Bài Thơ Cái Bống: Hình Ảnh & Giáo Án Điện Tử A-Z

Bài Thơ Cái Bống ❤️️ Hình Ảnh & Giáo Án Điện Tử ✅ Bài Thơ Thể Hiện Tình Cảm Và Sự Hiếu Thảo Của Bống Đối Với Mẹ.

Bài Thơ Cái Bống

Chia sẻ đến bạn một bài thơ cái bống sau đây.

Đồng Dao Cái Bống
Đồng Dao Cái Bống

👉 Ngoài Bài Thơ Cái Bống, Chia sẻ bạn 💕Ca Dao Tục Ngữ Lớp 2

Bài Thơ Cái Bống Lớp 1

Bài thơ cái bống cho trẻ lớp 1 ngắn hay.

Cái Bống là cái bống bang
Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm
Mẹ Bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng.

Bài Thơ Cái Bống Là Cái Bống Bang

Tranh minh họa bài thơ cái bống là cái bống bang dễ thương cho bé.

Bài Thơ Cái Bống Là Cái Bống Bang
Bài Thơ Cái Bống Là Cái Bống Bang

Nội Dung Bài Thơ Cái Bống

Bạn hay nghe bài ca dao, bài hát về cái bống, vậy bạn đã hiểu nội dung của bài chưa. Dưới đây SCR.VN chia sẻ để bạn hiểu thêm về bài này nói gì nhé.

  • Bài đồng dao viết về Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.

Giáo Án Bài Cái Bống Lớp 1

Chia sẻ đến bạn giáo án bài cái bống lớp 1 chuyên nghiệp.

I. Mục tiêu

  • Học sinh đọc trơn toàn bài; đọc đúng các từ khó: bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng, đường trơn.
  • Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.
  • Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).
  • Học thuộc bài đồng dao.

II. Đồ dùng dạy học

Giáo viên

  • Bài giảng.
  • Sách giáo khoa.

Học sinh: Vở học, SGK.

II. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của Giáo viênHoạt động của học sinh
1. Ổn định, tổ chức
– GV cho HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
2. Kiểm tra bài cũ
– GV gọi 2 học sinh đọc cả bài “Bàn tay mẹ”và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK:
Bàn tay mẹ đã làm những việc gì cho chị em Bình?
Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay của mẹ?
– GV gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
– HS hát.
– 2 HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
+ Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
– Tiết học trước chúng mình đã được học bài tập đọc “Bàn tay mẹ”, đã biết “bàn tay mẹ” phải làm biết bao nhiêu là việc” cho chúng mình và là một người con ngoan chúng mình nên làm gì để giúp đỡ mẹ rồi.
– GV hỏi: Các con hãy quan sát bức tranh và cho cô biết bức tranh vẽ gì?

=> Bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang gánh giúp mẹ dưới trời mưa. Và đây chính là bạn Bống. Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc Cái Bống để xem bạn Bống trong bài đã làm gì để giúp đỡ mẹ nhé! Cô mời cả lớp ghi bài vào vở: Cái Bống. Mời dãy nhắc lại tên bài.
3.2 Hướng dẫn luyện đọc
– GV cho HS xem bài tập đọc trên màn hình chiếu.
– Gọi 1 HS đứng lên đọc bài.
– GV hỏi: Các em hãy quan sát bài tập đọc và cho cô biết vì sao chữ Bống đầu tiên được viết hoa?
– GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
– GV giới thiệu: Đây là một bài đồng dao đấy các em ạ! “Đồng” là trẻ em, “dao” là ca dao. Vậy đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em đấy! Nó bao gồm rất nhiều thể loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em, …
* Luyện đọc từ khó:
– GV nói: Bây giờ cả lớp hãy đọc thầm lại bài thơ và thảo luận nhóm đôi trong vòng 1 phút tìm cho cô những tiếng, từ các em cảm thấy khó đọc nhất.
+ Tổ 1:Tìm các tiếng chứa vần ang.
Tổ 2: Tìm các tiếng chứa âm s.
+ Tổ 3: Tìm các tiếng chứa vần ơn.
Tổ 4: Tìm các tiếng chứa vần ong.
– GV gọi đại diện các nhóm trả lời. (Kết hợp gach chân các từ khó).
– GV gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
– GV gọi 2 HS đọc từ khó.
– GV cho HS phân tích từ sau đó 3 học sinh đọc từ: bống bang, khéo sàng, khéo sẩy, đường trơn, mưa ròng.
+ GV lưu ý cho HS vần: an/ang.
+ GV lưu ý cho HS vần: ai/ay.
– GV cho HS đọc đồng thanh từ khó.
– GV cùng HS giải nghĩa của các từ khó: (kết hợp xem tranh, xem video).
Sảy: Làm bay vỏ và hạt lép lẫn với hạt chắc bằng cách hất cái mẹt hay cái nia lên xuống đều: Sảy thóc.
Sàng: Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm.
Đường trơn: đường bị ướt nước mưa, dễ ngã.
Mưa ròng: mưa nhiều, kéo dài
* Luyện đọc câu:
– GV hỏi: Bài này gồm bao nhiêu dòng thơ? (Cho HS suy nghĩ cá nhân trong vòng 1 phút).
– GV nhận xét, kết luận. (Kết hợp gạch phân biệt các dòng thơ).
– GV nói: Các con nhớ khi đọc các con phải chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp cho cô. Bây giờ các em chú ý lắng nghe cô đọc mẫu câu đầu tiên (GV vừa đọc mẫu vừa gạch cách ngắt nghỉ trong câu).
– GV gọi HS đọc lại.
– GV cho cả lớp đồng thanh câu đầu tiên.
– GV nói: Với những câu tiếp theo các em cũng chú ý cách ngắt, nghỉ hơi cho đúng (GV gạch cách ngắt, nghỉ trong câu).
– GV cho cá nhân đọc từng câu cho đến hết bài (2 – 3 HS).
– GV cho HS đọc nối tiếp câu ( 2- 3 lượt).
* Luyện đọc đoạn:
– GV chia đoạn cho HS: Bài thơ này cô chia làm 2 đoạn: đoạn 1 gồm 2 câu thơ đầu, đoạn 2 gồm 2 câu thơ còn lại (GV kí hiệu đoạn cho HS).
– GV cho HS đọc cá nhân theo đoạn.
– GV cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.
– GV cho HS đọc đồng thanh theo nhóm, tổ (Tổ 1 – đoạn 1, tổ 3 – đoạn 2).
– GV cho HS thi đọc đoạn với nhau: Bây giờ cô mời 2 bạn cùng nhau thi đọc xem ai đọc hay hơn nhé! Cả lớp hãy cùng lắng nghe và bình chọn cho cô nào!
* Luyện đọc toàn bài:
– GV gọi 1 – 2 HS đọc toàn bài.
– GV nhận xét.
– GV đọc mẫu toàn bài.
– GV cho HS đọc đồng thanh toàn bài.
NGHỈ GIẢI LAO TẠI CHỖ
Bây giờ cô mời cả lớp chúng ta đứng lên nào. Chúng mình cùng nghe và múa theo lời bài hát “Cái Bống” để nghỉ giải lao tại chỗ nhé!
3.3 Bài tập:
Ngoài luyện đọc ra, buổi học hôm nay chúng ta cùng ôn lại một số vần nhé!
– Cô mời 1 bạn đọc cho cô 2 bài tập có trong bài.
* Bài 1:
– GV nói: Bây giờ cả lớp hãy đọc thầm bài và suy nghĩ cá nhân trong vòng 1 phút tìm cho cô các tiếng trong bài có vần anh.
– GV gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
* Bài 2:
– GV cho HS xem tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
+ GV hỏi: Các con thấy uống nước chanh vào mùa hè có mát không?
=> GV nhận xét, kết luận: Nước chanh không chỉ mát mà còn rất bổ, với bức tranh đó, cô có câu: “Nước chanh mát và bổ”. Vậy trong câu “Nước chanh mát và bổ” có từ nào chứa tiếng mình vừa mới học?
+ GV gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
+ GV cho HS đọc đồng thanh lại câu 1 lần.
– GV hỏi: Bức tranh thứ hai vẽ gì vậy các con?

