Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai [34+ Đoạn Văn Hay]

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai ❤️️ 34+ Đoạn Văn Hay ✅ Tham Khảo Những Mẫu Gợi Ý Đặc Sắc Nhất Giúp Các Em Học Sinh Hoàn Thành Tốt Bài Viết.

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng – Mẫu 1

Đoạn văn kết bài phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.

Nhân vật ông Hai là một người nông dân với tất cả sự chân chất, mộc mạc đã bước vào trang sách của Kim Lân, để lại nhiều tình cảm đẹp trong tâm hồn người đọc một sự yêu mến, sự trân trọng và cảm phục. Qua đó, ta thấy được những biểu hiện cụ thể về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Qua tác phẩm Làng, nhà văn Kim Lân đã thành công trong việc đổi mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn chống Pháp. Một người nông dân cần cù, chân chất, thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu khuất thân với giặc. Đó chính là vẻ đẹp của tình yêu nước sâu thẳm của nhân vật ông Hai. Đáng cho chúng ta trân trọng.

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Nội Dung Và Nghệ Thuật – Mẫu 2

Tham khảo đoạn văn kết bài phân tích nhân vật ông Hai nội dung và nghệ thuật dưới đây với những nội dung đánh giá tổng kết về nhân vật.

Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả một cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.

Tóm lại, truyện ngắn “Làng” của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai. Qua đó, ta thấy được một tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Bài Làng Kim Lân 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Kết Bài Hay Phân Tích Nhân Vật Ông Hai – Mẫu 3

Đoạn văn mẫu kết bài hay phân tích nhân vật ông Hai dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Thành công của Kim Lân là xây dựng theo cốt truyện tâm lí, tạo tình huống có tính căng thẳng thử thách nội tâm nhân vật đểtừ đó bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật.

Đặt tác phẩm vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ta mới thấy hết giá trị thành công của nó. Bởi lẽ thông qua nhân vật ông Hai với những ngôn ngữ, cử chỉ, tâm trạng… tiêu biểu là một người nông dân có cá tính riêng: vui tính, thích trò chuyện nhưng cũng ham nói chữ. Đó là nét tâm lí chung của quần chúng. Cách trần thuật tự nhiên, linh hoạt khiến cho truyện sinh động, hấp dẫn hơn.

Tóm lại, Làng của Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc, khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương, đất nước. Đây là một tình cảm mang tính cộng đồng. Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấytrong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con người, trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai.

Vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang màu sắc riêng, tô đậm rõ cá tính của nhân vật. Tình yêu làng quê, yêu đất nước, yêu kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện là tình cảm thực sự của nhân dân ta trong thời kháng chiến. Truyện giúp ta hiểu, yêu mến và khâm phục biết bao những người nông dân bình dị, chất phác mà lại có lòng yêu nước tha thiết và cao cả đến thế.

Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Tóm Tắt Làng Kim Lân 🌳 15 Bài Mẫu Truyện Ngắn Gọn Hay

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Hay Nhất – Mẫu 4

Đón đọc đoạn văn mẫu kết bài phân tích nhân vật ông Hai hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Tình yêu làng của ông Hai không đơn giản, hẹp hòi là tình yêu chỉ riêng đối với nơi ông sinh ra và lớn lên. Ê-ren-bua từng tâm đắc: “Tình yêu làng xóm trở nên tình yêu quê hương đất nước”. Và bởi thế, tình yêu làng của ông Hai gắn bó chặt chẽ với tình yêu nước với tinh thần kháng chiến đang lên cao của cả dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện chung của tình yêu đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,… Ai đó đã một lần thấy nhà văn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điểm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

Khám phá thêm 💕 Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng 💕 16 Mẫu Hay Và Đặc Sắc

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Ngắn Gọn – Mẫu 5

Đoạn văn mẫu kết bài phân tích nhân vật ông Hai ngắn gọn dưới đây với cách viết súc tích và cô đọng nội dung.

