ mệt mỏi, cúi đầu tạm vào cạnh bàn để lấy lại sức tiếp tục công việc của ca trực giữa đêm khuya. Nhiều lúc chợt nhớ đến câu nói của người xưa: nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề là đúng.

Tuy công việc có vất vả nhưng chúng tôi luôn làm việc bằng cả trái tim, bằng tinh thần nhiệt huyết, mỗi khi nhìn thấy bệnh nhân khỏe thì niềm vui được ùa về và chúng tôi lại tiếp tục gắn bó với nghề điều dưỡng của mình.

Trong công việc ai cũng sẽ gặp rất nhiều câu chuyện buồn vui lẫn lộn, tôi xin chia sẽ một vài câu chuyện làm tôi cảm thấy bồi hồi xúc động trong thời gian gần đây.

Câu chuyện thứ nhất: Xin được kể về 1 bệnh nhân bị tai nạn giao thông, anh ta còn rất trẻ, là con trai út trong gia đình có 2 con, cuôc sống rất khó khăn, nhưng do mê uống rượu, buổi sáng tan ca bốc vác, anh không về nhà mà uống say cùng bạn bè, vì không đội nón bảo hiểm lái xe nhanh té đập đầu xuống đất bất tỉnh.

Khi người nhà hay đưa anh vào viện, do uống khá nhiều nên từ sáng đến chiều tối anh mới tỉnh, khi tỉnh dậy thì anh đã không ngồi được, liệt 2 tay 2 chân lúc đó bác sĩ khám hội chẩn chuyển viện tuyến trên. Bà mẹ già lớn tuổi chạy tới chạy lui, nghe bác sĩ nói bệnh nặng mà nước mắt rưng rưng.

Lúc đó tôi cảm thấy buồn cho bà mẹ và giận anh thanh niên ấy, chỉ vì một phút vui chơi quá chén mà cả đời trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, rồi cha mẹ già không ai lo.. Đó là lời cảnh tỉnh cho những ai thích uống rượu, rồi lái xe, không nghĩ tới tính mạng bản thân mình và người thân.

Câu chuyện thứ hai tôi cũng chia sẽ vì đó là một kỷ niệm đẹp và ấn tượng trong tôi. Thường thì khi bệnh nhân xuất viện có thể hiện qua lời nói, qua nét mặt, hoặc cái gật đầu của bệnh nhân hoặc người nhà “ Cám ơn các cô nhiều lắm” là trong lòng chúng tôi đã cảm thấy vui lắm rồi. Từ lúc công tác đến nay, tôi chưa bao giờ được lời khen tặng cho điều dưỡng bằng những vần thơ.

Bệnh nhân là người Thầy của các anh chị thế hệ trước nên chúng tôi không hề biết, chỉ biết thầy là một bệnh nhân nhập viện, có phẫu thuật và chăm sóc sau mổ. Thời gian nằm điều trị tại khoa, có lẽ thầy đã quan sát và cảm nhận từng thao tác, hành vi, lời nói của điều dưỡng.

Đến khi hoàn tất thủ tục xuất viện, chúng tôi rất bất ngờ, thầy cầm một quyển vở với những vần thơ tặng cho chúng tôi, như lời thầy chia sẽ “Thầy để ý từng chút, từng chút một về cách làm việc của các em điều dưỡng, từ cách gọi tên mời bệnh nhân cho đến khâu tiêm thuốc, thay băng …thầy nghĩ mình phải làm gì đó…”

Tuy đơn giản nhưng rất ấm áp, chất chứa trong tôi một cảm giác khác lạ, một món quà tinh thần giúp chúng tôi thêm động lực vượt qua những khó khăn, áp lực trong công việc và làm việc với cả cái “tâm” của nghề mình hơn.

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng, tôi xin được chia sẻ bài thơ này đến với tất cả các anh chị đồng nghiệp điều dưỡng đã và đang công tác, như một lời chúc mừng hạnh phúc và niềm vui.

Bài thơ mang tên: “Từ mẫu”

Em là ai đỗ dài mềm mại
Thật dịu dàng thân ái với người đau
Xa em rồi lòng thương cảm biết bao
Tôi xin được gọi em là từ mẫu

Có những lúc thật khó khăn và vất vả nhưng chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua với nhiệm vụ cao cả là chăm sóc sức khỏe nhân dân. Và bản thân tôi rất tự hào khi mình công tác trong ngành y vì đã học được cách chăm sóc bản thân, gia đình và xã hội, sống biết quan tâm đến những nỗi đau của bệnh và đặc biệt là sẽ mãi giữ được cái tâm ấy trong tim.

