Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão ❤️️ 29+ Mẫu Hay Nhất ✅ Khám Phá Tuyển Tập Cách Lập Dàn Ý Cụ Thể Giúp Bạn Định Hướng Viết Bài Văn Hiệu Quả.
Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão – Mẫu 1
Dựa vào dàn ý bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão dưới đây, các em học sinh có thể nắm được cho mình định hướng làm bài cụ thể.
I. Mở bài:
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: “Thuật hoài” và “Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại vương”.
- Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự họa của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
II. Thân bài:
Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
- Đội quân “Sát Thát” ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân) với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo “tỳ hổ” quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi.
- “Khí thôn Ngưu” nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mơ sao Ngưu trên bầu trời.
- Hoặc có thể hiểu: ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu. Biện pháp tu từ thậm xưng sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoàng tráng, vũ trụ: “Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”.
- Người chiến sĩ “bình Nguyên” mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công đê đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng! Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
- “Công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, được tinh thần quả cảm và chiến công.
- Đó không phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.
- Không chỉ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”, mà tướng sĩ còn học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu.
III. Kết bài:
- “Thuật hoài” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kì vỹ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vu anh hùng ca.
- Bài thơ mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời “hào khí Đông A”.
Dàn Bài Tỏ Lòng Bằng Sơ Đồ Tư Duy – Mẫu 2
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn bài Tỏ lòng bằng sơ đồ tư duy giúp các em học sinh có thêm gợi ý làm bài phong phú.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Sơ Đồ Tư Duy Tỏ Lòng Phạm Ngũ Lão 💕 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Về Bài Thơ Tỏ Lòng – Mẫu 3
Dàn Ý Thuyết Minh Về Bài Thơ Tỏ Lòng chi tiết, ấn tượng cho người đọc
I. Mở bài
- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)
- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
II. Thân bài
1.Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần
a) Hình tượng con người thời Trần
- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo → Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông → Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc
- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu
- Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.
- Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội
- Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.
- Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng
b) Hình tượng quân đội thời Trần
- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu
- Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân
- “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.
- Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần
- Hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.
2.Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả
- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở
- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:
- Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác
- Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh – tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.
- Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử
- Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng
Gợi ý cho bạn 🌹 Tóm Tắt Bài Tỏ Lòng 🌹 10 Mẫu Tóm Tắt Bài Thơ Ngắn Nhất
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng – Mẫu 4
Tham khảo những mẫu Dàn Ý Bài Thơ Tỏ Lòng hay nhất được chọn lọc
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ: Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông để lại cho đời hai bài thơ trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Tỏ lòng.
- Khái quát những suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm này: Bài thơ với âm điệu tự hào về hào khí Đông A và sự tự ý thức về chí làm trai đời Trần làm dấy lên lòng yêu nước và tự hào về dân tộc.
II. Thân bài
1.Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.
- Bài thơ mang âm hưởng tự hào, ngợi ca, cổ vũ, khích lệ.
2. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần
a. Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc
-Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo
- Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước
- Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin
- Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Cách dịch không thoát ý.
- Tư thế chủ động, tự tin, vững trãi đầy kiên cường, hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng
-Tầm vóc
- Không gian: “Giang sơn” – sông nước, non sông, tổ quốc
- Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, rợn ngợp. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.
-Thời gian: “kháp kỉ thu”:
- Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận
- Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.
b. Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần.
- Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc → Tiềm lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng
- Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai cấp độ
- Cấp độ một: “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”: Cụ thể hóa sức mạnh của đội quân. Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù
- Cấp độ hai: Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:
- Khí thế dũng mãnh, hào hùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.
- Hai câu thơ đầu mang âm hưởng của niềm tự hào mạnh mẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
- Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.
3. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giảa. Món nợ công danh
- Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.
- Nợ công danh: Theo quan niệm Nho gia, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Nó bao gồm hai phương diện lập công và lập danh. Khi hoàn thành hai nhiệm vụ này mới được xem là trả xong món nợ.
- Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.
b. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão.
- “Thẹn” là trạng thái xấu hổ, ngại ngùng khi thấy chưa bằng người khác
- “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng, mưu chước, hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.
- Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.
- Đây là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Thẹn không làm hạ thấp nhân cách mà trái lại làm cho nhân cách cao thượng hơn
- Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.
- Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão
- Rút ra bài học: Sống phải có ước mơ, hoài bão. Phải quyết tâm và cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ ấy dù phải trải qua những khó khăn, thử thách.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày những cảm nhận chung về bài thơ: Cảm thức chủ đạo là lòng tự hào và niềm kính yêu với cha ông. Nhận thức và hành động của bản thân trong hiện tại và tương lai.
Xem nhiều hơn 🌟 Nghị Luận Về Bài Thơ Tỏ Lòng 🌟 10 Mẫu Nghị Luận Văn Học
Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng – Mẫu 5
Chia sẻ thêm đến bạn đọc Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng tác giả Phạm Ngũ Lão
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão
- Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
- Giới thiệu bài thơ Tỏ lòng:
- Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược.
- Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.
II. Thân bài
1.Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.
a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)
-Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo
- Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính.
- Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác.
- Không gian “giang sơn”: Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc.
- Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí tỏ lòng
-Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm
- Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.
- Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.
b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)
- “Tam quân”: Ba quân – tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.
- Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu”
- Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần.
- Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng.
- Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.
c. Tiểu kết
-Nội dung:
- Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời.
- Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước
-Nghệ thuật:
- Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết
- Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu
- Sử dụng các biện pháp so sánh, ước lệ độc đáo
2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão
a. Nợ công danh:
- Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.
- Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
- Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.
b. Phạm Ngũ Lão quan niệm:
- Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
- Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ
- Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.
- Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy hổ thẹn.
- Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.
c. Tiểu kết
- Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần.
- Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước như Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung),.
Giới thiệu tuyển tập 💕 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng 💕 18 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Phân Tích Tỏ Lòng Hay Nhất – Mẫu 6
Đón đọc mẫu dàn ý phân tích Tỏ lòng hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
- Khái quát nội dung bài thơ Tỏ lòng
II. Thân bài:
- Hai câu đầu
- Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước được thể hiện qua những tầng bậc hình ảnh, ngôn từ.
- Hoành sóc: Cầm ngang ngọn giáo thể hiện tư tưởng hiên ngang, vững chãi, oai phong lẫm liệt, luôn sẵn sàng giáp mặt với kẻ thù
- Hoành sóc giang sơn: một hành động cụ thể của người tráng sĩ – trấn giữ non sông.
