Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ [36+ Bài Siêu Hay]

Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ ❤️️ 36+ Bài Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Về Tinh Thần Đoàn Kết, Tương Thân Tương Ái.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Dàn Ý Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ

Với dàn ý chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ dưới đây, các em học sinh sẽ nắm vững được bố cục và hệ thống những luận điểm cơ bản để triển khai bài viết của mình.

I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu trong số các câu ca dao tục ngữ thể hiện truyền thống ấy là “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

II. Thân bài:

-Giải thích nghĩa của các vế trong tục ngữ: “Một con ngựa” đại diện cho một cá nhân, mỗi một con người, “con ngựa đau” chính là biểu tượng cho hoàn cảnh của cá nhân con người đó khi phải đối mặt với những bất hạnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

-Chứng minh câu tục ngữ:

  • Tình thương giữa con người với nhau và giữa tập thể với cá nhân: Trong một tập thể, khi có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn
  • Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta: Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không được phép thờ ơ, hững hờ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ.
  • Những dẫn chứng chứng minh: Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại…

III. Kết bài: Khẳng định giá trị câu tục ngữ “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa truyền thống này.

Chia sẻ 🌼 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Thương Người Như Thể Thương Thân 🌼 15 Bài Văn Hay

Đoạn Văn Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ – Mẫu 1

Tham khảo đoạn văn chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ để luyện tập cách xây dựng và diễn đạt ý văn lập luận chứng minh.

Kho tàng tục ngữ của nhân dân ta vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa. Mỗi câu tục ngữ như một kinh nghiệm đúc kết của nhân dân ta. Chúng ta không thể nào quên những bài học được rút ra từ những câu tục ngữ ấy. Tiêu biểu là câu tục ngữ “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Câu tục ngữ ấy thật sự để lại những bài học kinh nghiệm cho ta.

Tác giả dân gian đã ví thật hay để nói lên ý nghĩa của câu nói ấy. Ở đây nói một con ngựa đau thì cả tàu sẽ bỏ cỏ theo. Những con ngựa ấy như cảm thấy thương con ngựa bị đau giống như mình đang bị đau vậy. Một con ngựa là số ít mà làm cho cả một tàu là số nhiều bỏ cỏ thì hẳn là có ý nghĩa. Nói như thế nhằm mục đích gì?

Có thể tạm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ trên là tình thương của những con người với nhau, là sự đoàn kết, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Coi nỗi đau của người khác giống như nỗi đau của chính mình thì mới có thể hiểu được những gì mà họ cần khi ấy. chính vì thế mà đoàn kết, nhân ái, quan tâm chính là ý nghĩa mà câu nó trên muốn nhắc đến. Và đó cũng là một lối sống đẹp của con người Việt Nam nước ta.

Trước hết nó thể hiện khi còn là một đứa trẻ. Trong suy nghĩ của một đứa trẻ thì chúng như một tờ giấy trắng vậy chính vì thế muốn tô vẽ lên trang giấy trắng ấy như thế nào thì phụ thuộc rất lớn vào những người lớn. Chính vì thế mà khi được dậy dỗ hẳn hoi nó sẽ có một tinh thân quan tâm chăm sóc người khác.

Ví dụ đơn giản như trong cuộc sống đứa trẻ ấy gặp thấy những hoàn cảnh khó khăn thì bỗng dưng nó cảm nhận được người đó rất cần được bảo vệ chăm sóc, quan tâm. Một cụ già đi trên đường đất trơn trượt như sắp ngã. Nó sẵn sàng bước đến nắm lấy tay bà mà dắt bà qua những con đường trơn trượt ấy. Quả thật là chỉ đơn giản như thế thôi đã làm cho lòng người ta ấm áp hẳn lên rồi.

Thế rồi khi lớn lên cũng thế, chúng ta không thể nào tách rời công việc cùng những tổ chức tập thể chính vì thế mà chúng ta cũng phải vì mọi người nữa. Khi ấy có biết bao nhiêu là vấn đề xảy ra những người trong cùng một tập thể bị xỉ nhục thì chính những người trong tập thể đó cũng cảm thấy đau, thấy chán không muốn làm gì, không thiết ăn uống nữa. Hay trong một gia đình. Nếu như có một người bị thương, bị đau hay tai nạn thì làm sao những người thân có thể yên tâm ngồi ở nhà mà không lo được cơ chứ.

Chưa cần biết như thế nào mà chỉ cần biết rằng khi ấy thật sự không còn bụng dạ nào mà ăn cơm hay làm bất cứ một việc gì cả. Tất cả suy nghĩ tâm hồn đều hướng đến người con bị đau ấy. Đó chẳng phải là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Hay khi người trong một nước cũng rất cần đức tính ấy thì mới có thể trải qua biết bao nhiêu khó khăn bom đạn để dành lại hòa bình độc lập được.

Qua đây ta thấy câu “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” thật sự rất có ý nghĩa và mang tính răn dạy cao. Như thế chúng ta hãy phát huy hết tinh thần đoàn kết, yêu thương chăm sóc quan tấm ấy. Nó không có phạm vi mà nó có không có giới hạn.

Tặng bạn 🌹 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Cây Làm Chẳng Nên Non Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao 🌹 15 Bài Văn Hay

Hãy Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ – Mẫu 2

Hãy chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ là một đề bài hay xoay quanh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Tham khảo bài văn mẫu dưới đây:

Từ xưa đến nay tình yêu thương con người luôn được đề cao trong xã hội, đặc biệt trong thời kỳ càng ngày phát triển hiện đại như ngày nay giá trị đó cần được nâng cao, sự tương thân tương ái được mọi người thể hiện rất nhiều. Ông cha ta có câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, câu tục ngữ đó không chỉ nói đến tình người mà còn thể hiện sự đoàn kết của dân tộc, của cộng đồng trong xã hội.

Chỉ cần khi đọc lên chúng ta đã hiểu được một phần ý nghĩa của câu tục ngữ mà các cụ muốn truyền đạt lại, khi một người “đau” thì mọi người “cả tàu” không bỏ qua mà cũng “bỏ cỏ”, cho thấy được tình yêu thương sâu sắc của con người, cũng cùng đau cùng bỏ cỏ cùng chia sẻ bên cạnh chứ không bỏ rơi, mà cùng nhau đợi cho “con ngựa” khỏe lại rồi tiếp tục những cuộc hành trình, những thử thách trong gai ở phía trước. Không chỉ đơn thuần là hình ảnh con ngựa, mà ở đây ví như con người, tập thể, tổ chức trong xã hội.

Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn đang chờ đợi mỗi người chúng ta, không ai biết trước được, mọi người hay có câu ” biết trước đã giàu”, nhưng bên cạnh chúng ta có người giúp đỡ, sẻ chia, đồng cảm, có tình thương vượt qua những khó khăn đó, thật là những điều tuyệt vời. Chẳng cần đâu xa, như trong gia đình, trong lớp khi có một bạn bị ốm thì cả nhà cũng buồn, chăm sóc mong cho người đó khỏe lại.

