Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Thích [33+ Mẫu Hay Nhất]

Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Thích ❤️️ 33+ Mẫu Hay Nhất ✅ Tham Khảo Trọn Bộ Mẫu Dàn Bài Đầy Đủ Nhất Gợi Ý Học Sinh Viết Văn Miêu Tả Hay.

Cách Lập Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà

Với các bước hướng dẫn cách lập dàn ý tả đồ vật trong nhà cụ thể dưới đây, các em học sinh sẽ dễ dàng nắm được phương pháp làm bài và trau dồi kỹ năng viết.

👉 Bước 1: Giới thiệu về đồ vật trong nhà mà em muốn miêu tả

  • Đó là đồ vật gì?
  • Đồ vật ấy được đặt ở đâu?

👉 Bước 2:

-Đặc điểm của đồ vật:

  • Hình dáng
  • Màu sắc
  • Kích thước
  • Cấu tạo
  • Họa tiết

-Vai trò, ý nghĩa của đồ vật trong gia đình:

  • Đồ vật ấy dùng để làm gì?
  • Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của gia đình em không?

👉 Bước 3: Tình cảm của em với đồ vật ấy

  • Yêu thích, trân trọng
  • Lời hứa giữ gìn, bảo vệ

Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích – Mẫu 1

Chia sẻ dưới đây dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em yêu thích mang đến cho các em học sinh những định hướng làm bài cụ thể nhất.

a. Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ treo tường nhà em

  • Đồng hồ được ai mua/tặng? Nhân dịp gì?
  • Chiếc đồng hồ được đặt ở đâu?
  • Chiếc đồng hồ được sử dụng lâu chưa? Trông có còn mới và đẹp không?

b. Thân bài

Miêu tả đồng hồ:

  • Chiếc đồng hồ do hãng nào sản xuất?
  • Đồng hồ có hình dáng gì? Kích thước ra sao?
  • Màu sắc chủ đạo của đồng hồ là gì? Có họa tiết trang trí nào không?

Các bộ phận của đồng hồ:

  • Phần vỏ (khung) đồng hồ: Làm bằng chất liệu gì? Màu sắc gì?
  • Phần mặt đồng hồ: Có màu sắc gì? Được trang trí ra sao? Các con số được trình bày trên mặt đồng hồ như thế nào?
  • Các kim đồng hồ: gồm kim giờ, kim phút, kim giây có kích thước như thế nào? Màu sắc ra sao? Tác dụng của từng kim?
  • Phần lắp pin đồng hồ: Nằm ở đâu? Hình dáng như thế nào?
  • Phần móc treo đồng hồ: Được thiết kế như thế nào? Dùng để làm gì?
  • Nút điều khiển các kim giờ ở mặt sau đồng hồ

Công dụng và cách sử dụng:

  • Đồng hồ được dùng để làm gì? (xem giờ, trang trí bức tường)
  • Cách sử dụng: lắp pin, dùng nút điều khiển xoay kim phút sao cho đúng giờ ở thời điểm lắp pin rồi để cho đồng hồ tự chạy tiếp

c. Kết bài

  • Cảm nhận, đánh giá của em về hình dáng và công dụng của đồng hồ
  • Tình cảm của em dành cho đồng hồ treo tường

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tả Một Đồ Vật Trong Nhà 🌹 15 Bài Hay Chọn Lọc

Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Thích Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc mẫu dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích hay nhất dưới đây để tham khảo thêm cho mình những ý văn sinh động và đặc sắc.

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức

Ví dụ: Dạo này, mẹ của em thường phải đi trực ca đêm ở bệnh viện, vì vậy buổi sáng em phải tự mình thức dậy và chuẩn bị đến trường. Để em có thể thức dậy đúng giờ, mẹ đã mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức mới.

b. Thân bài

Miêu tả khái quát chiếc đồng hồ báo thức:

  • Đó là chiếc đồng hồ thuộc hãng gì? Do nước nào sản xuất?
  • Chiếc đồng hồ có hình dáng gì? Kích thước bao nhiêu?
  • Em đặt chiếc đồng hồ ở vị trí nào trong phòng?
  • Màu sắc và chất liệu chủ yếu của chiếc đồng hồ?

Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ báo thức:

  • Kim giây, kim phút, kim giờ, kim hẹn giờ có màu gì? Độ dài, kích thước ra sao? Tốc độ di chuyển như thế nào?
  • Nút xoay để điều chỉnh các kim nằm ở đâu? Sử dụng như thế nào?
  • Nút tắt tiếng chuông báo thức nằm ở đâu? Hình dáng, kích thước như thế nào?
  • Chiếc đồng hồ báo thức hoạt động cần bao nhiêu cục pin? Mỗi lần thay pin mới có thể sử dụng được bao lâu? Việc thay pin có khó khăn không? Em có thể tự làm được không?

Chức năng của chiếc đồng hồ báo thức:

  • Hẹn giờ báo thức (ngủ dậy, giờ học bài, giờ đi chơi…)
  • Xem giờ trong ngày (như những chiếc đồng hồ treo tường khác…)
  • Trang trí cho góc học tập, căn phòng

c. Kết bài: Tình cảm đối với chiếc đồng hồ báo thức

Ví dụ: Em thích chiếc đồng hồ báo thức lắm. Vì nó vừa đẹp lại còn tiện lợi. Em sẽ giữ gìn đồng hồ thật cẩn thận để nó luôn đẹp như mới.

Tham khảo trọn bộ 🌹 Dàn Ý Tả Đồ Vật 🌹 16 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Bài Văn Tả Đồ Vật Trong Nhà Ngắn Nhất – Mẫu 3

Mẫu dàn ý bài văn tả đồ vật trong nhà ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và chuẩn bị tốt trước những bài kiểm tra.

1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc bàn của em

2. Thân bài

Đặc điểm của chiếc bàn (Bàn học ở nhà)

  • Hình dáng nhỏ hắn, gọn gàng
  • Mặt bàn làm bằng gỗ nhẵn bóng màu nâu đậm
  • Kích thước: Chiếc bàn có chiều ngang khoảng 60 cen ti mét, chiều dài hơn 1 mét.
  • Cấu tạo: Dưới mặt bàn là một hộc tủ có 3 ngăn dùng để đựng sách và đồ dùng.

Tình cảm với chiếc bàn:

  • Chiếc bàn là nơi em học tập mỗi ngày
  • Chiếc bàn trở thành người bạn thân thiết với em.

3. Kết bài: Cảm nghĩ chung của em về cái bàn

Dàn Ý Văn Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Chi Tiết – Mẫu 4

Dựa vào dàn ý văn tả một đồ vật trong nhà chi tiết dưới đây, các em học sinh có thể nắm được đầy đủ nội dung để dễ dàng triển khai bài văn của mình.

1.Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học ở nhà mà em định tả

2.Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc bàn học

  • Chiếc bàn có ghế liền
  • Chiếc bàn học màu trắng
  • Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
  • Bàn dài 1m và rộng 50cm
  • Trông chiếc bàn rất đẹp

b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học

Mặt bàn:

  • Màu trắng
  • Nhẵn bóng
  • Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ

Hộc bàn:

  • Được đính kèm dưới mặt bàn
  • Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
  • Có núm cầm hình tròn

Ghế:

  • Ghế được nối với bàn
  • Cố thanh gác chân
  • Màu trắng
  • Hình vuông

Giá sách:

  • Đính trên mặt bàn
  • Màu trắng
  • Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau

c. Công dụng của chiếc bàn

  • Ngồi học bài
  • Để sách vở
  • Dùng để đặt các vật trang trí
  • Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
  • Giúp em rất nhiều trong học tập
  • Bàn rất chắc chắn và tiện nghi
  • Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn
  1. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học
  • Em rất thích chiếc bàn học của em
  • Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
  • Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học

Gửi đến bạn 🍃 Tả Đồ Vật 🍃 15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất

Dàn Bài Miêu Tả Đồ Vật Trong Nhà Đầy Đủ – Mẫu 5

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn bài miêu tả đồ vật trong nhà đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo:

I. Mở bài

  • Giới thiệu tấm lịch mà em sẽ tả (lịch do má mua hay một người thân biếu tặng?).
  • Tấm lịch được treo ở đâu (ở phòng khách hay phòng làm việc của ba hoặc má?).

