Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ [22+ Mẫu Dẫn Chứng Hay Nhất]

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ ❤️️ 22+ Mẫu Dẫn Chứng Hay Nhất ✅ Chọn Lọc Các Dẫn Chứng Tiêu Biểu Và Ý Nghĩa Để Viết Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Đặc Sắc.

Những Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ – Mẫu 1

Những dẫn chứng về sự tha thứ sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài, tham khảo trong nội dung dưới đây:

Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người. Và vì thế ai cũng cần được tha thứ… Tha thứ là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Tha thứ là biết bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Tha thứ, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình…

Tha thứ – ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Tha thứ – ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Tha thứ – là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Tha thứ, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái!!!

Vậy… tại sao phải tha thứ? Trước hết, tha thứ là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thông nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:

Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa.

Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định:

“Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…
Hẳn là khi viết lại những hành động tha thứ, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!

Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân ái đã thấm đượm tình người, tha thứ còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi tha thứ với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lượt bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ tha thứ với bạn nếu bạn chưa từng tha thứ với kẻ khác đây?

Vậy, không tha thứ với người khác là tàn nhẫn với chính mình. Không những thế, bất cứ khi nào bạn tha thứ cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng tha thứ sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng..

Tôi cực kì lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Đối với những người đã từng phạm sai lầm giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu tha thứ ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? Là văn minh, tiến bộ sao?

Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, không biết tha thứ,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ là góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,… Và chắc hẳn những người biết tha thứ đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.

Tha thứ với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế. Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại… một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…?

Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa tha thứ và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là tha thứ. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, một lần, hai lần, rồi ba lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Tha thứ đây ư?

Xin nhắc lại, tha thứ là tha thứ chứ không là bao che. Tha thứ – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách tha thứ với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết tha thứ, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.

Vâng! Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm… đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém…. tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng… Là khi tôi trách nhầm đứa bạn… là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giày tội nghiệp…

Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình… đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng. Là khi nhận được lời giải thích, cái ôm siết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn. Là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giày nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.

Chính tình yêu, sự tha thứ của mọi người khiến tôi đứng lên sau những thất bại. Và tôi tin là lòng tha thứ có sức mạnh cảm hoá mãnh liệt… Chính vì vậy, để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn. Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn tha thứ và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Tiếp tục đón đọc 🌳 Nghị Luận Về Sự Tha Thứ 🌳 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Trong Cuộc Sống – Mẫu 2

Với dẫn chứng về sự tha thứ trong cuộc sống, các em học sinh có thể vận dụng để chứng minh cho những luận điểm trong bài viết của mình.

Trong cuộc sống, không ai dám khẳng định rằng cuộc đời mình không có một lần sơ sẩy mắc lỗi hoặc một lần lầm đường lỡ bước, bởi chúng ta chẳng phải bậc thánh nhân, chẳng đủ khả năng để khống chế được hết những tham vọng của bản thân, cùng những lần hành động thiếu kinh nghiệm.

Trong những lúc như thế, hẳn là bản thân mỗi con người đều có cảm giác mặc cảm vì lỗi lầm, chính vì vậy, cần có một tấm lòng biết tha thứ, nhân từ để kéo họ ra khỏi vũng lầy, để khiến họ có thêm niềm tin, động lực để sửa sai, để họ hiểu rằng xã hội sẽ không vì một lỗi lầm nhỏ nhoi mà từ chối họ.

Biết tha thứ từ xưa đến nay luôn là một đức tính tốt đẹp, là truyền thống quý báu của con người Việt Nam, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tấm lòng độ lượng, cao cả của mỗi cá nhân dành cho người khác. Sự tha thứ là mở lòng bỏ qua những lỗi lầm của người khác khi họ nhận ra cái sai và có mong muốn được sửa sai.

Sự tha thứ nghe có vẻ trừu tượng và xa vời nhưng trong thực tế nó xuất hiện hằng ngày trong cuộc sống. Bạn thử nghĩ xem trong suốt những năm tháng tuổi thơ, cha mẹ đã bao lần tha thứ lỗi lầm cho bạn, đã bao lần bạn không nghe lời, nhưng họ có vì thế mà vứt bỏ bạn đâu, cha mẹ vẫn luôn yêu thương, nâng đỡ, chỉ bảo, tạo cơ hội cho bạn sửa sai, để bạn từng bước trưởng thành.