Mỗi người đều có quê hương của mình và mỗi người đều có một tình yêu quê hương tha thiết. Ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân cũng yêu quê hương đến cháy dạ, cháy lòng. Đọc qua tác phẩm này, lòng em bỗng xôn xao một niềm vui vì câu truyện đã khơi dậy trong em tình yêu quê hương đất nước.

Từ đấy em càng yêu làng xóm, quê hương của mình hơn. Những hình ảnh đói nghèo của bà con trong xóm, cũng như trước khó khăn chung của nhân dân, em thấy mình cần phải cố gắng học tập thật nhiều hơn nữa để góp phần xây dựng quê hương đất nước mình thêm đẹp, thêm giàu.

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Ngắn Nhất – Mẫu 6

Tham khảo đoạn văn kết bài phân tích nhân vật ông Hai ngắn nhất dưới đây để chuẩn bị nhanh chóng và dễ dàng hơn cho bài viết trên lớp.

Thật đúng như nhà văn I-li-a Ê-ran-bua nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quả thật, ông Hai là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (1946-1954). Nhà văn Kim Lân đã có những thành công trong việc xây dựng hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những tình cảm chân thực và thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước.

Gợi ý cho bạn ☔ Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Ông Hai ☔ 12 Bài Văn Hay Nhất

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Nâng Cao – Mẫu 7

Tham khảo đoạn văn kết bài phân tích nhân vật ông Hai nâng cao dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.

Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sống động, chân thực với những chi tiết dân dã mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong mỗi người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.

Nhà văn Kim Lân đã khắc họa thật rõ nét nhân vật ông Hai, hình ảnh ông cũng là đại diện cho tầng lớp nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó cũng thể hiện cái nhìn sâu sắc và ngòi bút tài năng của nhà văn.

Mỗi người Việt Nam đều yêu thương, gắn bó với quê hương mình. Đó là nơi tổ tiên ông cha sinh cơ lập nghiệp đã bao đời. Đó là nơi chôn rau cắt rốn, nơi có những người thân yêu đang cần cù làm lụng một nắng hai sương. Vì vậy, lòng yêu mến làng quê đã trở thành tình cảm truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là người nông dân Việt Nam. Yêu làng cũng là yêu nước.

Ông Hai đã buồn vui, sướng khổ, đã kiêu hãnh, tự hào vì làng Chợ Dầu quê hương ông. Đó chính là vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân thời kháng chiến chống Pháp đã được nhà văn Kim Lân khám phá và thể hiện.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Đón đọc đoạn văn kết bài phân tích nhân vật ông Hai học sinh giỏi dưới đây để luyện tập nâng cao kỹ năng viết.

Bằng lối văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai. Một người nông dân chất phát với tình yêu làng, yêu nước nồng nàn, luôn tin tưởng vào Cách mạng vào vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ông Hai trở thành một tấm gương, một biểu tượng cho người nông dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước Việt Nam.

Chính sự hài hòa giữa tình yêu làng với tình yêu nước, tình yêu cách mạng mà nhân vật ông Hai được nâng lên một vẻ đẹp mới, vừa truyền thống, vừa đầy tính dân chủ mới mẻ, mang một, tầm vóc mới cho người nông dân thời kháng chiến chống Pháp. Tình cảm, mối quan hệ giữa tình yêu làng, tình yêu đất nước, cách mạng là một tình cảm rất điển hình của người Việt Nam lúc bấy giờ. Chính nó cũng tạo sức sống riêng, đánh dấu mốc quan trọng trong đề tài người dân quê quen thuộc của nhà văn Kim Lân.

Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cộng đồng, trong công cuộc chiến đấu chung của dân tộc là nét mới của người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Vẻ đẹp của ông Hai làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam, tuy trình độ văn hoá thấp, nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Với những suy nghĩ thật đúng đắn về cách mạng, ông Hai xứng đáng là một điển hình người nông dân trong buổi giao thời mới – cũ.