- Cáp kỉ thu (trải mấy thu): Con người xuất hiện với một tinh thần chiến đấu không hề mệt mỏi
- Con người kì vĩ xuất hiện với một tư thế hiên ngang, khí thế bao trùm đất trời, sông núi, mang tầm vóc vũ trụ và mang đậm nét anh hùng ca.
- Hành động lớn lao khí thế hào hùng của con người đời Trần
- Tam tì hổ: so sánh, sự cụ thể hóa sức mạnh đồng thời khái quát hóa tinh thần của đội quân mang hào khí Đông A và là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc.
- Khí thế nuốt trôi trâu: đặt con người trong khung cảnh tưng bừng khí thế tiến công và dũng mãnh sẵn sàng chiến đấu, hi sinh. Con người xuất hiện trong bối cảnh thời gian và không gian rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm.
- Người tráng sĩ đời Trần lồng trong hình ảnh đất nước thật đẹp, thật hoành tráng. Người tráng sĩ ấy vừa là sản phẩm của thời đại, vừa là sự thể hiện sức mạnh của dân tộc.
- Hai câu cuối
- Chí nam nhi.
- Công danh trái: Món nợ công danh.
- Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước. Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.
- Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu: Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời.
- Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả.
III. Kết bài:
- Đánh giá tổng kết về nội dung và nghệ thuật
- Nêu cảm nghĩ cá nhân
Đón đọc tuyển tập 🍀 Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng 🍀 18 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Lập Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Ngắn Gọn – Mẫu 7
Lập dàn ý bài Tỏ lòng ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo những luận điểm cơ bản nhất.
1.Mở bài
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Thuật hoài và tác giả Phạm ngũ Lão
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận, khái quát hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài
2.Thân bài: Phân tích từng câu thơ để làm rõ hình ảnh trang nam nhi thời Trần với những vẻ đẹp
a. Tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm
- Giải thích ý nghĩa hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần.
- Tư thế và tầm vóc con người → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua
b. Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần
- “tam quân”- sức mạnh và tính tổ chức của quân đội nhà Trần.
- Hình ảnh so sánh cường điệu để làm nổi bật sức mạnh thể chất và tinh thần của người nam tử
c. Hoài bão và lý tưởng cao đẹp
- Phân tích quy luật công danh, “nợ công danh” của trang nam tử. Liên hệ với quan niệm của Nguyễn Công Trứ
- Khẳng định tầm vóc tư tưởng của nam nhi thời Trần. Nợ công danh với họ trong thời điểm đất nước lâm nguy, mang ý nghĩa hoàn toàn khác.
d. Nỗi thẹn mang tầm vóc lớn lao
- Nỗi thẹn thực ra là sự khiêm nhường của tác giả. Nó thể hiện niềm khao khát vươn tới những thứ lớn lao, vĩ đại hơn của người nam nhi.
- Nỗi thẹn thực ra là sự khiêm nhường của tác giả. Nó thể hiện niềm khao khát vươn tới những thứ lớn lao, vĩ đại hơn của người nam nhi.
3.Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp hình ảnh trang nam nhi nhà Trần trong bài thơ
- Đánh giá vị trí của tác phẩm và liên hệ
Dàn Ý Bài Thơ Tỏ Lòng Ngắn Nhất – Mẫu 8
Mẫu dàn ý bài thơ Tỏ lòng ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.
I. Mở Bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão
- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài.
II. Thân Bài
- Vẻ đẹp sức mạnh qua hai câu thơ đầu:
- Người tráng sĩ hiện lên oai phong lẫm liệt, múa “giáo” trong không gian rộng lớn của “giang sơn” và thời gian “kháp kỉ thu”.
- Hình ảnh ẩn dụ phóng đại “hổ khí thôn ngưu” – cho thấy sức mạnh của ba quân thời Trần.
- Vẻ đẹp lý tưởng và nhân cách qua hai câu thơ cuối:
- Lý tưởng của kẻ làm trai thời này là phải làm nên công danh sự nghiệp. Qua đó cho thấy khát vọng làm nên những điều lớn lao
- Câu thơ cuối tập trung miêu tả nhân cách: tác giả tự thấy mình “thẹn” với Vũ Hầu vì thua kém về tài năng và trí tuệ. Đó là cái thẹn để thay đổi, để khẳng định bản thân mình và khát khao được cống hiến.
III. Kết Bài
- Khẳng định vẻ đẹp bài thơ và tài năng của tác giả.
- Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người tráng sĩ đời Trần
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Hào Khí Đông A Trong Bài Thơ Tỏ Lòng 💧 9 Mẫu Đặc Sắc Nhất
Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Ngắn Nhất Súc Tích – Mẫu 9
Mẫu dàn ý bài Tỏ lòng ngắn nhất súc tích dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
1.Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng
2.Thân bài:
a. 2 câu đầu – hình ảnh con người, quân đội thời Trần:
“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”
- Câu thơ cho thấy hình ảnh người anh hùng tay cầm ngọn giáo để chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Đồng thời, tác giả còn đặt người anh hùng vào không gian “giang sơn” – rộng lớn của đất nước và thời gian “kỷ thu” – vô tận, kéo dài từ năm này qua năm khác để tô đậm thêm tư thế hiên ngang của người anh hùng.
- Tiếp đó, hình tượng quân đội nhà Trần với tiềm lực mạnh mẽ cũng được nhà thơ thể hiện rõ ràng. Với hình ảnh “Tam quân” có nghĩa là ba quân đã cho thấy đó là một quân đội tinh nhuệ, cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Không chỉ vậy, Phạm Ngũ Lão còn làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh so sánh: “tì hổ” – sức mạnh như loài hổ, “khí thôn ngưu” – khí thế hào hùng ngút trời của quân đội nhà Trần đã làm lu mờ ánh sáng của sao Ngưu. Đó chính là sức mạnh của con người, quân đội nhà Trần.
b. 2 câu cuối – nỗi lòng của tác giả:
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
- Theo tư tưởng Nho giáo, “công danh” chính là lập công để lưu danh vào sử sách, để lưu lại tiếng thơm cho đời sau. Đó chính là một món nợ lớn của bất kì đấng nam nhi nào thời xưa.
- “Công danh” đã trở thành lý tưởng đối với họ dưới trong triều đại phong kiến. Phạm Ngũ Lão là một người văn võ song toàn, nhưng vẫn luôn thấy bản thân còn mắc nợ – món nợ “công danh”.