Sự tha thứ còn thể hiện ở cách ta nhìn nhận các sự việc diễn ra trong cuộc sống, biết tha thứ có nghĩa là nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công bằng, dùng trí tuệ chứ không phải dùng cảm xúc các nhân để phán đoán. Không cần phải phản ứng thái quá với những tin tức tiêu cực, bởi cái ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, chúng ta nên có cái nhìn hai chiều, suy nghĩ thoáng ra để thấy lòng mình được thanh thản,

Tuy nhiên, sự tha thứ không phải là thứ có thể ban phát một cách bừa bãi, chúng ta cần phải khoan dung đúng người, đúng bản chất sự việc. Những kẻ cố ý giết người, cố ý sai phạm pháp luật nhiều lần, không có thái độ ăn năn hối cải thì phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật, để tránh họ gây hại cho xã hội.

Sống biết tha thứ giúp con người ta nhẹ lòng, cuộc sống trở nên thanh thản, tâm hồn được nuôi dưỡng bởi những suy nghĩ tốt đẹp. Sự tha thứ khiến xã hội chung sống trong môi trường hòa bình, nhân văn, tăng thêm sự gắn kết giữa người với người bằng mối liên hệ tình nghĩa, ai cũng có có cơ hội khắc phục hậu quả từ lỗi lầm mình đã gây ra.

Sự tha thứ còn giúp con người ta rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, giúp chúng ta sống nhân hậu, yêu thương và có tầm hiểu biết, suy nghĩ rộng hơn, chứ không chỉ quanh quẩn trong cái “tôi” cá nhân chật hẹp. Đặc biệt, con người không chỉ biết khoan dung với người khác mà còn phải biết khoan dung với chính bản thân mình, biết chấp nhận lỗi lầm bản thân đã gây ra và biết sửa chữa sai phạm.

Biết tha thứ, biết khoan dung để cuộc sống chúng ta luôn tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc, chứ không phải là chất chồng những oán hận, những sự khó chịu chi li vì người khác. Hãy rèn luyện cho mình được tấm lòng khoan dung để giải phóng bản thân, giải phóng tâm hồn khỏi những suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi, để nhìn đời bằng đôi mắt của niềm tin, của hy vọng, để cuộc sống được đẹp hơn bạn nhé.

Khám phá thêm 💕 Viết Đoạn Văn Về Lòng Vị Tha 💕 16 Bài Văn Nghị Luận Hay

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Hay Nhất – Mẫu 3

Tham khảo dưới đây dẫn chứng về sự tha thứ hay nhất được chọn lọc sẽ rất hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Trong cuộc sống thứ tha là bài học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và không ngừng rèn luyện. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là bản thân biết hối lỗi, sửa sai. Những lúc như vậy, sự tha thứ, rộng lượng đối với những sai lầm đó là điều đáng làm.

Tha thứ là gì? Tha thứ chính là biết thứ tha, rộng lượng đối với sai lầm của người khác và quan trọng hơn nữa là sự tha thứ đối với bản thân mình. Khi có thể tự tha thứ cho chính mình thì chúng ta mới có thể rộng lượng hơn với những người xung quanh. Bởi vậy mới thấy được sự tha thứ là điều vô cùng cần thiết mà mỗi người chúng ta cần cố gắng để có được, nó thực sự là đức tính tốt và giúp ích lớn cho bạn sau này.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển, con người ngày dường như bị lôi kéo vào guồng quay của cuộc sống, bị những thứ phù du làm mờ mắt. Sai lầm cũng từ đó mà thành, mà nên. Tuy nhiên nếu như họ thực sự hối lỗi, thực sự cải tà quy chính thì chúng ta cũng nên rộng lượng hơn để thứ tha. Người xưa có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Nếu chúng ta biết quan tâm, biết tha thứ và rộng lượng hơn với lỗi lầm của người khác thì bản thân mình cũng ngày càng hoàn thiện hơn.

