Kết Bài Quê Hương Của Tế Hanh ❤️️ 29+ Đoạn Văn Hay Nhất ✅ Gợi Ý Cách Viết Kết Bài Đặc Sắc Và Đầy Đủ Nội Dung Giúp Bạn Hoàn Thành Tốt Bài Viết.
Cách Kết Bài Quê Hương – Mẫu 1
Những cách kết bài Quê hương được chọn lọc và chia sẻ dưới đây sẽ giúp các em học sinh vận dụng để hoàn thành tốt bài viết của mình.
Với những hình ảnh thơ độc đáo, lãng mạn cùng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, bài thơ “Quê hương” đã giúp người đọc cảm nhận một cách chân thực và rõ nét tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của nhà thơ Tế Hanh. Tình yêu ấy được thể hiện rõ nét trong những tháng ngày nhà thơ phải sống xa quê hương của mình.
Đúng vậy “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Một người con khi đi xa vì sự nghiệp không thể nào nguôi nỗi nhớ quê hương. Nhớ màu nước xanh, nhớ thân cá bạc, nhớ chiếc buồm vôi, nhớ cả cảnh những chiếc thuyền rẽ sóng ra khơi và nhà thơ cảm nhận được cái mùi nồng mặn xa xăm của quê biển.
Như vậy nhà thơ đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương của mình qua tác phẩm. Mỗi câu thơ cất lên là một sự thương nhớ vô bờ về mảnh đất sinh ra ta đó. Nhà thơ nhớ cảnh đoàn thuyền, nhớ cảnh đi về và nhớ cả những con người thân hình xa xăm với tình nghĩa mặn mà như muối biển vậy.
Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Quê Hương Tế Hanh 🌳 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Viết Kết Bài Quê Hương Của Tế Hanh – Mẫu 2
Gợi ý viết kết bài Quê hương của Tế Hanh dưới đây sẽ giúp các em học sinh đưa ra những đánh giá tổng kết về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”
Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
Kết Bài Quê Hương Nội Dung Và Nghệ Thuật – Mẫu 3
Tham khảo dưới đây đoạn văn kết bài Quê hương nội dung và nghệ thuật sẽ giúp các em học sinh nắm được những ý chính trọng tâm.
Có thể nói, bài thơ là một bức tranh toàn cảnh về quê hương yêu dấu của nhà thơ. Với một giọng điệu khỏe khoắn, với những hình ảnh sinh động cùng với sự kết hợp hài hòa, độc đáo những biện pháp nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Tế Hanh đã tạo nên một bức tranh quê hương rất mới mẻ và tươi tắn. Phải là một nhà thơ gắn bó tha thiết với cuộc đời, với đời sống cần lao của người dân nơi đây thì nhà thơ mới có được những vần thơ hay đến vậy.
Đó là tất cả cảm xúc yêu quê hương của một tâm hồn thơ lúc mười bảy tuổi. Một tài năng thơ đã sớm phát tiết và lưu lại cho chúng ta một bài thơ dạt dào cảm xúc về một vùng quê biển bình yên. Có lẽ khi tha hương, ai cũng nhớ về quê hương, cũng nhớ những phút giây bình yên nơi đó, đề mà thương yêu, để mà nuối tiếc. Có phải thế không?
Đọc nhiều hơn ☀️ Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Kết Bài Hay Cho Bài Thơ Quê Hương – Mẫu 4
Đoạn văn kết bài hay cho bài thơ Quê hương dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý làm bài sinh động và đặc sắc.
Quê hương của Tế Hanh mang những đặc điểm nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, từ ngữ giản dị, mộc mạc, thế nhưng bằng cái ánh nhìn và cảm nhận tinh tế nhà thơ đã đưa chúng ta đến với một bức tranh sinh hoạt của làng chài vừa sinh động vừa tình cảm nên thơ vô cùng.