- Nhà thơ đã mượn điển tích về nhân vật Vũ Hầu – một bề tôi trung thành nhất nhì trong lịch sử Trung Quốc để nói chí tỏ lòng. Khi nhắc đến điển tích này, Phạm Ngũ Lão tự cảm thấy “thẹn” – hổ thẹn với lòng khi chưa lập được công danh với đời. Qua đó, ta thấy được một nhân cách cao đẹp của nhà thơ, với hoài bão to lớn đáng ngưỡng mộ.
3.Kết bài: Với “Tỏ lòng’, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện rõ sức mạnh của “hào khí Đông A”. Đồng thời, bài thơ đã thôi thúc trong lòng người đọc một ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Lập Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Siêu Ngắn – Mẫu 10
Tham khảo mẫu lập dàn ý bài Tỏ lòng siêu ngắn dưới đây để linh hoạt vận dụng khi làm bài.
1.Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Tỏ lòng
2.Thân bài:
- Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt có một không hai của lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Trần (1226 – 14001) là một triều đại lẫy lừng với bao nhiêu chiến công vinh quang, mấy lần quét sạch quân xâm lược Mông – Nguyên hung tàn ra khỏi bờ cõi, giữ vững sơn hà xã tắc, nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt.
- Hoành sóc là cầm ngang ngọn giáo, luôn ở tư thế tấn công dũng mãnh, áp đảo quân thù. Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài (giang sơn kháp kỉ thu).
- Khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời, đặc tả khí thế chiến đấu và chiến thắng không gì ngăn cản nổi của quân dân ta. Tam quân tì hổ là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta.
- Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trẻ. Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn. Mặt tích cực của khát vọng công danh ấy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đời mình cho vua, cho nước.
- Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam Quốc. Nhờ mưu trí cao, Khổng Minh đã lập được công lớn, nhiều phen làm cho đôi phương khốn đốn; vì thế ông rất được Lưu Bị tin yêu.
- Lấy gương sáng trong lịch sử cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phấn đấu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phải có ở một đấng nam nhi. Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ. Ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung
Có thể bạn sẽ thích 💧 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Tỏ Lòng 💧 16 Bài Cảm Nghĩ Hay
Lập Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Chi Tiết – Mẫu 11
Gợi ý đến bạn đọc cách Lập Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Chi Tiết được chia sẻ dưới đây:
I. Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tỏ lòng” của tác giả Phạm Ngũ Lão.
II. Thân bài:
a. 2 câu đầu là hình ảnh người tráng sĩ thời Trần mang vẻ đẹp của con người thời đại: cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông.
- Chỉ qua một hành động “hoành sóc”, người tráng sĩ hiện lên với tư thế đầy oai hùng và kiên cường, ngay thẳng, vững vàng.
- Sừng sững như một bức tượng đài đầy hiên ngang giữa không gian rộng lớn của “giang sơn” và dòng thời gian dài trôi chảy “kháp kỉ thu”, người ấy mang vẻ đẹp của những đấng anh hùng từng trải, với kinh nghiệm già dặn đã được tôi luyện mỗi ngày.
- Vận mệnh và sự bình yên của đất nước đang được đặt trên đầu ngọn giáo kia, đó là trọng trách lớn lao đặt lên vai người tráng sĩ, nhưng cũng chính ngọn giáo ấy là điểm tựa vững vàng che chắn cho cả dân tộc tồn tại.
- Câu thơ tỉnh lược chủ ngữ ngắn gọn mang ngụ ý của tác giả: đó không chỉ là một hình ảnh duy nhất của một con người duy nhất, mà là tầm vóc hào sảng của biết bao con người thời đại, là không khí sôi sục của đất trời Đông A.
- Chưa một thời đại nào trong lịch sử dân tộc, tầm vóc của con người lại trở nên lớn lao đến vậy, với khí thế hùng tráng: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”.
- Trong cách nói cường điệu, ta thấy được tình cảm tự hào của nhà thơ khi đã nâng tầm vóc của quân dân nhà Trần có thể sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ bao la.
- Đó là niềm tự hào của một con người được sinh ra trong một đất nước, một thời đại hùng mạnh, đầy phấn chấn, tự tin, luôn khao khát vươn lên, giữ vững chủ quyền cho nước nhà.
- Từ hình ảnh người tráng sĩ hiên ngang tới tầm vóc lớn lao của ba quân thời đại, rõ ràng, vẻ đẹp người tráng sĩ ấy là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, và vẻ đẹp dân tộc càng tôn vinh thêm vẻ đẹp hùng sảng của những tráng sĩ thời Trần.
b. 2 câu sau là tâm thế vững vàng với hùng tâm tráng chí bên trong những tráng sĩ:
- Đối với những người tráng sĩ “bình Nguyên” thuở ấy, trong hoàn cảnh đất nước đang bị lăm le xâm chiếm bởi giặc ngoại bang, “nợ công danh” mà họ phải trả, đó là làm sao để bảo vệ trọn vẹn đất nước, để có thể đem lại yên ấm cho muôn dân.
- Nói khác đi, hùng tâm tráng chí trong lòng người tráng sĩ chính là niềm yêu nước thiết tha sâu nặng, là tiếng nói khát khao đánh giặc cứu lấy non sông.
- Điều đặc biệt là trong từng câu chữ của “Tỏ lòng”, tinh thần bất khuất ấy không được nêu lên một cách giáo điều, khô cứng, mà nó như được tỏa ra từ chính trái tim, thốt lên từ tâm can của một con người với khát vọng đang sôi cháy, rực lửa.
- Với “Tỏ lòng”, đây là lời tâm sự bày tỏ tâm tư, ý chí của Phạm Ngũ Lão, cũng là của những tráng sĩ thời Trần mà tâm can đều dành trọn cho dân tộc.
III. Kết bài: Đánh giá giá trị của tác phẩm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Cảm Nhận Bài Tỏ Lòng Đầy Đủ – Mẫu 12
Việc lập dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ lòng sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục và nội dung trọng tâm. Tham khảo mẫu dàn ý cảm nhận bài Tỏ lòng đầy đủ dưới đây:
I. Mở bài:
- Bài thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng) của tác giả Phạm Ngũ Lão là một trong số những tác phẩm tiêu biểu. Ra đời sau chiến thắng Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp của hào khí Đông A, sức mạnh của con người và quân đội thời Trần.