Hẳn bạn đã từng đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thì sẽ nhớ đến nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là người có bản tính lương thiện, tuy nhiên chính xã hội, chính con người đã đẩy hắn vào con đường cùng. Câu cuối cùng mà Chí Phèo nói trước khi chết chính là “Ai cho tao làm người lương thiện”. Như vậy vì xã hội và con người không tha thứ, không rộng lượng, không thứ tha cho lỗi lầm của Chí Phèo nên hắn mới rơi vào tình trạng bi thảm như vậy.

Qua câu chuyện này chúng ta mới thấy được rằng sự tha thứ không bao giờ là thừa, sự tha thứ sẽ tạo cơ hội cho bạn và cho chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn nữa. “Nhân vô thập toàn”, ý câu nói này chính là không ai là hoàn hảo hết, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng quan trọng bạn biết lỗi, sửa lỗi thì bạn sẽ thấy được rằng mình đang ngày càng thanh thản, ngày càng thấy được rằng bản thân đã tha thứ nhiều hơn.

Cuộc sống này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nếu như chúng ta biết tha thứ, bỏ qua cho nhau lỗi lầm để cùng hoàn thiện nhau hơn. Mỗi người cố gắng một ít, thì chắc chắn rằng xã hội này sẽ văn minh hơn nhiều.

Ngược lại nếu chúng ta không biết tha thứ, cảm thông và san sẻ cho nhau những lỗi lầm đã qua thì tự mình ôm về mình nhiều ấm ức, căm ghét…trong lòng không bao giờ được thanh thản. Bởi vậy sống tha thứ bạn sẽ thấy được rằng thứ tha là đức tính cần có của mỗi người. Rèn luyện nó từ những việc nhỏ nhất thì bạn sẽ thấy được rằng bản thân mình trưởng thành lên rất nhiều từ việc học tập và rèn luyện đức tính này.

Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn tha thứ, độ lượng và biết thứ tha đối với người xung quanh. Có như vậy bản thân mới thấy được rằng tha thứ không phải là không thể, dù lỗi lầm đó có lớn thế nào, vì qua đó bản thân sẽ thấy thanh thản hơn rất nhiều.

Quả vậy, sự tha thứ, độ lượng đối với mỗi người trong cuộc sống là điều cần thiết phải có. Hãy rèn luyện nó hằng ngày để hoàn thiện bản thân mình.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Dẫn Chứng Về Sự Tử Tế 🌟 12 Mẫu Dẫn Chứng Hay Nhất

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Ngắn Gọn – Mẫu 4

Những dẫn chứng về sự tha thứ ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Tha thứ lỗi lầm của người khác là biết khoan dung, buông bỏ lỗi lầm của người khác đã gây ra, giải phóng những sự thù hận, oán trách ra khỏi bản thân mình. Tha thứ lỗi lầm của người khác đồng nghĩa với việc biết chấp nhận những thiếu sót của bản thân và vị tha với lỗi lầm của người khác.

Khi biết tha thứ lỗi lầm của người khác giúp người được tha thứ có cơ hội chuộc lỗi, sữa chữa lỗi lầm, sống tốt đẹp hơn. Họ sẽ cảm thấy thanh thản, từ đó nỗ lực sữa chữa lỗi lầm. Tha thứ lỗi lầm của người khác giúp cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống, gắn kết tình người.

Buông ra sự giận dữ và thù oán có thể giúp con người bình tĩnh, cải thiện sức khỏe và hạnh phúc hơn. Tha thứ không đồng nghĩa với việc giữ những khúc mắc, đau khổ, và sự không hài lòng ở trong tâm hồn. Cũng không đồng nghĩa với việc dung túng, bao che lỗi lầm hay để người khác lợi dụng…

Đừng thù hận. Hãy biết tha thứ. Tha thứ là món quà. Cuộc sống không có sự tha thứ chỉ là tù ngục. Tình yêu và sự tha thứ là chìa khóa dẫn tới hạnh phúc, sự viên mãn trong cuộc sống.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Và Lòng Biết Ơn – Mẫu 5

Tham khảo dẫn chứng về sự tha thứ và lòng biết ơn để có thêm cho mình những ý văn phong phú và sinh động hơn.

