Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm [38+ Mẫu Siêu Hay]

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm ❤️️38+ Mẫu ✅ Tham Khảo Áng Văn Đặc Sắc Với Cách Viết Sinh Động Và Cách Hành Văn Ấn Tượng.

Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm chi tiết sau đây để triển khai bài văn đầy đủ ý.

1.Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
  • Khái quát ý kiến, nhận định về câu tục ngữ trên.

2. Thân bài

  • Giải thích ý nghĩa câu nói:
    • “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
    • Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
  • Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
    • Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.
    • Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.
    • Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.
    • Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách.
    • Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.
    • Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.

3.Kết bài

  • Khẳng định lại suy nghĩ về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
  • Đúc kết bài học kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên.

Có thể bạn sẽ thích 🍀 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm ❤️️ 15 Mẫu

Giải Thích Nội Dung Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm – Bài 1

Giải Thích Nội Dung Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm, cùng đón đọc bài văn hay sau đây.

Con người Việt Nam được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp. Và điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Đặc biệt là câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” – một lời khuyên vô cùng quý giá với mỗi người.

Câu tục ngữ có hai vế “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Hai từ “đói” và “rét” chỉ hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống đẹp đẽ của con người. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Như vậy, câu nói muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách dù trong hoàn cảnh khó khăn.

Con người, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải giữ được phẩm chất tốt đẹp. Khi chúng ta sống trong sạch sẽ giúp nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Đồng thời cách sống trên còn giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách. Người có lối sống tốt đẹp sẽ nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ của những người xung quanh. Mỗi người biết sống tốt sẽ góp phần xây dựng xã hội, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.

Từ xưa cho đến nay, chúng ta có thể kể đến rất nhiều những con người có lối sống thanh cao. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát hay chủ tịch Hồ Chí Minh… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.

Bên cạnh đó, có không ít người vì hoàn cảnh khó khăn mà đánh mất đi nhân cách tốt đẹp. Họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, sống không có mục đích hay thậm chí là sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Đó là một lối sống thật đáng lên án, cần phải tránh xa. Với một học sinh, việc rèn luyện đạo đức là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta cần sống ngay thẳng, trung thực và nói không với các tệ nạn xã hội… Bởi mỗi học sinh chúng ta chính là chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một đất nước phát triển.

Như vậy, “Đói cho sạch, rách cho thơm” đã đưa ra lời khuyên ý nghĩa cho con người. Chúng ta hãy sống giống như bông hoa sen, dù trong hoàn cảnh bùn lầy vẫn tỏa hương thơm ngát.

Tham Khảo Bài 🌼 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách ❤️️15 Bài Hay

Em Hãy Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Chi Tiết – Bài 2

Em Hãy Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Chi Tiết, đây là một trong những chủ đề rất hấp dẫn được nhiều bạn đọc yêu thích.

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông ta có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa răn dạy lối sống lành mạnh để ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ nét lối sống mà con người cần hướng tới đó.

Cha ông ta lấy bối cảnh nghèo khó của xã hội để thử thách lòng người. Câu tục ngữ gồm hai vế, sóng đôi bổ sung ý nghĩa cho nhau. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ muốn nói đến những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Mặc dù đói nghèo thì việc ăn uống cũng cần phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, không nên ăn thức ăn bẩn, ôi thiu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nhà dù có nghèo, quần áo dù có rách rưới thì ít nhất cũng cần phải giữ cho luôn sạch sẽ, thơm tho.

Đây là lối sống đẹp đẽ. Xét về nghĩa bóng thì ý câu tục ngữ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có sống trong bần hàn, nghèo khổ thì cũng phải luôn giữ cho lương tâm mình trong sạch. Đây là lối sống cần phải trân trọng và rèn luyện hằng ngày. Điều kiện vật chất là rất cần thiết nhưng cũng không nên vì “tiền”, vì “danh lợi” mà đánh mất đi nhân phẩm của mình. Điều này thật không nên và nó ảnh hưởng đến cốt cách của mỗi con người.

Để giữ cho bản thân mình trong sạch, không bị vướng bẩn khi xung quanh có nhiều kẻ muốn dụ dỗ, lôi kéo bạn vào những con đường mờ ám. Bản lĩnh của bạn là phải vượt qua được những cám dỗ, lôi kéo ấy. Nhân cách con người không thể bị đánh mất bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài. Trong thực tế, có nhiều gia đình nghèo và thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn được người khác ngưỡng mộ và khâm phục. Đó chính là vì họ có được một nhân cách đang được tôn trọng. Dù nghèo, dù đói nhưng tấm lòng sạch trong và đáng kính.