Ở đó ta thấy Tế Hanh đã dành cho quê hương mình những tình cảm rất đỗi tha thiết sâu nặng, thế nên dù khi đã đi xa nhưng ông vẫn mãi nhớ về một quê hương với những con người mặn mòi muối biển, hơi thở nồng đượm vị xa xăm, vẫn nhớ như in cảnh con thuyền nằm im trên bến đỗ ngẫm nghĩ về biển cả mênh mông.
Bằng một hình sắc riêng, ấy là cái vị mặn mòi của biển cả quê hương. Tế hanh đã trao gửi hồn mình đến bạn đọc, và chính tấm lòng ấy của nhà thơ đã thức dậy những tình cảm thiêng liêng trong hồn tôi.
Đón đọc tuyển tập ☔ Mở Bài Quê Hương Của Tế Hanh ☔ 20 Đoạn Văn Hay Nhất
Kết Bài Bài Thơ Quê Hương Hay Nhất – Mẫu 5
Đón đọc đoạn văn mẫu kết bài bài thơ Quê hương hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Bài thơ có thể coi là bức tranh quê đẹp, trong sáng, lời thơ khỏe khoắn. Nổi bật trong bức tranh ấy là ba hình ảnh: dân chài lưới, cánh buồm giương, con thuyền. Hình ảnh nào cũng đẹp, sắc nét, phóng khoáng đầy sức sống, đậm đà hương vị biển. Đó có thể coi là nét riêng, điệu hồn quê hương mà nhà thơ vương vấn suốt đời.
Cũng chính vì thế mà bức tranh quê trong nỗi nhớ của Tế Hanh không có nét dáng buồn như bức tranh quê của các nhà thơ mới với đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi quán tranh đứng im im hoa xoan tím rụng tơi bời (Anh Thơ), mà là bức tranh quê với đường nét tươi tắn, khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà, trong sáng của tuổi hoa niên dành cho quê hương mình.
Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy. Quê hương (1939) của Tế Hanh thật đúng là mảnh hồn trong trẻo nhất mà ta gặp trong thơ trước Cách mạng tháng Tám.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Kết Bài Phân Tích Quê Hương – Mẫu 6
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài phân tích Quê hương dưới đây để nắm được những ý văn hay và đặc sắc khi làm bài.
Bài thơ trong trẻo từ đầu đến cuối. Đó là tấm lòng yêu nhớ quê hương của một chàng trai thuần hậu gắn bó với cuộc đời. Với Tế Hanh, cái làng chài lưới này đã trở thành nguồn thi cảm không vơi cạn. Người ta thường nói ông là nhà thơ của quê hương sông nước, mà trong nhiều trường hợp quê hương chỉ thu gọn về một cái làng chài lưới của riêng ông.
Có thể khẳng định rằng Quê hương là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ dung dị, đằm thắm của Tế Hanh. Với nghệ thuật đặc sắc ở cách cảm nhận tinh tế, hình ảnh đặc trưng và chắt lọc, tác giả làm sống mãi một làng chài thân thương trìu mến. Thủy chung với một miền quê – một miền thơ như thế nên vần thơ quê hương của Tế Hanh vẫn giữ mãi một vẻ riêng độc đáo, hấp dẫn bao thế hệ yêu thơ.
Kết Bài Cảm Nhận Quê Hương – Mẫu 7
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài cảm nhận Quê hương để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng cho bài viết của mình.
Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ, lời thơ tự nhiên, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, đặc biệt lối gieo vần chân thể hiện dòng cảm xúc yêu quê hương miên man, như sóng cuộn trào của người con Quảng Ngãi Tế Hanh. Người đọc không hề bị choáng ngợp bởi những câu thơ hoa mĩ, mà bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi tình cảm chân thành đằm thắm mà nhà thơ dành cho quê hương mình. Một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc.