Như vậy, câu tục ngữ nhằm nói lên tấm lòng nhân ái giữa con người với nhau trong cùng môi trường sống, nhờ những tấm lòng ấy thì con người tạo nên được một xã hội vững chắc duy trì những mối quan hệ tốt đẹp cùng giúp đất nước phát triển. Bạn hãy thử nghĩ, khi ta gặp khó khăn, vất vả luôn có những người bên cạnh ủng hộ và giúp đỡ, đó chính là những biểu hiện giàu đẹp lòng nhân ái.

Ngoài ý nghĩa đó câu tục ngữ còn muốn nói lên sự đoàn kết. Tinh thần đó luôn được nêu cao, đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, nhất là trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ lại càng được nâng cao. Nhờ sự đoàn kết đó mà trải qua bao cuộc chiến tranh nước ta đều giành được những chiến thắng vẻ vang, đẩy lùi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến, bao nhiêu ý đồ với nước ta đều bị phá vỡ, để đưa nước ta hòa bình như ngày hôm nay.

Bác Hồ từng có câu “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Đặc biệt trong các đơn vị công an, bộ đội thì tình tương thân tương ái, tình đoàn kết, đồng chí đồng đội càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, khi một đồng chí trong đội bị thương hay phạm lỗi thì các đồng chí khác trong đội cũng đau cùng hay cùng chịu phạt, tinh thần ấy sẽ đi suốt cùng mỗi người dù trải qua thời kỳ giai đoạn nào.

Ý nghĩa của câu tục ngữ mỗi người sẽ có cách hiểu riêng nhưng hãy chia sẻ và đưa những tình yêu thương đó đến sự đoàn kết của tập thể, đẩy lùi những hành động đi ngược với lối sống, một người bị thương là cả tập thể cũng bị ảnh hưởng về tâm lý, tinh thần đoàn kết trăm người như một.

Giới trẻ ngày nay đang dần mất đi những đức tính, tinh thần ấy. Bởi vì do chính lối sống vô cảm của một bộ lớp trẻ, sự phát triển của công nghệ, thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa kéo theo rất nhiều hệ lụy kèm theo. Con người dần dần mất đi nhân cách, họ chỉ nghĩ cho bản thân, không để ý đến người khác, đạt được mục đích mà cá nhân mà quên đi tập thể.

Chính vì vậy, mà các bạn những hạt mầm tương lai của đất nước cần học tập, rèn luyện đạo đức cho tốt để sau này làm chủ nhân của đất nước đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã căn dặn, chỉ có khi những suy nghĩ đó được xóa đi thì đất nước ta mới đi lên được, tiến tới một đất nước văn minh và lành mạnh. Vì vậy những con người đó như vậy phải xem lại bản thân, thay đổi cách suy nghĩ, hành động để giúp đỡ người khác, những hành động “vô cảm” ấy trái ngược với những ý nghĩa của tục ngữ muốn truyền đạt được.

Trong kho tàng câu tục ngữ của ông cha ta để lại còn rất nhiều câu nói đến sự tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau như “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “chết cả đống còn hơn sống một mình”,… những câu tục ngữ đó cũng đã phần nào nói lên tình yêu thương, tinh thần đồng cam cộng khổ. Qua những câu tục ngữ đó ta mới thấy được văn học của nước ta thật phong phú và giàu đẹp với nhiều ý nghĩa sâu sắc, dạy cho ta cách sống sao cho đúng, cho hợp tình hợp lý.

Câu tục ngữ “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” muốn nhắc nhở mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đang cùng nhau sống trong một xã hội hãy luôn giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, không nên bỏ rơi đồng đội mình mà luôn sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ để cho cuộc sống ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Văn Chứng Minh Và Giải Thích Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ – Mẫu 3

Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt đề văn chứng minh và giải thích câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, dưới đây là bài văn mẫu đặc sắc được chọn lọc:

Con người sống trong xã hội sẽ có cộng đồng, người thân, chính tình cảm thân thương, gắn bó với nhau tạo nên sự gắn bó thân thiết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Và câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đó. Đây là truyền thống quý báu mà cha ông ta muốn khuyên nhủ con cháu đời sau cần phải giữ gìn và phát huy để tạo nên sức mạnh lớn lao.

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” có nghĩa là khi một con ngựa trong đàn ngựa bị đau ốm thì những con ngựa còn lại không ăn uống, buồn bã. Qua đó, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể gắn bó vô cùng quan trọng. Trong đó, mỗi cá nhân là một móc xích không thể thiếu để tạo thành một tập thể vững mạnh.

Cha ông ta thời xưa mượn hình ảnh con ngựa để nói lên mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” mà ông bà ta thời xưa thường răn dạy con cháu mình. Trong gia đình, hay trong một tập thể khi có một người bị đau ốm hoặc gặp tai nạn, chuyện buồn khổ nào đó thì những người còn lại cũng đau buồn theo không thiết tha ăn uống gì cả.

Câu tục ngữ nhằm nói tới tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người khi sống chung với nhau trong một ngôi nhà, một tập thể, cùng một môi trường sống. Chính sự tương thân, tương ái chia sẻ vui buồn sẽ giúp con người gần gũi nhau hơn, xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài hơn.

Trong xã hội chúng ta ngày nay có rất nhiều người có tinh thần tương thân, tương ái tinh thần sống chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau. Nhưng bên cạnh đó, có những người sống vô cùng ích kỷ, sống không quan tâm tới ai cả, mà chỉ quan tâm tới lợi ích của mình mà thôi.

Những con người đó sẽ bị xã hội loại bỏ, đến lúc họ gặp khó khăn, thử thách sẽ không có ai bên cạnh giúp đỡ sẻ chia. Họ sẽ sống cô độc, buồn tủi đến hết đời.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Chứng Minh Bầu Ơi Thương Lấy Bí Cùng 🔥 15 Bài Văn Hay

Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Hay Nhất – Mẫu 4

Gợi ý chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Tình cảm gia đình yêu ruột thịt, tình cảm với những người thân luôn luôn là một trong những tình cảm mà mỗi con người chúng ta ai ai cũng phải yêu thương nhau. Và khi một thành viên trong gia đình mà gặp khó khăn thì ai cũng lo lắng. Đúng như câu tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại như câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Thực sự không sai khi chúng ta nói được rằng những câu tục ngữ đó chính là “Túi khôn” của nhân dân ta trước đây. Nó dường như cũng đã phản ánh kết quả của quá trình quan sát thực tế và đúc rút ra kinh nghiệm sống. Thật tài tình biết bao nhiêu khi ta như cũng đã thấy được cũng chính tác giả dân gian không chỉ cho chúng ta những kiến thức về thời tiết, hay đó cũng chính là những kiến thức trồng trọt, sản xuất.

