Biểu Cảm Về Đồ Vật: 38+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Biểu Cảm Về Đồ Vật ❤️️ 38+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Biểu Cảm Về Đồ Vật Hay Nhất.

Lập Dàn Ý Bài Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật

Để giúp các em định hướng và triển khai bài viết dễ dàng hơn thì scr.vn sẽ chia sẻ cách lập dàn ý bài văn biểu cảm về đồ vật, các em cùng tham khảo nhé!

I. Mở bài: Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)

II. Thân bài:

  • Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc
  • Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)
  • Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng
  • Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).

Đoạn Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Đơn Giản – Bài 1

Chia sẻ cho bạn đọc đoạn văn biểu cảm về đồ vật đơn giản sau đây dùng để tham khảo trước khi làm bài kiểm tra trên lớp.

Gắn liền với em suốt những năm học tiểu học có lẽ là chiếc bút máy thân yêu. Chị bút máy có thân thon thả và thẳng tắp, chị có một cái nắp đậy màu hồng rất dễ thương. Ngày ngày chị cùng em viết lên những nét chữ duyên dáng và đẹp đẽ. Khi hết mực, em chỉ cần bơm mực để bổ sung năng lượng cho chị.

Vì chị bút tốt như thế, đến bây giờ lên lớp 7 tuy em không viết chị được nữa nhưng chị vẫn nối tiếp nghề nghiệp của mình với em gái của em. Chị vẫn tận tình, tỉ mỉ viết lên từng nét chữ đáng mến. Tuy bây giờ chị không còn đẹp như xưa nhưng em sẽ mãi mãi trân trọng và nâng niu chị. Em rất yêu quý chiếc bút máy của em.

Tham khảo thêm văn✅ Tả Chiếc Cặp Sách Của Em ❤️️15 Bài Văn Tả Cái Cặp Hay Nhất

Bài Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Hay – Bài 2

Bài văn biểu cảm về đồ vật hay sau đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay và các hình ảnh miêu tả sinh động.

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong  đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.

Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình.

Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.

Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi.

Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Đồ Vật Em Yêu Quý – Bài 3

Với yêu cầu “Phát biểu cảm nghĩ về đồ vật em yêu quý” thì các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu biểu cảm về hộp đồ chơi dưới đây.

Vì nhà có hai cậu con trai nên bố mẹ mua cho đồ chơi toàn là ô tô, xe tăng, máy bay, cần cẩu… Em rất thích và coi chúng như những người bạn thân thiết của mình.

Em còn nhớ cảm giác sung sướng vô bờ khi đón từ tay mẹ hộp đồ chơi khá lớn. Thôi thì đủ các loại ô tô: xe du lịch, xe khách, xe tải, xe ben và cả xe cứu hỏa trông giống y như thật. Xe du lịch nhỏ nhất màu trắng sữa, xe buýt dài và khá lớn màu xanh dương, xe tải, xe ben màu nâu, cần cẩu màu cam, xe tăng màu lá cây, xe cứu hỏa màu đỏ. Tất cả được bày ra nền nhàm trông mới vui mắt làm sao!

Em và cu Bi thay nhau đóng vai tài xế. Hai anh em tưởng tượng ra đủ mọi hoàn cảnh khác nhau. Cu Bi lái xe du lịch đến sát bên em, cất giọng mời mọc: “Anh Hai ơi! Mời anh lên xe! Xe đời mới vừa êm vừa mát. Em sẽ chở anh ra Vũng Tàu tắm biển!”

Rồi nó nhấn còi “miệng” tin tin vang nhà. Chiếc xe chạy băng băng. Cu Bi thích thú cười khanh khách.

Đến lượt em lái cần cẩu. Các “kiện” hàng là những khối hình bằng nhựa, bằng cao su để cu Bi tập lắp ghép. Hàng được cột cẩn thận rồi móc vào chiếc móc thép ở đầu cần cẩu. Em nhấn nút công tắc, cần cẩu từ từ nhấc kiện hàng lên cao, đặt vào thùng xe tải. Cứ thế, hai anh em mải mê chơi không biết chán.

Hấp dẫn nhất là trò lái tàu hỏa. Đoàn tàu gồm một đầu máy và chín toa nối với nhau. Trên đầu máy cắm một lá cờ đỏ sao vàng, hai bên gắn huy hiệu của ngành đường sắt Việt Nam. Chiếc ống khói khá lớn nhô cao lên nóc tàu. Trước tay lái, trưởng tàu trong bộ đồng phục đang chăm chú nhìn về phía trước.

Tàu chạy bằng pin trên đường ray lắp sẵn. Chiều chiều, em rủ cu Bi cùng chơi. Tu tu tu. Xình xịch. Xình xịch. Đoàn tàu cất lên tiếng còi lanh lảnh chào tạm biệt sân ga để bắt đầu cuộc hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh ra thủ đô Hà Nội.

