Lòng Hiếu Thảo Là Gì, Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo ❤️️ 15+ Ví Dụ Hay ✅ Chia Sẽ Đến Bạn Những Tấm Gương Nói Về Hiếu Hạnh Ấn Tượng Nhất.
Lòng Hiếu Thảo Là Gì
Từ khi sinh ra và lớn lên chúng ta đã được ông bà bố mẹ dạy dỗ về lòng hiếu thảo, khi đi học chúng ta cũng được các thầy cô dạy về lòng hiếu thảo, kể cả trong các tác phẩm của văn học cũng được nhắc đến. Vậy Lòng Hiếu Thảo Là Gì?
Lòng hiếu thảo được hiểu là luôn luôn đối xử tốt, chân thành, kính trọng hết mực với ông bà, cha mẹ tổ tiên. Đây là một đức tính quý báu và vô cùng thiêng liêng trong truyền thống của dân tộc ta, hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi trong hệ thống đạo đức.
Lòng hiếu thảo được thể hiện nhiều nhất khi cha mẹ, ông bà về già sức khỏe sa sút, bệnh tật liên miên, đây là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất, lúc này đây con cháu thể hiện lòng hiếu thảo của mình bằng việc chăm sóc, báo hiếu cho ông bà cha mẹ.
SCR.VN Share bạn 🍒 Dẫn Chứng Về Lòng Hiếu Thảo 🍒 [HAY NHẤT]
Ý Nghĩa Của Lòng Hiếu Thảo
Việt Nam có câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” nó nhắc đến rất rõ nét về lòng hiếu thảo, một đức tính luôn cần phải có ở mỗi con người.
Từ xưa đến nay, lòng hiếu thảo là một đức tính vô cùng quý báu và đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp từ bao đời nay của nhân dân ta.
Trong suốt cuộc đời không phải lúc nào chúng ta cũng được ở bên cha mẹ nên hãy xem việc được gần gũi cha mẹ như một đặc ân, như một điều may mắn để “ngộ” được đạo làm con và đạo làm người mà cha mẹ từng ao ước cho con.
Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ?
- Bởi cha mẹ luôn luôn yêu thương con vô bờ bến mà không báo đáp
- Cha mẹ hy sinh, vất vả cả cuộc đời để nuôi nấng chúng ta nên người
- Cũng chỉ có cha mẹ mới có thể hy sinh bản thân mình để bảo vệ con khỏi những giông tố của cuộc đời.
Cách sống, thái độ sống và cách đối xử với cha mẹ, ông bà chính là nền tảng của mỗi người để sau này nuôi dưỡng và dạy dỗ sự hiếu thảo cho con cái. Nó là hạt giống ươm mầm cho sự kính trọng của các con đối với ta sau này.
Tuyển tập 1001 ❣️ Thành Ngữ Tục Ngữ Nói Về Sự Hiếu Thảo Của Con Cái Với Cha Mẹ ❣️[BẤT HỦ]
Những Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo
Sau đây SCR.VN chia sẽ đến bạn Những Biểu Hiện Của Lòng Hiếu Thảo.
- Chúng ta phải luôn luôn yêu thương, kính mến chân thành ông bà cha mẹ, biết được trách nhiệm và bổn phận của mình.
- Luôn phải biết ơn, có thái độ sống tốt và dành sự tôn trọng cho những người đã sinh ra mình và dạy dỗ, giáo dục chúng ta thành người.
- Chúng ta phải báo hiếu, chăm sóc ông bà cha mẹ khi về già, hãy dành nhiều thời gian hơn để ở bên và chăm sóc họ.
- Luôn cố gắng học giỏi, nổ lực phấn đấu để trở thành người tài giỏi, một người tốt đóng góp cho xã hội thêm văn minh chính là niềm hãnh diện của mọi người trong gia đình.
- Đối với những người con làm ăn xa xứ, nếu có cơ hội hãy trở về nhà khi tết đến, bởi đây là khoảnh khắc cha mẹ luôn muốn con cháu quây quần, sum vầy bên cạnh nhau, đây cũng là cách để thể hiện lòng hiếu thảo.
- Khi ông bà, cha mẹ về già, ốm đau bệnh tật, rất cần con cháu ở cạnh, hãy luôn dành thời gian, ở bên và chăm sóc tận tình. Không nên cảm thấy phiền phức vì những điều đó bạn cũng đã từng được họ làm khi còn nhỏ.
