Hồi Hương Ngẫu Thư: 26+ Mẫu Phân Tích Cảm Nghĩ Hay

Hồi Hương Ngẫu Thư ❤️️ 26+ Mẫu Phân Tích, Cảm Nghĩ, Cảm Nhận Hay ✅ Chùm Hai Bài Thơ Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Thơ Ca Thời Nhà Đường Của Trung Hoa Xưa.

Bài Thơ Hồi Hương Ngẫu Thư

Bài Thơ Hồi Hương Ngẫu Thư của tác giả Hà Tri Chương là một trong những bài thơ Đường nổi tiếng nhất viết về đề tài quê hương.

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1
Tác giả: Hạ Tri Chương

回鄉偶書其一
少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛摧。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

Dịch nghĩa:
Tuổi trẻ ra đi, già mới về,
Giọng nhà quê vẫn không đổi, râu tóc đã rụng hết.
Trẻ con trong thấy, không nhận ra,
Cười hỏi, khách từ phương nào đến?

Gợi ý cho bạn những nội dung thú vị có trong bài viết chọn lọc 🌹 Thơ Tình Xuân Quỳnh 🌹

Cảm Nhận Về Bài Hồi Hương Ngẫu Thư

Cảm Nhận Về Bài Hồi Hương Ngẫu Thư để thấy nhiều hơn những tầng ý nghĩa sâu xa được cất giấu đằng sau những câu từ ít ỏi của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Hạ Tri Chương một thi sĩ lớn đời Đường. Ông sinh (659 – 744) quê ở Cối Khê – Chiết Giang – Trung Quốc. Ông đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường được nhà Vua và quần thần rất trọng vọng.

Thơ ông chan chứa lòng yêu quê hương đất nước. Một trong những bài thơ đặc sắc về chủ đề này được người đời truyền tụng là Hồi hương ngẫu thư:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Cũng như Lý Bạch, Hạ Tri Chương xa quê từ lúc còn thơ bé. Quê hương với bao kỉ niệm thân thương, gần gũi với tuổi thơ ấu của mỗi người. Có lẽ chẳng mấy ai muốn xa quê, nơi đã gắn bó thành máu, thành hồn.

Mở đầu bài thơ bằng thủ pháp tiểu đối đã nêu lên một cảnh ngộ: tác giả phải từ biệt gia đình từ lúc ấu thơ, từ nhỏ không được sống ở quê. Nơi đất khách quê người gợi bao buồn khổ. Rồi đến khi tóc đã pha sương mới có dịp được trở về:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về già)

Xa quê từ ngày còn thơ bé, khi trở lại đã già rồi. Thời gian cách biệt không phải là 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần một đời người sao lại không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị quan đời Đường trên con đường công danh. Cuộc đời đầy sóng gió, con người ta với một lần sinh ra và một lần vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng.

Do vậy cuộc sống của họ luôn cố gắng phấn đấu cho được một chút công danh. Với Hạ Tri Chương công danh đã thành đạt nhưng phải li gia, xa quê nhà yêu dấu của mình. Có thế nói rằng đây chính là khối sầu, là một nỗi đau của bất cứ ai lâm vào cảnh ngộ này.

Ra đi từ lúc ấu thơ và khi trở lại
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Ở đây tác giả dùng phép tiểu đối để khẳng định tình cảm của tác giả với quê nhà. Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người.

Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi.

Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền…Chỉ có những kẻ mất gốc thì mới thay đổi giọng quê, mới coi thường tiếng mẹ đẻ.

Trong cái biến đổi sương pha mái đầu và cái không đổi “giọng quê vẫn thế” thể hiện tấm lòng chung thuỷ, sắt son với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy thật đẹp, thật đáng tự hào với Hạ Tri Chương.

Hơn nửa thế kỉ làm quan phục vụ triều đình tại Kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong nhung lụa vàng son thế mà tình cố hương trong ông vẫn không thay đổi. Đó là điều đáng kính phục.

Trở về nơi mà gần cả cuộc đời đã xa nó, đương nhiên sẽ gặp những nghịch lý.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Khi đi xa nay trở lại nhà đã trở thành khách lạ, khi đi cũng như lũ trẻ bây giờ, lúc này trở lại đã là bác, là ông. Thời gian xa quê đằng đẵng theo năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa ai còn ai mất? Có lẽ họ cũng đã “sương pha mái đầu” cả rồi. Ngoảnh lại thời gian ôi đã ngót gần hết một đời người. Thời gian trôi đến không ngờ.

Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?

Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại trong lòng tác giả nỗi buồn man mác bâng khuâng. Tuổi già sức yếu mới trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Trương đẹp đẽ biết bao. Ta còn nhớ Tố Hữu đã từng viết:

Ngày đi, tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!
(Nước non ngàn dặm)

Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay gợi cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, gợi cho người đọc bao liên tưởng về nỗi lòng của khách li hương. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, thấm đẫm trên từng vần thơ.

Ngoài Hồi Hương Ngẫu Thư, tại SCR.VN còn có Chùm 🦋 Thơ Vợ Chồng Chia Tay 🦋 hay và ý nghĩa!

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Hồi Hương Ngẫu Thư

Chia sẻ cùng bạn đọc những Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Hồi Hương Ngẫu Thư được sưu tầm rất hay sau đây.

Cùng có chung chủ đề là tình cảm quê hương như bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch nhưng bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương lại có nét đặc sắc riêng.

Bài thơ bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của tác giả sau bao năm xa cách, nay được trở về thăm nhà, qua đó người đọc thấy được tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.

Tình cảm quê hương thể hiện trước hết ở ngay nhan đề: “ngẫu thư” là ngẫu nhiên sáng tác, không có ý định trước, không có sự chuẩn bị trước, cảm xúc bất chợt đến và ghi lại. Điều đó chứng tỏ tình cảm quê hương luôn thường trực, luôn canh cánh, đau đáu trong lòng nhà thơ, nên ngay phút giây đầu trở lại quê nhà cảm xúc đã trào dâng, tự nhiên buột ra thành lời, thành ý.

Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả nhưng lại bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Ở hai câu thơ này, phương thức thể hiện là biểu cảm qua tự sự, biểu cảm qua miêu tả, mục đích không phải để kể, không phải để tả mà là bộc lộ nỗi niềm tâm trạng. Một tâm trạng có phần ngậm ngùi.

Ngậm ngùi vì thời gian xa quê quá dài, xa quê từ khi còn trẻ, về quê khi tuổi đã già, khoảng cách giữa trẻ – già, giữa “li gia”- “hồi hương” là hơn nửa thế kỉ li biệt. Càng ngậm ngùi hơn khi cuối đời mới về quê thì sống với quê hương, ở tại quê nhà, thời gian còn được là bao!

Tình cảm quê hương đặc biệt sâu sắc ở câu thơ thứ hai. Để nhận ra điều này, cần thấy được mối quan hệ giữa cái đổi thay và điều không thay đổi. Cái đổi thay là “tóc mai đã rụng”. Thời gian làm thay đổi con người về tuổi tác, sức lực. Điều không thay đổi là “giọng quê” vẫn như xưa.

Thời gian không thể làm thay đổi giọng nói mang đặc điểm ngữ âm quê cha đất tổ của con người. “Giọng quê không đổi cũng có nghĩa là tình cảm quê hương bền vững trước thời gian, trước mọi biến thiên của xã hội, cuộc đời. “Giọng quê không đổi” cũng có nghĩa là quê hương đã trở thành máu thịt của con người.

Hai câu thơ đầu là lời tự hoạ về chính mình, tự hoạ bên ngoài về tuổi tác, giọng nói, tự hoạ bên trong là tình cảm quê hương gắn bó tha thiết bền chặt.

Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, qua đó càng thấy hơn tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

Sự xuất hiện của các em nhỏ trong ngày tác giả về lại quê nhà là cảnh ngộ chân thực nhưng đồng thời tạo ra hoàn cảnh đầy kịch tính. Chân thực ở chỗ, nơi làng quê, khi có người lạ tới, các em nhỏ thường hồn nhiên vui cười chào hỏi, hoặc chỉ đường, hoặc kéo đến nhà để biết người đó là ai…

Lại cũng rất chân thực ở chỗ, Hạ Tri Chương về quê lúc đã 86 tuổi, sau hơn nửa thế kỉ xa quê, bạn bè, người thân xưa kia dễ còn mấy ai và nếu còn thì đâu đã dễ nhận ra, nói gì đến các em nhỏ mới lớn.

Tuy nhiên, hoàn cảnh lại chứa đầy kịch tính khi các em nhi đồng “tương kiến” (cùng gặp mặt) nhưng “bất tương thức” (cùng không quen biết) và càng kịch tính hơn khi mình là người làng mà nay hoá thành “khách”. Chính kịch tính này làm nổi bật lên tình cảm quê hương của tác giả.

Trước nụ cười ngây thơ, trong sáng và câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ: “Khách ở chốn nao lại chơi?”, nhà thơ bỗng thấy ngậm ngùi, thậm chí có phần xót xa. Nhìn hình thức bên ngoài thì hai câu cuối là lời kể mang sắc thái đùa vui hóm hỉnh, nhưng ẩn trong cái “hài” là cái “bi”.

Không ngậm ngùi, xót xa sao được khi giờ đây mình trở thành kẻ xa lạ với chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Không ngậm ngùi xót xa sao được khi chủ nhà lại thành khách xa, khách lạ? Chữ “khách” đã trở thành nhãn tự của bài thơ.

Một chữ “khách” mà diễn đạt được những sắc thái tình cảm của tác giả trong ngày mới về lại quê nhà. Tính chất bi hài của câu cuối thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, xót xa “cười ra nước mắt”, càng khắc hoạ rõ hơn tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của Hạ Tri Chương.

Bài thơ có cấu tứ (cách tổ chức ý thơ) độc đáo: giữa hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có sự chuyển biến ý thơ bất ngờ mà vẫn hợp lí, tự nhiên. Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả, giọng điệu tự thuật.

Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, cũng qua lời kể kết hợp với tả, lời thơ mang sắc thái đùa vui, hóm hỉnh nhưng bộc lộ nỗi lòng đầy ngậm ngùi, xót xa. Sự ngậm ngùi, xót xa là nền tâm trạng của cả bài.

Ý thơ của hai câu thơ đầu đều xây dựng trên nền tâm trạng ấy. Tác giả không trực tiếp bộc lộ tình cảm mà giọng điệu câu thơ mang nỗi niềm tâm trạng. Chính vì vậy mà ý thơ càng kín đáo sâu sắc thì lại càng có sức gợi mạnh mẽ.

Nghệ thuật đối được sử dụng linh hoạt có hiệu quả lớn: Ở hai câu thơ đầu đều có phép đối trong một câu thơ (còn gọi là tiểu đối hoặc tự đối): “Thiếu tiểu li gia”/ “lão đại hồi”; “Hương âm vô cải”/ “mấn mao tồi”.

Nhà thơ không câu nệ việc đối lời (số chữ trong hai vế đối của câu thơ không bằng nhau: 4/3) mà coi trọng sự đối ý. Về phương diện này thì phép đối rất chỉnh: thiếu tiểu đối với lão, li gia đối với đại hồi; hương âm đối với mân mao; vô cải đối với tồi. Bao trùm lên tất cả sự tương phản giữa cái đổi thay (mái tóc) và điều không thay đổi (giọng nói quê hương).

Tác giả đã lấy hồn quê. Nghệ thuật đối làm nổi bật lên tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng: con người sau hơn nửa thế kỉ xa quê mà giọng quê không đổi thì chứng tỏ chất quê nhà, hồn quê nhà đã thấm vào máu thịt, tình quê hương không lúc nào phai.

Thủ pháp nghệ thuật “ngụ bi ư hài” (gửi cái bi vào trong cái hài): ở hai câu thơ cuối, hình thứ bên ngoài là lời kể kết hợp với tả, mang giọng điệu đùa vui hóm hỉnh nhưng tận đáy lòng là nỗi ngậm ngùi, xót xa.

Mời bạn khám phá thêm nội dung đặc sắc trong tuyển tập 💕 Thơ Tình Cuối Mùa Thu Xuân Quỳnh 💕 hay nhất.

Cảm Nghĩ Về Bài Hồi Hương Ngẫu Thư Ngắn Gọn

Cảm Nghĩ Về Bài Hồi Hương Ngẫu Thư Ngắn Gọn nhưng sâu sắc với những tầng ý nghĩa của bài thơ.

Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:

Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)

Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa.

Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỗi nhớ quê hương.

Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe “Giọng quê”của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngắn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.

Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:

“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)”

Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một nỗi xót xa.

Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Nỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.

Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, xót xa.

Tiếp theo Hồi Hương Ngẫu Thư, mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Thơ Thế Lữ 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.

Biểu Cảm Về Bài Hồi Hương Ngẫu Thư

Một bài Biểu Cảm Về Bài Hồi Hương Ngẫu Thư được sưu tầm xin cùng chia sẻ với các đọc giả.

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất.

Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình.

Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Dịch thơ:
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ.

Mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ ly sau đó lại hồi.

Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm.

Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình.

Thế nhưng, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy.

Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới.

Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khoẻ mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình.

Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Khám phá tiếp 🔥 Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam 🔥 đầy cảm xúc, có thể chạm đến trái tim bạn.

Hồi Hương Ngẫu Thư Soạn Văn 7

Hồi Hương Ngẫu Thư Soạn Văn 7 trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa để các bạn học sinh cùng tham khảo.

Câu 1:

  • Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về.
  • Khác với Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê.

Câu 2:

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. “Li gia” đối với “hồi”, “hương âm” đối với “mấn mao” là chỉnh cả ý lẫn lời; “thiếu tiểu” đối với “lão đại”, “vô cải” đối với “tồi”.

Tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ; lão đại: về già; vô cải: không thay đổi; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, “thiếu tiểu” và “lão” đều là chủ ngữ cũng như “vô cải” và “tồi” đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.

Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.

Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nói “hương âm vô cải” là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).

Câu 3:

Phương thức biểu đạtTự sựMiêu tảBiểu cảmBiểu cảm qua tự sựBiểu cảm qua miêu tả
Câu 1XXX
Câu 2XXX

Tuỳ từng cách giải thích (căn cứ và dấu hiệu ngôn ngữ hoặc căn cứ vào tình cảm và mục đích biểu hiện của bài thơ) mà có thể đưa ra cách lựa chọn theo ý kiến của mình.

Câu 4: Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới:

  • Hai câu trên:

Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu

Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.

  • Hai câu dưới:

Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:
Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.
Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.
Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.
Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thơ Tình Nguyễn Bính 🌹 hay và ý nghĩa!

Hồi Hương Ngẫu Thư Chữ Hán

Hồi Hương Ngẫu Thư Chữ Hán, nguyên tác của hai bài thơ nổi tiếng này, xin chia sẻ cùng bạn đọc.

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1
Tác giả: Hạ Tri Chương

回鄉偶書其一
少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛摧。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。

Hồi hương ngẫu thư kỳ 2
Tác giả: Hạ Tri Chương

回鄉偶書其二
離別家鄉歲月多,
近來人事半消磨。
惟有門前鏡湖水,
春風不改舊時波。

Hồi hương ngẫu thư chữ Hán
Hồi hương ngẫu thư chữ Hán

Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Xuân Diệu Huy Cận 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.

Hồi Hương Ngẫu Thư 2

Hồi Hương Ngẫu Thư 2 là bài kết của chùm thơ hai bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.

Hồi hương ngẫu thư kỳ 2
Tác giả: Hạ Tri Chương

回鄉偶書其二
離別家鄉歲月多,
近來人事半消磨。
惟有門前鏡湖水,
春風不改舊時波。

Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa,
Cận lai nhân sự bán tiêu ma.
Duy hữu môn tiền Kính hồ thuỷ,
Xuân phong bất cải cựu thời ba.

Dịch nghĩa:
Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng,
Gần đây xóm làng con người nửa đã thay đổi mất.
Duy chỉ có Kính hồ ở trước cửa,
Gió xuân về vẫn không thay đổi con sóng xưa.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn những trang thơ hay có trong tuyển tập 🌟 Thơ Nguyễn Bính Hay  🌟

Hồi Hương Ngẫu Thư Thuộc Thể Thơ Gì

Giải đáp cho thắc mắc của bạn với câu hỏi Hồi Hương Ngẫu Thư Thuộc Thể Thơ Gì?

Hồi hương ngẫu thư (chữ Hán: 回鄉偶書, tạm dịch: Về quê tự dưng viết) là hai bài thơ Đường nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc, được thi nhân Hạ Tri Chương sáng tác nhân lúc ông về thăm quê cũ ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, Chiết Giang, Trung Quốc).

Hai bài Hồi hương ngẫu thư được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Căn cứ vào nội dung bài thơ, thời điểm sáng tác của hai bài thơ trong khoảng từ năm 742 (đầu niên hiệu Thiên Bảo, khi ông từ quan về quê) đến năm 744 (năm ông qua đời). Bấy giờ, Hạ Tri Chương đã ngoài 80 tuổi.

Cả hai đều chung một nội dung, được viết với tâm trạng đau xót khi về quê cũ mà lại bị người ở quê coi là “khách xa xứ” do đã lâu không về quê, nhưng cũng đồng thời nói lên tình yêu quê hương của tác giả.

❤️️ Giới thiệu cùng bạn bài thơ👉 Tương Tư Nguyễn Bính tại SCR.VN, mang đến cho bạn những nội dung hay và hữu ích. ❤️️

Viết một bình luận