Đồ Cúng Thôi Nôi, Danh Sách Lễ Vật, Bài Cúng, Văn Khấn. Những lễ vật cần có trong ngày cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái.
Nguồn Gốc Cúng Thôi Nôi
Lễ cúng thôi nôi là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của trẻ khi tròn 1 tuổi. Nguồn gốc của lễ thôi nôi xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông, những vị thần được cho là đã nặn ra và bảo vệ đứa trẻ từ khi sinh ra.
Theo quan niệm dân gian, mỗi Bà Mụ phụ trách nặn ra một bộ phận của cơ thể bé như mắt, tay, mũi, miệng. Lễ cúng thôi nôi nhằm tạ ơn các Bà Mụ và Đức Ông đã che chở, ban phước lành để bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, lễ thôi nôi còn là dịp để gia đình cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn cho bé trong tương lai
Cúng thôi nôi là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức khi bé tròn 12 tháng tuổi, để đánh dấu sự phát triển và khỏe mạnh của bé, cũng như cầu mong sự bình an và may mắn cho bé trong tương lai.
Lễ cúng thôi nôi thường được tổ chức vào ngày âm lịch, với bé gái thì lùi 2 ngày và bé trai thì lùi 1 ngày so với ngày sinh Gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng gồm nhiều lễ vật để dâng lên các vị thần linh và tổ tiên.
Có nên Cúng Thôi Nôi?
Lễ cúng thôi nôi là một phong tục lâu đời trong văn hóa Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng khi em bé tròn 1 tuổi. Từ “thôi nôi” có nghĩa là em bé đã đủ lớn để không cần nằm nôi nữa
Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi:
- Kỷ niệm sinh nhật đầu tiên: Đây là dịp để gia đình chúc mừng bé đã trải qua năm đầu đời khỏe mạnh.
- Tạ ơn tổ tiên và các Bà Mụ: Gia đình bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và 12 Bà Mụ đã bảo vệ và phù hộ cho bé
- Cầu mong tương lai tốt đẹp: Lễ cúng cũng là dịp để cầu mong cho bé có một cuộc sống bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong tương laih.
Cúng thôi nôi có ý nghĩa văn hoá, tâm linh và tình cảm gia đình, là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính các bậc tiên tổ, các vị thần linh, cũng như để chia sẻ niềm vui và gắn kết với họ hàng, bạn bè. Cúng thôi nôi cũng là cách để bé chính thức rời nôi, cũi và bắt đầu sử dụng giường để ngủ.
Vì vậy, cúng thôi nôi là một nghi lễ có nhiều ý nghĩa và giá trị, nên được nhiều gia đình lưu giữ và thực hiện. Tuy nhiên, việc cúng thôi nôi cũng tùy thuộc vào quan niệm, điều kiện và sự lựa chọn của mỗi gia đình. Nếu gia đình không thể hoặc không muốn cúng thôi nôi, cũng không có sao, miễn là bé được yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
Quan trọng hơn cả là tình cảm và sự quan tâm của cha mẹ đối với bé, không phải là nghi lễ hay lễ vật. Bạn có thể tổ chức một bữa tiệc sinh nhật đơn giản, ấm cúng cho bé, để thay thế cho lễ cúng thôi nôi, nếu bạn thích
Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]
Khi bé tròn 1 năm tuổi, các bậc làm cha mẹ lại tất bật lo làm tiệc thôi nôi mời bà con họ hàng. Bên cạnh đó quan trọng hơn chính là mâm lễ cúng tạ ơn 12 và mụ và và Mụ chúa đầu thai.
Một số gia đình sẽ kết hợp cúng gia tiên, cúng đất đai, cúng thần tài trong ngày này. Bài này chỉ đề cập tới mâm cúng mụ, còn bàn tiệc đãi khách và mâm cúng gia tiên, đất đai chúng ta không bàn đến.
Theo dân gian, đứa trẻ được sinh ra là do 12 bà Mụ nặn. Việc làm lễ cúng 12 bà Mụ thể hiện sự biết ơn đối với các bà Mụ, cũng là thể hiện mong ước của bố mẹ đối với thế hệ nối tiếp được bình an, mạnh khỏe, thông minh. Ở nước ta các bà Mụ được thờ cúng tại một số đền chùa như chùa Hóc Ông, chùa Biên Hòa, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn.