Gợi ý cho bạn TOP BÀI VĂN viết về👉 Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Hiếu Thảo [HAY]
15 Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Tiêu Biểu
SCR.VN chia sẽ đến bạn 15 Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Tiêu Biểu, hay nhất.
Câu Chuyện Về Lòng Hiếu Thảo Của Tích Chu – Mẫu 1
Bố mẹ Tích Chu mất sớm. Hàng ngày, bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:
– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.
Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần… rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
– Cúc cu… cu! Cúc… cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!
– Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
Tặng bạn TOP Bài🔔 Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo, Chữ Hiếu 🔔 [ĐẶC SẮC NHẤT]
Tấm Gương Về Lòng Hiếu Thảo Trong Cuộc Sống Hay – Mẫu 2
Ngày 25/4/2019, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM công bố các bác sĩ của bệnh viện này cùng với sự hỗ trợ của Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc) đã thực hiện thành công 5 ca phẫu thuật ghép gan từ người cho sống trong khoảng thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019.
Bệnh viện Đại học Y dược là bệnh viện thứ 2 tại TP.HCM tiến hành ghép gan cho người lớn, sau Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người cho gan những bệnh nhân này là những người thân trong gia đình của bệnh nhân như con rể, con ruột…
Trường hợp thứ 5 được ghép gan vào tháng 3/2019. Đó là trường hợp của bà Đặng Thị H., 68 tuổi, ngụ tại TP.HCM.
Bà H. có tiền căn viêm gan C nặng dẫn đến xơ gan và được chẩn đoán ung thư gan cách đây nhiều năm.
Trước đây, bà H. đã điều trị tại Singapore, được bơm chất phóng xạ để khống chế tạm thời các khối u, nhưng tình trạng ung thư vẫn ngầm tiến triển. Ghép gan là cơ hội giúp bà khỏi hẳn bệnh.
Bà H. có hai người con gái, nhưng chỉ có người con gái út là chị Nguyễn Ngọc Ly H., 39 tuổi, phù hợp các tiêu chuẩn về y học để tiến hành hiến gan cho mẹ nên đã quyết định hiến gan cho mẹ. Cả hai mẹ con bà đều đã hồi phục sức khỏe.
Tấm Gương Về Lòng Hiếu Thảo Trên Thế Giới Tiêu Biểu – Mẫu 3
Thời nhà Tống có một học nhân, tên là Chu Thọ Xương, mẹ của ông không phải là vợ chính thức của cha mình, vì vậy người vợ cả của cha rất hắt hủi mẹ ông, luôn tìm cách ép mẹ ông tái giá.
Khi Chu Thọ Xương bảy tuổi, mẹ đã rời xa ông. Sau khi ông trưởng thành, luôn muốn đón mẹ về để phụng dưỡng, nhưng vẫn không thể toại nguyện, năm mươi năm sau ông vẫn chưa tìm được mẹ. Khi đó ông đang làm quan, trong lòng luôn nghĩ, cuộc đời của một người mà không thể phụng dưỡng mẹ thì sẽ vô cùng hối tiếc, nên ông quyết tâm từ bỏ chức quan đi tìm mẹ.
Ông nói với người nhà rằng, lần này ông đi tìm mẹ, nếu không tìm được thì ông sẽ không trở về. Và rồi ông cứ thế đi về hướng Thiểm Tây. Kết quả là, khi đi đến một nơi, bỗng nhiên trời đổ mưa, ông liền dừng ở đó trú mưa, vừa đúng lúc có một vài người, ông liền lại hỏi có gặp người nào giống với dáng vẻ mẹ ông không?
Thật vô cùng trùng hợp, mẹ của ông lại ở trong đó. Đây chính là lòng hiếu thảo làm cảm động trời đất, tấm lòng hiếu thảo của ông đã làm trời đất cảm động mà rơi lệ, và đã hoàn thành tâm nguyên hiếu thảo của ông. Sau đó, ông đón mẹ và tất cả anh chị em cùng trở về và hưởng niềm hạnh phúc gia đình.