- Đọc bài thơ, người đọc có thể nhận thấy hai câu thơ mở đầu bài thơ đã khắc họa một cách rõ nét, chân thực hình tượng của con người và quân đội thời trần.
II. Thân bài:
a. Câu thơ đầu:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
(Múa ngang ngọn giáo trải mấy thu)
- Câu thơ đã vẽ lên hình ảnh con người tay cầm ngang ngọn giáo mà bảo vệ, trấn giữ quê hương, đất nước.
- “Cầm ngang ngọn giáo” là một hành động rất mạnh mẽ, nó gợi lên tư thế hiên ngang, hùng dũng, sẵn sàng chiến đấu của người chiến sĩ.
b. Câu thơ thứ 2:
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
- “Tam quân” chính là ba quân trong được quân đội nhà Trần xây dựng, đó là tiền quân, trung quân và hậu quân.
- Thêm vào đó, câu thơ với việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh so sánh và lối nói phóng đại khi so sánh quân đội nhà Trần với “tì hổ” – sức mạnh của loài hổ báo, nó có thể át đi cả sao Ngưu trên trời đã cho thấy khí thế dũng mãnh, hào hùng của quân đội nhà Trần.
- Đó cũng chính là sức mạnh, là khí thế của hào khí Đông A được cả dân tộc tự hào.
- Hình ảnh so sánh, phóng đại và giọng điệu hào hùng đã khắc họa một cách rõ nét tư thế hiên ngang, bất khuất của các tráng sĩ thời Trần cùng sức mạnh, tầm vóc mạnh mẽ của quân đội nhà Trần.
c. 2 câu cuối:
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.)
- Theo quan niệm của Nho giáo, công danh chính là lập công, ghi danh sử sách để tiếng thơm còn vương lại đến muôn đời sau, đây cũng chính là một món nợ lớn đối với mỗi trang nam nhi.
- “Công danh” dường như đã trở thành lí tưởng đối với nam nhi dưới thời đại phong kiến. Là một người văn võ song toàn, từng ghi được nhiều chiến công, nhưng với ông, mình vẫn còn mắc nợ – món nợ “công danh”.
- Hai chữ “vương nợ” trong bản dịch thơ như khắc sâu thêm nỗi niềm da diết trong lòng tác giả, ông vẫn luôn tự ý thức một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình với quê hương, với đất nước.
- Không dừng lại ở đó, hai câu thơ còn cho chúng ta thấy được vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của Phạm Ngũ Lão.
- Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua nỗi “thẹn” của ông với Vũ Hầu. Như chúng ta đã biết, Vũ Hầu tức là Gia Cát Lượng, một nhân vật lịch sử lỗi lạc và là một con người tài năng, một bề tôi trung thành, đã từng nhiều lần giúp đỡ Lưu Bị khôi phục nhà Hán.
- Nỗi “thẹn” ấy của Phạm Ngũ Lão xét đến cùng là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, nó đánh thức chí làm trai đàn cuồn cuộn trong ông và đồng thời cũng thể hiện lí tưởng, hoài bão của tác giả.
- Hai câu thơ khép lại bài thơ với âm hưởng trầm lắng, đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao cả của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm tiến bộ về chí làm trai của ông.
III. Kết bài:
- Bài thơ “Thuật hoài’ với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, ngôn ngữ cô đọng đã thể hiện được hình tượng, khí thế hiên ngang, dũng mãnh của con người và quân đội thời Trần.
- Đồng thời, qua đó cũng giúp người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhà thơ Phạm Ngũ Lão.
Gợi ý trọn bộ 🌟 Phân Tích Hịch Tướng Sĩ Của Trần Quốc Tuấn 🌟 15 Mẫu Hay
Dàn Ý Thuyết Minh Bài Tỏ Lòng Đặc Sắc – Mẫu 13
Chia sẻ mẫu dàn ý thuyết minh bài Tỏ lòng đặc sắc dưới đây để các em học sinh cùng tham khảo:
I. Mở bài
- Vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão và hoàn cảnh lịch sử khi bài thơ ra đời.
- Ghi lại bài thơ.
II. Thân bài: Bài thơ gồm bốn câu, chia làm hai ý chính, diễn đạt hùng khí một thời và nỗi lòng băn khoăn, trăn trở vì nghĩa cả của một nhân cách lớn.
A. Khí phách anh hùng của vị tướng và quân đội.
- Mở đầu bài thơ bằng cụm động từ hoành sóc. Tư thế cắm ngang ngọn giáo vẽ nên nét đẹp ngang tàng, oai phong lẫm liệt của một tráng sĩ xung trận, sẵn sàng chiến đấu
- Người tráng sĩ ấy, vị tướng quán ấy đã chinh chiến triền miên, dãi dầu gian khó để bảo vệ giang sơn đã mấy thu rồi.
- Ta bỗng nhớ tới hình ảnh người tráng sĩ trong Chinh phụ ngâm: Múa gươm rượu tiễn chưa tàn – Chí ngang ngọn giáo cào ngàn hang beo. Hình ảnh người tráng sĩ càng đẹp hơn khi đạt trong khung canh bừng bừng khí thế tiến công cua một đội quân dũng mãnh muốn át cả trời sao (ba quân khí mạnh…)
- Tì là loài thú lai giống cọp và beo (theo truyền thuyết), hổ là cọp. Tam quân tì hổ ý nói ba quân có sức mạnh vô địch. Khí thôn ngưu ngụ ý quân đội bừng bừng khí thế chiến đấu và chiến thắng.
- Lời thơ ước lệ, hào tráng, hình ảnh kì vĩ, toát lên khí thế ngất trời của quân đội đời Trần qua ba lần chiến thắng bọn xâm lược Mông Nguyên.
- Hai câu thơ đã phác họa nên một bức tranh hoành tráng về một thời oanh liệt với một giọng điệu thật hào hùng. Đó chính là âm hưởng vang vọng của hào khí nhà Trần.
B. Quan niệm về công danh và khát vọng của tác giả
- Công danh là sự nghiệp và tiếng tăm. Trong thời phong kiên, kẻ làm trai rất coi trọng công danh, tức là phải lập sự nghiệp ích quốc lợi dân (công) để lưu lại tiếng thơm cho hậu thế (danh). Cho nên, công danh xem như món nợ đối với người trai
- Câu thơ thể hiện ý chí và khát vọng thật cao đẹp: muốn được cống hiến cao nhất, muốn làm tròn sứ mệnh của đấng nam nhi.