Em rất thích nghe tiếng còi tàu bởi nó gợi trí tưởng tượng của em về những vùng đất lạ suốt chiều dài Tổ quốc. Em như được nhìn tận mắt phong cảnh tuyệt vời hai bên đường: rừng núi ngút ngàn, biển cả bao la, những cánh đồng trải rộng tới chân trời. Đất nước mình quả là đẹp như tranh!

Năm nay em đã là học sinh lớp 7. Thời gian chơi tuy ít dần đi nhưng em vẫn không quên những đồ chơi thân thuộc. Ngày ngày nhìn thấy chúng, em thường có cảm giác thân thương nư được gặp lại bạn bè của tuổi thơ yêu dấu.

Chia Sẻ Bài ❤️️ Tả Đồ Vật Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất

Viết Bài Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Ngắn Gọn – Bài 4

Đề bài yêu cầu “Viết bài văn biểu cảm về đồ vật ngắn gọn” – với đề bài này thì scr.vn đã chọn lọc được bài văn mẫu sau đây để gợi ý cho các em học sinh.

Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các dồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.

Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là ruột bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc.

Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.

Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,… Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.

Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.

Bài Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Thời Thơ Ấu Hay Nhất – Bài 5

Bài văn biểu cảm về đồ vật thời thơ ấu hay nhất sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng thú vị để thực hiện bài viết của mình.

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật, tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho tôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này.

Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật đáng yêu, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi.

Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là “con lật đật”.

Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:” con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này”. Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó. Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: ” hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con”.

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

SCR.VN Gợi Ý 🌵 Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Hay

Viết Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Chi Tiết – Bài 6

Hướng dẫn các em cách viết văn biểu cảm về đồ vật chi tiết thông qua bài văn mẫu biểu cảm về chiếc bàn học dưới đây.

Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không?

Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp.

Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn góc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên.

Không những thế, bàn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn.

Không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y chang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học mọt cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!

Trải qua nhiều năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.

Cảm Nghĩ Về Sự Vật Ngắn – Bài 7

Giới thiệu bài văn Cảm nghĩ về sự vật ngắn với hình ảnh chiếc cặp sách thân thương gắn liền với những năm tháng học trò của chúng ta.

Ai cũng biết chiếc cặp sách là người bạn thân thiết của học sinh. Bao nhiêu năm cắp sách đến trường là bấy nhiêu thời chúng ta ta gắn bó với bảng đen, phấn trắng và gắn bó với chiếc cặp bên mình. Với riêng tôi, chiếc cặp không đơn thuần là vật để đựng sách vở mà còn là nơi chứa cả một miền kí ức. Tuổi thơ tôi với những cay, đắng, ngọt, bùi ẩn vào bên trong chiếc cặp ấy.

Năm đó tôi lên lớp 5, cũng là khoảng thời gian gia đình tôi khó khăn. Ba mẹ tôi làm ăn xa, tôi được gửi về quê sống cùng bà ngoại để bà tiện chăm sóc. Mẹ tôi sắm sửa cho tôi đầy đủ dụng cụ học tập, trong đó chiếc cặp là món quà tôi thích nhất. Tôi nhớ mãi cái màu cặp hồng hồng xin xinh vuông vắn rất vừa người. Tôi nhớ như in từng ngăn kéo của chiếc cặp, cặp có 3 ngăn, ngăn nào cũng rộng rãi và được may chắc chắn.

Chiếc cặp được may bằng một loại vải cứng và khá dày bao quanh chiếc khung nhựa. Tôi say mê ngắm từng chi tiết trong bức ảnh nàng công chúa được thêu trước cặp rồi tưởng tượng mình chính là cô công chúa xinh đẹp ấy. Không chỉ đẹp, chiếc cặp của tôi còn rất hiện đại. Tôi có thể thích thú mang cặp trên lưng như chiếc ba lô cũng có thể kéo cặp bằng bốn bánh xe phía dưới nếu tập sách quá nhiều. Những lúc rảnh rỗi tôi biến chiếc cặp của mình thành giỏ xe chở hàng trong siêu thị. Tôi bày rất nhiều đồ chơi và bỏ chúng vào cặp kéo khắp nhà.

Quả thật nhờ có chiếc cặp ấy mà tôi đỡ nhớ ba mẹ hơn nhiều, vì mỗi lần nhìn vào nó thì hình ảnh ba mẹ lại hiện lên trong đầu, hình ảnh đó khiến tôi xúc động và chăm chỉ học tập hơn rất nhiều.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Bài Văn Tả Chiếc Balo Lớp 5, Lớp 4 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất

Biểu Cảm Về Một Đồ Vật Mà Em Yêu Thích – Bài 8

Bài văn mẫu biểu cảm về một đồ vật mà em yêu thích sau đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được bố cục và những nội dung cơ bản cần có khi làm đề văn này.