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Của Vũ Nương – Mẫu 4
Chuyện kể về người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, người cùng làng. Trương Sinh đi lính, để lại Vũ Nương ở nhà. Nàng một mình sinh con, nuôi con, chăm sóc mẹ già khi bà bị ốm, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong bà sớm khỏi bệnh và lo ma chay chu tất khi bà cụ qua đời.
Qua chuyện, ta có thể thấy Vũ Nương là một người con vô cùng hiếu thảo. Nàng hết sức hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng chăm sóc bà rất chu đáo, nhất là khi bà ốm, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên. Với người ốm đau bệnh tật, chăm lo thuốc thang là việc làm quan trọng đầu tiên phải có.
Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nương đã chăm sóc cả về mặt vật chất, tinh thần, tình cảm. Nàng thấu hiểu bệnh của mẹ chồng chủ yếu là do tâm bệnh, do thương nhớ và lo lắng cho con trai. Do đó cách chăm sóc của nàng chủ yếu hướng tới chăm sóc tinh thần cho bà cụ.
Trước khi mất, lời trăng trối của mẹ chồng càng khắc sâu lòng hiếu thảo của nàng:”Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như co đã chẳng phụ mẹ”. Lời trăng trối của mẹ chồng đã khách quan ghi nhận lòng hiếu thảo của Vũ Nương.
Tặng bạn 1001 🆘 Ca Dao Tục Ngữ Về Gia Đình Hạnh Phúc 🆘
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Ngắn Hay- Mẫu 5
Ông Nguyễn Ngọc H., 60 tuổi, ngụ tại Nha Trang, mắc nhiều bệnh lý về gan, bao gồm viêm gan C (đã điều trị khỏi hẳn cách đây 4 năm), xơ gan, ung thư gan. Khối u trong gan có kích thước khoảng 3cm và nằm ở vị trí rốn gan, một vị trí rất khó điều trị.
Ông bị gan xơ quá nhiều nên việc điều trị ung thư bằng các phương pháp khác không hiệu quả, thậm chí sẽ làm gan suy yếu nhanh hơn. Tình trạng sức khỏe của ông H. ngày một nghiêm trọng và thời gian sống ước tính chỉ còn khoảng một năm. Phương pháp ghép gan là hy vọng sống cuối cùng của ông.
Người hiến gan phù hợp cho ông cần có nhóm máu O giống người bệnh.
Cả 3 người con ruột của ông H. đều mang nhóm máu O và đồng ý tự nguyện hiến gan cho bố. Tuy nhiên, qua các xét nghiệm đánh giá, lá gan của các con ông tương đối nhỏ, không đủ an toàn cho người hiến gan cũng như sự phục hồi sau ghép.
Trong khi đó, con rể của ông là anh Trương Thanh T., 31 tuổi cũng có nhóm máu O, lá gan có kích thước phù hợp, đảm bảo cuộc sống hoàn toàn bình thường sau khi hiến. Anh T. đã tình nguyện hiến gan cho bố ghép.
Hiện hai bố con ông đã quay lại cuộc sống bình thường, lao động chăm sóc gia đình như những người khỏe mạnh.
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Của Thúy Kiều – Mẫu 6
Thuý Kiều được sinh ra trong một gia đình trung lưu, cha mẹ nàng đã già yếu. Vì thế tấm lòng hiếu nghĩa đầu tiên của nàng là lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Nàng đã hi sinh đời con gái, hi sinh cả mối tình đầu đẹp tuyệt vời của mình để bán thân lấy tiền chuộc cha và em:
Không một ai ép buộc Kiều nhưng nàng đã tự nguyện với tất cả lòng lo lắng thương yêu cha mẹ. Nàng thật có hiếu với lòng hi sinh cao cả. Đâu đã hết, khi lưu lạc, rơi vào chốn lẩu xanh, Kiều không lúc nào là không nhớ đến song thân:
Kiều ở lầu Ngưng Bích với biết bao tâm trạng buồn tủi, lo âu tê tái nhưng nàng vẫn không quên đạo làm con, nàng cảm thấy có tội vì không châm sóc được cha mẹ già. Thuý Kiều xa nhà là bởi vì đâu? Nàng phải chịu bao đau khổ là vì đâu? Cũng do một phần là nàng đã tự nguyện bán mình chuộc cha và em. Nàng không bao giờ trách cứ gia đình mà còn luôn nghĩ rằng mình có lỗi . Tấm lòng của nàng thật đáng thương, đáng trân trọng biết nhường nào.