Không chỉ có liên hệ bản thân về ngành y tế, cơ hội nhận với 🍀 Vòng Quay Thẻ Cào Miễn Phí 🍀

Mẫu Liên Hệ Bản Thân Về Ngành Y Tế Ngắn Gọn

SỰ CAO QUÝ CỦA NGHỀ Y

Bước chân vào nghề, chẳng mấy ai có thể hình dung được hết những cung bậc cảm xúc, nhiều khi, khó có thể diễn tả hết bằng lời. Nếu ai đó được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề Y, có lẽ ấn tượng chỉ đơn thuần là những đêm trực, những ngày xa nhà của cha mẹ hoặc nhiều hơn nữa, là những câu chuyện đời, chuyện nghề được kể lại.

Nhưng thực tế khác hơn nhiều, thậm chí, rất rất nhiều, bởi vốn dĩ, những người làm ngành Y ít có thói quen “kể hết”, nói hết những việc làm hàng ngày, những điều họ phải chứng kiến, trải nghiệm.

Đối với những người làm công việc khám, chữa bệnh trực tiếp – đó là mối quan hệ với những cá nhân, những người bệnh cụ thể. Khác với làm việc với hệ thống máy móc, công nghệ, người bệnh là những CON NGƯỜI có cảm xúc, biết buồn vui, biết đau đớn và kể cả có cả sự “phản kháng” trong một số trường hợp.

Người làm nghề Y luôn cần trái tim biết cảm thông và chia sẻ, nhiều hơn nữa là “cảm” được nỗi đau thể xác và sự bất ổn về tinh thần của người bệnh. Biết, hiểu được điều đó không khó, nhưng để thực hiện trong quá trình hành nghề lại là chuyện không đơn giản. Hãy hình dung, phần lớn thời gian làm việc của bạn là thấy ánh mắt mệt mỏi, nghe những lời than phiền và thái độ cáu kỉnh của bệnh nhân và gia đình họ.

Thậm chí, trong quan hệ hàng ngày với gia đình, họ hàng, bạn bè, những người làm nghề Y cũng ít khi là người đầu tiên được nhận tin vui, mà thường là người được “ưu tiên” hỏi đến khi ai đó có “chuyện buồn về sức khoẻ” và rồi họ sẽ phải trăn trở tìm cách xoa dịu, giảm nhẹ nỗi đau hoặc an ủi người thân, người quen của mình.

Rồi nghề gì cũng vậy, đều có những giây phút thăng hoa khi thành công và nỗi buồn khi thất bại, nhưng với nghề Y, sự thất bại sẽ đeo đuổi một cách dai dẳng, để lại những vết sẹo khó liền. Bởi sự thất bại trong nghề đồng nghĩa với một con người bị tổn hại, thậm chí mất đi sinh mạng. Đặc biệt ám ảnh hơn nếu nỗi đau đó có một phần sơ suất của chính mình.

Niềm vui sẽ đến với người bệnh khi sức khoẻ bình phục. Người làm nghề Y cũng sẽ có chung niềm vui đó nhưng sẽ sớm qua đi bởi sứ mệnh của họ là vậy. Được người bệnh và gia đình họ tri ân, cảm ơn cũng nhiều, đó có thể là món quà vật chất… nhưng trên hết, là tình cảm của con người đối với con người, sự biết ơn một cách chân thành nhất.

Nhưng ngược lại, cũng có thể là sự xúc phạm, đe dọa, thậm chí xâm hại thân thể cũng có. Người làm nghề Y luôn tự cho rằng mình không được phép phản kháng khi đang làm nhiệm vụ cứu người, lại càng không thể vì những sự đối xử tồi tệ đó mà làm hại người bệnh.

Nhưng nhiều khi, sự im lặng đó đồng hành với sự “đau đớn” trong tâm hồn, thậm chí là cảm giác phẫn uất. Rồi mọi điều cũng sẽ qua, sự xúc phạm lúc này, lúc khác có thể được xin lỗi hoặc không, nhưng những điều đó đã để lại “vết sẹo” khó xóa.

