Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️ 31+ Mẫu Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Đầy Đủ Những Mẫu Dàn Ý Ngắn Gọn Và Chi Tiết Dành Cho Học Sinh.
Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí
Tham khảo hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí dưới đây để nắm được những định hướng làm bài cụ thể.
👉 Bước 1:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận từ những dẫn dắt liên quan.
- Nêu vấn đề và khái quát chung về vấn đề nghị luận.
👉 Bước 2:
- Phân tích đề
- Đưa ra luận điểm chính
- Triển khai luận điểm, làm rõ vấn đề
- Tìm những luận cứ chứng minh cho vấn đề nghị luận
- Đưa ra những phản biện làm sâu sắc hơn vấn đề
- Rút ra bài học, thông điệp, ý nghĩa của vấn đề nghị luận
👉 Bước 3:
- Tổng kết lại về vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân người viết.
Dàn Ý Về Tư Tưởng Đạo Lí Hay Nhất – Mẫu 1
Đón đọc dàn ý về tư tưởng đạo lí hay nhất dưới đây để nắm vững phương pháp làm bài.
I. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận về tư tưởng đạo lý:
II. Thân bài
a. Giải thích (là gì)
- Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào…
- Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì.
- Quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.
b. Phân tích (tại sao)
- Trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp
- Dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục
c. Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào)
- Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề.
- Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
d. Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)
- Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không
- Vấn đề có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.
e. Bài học nhận thức và hành động (tích cực)
- Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…).
- Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí 🍃 15 Bài Văn Ngắn Hay
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí Ngắn Gọn – Mẫu 2
Tham khảo mẫu sơ đồ dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí ngắn gọn dưới đây với những luận điểm cơ bản và trọng tâm.
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí 200 Chữ – Mẫu 3
Tham khảo dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí 200 chữ dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.
1.Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.
2.Thân bài
a. Giải thích khái niệm
- Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.
- Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.
- Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.
b. Phân tích
- Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)
- Làm rõ cho câu nói, vấn đề nghị luận.
c. Chứng minh
- Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)
- Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.
d. Phản biện: Lật ngược vấn đề
- Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).
- Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)
3.Kết bài
- Bài học nhận thức và phương hướng hành động.
- Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).
- Liên hệ bản thân.
Chia sẻ 🌹 Cách Viết Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ 🌹 Hay Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí Lớp 9 – Mẫu 4
Dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí lớp 9 dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
1.Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Khái quát ý nghĩa của vấn đề
2.Thân bài:
a. Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí
- Làm rõ ý nghĩa câu nói, vấn đề nghị luận
- Giải thích vấn đề
b. Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
- Vì sao tác giả khẳng định như thế?
- Lấy dẫn chứng để chúng minh vấn đề
c. Luận điểm 3: Bài học rút ra
- Bài học phù hợp trong thời điểm hiện tại
- Liên hệ bản thân ngưới viết.
3.Kết bài:
- Khẳng định vai trò của vấn đề nghị luận
- Trình bày suy nghĩ cá nhân
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí Lớp 10 – Mẫu 5
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí lớp 10 dưới đây sẽ giúp các e m học sinh xác định được bố cục và nội dung cơ bản khi làm bài.
a. Mở bài: Giới thiệu về tư tưởng đạo lí cần nghị luận (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc dẫn dắt qua một câu chuyện hay suy nghĩ của người viết).
b. Thân bài
-Cắt nghĩa nội dung tư tưởng, đạo lí
- Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí
- Cắt nghĩa các từ ngữ, thuật ngữ, tìm ra nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn (nếu có).
- Khái quát ý nghĩa chung của của tư tưởng, đạo lí hoặc trình bày quan điểm, đánh giá của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy.
-Phân tích, chứng minh:
- Chỉ ra tính đúng đắn của tư tưởng, đạo lí
- Chứng minh bằng những phân tích, dẫn chứng cụ thể
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng đạo lí với cuộc sống con người.
-Bình luận, mở rộng, liên hệ thực tế
- Chỉ ra và phê phán những biểu hiện sai lệch đang tồn tại trong xã hội.