Khi Kiều phải tiếp khách làng chơi, lúc tỉnh rượu tàn canh, tâm hồn và thể xác rã rời nhưng nàng vẫn nhớ đến cha mẹ mỗi ngày một già yếu đi.
Kiều luôn hướng về quê nhà. Phải chăng đó là nguồn sống của nàng giúp nàng xua bớt ưu tự phiền muộn. Ngay cả khi Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, nàng cũng nghĩ đến cảnh: Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha.
Kiều đâu ham gì công danh quyền quý nàng chỉ muốn làm mẹ cha vui lòng, nở mày nở mặt với mọi người, như thế là nàng đã báo đáp được ơn sinh thành.
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Của Vua Thuấn – Mẫu 7
Ngu Thuấn vốn họ Diêu, tên là Trọng Hoa. Phụ thân là Cổ Tẩu (nghĩa là Ông già mù), là một người không hiểu lý lẽ sự việc, rất ngoan cố, và đối xử khá bất hảo đối với Thuấn. Mẫu thân Thuấn là Ác Đăng, là người vô cùng hiền lương, nhưng không may đã qua đời khi Thuấn còn nhỏ tuổi.
Thế là cha Thuấn tái hôn. Mẹ kế là một người không có đức hạnh. Sau khi sinh được người em trai tên là Tượng, người cha yêu chiều mẹ kế và người em, cả 3 người thường xuyên liên kết mưu hại Thuấn.
Đối với cha mẹ, Thuấn vô cùng hiếu thuận. Mặc dù cha, mẹ kế và em trai đều coi Thuấn như cái gai trong mắt, đều muốn trừ khử ông, nhưng Thuấn vẫn cung kính hiếu thuận cha mẹ, yêu thương em trai. Ông hy vọng dốc hết tâm sức để gia đình êm ấm hòa thuận, cả nhà cùng chung hưởng hạnh phúc. Mặc dù Thuấn đã phải trải qua nhiều gian khổ tủi nhục đủ loại, nhưng ông muốn dành cả đời cho mục tiêu này nên đã không ngừng nỗ lực.
Khi còn nhỏ, mỗi lúc bị cha mẹ trách mắng thì ý nghĩ đầu tiên trong lòng của Thuấn là: “Nhất định là mình đã làm không tốt ở chỗ nào rồi mới khiến cha mẹ tức giận”. Thế là ông càng cẩn thận kiểm điểm lời nói việc làm của bản thân, nghĩ mọi cách để khiến cha mẹ vui vẻ.
Nếu Thuấn bị em trai cố ý gây chuyện, gây khó khăn thì ông không những bao dung em mà còn cho rằng bản thân đã không làm tấm gương tốt thì mới khiến em trai không có đức hạnh. Ông thường xuyên tự kiểm trách mình sâu sắc, có lúc thậm chí ông còn chạy ra cánh đồng khóc lớn, tự hỏi tại sao mình không làm được tận thiện tận mỹ, để khiến cha mẹ vui lòng.
Mọi người thấy Thuấn tuổi còn nhỏ mà đã biết hiếu thuận như thế thì ai nấy đều cảm động sâu sắc. Lòng hiếu thuận chân thành của Thuấn không những cảm động làng xóm mà còn cảm động trời đất vạn vật.
Thuấn cày ruộng ở núi Lịch Sơn, chung sống vô cùng hài hòa với núi đá cỏ cây, hài hòa với chim thú, tôm cá, côn trùng… thế nên các loài động vật tấp nập đến giúp ông. Voi thiện lương thuần phục hiền lành đến giúp Thuấn cày ruộng. Những bầy chim nhỏ nhắn nhanh nhẹn kết thành từng đàn sà xuống, ríu rít lách tách giúp ông nhặt cỏ. Mọi người thấy vậy vô cùng kinh ngạc và cảm phục vì tận mắt trông thấy sức mạnh của đức hạnh lớn nhường này.
Hiếu hạnh của ông đã được rất nhiều người ca ngợi và truyền tụng. Chẳng bao lâu, khắp mọi nơi trên toàn quốc đều biết Thuấn là người con đại hiếu.