Chúng ta bắt gặp rất nhiều người trong những tác phẩm như Lão Hạc, Làng, Chị Dậu. Họ là những con người bần hàn, bị đẩy đến tận cùng của xã hội nhưng tấm lòng của họ, chữ tâm của họ vẫn luôn khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục.

Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, việc sống lành mạnh, không hổ thẹn với lương tâm sẽ tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ khiến cho bản thân có thể hoàn thiện mình, vừa trở thành một người có ích, đóng góp sức lực vào xây dựng đất nước. Bản thân học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần nhìn nhận bản thân mình cần trở thành một học trò chăm ngoan, học giỏi, không chạy theo bệnh thành tích.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của cha ông ta đối với con người. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, đừng để cái xấu xa dụ dỗ, lôi kéo, như thế mỗi người sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội hơn.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Ngắn Gọn – Bài 3

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ sáng tạo.

Đạo lý làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ ràng trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, tục ngữ có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của con người là ăn và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này: “Bần cùng sinh đạo tặc”, hay “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch truyền thống của cha ông.

Lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn đủ lý trí để giữ cho sạch sẽ/ Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho?

Câu tục ngữ lấy “đói và rách” là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ?

Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

Quan điểm này đối lập với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột; là sự tự khẳng định và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và mùi hương thơm ngát.

Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời khuyên giữ gìn những giá trị, nhân cách cao đẹp của con người. Chúng ta hãy biết giữ gìn điều đó để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Đón đọc tuyển tập 💕Giải Thích Câu Tục Ngữ Một Cây Làm Chẳng Nên Non Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao ❤️️ Ngắn

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Nghĩa Đen Nghĩa Bóng – Bài 4

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Nghĩa Đen Nghĩa Bóng, cùng tham khảo bài văn sau đây để có thêm nhiều kiến thức hay trong cuộc sống.

Nhân cách và đạo đức là thước đo giá trị của con người. Chính vì lẽ đó chăng mà từ ngàn đời nay, ông cha ta đã luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức cho con cháu. Như vậy, việc tu dưỡng đạo đức của bản thân trong đời sống hằng ngày đã trở thành những bài học quý giá mà chúng ta cần phải thấm nhuần. Và câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một câu tục ngữ quen thuộc đã cho chúng một bài học ý nghĩa.

Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ là một lời khuyên về việc ăn, cách mặc của con người. Đó là dù bản thân có đói đến đâu chăng nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh – “đói cho sạch”; quần áo tuy có cũ nhường nào nhưng vẫn còn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao cho sạch sẽ, tinh tươm – “rách cho thơm”. Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ này, ngoài việc nhắc nhở con cháu trong cách ăn, mặc, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời khuyên quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo đức, nhân cách của bản thân con người thông qua lối nói ẩn dụ.

Cặp hình ảnh “đói – rách” là nói về hoàn cảnh sinh sống của con người còn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều về mặt vật chất; còn “sạch – thơm” là cặp hình ảnh nói về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người. Như vậy, ta có thể khẳng định được rằng, nguyên cả câu tục ngữ là một lời khuyên cho mọi người về việc gìn giữ nhân phẩm bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định như lòng biết ơn, sự hiếu thảo, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tinh thần yêu nước. Con người phải giữ gìn nhân cách đầu tiên là do nhân cách chính là thước đo giá trị của mỗi con người, khẳng định vị trí của người đó trong cộng đồng xã hội. Chẳng phải vậy sao mà xã hội luôn trân trọng, yêu quý và tôn vinh những người có nhân cách, có đạo đức tốt đẹp.

Và chúng ta cũng biết rằng, từ xưa đến nay, việc giữ gìn nhân cách, phẩm chất đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, dân tộc Việt Nam anh hùng. Chính thế mà chúng ta luôn phải tiếp thu, biết kế thừa và phát huy để mãi mãi gìn giữ vẻ đẹp này của dân tộc.