Ngày còn bé, bố tôi rất hay công tác xa nhà, mỗi lần đi xa, khi về, bố đều mua cho tôi rất nhiều quà đẹp. Trong những món quà đầy áp tình yêu thương của bố, có ý nghĩa với tôi nhất là cuốn từ điển Anh- Việt mà bố mua năm tôi lên lớp bốn.

Tôi vẫn còn nhớ ngày ấy tôi là một cô bé ham chơi và môn học mà tôi ghét nhất là môn tiếng Anh bởi học tiếng Anh vừa lắm từ mới lại rất khó đọc nhưng bố đã biến môn tôi ghét nhất trở thành môn học mà tôi yêu nhất bằng món quà tuyệt vời của mình. Tôi vẫn còn nhớ hồi ấy bố đi công tác xa cả tuần liền. Tối hôm ấy do bị điểm kém môn tiếng Anh mà bị mẹ mắng, tôi tủi thân, liền gọi điện cho bố mà khóc. Bố thấy tôi vậy chỉ bật cười rồi nói mai bố về bố sẽ mua cho tôi một món quà mà bố tin rằng món quà ấy sẽ khiến cho tôi thấy việc học tiếng Anh trở nên thú vị và dễ dàng hơn nhiều.

Chiều hôm sau bố về và mang theo một món quà đặc biệt như bố đã hứa đó là một cuốn từ điển tiếng Anh. Lúc đầu khi nhìn thấy cuốn từ điển, tôi phụng phịu không ưng bởi tôi cũng có một cuốn mẹ mua cho, mà đối với tôi thì nó chả thú vị gì, cũng không làm cho môn tiếng Anh dễ dàng hơn đối với tôi. Bố liền hiểu ý và bảo tôi cứ mở ra xem, thật bất ngờ, cuốn từ điển không giống với những cuốn mà trước đây tôi đã từng trông thấy.

Trong mỗi trang sách không còn là vô vàn những từ tiếng Anh mới khó nhớ đến đau đầu nữa mà là những bức tranh rất ngộ nghĩnh về những đề tài khác nhau, khi nhìn vào những bức tranh ấy tôi không còn thấy khó chịu với những từ mới dài khó nhớ nữa mà ngược lại còn cảm thấy rất thích thú mỗi lần dở cuốn từ điển ra. Từ đó tôi có một thói quen đọc cuốn từ điển ấy mỗi ngày, lúc đầu chỉ là do tò mò thú vị về cuốn sách mới nhưng ít lâu sau đó tôi nhận ra vốn từ vựng của mình tăng lên rất nhiều.

Một lần trong giờ học tiếng Anh tôi trả lời câu hỏi của cô giáo bằng một câu tiếng Anh có rất nhiều từ mới mà các bạn trong lớp không biết khiến cho cả cô và các bạn đều tấm tác khen ngợi. Từ đó tôi thấy môn tiếng Anh thú vị rất nhiều và chăm chỉ học hơn bao giờ hết.

Cuốn từ điển quả thật với tôi có rất nhiều ý nghĩa, nó là cầu nối cho tôi đến với môn tiếng Anh, là một kỉ niệm tuổi thơ không thể quên và đặc biệt hơn cả là sự biểu hiện của tình yêu thương mà bố dành cho tôi. Cho dù bây giờ đã lên lớp lớn, không thể dùng cuốn từ điển bố mua cho để học nữa nhưng nó vẫn luôn nằm trong hộc bàn của tôi như một vùng kí ức bất khả xâm phạm và nó sẽ mãi là món quà tuổi thơ mà tôi trân trọng nhất.

Thỉnh thoảng, khi mở xem lại “người bạn ấu thơ thông minh” của mình, tôi không khỏi đắm mình trong những tia nắng vàng tươi mang tên tuổi hồng, khi ấy, mọi nỗi buồn như tan biến, mọi niềm vui như đọng lại và chỉ còn là một làn gió hết sức dịu dàng luồn thổi qua từng khe tóc, nâng tâm hồn tôi đến một xứ sở thần tiên nào đó mà chính tôi cũng không rõ, chỉ biết nó ngập tràn hào quang và hân hoan hạnh phúc.

Tuổi thơ tôi có lẽ được lấp đầy bằng những món quà, những món quà vô hình mang tên tình yêu thương. Sống trong hạnh phúc ấy, tôi yêu lắm tuổi thơ tuyệt vời của mình và những món quà hữu hình đối với tôi hiện hữu như là biểu tượng thay cho thứ quà tặng vô hình mà những người thân yêu dành cho tôi.

Xem Thêm Bài 🌹 Tả Đồ Vật Lớp 5 Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Biểu Cảm Về Đồ Vật Mà Em Yêu Quý – Bài 9

Văn mẫu Biểu cảm về đồ vật mà em yêu quý đã được scr.vn chọn lọc kỹ càng và gửi đến bạn đọc sau đây.

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể.

Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Gợi Ý 🌹 Bài Văn Tả Đồ Vật Lớp 4 Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Mẫu Hay

Văn Mẫu Biểu Cảm Về Một Đồ Vật Chọn Lọc – Bài 10

Tham khảo văn mẫu biểu cảm về một đồ vật chọn lọc với những chi tiết miêu tả đặc sắc và cách hành văn hay.

Thuở nhỏ, ai cũng có một món đồ chơi thật đặc biệt, thân thiết và gắn bó với mình. Với tôi, mỗi khi nhìn thấy một em bé nâng niu trong tay con búp bê hay chú ngựa gỗ, tôi lại bồi hồi nhớ đến món đồ chơi thuở ấu thơ của tôi. Đó là một con búp bê xinh xắn. Tôi và búp bê đã có những kỉ niệm không thể nào quên.

Con búp bê của tôi là phần thưởng mẹ tặng cho tôi khi tôi vào lớp Một. Nó dễ thương đến lạ lùng, cuốn hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy chỉ là một món đồ chơi nhưng nó có đôi mắt sống động khiến cả khuôn mặt sáng bừng lên như người thật: một khuôn mặt ngây thơ, trong sáng và bụ bẫm.

Đôi mắt đã thổi hồn vào búp bê làm nó đáng yêu như thế. Chưa có món đồ chơi nào làm tôi thích thú đến vậy. Tôi nâng niu chăm chút búp bê như đứa em nhỏ của mình. Từ khi có búp bê tôi vui hẳn lên. Tôi luôn coi nó như một người bạn để tâm sự, sẻ chia, một người em để vỗ về chăm sóc. Búp bê đã trở thành một người bạn không thể thiếu đối với tôi…

Vậy mà có một lần tôi đã làm mất búp bê bé nhỏ của mình. Buổi tối hôm ấy, trước khi đi ngủ, tôi đọc một câu chuyện có tên Cuộc chia tay của những con búp bê cho “đứa em” của tôi nghe. Đọc xong, tôi còn ngồi tâm sự một hồi lâu với búp bê nữa. Tôi thấy thương hai anh em búp bê trong câu chuyện, chúng đã bị chia lìa đôi ngả. Dẫu sau cùng được ở bên nhau nhưng lại thiếu mất cô chủ thân thương. Chắc chúng đau khổ lắm! Lẽ ra, chúng có thể đến ở với cô chủ của mình nhưng chúng không làm vậy vì chúng biết cô chủ rất thương người anh trai, Ở lại với cậu chủ tức là chúng đã giúp cô chủ được yên lòng.

Tôi thầm nghĩ, chắc búp bê nhỏ của tôi cũng rất cảm thông với anh em búp bê trong câu chuyện. Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ rời xa búp bê như người em trong câu chuyện buồn ấy. Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy và giật mình sửng sốt vì không thấy búp bê đâu. Tôi lục tung cả nhà lên nhưng vẫn không thấy bóng dáng người bạn nhỏ yêu quý của mình. Suốt mấy ngày, tôi ủ ê tự hỏi không biết búp bê đi đâu. Tôi may thêm cho búp bê mấy bộ quần áo đẹp, trong lòng hi vọng sẽ tìm lại được em.

Thế rồi một buổi sáng tỉnh dậy, tôi nghe tiếng chú mèo mướp “meo meo” ầm ĩ bên ngoài cửa sổ. Tôi choàng mở mắt và sững sờ thấy miệng chú mèo mướp ngậm ngang người búp bê yêu quý của tôi. Tôi lao đến mở tung cửa sổ, ôm lấy em. Ôi! Từ bây giờ tôi sẽ không bao giờ để em xa tôi nữa.

Búp bê ngày nào đến giờ tôi còn gìn giữ. Những câu chuyện năm xưa đến giờ tôi vẫn còn đọc. Chúng nhắc nhở tôi nhớ lại những câu chuyện đã qua và có ý thức giữ gìn những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ.

Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Ấn Tượng – Bài 11

Giới thiệu ngày bài văn biểu cảm về đồ vật ấn tượng với những câu văn sáng tạo, lôi cuốn người đọc.

Mỗi ngày đến trường, em đều gặp rất nhiều người bạn. Nhưng chỉ một người bạn đặt biệt luôn đồng hành cùng em trên con đường đến lớp, đó là chiếc cặp sách công chúa Elsa. Chiếc cặp sách là món quà mẹ tặng em nhân dịp bước vào năm học mới.

Khi mới được nhận món quà này, em đã rất thích thú bởi hình dáng nhỏ xinh và màu sắc rực rỡ của nó. Chiếc cặp dạng balo, to chừng hai quyển sách giáo khoa. Nó màu xanh lam, được làm từ vải da giả. Mẹ bảo, mua màu lam để phù hợp với cái tên Ngọc Lam của em.