Tiết lộ bạn Chùm 🏵 Thư Pháp Gia Đình Đẹp 🏵 Mẫu Thữ Thảo, Hiếu Thảo, Hỷ
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Ấn Tượng – Mẫu 8
Năm 2017, mạng xã hội xôn xao với câu chuyện người con trai tật nguyền, trí nhớ lúc mê lúc tỉnh suốt mấy chục năm qua chở mẹ già rong ruổi khắp các đường phố Đà Nẵng để mưu sinh.
Hình ảnh người đàn ông 43 tuổi, chú Nguyễn Hùng, ở quận Hải Châu, Đà Nẵng đi chân trần trên chiếc xe ba bánh, chở phía sau một người mẹ già yếu đi vòng quanh thành phố khiến nhiều người động lòng trắc ẩn, nên chuyện người này cho cái bánh, người kia cho ít thức ăn là chuyện thường tình.
Qua mỗi đoạn đường, có cảnh đẹp hay có những tòa nhà cao, chú đều đi chậm lại hoặc dừng hẳn để chỉ cho mẹ xem. Người mẹ già run rẩy lắc lư cả người thường gật gù với những địa điểm con vừa chỉ, chắc lòng mẹ vui lắm!
Chú không được khỏe mạnh hoàn toàn, chú không nhớ rõ hết các thông tin về tuổi tác cũng như hoàn cảnh mình; những mẩu chuyện của chú chắp vá, rời rạc. Nhưng điều chú thường nhắc lại là nhà có hai mẹ con, mẹ chú già, yếu, hay đau ốm, bà thích ăn sôcôla… Có vẻ như trong tâm tưởng của người con trai này, mẹ là nguồn sống, là động lực để chú vững vàng mỗi ngày.
Đi đâu, ông Nguyễn Hùng cũng chở mẹ theo cùng. Khi được hỏi sao thi thoảng không để cụ ở nhà mà lúc nào cũng chở cụ theo thế; chú bảo rằng mẹ chú 80 tuổi rồi, yếu rồi, để ở nhà không yên tâm, đi đâu cũng phải có mẹ theo cùng.
Với người con hiếu thảo ấy, được hôm nào người ta cho quà bánh thì vui hơn; còn không thì mỗi ngày đều cần mẫn nhặt chai bao trên đường đi, chất đầy xe, về bán kiếm thêm tiền mua gạo, mua rau – nhưng vui nhất và an lòng nhất là lúc nào cũng chăm được mẹ, lúc nào cũng có mẹ có con.
Điều khiến nhiều người khôn nguôi nghĩ về chú không phải là hoàn cảnh khó khăn, mà chính là lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo của một người đàn ông không lành lặn và nghèo khó ấy đẹp đến rạng ngời!
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Của Nguyễn Trãi – Mẫu 9
Năm Đinh Hợi 1407, cuộc kháng chiến chống quân nhà Minh xâm lược của vua tôi nhà Hồ bị thất bại, vua tôi nhà Hồ bị bắt giải về Trung Quốc. Bấy giờ cha của Nguyễn Trải là Nguyễn Phi Khanh tuổi đã già yếu, buồn vì nỗi nhà tan nước vỡ, thân mình là một kẻ tù, trong lòng chua xót và biết mình chẳng thể sống được bao lâu.
Khi bị giải đến Nam Quan, ngoảnh mặt lại thấy hai con là Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Hùng vẫn lõng thõng đi theo xe tù, ai nấy thương cha đều khóc đỏ ngầu cả hai mắt. Nguyễn Phi Khanh vốn biết người con lớn của mình là Nguyễn Trãi chí độ khác thường, sau này tất có thể làm nên rạng vẻ cho nhà, cho nước. Bấy giờ vẫy Nguyễn Trãi lại, thừa lúc vắng vẻ khẽ bảo rằng:
– Ta già rồi, chết cũng không còn hối hận gì nữa. Duy bình sinh ta rất ưa thích sơn thuỷ núi Bái vọng ở chốn cố hương. Vậy để một mình em con đi theo ta, hễ ta có chết thì nó nhặt lấy xương, đem về chôn ở núi ấy là đủ rồi. Còn con, ta khuyên con nên trở về.
– Con là người có học có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới chính là đại hiếu. Lọ là phải cứ đi theo cha, khúc ngút ngát như đàn bà ấy mới là hiếu sao!