Sứ mệnh của người làm nghề Y là cố gắng không đặt “dấu chấm hết” cho số phận bệnh nhân, tìm mọi cách để kéo dài thêm sự sống của mỗi con người. Chuyện đó không dễ và đôi khi là không thể, nhưng đó là tâm nguyện, là mục tiêu của những người làm nghề.

Nghề Y, có thể nhiều người không biết rõ, là nghề rất khó để tách rời công việc và cuộc sống cá nhân. Cảm xúc sẽ cứ len lỏi một cách tự nhiên, sự day dứt về những điều chưa làm được, và nhất là sự cảm thông với nỗi đau của người bệnh đi vào cuộc sống của người làm nghề Y lúc nào không biết. Lúc này hay lúc khác, người làm nghề Y đều có thể “nhìn” thấy mình trong một hoàn cảnh cụ thể của một người bệnh nào đó.

Thêm nữa, mỗi người bệnh là một người thày đối với người làm nghề Y, họ cho người làm nghế thêm kiến thức về bệnh, về những bài học về đối nhân, xử thế… những điều mà có thể, sách vở chưa đề cập, bởi vậy, đối với người làm nghề Y, kinh nghiệm và sự từng trải luôn được đề cao và coi trọng.

Vì những điều đặc biệt như vậy nên người làm nghề Y cần phải có tình yêu với nghề, tình yêu với đối tượng mình phục vụ. Chỉ có tình yêu mới đem lại sự gắn kết, sự chia sẻ và đó là yếu tố quan trọng giúp cho công việc của người làm nghề Y hiệu quả hơn, thành công hơn.

Xã hội luôn coi nghề Y là nghề cao quý. Nhưng để có được và gìn giữ sự cao quý đó thì cả người làm nghề và người thụ hưởng đều phải biết trân trọng, gìn giữ những giá trị vốn có của nó, đó là lòng yêu nghề, là tình người và cả sự cảm thông…

Tặng bạn nhiều mẫu 🎉 Logo Bệnh Viện 🎉 Logo Ngành Y Đẹp Mới Nhất

Bài Thu Hoạch Quản Lý Nhà Nước Về Y Tế Chọn Lọc

Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về chăm sóc sức khỏe nhân dân là bài thu hoạch của các cán bộ, Đảng viên sau khi học tập, quán triệt nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

gày 06/01/2018, tại Hội trường Trường … … … …, tôi đã được tham gia Hội nghị học tập, không cho Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII do Thành ủy thành phố … … tổ chức triển khai .Qua học tập, không cho, tôi đã nhận thức được rõ hơn những nội dung cơ bản của nghị quyết.

*Quan điểm chỉ đạo của đảng:

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm nom và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ và trách nhiệm, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân, của cả mạng lưới hệ thống chính trị và toàn xã hội, yên cầu sự tham gia tích cực của những cấp ủy, chính quyền sở tại, Mặt trận Tổ quốc và những đoàn thể, những ngành, trong đó ngành Y tế là nòng cốt.

Đầu tư cho bảo vệ, chăm nom và nâng cao sức khỏe thể chất nhân dân là góp vốn đầu tư cho tăng trưởng. Nhà nước ưu tiên góp vốn đầu tư ngân sách và có chính sách, chủ trương kêu gọi, sử dụng hiệu suất cao những nguồn lực để bảo vệ, chăm nom và nâng cao sức khỏe thể chất nhân dân.

Phát triển nền y học Nước Ta khoa học, dân tộc bản địa và đại chúng. Xây dựng mạng lưới hệ thống y tế công minh, chất lượng, hiệu suất cao và hội nhập theo mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh ; y tế dự trữ là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng ; y tế sâu xa đồng điệu và cân đối với y tế hội đồng ; kết nối y học truyền thống với y học văn minh, quân y và dân y. Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế.

Hướng tới triển khai bao trùm chăm nom sức khỏe thể chất và bảo hiểm y tế toàn dân ; mọi người dân đều được quản lý, chăm nom sức khỏe thể chất. Nghề y là một nghề đặc biệt quan trọng. Nhân lực y tế phải cung ứng nhu yếu trình độ và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo và giảng dạy, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt quan trọng .