Chiếc cặp gồm hai phần được thiết kế nối liền với nhau vô cùng độc đáo. Phần thân cặp hình chữ nhật dọc, hơi thuôn lên phía trên, to phình xuống phía dưới. Em thích nhất là hình hai cô công chúa Elsa xinh đẹp được in ở ngay mặt của chiếc cặp. Các cô có nụ cười tươi, đôi má hồng hào và đôi mắt xanh lam hút hồn. Xung quanh hình in đó là hình những bông hoa bồ công anh mong manh, trắng ngần. Phía trên, những tòa lâu đài nhọn, trắng xóa và đính những viên kim cương là nơi ở của nàng công chúa.

Chiếc cặp của em có ba ngăn. Hai ngăn ở trong rộng rãi em đựng sách, vở. Ngăn kéo khóa bên ngoài em thường đựng hộp bút. Ngăn nào cũng có một chiếc khóa để kéo. Mỗi khi đóng hay mở, chiếc khóa đều phát ra những tiếng lách cách. Chị gái em bao giờ cũng sắm cho em những chiếc móc khóa ngộ nghĩnh, màu sắc rực rỡ để em treo lên đó.

Nhờ thế, cặp sách của em càng trở nên đẹp hơn. Hai bên hông chiếc cặp còn có những ngăn nhỏ bằng lưới, rất tiện lợi cho em đựng chai nước hoặc chiếc ô nhỏ. Phía trên cùng, người ta khéo léo may thêm một chiếc quai xách. Phần quai đeo được làm bằng vải dày, lót bông mềm mại. Mỗi lần khoác chiếc cặp trên vai, em lại thấy êm ái.

“Người bạn” cặp sách này chẳng thể trò chuyện hay đùa vui cùng em như những người bạn bình thường khác. Nhưng người bạn đặc biệt ấy là một phần không thể thiếu của em. Nó giúp em đem theo sách, vở, chứa đựng vô vàn kiến thức quý báu trong đó. Em nhất định sẽ gìn giữ chiếc cặp cẩn thận để nó luôn đồng hành cùng em mỗi ngày đến trường.

Tham khảo văn mẫu 🌸Tả Cái Cặp Lớp 4 ❤️️15 Bài Văn

Bài Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Lớp 6 Đặc Sắc – Bài 12

Bài văn mẫu biểu cảm về đồ vật lớp 6 đặc sắc dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt mạch lạc, khéo léo và giàu hình ảnh.

Tôi có một chiếc hộp bút rất tinh tế. Nó bên tôi mỗi ngày, không rời tôi nửa bước. Hằng ngày, nó cùng tôi đi học, cùng tôi làm bài tập. Bên ngoài vỏ hộp bút là hình ảnh hai con người. Một người thì vui vẻ, còn một người thì giận giữ.

Người vui vẻ lúc nào cũng vui cười với tôi, nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến. Khiến tâm trạng của tôi lúc nào cũng thoải mái. Còn người giận giữ, sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt nghiêm khắc khi tôi làm việc riêng trong giờ học. Nhắc nhở tôi phải chăm chỉ nghe giảng.

Tầng trên của hộp bút là không gian sống của anh bút chì và chú bút máy. Sáng nào, hai người cũng cãi nhau. Chú bút máy nói chữ viết của bút chì không những màu xấu mà còn có thể xóa được. Không tốt chút nào cả. Còn chữ mà chú bút máy viết thì vừa không thể xóa được mà màu lại còn đẹp. Được người ta dùng để ký tên, viết tài liệu… Vậy nên chú bút máy có công dụng lớn hơn anh bút chì.

Anh bút chì nghe thấy vậy không phục. Anh bút chì nói rằng, các bạn nhỏ tập viết chữ đều phải nhờ anh bút chì. Viết sau có thể tẩy đi viết lại. Như vậy thì bài vở mới sạch sẽ được.

Mỗi lần như vậy, tôi đều nói với họ rằng, chú và anh ai cũng quan trọng cả. Nhưng chú và anh không thể chỉ nhìn vào ưu điểm của mình mà quên đi khuyết điểm của bản thân được. Chú và anh phải đoàn kết, đồng lòng với nhau.

Tầng dưới là anh cục tẩy và em thước kẻ. Các bạn đừng xem thường anh cục tẩy của tôi nhé. Anh ấy là người bạn tốt của tôi đấy. Khi tôi viết sai, anh cục tẩy sẽ đứng ra giúp tôi sửa sai. Mặc dù, anh ấy ngày càng nhỏ đi, mùi hương cũng ngày càng nhạt đi. Nhưng tôi vẫn thích anh ấy.

Thước kẻ là cậu em thẳng thắn. Nó không chỉ giúp tôi vẽ đường thẳng. Và còn giúp tôi đo kích thước. Tôi muốn giống như thước kẻ, thẳng thắn, đoan trang. Chân thành và không bao giờ dối trá.