Nguyễn Trãi nghe lời cha nói rất phải, từ tạ quay về, để một mình người em Phi Hùng theo cha đi sang Trung Quốc.
Nguyễn Phi Khanh sang đến đất Tàu, chưa bao lâu chết ở bên ấy. Phi Hùng theo lời cha dặn, chờ đợi ở Tàu mấy năm rồi thu thập hài cốt của cha đem về an táng ở núi Báo Vọng, để cha được thỏa nguyện ao ước trong lúc sinh bình.
Còn Nguyễn Trãi đã nghe theo lời cha, từ tạ cha và em để trở về Đông Quan (Thăng Long). Sau này, Nguyễn Trãi đã tìm cách trốn vào vùng đất Lam Sơn (Thanh Hóa) giúp Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa và cuối cùng đã giành được thắng lợi, giành lại độc lập cho dân tộc, trở thành khai quốc công thần của triều Hậu Lê, anh hùng giải phóng dân tộc.
Cái hiếu lớn nhất của người Việt Nam chính là hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nguyễn Phi Khanh đã dạy con mình là phải có hiếu với ông bà cha mẹ, cho nên khi Nguyễn Phi Khanh bị bắt, Nguyễn Trãi định theo hầu cha, nhưng Nguyễn Phi Khanh bảo con mình là phải biết yêu nước, lấy tổ quốc làm trọng: “Con là người có tài có đức phải lo rửa hận cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu.”
SCR.VN Tặng Bạn 1001 💌 Thành Ngữ Về Cha Mẹ Hay 💌
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Của Điền Thế Quốc – Mẫu 10
Năm nay, ở Trung Quốc có lựa chọn được mười thanh niên xuất sắc, trong đó có một người con hiếu thảo được chọn, anh tên là Điền Thế Quốc. Anh chỉ mới hơn ba mươi tuổi, vì mẹ mắc bệnh ure huyết, buộc phải thay một quả thận thì mới duy trì được mạng sống.
Sau khi mẹ anh mắc bệnh, chỉ lo sẽ làm liên lụy đến người thân, nên tự giam mình trong phòng mà không chịu đi chữa bệnh. Anh đã tận dụng thời cơ, không để cha mẹ biết và đi hiến tặng một quả thận cho mẹ. Sau đó, mẹ anh đã đồng ý cấy thận, sức khỏe được hồi phục một cách thuận lợi. Việc làm hiếu thảo này của anh đã làm cho rất nhiều bạn bè thân thiết đều cảm động.
Phàm những ai gặp anh đều nói, năm nay cho dù bận thế này, cũng nhất định phải về nhà thăm cha, thăm mẹ. Khi anh được lựa chọn là một trong mười thanh niên xuất sắc, anh nói “Người khác đều có cống hiến cho đất nước, còn tôi chỉ làm một việc mà người con nên làm. Tôi chỉ làm được một chút việc nhỏ, không thể so sánh được vạn phần ơn đức cha mẹ đã dành cho tôi. Tôi cảm thấy khi nhận danh hiệu “Thanh niên xuất sắc” có chút hổ thẹn.
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Của Cậu Bé Nguyễn Hữu Chính – Mẫu 11
Chuyện xảy ra cách đây gần 2 năm về cậu bé Nguyễn Hữu Chính (12 tuổi, ngụ ấp An Nghiệp, xã An Mỹ, H.Kế Sách, Sóc Trăng) dũng cảm cứu mẹ nuôi. Sau tai nạn kinh hoàng đó, giờ đây Chính vẫn phải chịu đựng những cơn đau hành hạ mỗi ngày vì các vết bỏng chằng chịt trên cơ thể. Gương mặt em biến dạng, da không còn đủ để vá các vết sẹo…
Chính là con trai út trong gia đình có 9 anh chị em. Nhà em nghèo nên trong đợt nghỉ hè năm đó em đã xin đi chăn vịt gần nhà. Chính ngoan ngoãn, lễ phép lại rất chăm chỉ nên được vợ chồng người thuê chăn vịt nhận làm con nuôi. Mọi chuyện tưởng êm đẹp thì tai họa ập xuống khiến em và mẹ nuôi gặp nạn.