Đặc biệt tại Điện Ngọc Hoàng ở Đa Kao Thành phố Hồ Chí Minh có 12 pho tượng các bà Mụ trong tư thế ngồi ngai. Mỗi tượng có một kiểu ngồi độc đáo với các động tác chăm sóc trẻ: bồng trẻ, cầm bình sữa, bồng bé bú, tắm cho bé v.v. Các pho tượng được làm từ khoảng đầu thế kỷ 20, bằng chất liệu gốm với màu sắc sinh động từ màu xanh lục đậu, lam cô-ban, trắng ngà, vàng đất, nâu đen, nâu đỏ
Đồ Cúng Thôi Nôi Bé Trai
Mâm cúng gồm các lễ vật dùng để cúng bà Mụ – ông Mụ theo tín ngưỡng dân gian. Tất cả những lễ vật này dùng để cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ nên nhất thiết phải được đặt ở ngoài sân, nơi ra vào của người trong gia đình và luôn quay đầu mâm cúng hướng ra ngoài.
- 1 đĩa trái cây
- 1 chén chè đậu trắng
- 1 đĩa xôi
- 1 bộ tam sên gồm trứng, tôm, cua luộc, trong đó có 1 thứ to hơn chẳng hạn tôm nhỏ thì phải có 1 con cua to. Mua không được cua to thì thay bằng 3 con cua nhỏ
- 3 ly nước, hoa, nhang, đèn
Cách cúng thôi nôi bé trai với văn cúng phổ biến: Người lớn trong nhà thắp nhang, bái lạy và đọc lời khấn “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (… ) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc… ”.
Đừng bỏ lỡ nội dung ✨Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam✨ đặc sắc nhất
Lễ Vật Cúng Thôi Nôi
Một mâm đồ cúng thôi nôi ở Việt Nam thông thường sẽ bao gồm mâm cúng 12 Mụ Bà, 3 Đức Ông và mâm cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo. Bên cạnh đó, không thể thiếu mâm đồ chơi cho bé bốc, phần này nhằm “tiên đoán” tương lai của bé sau này.
Mâm cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa & Ông Táo cần chuẩn bị:
- 1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc.
- 1 chén chè đậu xanh.
- 1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc.
- 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm (hoặc cua, tuyệt đối không chọn con sứt mẻ, gãy càng).
- 3 ly nước, hoa, hương để thắp.
Mâm cúng cúng 12 Mụ Bà và 3 Đức Ông
- 1 con gà luộc nguyên con, đầy đủ các bộ phận. Lưu ý đặt gà lên đĩa với thế đàng hoàng, đầu ngẩng cao.
- Trầu têm cánh phượng.
- Heo quay, bánh hỏi.
- 1 đĩa trái cây.
- 1 bình hoa.
- 12 đĩa xôi nhỏ kèm 1 đĩa xôi lớn.
- 12 chén chè (con gái chọn chè xôi nước, con trai chọn chè đậu trắng) kèm 1 tô chè lớn.
- 12 chén cháo kèm 1 tô cháo lớn.
- 12 chung nước hoặc rượu trắng.
- 12 cây nến và hương để thắp.
- Bộ giấy tiền cúng thôi nôi; chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng, đặc biệt nên có 1 đôi đũa hoa bởi theo quan niệm dân gian, Mụ Bà thích dùng đũa này.
Khám phá thêm cách chuẩn bị 🔥Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái🔥
Mâm Ngũ Quả Cúng Thôi Nôi
Giới thiệu đến bạn những kiểu mâm ngũ quả trong đồ cúng thôi nôi của miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Mâm Ngũ Quả Miền Bắc
Người Miền Bắc quan niệm rằng việc bày mâm ngũ quả phải theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Thổ thì màu vàng, Hỏa thì màu đỏ, Thủy sẽ là màu đen, Mộc thì màu xanh, Kim là màu trắng. Do đó, thông thường mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc có 5 loại quả là chuối xanh, quýt, hồng, bưởi đào.
Mâm quả truyền thống thường được bày trí : Quả Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ táo xanh, quýt vàng hoặc những quả ớt chín đỏ.
Mâm Ngũ Quả Miền Trung
Cuộc sống nghèo khó phải đối mặt với nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt nên đối với họ không câu nệ hình thức; có gì cúng nấy nên tùy mỗi nhà có loại quả gì thì họ sẽ bày trong mâm ngũ quả loại quả đó. Thông thường mâm ngủ quả miền Trung có mãng cầu, quýt, quả sung, dưa hấu, chuối …
Mâm Ngũ Quả Miền Nam
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” đủ đầy, sung túc; tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Lý giải ý nghĩa và vai trò của 🍃Đũa Hoa Cúng Mụ🍃 trong lễ đầy tháng trẻ
Đồ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai
Theo quan niệm dân gian xưa, để một đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai). Và Tiên Mụ mà đó là 12 bộ Tiên Nữ (12 Bà Mụ) đã nặn ra hình hài của bé và ban cho gia đình mình.
Chính vì vậy, một lễ cúng thôi nôi cho bé trai được chuẩn bị để cảm tạ các vị Đại Tiên phù hộ. Mong sao các vị thụ hưởng lễ vật và luôn bên cạnh che chở. Phù hộ cho trẻ luôn khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn, thông minh. Vậy lễ cúng thôi nôi đơn giản dành cho bé trai cần chuẩn bị những gì?
- 1 bình hoa: bạn có thể lựa chọn các loại hoa như cát tường, đồng tiền, lay ơn…
- 1 dĩa trái cây ngũ quả
- 13 ly đèn cầy nhỏ
- 1 hủ gạo
- 1 hủ muối
- 1 bó nhang
- 3 ly trà nhỏ
- 3 ly rượu trắng nhỏ
- 3 ly nước nhỏ
- 13 phần bánh kẹo
- 1 bộ giấy cúng: 1 mâm hài, áo, giấy cúng mụ
- 13 phần trầu têm cánh phượng
- Chè đậu trắng: 1 chén chè lớn và 12 chén chè nhỏ
- Xôi:1 đĩa xôi lớn và 12 đĩa xôi nhỏ
- Gà trống luộc
- Heo quay sữa
- 1 dĩa bánh hỏi
- 1 phần đồ chơi em bé: để em bé bốc dự đoán nghề nghiệp tương lai
Danh sách những lễ vật 🍁Vàng Mã Cúng Ông Táo🍁 trong mâm cúng
Đồ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái
Tục thờ cúng ở Việt Nam nói chung ảnh hưởng bởi tính địa phương; về sản vật và tập tục của từng vùng. Trong mâm cúng mụ thôi nôi cũng vậy. Mỗi vùng viền có sự thay đổi đôi chút về lễ vật. Nhưng lễ vật phổ biến nhất chính là:
- Gà luộc
- Xôi gấc
- Chè viên (chè trôi nước)
- Cháo trắng (hoặc cháo gà)
- Trái cây ngũ quả
- Bông hoa
- Trầu cau
- Trà rượu
- Nhang đèn
- Hài cúng mụ
- Áo cúng mụ
- Giấy mẹ sanh mẹ độ
- Giấy bình an
- Giấy tiền vàng.
- Một số gia đình sẽ cúng thêm: heo quay nguyên con, vịt luộc, bánh hỏi, nước ngọt, bánh kẹo… Xin lưu ý chè cúng thôi nôi bé gái là viên (chè trôi nước).
Có thể bạn đang tìm kiếm cách chuẩn bị 💫Vàng Mã Cúng Giao Thừa💫 ngày Tết
Đồ Cúng Thôi Nôi Cho Bé
Mâm lễ vật dùng để đoán nghề tương lai được xem là một phần không thể thiếu của buổi lễ thôi nôi. Mâm lễ này giúp bố mẹ có thể tiên đoán được sở thích và năng khiếu của bé trong tương lai. Lễ vật đoán nghề bao gồm các vật dụng sau:
- Sách vở: Thể hiện cho tính cách tương lai bé sẽ chăm học; ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và ba mẹ.
- Bút viết: Tượng trưng cho khả năng về ngôn ngữ, tương lai bé có thể học tốt các môn về tư duy từ ngữ; chữ viết đẹp, có lối sống khá sâu sắc.
- Ô tô, máy bay: Tượng trưng cho tính cách mạnh mẽ và nghề nghiệp tương lai có thể liên quan đến các nghề như chế tạo, sửa chữa, làm phi công, nhà khoa học,…
- Máy tính: Tương lai bé sẽ yêu thích những môn học liên quan đến con số, khả năng tư duy logic,… thích hợp với các ngành nghề như kế toán, giáo viên, IT,…
- Gương và lược: Thể hiện bé là người có óc sáng tạo và con mắt thẩm mỹ cao có thể làm việc trong một số ngành chăm sóc sắc đẹp như thẩm mỹ, nhà tạo mẫu tóc,…
Bên cạnh đó, bạn có thể thêm bất kỳ món đồ dùng nào vào mâm đoán nghề để bé bốc trong buổi lễ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dù trong buổi lễ bé bốc món đồ gì thì đây cũng là một điềm báo vui cho cả gia đình; không nên ấn định hoàn toàn tương lai của bé theo món đồ bé bốc được trong buổi lễ nhé.
Gợi ý bài viết về cách 🌼Lễ Vật Cúng Động Thổ Xây Nhà, Công Trình🌼 chính xác nhất
Đồ Cúng Thôi Nôi Gồm Những Gì
Một mâm cúng thôi nôi ở Việt Nam thông thường sẽ bao gồm 3 mâm bao gồm mâm cúng 12 Bà mụ và 3 Đức ông, mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu mâm đồ chơi cho bé bốc.
Nhiều bố mẹ thường thắc mắc không biết mâm cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái có gì khác nhau không thì câu trả lời là nó không quá nhiều sự khác biệt, gia đình chủ yếu cần chuẩn bị đủ lễ cho mâm cúng.