Trong nháy mắt, chiếc hộp bút đã cùng tôi đi gần hết 1 năm học cấp hai. Mặc dù nó hiện giờ đã rất cũ kỹ. Nhưng tôi vẫn không nỡ vứt bỏ nó. Bởi nó đã dung hòa vào trong việc học của tôi. Nó là một phần không thể thiếu trong công cuộc học tập của tôi. Vậy nên, cho dù thế nào đi chăng nữa, tôi lúc nào cũng yêu chiếc hộp bút của tôi.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tả Quyển Sách Mà Em Yêu Thích 🍀 15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Lớp 7 Đạt Điểm Cao – Bài 13

Nhất định không nên bỏ qua bài văn biểu cảm về đồ vật lớp 7 đạt điểm cao sau đây, nó sẽ giúp ích các em rất nhiều trong quá trình viết văn trên lớp đấy.

Cứ đến mỗi sinh nhật hay dịp lễ Nô-en, tôi lại được mọi người tặng không biết bao nhiêu là thứ đồ chơi đẹp, lạ mắt. Cái gì tôi cũng thấy thích, thấy yêu: cái cặp sách, chiếc thắt lưng, quần bò… Nhưng tôi yêu nhất là chiếc khăn len mà mẹ đã tặng tôi vào dịp Nô-en bốn năm trước.

Năm đó, khoảng ba tuần trước ngày Giáng sinh, tôi cảm thấy mẹ đang giấu tôi một việc gì đó, một việc rất lạ. Lúc nào mẹ rảnh, tôi cũng thấy mẹ lôi mấy cuộn len ra và ngồi ngoài vườn nhà chăm chú đan khăn. Bàn tay mẹ mềm mại, dẻo dai, cẩn thận đến từng mũi. Chiếc khăn mà mẹ dan rất đẹp, tôi rất thích! Nhiều lần tôi hỏi mẹ là mẹ đan cho ai nhưng mẹ chỉ nói rằng:

– Mẹ đan tặng một em bé rất ngoan mà mẹ yêu quý.

Tôi thấy lạ lắm! Những lần tặng quà sinh nhật cho ai, mẹ đều mua những món quà khác chứ không bao giờ mẹ đan khăn cả. Tôi nghĩ chắc là mẹ muốn tạo một thứ khác biệt với mọi người. Rồi đêm Giáng sinh cũng đến, gia đình bên ngoại tôi tụ họp đông đủ ở nhà bà ngoại. Cây thông Nô-en được đặt ở giữa nhà, bên dưới là rất nhiều gói quà đủ màu sắc gối đầu lên nhau trông rất đẹp mắt. Nhưng có một món quà được bọc trong một chiếc hộp nhỏ bọc giấy màu lạ mắt mà tôi không thể đoán được đó là món quà của ai và đó là gì. Đến giờ phút quan trọng nhất, lúc 12 giờ, tất cả mọi người cùng nhau hát bài: “Chúc mừng Giáng sinh”, sau đó chúng tôi tự lấy một món quà có tên mình trên hộp quà.

Thật tình cờ là món quà dặc biệt đó lại chính là quà dành cho tôi và khi tôi bóc ra, tôi thấy ngạc nhiên khi trong đó là một chiếc khăn len màu hồng xen trắng giống chiếc khăn tuần trước mẹ đã đan. Trên đó có ghi dòng chữ: “Dành tặng con gái mẹ. Mẹ mong con mẹ sẽ cảm thấy ấm áp và sẽ không bị ho giữa mùa đông lạnh giá với chiếc khăn này. Con hãy học thật giỏi và thật ngoan nhé! Mẹ luôn tin rằng con gái mẹ sau này sẽ thành đạt”.

Tôi thấy hạnh phúc và cảm động làm sao trước sự yêu thương của mẹ dành cho tôi. Thế là từ nay, tôi luôn có chiếc khăn len mà có lẽ không phải ai cũng có được, vì nó mang một ý nghĩa sâu sắc. Tôi chợt nhớ lại khi đó mẹ tranh thủ thời gian quý báu để hoàn thành chiếc khăn đúng vào dịp lễ Giáng sinh. Mẹ đã muốn làm tôi bất ngờ và sẽ cảm thấy vui khi nhận được chiếc khăn và mẹ đã làm được điều đó.

Chiếc khăn rất mềm. Nó dài khoảng 120cm, có mấy cái dây tua ở đầu khăn và cuối khăn. Nó có nhiều họa tiết trang trí độc đáo. Hai chú chim bồ câu màu trắng ở hai bên tượng trưng cho bầu trời hòa bình. Còn có cả những họa tiết bằng nét thẳng của người miền núi xen lẫn với nét cong của người dân đồng bằng. Tôi hiểu được rằng, mẹ muốn nói với tôi: tất cả mọi người đều phải yêu thương nhau, gắn bó với nhau, không phân biệt giàu nghèo hay đằng trong, đằng ngoài.