- Hoài bão của người trai càng cao đẹp hơn mà người đọc bắt gặp ở đây là một nhân cách lớn lao: một con người “cắp ngang ngọn giáo”, xông ra giữa trận tiền chống giặc suốt mấy thu rồi không nhớ nữa. Thế mà vẫn nghĩ mình chưa làm tròn trách nhiệm, còn nợ với non sông, đất nước; vẫn thấy “thẹn” khi nghĩ mình công danh vẫn chưa bằng được Vũ Hầu.
- Gia Cát Vũ Hầu được xem là một bậc tuyệt tri trong thời Tam Quốc, đầy tài năng thao lược, đã giúp Lưu Bị dựng nên nhà Thục Hán, công danh xếp vào bậc nhất thiên hạ. Phạm Ngũ Lão có thể tự thấy mình còn thua kém Gia Cát Lượng về công danh sự nghiệp. Cũng có thể hiểu “thẹn”là cách nói thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh ngang với Vũ Hầu.
- Cái “thẹn” ấy cao đẹp và quý giá biết chừng nào!. Đó là nỗi thẹn cua một nhân cách lớn. Nỗi thẹn ấy giúp cho con người ta biết vươn tới lẽ sống cao cả hơn.
III. Kết bài: Bài thơ thể hiện tấm lòng và ý chí của Phạm Ngũ Lão, đồng thời tiêu biểu cho tư tưởng và tình cảm của lớp người cùng thế hệ với ông, thế hệ làm nên hào khí Đông A.
Tiếp tục tham khảo 🔥 Phân Tích Nước Đại Việt Ta 🔥 12 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Bài Tỏ Lòng Đạt Điểm Cao – Mẫu 14
Để lập dàn ý nghị luận bài Tỏ lòng đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo cho mình gợi ý làm bài dưới đây:
1.Mở bài
- Tác giả Phạm Ngũ Lão.
- Bài thơ Thuật Hoài (Tỏ lòng).
2.Thân bài:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào năm 1284, trước khi diễn ra diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai.
b. Vẻ đẹp con người thời Trần:
- Dùng không gian rộng lớn “giang sơn” và khoảng thời gian lâu dài “mấy thu” để mở ra tầm vóc đất nước, cùng với bề dày lịch sử dân tộc.
- “Hoành sóc”: Hình ảnh con người nổi bật lên trên nền không gian và thời gian với hình ảnh cầm ngang ngọn giáo trấn giữ bảo vệ non sông.
- Thể hiện tầm vóc lớn lao kì vĩ của con người, cùng với những phẩm chất bền bỉ, kiên cường, mạnh mẽ trong chiến đấu vốn đã trở thành truyền thống của dân tộc.
c. Vẻ đẹp quân đội thời Trần:
- “tam quân”: Tiền quân, trung quân và hậu quân, gợi ra sự đoàn kết, đồng lòng trong toàn quân đội, khí thế sẵn sàng lâm trận chiến đấu, sự chuẩn bị chu toàn của Đại Việt.
- “Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu”:
- Sức mạnh ba quân như hổ, như báo có thể nuốt trôi cả một con trâu lớn.
- Sức mạnh của ba quân ở tầm vóc vũ trụ, át cả sao Ngưu trên trời => Niềm cảm hứng lãng mạn hiếm thấy trong thi ca trung đại đến từ một võ tướng, không chỉ đem đến sự uyển chuyển trong thi ca, mà còn góp phần nâng đỡ vẻ đẹp hào khí của quân đội nhà Trần với cái tên gọi kinh điển “hào khí Đông A”.
d. Món nợ công danh và vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão:
-Quan niệm món nợ công danh:
- “Nam nhi vị liễu công danh trái”, quan niệm nhập thế tích cực, phận nam nhi phải hết lòng, hết sức lập công danh trả nợ cho núi sông, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Quan điểm “nợ công danh” đã đem đến mục đích sống, lý tưởng sống cao đẹp và đáng quý, hình thành trong con người tư thái và bản lĩnh biết phấn đấu làm nên công danh sự nghiệp và quan trọng nhất là góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày một vững mạnh trở thành rường cột của quốc gia.
-Nỗi thẹn và nhân cách cao đẹp của tác giả:
- Thấy thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu – Gia Cát Lượng, tự nhận thấy rằng món nợ công danh mình gây dựng được vẫn chưa thấm tháp gì so với bậc vĩ nhân trong lịch sử. Tự dặn lòng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để trả cho đủ món nợ của nam nhi.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão hiện lên với hai nét chính ấy là ý chí, nỗ lực, mong muốn được đóng góp công sức xây dựng giang sơn, lập công danh sự nghiệp hiển hách và lý tưởng, khát khao trở thành một nhân vật lịch sự lỗi lạc tựa Gia Cát, lưu danh sử sách muôn đời.
3.Kết bài: Nêu tổng kết nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Tiếp tục tham khảo 🌹 Phân Tích Luận Đề Chính Nghĩa Bình Ngô Đại Cáo 🌹 6 Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất
Dàn Ý Phân Tích Tỏ Lòng Học Sinh Giỏi – Mẫu 15
Đón đọc dàn ý phân tích Tỏ lòng học sinh giỏi dưới đây để hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết của bản thân.
I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
- Phạm Ngũ Lão được biết đến là võ tướng có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Bên cạnh đó ông còn rất ham đọc sách, làm thơ và được xem là người văn võ toàn tài.
- “Tỏ lòng” đã thể hiện vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng hiên ngang với lí tưởng và nhân cách lớn lao, đồng thời phản ánh hào khí của thời đại Đông A với sức mạnh và khí thế hào hùng.
II. Thân bài:
a. 2 câu thơ đầu:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
- Với giọng điệu khỏe khoắn, bức phác họa người tráng sĩ hiện lên với tư thế hiên ngang, kiên cường trong bối cảnh không gian bao la rộng lớn.
- Đó là tư thế “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ biên cương, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ. Người tráng sĩ ấy được đặt trong bối cảnh “giang sơn” rộng lớn, thời gian “kháp kỉ thu” muôn đời.
- Không gian rộng lớn mang tầm vũ trụ ấy cùng thời gian trải dài như bất tử hóa, thiêng liêng hóa tư thế hào hùng lẫm liệt của người anh hùng.
- Bản dịch thơ dù đã tạo âm hưởng uyển chuyển song chữ “múa giáo” không khắc họa đầy đủ tư thế vững chãi, hiên ngang của tướng sĩ.