Xem nhiều hơn 🌟 Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai 🌟 20 Đoạn Văn Hay

Kết Bài Về Nhân Vật Ông Hai Mở Rộng – Mẫu 9

Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài về nhân vật ông Hai mở rộng dưới đây để có thêm cho mình những liên hệ hay khi làm bài.

Quả đúng như nhà văn Ra – xun Gam – za – tôp đã từng nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”; có nghĩa là con người có thể rời xa quê hương về mặt khoảng không vũ trụ, địa lí nhưng trong sâu thẳm trái tim, tâm hồn mỗi người, quê hương vẫn luôn tồn tại. Điều đó thật đúng với nhân vật ông Hai, một người nông dân xa làng đi tản cư nhưng luôn đau đáu một nỗi nhớ làng, yêu nước.

Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấy được tài năng khắc họa hình tượng nhân vật của nhà văn Kim Lân, thật độc đáo, thật sống động, mang đậm yếu tố thời đại kháng chiến cách mạng: lòng yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, với dân tộc. Ông Hai trở thành bức tượng bài bất tử, biểu tượng cho người nông dân Việt Nam trong cuộc trường kì của cách mạng dân tộc.

Kết Bài Truyện Ngắn Làng Nhân Vật Ông Hai Sinh Động – Mẫu 10

Đoạn văn kết bài truyện ngắn Làng nhân vật ông Hai sinh động dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa.

Nguyễn Đình Thi từng viết rằng: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”

Truyện ngắn “Làng” đã được viết nên từ những điều nhà văn từng trải nghiệm, khắc họa một cách chân thực nhất những tháng ngày đi tản cư của nhân dân miền Bắc trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng như những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của họ.. Thông qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí, ngôn ngữ nhân vật, Kim Lân đã mang đến cho bạn đọc nhân vật ông Hai với tình yêu làng quê và lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha.

Chia sẻ 🌼 Phân Tích Làng Của Kim Lân 🌼 18 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Kết Bài Nhân Vật Ông Hai Trong Tác Phẩm Làng Đặc Sắc – Mẫu 11

Chia sẻ dưới đây đoạn văn kết bài nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng đặc sắc để các em học sinh cùng tham khảo.

Có thế nói, linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai. Với nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp, một vẻ đẹp riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường mà những gì tốt đẹp của họ – lòng yêu làng, yêu nước được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ.

Gấp trang sách lại, chúng ta bồi hồi xúc động về tình yêu làng của ông Hai, về nghệ thuật kể chuyện tạo tình huống hấp dẫn, hồi hộp của nhà văn Kim Lân. Những phẩm chất tốt đẹp của ông Hai như cần cù lao động, chất phác, yêu quê hương đất nước… tiêu biểu cho bản chất cao quý, trong sáng của người dân cày Việt Nam. Chính họ đã đổ mồ hôi làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm nuôi sống mọi người. Chính họ đã đem xương máu, đánh giặc “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. (Thép Mới).

Kim Lân không sáng tác nhiều, nhưng chỉ với tác phẩm này cùng nhân vật ông Hai đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy. Ông Hai hiện lên là người yêu làng, yêu nước tha thiết, sâu nặng, tình yêu đó gắn liền với danh dự và mạng sống của ông. Chỉ với lớp ngôn từ chân thành, giản dị, nhưng cũng đủ để Kim Lân cho người đọc thấy một vẻ đẹp rất khác của lòng yêu nước ở những người nông dân chất phác, lương thiện.

Tặng bạn 🌹 Phân Tích Tình Huống Truyện Làng 🌹 8 Bài Văn Hay Nhất

Kết Bài Về Nhân Vật Ông Hai Đạt Điểm Cao – Mẫu 12

Để viết kết bài về nhân vật ông Hai đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo cho mình gợi ý dưới đây:

“Làng” là một truyện ngắn khá hay. Thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật là khả năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.