II. Thân bài: Tùy theo tấm lịch nhà em thuộc loại nào (lịch tờ hay lịch lốc mà em sẽ có cách tả khác nhau).

a. Tả bìa lịch

  • Bìa lịch được làm bằng một tấm giấy các-tông cứng.
  • Hình dáng, kích thước: Bìa hình chữ nhật, ngang 50cm, dài 70cm.
  • Phía trên bìa lịch: Nếu là bìa bồi bọc giấy bóng đỏ, thì trên đó thường có những chữ hoặc hình ảnh nhũ vàng. Song cũng có thể là một bức tranh nghệ thuật, khi đó em có thể tả sơ qua về bức tranh đó.

Ví dụ:

  • Phần trên tấm bìa là một bức tranh nghệ thuật, màu sắc hài hòa, quen thuộc.
  • Cảnh trong tranh: cảnh hội xuân, các cụ ông cụ bà cùng các cháu thiếu nhi, các cô gái mặc áo dài tứ thân, các trai làng đứng xem đấu vật.
  • Bên dưới bức tranh là một dòng chữ vàng lấp lánh: Chúc mừng năm mới.

b. Tả lốc lịch

  • Vị trí của lốc lịch nằm ở phần dưới của bìa lịch, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của bìa lịch.
  • Lốc lịch dày như một cuốn từ điển gồm 365 tờ, lúc chưa dùng được bao kín lại. Trên mỗi tờ lịch có ghi tên tháng, tên ngày trong tuần. Bên dưới mỗi tờ lịch lại có ghi chữ Hán và ngày tháng theo âm lịch.
  • Chú ý:Tả bìa cũng như tả lốc lịch, đều phải kết hợp tả bao quát với tả chi tiết.

III. Kết bài: Mỗi tấm lịch như một người bạn thân thiết của mỗi gia đình. Nó nhắc nhở ta phải biết quý trọng thời gian.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Miêu Tả Đồ Vật Trong Nhà Nâng Cao – Mẫu 6

Mẫu dàn ý miêu tả đồ vật trong nhà nâng cao dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng hay và đặc sắc khi làm bài.

a. Mở bài: Giới thiệu về cái bình hoa mà em muốn tả:

  • Cái bình hoa đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?
  • Cái bình hoa đó được đặt ở đâu? Thường được dùng để làm gì?
  • Chiếc bình hoa đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?

b. Thân bài:

Miêu tả chiếc bình hoa:

  • Chiếc bình hoa đó được làm từ chất liệu gì? Có bền hay không?
  • Chiếc bình hoa có hình dáng gì? (tròn thấp, thon cao…)
  • Kích thước của chiếc bình hoa là bao nhiêu? (chiều cao, chiều rộng, hoặc có thể so sánh với một món đồ khác để ước lượng kích thước)
  • Chiếc bình có màu sắc gì? (bên trong và bên ngoài chiếc bình)
  • Họa tiết của chiếc bình là gì? Có màu sắc ra sao? Họa tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
  • Trên chiếc bình có vết tích nào của việc sử dụng trong thời gian qua không? (vết xước, mẻ…)

Kỉ niệm cùng với chiếc bình:

  • Hằng ngày, ai sẽ là người cắm hoa vào chiếc bình? Đó là những loại hoa nào? Được hái trong vườn hay được tặng, đi mua?
  • Cả gia đình đã có những giờ phút vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc ra sao bên cạnh chiếc bình hoa đó?