*Giải pháp:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Hai là, nâng cao sức khỏe nhân dân. Tập trung nâng cao nhận thức, biến hóa hành vi, tôn vinh nghĩa vụ và trách nhiệm của cả mạng lưới hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mỗi người dân ; kiến thiết xây dựng và tổ chức triển khai triển khai đồng điệu những đề án, chương trình về nâng cao sức khỏe thể chất và tầm vóc người dân.

Ba là, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở. Bảo đảm bảo mật an ninh y tế, tăng cường và nâng cao hiệu suất cao công tác làm việc phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Ứng phó kịp thời với những trường hợp khẩn cấp. Tăng nguồn lực trong nước cho công tác làm việc phòng, chống HIV / AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét. Tăng số vắcxin trong chương trình tiêm chủng lan rộng ra tương thích với năng lực ngân sách.

Bốn là, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện. Phát triển mạng lưới hệ thống khám, chữa bệnh, hồi sinh công dụng hoàn hảo ở từng tỉnh, thành phố thường trực Trung ương bên cạnh mạng lưới hệ thống bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang ; tăng cường phối hợp quân – dân y.

Năm là, đẩy mạnh phát triển ngành Dược và thiết bị y tế. Bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hài hòa và hợp lý, phân phối nhu yếu phòng, chữa bệnh, phục sinh công dụng, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Tăng cường đấu thầu tập trung chuyên sâu, giảm giá thuốc, thiết bị, hoá chất, vật tư y tế, bảo vệ công khai minh bạch, minh bạch.

Sáu là, phát triển nhân lực và khoa học – công nghệ y tế. Đổi mới cơ bản, tổng lực công tác làm việc giảng dạy nhân lực y tế, cung ứng nhu yếu cả về y đức và trình độ trong điều kiện kèm theo dữ thế chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Khẩn trương hoàn thành xong những pháp luật pháp lý và tiến hành khung cơ cấu tổ chức mạng lưới hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ vương quốc trong huấn luyện và đào tạo nhân lực y tế.

Bẩy là, đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế. Tiếp tục thay đổi, triển khai xong mạng lưới hệ thống tổ chức triển khai y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiện hành, hiệu suất cao và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự chỉ huy thống nhất xuyên suốt về trình độ, nhiệm vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong khoanh vùng phạm vi cả nước, đồng thời bảo vệ sự chỉ huy, chỉ huy của cấp ủy, chính quyền sở tại địa phương.

Tám là, đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế. Tăng cường góp vốn đầu tư và tăng cường quy trình cơ cấu tổ chức lại ngân sách nhà nước trong nghành y tế để có nguồn lực tiến hành tổng lực công tác làm việc bảo vệ, chăm nom và nâng cao sức khỏe thể chất nhân dân, nhất là so với những đối tượng người tiêu dùng chủ trương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới, hải đảo.

Chín là, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác và dữ thế chủ động hội nhập, tranh thủ tương hỗ kỹ thuật, giảng dạy và kinh tế tài chính của những nước, những tổ chức triển khai quốc tế. Chủ động đàm phán và thực thi có hiệu suất cao những hiệp định hợp tác song phương và đa phương về y tế.

*Liên hệ bản thân:

Bản thân thao tác trong thiên nhiên và môi trường giáo dục, tôi tích cực rèn luyện, học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng trình độ, nhiệm vụ. Nhanh chóng chớp lấy việc làm, tham mưu và yêu cầu nhiều giải pháp nhằm mục đích triển khai tốt những trách nhiệm được giao.

Xây dựng kế hoạch năm trình Ban giám hiệu phê duyệt, trong đó có trách nhiệm tuyên truyền chăm nom bảo vệ sức khỏe thể chất giáo viên, học viên và nhân dân, tham mưu thiết kế xây dựng, tổ chức triển khai tại chỗ, trong đó có tuyên truyền chăm nom bảo vệ sức khỏe thể chất. Đề xuất nhiều giải pháp để tiến hành triển khai kế hoạch trách nhiệm, nhất là tuyên truyền chăm nom sức khỏe thể chất học viên .

Luôn tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống,trình độ công tác và nhất là luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác văn phòng của nhà trường.

Có thể bạn sẽ thích 💝 Logo Phòng Khám Nhi 💝 Slogan Khẩu Hiệu Hay Nhất

Bản Thân Anh Chị Phải Làm Gì Để Phát Triển Ngành Y Tế Việt Nam?