Như vậy, để lời khuyên về nhân cách luôn được truyền lưu cho các thế hệ mai sau, các thể loại văn học dân gian đã đúc kết đưa ra những bài ca dao, các câu tục ngữ thực sự ý nghĩa như bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” hay “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Chết vinh hơn sống nhục”, “Chết đứng hơn sống quỳ” cũng là những câu tục ngữ thực sự thâm thúy. Và đặc biệt nhất có lẽ là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta, người đã bảo: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.

Tóm lại, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” mãi mãi là một lời khuyên đúng đối với tất cả mọi người trong mọi thời đại. Chúng ta cần sống một cách chân thật với mình, với mọi người, sống trong sạch, lương thiện để bản thân ta là một người tốt. Điều đó không chỉ đem lại lợi ích cho chính bản thân ta mà còn góp phần đảm bảo cuộc sống tốt đẹp chung cho tất cả mọi người.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Ngắn Nhất – Bài 5

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Ngắn Nhất sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài làm của mình.

Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ luôn là những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên răn mà ông cha ta để lại cho con cháu. Trải qua bao nhiêu năm, đó vẫn luôn là những món quà tinh thần có giá trị rất lớn trong cuộc sống của chúng ta mà không bị lỗi thời. Và câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một lời khuyên cho mỗi chúng ta, rằng sống phải không được làm điều gì trái với lương tâm cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu.

Về nghĩa đen, đó chính là câu ca dao khuyên nhủ chúng ta về cách ăn ở hàng ngày. Trong vế câu thứ nhất, ý chỉ dù cho đói, nhưng cũng không được ăn những thứ bậy bạ, không hợp vệ sinh mà dẫn đến không đảm bảo cho sức khỏe. “Miếng ăn là miếng nhục”, khi rơi vào hoàn cảnh túng quẫn thì con người thường làm mọi thứ để bất chấp danh dự để có được cái ăn, giống như câu “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Cái đói thúc đẩy người ta làm rất nhiều điều không đúng với đạo lý và nguyên tắc bình thường.

Ở vế câu thứ hai, ý nhắc nhở chúng ta phải ăn mặc quần áo rách, quần áo vá nhưng vẫn phải giữ cho quần áo của mình thơm tho, sạch sẽ. Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con người cần cố gắng giữ cho mình trong sạch, dù cho hoàn cảnh có khó khăn thế nào.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Cũng có lúc sẽ gặp phải rất nhiều chông gai, trắc trở. Những lúc ấy, con người ta rất dễ đánh mất bản ngã của mình, sẽ rất dễ bị sa vào những tội lỗi, rất dễ lầm đường lạc lối. Có bao nhiêu người được như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, khi bị đẩy vào đường cùng, ông quyết tâm tự tử chứ không chịu làm điều trái với lương tâm của mình? Vì thế, ông cha ta khuyên chúng ta, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn phải giữ vững bản ngã của mình, sống sao cho không phải thẹn với lương tâm, không thẹn với mọi người.

Mỗi chúng ta, hãy sống như câu tục ngữ trên của ông cha ta: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, để trở thành những công dân tốt, cả xã hội là một xã hội tốt, luôn giữ một tinh thần vững vàng, tự tin và không thẹn với lòng khi gặp những khó khăn, trắc trở.

Chia sẻ 🌼 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân 🌼 15 Bài Văn Hay

Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Ý Nghĩa – Bài 6

Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Ý Nghĩa để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây.

Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên. Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

Lời nhắn gửi thật đúng đắn và sâu sắc làm sao. Vậy thì tại sao con người cần “đói cho sạch rách cho thơm”. Trước tiên, cần phải hiểu rằng, không ai trong cuộc sống này được quyết định hoàn cảnh sống, nơi mà mình sinh ra trong cuộc đời. Có người may mắn được sống trong một gia đình giàu có, khá giả, nhận được tình yêu thương từ đầy đủ từ ông bà, cha mẹ, nhưng cũng có những người khi sinh ra đã không may mắn sống trong hoàn cảnh cơ cực từ bé, không người thân, không gia đình, điều kiện khó khăn, nghèo khổ.

Với những hoàn cảnh sống “đói” và “rách” ấy, không ai là muốn mình cứ mãi phải thu mình trong một hoàn cảnh như vậy, họ chọn cách vươn lên số phận, khẳng định chính mình để tìm đến những cơ hội mới, những sự giải thoát mới.

Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán trái phép… làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh. Họ cho rằng, chỉ cần có tiền, có được cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh thì việc gì họ cũng sẽ làm.

Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái. Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất, cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Vậy nên dù cho bản thân có “đói” và “rách”, thì chỉ cần một khi tâm hồn ta vẫn còn trong sạch, lòng tự trọng của ta vẫn còn vẹn nguyên để không làm những điều sai trái với tiêu chuẩn đạo đức, ta vẫn có cơ hội để tìm đến một cuộc sống mới.

Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình, sẽ luôn bị bị người đời chê trách và xa lánh.

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục.

“Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. Còn nếu bạn sinh ra là một bông hoa dại dù cho không hương, hãy sống rực rỡ dưới ánh mặt trời bằng vẻ đẹp của chính bạn, để người đời dù không biết đến hương thơm nhưng vẫn nhớ được tên loài hoa ấy.

Tìm hiểu hướng dẫn 🌹 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Hay Nhất – Bài 7

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và giới thiệu sau đây.

Cuộc sống của mỗi người luôn có những biến đổi, có những lúc thăng nhưng bên cạnh đó cũng có những nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữ vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, cân đối, nhịp nhàng. Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì. Dù có bị đói chúng ta cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù có nghèo quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa.

Đói và rách ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; sạch, thơm không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực, không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm, đạo đức của chính mình.

Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn người ta thường dễ dàng suy sụp, nản chí, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đồng thời đây cũng là lúc thử thách bản lĩnh của mỗi con người. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.

Gợi Ý Bài 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Uống Nước Nhớ Nguồn ❤️️ 15 Mẫu

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Ấn Tượng – Bài 8

Tham khảo bài văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Ấn Tượng được nhiều bạn đọc yêu thích dưới đây.

Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều lời răn dạy sâu sắc dành cho con người. Một trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” – đã đem lại một lời răn dạy thật sâu sắc.

Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nó còn ẩn chứa một bài học đạo lí về cách sống của con người thông qua nghĩa bóng. Dù đói rách, túng quẫn hay gặp khó khăn cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng và trong sạch.

Nếu như con người chịu khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại. Nhiều người mượn cớ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng. Đồng thời nếu biết giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Con người nếu có được lối sống đẹp đẽ như vậy sẽ luôn nhận được sự kính trọng, yêu mến của những người xung quanh.

Có lẽ không ai là không biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chính là tấm gương tiêu biểu cho cách sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hiếm có một nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác Hồ. Nơi ở của Bác – mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”.

Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” – Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Cách sống giản dị mà thanh cao của một con người vĩ đại.

Như vậy, với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”, chúng ta như có thêm một bài học ý nghĩa về cách sống. Mỗi người hãy tự biết tôi dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành một người có lối sống đẹp.

Chia sẻ cơ hội 🌿  Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌼 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Đặc Sắc – Bài 9

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Đặc Sắc giúp các em có thể học hỏi được cách diễn đạt bài văn hay và logic.

Ca dao Việt Nam đã ca ngợi phẩm chất cao quý của con người Việt Nam như:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Chính vì vậy mà ông cha ta cũng đã đưa ra lời khuyên qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” để răn dạy thế hệ sau phải giữ gìn phẩm chất tốt đẹp đó.

Đầu tiên, câu tục ngữ gồm có hai vế: “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” ý chỉ hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn của con người về vật chất. Còn “sạch” và “thơm” nói đến vẻ đẹp hình thức bên ngoài cũng như tâm hồn bên trong. Như vậy đó là lời khuyên nhủ con người dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.

Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Có nhiều người phải trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Nhưng càng sống trong hoàn cảnh đó, chúng ta càng phải giữ được phẩm chất, đạo đức tốt đẹp. Bởi khi nếu chịu khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại. Nếu như giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Đặc biệt, người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.

Bác Hồ chính là một minh chứng cho lối sống trong sạch. Trong suốt những năm bị giam giữ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bác vẫn giữ được cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng. Nhà tù chỉ có thể giam giữ được thể xác, chứ không thể giam giữ được tâm hồn của Người. Như vậy, mỗi học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta cần phải ý thức rèn luyện phẩm chất, đạo đức của bản thân. Và dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ được tâm hồn trong sáng, giản dị và sáng ngời những phẩm chất cao đẹp.

Như vậy, câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Sống trong sạch, ngay thẳng để góp phần xây dựng một xã hội văn minh hơn.