Hơn nữa những câu tục ngữ này dường như cũng đã lại còn răn dạy ta những bài học ứng xử trong cuộc đời. Bài học đường đời đầu tiên với mỗi người có lẽ là bài học về tình yêu thương. Và câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” lại như nêu ra tình yêu thương cũng như thấp thoáng đó chính là nghĩa vụ của những thành viên trong một gia đình “cả tàu”.

Điều này cũng thật dễ hiểu, ta như cũng biết được rằng, khi con người mà còn thơ bé thì chỉ biết những mối quan hệ thật thân cận như bố mẹ, ông bà. Lớn chút nữa ta như hiểu thêm được có thêm những tình cảm thầy cô, bạn bè. Thế rồi khi chúng ta mà lại bước ra ngoài xã hội ta biết thêm được rằng thế giới này thật rộng lớn biết bao nhiêu. Và hơn hết, ta dường như cũng thấy được ở bên ngoài kia cũng còn bao mảnh đời cần ta dang tay ra giúp đỡ.

Thực sự ta như cũng biết được rằng, chính tình yêu của ta lại được nhân rộng hơn cho những người xung quanh. Và lúc này đây thì ta lại thấy được gia đình là một tế bào của xã hội nếu các thành viên trong gia đình của mỗi người dường như cũng lại biết yêu thương che chở lẫn nhau thì gia đình êm ấm. Gia đình được xem như chính là tế bào của xã hội. Mõi tế bào khỏe mạnh chắc chắn cũng sẽ mâng lại cho đất nước cũng thái hòa.

Ông cha ta cũng thât tài tình khi đã lấy hình ảnh của bầy ngựa để nói chuyện con người. Một con ngựa đau như ngầm nói một thành viên trong gia đính gặp chuyện chẳng lành. Khi một thành viên trong gia đình gặp những điều không may thì “cả tàu”, tức là cả nhà cũng sẽ hết sức là lo lắng và đùng bọc cho thành viên đó. Chữ “bỏ cỏ” như cũng đã phần nói lột tả được những sự lo lắng của các thành viên trong một gia đình. Câu tục ngữ hình ảnh gần gũi, ngắn gọn dường như đã mang đến cho người ta biết bao nhiêu ý nghĩa sâu sắc.

Thế rồi ta như thấy được rằng, chính minh chứng rõ nét cho sức mạnh của tình yêu thương ở đây dường như cũng chính là những sự chiến thắng của dân tộc ta đối với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đất nước như cùng vùng lên để đánh kẻ thù chung. Ta dường như thấy được khi mà khúc ruột miền Trung gặp thiên tai thì đồng bào cả nước lại lo lắng và quyên góp ủng hộ để có thể giúp cho bà con miền Trung có thể thoát khỏi được nạn lũ lụt đó.

Không thể phủ nhận được chính tình yêu thương, đùm bọc, “lá lành đùm lá rách” hàng năm nó dường như cũng sẽ vẫn được thể hiện qua những hành động cứu trợ miền Trung bão lũ. Hay đó cũng chính là những chương trình như “Tết cho người nghèo”, “Đông ấm vùng cao”,…Tất cả đây cũng chính là những hành động thiết thực thể hiện sự quan tâm đối với cộng đồng của nhân dân ta.

Tuy vậy, thật đáng buồn biết bao nhiêu, ta dường như cũng đã thấy được rằng, chính trong cuộc sống còn có những người sống ích kỉ, vô cảm trước những khó khăn của người khác. Đó có thể nói chính là những gương xấu cần lên án gay gắt. Hơn lúc nào hết tình yêu thương của con người cũng cần được lan rộng ra đúng với tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Mời bạn tham khảo 🌠 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Lá Lành Đùm Lá Rách 🌠 15 Bài Hay

Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Ngắn Gọn – Mẫu 5

Viết bài chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt súc tích, cô đọng ý nghĩa.

“Lá lách đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”… Truyền thống tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn của dân tộc ta xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể. Cha ông ta từng nói: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” cũng mang hàm nghĩa ấy.

Trong câu tục ngữ “Một ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “tàu” chỉ máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Ngựa là một loài vật phải lao động nặng, có nhu cầu sử dụng lượng thực nhiều. Nhưng khi “một con ngựa đau” mà “cả tàu không ăn cỏ” điều đó cho thấy cả đàn ngựa cũng buồn bã, không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến sức khỏe của chính bản thân mình.

Câu tục ngữ mang hàm ý rất sâu sắc: khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên. Câu tục ngữ này đã phản ánh rất trung thực đời sống tinh thần tình cảm biết quan tâm, chia sẻ những buồn vui nỗi buồn của người Việt Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ trong đời sống hàng ngày.

Trong gia đình mỗi chúng ta, khi có người bị ốm, những thành viên khác cũng rất lo lắng, bồn chồn. Bạn có nhớ lần bạn bị ốm, mẹ đã thức suốt đêm để chăm cho bạn ngủ, mẹ thay khăn chườm, mẹ đắp lại chăn… Bố cũng ăn cơm không ngon, người đi công tác mà liên tục gọi điện về hỏi thăm tình hình của bạn. Bạn cũng chẳng thể nào quên ngày bố đi công tác xa vào đúng đợt rét tăng cường. Mẹ nghe dự báo thời tiết mà đứng ngồi không yên vì bố chủ quan không mang áo rét. Bạn cũng vì thế mà bồn chồn đi lại…

Trong lớp học của chúng ta cũng vậy. Khi có một bạn bị ốm phải nghỉ học, các bạn khác chợt thấy thiếu vắng mà lòng nao nao buồn. Sau buổi học, ai cũng cố sắp xếp thời gian đi thăm bạn. Lại nữa, nếu trong lớp học có bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì lớp chắc chắn sẽ có một quỹ khuyến học để động viên, giúp đỡ bạn trong đời sống sinh hoạt.

Không chỉ vậy, tấm lòng đồng cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh bất hạnh không bó hẹp trong một gia đình, một lớp học mà lan rộng trong cộng đồng xã hội. Những em bé lang thang cơ nhỡ, những cụ già không nơi nương tựa, những trẻ em tật nguyền, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn… khiến trái tim của bao người rung lên thương cảm.

Biểu hiện sinh động của những tấm lòng nhân ái là sự phát triển của những hoạt động từ thiện. Ta có thể kể đến quỹ “Vì người nghèo”, quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ ủng hộ trẻ em nghèo hiếu học… Như vậy, không chỉ một nhóm, một tập thể mà cả cộng đồng xã hội đã quan tâm, chia sẻ với nỗi đau của những người bất hạnh.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Bài Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết bài chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý hay trong bài văn mẫu dưới đây:

Tinh thần yêu thương một tổ chức một cộng đồng hay nói rộng ra là toàn xã hội là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bàn về vấn đề này có rất nhiều câu ca dao khuyên con người phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Vấn đề ấy được nhắc đến thường xuyên qua lời dạy dỗ của cha mẹ thầy cô từ khi chúng ta còn rất nhỏ qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Trước hết chúng ta cần phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. Con ngựa là một loài động vật có sức khỏe, là một loại động vật ăn rất nhiều. Còn “tàu” là cái máng lợn hoặc là chuồng ngựa. Ở đây tàu có nghĩa là một chuồng ngựa. Câu tục ngữ có nghĩa là khi một con ngựa trong đàn mà bị ốm không ăn được thì cả đàn ngựa đó cũng không muốn ăn gì cả mà chăm sóc con ngựa bị ốm để nó mau chóng khỏi bệnh khỏe để cùng chơi đùa với chúng.