Ngày 27/2/1955 trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế của chủ tịch Hồ chí Minh có câu: ”Lương y phải như từ mẫu”. Bác đã dùng chữ “phải” ý muốn khẳng định rằng: một người thầy thuốc đồng thời là một người mẹ hiền. Bác muốn nhấn mạnh rằng:

  • Lương y: thầy thuốc phải là người có lòng nhân ái, yêu thương người bệnh, đối xử công bằng với mọi người, luôn quan tâm tới nguoi bệnh, cố gắng vì sức khỏe của mọi người. Hãy như những người mẹ luôn hi sinh hết lòng vì con cái, luôn mong muốn con mình khỏe mạnh.
  • Người thầy thuốc phảỉ là người tài giỏi, là người có năng lực thật sự, có khả năng cứu sống được người khác. Phải am hiểu về thuốc, có kiến thức và kĩ năng về y dược để chữa bệnh. Đồng thời người thầy thuốc phải là luôn có tinh thần học hỏi chịu thương chịu khó, luôn tìm tòi các phương pháp điều trị.

“Lương y phải như từ mẫu” là phải đặt tính mạng con nguời lên hang đầu, sau đó đến cái đức cái tâm. Một khi đã làm thầy thuốc phải đặt tính mạng người bệnh lên đầu,không được làm bất cứ điều gì gây tổn hại tới họ ,tôn trọng quyền được khám và chữa bệnh của người bệnh,tôn trọng các bí mật riêng tư của người bệnh.

Y dược là ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người nên cần thận trọng và nên cần trình độ chuyên môn cao đồng thời phải có lương tâm nghề nghiệp tận tụy phục vụ người bệnh.

Vì vậy giới trẻ ngành y ngày nay càng cần phải phát huy truyền thống tốt trong ngành y và cần phải noi gương Bác trong y dược.

Đầu tiên chúng ta phải xác định được vai trò quan trọng của ngành y trong thực tế. Ngành y là một ngành cao quý và cũng vô cùng phải gan dạ mới dám học ngành y. Người muốn học ngành y trước hết phải là người có tâm. Nếu như học y mà không có lương y chỉ với mục đích kiếm tiền thì đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp với lời dạy của Bác. Đạo đức ngành y được biểu hiện thông qua:

  • Tôn trọng bệnh nhân
  • Yêu thương và luôn quan tâm giúp đỡ bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh trong phạm phi cho phép
  • Không được phân biệt đối xử với người bệnh
  • Luôn thân thiện và có thái độ niềm nở, cới mở với mọi người
  • Biết lắng nghe và biết chia sẻ với người bệnh

Đối với chuyên môn ngành thì sinh viên ngành y và thầy thuốc cần phải

  • Phải được đào tạo có chuyên môn
  • Luôn có tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức trong ngành để phát triển bản thân
  • Luôn phải cẩn trọng trong khi làm việc, luôn có trách nhiệm với việc mình làm

Tuyển tập cho bạn 🎀 Slogan Nha Khoa 🎀 bên cạnh liên hệ bản thân về ngành y tế

Là Cán Bộ Y Tế Trong Tương Lại Bản Thân Em Phải Rèn Luyện Như Thế Nào Khi Học Ở Trường?

Đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn ứng xử được đặt ra phù hợp với từng nghề nghiệp tương ứng. Nghề nào cũng có những quy tắc đạo đức riêng và nghề y cũng vậy.

Đây là một ngành nghề mang tính chất đặc thù, mỗi người làm việc trong nghề y không chỉ lo nỗi lo cơm áo gạo tiền của bản thân và gia đình mà còn gánh trên vai trách nhiệm cứu chữa, chăm sóc cho cả cộng đồng. Mỗi quyết định của họ, nếu đúng đắn có thể mang lại hi vọng, niềm vui, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bệnh nhân, nhưng nếu sai lầm thì không chỉ một người phải gánh chịu hậu quả.

Nếu sai lầm đó xuất phát từ trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì hoàn toàn có thể thông cảm được, bởi không ai dám tự nhận mình tài giỏi nhất, có thể chữa được mọi loại bệnh, cứu được tất cả mọi người… Nhưng nếu nó xuất phát từ y đức, tức là có thể chữa được nhưng lại vì lý do nào đó mà không chịu cố gắng, không hết lòng với bệnh nhân thì quả thực là đáng trách.