Trên khăn, mẹ còn viết lên đó một số kí hiệu mà tôi không hiểu. Đó chính là một mảng màu vàng nhạt, rồi đến màu trắng và cuốĩ cùng là màu đen. Tôi đã hỏi mẹ nhưng mẹ bảo tôi nên tự tìm hiểu thì sẽ cảm thấy lí thú hơn. Tôi suy nghĩ mãi rồi đến một ngày, tôi học được bài học về người da màu trên thế giới. Lúc đó, tôi mới biết mẹ muốn nói cho tôi rằng mẹ không muôn trên Trái Đất có sự phân biệt tộc người. Tôi biết mẹ là một con người nhạy cảm, mẹ nghĩ gì cũng rất sâu sắc. Những họa tiết mà mẹ đã đan trên chiếc khăn cũng là những vấn đề chính trên thế giởi. Mẹ đã muốn nói cho tôi rất nhiều điều có ý nghĩa. Tôi cảm thấy thật sung sướng khi có một người người mẹ như vậy!

Chiếc khăn đã gắn bó với tôi suốt hai năm nay. Bao giờ tôi cũng đặt nó vào trong một chiếc hộp rất đẹp ở tủ quần áo. Những lúc tôi quàng khăn vào cổ, tôi thấy thật ấm áp, cảm giác như tôi đang được mẹ ôm vào lòng, được sưởi ấm trong vòng tay thân thương của mẹ. Chiếc khăn đã gắn với tôi “một trời kỉ niệm”. 

Chiếc khăn như một người bạn trung thành luôn ở bên tôi. Tôi cảm thấy càng ngày mẹ con tôi càng gần gũi nhau hơn, tình cảm giữa hai mẹ con ngày càng thắm thiết. Chiếc khăn đã chỉ cho tôi biết điều mà mẹ hi vọng ở tôi bấy lâu nay. Tôi tự hứa sẽ cố gắng học thật tốt để mẹ vui lòng.

Tôi cảm thấy chiếc khăn giống như một người bạn tâm tình luôn sát cánh cùng tôi xua tan đi nỗi buồn và vượt qua những lúc tôi gặp khó khăn. Dù mai sau, tôi có nhiều chiếc khăn đẹp hơn, trang trọng hơn đi chăng nữa thì chiếc khăn len này vẫn luôn là chiếc khăn mà tôi yêu nhất, ý nghĩa nhất với tôi.

Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Lớp 7 Sinh Động – Bài 14

Bài văn biểu cảm về đồ vật lớp 7 sinh động sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong đồ dùng học tập của học sinh, là một trong những phát minh độc đáo của con người nhằm phục vụ cho việc lưu giữ, ghi chép lại những sự vật, hiện tượng trong đời sống. Đó chính là cây bút bi – Một vật dụng nhỏ bé nhưng vô cùng hữu ích trong cuộc sống, đặc biệt là trong hoạt động học tập của học sinh.

Bút bi là tên gọi của một loại bút mực. Vì loại bút này có đặc điểm sử dụng đó là nhờ sự linh hoạt của viên bi nhỏ đầu bút. Viên bi này có thể lăn qua lăn lại trơn tru, dễ dàng để tạo ra mực mà người ta gọi với cái tên bút bi.

Về mặt cấu tạo thì bút bi có những bộ phận chính sau: Vỏ bút – đây là nơi người viết sẽ cầm để di chuyển bút, tạo ra các đường nét, nó cũng là bộ phận có vai trò bảo vệ ruột bút. Thông thường, vỏ bút thường được thiết kế với kích cỡ vừa tay người cầm, kích cỡ thường thấy của một cây bút bi là khoảng bằng ngón tay trỏ. Đặc biệt là phần chân bút, ở đó có những đường viền nổi, những hoa văn để tạo độ ma sát với tay người sử dụng. Nhờ đó mà cây bút sẽ không bị trơn, bị tuột khỏi tay của người viết.

Bộ phận thứ hai của cây bút bi, đó là phần ruột bút. Đây là nơi chứa mực, là bộ phận quan trọng nhất của cây bút. Phần ruột bút rất nhỏ, trong đó có chứa mực, trong quá trình sử dụng, mực bút sẽ được bơm xuống thân bút, giúp cho bút có thể viết ra mực. Tuy nhiên, để viết được thì cây bút không thể thiếu một bộ phận quan trọng đó chính là đầu bút. Đầu bút được làm bằng kin loại, gắn với ống đựng mực. Trên đỉnh của ngòi bút là một viên bi nhỏ có thể di chuyển, viên bi này có thể lăn ra mực, điều tiết được lượng mực không ra nhiều quá, không ra ít quá. Vì kích cỡ viên bi rất nhỏ nên nếu không để ý sẽ khó có thể thấy được.

Một bộ phận nữa của cây bút đó chính là lò xo và đầu nhấn của bút. Lò xo làm cho cây bút có độ đàn hồi mà khi người sử dụng nhấn đầu bút thì cây bút có thể bật lên, bật xuống phục vụ mục đích sử dụng và bảo vệ bút. Những bộ phận của cây bút được lắp ráp lại với nhau để tạo ra một cây bút hoàn chỉnh.Thao tác lắp ráp này rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tháo ra, lắp vào một cách dễ dàng.

Bút bi là một phát minh độc đáo, sáng tạo ở thế kỉ hai mươi. Trước đó, loại bút mà ông cha ta sử dụng đó chính là bút lông, loại bút này rất dễ bị lem mực, nếu kĩ thuật viết không tốt thì các chữ sẽ không rõ ràng vì đầu bút rất lớn, khi viết sẽ bị tõe ra các bên. Tuy nhiên, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người, đề cao sự tiện ích cho người sử dụng thì cây bút bi đã được ra đời. Khi mới được phát minh, cây bút không được gọn nhẹ và sử dụng dễ dàng như ngày nay, nhưng trong quá trình sử dụng con người đã cải tiến cây bút bi để từ đó có được sự tiện ích như cây bút bi ngày nay.

Bút bi là vật dụng vô cùng hữu ích đối với cuộc sống con người, nó giúp những em học sinh ghi chép lại bài học, ghi chép lại những kiến thức đã được học. Giúp cho người sử dụng ghi chép, lưu giữ từ số liệu, sự kiện và cả những kỉ niệm đáng nhớ trong đời. Vì vậy mà cây bút tuy nhỏ bé, giá cả phải chăng nhưng vai trò của nó đối với cuộc sống của con người thì không nhỏ bé, tầm thường một chút nào.

Gửi tặng bạn 💕 Tả Cây Bút Máy 💕 15 Bài Văn Tả Cây Bút Mực Hay Nhất

Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Lớp 7 Hay Xuất Sắc – Bài 15

Bài văn biểu cảm về đồ vật lớp 7 hay xuất sắc sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay để hoàn thành tốt bài viết của mình và đạt điểm cao.

Trong học tập, bên cạnh chúng ta có rất nhiều những vật dụng quen thuộc và cần thiết. Một trong số đó chính là chiếc hộp bút để đựng đồ dùng học tập. Em cũng có một chiếc hộp bút nhỏ để đi học, đó là món quà mà bố đã tặng em nhân dịp sinh nhật vừa qua.

Chiếc hộp bút ấy được làm từ vải dày, có màu hồng xinh xắn, là màu sắc mà em yêu thích. Nó không quá to, chiều dài băng hai gang tay của em, chiều rộng thì bằng nửa gang tay. Chiếc hộp bút ấy được in hình công chúa barbie đúng với sở thích của em. Mỗi khi học bài, thỉnh thoảng em lại ngắm nhìn chiếc hộp bút ấy, nó như đưa em vào thế giới của mộng mơ, nơi có những nàng công chúa barbie xinh đẹp, lâu đài nguy nga, lộng lẫy, rực rỡ ánh sáng.

Xung quanh mặt hộp bút là đường viền màu xanh lam có những dải kim tuyến lấp lánh càng làm tô điểm thêm cho chiếc hộp thêm dễ thương. Đế hộp được may vuông vắn, nhờ vậy mà hộp bút có thể đứng vững vàng, không bị đổ. Chiếc khóa hộp bút được làm từ nhựa, tráng màu trắng ngần, dễ kéo ra đóng vào, giúp em thuận tiện khi sử dụng.

Phần khóa cầm được gắn một chiếc nơ xinh xắn màu vàng nhạt, làm cho chiếc hộp thêm nữ tính và tràn đầy màu sắc. Hộp bút của em có hai ngăn, một chiếc ngăn nhỏ và một chiếc ngăn to, được ngăn cách bằng lớp vải mỏng. Ngăn nhỏ em dùng để đựng tẩy, nhãn vở, gọt chì, và những đồ dùng nhỏ khác.

Ngăn to được dùng để chứa các loại bút khác nhau như bút mực, bút chì,.. Nhờ vậy mà mỗi khi em tìm kiếm đồ dùng học tập đều dễ dàng và tiện lợi hơn. Từ khi có chiếc hộp bút xinh xắn ấy, em trở nên cẩn thận hơn, ngăn nắp hơn, không còn làm mất đồ nhiều lần nữa. Ở bất cứ nơi nào em cũng có chiếc hộp bút làm bạn.

Các bạn trong lớp ai cũng yêu thích và khen chiếc hộp bút của em. Quả là một món quà sinh nhật tuyệt vời của bố. Em rất yêu quý chiếc hộp bút của em. Nó không chỉ quý giá vì là món quà do chính bố tặng em mà nó còn trở thành người bạn đồng hành trong những giờ học của em. Em sẽ luôn giữ gìn sạch sẽ và trân trọng chiếc hộp bút đáng yêu ấy.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Viết một bình luận