+ Bạn nào tinh mắt đọc cho cô tên quyển sách nào?
=> Đây là quyển sách nói về: “những câu chuyện hay”. Cô có câu: “Quyển sách này rất hay. ” Vậy trong câu “Quyển sách này rất hay” có từ nào chứa tiếng mình vừa mới học?
+ GV gọi HS nhận xét
+ GV nhận xét.
– Tương tự như vậy, bây giờ các con hãy thảo luận nhóm đôi nói câu chứa tiếng có vần “anh” và nói cho bạn bên cạnh nghe, sau đó nói cho cả lớp nghe.
+ Bạn nào xung phong nói cho cả lớp nghe câu chứa tiếng có vần “anh”. (GV kết hợp ghi các câu hay trên bảng).
+ GV gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
– Bây giờ các con hãy nói cho bạn bên cạnh nghe các câu có tiếng chữa vần “ach”.
+ GV mời 1- 2 HS lên nói câu có tiếng chứa vần “ach”. (kết hợp ghi các câu hay lên bảng).
+ GV gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
– Vừa rồi các con đã được học bài gì?
– GV gọi một HS đọc lại bài bài thơ.
=> Qua bài tập đọc hôm nay, chúng ta thấy được bạn Bống là một em bé ngoan biết giúp đỡ mẹ, các em cần phải biết học tập bạn Bống nhé!
– GV nhận xét tiết học.
 HS lắng nghe
– Bức tranh vẽ ngôi nhà, cây chuối, một bạn nhỏ đang gánh giúp mẹ trong trời mưa.
– HS lắng nghe.
– HS ghi bài vào vở.
– HS quan sát
– HS đọc
– HS trả lời: Vì đây là tên của bạn Bống.
– HS lắng nghe.
– HS đọc thầm, thảo luận.
– Đại diện các nhóm trả lời:
+ Tổ 1: bống bang, khéo sàng
+ Tổ 2: khéo sảy, khéo sàng
+ Tổ 3: đường trơn
Tổ 4: mưa ròng
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS đọc
– Học sinh làm theo yêu cầu của GV.
Con thưa cô tiếng “bang” có âm /b/ đứng trước, vần “ang” đứng sau. (3 học sinh đọc từ “bống bang”).
+ Con thưa cô tiếng “sàng” có âm /s/ đứng trước, vần “ang” đứng sau, thanh huyền trên đầu chữ “a”. (3 học sinh đọc từ “khéo sàng”).
+ Con thưa cô tiếng “sảy” có âm /s/ đứng trước, vần “ay” đứng sau, thanh hỏi trên đầu chữ “a”. (3 học sinh đọc từ “khéo sảy”).
+ Con thưa cô tiếng “trơn” có âm /tr/ đứng trước, vần “ơn” đứng sau (3 học sinh đọc từ “đường trơn”).
+ Con thưa cô tiếng “ròng” có âm /r/ đứng trước, vần “ong” đứng sau, thanh huyền trên đầu chữ “o”. (3 học sinh đọc từ “mưa ròng”).
– HS đọc.
– HS lắng nghe.
– HS trả lời: gồm 4 dòng thơ
+ Dòng 1: Cái… bống bang
Dòng 2: Khéo… nấu cơm
Dòng 3: Mẹ… đường trơn
Dòng 4: Bống… mưa ròng
– HS lắng nghe.
– HS lắng nghe, quan sát
– HS đọc
– Cả lớp đồng thanh.
– HS lắng nghe, quan sát.
– Cá nhân đọc
– HS đọc nối tiếp
– HS lắng nghe.
– Học sinh đọc
– HS đọc đồng thanh.
+ HS lắng nghe
+ HS thi đọc
– 1- 2 HS đọc
– HS lắng nghe
– HS đọc đồng thanh.
– HS nghe và múa
– HS đọc
Mỗi tổ 1 HS xung phong đọc bài
– HS trả lời: Các tiếng trong bài có vần anh là: gánh
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS trả lời: Bức tranh vẽ 1 bạn nhỏ đang uống nước chanh.
+ HS trả lời: Có ạ!
+ HS trả lời: Có từ chanh chứa vần anh vừa học.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS đọc đồng thanh.
– HS trả lời: vẽ một quyển sách.
+ Những câu chuyện bổ ích và lí thú.
+ HS trả lời: có từ sách chứa vần ach mình vừa mới học.
+ HS nhận xét.
+ HS lắng nghe
+ Các nhóm đôi nói cho nhau nghe.
+ Một vài học sinh nói câu.
+ HS nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ HS nói.
+ HS nhận xét.
+ HS lắng nghe.
– HS trả lời: bài tập đọc: Cái bống.
– HS đọc
– HS lắng ngh

Tặng bạn 😍Truyện Ba Chú Lợn Con 😍Ngắn

Viết một bình luận