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chiếc bình hoa
  • Em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc bình ấy

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Bài Văn Tả Đồ Vật Gắn Bó Với Em 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất

Dàn Bài Tả Đồ Vật Trong Nhà Điểm Cao – Mẫu 7

Để viết dàn bài tả đồ vật trong nhà điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo cho mình những gợi ý cụ thể dưới đây:

  1. Mở bài:
  • Giới thiệu về chiếc ti vi nhà em
  • Chiếc tivi đó được đặt ở đâu?
  • Ai là người đã mua/tặng chiếc tivi đó?
  • Chiếc tivi đó đã được sử dụng lâu chưa? Có còn mới không? Có sử dụng tốt không?
  1. Thân bài:
  • Chiếc tivi được đặt ở trên một chiếc tủ cao trong phòng khách.
  • Ti vi màu đen hình hộp chữ nhật, đã có từ rất lâu
  • Nó khá cũ, có một vài vết xước
  • Màn hình rộng, hơi lồi về phía trước luôn cho hình ảnh sắc nét
  • Các nút điều khiển nhanh ở phần đế của tivi
  • Hai chiếc loa bên cạnh màn hình có bộ lọc tiếng rất tốt, mọi âm thanh đều nghe rõ và êm tai.
  • Chiếc ti vi giúp cho gia đình gần nhau hơn, mọi người cùng nhau xem thời sự, xem phim, nói cười vui vẻ
  • Chiếc tivi mang đến nhiều thông tin bổ ích
  1. Kết bài: Lợi ích của tivi và tình cảm dành cho nó

Ví dụ: Chiếc tivi đã gắn liền với tuổi thơ của em, đó là những chương trình ca nhạc, các bộ phim hoạt hình đầy hấp dẫn. Tivi là một người bạn không những cung cấp những thông tin bổ ích đến cho gia đình em mà còn giúp mọi người gần nhau hơn. Em rất yêu quý chiếc tivi nhà em.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Tả Chiếc Tivi 🌹 15 Bài Văn Mẫu Tả Cái Tivi Nhà Em

Dàn Ý Miêu Tả Đồ Vật Trong Nhà Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Đón đọc mẫu dàn ý miêu tả đồ vật trong nhà học sinh giỏi dưới đây để vận dụng đạt kết quả cao cho bài văn của mình.

  1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Tủ lạnh hiệu gì?)
  1. Thân bài:

Tả bao quát:

  • Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít.
  • Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).

Tả chi tiết:

  • Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).
  • Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.
  • Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.
  • Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.

Sử dụng và gìn giữ tủ như thế nào?

  • Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.
  • Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.
  • Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.
  1. Kết bài:
  • Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của tủ lạnh (tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ).
  • Nêu cảm xúc của em đối với tủ lạnh (xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà).

SCR.VN chia sẻ 🌟 Tả Cái Tủ Lạnh 🌟 15 Bài Văn Mẫu Tả Chiếc Tủ Lạnh

Dàn Ý Bài Văn Tả Đồ Vật Trong Nhà Chọn Lọc – Mẫu 9

Tham khảo mẫu dàn ý bài văn tả đồ vật trong nhà chọn lọc dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng làm bài phong phú hơn.

I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc máy giặt.

II. Thân bài:

-Miêu tả chi tiết chiếc máy giặt:

  • Chiếc máy giặt của thương hiệu gì
  • Là máy giặt của đứng/ ngang
  • Màu sắc của chiếc máy
  • Chiếc máy đã cũ hay còn rất mới
  • Các chức năng, chế độ của chiếc máy giặt.
  • Cách sử dụng máy

-Tác dụng của chiếc máy giặt

  • Giúp tiết kiệm thời gian
  • Giảm sức lao động của con người.
  • Giúp quần áo luôn sạch sẽ và thơm tho

III. Kết bài: Nói về sự tiện lợi của máy giặt.

Dàn Bài Tả Đồ Vật Trong Nhà Đơn Giản – Mẫu 10

Tham khảo dàn bài tả đồ vật trong nhà đơn giản dưới đây với những ý chính được liệt kê ngắn gọn và súc tích.

1.Mở bài: Giới thiệu về bộ ấm chén uống trà nhà em

2.Thân bài:

Tả khái quát bộ ấm chén

  • Hình dáng, kích thước, màu sắc của bộ ấm chén
  • Được làm bằng chất liệu gì?

Tả chi tiết bộ ấm chén

  • Tả chiếc ấm pha trà: nắp ấm, tai ấm, vòi ấm và đĩa đặt ấm
  • Tả những chiếc chén và đĩa đặt chén
  • Công dụng của bộ ấm chén

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về bộ ấm chén uống trà

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Dàn Ý Tả Đồ Chơi Mà Em Yêu Thích 🌹 15 Mẫu Hay

Dàn Ý Tả Về Đồ Vật Trong Nhà Lớp 4 – Mẫu 11

Mẫu dàn ý tả về đồ vật trong nhà lớp 4 dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc đèn học tập của em

2.Thân bài:

Tả hình dáng đèn:

  • Chiếc đèn thon dài, thân đèn có lò xo có thể điều chỉnh đèn lên xuống
  • Đế đèn: hình tròn, giữ thân đèn vững
  • Chất liệu làm đèn: nhựa

Tả màu sắc, trang trí của đèn:

  • Xanh dương/ ngũ sắc/ cam,…
  • Đế đèn có trang trí bảng cửu chương/ hoạ tiết Đôrêmon ngộ nghĩnh

3.Kết bài: Tình cảm của em với chiếc đèn học của mình

Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà Lớp 4 Ngắn Hay – Mẫu 12

Tham khảo mẫu dàn ý tả đồ vật trong nhà lớp 4 ngắn hay dưới đây để linh hoạt vận dụng cho bài văn của mình.

1.Mở bài: Giới thiệu về tủ sách của em

2.Thân bài:

Tả bao quát tủ sách

  • Tả hình dáng, kích thước
  • Chất liệu, màu sắc, độ chắc chắn

Tả một số chi tiết, bộ phận của tủ sách

  • Tủ sách được chia làm ba tầng mỗi tầng để sách và đồ dùng khác nhau
  • Tủ sách có ngăn kéo có khoá
  • Tủ sách được chia làm nhiều ngăn, kệ nhỏ mỗi ngăn khoảng 30-40cm

Công dụng của tủ sách

  • Sắp xếp sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp
  • Dễ dàng tìm và lấy sách

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc tủ sách

Tiếp tục tham khảo 🌠 Bài Văn Tả Đồ Vật Lớp 4 Mà Em Yêu Thích 🌠 15 Mẫu Hay Nhất

Lập Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà Lớp 5 – Mẫu 13

Việc lập dàn ý tả đồ vật trong nhà lớp 5 sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung trọng tâm khi làm bài, tránh thiếu sót ý. Tham khảo mẫu dàn ý dưới đây:

1.Mở bài: Giới thiệu về đồ vật em định tả (Bộ Sa-lông)

2.Thân bài:

Đặc điểm của bộ sa-lông:

  • Gồm một ghế dài và ghế nhỏ rời nhau
  • Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc.
  • Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét
  • Chiếc bàn được làm bằng gỗ, màu sắc đồng đều với bộ sa lông

Công dụng của bộ sa-lông

  • Dùng để bàn bạc công việc, đọc báo, đọc sách
  • Dùng để tiếp khách
  • Làm cho phòng khách trở nên sang trọng hơn

Tình cảm gắn bó của em với bộ sa-lông:

  • Quét dọn, vệ sinh sa-lông hàng ngày
  • Không để vật nhọn, sắc cạnh lên sa-lông để bộ sa-lông luôn mới.

3.Kết bài: Cảm nhận của em về bộ sa-lông đã tả

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Đồ Vật Lớp 5 🌼 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà Lớp 5 Ngắn Gọn – Mẫu 14

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả đồ vật trong nhà lớp 5 ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả cho bài tập làm văn.

1.Mở bài: Giới thiệu về bộ bàn ghế nhà em

2.Thân bài:

Tả khái quát về bộ bàn ghế

  • Bộ bàn ghế làm bằng gỗ hay sopha
  • Màu sắc, kích thước
  • Gồm những chi tiết gì: bàn, ghế tựa, ghế đẩu

Tả chiếc bàn

  • Kích thước mặt bàn, chiều rộng chiều cao
  • Đường nét hoa văn chạm khắc trên bàn
  • Một số đồ vật hay để trên mặt bàn

Tả những chiếc ghế

  • Kích thước, độ rộng của ghế ngồi
  • Hoa văn trên tay ghế

3.Kết bài: Cảm nhận của em về bộ bàn ghế nhà mình

Đón đọc tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Đồ Vật 🌹 15 Mẫu Hay

Viết một bình luận