Dân gian đã mượn hình ảnh một con vật nuôi ở đây là con ngựa một con vật vốn thân thiết với con người để nói đến một vấn đề sâu sắc về con người “Một con ngựa đau” hàm ý chỉ sự hoạn nạn khó khăn của một cá thể còn “cả tàu bỏ cỏ” thể hiện sự sẻ chia của cả một đồng loại. Câu thành ngữ đã nói lên sự sẻ chia khi gặp khó khăn hoạn nạn tinh thần tương ái của cộng đồng luân quan tâm của một tập thể đến một cá thể trong xã hội.

Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp phải những khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống. Trước hết đó là trong một tập thể, đó là sự quan tâm chăm sóc đến nhau của một tập thể đối với một cá nhân. Đó là mối quan tâm của cha mẹ của anh chị em đối với ta khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống.

Đó chỉ cần là những lời động viên an ủi thôi cũng khiến cho chúng ta ấm lòng cảm thấy tự tin hơn và dường như những nỗi khó khăn cũng được voi khi phần nào. Đó cũng là sự quan tâm của một tập thể lớp đối với một bạn trong lớp khi bạn ấy gặp khó khăn trong gia đình hay những chuyện trong cuộc sống

Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam ta cũng bắt gặp không ít những câu tục ngữ, ca dao như thế. Đó là: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”.

Hay:

“Nhũ điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Qua đó ta mở rộng vấn đề ra một vấn đề rộng lớn hơn. Đó chính là sự đoàn kết trong cả một cộng đồng một xã hội, ý thức đoàn kết cả một xã hội lại với nhau chứ không dừng lại ở một tập thể. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã biết rất rõ ý nghĩ của câu ca dao này.

Nhưng với một lớp nghĩa rộng hơn thì đã là con người thì ai cũng cần có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp vì thế việc chia sẻ những gì mình có thật sự rất quan trọng trong cuộc sống để có thêm nhiều niềm vui hơn và để bớt đi những giọt nước mắt rơi xuống.

Con người cần phải yêu thương nhau bởi một dân tộc nếu không hòa nhập với cộng động với xã hội thì cũng như là người đó không tồn tại trong xã hội. Con người sống một mình luôn cô đơn không tìm được ý niệm của cuộc sống và thật tẻ nhạt khi ta không thể sẻ chia cùng ai đó một niềm vui to lớn của cuộc đời hay những nỗi buồn không biết san sẻ cùng ai. Khi đó cũng rất cần cố kết cộng đồng cùng nhau xây dựng xã hội.

Tình cảm cộng đồng sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn về cả vật chất và tinh thần khiến con người vượt qua bao khó khăn chiến thắng kẻ thù và hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc. Những hành động nhỏ giúp đỡ mọi người khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng hơn trong những ngày đông giá rét xua tan đi mọi lo lắng phiền muộn khiến ta yêu thương cuộc đời yêu thương con người hơn và điều đó thật đáng quý biết bao. Bên cạnh đó ta cũng cần phê phán thói dửng dưng trước những nỗi đau của người khác.

Ta cũng thấy thật thất vọng khi gần đây đức tính đoàn kết yêu thương cộng đồng của nhân dân ta ngày càng xuống dốc. Đó là thái độ thờ ơ mỗi khi những người gặp tai nạn giữa đường. Họ không những không giúp đỡ như gọi một cú điện thoại cho xe cấp cứu mà còn túm năm tụm ba người chụp ảnh người quay phim người bàn tán. Đó là một bộ phận nhở những người dân hiện nay có tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”

Tinh thần đoàn kết đã được đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận một cách rất rõ nét “nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Hưởng ứng phong trào đại đoàn kết dân tộc của Bác của đảng chúng ta hãy cùng nhau giúp đỡ những người xung quanh mình dù là những việc nhỏ nhất.

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” mãi là một lời dạy bảo triết lí đối với chúng ta. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy luôn quan tâm yêu thương đối với những người xung quanh và cao hơn đó chính là ý thức đoàn kết cố kết lại cộng đồng.

Đón đọc 🌜 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Tấc Đất Tấc Vàng 🌜 13 Mẫu Hay

Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Đặc Sắc – Mẫu 7

Đón đọc bài văn mẫu chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ đặc sắc với những ý văn phong phú và giàu ý nghĩa.

Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc đó chính là tinh thần đoàn kết. Từ bao đời nay, con người ta luôn được giáo dục những bài học về “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” để khuyên con người ta biết sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn. Bàn về vấn đề này, ông cha ta cũng có câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Bằng cách ví von với hình ảnh “ngựa” và “cỏ”, ông cha ta đã đưa ra một bài học đạo lý thật sâu sắc biết bao. “Một con ngựa” là đại diện cho một cá nhân nằm trong một “tàu” – tức là một tập thể. Khi con ngựa bị đau thì cả tàu cũng đau buồn, lo lắng đến “bỏ cỏ”. Từ đó, ông cha ta liên tưởng đến con người trong một tập thể, mỗi người phải biết giúp đỡ, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn, thử thách, cần biết sống vị tha, luôn nhớ về đồng loại của mình.

Câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Cần phải hiểu rằng, không phải ai cũng có thể sống một mình lẻ loi trong cuộc sống này, mà mỗi chúng ta luôn cần biết hướng về cộng đồng, hướng về tập thể, xây dựng cộng đồng ấy ngày một phát triển, mà để phát triển thì con người luôn cần biết giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau để vì một mục đích chung cao cả.

Khi xưa, chính nhờ có tinh thần đoàn kết toàn dân, ông cha ta đã kiên cường chiến thắng được sách đô hộ, xâm lược của kẻ thù. Cũng chính tình yêu thương, sẻ chia mà biết bao những đồng bào vùng lũ lụt, những hoàn cảnh khó khăn đã được giúp đỡ một phần để cải thiện cuộc sống bởi những tấm lòng hảo tâm, những trái tim vàng luôn rộng mở, lan tỏa hơi ấm tình thương.