- Câu thơ đầu tiên đã tái hiện vẻ đẹp người tráng sĩ trong tư thế sẵn sàng, oai phong trong không gian bao la, sẵn sàng lập nên những chiến công oanh liệt cho Tổ quốc.
- Câu thơ có sự kết hợp giữa những hình ảnh khách quan và những cảm nhận chủ quan của Phạm Ngũ Lão, góp phần miêu tả vẻ đẹp và hào khí dũng mãnh của quân đội nhà Trần.
- Kết hợp cả hai câu thơ đầu, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hùng dũng của người tráng sĩ cũng tầm vóc mạnh mẽ của quân đội thời đại Đông A, qua đó gián tiếp thấy được niềm tự hào của tác giả.
b. 2 câu thơ cuối
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).
- Xưa nay viết về chí làm trai, người đọc đã bắt gặp những vần thơ rất đỗi quen thuộc của Nguyễn Công Trứ: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông.
- Cũng đồng điệu tâm hồn với bao kẻ sĩ đương thời, Phạm Ngũ Lão vô cùng đề cao lí tưởng trung quân, ái quốc.
- Bởi vậy, ông cho rằng đã là nam nhi thì phải trả nợ công danh, mà nợ công danh ở đây chính là làm điều có công với đất nước: “Nam nhi vị liễu công danh trái”.
- Khát vọng mong muốn lập nhiều công danh hơn nữa được diễn tả hết sức khiêm nhường khi đặt bản thân mình bên cạnh mưu thần Gia Cát Lượng. Âm hưởng câu thơ trầm lắng thể hiện khát vọng lập công và chí làm trai hết sức tiến bộ của Phạm Ngũ Lão.
III. Kết bài:
- Với hệ thống ngôn từ hàm súc, cô đọng cùng những hình ảnh giàu sức biểu cảm, “Tỏ lòng” đã khắc họa vẻ đẹp của con người thời nhà Trần có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, đồng thời phản ánh khí thế hào hùng của thời đại.
- Âm hưởng mạnh mẽ ấy để lại bao dư vị trong lòng người đọc, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta sống không bao giờ quên đề ra lí tưởng sống cao cả để sống đẹp, sống có ích hơn.
SCR.VN chia sẻ 💕 Phân Tích Bình Ngô Đại Cáo 💕 18 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Phân Tích Tỏ Lòng Nâng Cao – Mẫu 16
Tham khảo mẫu dàn ý phân tích Tỏ lòng nâng cao dưới đây với hệ thống luận điểm đầy đủ và chi tiết.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão
- Dẫn dắt giới thiệu bài thơ Tỏ lòng
II. Thân bài:
a. 2 câu đầu:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”
Dịch thơ:
“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”
- Giặc Nguyên tràn vào xâm lược, chúng tàn ác về nhân tính, hung bạo về nhân hình bởi lực lượng lớn mạnh và sức càn quét đáng sợ. Đối phó với kẻ thù man rợ và nguy hiểm ấy cần có một bản lĩnh gan dạ phi thường.
- Ở đây, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được tầm vóc của mình và sức mạnh to lớn của quân đội nhà Trần. ” hoành sóc giang sơn”, giữa giang sơn rộng lớn, người tráng sĩ cầm ngọn giáo giặc trong thế hiên ngang để trấn giữ Tổ quốc mình.
- Ngọn giáo ngang tàng đo chiều dài, chiều rộng đất nước, kẻ quân tử nắm ngọn giáo đứng sừng sững, làm chủ trước dân tộc, trước thời cuộc.
- Câu thơ thứ hai mang cả ý chí quyết đấu của toàn dân tộc. Sự đồng lòng của “tam quân” tạo nên một sức mạnh được ví như hổ báo, chúa sơn lâm của núi rừng, khí thế ngùn ngụt chất cao hơn núi “nuốt trôi trâu”.
- Nếu ở câu thơ thứ nhất là bản lĩnh của một người quân tử, trách nhiệm của một cá nhân với đất nước thì sang câu thơ thứ hai đó là bản lĩnh của một cộng đồng, của trăm vạn người quân tử, trách nhiệm của muôn người với dân tộc.
- Qua đó, ta thấy được một hào khí của thời đại, của những con người chung chí nguyện chống giặc, dẹp tan quân thù, đem lại hoà bình cho xã tắc, giang san.
- “Đất nước còn nhiều những thách thức, khó khăn, vật cản trên con đường đấu tranh còn nhiều gian khó, dù đã quyết chí, dù đã vững lòng nhưng tác giả vẫn còn điều gì đó chưa hài lòng khi nghĩ về bản thân.
b. 2 câu cuối:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Dịch thơ:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
- Công danh sự nghiệp luôn là khát khao của con người trong bất kỳ thời đại nào. Phạm Ngũ Lão cũng không nằm ngoài nỗi ưu tư về công danh của mình, dù ông đã là một kẻ tài cao, đức trọng, lập báo chiến công chỗ đất nước.
- Kẻ “nam tử” lúc này đây vẫn thấy mình còn một mối nợ với đất nước, đó là tấm lòng của một bậc đại tài đầy khiêm tốn và trách nhiệm.
- Tác giả mượn điển cố xưa về Vũ Hầu- một kẻ bề tôi trung thành, vị quân sư tài ba bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Đó là lòng cảm thấy hổ thẹn, không thể hài lòng về bản thân khi nhắc đến bậc vĩ nhân xưa.
- Với tác giả, không thể nào chấp nhận một cuộc sống không công danh, một sự tồn tại nằm ngoài trách nhiệm với dân tộc, với đất nước.
III. Kết bài: Bài thơ được viết nên bởi cả tấm lòng của người quân tử. Chỉ với 4 câu thơ thôi nhưng ý tứ thật sâu sắc, chí nguyện giúp đời cứu nước thật lớn lao.
Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Bài Bàn Luận Về Phép Học 🌜 10 Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Tỏ Lòng Ngữ Văn 10 – Mẫu 17
Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Ngữ Văn 10 chương trình phổ thông dành tặng đến các em học sinh
I. Mở bài
- Giới thiệu về hào khí Đông A thời Trần
- Hào khí ấy được thể hiện trong nhiều tác phẩm trong đó có bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
II. Thân bài
a. Hào khí Đông A là gì?
- Là hào khí của nhà Trần, vì chữ Đông và chữ A ghép lại trong tiếng Hán sẽ được chữ Trần.