Những vần thơ của Tế Hanh thực sự có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả, nó đánh thức trái tim chúng ta trong tình yêu, nỗi nhớ về vùng quê thân thương, yêu dấu của chính mình. Hai tiếng “quê hương” cứ mãi vang lên trong lòng tôi, vang mãi, vang xa,… Bài thơ xứng đáng trở thành áng thơ tiêu biểu cho cảm hứng về quê hương và của một hồn thơ dạt dào cảm xúc như Tế Hanh.
Đọc nhiều hơn ☀️ Phân Tích Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác ☀️ 10 Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất
Kết Bài Quê Hương Ngắn Gọn – Mẫu 8
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài Quê hương ngắn gọn dưới đây với cách viết súc tích và cô đọng nội dung.
Tác phẩm “Quê hương” được Tế Hanh viết theo thể thơ tám chữ với những vần thơ bình dị, những hình ảnh thơ quen thuộc đã giúp chúng ta thấy hình ảnh quê hương, con người nơi làng quê tác giả. Bài thơ còn gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm thầm kín, thiêng liêng mà cũng thiết tha nhất về quê hương của mình. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê.
Kết Bài Của Bài Thơ Quê Hương Ngắn Nhất – Mẫu 9
Đoạn văn kết bài của bài thơ Quê hương ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Hồn thơ trong sáng, nhẹ nhàng mà bình dị của Tế Hanh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc thật gần gũi, thân thương như chính quê nhà của mình vậy. Bằng ngòi bút tinh tế của mình, Tế Hanh đã tái hiện lại một bức tranh lao động đẹp đẽ và tràn trề sức sống. Có lẽ chính những tình cảm chân thành và nỗi nhớ cội nguồn tha thiết đã thôi thúc tác giả viết nên những vần thơ thấm đượm tình người, tình quê như thế.
Đừng bỏ qua 🔥 Phân Tích Đập Đá Ở Côn Lôn 🔥 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Quê Hương Nâng Cao – Mẫu 10
Tham khảo đoạn văn kết bài Quê hương nâng cao dưới đây để chắt lọc cho mình những ý văn hay khi viết bài.
Bằng hình ảnh thơ gần gũi giản dị, lời thơ trong sáng, nhịp thơ nhẹ nhàng, tươi vui cùng sự kết hợp khéo léo các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ,… Tế Hanh đã dựng nên một bức tranh lao động đầy khỏe khoắn. Phải yêu quê hương tha thiết, nặng tình gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình, phải thấu hiểu và trân trọng những người lao động vùng biển tha thiết lắm thì tác giả viết nên những vần thơ hay và tinh tế đến vậy.
Tố Hữu đã ca ngợi thơ Tế Hanh là những câu hát yêu thương, còn nhà thơ Xuân Diệu thì cho rằng nó như một dòng suối nhỏ nhưng là nguồn tình cảm trong lành và bền vững. Đọc bài Quê hương của Tế Hanh ta cảm thấy yêu thơ và tâm hồn thơ của Tế Hanh. Với ông những cảnh sắc về bầu trời, dòng sông, cánh buồm, bến đỗ, con cá… là màu sắc, là hương vị là hình bóng thân yêu của quê nhà.
Hình tượng thơ của Tế Hanh tuy bình dị mà rất có tình. Những nét nhân hóa trong bài thơ Quê hương rất sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Đó chính là điểm nhấn giúp bài thơ giàu tình cảm và cảm xúc.
Tiếp theo tham khảo 🌹 Phân Tích Bài Thơ Ông Đồ 🌹 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Quê Hương Học Sinh Giỏi – Mẫu 11
Đoạn văn kết bài Quê hương học sinh giỏi dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Quê hương của Tế Hanh là một bài thơ hay và độc đáo, tuy khi viết bài thơ này ngòi bút của tác giả còn non trẻ, thế nhưng người cũng đã bộc lộ được sự tinh tế, thấu cảm của bản thân với quê hương, để tạo ra một tác phẩm đáng chú ý giữa một rừng thơ Mới.