Mẹ ruột của Chính là bà Thạch Thị Sà Ra cho biết vào chiều ngày 7.10.2020, bà nhận tin con gặp nạn. Qua lời kể lại thì Chính phát hiện bình ga bị rỉ rồi bắt lửa, nhà bắt đầu cháy, Chính phát hiện ra mẹ nuôi vẫn còn bị kẹt ở đám cháy. Chính đã liều mình chạy ngược vào trong rồi kéo tay bà ra ngoài. Sau đó là một tiếng nổ rất lớn, đẩy hai mẹ con xuống sông.
Chính được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), mẹ nuôi được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, mẹ nuôi tử vong, Chính bị phỏng 96% diện tích cơ thể, tiên lượng tình trạng rất xấu.
“Sau khi tai nạn xảy ra, ba nuôi của Chính thường xuyên ghé thăm. Tuy nhiên, nhà ông cũng nghèo nên không hỗ trợ được gì. Gần đây thì ông không ghé nữa”, bà Sà Ra nói.
Dù biết nguy hiểm nhưng em Nguyễn Hữu Chính vẫn lao mình cứu mẹ nuôi khỏi tai nạn nổ bình gas. Sau khi đến bệnh viện, bà Sà Ra thấy con quấn băng trắng kín mít, xung quanh toàn máy móc, dây truyền dịch. Chính tỉnh lại một cách kỳ diệu.
Khi tỉnh lại, Chính liên tục hỏi về mẹ nuôi, biết được bà không qua khỏi, Chính rất đau buồn. Đến nay, mỗi lần nhớ đến mẹ nuôi, em lại khóc, ray rứt vì không cứu được bà.
Bà Sà Ra kể, khi Chính ra phòng hồi sức, thều thào nói chuyện, bà hỏi: “Lúc trở lại cứu mẹ nuôi, con có biết vào đường chết không. Chính nói biết, nhưng không sợ, chỉ có một suy nghĩ duy nhất là cứu mẹ để mẹ sống đời với con. Tôi hỏi nó có hối hận không, nó nói không, nhưng buồn vì đã cố hết sức mà không cứu được mẹ”.
Suốt 2 năm qua, Chính đã trải qua hơn 20 cuộc đại phẫu thuật tạo hình, ghép da, phục hồi cử động. Hầu hết phần da trên người đều không còn đủ để lóc ghép vào những phần da bị bỏng. Tay chân em bị biến dạng, các ngón dính liền vào nhau, nói chuyện khó khăn, một bên tai bị điếc. Điều em mong ước là mau phục hồi để có thể trở lại trường học như các bạn.
Sắp tới, Chính phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để tiếp tục ghép da, hồi phục cử động… Ngoài việc được một số nhà hảo tâm hỗ trợ, để có tiền lo cho con, bà Sà Ra cùng 2 người con phải làm thuê. Cha Chính bị gãy xương sườn, sức khỏe giảm sút, mất khả năng lao động.
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Hay Nhất – Mẫu 12
Câu chuyện về lòng hiếu thảo của một cậu bé mới chỉ có ba tuổi Nguyễn Gia Huy đã làm nhiều người cảm động. Ba mẹ em đã ly dị nhưng em vẫn được chăm sóc rất chu đáo bởi mẹ. Tình thương bao la của người mẹ đã giúp em vẫn sống vui vẻ mỗi ngày.
Thế nhưng tai nạn ập đến đã làm mẹ em tàn phế suốt đời trong một lần đi đón em ở trường. Chị Thắm-mẹ bé đã va quẹt vào một chiếc xe tải, ngã xuống đường và không may bị xe dằn qua. Tai nạn bất ngờ khiến cho cậu bé mới ba tuổi- độ tuổi còn vô tư, hồn nhiên nhất, phải được sống trong chở che, yêu thương trở thành chỗ dựa duy nhất cho mẹ.
Sau mỗi buổi học, Gia Huy trở về nhà sớm chăm sóc mẹ. Những công việc của người lớn: đút cơm cho mẹ, đấm bóp, xoa nắn chân tay cho mẹ,… được cậu bé ba tuổi này làm thành thục.
Tâm sự của bé: “Mẹ cháu không chết đâu, sau này con sẽ chăm ngoan, học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền để chắp lại tay cho mẹ. Mẹ không được chết, mẹ phải sống với con” vẫn còn chứa sự ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng lại đầy ắp tình cảm của em dành cho mẹ đã làm cho nhiều người rớm nước mắt.