- Khí thế oai hùng, hào sảng của thời Trần
- Khí thế nhiệt huyết trong niềm vui chiến thắng ( ba lần chống quân Mông – Nguyên).
- Kết tinh của lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.
- Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão mang cái hào khí hào hùng của thời đại đó
b. Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, với lý tưởng, nhân cách lớn.
- Vẻ đẹp của sức mạnh thời đại, khí thế hùng tráng.
- Bức tranh chân dung của người anh hùng
- Vẻ đẹp của vị tráng sĩ mang hào khí anh hùng đang giương ngang ngọn giáo bảo vệ quê hương.
- Bản dịch: “Múa giáo”: tư thế động, ngang tàng
- Bản chữ Hán: “Hoành sóc”( cầm ngang ngọn giáo): Sự chắc chắn, hiên ngang, khí phách của người anh hùng chí lớn.
b. Vẻ đẹp của người anh hùng hiên ngang, luôn trong tư thế cầm giáo sẵn sàng bảo vệ quê hương.
- “Giang sơn”: Không gian rộng lớn đối lập với hình ảnh của người anh hùng => Hình ảnh ước lệ trong thơ Đường luật => Nhấn mạnh vẻ đẹp của hình tượng người tráng sĩ.
- “Kháp kỉ thu”: thời gian đã qua mấy thu: Sự dẻo dai, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc dù trải qua bao thu.
- Âm điệu thơ khỏe khoắn, vang vọng hào khí Đông A.
c. Đoàn quân nhà Trần với khí thế át người:
- Hình ảnh đoàn quân hiện lên thật tráng lệ, hào hùng.
- Hình ảnh thơ ở đây được mở rộng ra. Câu trên chỉ có người anh hùng thì ở dưới là hình ảnh của đoàn quân “tam quân” đông đúc.
- Phép so sánh “tam quân tì hổ”: Ba quân (tiền quân, trung quân, hậu quân) của nhà Trần có sức mạnh to lớn, ví như mãnh hổ chốn rừng xanh.
- Hình ảnh ước lệ “khí thôn ngưu”: Khí thế của đoàn quân mạnh mẽ, hùng dũng có thể “nuốt trôi trâu”. Hoặc có thể hiểu khí thế ấy át cả sao Ngưu trên trời.
- Khái quát hình ảnh của những chiến binh nhà Trần khi xung trận với khí thế ngút trời, sức mạnh to lớn.
d. Khát vọng lập công danh, báo đền Tổ quốc.
- Ý chí của người con thời Trần: Phải lập được công danh mới xứng đáng, mới thỏa chí làm trai.
- Quan điểm Nho giáo: Thân là nam nhi, phải lập được công danh để xứng đáng với cái chí lớn ở đời.
- Phạm Ngũ Lão cả đời cống hiến cho sự nghiệp binh nghiệp của nhà Trần nhưng chưa bao giờ ông cảm thấy đủ và thỏa mãn.
- Trong tâm tư của ông, lúc nào cũng mang nặng món nợ công danh với đất nước mà cảm thấy “thẹn” khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
- “Thẹn”: Sự thẹn thùng của ông đã làm nổi bật cái tâm đầy trong sáng, tâm hồn nhiệt huyết, nhân cách cao cả, nâng tầm vị thế của ông.
- Hai câu thơ như lời bộc bạch, tâm tình của tác giả
e. Kết luận chung:
- Bài thơ theo thể Đường luật, súc tích, ngắn gọn, cô đọng, hàm súc.
- Toát lên hào khí oai thiêng của dân tộc từ một tâm hồn yêu nước sâu sắc.
- Tự hào về một triều đại hào hùng với hào khí bất diệt.
III. Kết bài: Bài ca về lòng yêu nước, khí thế hào hùng của dân tộc.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Thuế Máu Của Hồ Chí Minh 🌹 11 Bài Văn Hay Nhất
Dàn Ý Bài Tỏ Lòng Ngữ Văn 10 Chọn Lọc – Mẫu 18
Chia sẻ mẫu dàn ý bài Tỏ lòng ngữ văn 10 chọn lọc dưới đây dành cho các em học sinh.
I. Mở bài phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng:
- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão.
- Giới thiệu về nội dung cần phân tích – hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng:
II. Thân bài phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng:
1.Hào khí Đông A:
- Đông A là triết tự của chữ Trần trong tiếng hán, gồm bộ A và chữ Đông.
- Hào khí Đông A là khí thế chiến đấu hào hùng của một thời đại vàng son lịch sử, là thời kì bùng lên sức mạnh dân tộc tự lập tự cường, ý chí quyết thắng của quân và dân.
- Hào khí Đông A là sản phẩm của thời đại hào hùng của đất nước, là kết tinh sức mạnh toàn dân, là ngọn lửa vút cao ý chí dân tộc.
- Âm vang của hào khí Đông A có lẽ cũng là một nguồn cảm hứng cho sáng tác “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
2.Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng:
a. Hào khí Đông A thể hiện ở sự ngợi ca vẻ đẹp sức mạnh con người thời đại nhà Trần:
-“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”
- Hai chữ “hoành sóc” làm hiện lên bức chân dung sừng sững của người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- “Giang sơn”: gợi không gian rộng lớn.
- “Kháp kỉ thu”: thời gian dài dằng dặc.
- Vẻ đẹp của tư thế được đặt trong không gian rộng lớn giữa dòng thời gian vô tận, hình ảnh thơ mang tính ước lệ đã tô đậm tầm vóc lớn lao, kì vĩ của người tráng sĩ. Thời gian đã nhấn mạnh vào sự bền bỉ, tinh thần luôn sẵn sàng của người lính.
- Người tráng sĩ có tầm vóc sánh ngang với vũ trụ, khí thế như bao trùm trời đất.
- Thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ, tự hào của nhà thơ.
-“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
- Vẻ đẹp cá nhân đã phát triển thành vẻ đẹp cộng đồng.
- “Tam quân”: cách nói ước lệ, chỉ toàn thể quân đội nhà Trần.
- “Tì hổ”: so sánh ngầm quân nhà Trần có sức mạnh dũng mãnh như loài hổ báo.
- “Khi thôn ngưu”: khí thế trận đấu tiêu diệt giặc của quân đội nhà Trần. Đó có thể hiểu là khí thế của những con người trẻ tuổi có khí phách anh hùng, cũng có thể hiểu là khí thế ra trận dũng mãnh làm mờ cả sao Ngưu.