Không chỉ có thế, đôi khi, trong cuộc sống, con người ta có lúc gặp những thất bại, khó khăn mà không thể lường trước được, và không thể tự mình vượt qua. Vì thế, cần có những bàn tay nâng đỡ ta dậy, giúp ta vượt qua những gian nan, thử thách ấy. Khi biết yêu thương, sẻ chia, ta cũng sẽ giúp cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn, con người ta biết sống vì cộng đồng, vì tập thể, từ bỏ những ích kỷ cá nhân để sống vị tha, để đóng góp một phần nhỏ của mình đến cuộc sống xung quanh.

Chính sự cảm thông, sẻ chia sẽ là chiếc cầu nối giữa con người với con người, để xã hội luôn tràn ngập tình yêu thương, gắn bó, mà khi một xã hội đã đoàn kết để cùng hướng về một mục tiêu chung thì xã hội ấy sẽ ngày một phát triển đạt được những thành quả nhất định.

Biết sống vị tha là một lối sống tốt đẹp, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng có được đức tính ấy, mà cần phụ thuộc vào sự rèn luyện, đó là cả một quá trình lâu dài. “Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương, hạnh phúc sẽ đong đầy”. Con người ta cần biết học cách sẻ chia nhiều hơn, đồng cảm nhiều hơn hi sinh nhiều hơn, luôn hướng về cái thiện, khát khao xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.

Tất nhiên, cần phải biết cho đi tình yêu đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh, không nên phân phát nó một cách bừa bãi, kể cả những hoàn cảnh không hề khó khăn hay những con người xấu xa. Tình yêu thương của bạn vẫn cần nằm trong đúng khuôn khổ của chuẩn mực đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn tồn tại những con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi, vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn, không có tinh thần tập thể, thờ ơ với chính những người xung quanh. Đây là một lối sống đáng phê phán và cần bài trừ.

Như vậy, đây là một lời khuyên quý giá dành. Mỗi người hãy ghi nhớ để có thể thêm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Giới thiệu tuyển tập 💧 Giải Thích Câu Tục Ngữ Cái Răng Cái Tóc Là Góc Con Người 💧 11 Mẫu Hay

Bài Văn Chứng Minh Ý Nghĩa Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ – Mẫu 8

Tham khảo bài văn chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ để có thêm những góc nhìn và nhận định sâu sắc hơn về vấn đề cần chứng minh.

Tình thương giữa con người với nhau là tiền đề tạo nên sự gắn bó lâu dài và sâu sắc. Đây chính là nền tảng để duy trì và phát triển hơn nữa sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cha ông ta vẫn thường bảo rằng tình yêu có thể làm xoa dịu nhiều nỗi đau, nỗi buồn. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nói lên sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông đối với người khác. Đây là truyền thống mà người đời đi trước vẫn khuyên răn con cháu đời sau nên nhớ về.

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vừa nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể. Bởi tập thể được tạo nên, được gắn kết từ nhiều cá nhân. Và cá nhân chính là những mắt xích móc nối trở thành một tập thể vững mạnh.

Dân gian đã khéo kéo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội hiện nhau. Khi một con ngựa bị “đau” do ốm, do ngã hay do lí do gì đó thì những con ngựa khác trong chuồng đó cũng “đau”, cũng “bỏ cỏ”. Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ. Còn ý nghĩa hàm ý ẩn chứa sau từng câu, từng chữ.

Không hẳn dân gian xưa chỉ nhắc đến con ngựa đơn thuần như thế. Cha ông ta còn muốn nói đến con người. Khi có một cá nhân trong tập thể gặp hoạn nạn, gặp tai ương, khó khăn hay đau ốm gì thì đều ảnh hưởng đến tâm lí của những người khác. Họ sẽ lo lắng, sẽ bất an, sẽ cùng động viên và chia sẻ với cá nhân đó để vượt qua hoàn cảnh và hướng về phía trước.

Như vậy câu tục ngữ trên nhằm nó đến tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa những con người cùng chung sống trong một môi trường. Sự tương thân tương ái đó sẽ tạo nên sự vững chắc và bền vững giúp duy trì những mối quan hệ đó lâu dài hơn.

Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái.

Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau.

Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ít kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Bài Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Bài văn chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ học sinh giỏi đã làm sáng tỏ vấn đề với cách lập luận logic, mạch lạc. Tham khảo dưới đây:

Tình yêu thương, lòng nhân ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ bao đời nay, ông bà ta luôn nhắc nhở nhau phải biết “ thương người như thể thương thân”. Vấn đề ấy lại được nhắc nhở thường xuyên qua lời khuyên của cha mẹ, lời giáo huấn của thầy cô trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Câu tục ngữ là bài học quý báu luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ.

Bằng cách ví von bóng bẩy, câu tục ngữ đưa lên hình ảnh một đàn ngựa đang đau buồn không ăn cỏ vì có một con trong đàn bị đau. Từ đó, ta liên tưởng đến con người: “chúng ta sống chung với nhau phải biết đến tình đồng loại, đồng bào, phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau bằng lòng nhân ái.

Lời khuyên là một bài học luôn nhắc nhở chúng ta vấn đề này mọi người đều hiểu rằng không ai có thể sống lẻ loi một mình trên thế gian này được mà phải hòa nhập vào cộng đồng loài người. Vì thế, ta phải có bổn phận xây dựng cộng đồng ấy ngày được tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy ta phải biết quan tâm chăm sóc nhau,lo lắng cho nhau nhất là khi những người chung quanh chúng ta gặp khó khăn hoạn nạn. Đây là cách sống và là đạo lý đã có từ ngàn xưa của nhân dân ta, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

Nhờ vậy mà dân tộc ta mới vượt nhau qua được mọi khó khăn thử thách có lúc tưởng chừng như không vượt qua nổi. Đã bao lần dân ta phải đối đầu với bọn ngoại xâm,hết kẻ thù này đến kẻ thù khác sang xâm chiếm. Chính lúc ấy tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, quyết tâmmột lòng chống kẻ thù chung đã giúp ông cha ta chiến thắng. Liên tiếp nhiều năm liền đất nước bị thiên tai bão lũ với tình đồng loại, đồng bào nhân dân cả nước đã nhường cơm sẻ áo cho nhau để cứu giúp những người hoạn nạn. Trước tình cảnh khó khăn của mọi người đâu ai có thể làm ngơ.

Là loài vật mà đàn ngựa kia còn biết yêu thương nhau qua biểu hiện khi “một con ngựa đau” cả “tàu phải bỏ cỏ” huống chi ta là con người có trái tim, khối óc làm sao ta có thể làm ngơ, có thể không đau lòng trước nổi đau chung của nhân loại.

Cũng chính từ những suy nghĩ đó mà các Hội từ thiện ra đời, và đã mở rộng tầm hoạt động ở khắp mọi nơi trên phạm vi toàn thế giới. Nó trở thành tinh thần nhân loại, tình người cao cả. Những người làm công tác từ thiện đó đã mở rộng vòng tay đem tình yêu thương đến những người bất hạnh: những trẻ mồ côi, người bị khuyết tật…. tất cả những việc làm ấy đã làm sáng tỏ câu tục ngữ: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Vậy mà trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bên cạnh những tấm lòng đẹp đẽ cao cả ấy lại có những bộ mặt xấu xa của lòng ích kỷ, của sự hẹp hòi. Họ là những kẻ không có nhân đạo, không có lương tâm nên dửng dưng trước nổi đau của người khác, chỉ lo sống phè phởn cho bản thân mình. Thật đau lòng biết bao cho những con người mà lại mất tính người, càng suy nghĩ ta càng thấm thía lời dạy của người xưa. Sự cảm thông chia sẻ cho nhau là nhịp cầu nối để cho mọi người đến với nhau tốt đẹp hơn.

Ta cũng nên hiểu rằng khi ta giúp đỡ cho người khác tức là ta đã có cho và có nhận, bởi lẽ mỗi khi bản thân ta giúp đỡ được ai cũng sẽ cảm thấy vui trong lòng như vậy chẳng phải ta đã nhận được điều hạnh phúc đó sao?

Nói như vậy, không phải ta giúp người một cách bừa bãi và không suy nghĩ đâu. Giúp người thương người để ta giúp họ được khó khăn hoạn nạn là điều đáng quý nhưng giúp đỡ họ để nuôi dưỡng những thói hư tật xấu như lười biếng lao động, ỷ lại kẻ khác thì đó là điều không nên. Sự yêu thương,lòng thông cảm phải đặt đúng chỗ, đúng đối tượng thì việc làm ấy mới là nghĩa cử cao đẹp, có tác dụng tốt góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

Tục ngữ ca dao luôn là lời giáo huấn đáng trân trọng. “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” mãi mãi là lời dạy bảo thiết thực đối với chúng ta. Nhất là trong xu hướng của thời đại hiện nay,mọi người trên hành tinh này đều muốn được sống hòa bình, hạnh phúc thì lời khuyên của câu tục ngữ “phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau” lại càng có giá trị vô ngần.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Học Học Nữa Học Mãi 🌹 15 Mẫu Đặc Sắc

Văn Chứng Minh Câu Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Sinh Động – Mẫu 10

Muốn viết bài văn chứng minh câu một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ sinh động, các em học sinh cần có những dẫn chứng phong phú để mở rộng bài làm của mình. Đón đọc bài văn mẫu như sau:

Tinh thần “tương thân tương ái”, đoàn kết giúp đỡ nhau của dân tộc ta từ xưa đến nay vẫn luôn được giữ gìn và phát huy rất tốt. Chưa nói gì là anh em ruột thịt, người cùng một nước, gọi tên hai tiếng “đồng bào” vẫn phải giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, loài vật mà còn biết đau xót vì nhau chứ huống chi là con người.

Chúng ta hãy hiểu rằng, giúp người cũng chính là giúp mình còn hại người cũng như hại mình. Bạn cho đi nhân nào thì có ngày cũng gặp lại quả ấy mà thôi. Mượn hình ảnh của những con ngựa trong cùng một môi trường sinh trưởng để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ giữa người với người. Khi một con ngựa bị đau ốm, cả bầy ngựa cũng chẳng buồn ăn. Nhìn thấy người anh em, người đồng đội của mình như thế, tất cả những con ngựa còn lại cũng muốn thể hiện một chút hành động nhỏ nhằm bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ của mình.

Đến cả loài vật còn biết như thế huống chi là con người chúng ta. Ngoài câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, văn học dân gian Việt Nam còn có vô vàn những câu thể hiện lý tưởng đó.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hoặc như “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”… Không cần dùng hành động gì quá to tát, sự chia sẻ lan tỏa từ tấm lòng mới chính là điều đáng quý và cần được gìn giữ.

Đôi khi, chúng ta nhìn thấy ở ngoài đường những người ăn xin tội nghiệp, người khuyết tật bán hàng rong hay những cụ già đang lang thang cơ nhỡ,…Tự trong lòng, bạn cảm thấy chợt buồn và cảm thấy tâm tư chùng xuống. Điều đó chứng tỏ, bạn thật sự có cảm xúc như một con người bình thường, biết thương cảm khi nhìn thấy nỗi đau của đồng loại.

Chúng ta thừa hiểu rằng, xã hội đang dần phát triển nhưng sự phân chia tầng lớp giữa giàu và nghèo là điều hiển nhiên không thể thay đổi. Người giàu thì vô số nhưng người nghèo cũng không ít. Hàng ngày, mỗi chúng ta đều phấn đấu và nỗ lực để mong sao cuộc sống luôn được đủ đầy. Cứ như thế, chúng ta lại dần bị cuốn vào thế giới của riêng mình và thờ ơ với nỗi đau của những người xung quanh.

Tôi biết rằng, nhiều người trong chúng ta có lòng nhưng mà sức lại không đủ. Làm sao đây khi bạn muốn giúp đỡ một ai đó nhưng sức lực lại chẳng đáng là bao nhiêu. Bởi thế, sự bất lực khiến bản thân cảm thấy khó chịu và bạn xua đi mọi ý nghĩa nhân ái để làm mình đỡ mệt mỏi hơn. Có sao đâu, chúng ta không thể giúp đỡ hết những người khổ sở trên thế gian này nhưng chúng ta có thể giúp được một trong số họ.

Bạn có thể mua giúp cụ già tờ vé số, mua giúp cô bé cây kẹo hay trả thêm tiền đánh giày mà không cần thối lại… Chúng ta chỉ thể hiện những hành động đơn giản như thế thôi nhưng đã đổi lại ý nghĩa lớn lao. Tất nhiên rằng, bạn hãy thể hiện điều đó bằng tấm lòng của mình.

Mỗi ngày, chúng ta đều cảm thấy an ủi vì còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh được các nhà hảo tâm giúp đỡ. Những ngôi chùa được xây cho người vô gia cư, trẻ em cơ nhỡ và trẻ sơ sinh. Đến những chương trình đến thăm nhà người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ lương thực cho người dân vùng sâu, vùng xa… Đó là những giây phút, tôi cảm thấy ấm lòng vì ít ra, còn có người giúp đỡ họ.

Tóm lại, câu tuc ngữ đã để lại một lời khuyên đúng đắn dành cho mỗi người chúng ta cần ghi nhớ.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Không Thầy Đố Mày Làm Nên 🌼 15 Mẫu Hay Và Đặc Sắc

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Chọn Lọc – Mẫu 11

Văn mẫu chứng minh tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ chọn lọc sẽ là một trong những tư liệu hay cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Tục ngữ là những câu nói chứa đựng những giá trị sâu sắc trong cuộc sống. Một trong số đó là câu: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” để lại cho người đọc, người nghe nhiều suy tư.

Trước hết cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. “Một con ngựa đau” chỉ một con người đang ốm yếu, không thể ăn uống được. Còn “cả tàu bỏ cỏ” nghĩa là khi một con ngựa ốm yếu, không ăn uống thì các con ngựa khác trong tàu cũng bỏ ăn uống theo. Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh này để nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó chính là tình thương, sự đoàn kết giữa con người Việt Nam.