Đồ Cúng Thôi Nôi Miền Bắc
Mâm lễ vật cúng đầy tháng bé trai miền Bắc và bé gái miền Bắc thông thường có những món sau:
- Trái cây tươi ngũ quả
- Hoa tươi
- Nhang thơm
- Đèn cầy
- Muối sạch, gạo tẻ
- Bộ giấy cúng đầy tháng cho bé trai, bộ đồ thế nam phải ghi đầy đủ tên, ngày tháng năm sinh của bé trai nhà mình.
- Trà, rượu, nước
- Bánh kẹo
- Trầu têm cánh phượng 13 phần
- Chè 13 phần (bé trai nấu chè đậu trắng, bé gái nấu chè trôi nước)
- Xôi 13 phần (miền Bắc thường sử dụng xôi vò ép khuôn)
- Gà luộc (chọn con gà trống đẹp, luộc xếp chéo cánh chín vừa phải)
- Bộ tam sên gồm thịt heo, trứng, tôm đã luộc chín
- 1 đôi đũa hoa vì bà Chúa thích sử dụng loại này
Đồ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Miền Bắc
Ở phần trên, SCR.VN đã chia sẻ đầy đủ về đồ cúng thôi nôi, với bé trai hay bé gái thì đều chuẩn bị những lễ vật như nhau như: trái cây, xôi chè, gà, trầu cau, bánh kẹo,…
Tiết lộ những 📍Lễ Vật Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới📍 theo quan niệm người Việt
Đồ Cúng Thôi Nôi Bình Dương
Một mâm cúng thôi nôi trọn gói gồm các mục như sau:
- Trái cây (ngũ quả)
- Hoa cát tường
- Nhang thảo dược
- Đèn cầy
- Gạo hủ
- Muối hủ
- Giấy cúng thôi nôi
- Trà hương lài
- Rượu
- Trầu têm cánh phượng
- Chè (bé trai, bé gái khác nhau)
- Xôi
- Gà luộc
- Bộ chọn nghề cho bé
- Heo Quay (không bắt buộc)
- Bánh Hỏi (không bắt buộc)
Giải đáp đến bạn ❓Cúng Xe Nên Cúng Trái Cây Gì❓ là chuẩn nhất
Bài Cúng Thôi Nôi
Khi đã chuẩn bị xong 2 loại mâm cúng như trên thì cha mẹ nên cầm tờ giấy in sẵn nội dung về bài khấn để đọc trong lúc khấn như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)
Cách Cúng Thôi Nôi
Hướng dẫn các bước tiến hành cúng thôi nôi thông qua việc chọn ngày, soạn bài cúng và gợi ý đồ cho bé bốc.
Cúng Thôi Nôi Vào Ngày Nào
Khác với ngày sinh nhật bình thường hay diễn ra vào ngày sinh Dương lịch, lễ cúng thôi nôi được tổ chức vào ngày sinh Âm lịch của trẻ. Theo phong tục của người Việt thì thường là “trai kém 2 gái kém 1”. Tức là lễ thôi nôi sẽ được tổ chức sẽ theo ngày sinh Âm lịch của bé trai lùi xuống 2 ngày và với bé gái thì lùi xuống 1 ngày.
Thời gian được tổ chức lễ thôi nôi thường là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Tuy nhiên, do đời sống hiện đại ngày nay khá bận rộn nên hiện tại. Thời gian tổ chức lễ thôi nôi thường tùy theo điều kiện của từng gia đình.
Bài Cúng Thôi Nôi Cho Bé
Trong quá trình làm lễ cúng thôi nôi cho bé thì không thể thiếu bài văn khấn.
Bố mẹ chọn bài văn khấn ngắn gọn và được nhiều người sử dụng. Sau đó in ra để đọc trong lúc làm lễ.
Gợi Ý Đồ Cho Bé Bốc Thôi Nôi
Sau khi hoàn thành nghi lễ cúng thôi nôi, gia đình các bé thường tổ chức một phần rất thú vị đó là cho bé bốc chọn đồ vật. Nghi thức này thường được xem là “chọn nghề cho tương lai” của trẻ.
Cha mẹ có thể bày lên mâm một số đồ vật (thông thường là 12 món) như gương, lược, bút viết, sách vở, máy tính bỏ túi, máy bay – ô tô, hòm thuốc, micro, bộ đồ chơi làm bếp, bút vẽ – bảng vẽ, tiền, chuột máy tính, máy ảnh… Mỗi món đồ trên mâm đều có những ý nghĩa riêng, có thể là lời dự báo trước về nghề nghiệp tương lai của trẻ.
Trên đây là những chia sẻ về đồ cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái để bố mẹ tham khảo. Nếu bạn cần biết thêm thông tin gì, hãy để lại bình luận bên dưới để Scr.vn giải đáp nhé.