Một lần nữa, ta nhận ra chiếc dây diều thơ ca của Tế Hanh bám chắc vào mặt đất của thực lại như thế nào. Một lần nữa, ta vui mừng được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ lành, trong sáng. Nó không hề làm nặng đầu la với những bóng dáng siêu hình, những vô thức u minh, nhưng nó vẫn chắp cánh mộng mơ, bồi đắp khát vọng cho ta có đà “rướn thân” lên “thâu góp gió” đời, “phăng mái chèo… vượt trường giang”.
Nhận xét về Tế Hanh có lẽ tâm đắc và thú vị nhất chính là lời của Hoài Thanh, ông viết rằng: “Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương… Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy mờ mờ…”. Và quả thực đọc Quê hương ta thấy Hoài Thanh nói không hề quá chút nào…
Tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Muốn Làm Thằng Cuội 🌳 15 Bài Văn Hay Nhất
Kết Bài Quê Hương Mở Rộng – Mẫu 12
Đoạn văn kết bài Quê hương mở rộng dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những liên hệ hay để vận dụng cho bài viết.
Đến với “Quê hương” của Tế Hanh, ta thật xúc động với những vần thơ đầy tha thiết của tác giả dành cho quê nhà khi tác giả đang học tập ở một thành phố xa quê. Đó là một bài thơ đượm hồn quê, tình quê và tiếng lòng nhớ quê da diết.
Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả dành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chôn rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Bài Thơ Đi Đường 🌺 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Quê Hương Ấn Tượng – Mẫu 13
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài Quê hương ấn tượng dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thiện bài viết đầy đủ hơn.
Nhà thơ đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Giọng thơ mang đầy cảm xúc, nhịp điệu linh hoạt. Qua đó tái hiện khung cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Đồng thời gửi gắm nỗi nhớ thương, tự hào và tình yêu quê hương da diết.
Với những thành công về nội dung và nghệ thuật ấy, bài thơ “Quê hương” đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Bài thơ cũng trở thành một trong những áng thơ tiêu biểu viết về quê hương, tiêu biểu cho hồn thơ Tế Hanh gần gũi, tinh tế.
Kết Bài Quê Hương Đặc Sắc – Mẫu 14
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài Quê hương đặc sắc để các em học sinh cùng tham khảo trong quá trình làm bài.
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.
“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Và khiến cho bất cứ ai, dù đang ở nơi đâu, cũng sẽ thêm yêu quê hương mình hơn.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích Tức Cảnh Pác Bó 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Quê Hương Sinh Động – Mẫu 15
Đoạn văn kết bài Quê hương sinh động dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý ăn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.
Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến… Tất cả đã góp phần tạo nên một thi phẩm “Quê hương” sống mãi trong lòng độc giả.
Bài thơ đã đánh thức trong mỗi con người tình yêu thương thiêng liêng, cháy bỏng với một miền quê – nơi mình sinh ra, trưởng thành. Tinh yêu đó đã được hoá thân vào những vần thơ chan chứa bao cảm xúc. Quê hương của nhà thơ Tế Hanh thật có sức lay động lòng người, thể hiện tình yêu quê hương bất diệt.
Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú 🌳 Những Bài Cảm Nhận Đặc Sắc
Kết Bài Quê Hương Đạt Điểm Cao – Mẫu 16
Để viết kết bài Quê hương đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo và vận dụng gợi ý làm bài dưới đây:
Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.
Quê hương là tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn đầu khi tác giả mới bước vào làng thơ, thế nhưng khác với cái vẻ ngoài rụt rè, nhút nhát của mình, khi viết về quê hương Tế Hanh đã viết thật nồng nàn, thật cảm xúc, sẽ chẳng ai nghĩ rằng một bài thơ đầy yêu thương, tha thiết sâu nặng tựa như nỗi lòng của một người xa xứ lâu năm ấy lại đến từ ngòi bút của thanh niên chưa chạm ngưỡng đôi mươi.