Trong một tập thể, khi có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thì những người khác luôn sẵn sàng giúp đỡ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn. Con người từ khi sinh ra đã có được tình yêu thương từ những người thân trong gia đình, đó là bố mẹ.

Họ là người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, ở bên chúng ta trong hành trình trưởng thành. Họ là người đã đưa tay ra ôm lấy khi chúng ta ngã trong những bước đi chập chững đầu tiên. Bố mẹ cũng là người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con của mình trở về mỗi khi vấp ngã. Nếu được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, con người sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên hơn bao giờ hết.

Đến khi lớn lên, chúng ta quen được những người bạn tốt, họ cũng yêu mến và giúp đỡ chúng ta những khó khăn trong công việc. Lúc trưởng thành, chúng ta gặp được người mà mình yêu thương, muốn chăm sóc cả đời. Khi đi làm, chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, những chia sẻ và thấu hiểu về khó khăn.

Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước,…thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng.

Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.

Sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thể thương thân…Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau.

Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên trang sử vẻ vang với một nghìn năm Bắc thuộc với những cuộc đấu tranh: Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương – Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên …

Nhưng có phải kể đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dù cho là cuộc chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người kiệt xuất, còn có sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ thù. Nhờ vậy, dân tộc ta mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay.

Như vậy, câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” là hoàn toàn đúng đắn. Nó đã gợi ra cho chúng ta những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Văn Chứng Minh Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Ngắn Hay – Mẫu 12

Bài văn chứng minh tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ngắn hay sẽ giúp các em học sinh nắm được hệ thống luận điểm rõ ràng và vận dụng vào bài làm của mình.

Để dạy cho con cháu về truyền thống đoàn kết đáng quý của dân tộc. Ông cha ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

“Một con ngựa” chỉ một cá nhân riêng biệt, và “cả tàu” chính là một tập thể to lớn. Khi một con ngựa bị ốm, không thể ăn uống, nghỉ ngơi bình thường, thì cả tàu cũng dừng lại, cùng buồn bã, đau khổ chung với chú ngựa kia. Hình ảnh đó ẩn dụ cho sự đoàn kết, cùng nhau gồng gánh, vượt qua khó khăn của mọi người trong một tập thể. Khi một người gặp chuyện khó khăn, mọi người sẽ cùng san sẻ để vượt qua.

Sự đoàn kết là vô cùng quan trọng trong cuộc sống này. Bởi khi chúng ta cùng chung sức với nhau thì sẽ tạo nên nguồn sức mạnh to lớn và vĩ đại hơn rất nhiều. Từ đó, mọi việc khó khăn rồi sẽ được giải quyết. Điều đó được thể hiện rõ qua cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Từ già trẻ lớn bé, ai cũng tham gia chống giặc. Người góp sức, người hiến của. Cả trăm triệu đồng bào cùng nhau chung tay đoàn kết. Nhờ vậy mà một dân tộc nhỏ bé như chúng ta có thể đánh bại hai đế quốc khổng lồ. Đó chính là giá trị to lớn của sự đoàn kết.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta vẫn cần phải phát huy, rèn luyện bản thân. Tạo nên sức mạnh và giá trị riêng biệt. Chứ không phải lúc nào cũng chăm chăm vào sức mạnh tập thể, vào sự chia sẻ, hỗ trợ của người khác. Bởi khi mỗi người dân đều tài giỏi, khỏe mạnh, vui vẻ thì cộng đồng mới vững mạnh và phát triển bền chặt được.

Hiện nay, nhân dân ta vẫn phát huy vô cùng mạnh mẽ truyền thống đoàn kết mà cha ông vẫn răn dạy. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận người dân chưa thực sự thấu hiểu nên nghe lời xúi dục của kẻ khác, lăm le phá vỡ khối đại đoàn kết của dân tộc ta. Thật là đáng xấu hổ.

Là một học sinh, em luôn thấm nhuần bài học đoàn kết. Bài học đó đi từ những câu chuyện, những trang sách ra đến đời thực. Em luôn hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, cùng nhau tiến bộ. Đồng thời, em luôn cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt, để có thể cống hiến thật nhiều cho khối đại đoàn kết của dân tộc ta.

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều giá trị cũ đã bị thay thế. Tuy vậy, bài học quý giá trong câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ mà cha ông để lại, sẽ vẫn còn vẹn nguyên mãi.

Gửi đến bạn 🍃 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Tốt Gỗ Hơn Tốt Nước Sơn 🍃 15 Mẫu Ý Nghĩa

Văn Mẫu Chứng Minh Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Ngắn Nhất – Mẫu 13

Văn mẫu chứng minh tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là một bài học nêu lên lời khuyên về tình thương đồng loại.

Đầu tiên, “một con ngựa đau” mang hàm nghĩa về sự hoạn nạn, đau khổ của một cá thể. Còn “cả tàu bỏ cỏ” hàm chỉ sự chia sẻ của đồng loại đối với nỗi đau của một cá thể “tàu” cũng là chuồng để nhốt ngựa. Nơi nhốt trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo gọi là chuồng. Nơi nhốt voi, nhốt ngựa thì gọi là tàu. Ngôn ngữ của dân tộc thì giàu có. “Cả tàu” chỉ tất cả đàn ngựa trong tàu, là mọi thành viên của một cộng đồng. Hành động “bỏ cỏ” nghĩa là không ăn uống, sống trong tâm trạng đau buồn ghê gớm.

“Cả tàu bỏ cỏ” nói lên cả đàn ngựa bỏ ăn, cùng chia sẻ nỗi đau buồn khi “con ngựa đau” gặp điều bất hạnh. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta nêu lên bài học đạo lý rằng khi mọi người biết sống trong tình thương, biết gắn bó, quan tâm, san sẻ niềm đau, nỗi buồn với đồng loại. Trong cuộc sống, trước mọi mất mát, đau khổ, hoạn nạn của mọi người không nên dửng dưng, không thể “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”.

Tình thương làm cho con người trở nên cao quý. Được sống trong tình thương là được sống trong hạnh phúc. Vui buồn có nhau, hoạn nạn khó khăn có nhau, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Trong hoạn nạn, phải được san sẻ, phải được đùm bọc, được cảm thông, được giúp đỡ, đồng cam cộng khổ với nhau. Trong một gia đình thì “Chị ngã em nâng”. Bà con láng giềng thì “lúc tắt lửa tối đèn có nhau”. Bước vào cuộc đời rộng lớn, hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình thương “lá lành đùm lá rách”.

Biết xúc động, cảm cảnh trước nỗi đau của mỗi người. Biết yêu thương, an ủi, san sẻ nỗi buồn đau của đồng loại. Biết giúp đỡ vật chất trước mất mát, ốm đau tật bệnh, đói nghèo vì thiên tai bão lụt. Biết đoàn kết để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Càng thương mình bao nhiêu ta càng thương người bấy nhiêu.