Tặng bạn 💋 Thơ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ 💋 [Ý NGHĨA]
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Ý Nghĩa – Mẫu 13
Thời xưa, có người con hiếu thảo tên là Mao Nghị. Vì thời đó là thời loạn, cho nên phần lớn các học nhân không muốn ra làm quan, mà chỉ muốn an nhàn tấm thân, để yên ổn học hành, không muốn tham đắt những gì gọi là công danh lợi lộc.
Nhưng Mao Nghị lại chịu nhận một chức quan, rồi ra làm quan. Một số người bạn thân thiết của ông lại cảm thấy ông không được làm như vậy, bởi vậy mà coi thường ông. Khi Mao Nghị nhận chức quan, ông còn mỉm cười, cho nên những người bạn này đều dần dần mà rời xa ông.
Một khoảng thời gian sau, người mẹ của Mao Nghị qua đời, ông liền từ chức quan, từ đó không ra làm quan nữa. Trong những người bạn thân của Mao Nghị, có một vị học nhân rất nổi tiếng tên là Trương Phụng, khi ông thấy Mao Nghị từ chức trở về, trong lòng rất hổ thẹn.
Ông liền hỏi Mao Nghị khi xưa là mỉm cười với ai vậy? “Tôi chịu đói thì không sao, nhưng sao có thể để mẹ mình chịu đói chứ?”. Ông là vì phụng dưỡng mẹ mà trong lòng thấy vui thích. Sau khi mẹ mất đi, ông muốn giữ khí tiết và không muốn ra làm quan nữa. Đây chính là thấu tình đạt lý.
Ví Dụ Về Lòng Hiếu Thảo Của Học Trò Tử Lộ – Mẫu 14
Khổng Phu Tử có một người học trò tên là Tử Lộ. Tử Lộ rất hiếu thảo, thường đi rất xa cõng gạo về cho cha mẹ ăn. Sau này, Tử Lộ làm quan to, hàng ngày thức ăn vô cùng nhiều, nhưng Tử Lộ lại không thể nuốt trôi.
Mọi người mới hỏi ông: “Sơn hào hải vị ngon thế này, sao ông lại không nuốt được?”.
Tử Lộ trả lời: “Những thức ăn này không thể thơm bằng gạo trắng mà tôi cõng từ xa về cho cha mẹ, nhưng giờ đây cha mẹ tôi không có cơ hội để ăn những thức ăn thịnh soạn thế này nữa”.
Tử Lộ luôn luôn nhớ đến cha mẹ, chia sẻ cùng cha mẹ. Ông cảm thấy chỉ cần được phụng dưỡng cha mẹ, thì sống cuộc sống như vậy cũng vô cùng yên tâm, vô cùng vui sướng.
Dẫn Chứng Về Lòng Hiếu Thảo Hay – Mẫu 15
Vào thời nhà Minh, có một học giả tên là Bao Thực Phu, ông dạy học ở trường tư thục. Khi được nghỉ, ông muốn về nhà thăm cha mẹ. Kết quả, trên đường đi ông gặp một con hổ, tha ông đi và đưa đến một nơi khác.
Khi chuẩn bị ăn thịt ông, Bao Thực Phu không hề hoảng sợ, học giả thời xưa đều hiểu, “Sống chết tại mệnh, giàu sang nhờ trời”, nên khi đối mặt với sự sống chết đều không hoảng loạn. Nhưng ông lại quỳ xuống rất khẩn thiết mà nói với hổ: “Ta bị hổ ăn thịt là do mệnh của ta, nhưng vì hiện giờ ta còn cha mẹ già hơn bảy mươi tuổi phải phụng dưỡng, liệu có thể để ta về phụng dưỡng cha mẹ xong rồi đến để người ăn thịt được không?”.
Tấm lòng hiếu thảo này đã làm cho loài hổ hung dữ nhất cũng phải cảm động, chú hổ này liền bỏ đi. Cho nên, người dân xung quanh đó đã đặt tên nơi đó là “Đồi Hổ Phục”, để ghi nhớ tấm lòng hiếu thảo mà Bao Thực Phu muốn phụng dưỡng cha mẹ đó. Không chỉ có động vật mới cảm động, mà đến thực vật cũng cảm động.
Bỏ túi thêm 🔔Stt Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ Hay Nhất 🔔