- Đưa vào những dẫn chứng cụ thể.
-Rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Đưa ra những tấm gương cụ thể
- Liên hệ bản thân
c. Kết bài: Khái quát giá trị của tư tưởng đạo lí vừa nghị luận.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí Lớp 11 – Mẫu 6
Với dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí lớp 11 dưới đây, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.
1.Mở bài:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2.Thân bài:
-Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.
-Bàn luận giải quyết vấn đề.
+Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:
- Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.
- Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.
- Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.
+Bày tỏ quan điểm của người viết:
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
3.Kết bài: Khẳng định vấn đề
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội 🍀 19 Mẫu Dàn Bài Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí Lớp 12 – Mẫu 7
Chia sẻ dưới đây dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí lớp 12 để các em học sinh cùng tham khảo:
1.Mở bài:
- Dẫn dắt những nội dung liên quan đến vấn đề nghị luận văn học
- Giới thiệu vấn đề nghị luận về tư tưởng đạo lý
2.Thân bài:
-Giải thích tư tưởng, đạo lí:
- Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,…).
- Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
-Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý:
- Thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?
- Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời sống xã hội.
-Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề:
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí
- Có những tư tưởng, đạo lí đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.
-Mở rộng:
- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
-Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận
- Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
3.Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề
- Liên hệ bản thân
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống 🌹 15 Bài Hay Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí Về Tình Yêu Thương – Mẫu 8
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí về tình yêu thương dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được luận điểm để triển khai bài viết.
I. Mở bài: Giới thiệu về tình yêu thương, ý nghĩa của nó trong cuộc sống con người
II. Thân bài
- Giải thích
- Tình yêu là hạnh phúc của mỗi con người.
- Tình yêu lớn lên nhờ cho đi, đó là tình yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được.
- Một khi biết yêu thương ta cảm thấy mình trở nên xinh đẹp nhất.
- Biểu hiện
– Tình yêu thương được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.
- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
- Tình yêu thương của thầy cô dành cho học trò
– Những cử chỉ, hành động nhỏ:
- Sự giúp đỡ, san sẻ của những người xa lạ trong lúc khó khăn
- Sự quan tâm giúp đỡ giữa bạn bè
– Các dẫn chứng của tình yêu thương như:
- Trong văn học thì có tình yêu của Thị Nở với Chí Phèo, tình yêu thương của bà cụ tứ dành cho Thị trong Vợ Nhặt, tình yêu thương trong chiếc lá cuối cùng.
- Trong thực tế: Sự giúp đỡ, ủng hộ đồng bào miền Trung chống lũ, tình yêu thương biết ơn những cống hiến của các y bác sỹ chống dịch Covid 19.
– Ý nghĩa của tình yêu thương:
- Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa
- Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.
- Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách
- Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống.
- Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ.
- Bàn luận
- Tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác.
- Phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.
- Bài học về tình yêu thương
- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta.
- Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống.
- Cần biết trân trọng những gì mình đang có.
III. Kết bài
- Khẳng định lại tầm quan trọng của yêu thương trong cuộc sống.
- Rút ra bài học cho nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Kêu gọi rèn luyện phẩm chất yêu thương.
Gợi ý cho bạn 🌹 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Thương 🌹 16 Bài Hay
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí Về Lòng Yêu Nước – Mẫu 9
Tham khảo dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí về lòng yêu nước dưới đây để đạt kết quả cao cho bài viết.
- Mở bài: Giới thiệu lòng yêu nước
- Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống.
- Vậy lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
- Thân bài
a. Luận điểm 1: Giải thích thế nào là lòng yêu nước?
- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
b. Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng yêu nước
-Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:
- Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,…
- Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…
-Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:
- Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.
- Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.
- Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…
c. Luận điểm 3: Vai trò của lòng yêu nước
- Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.
- Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.
- Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.
- Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.
- Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.
d. Luận điểm 4: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay
- Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…
- Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…
- Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,…
- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
e. Luận điểm 5: Bàn bạc, mở rộng vấn đề
- Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay.
- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể
- Kết bài
- Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
- Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn.
Mời bạn tham khảo 🌠 Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước 🌠 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay