Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu [21+ Mẫu Hay Nhất]

Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu ❤️️ 21+ Mẫu Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Đầy Đủ Những Mẫu Dàn Bài Hữu Ích Để Ôn Tập Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà.

Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà – Mẫu 1

Lập dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục và luận điểm trọng tâm. Tham khảo mẫu dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà dưới đây:

  1. Mở bài:
  • Giới thiệu về Nguyễn Quang Sáng và truyện Chiếc lược ngà. Nêu hoàn cảnh sáng tác: năm 1966, vào thời chống Mĩ khốc liệt.
  • Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc. Cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.
  1. Thân bài:

a. Khái quát được cảnh ngộ của bé Thu:

  • Đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi
  • Lớn lên em chưa một lần được cha chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho cha chỉ gửi trong tấm ảnh chụp cùng má.

b. Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật bé Thu:

  • Tâm trạng của bé Thu lúc đầu: ngạc nhiên, sợ hãi và bỏ chạy; không nhận ông Sáu là cha vì ông không giống trong bức ảnh; luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh ông Sáu; phản ứng quyết liệt, rồi trốn sang nhà bà ngoại kể nồi tức tối của minh (phản ứng rất thơ ngây của đứa trẻ).
  • Tâm trạng của bé Thu lúc sau: buồn rầu nghĩ ngợi thể hiện sự ân hận : nuối tiếc sau khi được bà ngoại giải thích; hối hận và nhận cha đúng lúc phải chia tay cha; bộc lộ tình cảm mãnh liệt và xót xa.

c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu:

  • Tình huống truyện (éo le).
  • Khắc họa tâm lý nhân vật (sự bướng bỉnh trẻ con, khi cha sắp đi).
  • Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ (chân chất, mộc mạc, giàu tình cảm).
  1. Kết bài:
  • Tác phẩm là câu chuyện kể cảm động về tình cha con; thể hiện tấm lòng yêu thương, nhạy cảm của nhà văn đối với con người.
  • Rút ra bài học, liên hệ nêu suy nghĩ bản thân.

SCR.VN tặng bạn 💧 Tóm Tắt Chiếc Lược Ngà 💧 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc dàn ý phân tích nhân vật bé Thu hay nhất dưới đây với những gợi ý làm bài đặc sắc.

I. Mở bài phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà:

-Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà

  • Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng.
  • Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (1966) được tác giả viết khi đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, nội dung kể về câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.

-Giới thiệu nội dung cần phân tích: Bé Thu là nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lược ngà với những nét tính cách vô cùng đáng yêu, cá tính, là biểu tượng cho tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

II. Thân bài phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà:

a. Khái quát về tác phẩm:

-Tình huống truyện:

  • Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách: chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.
  • Trở lại đơn vị, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mĩ – Ngụy.

-Cảnh ngộ của bé Thu:

  • Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi.
  • Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

b. Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà:

-Phân tích nhân vật bé Thu khi lần đầu gặp cha trong Chiếc lược ngà:

  • Khi mới gặp, ông Sáu đưa tay ra đón Thu: Thu đã giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, rồi hoảng sợ, mặt tái đi
  • Khi thấy ba em bỏ chạy vụt vào trong nhà và cầu cứu má. Thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi.
  • Thu không chấp nhận sự thật vì người ba mà mình xem trong hình không giống như ông Sáu ở ngoài thực.

-Phân tích nhân vật bé Thu vào khoảng thời gian ông Sáu ở nhà trong Chiếc lược ngà:

  • Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra, xem ông Sáu như người lạ
  • Thu quyết không chịu gọi ông là ba, nói trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.
  • Lúc phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình, con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba, thậm chí gọi còn ông là “người ta”.
  • Khi ông Sáu gắp cho miếng trứng cá, nó liền hất luôn ra, làm đổ cả bát cơm.
  • Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh nó, nó lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.
  • Bé Thu phản ứng rất quyết liệt, thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh song cũng rất cá tính.

-Phân tích nhân vật bé Thu khi nhận ra cha trong Chiếc lược ngà:

  • Khi bỏ sang nhà bà ngoại, Thu đã được ngoại giải thích, lí giải vì sao ba lại có vết thẹo dài đó, cuộc sống của ba gian khổ như thế nào, và chính chiến tranh đã khiến cho ba có một vết thương như thế.
  • Cô bé đã vô cùng buồn và áy náy, trằn trọc mãi không ngủ được, “nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn…”.
  • Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người: Không còn bướng bỉnh và lạnh lùng hay nhăn mày cau có như trước “vẻ mặt nó sám lại buồn rầu… nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.
  • Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba, đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm, nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba.

-Phân tích nhân vật bé Thu khi ông Sáu cất lời từ biệt trong Chiếc lược ngà

  • Con bé bỗng cất lên tiếng gọi ba xé lòng – tiếng gọi bị kìm nén suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
  • “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”
  • Nó “ôm chặt lấy cổ ba”, “nói trong tiếng khóc” để giữ không cho ba đi.
  • Nó khóc nức nở, hôn ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả lên vết thẹo của ba.
  • Tiếng khóc vừa là tiếng khóc của sự ân hận, vừa là tiếng khóc của tình yêu thương, của nỗi buồn xa cách.
  • Dường như lúc này mọi khoảng cách giữa Thu với ba đã bị xóa bỏ. Cô bé không giấu giếm tình cảm của mình dành cho ba, nó lo sợ ba sẽ đi mất, cố mọi cách để giữ ba ở lại.
  • Tình yêu thương mãnh liệt Thu dành cho ba đã khiến tất cả mọi người xung quanh đều xúc động.

c. Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà:

  • Tạo dựng tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ;
  • Lựa chọn thời gian ngắn ngủi ba ngày để tạo độ nén về thời gian, độ căng của cảm xúc;
  • Miêu tả tâm trạng nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói thể hiện sự quan sát tỉ mỉ và am hiểu tâm lí trẻ thơ của nhà văn.
  • Nghệ thuật liệt kê được sử dụng hiệu quả.

III. Kết bài phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà:

  • Khẳng định lại giá trị của truyện, của hình ảnh nhân vật.
  • Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.

Tham khảo trọn bộ 💕 Sơ Đồ Tư Duy Chiếc Lược Ngà 💕 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Ngắn Gọn – Mẫu 3

Mẫu dàn ý phân tích nhân vật bé Thu ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo hệ thống luận điểm trọng tâm.

1.Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu.

2.Thân bài

a. Khái quát chung

  • Bé Thu là cô bé khoảng 7-8 tuổi.
  • Ba bé Thu “thoát ly kháng chiến” từ khi em còn rất nhỏ.
  • Chỉ biết mặt ba thông qua bức hình chụp chung với má.
  • Bất ngờ, sợ hãi trong lần đầu tiên gặp ông Sáu.

b. Phân tích nhân vật bé Thu

-Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, cá tính:

  • Lạnh lùng, xa lánh, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu.
  • Nói trổng, không chịu ông Sáu một tiếng Ba.
  • Hất tung cái trứng khỏi bát cơm khi được ông Sáu gắp.
  • Khi bị ba đánh không khóc mà chạy sang nhà bà ngoại.

-Bé Thu có tình thương cha tha thiết

  • Không nhận ba vì ông Sáu có vết sẹo trên mặt, rất khác với người ba trong bức ảnh của bé.
  • Khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra tất cả.
  • Suốt đêm trằn trọc, thở dài như người lớn
  • Cất tiếng gọi ba vào giây phút ông Sáu phải lên đường.
  • Yêu thương hôn lên mặt, lên tóc và cả vết sẹo đáng sợ của ông Sáu.
  • Tuy bướng bỉnh, ngang ngạnh nhưng ẩn sâu trong đó là tình yêu thương cha tha thiết.

3.Kết bài: Nhận định chung về nhân vật

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Cảm Nhận Về Nhân Vật Bé Thu 🍀 13 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Chiếc Lược Ngà Bé Thu Ngắn Nhất – Mẫu 4

Với mẫu dàn ý Chiếc lược ngà bé Thu ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.

1.Mở bài

  • Chiếc lược ngà là truyện ngắn cảm động viết về tình cảm cha con
  • Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận cha góp phần quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

2.Thân bài

a. Trước khi nhận ba:

  • Sợ hãi, bỏ chạy khi được ông Sáu ôm vào lòng trong lần đầu gặp mặt
  • Bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu là ba:
  • Xa lánh ông Sáu, quyết không chịu gọi tiếng ba
  • Từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu
  • Nói trổng khi muốn nhờ ông Sáu chắt nước giúp
  • Hất tung cái trứng ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp vào bát
  • Bị ba đánh đòn à khóc chạy sang nhà bà ngoại
  • Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng ẩn chứa bên trong là tình thương tha sâu sắc.

b. Sau khi nhận ba:

  • Nghe bà ngoại kể về vết sẹo và hiểu ra mọi chuyện, hối hận và thương ba nhiều hơn.
  • Cất tiếng gọi ba trong khoảng khắc chia tay
  • Ôm lấy ba, hôn lên vết sẹo trên mặt ba, không muốn ba rời đi
  • Tình thương cha tha thiết, mãnh liệt

3.Kết bài

  • Bé Thu là cô bé bướng bỉnh nhưng giàu tình thương cha.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Chi Tiết Nhân Vật Bé Thu – Mẫu 5

Tham khảo mẫu dàn ý chi tiết nhân vật bé Thu dưới đây để nắm được hệ thống luận điểm đầy đủ nhất.

I. Mở bài:

  • Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng.
  • Với nhân vật chính là bé Thu – một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.

II. Thân bài:

a. Luận điểm 1 : bé Thu trong những ngày đầu gặp cha

– Luận cứ 1: lúc mới gặp cha

  • Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác , lạ lùng.
  • Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.
  • Sự hồn nhiên ngây thơ , ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi.

-Luận cứ 2 : những ngày ông Sáu ở nhà

  • Ông Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.
  • Không chịu gọi ông Sáu là ba, cứ xem như người lạ.
  • Không chịu gọi ba vào ăn cơm , thấy má giận nó chỉ nói trổng
  • Nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng.
  • Được ông Sáu gắp trứng vào tô nhưng lại hất ra , tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.
  • Thể hiện sự mạnh mẽ, pha chút bướng bỉnh.

b. Luận điểm 2: khi bé thu đã nhận ra cha mình

  • Nhận ra tình cha con thật chất , lòng vô cùng ân hận.
  • Không còn bướng bỉnh, lạnh lùng.
  • Hôn khắp người, ôm chặt không cho cha đi.
  • Lòng thương cha vô bờ bến , biết hối hận về những gì mình đã làm.

III. Kết bài:

  • Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha.
  • Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Bé Thu 🌟 10 Bài Văn Hay Nhất

Dàn Ý Phân Tích Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà Đầy Đủ – Mẫu 6

Chia sẻ dưới đây dàn ý phân tích bé Thu trong Chiếc lược ngà đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo:

I) Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà
  • Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu

II) Thân bài

a. Khái quát cảnh ngộ của bé Thu

  • Ba bé – anh Sáu thoát li gia đình đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ
  • Bé chỉ được thấy ba qua tấm hình ba chụp chung với má.

b. Phân tích nhân vật bé Thu

*Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh

  • Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.
  • Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:
  • Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
    Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm nhưng lại gọi trống không.
  • Sợ nồi cơm nhão không nhờ được ai, bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy vá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba.
  • Ông Sáu gắp trứng cá vào bát cho Thu, nó hất tung cái trứng ra mâm, cơm văng tung tóe.
  • Bị ba đánh đòn nhưng không khóc mà chạy sang nhà ngoại, mẹ dỗ mấy cũng không về.
  • Bé Thu “cứng đầu”, ương ngạnh, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ và có chút sợ hãi.

*Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt

-Trước lúc ông Sáu lên đường:

  • Bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu
  • Khi hiểu ra nguyên nhân cái thẹo trên mặt của ba – nó nằm im, lăn lộn suốt đêm, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn
  • Sáng hôm sau, bé Thu bảo ngoại đưa về.
  • Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào.

-Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu:

  • Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
  • Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
  • “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
  • Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi
  • Lúc này bé Thu như đã gỡ bỏ tấm áo bằng toàn gai nhọn của mình xuống, thể hiện rõ là một cô bé hồn nhiên trong veo, thèm khát sự yêu thương của ba. Thu không muốn xa ba, muốn ba mãi bên mình.
  • Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ khiến người đọc phải rơi lệ.

c. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật

  • Nghệ thuật xây dựng cốt truyện đơn giản, nhiều chi tiết bất ngờ nhưng hợp lí
  • Chọn nhân vật kể chuyện phù hợp, đảm bảo sự khách quan, tự nhiên, linh hoạt và chân thành.
  • Ngôn ngữ kể chuyện giàu chất trữ tình, kết hợp miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trẻ em tinh tế.

III) Kết bài

  • Nhận xét khái quát về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
  • Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà 🌹 14 Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất

Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Trong Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà Chọn Lọc – Mẫu 7

Mẫu dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà chọn lọc dưới đây sẽ hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

1.Mở bài

  • Chiếc lược ngà là truyện ngắn xúc động về tình cảm gia đình trong chiếc tranh.
  • Qua nhân vật bé Thu, tình cảm cha con được tái hiện chân thực, xúc động.

2.Thân bài

a. Tình huống truyện:

  • Sau 8 năm xa cách, ông Sáu trở về thăm gia đình, quê hương.
  • Ông Sáu háo hức, mong chờ gặp con gái nhỏ nhưng bé Thu không chịu nhận cha
  • Ngày bé Thu hiểu mọi việc và nhận cha cũng là ngày ông Sáu phải lên đường.

b. Nhân vật bé Thu

-Bướng bỉnh, không chịu nhận ông Sáu là ba:

  • Bất ngờ, sợ hãi khi được ông Sáu ôm vào lòng và gọi con
  • Xa lánh, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu
  • Không chịu gọi ông Sáu là ba, nói trổng khi muốn nhờ ông Sáu giúp đỡ.
  • Hất tung cái trứng được ông Sáu gắp vào bát trong bữa ăn
  • Giận dỗi bỏ sang bà ngoại khi bị ông Sáu đánh
  • Bướng bỉnh, cự tuyệt quyết liệt

-Tình thương ba sâu sắc

  • Bé Thu không chịu nhận ba vì trong bức ảnh chụp với má, ba không có vết thẹo trên mặt
  • Khi được bà giải thích, Thu hiểu ra tất cả à thấy hối hận và có lỗi vô cùng
  • Cất tiếng gọi ba khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, hôn lên vết sẹo dàu trên má ba.
  • Không muốn ông Sáu rời đi
  • Tình thương cha sâu sắc

3.Kết bài: Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu

  • Tình thương cha sâu sắc, tha thiết
  • Những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của bé Thu làm cho câu chuyện về tình cảm cha con thêm xúc động, hấp dẫn.

Đừng bỏ qua 🔥 Dàn Ý Bài Chiếc Lược Ngà 🔥 14 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay

Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Bé Thu Chiếc Lược Ngà Nâng Cao – Mẫu 8

Tham khảo mẫu dàn ý phân tích nhân vật bé Thu Chiếc lược ngà nâng cao dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết..

1, Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
  • Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
  • Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu.

2, Thân bài

a, Bé Thu trước khi chịu nhận ông Sáu là ba

– Thu là một đứa bé giàu lòng yêu thương cha và luôn hiện hữu khao khát đến ngày được gặp cha.

– Ngày gặp cha, Thu có một thái độ rất khác thường, trước sự ngỡ ngàng của mọi người: Ông Sáu xuống bến xuồng, gọi con thì Thu từ sự ngạc nhiên này sang đến ngạc nhiên khác, “tròn mắt nhìn”, cô bé thấy “lạ quá, chớp chớp mắt” như muốn hỏi là ai rồi vội chạy đi tìm sự giúp đỡ từ mẹ.

– Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu luôn tìm cách bù đắp cho con thì bé Thu:

  • Ông Sáu “càng vỗ về con bé càng đẩy ra”
  • Nhất quyết không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba”
  • Nói trống không với ông Sáu.
  • Trong những tình huống cấp bách như phải chắt nước của một nồi cơm to thì cô bé vẫn cố loay hoay, tự tìm cách làm chứ nhất định không chịu nhờ tới sự giúp đỡ của ông Sáu.
  • Ông Sáu gắp trứng cá vào chén cho bé Thu thì cô bé “liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra”, làm cho cơm văng hết cả ra mâm.
  • Khi bị ông Sáu đánh, bé Thu không phản ứng gì mà bỏ về nhà bà ngoại.

– Bé Thu là một cô bé rất ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng sự bướng bỉnh ấy của cô bé không hề đáng trách. Bởi Thu không nhận ba không phải vì không yêu ba mà bởi trong suốt những năm tháng chiến tranh, cô chỉ nhìn ba qua tấm ảnh để rồi đến ngày gặp gỡ, vết thẹo trên mặt của ông Sáu khiến cho ông khác lạ so với trong ảnh, điều đó khiến bé Thu không nhận ba.

b, Bé Thu khi nhận ông Sáu là ba

– Khi bé Thu được bà ngoại kể cho câu chuyện về vết thẹo trên gương mặt của ba, bé Thu đã hiểu và thay đổi thái độ của mình.

  • Khuôn mặt bé Thu “sầm lại buồn rầu” và “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.
  • Khi cô bé bắt gặp ánh mắt buồn rầu của ông Sáu thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”

– Khi ông Sáu nói lời từ biệt:

  • Cất tiếng gọi ba – một tiếng kêu đến xé lòng.
  • Chạy lại ôm ba thật chặt, hôn ba và hôn lên cả vết thẹo.
  • Muốn ba đừng đi nữa, ở nhà với mình.
  • Cô bé chia tay ba với hi vọng ba sẽ tặng cho mình một chiếc lược ngà, để cô luôn cảm thấy ấm áp như có ba luôn bên mình.

– Trong khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại ở đó tình cảm sâu đậm mà bé Thu dành cho ba.

3, Kết bài: Khái quát những đặc điểm cơ bản của nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Chiếc Lược Ngà 🔥 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Nhân Vật Bé Thu Trong Chiếc Lược Ngà Đơn Giản – Mẫu 9

Đón đọc mẫu dàn ý nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà đơn giản dưới đây với những luận điểm ngắn gọn cơ bản nhất.

I. Mở bài: Giới thiệu Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà. Giới thiệu nhân vật bé Thu trong tác phẩm.

II. Thân bài:

-Tâm trạng bé Thu trong những ngày đầu khi gặp cha:

  • Giật mình, hoảng sợ, mặt tái đi khi bất ngờ được ông Sáu ôm vào lòng.
  • Vụt chạy vào trong nhà cầu cứu má
  • Bất ngờ trước sự xuất hiện của người đàn ông lạ mặt, không chấp nhận người đó là ba của mình vì không giống bức hình ba má chụp cùng nhau.

– Tâm trạng bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà:

  • Xa lánh, coi ông Sáu như người xa lạ
  • Không chịu gọi ông Sáu là ba
  • Nói trổng khi phải nhờ ông Sáu chắt nước
  • Hất miếng trứng cá ra khỏi bát khi được ba gắp vào bát
  • Bị ba đánh đòn và khóc, chạy sang nhà bà ngoại
  • Bướng bỉnh không chịu thừa nhận ông Sáu, phản ứng quyết liệt trước những hành động quan tâm của ông Sáu.

– Tâm trạng bé Thu khi nhận ra cha:

  • Nghe bà giải thích về vết sẹo à buồn bã, hỗi hận “nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”.
  • Cất tiếng gọi ba, ôm chặt không muốn cho ba đi
  • Bên trong vỏ bọc bướng bỉnh, cá tính là tình yêu cha tha thiết

III. Kết bài: Cảm nhận của em về bé Thu

Tiếp tục tham khảo 🌜 Phân Tích Tình Huống Truyện Chiếc Lược Ngà 🌜 7 Mẫu Hay

Dàn Ý Cảm Nhận Về Nhân Vật Bé Thu Lớp 9 – Mẫu 10

Mẫu dàn ý cảm nhận về nhân vật bé Thu lớp 9 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được định hướng làm bài cụ thể.

1.Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” và nhân vật bé Thu.

2.Thân bài:

a. Hoàn cảnh:

  • Ba bé Thu là một chiến sĩ cách mạng, “thoát ly đi kháng chiến” từ tám năm trước, khi bé Thu vẫn chưa tròn tuổi.
  • Bé Thu và ba trong tám năm qua chưa từng một lần được gặp mặt nhau.

b. Trước khi nhận ba:

  • Khi bé Thu nhìn thấy một người đàn ông xa lạ gọi mình, em đã “giật mình, tròn mắt nhìn” và “vụt chạy đi” gọi má.
  • Những ngày sau đó, em luôn “nói trổng” và không thèm nhờ ông Sáu giúp đỡ bất cứ điều gì dù ông Sáu “chẳng đi đâu xa” và luôn “vỗ về em”.
  • Trong bữa cơm, bé Thu “hất tung” cái trứng cá ông Sáu dành cho em:
  • Hành động đó đã khiến ông Sáu giận dữ, đánh bé Thu.
  • Nhưng em không khóc mà chỉ lẳng lặng “gắp lại miếng cá vào trong chén” rồi bơi xuồng sang nhà bà ngoại và khóc bên đó.
  • Những hành động bướng bỉnh của bé Thu cho thấy em là một người con rất yêu ba của mình, luôn muốn dành tặng tiếng ba yêu thương cho người ba thật sự của mình.

c. Khi nhận ba:

  • Ngày bé Thu nhận ba là ngày ông Sáu phải trở lại chiến trường:
  • Hôm đó, con bé mang một vẻ mặt “buồn rầu”, chỉ lặng im nhìn mọi người vây quanh ba nó “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa vào cửa”.
  • Đến khi ông Sáu chào nó, tiếng “ba” mới được nó thét lên, xé tan không khí im lặng, “xé cả ruột gan mọi người”.
    → Đó là tiếng ba mà bé Thu đã đè nén, giữ gìn hơn tám năm qua.
  • Em đã “hôn cùng khắp” người ba yêu quý của mình để thoả nỗi mong nhớ.
  • Thậm chí, em còn không để ba đi cho đến khi ba hứa mang về cho em một cây lược.

c. Đánh giá:

  • Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh nhưng có tình yêu cha vô cùng sâu sắc.
  • Tình yêu cha ngây thơ trong sáng mà cũng rất sâu sắc.

d. Nghệ thuật:

  • Ngôn từ mộc mạc, giản dị, gần gũi.
  • Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật xuất sắc.

3.Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của bé Thu.

Gợi ý cho bạn 🌳 Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Ông Sáu 🌳 10 Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Đóng Vai Nhân Vật Bé Thu – Mẫu 11

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý đóng vai nhân vật bé Thu giúp các em học sinh nắm được những luận điểm cần  triển khai.

1.Mở bài: Hóa thân thành nhân vật bé Thu và tự giới thiệu về mình (Tên, tuổi, hoàn cảnh sống)

2.Thân bài

a. Gặp lại ba sau nhiều năm xa cách

  • Tôi đang chơi nhà chòi thì gặp chiếc xuồng có hai người đàn ông đi tới
  • Một người đàn ông chạy đến gọi tên tôi rồi gọi tôi là con
  • Tôi ngơ ngác, sợ hãi không nhận ra ai phải thét lên gọi má

b. Không nhận ra ba, không chịu gọi ba

  • Dù bị mẹ bắt kêu bằng ba nhưng tôi nhất định không gọi, chỉ nói trống không
  • Dù có vào thế khó cần giúp đỡ nhưng tôi cũng không muốn gọi ông ấy là ba
  • Tôi hất cái trứng cá to mà ba gắp cho tôi, bị ba đánh tôi liền giận dỗi bỏ sang bà ngoại

c. Đến khi nhận ba cũng là lúc phải chia xa

  • Tôi không nhận ba vì vết sẹo trên mặt của ba, bà ngoại đã giúp tôi hiểu ra vết sẹo đó là do ba chiến đấu bị thương.
  • Lúc ba đi tôi chỉ dám đứng ở góc nhà nhìn trộm, lòng buồn nặng trĩu
  • Tôi ôm chầm lấy ba không muốn cho ba đi
  • Dặn dò ba giữ sức khỏe, sau này về phải mua cho tôi một chiếc lược

d. Nghe tin ba hy sinh và nhận được chiếc lược ngà do ba làm

  • Ba tôi hy sinh trong một trận càn lớn của Mỹ – Ngụy
  • Bác Sáu là người đem chiếc lược làm từ ngà voi mà ba tôi mài giũa bằng tất cả tình yêu từ chiến trường về trao lại cho tôi.

3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ về ba, về tình yêu của ba và sự hy sinh của ba cho kháng chiến, tổ quốc

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Nhân Vật Ông Sáu Trong Chiếc Lược Ngà 🌼 15 Mẫu Đặc Sắc Nhất

Viết một bình luận