Tham khảo 🌹 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Cây Làm Chẳng Nên Non Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao 🌹 15 Bài Văn Hay

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Chọn Lọc – Bài 10

Bài văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Chọn Lọc sẽ mang đến nhiều ý tưởng mới để rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.

Cuộc sống của mỗi người luôn đầy biến động, có những nốt thăng và nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữ vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, khá cân đối và nhịp nhàng. Trước hết, chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ. Con người trong hoàn cảnh đói nghèo vẫn phải ăn uống sạch sẽ. Hay dù ta có nghèo, quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho và không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa.

“Đói và rách” ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; “sạch và thơm” không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực và không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn hay vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm cũng như đạo đức của chính mình.

Khi gặp những khó khăn, người ta thường dễ dàng suy sụp, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức: “đói ăn vụng, túng làm càn”. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, người dễ bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại, đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.

Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử – một người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng. Dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân.

Gần hơn là cụ Phan Bội Châu – vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, ông đã lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ. Mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp. Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.

Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Mời bạn tham khảo 🌠 Giải Thích Câu Tục Ngữ Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá Gương Người Trong Một Nước Phải Thương Nhau Cùng ❤️️ Mẫu Hay

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Đơn Giản – Bài 11

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Đơn Giản được nhiều bạn đọc chia sẻ trên các diễn đàn văn học dưới đây.

Tục ngữ là những câu nói của dân gian thường ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và được vận dụng vào đời sống, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những câu nói đó như để gửi gắm một thông điệp cuộc sống, một bài học đạo lý, một triết lí sống mà ông cha ta đã đúc kết được, một bài học coi trọng nhân phẩm, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà mình đang có trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một trong những câu tiêu biểu mang đậm tính nhân văn nói về vấn đề này.

Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là như thế nào? “Đói cho sạch” ý nói dù có đói khát thì cũng nên ăn sạch, không ăn bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Còn “rách cho thơm” ý nói quần áo không lành lặn thì cũng phải giữ cho chúng sạch sẽ, thơm tho, không được để quần áo bẩn thỉu hay có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh. Hai từ “cho” được nhắc lại ở hai vế có nghĩa là giữ lấy, nhắc nhở quyết tâm bảo vệ một cách trọn vẹn.

Tuy nhiên, nếu như chỉ dừng ở lớp nghĩa thực như vậy thì câu tục ngữ sẽ không có sự sâu sắc mà “Đói cho sạch, rách cho thơm” còn có ý nghĩa sâu xa, tế nhị hơn: Dù cuộc sống có bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn đến đâu đi chăng nữa cũng phải giữ gìn cho mình một tâm hồn trong sạch, lương thiện, nhân cách cao cả. Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần là nói đến cái đói, cái rách mà còn nói lên một chân lí, một triết lí sống đầy giá trị nhân văn.

Trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh những tỉ phú, những thương nhân giàu có hay những công nhân viên chức có cuộc sống ổn định, còn có hàng nghìn những mảnh đời khó khăn, túng thiếu, nghèo đói, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Họ sống một cuộc sống lay lắt cho qua ngày, qua tháng trong những ngôi nhà tạm bợ mà có thể bị gió bão cuốn đi bất cứ lúc nào không hay.

Cái nghèo, cái đói cứ bám theo họ mãi và họ không thể thay đổi cuộc sống của mình vì họ không có khả năng hay họ chưa gặp được cơ hội để thay đổi? Người giàu hay người nghèo cũng đều có mong muốn cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, ấm no. Người giàu lại muốn giàu hơn còn người nghèo thì với họ có miếng cơm manh áo là ấm lòng lắm rồi, vậy họ phải làm như thế nào? Có người tự lực đi lên bằng hai bàn tay trắng, lao động, làm ăn lương thiện và cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình bằng mọi giá.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người do túng quẫn quá, họ lại đi ăn cướp, ăn trộm và gây ra bao nhiêu tai họa cho xã hội; hay có những con người vì lòng tham vô đáy mà họ bất chấp dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để tham ô, hối lộ nhằm chuộc lợi cho bản thân; hoặc bất chấp nhân tính làm những điều xấu xa, thất đức để đạt được mục đích của bản thân.