Có thể nói, ông Hai là nhân vật điển hình cho lớp nông dân trong kháng chiến. Nhà văn Kim Lân đã tinh tế phát hiện những nét đẹp tâm hồn của người nông dân để từ đó khắc hoạ nên một bức chân dung gần gũi và sống động. Trong tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã xây dựng những tình huống đầy kịch tính đẩy nhân vật vào trong sự bế tắc đến tuyệt vọng, qua đó làm nổi bật tâm hồn tính cách và tình yêu của ông Hai đối với làng quê, đất nước. Ngôn ngữ diễn đạt mộc mạc chân quê càng giúp người đọc hiểu và yêu mến ông Hai nhiều hơn.

Tóm lại qua hình tượng nhân vật ông Hai, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hiểu được nguyên nhân vì sao một đất nước bé nhỏ như Việt Nam lại có thể đánh thắng kẻ thù đầu sỏ như thực dân Pháp. Bài học sâu sắc nhất đối với mỗi người chúng ta khi đọc truyện ngắn này là tình yêu quê hương đất nước, là lòng tự hào và biết ơn những người dân cày Việt Nam chân chất mà cao cả.

Tham khảo trọn bộ 🌻 Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng 🌻 Văn Mẫu Đặc Sắc

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Chi Tiết – Mẫu 13

Tham khảo đoạn văn kết bài phân tích nhân vật ông Hai chi tiết dưới đây để nắm được cách đưa ra những đánh giá tổng kết về vấn đề nghị luận.

Kim Lân đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai – một người nông dân giàu tình yêu quê hương đất nước – là đại diện tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Có ý thức giác ngộ cách mạng từ sớm, trung thành với kháng chiến, tình yêu bình dị với làng quê thống nhất trong tình yêu của đất nước, dân tộc.

Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Hai Truyện Ngắn Làng 🌟 15 Mẫu Đặc Sắc

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Đầy Đủ – Mẫu 14

Đoạn văn mẫu kết bài phân tích nhân vật ông Hai đầy đủ dưới đây sẽ là nội dung tham khảo cần thiết cho các em học sinh khi viết bài.

Bằng sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân là cuộc sống nông thôn, với tấm lòng trân trọng yêu mến họ, Kim Lân đã có những tác phẩm độc đáo và đặc sắc về nông thôn và người nông dân (trong đó không thể không kể đến Làng). Điều này đã giúp ông trở thành một trong những nhà văn viết không nhiều nhưng được yêu mến rất nhiều ở nước ta.

Nhà văn Kim Lân đã viết truyện ngắn “Làng” với những ngôn ngữ mộc mạc giản dị, phác họa thành công nhân vật ông Hai một người nông dân hiền hậu, chất phác nhưng có lòng yêu quê hương, yêu cách mạng vô cùng vĩ đại. Trong tình cảm yêu quê hương của mình ông Hai vẫn phân biệt được việc lớn việc nhỏ, với ông cụ Hồ là điều quan trọng nhất ông trung thành với cách mạng, muốn giải phóng dân tộc. Tình yêu làng của ông Hai vẫn đặt dưới tình yêu tổ quốc.

Thông qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân ta thêm hiểu về đức tính chân thành, hiền hậu, yêu nước của những người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Mở Bài Làng Của Kim Lân 🌺 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Ấn Tượng – Mẫu 15

Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài phân tích nhân vật ông Hai ấn tượng dưới đây để vận dụng và hoàn thiện hơn bài viết của mình.

Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành công lớn nhất của truyện ngắn “Làng”. Điều đó đã thể hiện được tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điều đó đã xây dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.

Niềm vui, nỗi buồn của người nông dân đều gắn chặt với cái làng quê thân yêu của họ. Nhà văn sống gần gũi, người nông dân, thấu hiểu tâm hồn của họ nên đã diễn tả được những nỗi thầm kín sâu xa của họ. Nhân vật ông Hai thật đáng yêu. Và ta càng cảm phục những người nông dân thật thà, chất phác, thủy chung như ông Hai trong hai cuộc kháng chiến vừa qua đã một lòng một dạ hi sinh vì cách mạng.

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Luyện Viết – Mẫu 16

Dưới đây chia sẻ đoạn văn mẫu kết bài phân tích nhân vật ông Hai luyện viết giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý hay.