Có lẽ làm được điều ấy là bởi Tế Hanh bẩm sinh đã là người tinh tế, có đôi mắt nồng nàn đặc biệt, có tấm lòng thiết tha sâu nặng với những gì thuộc về quê hương, về đất nước, những thứ giản dị và mộc mạc như chính tâm hồn ông vậy.
Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Bài Nhớ Rừng 🌳 Top 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Quê Hương Ngắn Hay – Mẫu 17
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài Quê hương ngắn hay giúp các em học sinh tham khảo cách viết ngắn gọn và sinh động.
Quê hương của Tế Hanh là một sáng tác giàu tình cảm, ngôn ngữ hồn nhiên trong sáng, Tế Hanh đã mang đến làn gió mới, làm vơi bớt đi cái ngột ngạt ảo não, sầu bi, bế tắc trong diễn đàn thơ Mới lúc bấy giờ. Với sự chân thành, giản dị, cùng tình yêu quê hương sâu sắc, tác giả đã vẽ lên bức tranh làng quê miền biển sinh động, tràn đầy sức sống với những con người luôn hăng hái trong lao động, nổi bật bởi sự cố gắng không ngừng nghỉ trước những điều kiện khó khăn khắc nghiệt của biển cả.
Kết Bài Quê Hương Đơn Giản – Mẫu 18
Tham khảo đoạn văn kết bài Quê hương đơn giản dưới đây với những đánh giá khái quát chung về tác phẩm.
Bài thơ Quê hương đã đi suốt một hành trình trên 60 năm. Nó gắn liền với tâm hồn trong sáng, với tuổi hoa niên của Tế Hanh. Thể thơ tám tiếng, giọng thơ đằm thắm dào dạt, gợi cảm. Những câu thơ nói về dòng sông, con thuyền, cánh buồm, khoang cá, chàng trai đánh cá, bến quê… và nỗi nhớ của đứa con xa quê… rất hay, đậm đả biểu lộ một hồn thơ đẹp. Nghệ thuật phối sắc, sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và chuyển đổi cảm giác khá thành công, tạo nên những vần thơ trữ tình chứa chan thi vị.
Có thể bạn sẽ thích ☀️ Phân Tích Tôi Đi Học ☀️ 15 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Quê Hương Lớp 8 – Mẫu 19
Đoạn văn kết bài Quê hương lớp 8 dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu hay để tham khảo khi làm bài.
Bài thơ Quê hương mộc mạc, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và thấm thía bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành. Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, nhân hóa kết hợp hài hòa khiến cho bài thơ giống như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời được vẽ nên từ tình yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương.
Có thể coi bài thơ này như một cung đàn dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở bởi đây là mảnh tâm hồn trong trẻo nhất, đằm thắm nhất của Tế Hanh dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn.
Kết Bài Quê Hương Facebook – Mẫu 20
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài Quê hương facebook giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý làm bài phong phú hơn.
Đối với nhà thơ Đỗ Trung Quân, quê hương có thể là “chùm khế ngọt ,là cầu tre nhỏ”. Với Giang Nam là “những ngày trốn học, đuổi bướm cạnh bờ ao”. Thì với Tế Hanh, quê hương chính là “vị mặn nồng” của biển cả. Cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để nhớ nhung,để trở về.
Vì mưu sinh,vì dòng đời xô đẩy những đứa con phải rời quê hương tới xứ người lao động. Nhưng lúc nào trong lòng họ nỗi nhớ quê vẫn luôn dâng đầy. Tế Hanh cũng chung cảm xúc xa quê đó. Quê hương qua ngoài bút của ông hiện lên với những hình ảnh thật sinh động và tươi đẹp. Giọng văn ẩn chứa niềm tự hào và nỗi nhớ, là mong ngóng khát khao được trở về.
SCR.VN chia sẻ 🔥 Phân Tích Trong Lòng Mẹ 🔥 16 Bài Văn Mẫu Hay Nhất