Chẳng hạn như trong buôn bán kinh doanh, vì muốn kiếm thêm lợi nhuận mà chủ cửa hàng có thể bất chấp mọi thứ để làm. Họ có thể nhẫn tâm nhuộm hóa chất vào thực phẩm nhằm bảo quản, giữ gìn chúng lâu hơn, chế biến thành các món ăn cho người khác mà không quan tâm đến sức khỏe của con người sẽ bị tổn hại nghiêm trọng bởi những hóa chất độc hại đó. Hành động của họ thật đáng lên án!

Trước thực trạng biến động của xã hội như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” mà cha ông ta đã đúc kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó đúng đắn ở mọi thời đại và mang đậm tính nhân văn. Và muốn làm được những điều như vậy, mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chỉ có tự mình trau dồi và rèn luyện những thói quen tốt thì chúng ta mới mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và càng lúc khó khăn nhất, lúc tưởng chừng như chỉ còn bước đường cùng thì nhân cách của mỗi người mới được bộc lộ rõ nhất.

Kinh nghiệm sống của ông cha ta từ xưa đến nay luôn là những kinh nghiệm quý báu và đúng đắn, thật vậy, với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Xem nhiều hơn 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Răng Cái Tóc Là Góc Con Người ❤️️ 11 Mẫu

Văn Mẫu Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm – Bài 12

Văn Mẫu Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm giúp các em có thêm nhiều tài liệu hay để chuẩn bị cho kì thi của mình thật tốt.

Có những nơi làm ta mê mẩn không phải vì cảnh “sơn thủy hữu tình” mà là vì vẻ đẹp từ con người tỏa ra. Có những con người dẫu không giàu sang, tài giỏi nhưng vẫn đủ để khiến chúng ta khâm phục. Bởi ở họ, có cái đẹp hơn ánh hào quang lấp lánh của tiền tài hay trí tuệ, đó là lòng tự trọng, là sự coi trọng phẩm cách, là cách sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

“Đói, rách” là hình ảnh sự thiếu thốn, bất hạnh do hoàn cảnh sống, do cuộc đời dành cho con người. Còn “sạch, thơm” là thể hiện thái độ sống thanh bạch, luôn giữ gìn phẩm giá, cách sống đúng với những quy định, đạo đức. Những hình ảnh ẩn dụ đơn giản để nhắn nhủ về một bài học sống, về cách sống đã thành lẽ sống đẹp: sống thanh sạch, tự trọng dẫu trong hoàn cảnh thiếu thốn, “cùng đường”. Câu không có chủ ngữ, không nhắc đến đối tượng nào, cũng không loại trừ bất kì ai, là lời nhắc nhở, là cách sống của tất cả mọi người.

Cuộc sống không phải một con đường thẳng, không phải là bức tranh được tô bởi hoàn toàn những màu sắc tươi sáng và tươi đẹp. Ở đâu đó còn có những mảng tối, những mảnh đời bị Thượng Đế bỏ rơi: những con người sinh ra trong nghèo khó, đói khổ, thường gặp những bất hạnh, những sự việc không mong muốn. Ở Nhật Bản, những trận động đất khiến bao nhiêu người hóa hư vô, những người còn lại thì thêm một khoảng trống trong tâm hồn.

Trên dải đất hình chữ S xinh đẹp này, luôn có những cuộc đời phải lo tránh bão lũ, lo về thiên nhiên để đến khi hạnh phúc đơn giản chỉ là có một cuộc sống không phải chạnh vạnh, nay đây mai đó. Bên cạnh cuộc sống giàu sang, hạnh phúc còn có những góc tối, những cuộc đời chỉ mong có một chốn ở, có một bữa ăn giản dị… Những mảnh đời, sống trong cái “đói, rách” vẫn luôn hiển hiện trong cuộc sống này.

Nhưng dẫu vậy, họ vẫn sống như là một con người. Chúng ta được sinh ra, khác với con vật ở chữ “NGƯỜI”. Không như loài làm theo bản năng, chỉ cần có thứ để ăn, để sống, chúng làm mọi cách, dù có bẩn, có chẳng “thơm” gì; chúng ta có ý chí, có quan điểm và có lòng tự trọng của mình. Con người sẽ không dễ bị khuất phục bởi hoàn cảnh, bởi những nhu cầu vật chất tầm thường. Dẫu có chịu nhiều bất hạnh, những bà con miền Trung vẫn luôn tăng gia sản xuất, cần cù lao động, kiếm miếng ăn trên bàn tay của chính mình.