Sự vận động tình yêu làng, yêu nước trong tình cảm của nhân vật ông Hai (và cũng là của người lao động Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp), đi từ sự tự phát (trước cách mạng, họ có tình yêu làng, yêu nước một cách tự nhiên) đến tự giác (họ yêu làng, yêu nước trên ý thức nhận rõ kẻ thù xâm lược. Họ một lòng đi với cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ đường lối và chính sách của Chính phủ kháng chiến, quyết một lòng đứng về phía cách mạng.

Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông thực thà, chất phác, yêu làng, yêu nước. Chuyển biến từ tình yêu làng thiết đến tình yêu nước sâu đậm, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến; từ tình yêu làng tự phát đến tình nước tự giác của nhân vật ông Hai hay cũng chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Có thể bạn sẽ thích 🌹 Kết Bài Làng Của Kim Lân 🌹 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Ngắn Hay – Mẫu 17

Đón đọc dưới đây đoạn văn kết bài phân tích nhân vật ông Hai ngắn hay giúp các em học sinh tham khảo cách khái quát lại vấn đề nghị luận văn học.

Nhân vật ông Hai được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng. Ngôn ngữ nhân vật giản dị, chân thật, giàu cảm xúc. Diễn biến tâm trạng được bộc lộ trực tiếp qua những cảm xúc, suy nghĩ và thông qua cả cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ. Đồng thời quá trình vận động tâm lí cũng hết sức hợp lí từ nhớ nhung, mong mỏi đến bất ngờ, bàng hoàng, chìm trong tủi nhục, đau khổ và cuối cùng là niềm vui mừng vỡ òa, hạnh phúc tột cùng.

Bằng lối văn chân thực, giàu cảm xúc Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai. Nhân vật mang trong mình tình yêu làng, yêu nước nồng nàn, tha thiết. Lòng yêu nước bao trùm và chi phối tình yêu làng – đây là bước chuyển biến mới trong tư tưởng nhận thức của những người nông dân sau cách mạng.

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Đơn Giản – Mẫu 18

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài phân tích nhân vật ông Hai đơn giản với những ý văn ngắn gọn và súc tích.

Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.

Tiếp tục tham khảo 🌟 Phân Tích Chuyện Người Con Gái Nam Xương 🌟 Chọn Lọc Và Tuyển Tập 14 Mẫu

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Lớp 9 – Mẫu 19

Đoạn văn mẫu kết bài phân tích nhân vật ông Hai lớp 9 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

Với cách chọn tình huống độc đáo, bằng lối văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật –lúc đối thoại, khi độc thoại, và độc thoại nội tâm – đa dạng, nhà văn đã thể hiện được chiều sâu tâm trạng của nhân vật, góp một phần không nhỏ tới thành công của tác phẩm.

Nhân vật ông Hai là điển hình cho người nông dân yêu nước đương thời. Đó là tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước, yêu kháng chiến. Tác phẩm “Làng” giúp ta hiểu hơn về những con người này, từ đó yêu mến họ, trân trọng, biết ơn họ – thành phần hậu phương vững chắc, cũng như biết tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thành công.

Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Facebook – Mẫu 20

Chia sẻ dưới đây đoạn văn kết bài phân tích nhân vật ông Hai facebook giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý tưởng làm bài phong phú hơn.

Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, gay cấn, miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai rất sinh động và chân thực qua suy nghĩ, hành động, lời nói (đối thoại và độc thoại), ngôn ngữ trần thuật giản dị, gần gũi; nhà văn đã ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp: chân thật, mộc mạc nhưng đầy nhiệt tình với kháng chiến, hăng hái với cách mạng; tình yêu làng quê tha thiết, tình yêu nước sâu sắc luôn hòa quyện, thống nhất cùng nhau và gắn với sứ mệnh giải phóng dân tộc.

Những điều đó đã làm nhân vật ông Hai sống mãi trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

Tham khảo văn mẫu 🌟 Phân Tích Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh 🌟 8 Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất

Viết một bình luận