- Cả hai cách hiểu trên đều làm bật lên sức mạnh kì vĩ, khí thế chiến đấu hào hùng của quân đội nhà Trần. Người lính ra trận với tư thế quyết chiến quyết thắng, đã chiến đấu là phải chiến thắng, lập nên kì tích lẫy lừng trong lịch sử, tạo thành sức mạnh dội vang cho thời đại.
-Hai câu thơ đã thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ, tự hào về sức mạnh tự cường, ý thức tự tôn về dân tộc, làm bừng lên khí thế hào hùng, là thời đại cao đẹp với những con người cao đẹp.
b. Hào khí Đông A thể hiện qua nỗi băn khoăn, suy tư về khát vọng lập công danh của con người thời loạn
-“Nam nhi vị liễu công danh trái”
Câu thơ nhắc đến chí hướng của nam nhi. Trong văn học trung đại, chữ “nam nhi” gắn liền với lí tưởng công danh; kẻ làm trai sinh ra ở đời phải biết lập công danh, tạo dựng sự nghiệp, để lại tiếng vang trong đời. Lí tưởng công danh đã khích lệ biết bao nam tử hán, để họ sẵn sàng rèn luyện, tu thân sao cho đủ phẩm chất để lập được công danh cho riêng mình.
Thời điểm viết bài thơ này, Phạm Ngũ Lão đã lập nên công danh kì tích, vẫn mà vẫn băn khoăn “Nam nhi vị liễu công danh trái” thể hiện ý chí vươn lên, không ngừng tu thân để hoàn thiện chính mình. Nó là biểu hiện của nhiệt tâm nhiệt huyết của một người chí sĩ muốn cống hiến cho đất nước dân tộc.
-“Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
- “Vũ Hầu”: nhiều mưu lược, vị quân sự nổi tiếng với tài dùng binh. Vũ Hầu từng giúp Lưu Bị lập nên Thục Hán, sau đã xả thân nơi trận mạc.
- Phạm Ngũ Lão lấy Vũ Hầu làm mẫu mực cho công danh sự nghiệp của mình, lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Vũ Hầu.
- Câu thơ đã nâng cao nhân cách của Phạm Ngũ Lão, thể hiện lòng nung nấu khát vọng lập công, bày tỏ lòng tận trung với đất nước và khát vọng cống hiến cả đời cho dân tộc.
- Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão mang tầm vóc lớn lao, là nỗi thẹn tu thân với ý chí lập công sắt đá.
- Đặt vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ, “Thuật hoài” có thể được coi là lời đáp của con cháu với “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tạo nên truyền thống vẻ vang cha dũng con hùng.
3.Đánh giá:
- Hào khí Đông A đã góp phần tạo nên chiến thắng lẫy lừng, tạo nên một thời đại với những kì tích rực rỡ lưu danh sử sách.
- Hào khí Đông A không chỉ là tư tưởng chung của bài thơ mà còn là của cả thời đại nhà Trần, khiến cho thế hệ trẻ phải suy nghĩ mình sẽ làm gì để xứng đáng với cha ông.
- Hào khí Đông A là dòng mạch chung của văn học cùng thời kì với bài thơ.
III. Kết bài phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng:
- Khái quát lại về ý nghĩa của bài thơ.
- Nêu cảm nhận chung của bản thân.
Đón đọc tuyển tập 🌹 Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay
Dàn Ý Vẻ Đẹp Người Tráng Sĩ Trong Bài Thơ Tỏ Lòng – Mẫu 19
Gợi ý Dàn Ý Vẻ Đẹp Người Tráng Sĩ Trong Bài Thơ Tỏ Lòng để có thể làm bài văn được hoàn chỉnh và đầy đủ nội dung
1.Mở bài
- Phạm Ngũ Lão được xem là người anh hùng xuất thân ở tầng lớp bình dân, ngồi đan sọt mà lo việc nước.
- Ông là một nhân vật lịch sử từng có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, giữ địa vị cao ở đời Trần.
- Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài.
- Văn thơ của ông để lại không nhiều, nhưng giá trị của những bài thơ còn sót lại thì vẫn vẹn nguyên nhưng “Thuật hoài” là bài thơ nổi tiếng hừng hực hào khí Đông A của lịch sử giai đoạn thế kỷ X đến XV và cho đến ngày nay thì dường như âm hưởng của tinh thần Đông A vẫn không hề bị mất đi.
2.Thân bài
a. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại thì năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành, nhưng thực ra định xâm lược nước ta.
- Trước tình hình ấy,vua Trần đã mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc. Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước.
- Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều đến hào khí Đông A trong bài thơ.
b. Tựa đề
- “Thuật” có nghĩa là bày tỏ, “hoài” là mang trong lòng. “Thuật hoài” nghĩa là bày tỏ khát vọng cũng như những nguyện vọng, hoài bão.
- Có thể nói đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Điều đáng chú ý của bài thơ này ở chỗ người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải xa
c. Hai câu đầu
- Câu 1: Khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế và hành động. “Hoành sóc” nghĩa là cầm ngang ngọn giáo.
- Câu 2 là hình ảnh “ba quân”. Ngày xưa ,quân lính thường chia làm ba đội gọi là tiền quân, trung quân, hậu quân, câu thơ có thể hiểu theo hai cách khác nhau.
- Hai câu thơ là hai hình ảnh như đan xen, bổ sung vẻ đẹp cho nhau. Thời đại hào hùng đã tạo nên những con người anh hùng. Và ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mạnh làm nên hào khí của thời đại.
d. Hai câu sau
- Hai câu thơ tiếp sau là nhà thơ đã tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình. Đó là lập công danh nam tử, tức là công danh của đấng làm trai theo lý tưởng phong kiến ngày trước.
- Người xưa đã quan niệm, làm trai là phải có sự nghiệp và danh tiếng để lại muôn đời sau, có như vậy mới xứng danh.
- Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi ngày trước. Phạm Ngũ Lão đã bầy tỏ khát vọng được đóng góp cho đất nước, xứng đáng là kẻ làm trai sống trong trời đất.
3.Kết luận: Bài thơ ngắn gọn, kiệm lời nhưng đã nói nên lí tưởng nhân sinh của kẻ làm trai: lập công danh không phải chỉ để vinh thân vì gia, mà vì dân tộc; khi đã có công danh, còn phải phấn đấu vươn lên không ngừng
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Phò Giá Về Kinh Của Trần Quang Khải 🌼 13 Mẫu Hay Và Đặc Sắc