Những thiếu thốn, mất mát là những thứ không thể tránh khỏi, ta không được quyết định. Nhưng dù gì cũng phải đối mặt, sao ta không nhìn nó một cách hiên ngang và tự tin. Đó là thuốc thử tâm hồn, để con người nhìn ra chính mình, để sống một cuộc sống, của một con người thực sự. Thế nhưng, có những người, lại dễ bị đánh gục bởi vật chất và hào quang, bỏ cái “sạch”, cái “thơm” để được sống, được tồn tại. Nhưng đổi lại, cuộc sống lại luôn bao quanh bởi những lo lắng, suy nghĩ, tranh đấu để kiếm lợi cho mình, về mình. Và rồi, ta cũng chẳng biết sống để tận hưởng hay để chịu đựng khổ đau nữa!

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để tận hưởng. Sống sao cho không hổ thẹn với mình, với đời và để sau này nằm xuống, có thể “in dấu chân” trong tâm trí mọi người nhé!

Giới Thiệu Bài 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Thất Bại Là Mẹ Thành Công ❤️️15 Bài Hay

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Đạt Điểm Cao – Bài 13

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách dùng từ ngữ sinh động và sáng tạo.

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên răn đầy ý nghĩa. Về nghĩa đen của câu nói, ông cha ta muốn nhắc nhở với chúng ta về cách ăn uống vệ sinh thường ngày. Đó là thời kì phong kiến lúc mà người nông dân phải vất vả làm lụng trên đồng, một mình họ lại phải gánh trên vai đủ loại thuế má vô lí càn quấy, họ bị tước đoạt quyền lợi, bị đem ra để làm công cụ, những nạn đói, thiếu cái ăn, cái mặc, sự bóc lột của giai cấp trên đã khiến cho những nhu cầu thiết yếu nhất của con người là ăn và mặc cũng không thể tự đảm bảo.

Trong hoàn cảnh ấy, người nông dân phải có một sự kiềm mình rất lớn, mọi người từ già trẻ gái trai đều theo ý thức, nhắc nhở nhau giữ lấy bản tính và trái tim trong sạch, lương thiện của mình. Ông cha ta luôn dùng những câu nói ngắn gọn, súc tích nhưng lại hàm chứa những ý sâu xa nhằm khuyên răn, nhắc nhở con cháu của mình luôn thực hiện tốt và đúng ý.

Đó là dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã đến nhường nào, cũng phải cố giữ lấy phần lương thiện trong sạch trong mình, không thể vì túng quá mà làm càn, huỷ hoại đi bản tính tốt đẹp của mình, ông cha ta đã khéo léo sử dụng cặp từ “đói”, “rách” để chỉ những nghiệt ngã, khó khăn của con người khi phải đối mặt với bao thế lực ngoại cảnh ảnh hưởng, dân gian còn ghép với cặp từ “sạch”, “thơm” ý để chỉ đức tính tốt đẹp cần được gìn giữ của con người. Như vậy, câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là thông điệp ý nghĩa mà ông cha ta đã nhắn nhủ, đừng để mình cuốn vào vòng xoáy dơ bẩn mà phải giữ mình trong sạch.

Bởi một khi con người đã sa ngã, rơi vào sự dễ dãi của bản thân, nhất là với những việc đơn giản, nhu cầu thiết yếu nhất là ăn và mặc thì chắc chắn có lần một, rồi sẽ có lần hai và rồi lún chân sâu xuống hố đen đến mức không thể chạy ra ngoài. Càng dễ dãi, tự thuyết phục mình trước lỗi lầm thì con người lại càng đánh mất đi nhân phẩm của mình. Hơn nữa, người Việt vốn tin vào sự nhân quả, nếu như vì cái trước mắt mà đánh mất chính mình thì rồi cũng phải lãnh nhận hậu quả xứng đáng. Có biết bao người vì thế mà trở nên trắng tay, đến mức cứu vãn cũng không thể nữa.

Chính vì vậy, khi con người giữ vững tinh thần trước cuộc sống, chính trực, ngay thẳng thì ta có thể rèn luyện bản thân trở nên dẻo dai, kiên cường hơn cho dù đứng trước bất kì thế lực đen tối nào cám dỗ, mà hơn nữa ta cũng có thể được nhận những phần quà xứng đáng với nỗ lực ấy.

Giống như câu chuyện của chàng bồi bàn Kasey Simmons đang đứng trước chờ thanh toán, chợt anh phát hiện ra người đứng phía trước mình đang khóc và anh nghĩ rằng có lẽ là cô ấy không đủ tiền để thanh toán và anh đã sẵn sàng trả tiền hộ cô và mang đồ hộ. Hôm sau, một số tiền và lá thư cảm ơn được gửi đến nhà anh. Bức thư nói rằng cảm ơn anh vì đã biến một ngày buồn vì người thân của cô mất đã trở thành một ngày có ý nghĩa.

Cho nên, ta thấy bất kì hành động nào cũng có điều ý nghĩa của nó. Ông cha ta thật sự đã khiến cho con cháu ta trong thời này phải suy nghĩ về thông điệp không đánh mất mình. Một đất nước đang vươn lên có những con người tốt đẹp thì sẽ càng phát triển và lan toả những điều trân trọng này tới mọi người khác.

Gợi ý cho bạn 💧 Giải Thích Câu Tục Ngữ Có Chí Thì Nên ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Giáo Dục Công Dân Lớp 7 – Bài 14

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm Giáo Dục Công Dân Lớp 7, cùng tham khảo bài văn sau để có những gợi ý văn hay nhé!

Tục ngữ là những câu nói chứa đựng bài học quý giá của ông cha ta. Trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” – một lời khuyên quý giá về cách sống.

Câu tục ngữ gồm hai vế, đối xứng nhau “đói cho sạch” – “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

Trong cuộc sống, con người sẽ có lúc gặp khó khăn. Những thiên tai, dịch bệnh… là những hiểm họa khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự. Đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Nhưng đó là điều cần thiết để khiến bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng. Con người có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực. Đối với một học sinh, việc giữ gìn phẩm chất trong sạch được thể hiện ở những hành động nhỏ hàng ngày. Ví dụ như không gian lận trong thi cử, cố gắng học tập dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống giản dị không đua đòi…

Tóm lại, đây câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lý. Và cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌿  Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ ❤️️ Hay Nhất

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm GDCD 10 – Bài 15

Giải Thích Câu Tục Ngữ Đói Cho Sạch Rách Cho Thơm GDCD 10 giúp các em vừa rèn luyện kĩ năng viết vừa nắm vững được bố cục của bài văn hoàn chỉnh.

Kho tàng tục ngữ đã để lại những bài học vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” nhằm khuyên nhủ về con người về cách sống.

Câu tục ngữ gồm có hai về là “đói cho sách” và “rách cho thơm”. Ông cha ta đã mượn hình ảnh “đói” và “rét” nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Như vậy, câu nói muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong xã hội phong kiến, nhân dân thường phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị. Với bản năng của con người, khi đến bước đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào. Liệu có mấy ai còn nghĩ được đến việc giữ gìn phẩm chất? Nhưng với câu tục ngữ này, chúng ta đã có suy nghĩ hoàn toàn khác. Nhân dân lao động dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lụi.

Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, ám ảnh bởi những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.

Từ xưa đến nay, có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về lối sống trong sạch. Ở quá khứ, chúng ta có thể kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… – những con người lựa chọn lui về ở ẩn, làm bạn với thiên nhiên và rời xa chốn quan trọng lắm bon chen, lọc lừa. Ở hiện tại, chúng ta phải kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh – một tấm gương về lối sống giản dị. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được phẩm chất thanh cao của mình.

“Cái sạch, cái thơm” chính là tấm lòng khẳng khái, dù sống trong bùn đục nhưng như bông hoa sen vẫn tỏa ngát hương. Có như vậy dù cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn nhưng tâm hồn vẫn luôn thảnh thơi, cuộc sống vẫn tràn đầy niềm vui và nhàn nhã. Bài học về lòng tự trọng đó thật sâu sắc và ý nghĩa biết bao.

Như vậy, đây là một lời khuyên vô cùng quý giá cho con người. Chúng ta hãy giữ gìn cho mình một tấm lòng trong sạch dù trong bất kì hoàn cảnh nào:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Gợi ý cho bạn 💧 Giải Thích Câu Tục Ngữ Đi Một Ngày Đàng Học Một Sàng Khôn ❤️️ Chi Tiết

Viết một bình luận