Đối với người theo ngành Y, y đức chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, thậm chí còn quan trọng hơn cả trình độ chuyên môn. Chính vì thế, song song với việc học lý thuyết, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thì mỗi sinh viên y khoa cũng cần tích cực trau dồi y đức ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thì có thể “chấm điểm” được, nhưng y đức là một phạm trù rất mơ hồ, không thể cân đong đo đếm. Không phải một vài ngày là có thể đạt được tiêu chuẩn đạo đức của nghề y mà bạn cần phải không ngừng trau dồi, từ khi thi đại học, cao đẳng hay nộp hồ sơ xét tuyển trung cấp Y cho tới khi tốt nghiệp, đi làm thì bạn vẫn phải tiếp tục trau dồi.

Muốn làm được điều đó, bản thân mỗi sinh viên y khoa trước hết phải là người có lòng nhân ái. Sau nữa là biết đặt mình vào địa vị của bệnh nhân, của người nhà bệnh nhân để hiểu được tâm tư, tình cảm, mong muốn của họ.

Hiện nay, các trường đào tạo khoa y dược trên cả nước đều đưa bộ môn đạo đức nghề nghiệp vào giảng dạy nhằm góp phần nâng cao nhận thức cũng như điều chỉnh hành vi của sinh viên, góp phần tạo nên một đội ngũ nhân viên y tế đủ đức đủ tài, sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Ngoài liên hệ bản thân về ngành y tế, tiếp tục đón đọc 🎉 Những Câu Nói Hài Hước Về Răng 🎉

Nhân Viên Y Tế Phấn Đấu Trở Thành Đảng Viên Ngắn Hay

Sinh nhật Bác vừa qua là cột mốc quan trọng của BS Trần Đức Huy, Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ, khi anh trở thành đảng viên chính thức. BS Huy cảm động chia sẻ: “Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng tôi mà còn của gia đình. Niềm tự hào đó gắn liền với trách nhiệm kép của người thầy thuốc – đảng viên trẻ, vừa phải nỗ lực trong chuyên môn, vừa giữ gìn phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị”.

Khoa Sản bệnh là nơi mà sản phụ mắc bệnh trong quá trình mang thai, đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Vì thế, BS Huy và đồng nghiệp luôn đồng hành, động viên nâng đỡ tinh thần sản phụ an tâm vượt cạn.

BS Huy nhớ lại, 5 năm trước, khi mới vào nghề, còn nhiều bỡ ngỡ. Anh chị đồng nghiệp đã tận tình dìu dắt, giúp bác sĩ học được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Chị Lê Thị Hồng Quyên, Phó Bí thư Chi bộ Khoa Sản bệnh cho biết, BS Huy giỏi chuyên môn, tận tình chu đáo với người bệnh và rất nhiệt tình trong các hoạt động phong trào.

Sau khi rời giảng đường, các bác sĩ trẻ như bác sĩ Huy còn phải nỗ lực học tập rất nhiều. Họ còn chủ động học thêm nhiều khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ… Trong quá trình làm việc, nhìn thấy nỗi khổ của bệnh nhân càng hun đúc bác sĩ trẻ trở thành bác sĩ giỏi.

Những ngày bình yên hôm nay nhờ vào sự hy sinh lớn lao của đội ngũ y bác sĩ, trong đó có những thầy thuốc trẻ. Khi dịch COVID-19 ập đến, nhiều bác sĩ trẻ đã xung phong đi vào tâm dịch, tham gia chống dịch xuyên suốt.

Với trách nhiệm là thầy thuốc, đảng viên trẻ, họ luôn tự răn mình phải là đảng viên gương mẫu, xây dựng hình ảnh tin cậy cho bệnh nhân và tạo niềm tin cho đồng nghiệp trẻ có mong muốn được vào Đảng.

Đa số cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức học tập và rèn luyện, xứng đáng với danh hiệu người đảng viên. Đây là những tấm gương sáng để các thầy thuốc trẻ noi theo, từ đó, phấn đấu đi theo Đảng, góp phần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tiếp theo liên hệ bản thân về ngành y tế, gợi ý tuyển tập hot 💖 Slogan Hay 💖 Slogan Nổi Tiếng Nhất Thế Giới

Viết một bình luận