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã dạy ta hai chữ tình thương. Con người càng suy nghĩ càng thấm thía.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Thất Bại Là Mẹ Thành Công 🍀 15 Mẫu Đặc Sắc

Bài Chứng Minh Câu Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Đơn Giản – Mẫu 14

Tham khảo bài chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ đơn giản để nắm vững phương pháp làm bài và ôn tập hiệu quả.

Trong kho tàng ca dao dân ca của Việt Nam ta có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết, sự gắn bó keo sơn tình nghĩa giữa con người với con người. Nhờ có những câu ca dao ấy mà dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu trong số các câu ca dao tục ngữ ấy là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

Câu tục ngữ trên đã nêu lên và khẳng định mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người với nhau, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng, xã hội. Nó không chỉ ca ngợi về tình người ấm áp và còn mang đến cho chúng ta bài học về tinh thần đoàn kết. “Một con ngựa” đại diện cho một cá nhân, mỗi một con người, “con ngựa đau” chính là biểu tượng cho hoàn cảnh của cá nhân con người đó khi phải đối mặt với những bất hạnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

“Cả tàu” ý nói là cả tàu ngựa hay đàn ngựa, tượng trưng cho một tập thể, cộng đồng và lớn hơn là cả xã hội bao gồm những con người cùng chung sống. Khi một con ngựa bị đau thì cả tàu ngựa “bỏ cỏ” ý muốn nói về tình thương của tập thể, cộng đồng vì cá nhân. Trong một tập thể, có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, những trở ngại khó có thể vượt qua thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không được phép thờ ơ, hững hờ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ. Tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại.

Trong xã hội Việt Nam ngày nay vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh kém may mắn, những con người gặp bất hạnh trong cuộc sống và đã có những cá nhân, tập thể đã hết lòng quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ họ vươn lên. Họ không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất mà cả về tinh thần, khẳng định tinh thần đoàn kết chưa bao giờ phai mờ trong con người Việt Nam.

Miền Trung nước ta là nơi mỗi năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão, tàn phá hoa màu, nhà cửa và cuốn trôi nhiều người. Nhân dân trên cả nước đã cùng nhau quyên góp, huy động lực lượng vào miền Trung khắc phục bão, cứu trợ đồng bào miền Trung, mang lương thực, quần áo, dựng nhà cửa và khôi phục hệ thống đường xá…

Như vậy, câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Bài Văn Chứng Minh Câu Tục Ngữ Một Con Ngựa Đau Cả Tàu Bỏ Cỏ Chi Tiết – Mẫu 15

Đón đọc bài văn chứng minh câu tục ngữ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ chi tiết để tham khảo những dẫn chứng sinh động để làm phong phú hơn cho bài viết của bản thân.

Trong tâm tưởng của con người Việt Nam, tình yêu thương luôn là yếu tố quan trọng nhất. Đó cũng là chủ đề đã được các nhà thơ dân gian gói gọn trong đề tài “quan hệ giữa con người trong xã hội” mà tiêu biểu là câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.

Câu tục ngữ đề cập đến tình yêu thương trong cộng đồng. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nghĩa là khi có một con ngựa trong đàn bị đau thì cả chuồng ngựa đều bỏ ăn. Không những thế, câu tục ngữ còn mang tính ẩn dụ cao: “Một con ngựa” ám chỉ một thành viên trong một tập thể, còn “cả tàu” chính là cả tập thể. Vậy nên, câu tục ngữ còn được nâng lên một tầm cao mới, một lớp nghĩa cao hơn. Đó là khi một thành viên trong tập thể gặp hoạn nạn thì cả tâp thể đều lo lắng, bất an.

Tác giả dân gian đã xây dựng câu tục ngữ trên nền chủ đạo là biện pháp đối: đối giữa từ “một” và “cả”; giữa số lượng từ ngữ ở hai vế trong câu; giữa nghĩa của chúng cũng như thanh điệu. Qua câu tục ngữ, ông bà ta đã khuyên con cháu phải biết gắn bó, yêu thương nhau; đề cao lối sống đậm đà tình nghĩa.

Thế nhưng, vì sao ta phải sống yêu thương nhau. Thưa, bởi vì chúng ta là con người, chúng ta được Thượng đế đặc ân ban cho chúng ta trí khôn, ngôn ngữ riêng và đặc biệt là tình yêu thương. Nếu như chúng ta chỉ sống thực dụng, không biết yêu thương nhau thì chẳng khác nào lũ rô-bốt vô tri vô giác. Khi ấy, cả thế giớ chỉ còn lại những cỗ máy “cấp cao”, chỉ còn chiến tranh, chết chóc. Thật kinh khủng!

Câu tục ngữ đã khéo léo mượn hình ảnh “con ngựa”- tượng trưng cho loài vật, nhằm dạy cho ta biết rằng loài vật còn biết thương yêu nhau, huống gì chúng ta là con người thì tình yêu thương lại càng quan trọng hơn nữa. Không chỉ vậy, tình yêu thương sẽ làm cho tâm hồn ta thanh thản, cuộc sống thoải mái và ta sẽ nhận được sự yêu mến, quý trọng, giúp đỡ của mọi người.

Ngoài câu tục ngữ trên đây, vẫn còn nhiều câu tục ngữ dạy ta phải biết yêu thương nhau: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Tay đứt ruột xót”,… Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn những con người không có lòng yêu thương, sống vị kỷ, chỉ biết có mỗi bản thân. Mặt khác, có người không biết thương nười mà còn đi hại người, những thành phần này cần bị lên án và phải kịp thời sửa chữa khi chưa quá muộn.

Bên cạnh đó,tình yêu thương không chỉ tồn tại ở cửa miệng mà cần phải có hành động thực tiễn. Trong cuộc sống, thương người có thể là giúp đỡ nạn nhân gặp thiên tai, quyên tiền giúp đỡ người nghèo khổ,… Đối với học sinh chúng ta, tình yêu thương còn được thể hiện qua một cử chỉ hỏi han, quan tâm chăm sóc những người xung quanh mình.

Và còn một điều quan trọng hơn hết, đó là hành động phải xuất phát từ tấm lòng, như vậy mới thật sự có ý nghĩa. Riêng bản thân em, mỗi ngày em sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn, quan tâm những người xung quanh mình hơn để ngày càng trưởng thành và thực hiện đúng lời dạy của người xưa.

Qua câu tục ngữ trên, truyền thống đạo đức, vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được bộc lộ rõ nét. Ông bà xưa đã dạy bảo con cháu đời sau phải biết yêu thương nhau qua một lời nói nghệ thuật ngắn gọn, biện pháp ẩn dụ, đối được vận dụng một cách tài tình đã làm cho những triết lý khô khan trở nên dễ thuộc, dễ hiểu.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí 🌼 15 Mẫu Hay

Viết một bình luận