Trong cuộc sống của chúng ta, đã là con người thì ai cũng có những sai lầm, thiếu sót. Cả cuộc đời của chúng ta là sự cho – nhận, vay – trả… Thế nên khi chúng ta mắc lỗi lầm cần có người khoan dung, rộng lượng tha lỗi; khi giúp ích được chúng cho người khác, ta sẽ nhận lại sự biết ơn. Điều đó thể hiện rõ qua câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn”.

Nội dung câu chuyện kể về hai người bạn rất thân cùng nhau đi dạo ngắm biển và tranh luận về một vấn đề. Anh này không chịu anh kia đã buông lời xúc phạm bạn mình, người bị xúc phạm ghi lên cát lỗi lầm của bạn. Lúc sau, hai người quyết định đi bơi, người bị xúc phạm khi nãy bây giờ bị đuối sức, được bạn mình kéo lên. Anh ta liền khắc lên đá công ơn, sự giúp đỡ của bạn.

Qua câu chuyện, ta hiểu được rằng: có những lỗi lầm cần phải quên đi, có những công ơn nghĩa tình cần phải được lưu lại và khắc sâu trong tim mãi mãi. Vậy “lỗi lầm” là gì? “Lỗi lầm” là những sai sót mà bản thân chúng ta mắc phải trong cuộc sống. Vì có những “lỗi lầm” nên mới cần đến sự tha thứ, khi chúng ta cứu giúp người khác, sẽ nhận lại “sự biết ơn”.

“Biết ơn” là bày tỏ tình cảm, ghi nhớ công ơn đối với những gì cứu giúp khi gặp nạn, một lời an ủi hay cử chỉ ân cần cũng được xem như là đã giúp đỡ người khác về mặt tinh thần rồi. Câu chuyện trên là một bài học mang đậm tính giáo dục, nhân văn, sâu sắc về sự tha thứ và lòng biết ơn.

Thế tại sao chúng ta lại phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và biết ơn khi họ làm điều gì đó tốt đẹp cho mình? Dẫu biết những lỗi lầm ấy có thể gây ra cho ta những đau buồn, thậm chí tổn thất về mặt vật chất lẫn tinh thần, song ta cần có lòng khoan dung và vị tha để quên đi, xóa bỏ theo thời gian và hãy luôn tin tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp trong con người họ: cũng giống việc người này viết lỗi lầm của bạn mình lên cát.

Hơn nữa, nếu ta không quên đi chuyện cũ mà cứ giữ lấy những lỗi lầm của người khác, thù hận thì sẽ sống mãi trong bực bội, ghen ghét, không một lúc nào tâm hồn được thảnh thơi. Nếu ta cứ nuôi dưỡng mãi sự căm hận, chẳng khác nào ta nuôi trong tâm hồn một con thú dữ luôn tìm cách hãm hại đồng loại, chực chờ mãi khiến tâm hồn ta héo mòn đi.

Quan trọng hơn hết, có ai trong chúng ta là vô tội chưa, đã ai chưa từng mắc lỗi? Khi chúng ta mắc lỗi mà nhận lại được sự tha thứ, chẳng phải rất nhẹ nhõm sao? Khi người khác giúp đỡ mình, chúng ta cần phải biết ơn họ, trân trọng những sự giúp đỡ đó.

Những biểu hiện của “lỗi lầm” và sự “tha thứ” luôn có trong cuộc sống quanh ta: Cha mẹ luôn luôn rộng lòng tha thứ cho những lỗi lầm của con cái hay thầy cô luôn cho học sinh mình cơ hội để sửa sai,… Sự tha thứ đó còn biểu hiện từ ngàn xưa khi Lê Lợi đánh thắng giặc Minh và còn cấp thuyền, cấp ngựa, lương thực cho chúng về nước. Quang Trung đã tha chết cho các tướng sĩ khi họ ra chịu tội, …

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống có những người luôn sống trong hận thù, ganh ghét, không bao giờ tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, lại còn có những người không biết tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô, những người giúp đỡ mình. Thật là đáng trách! Hiểu được những điều này, ta cần khắc ghi những công ơn lên “đá” – tức là trái tim mình, xóa bỏ những lỗi lầm, hận thù, ghen ghét, đố kị.

Tóm lại “lỗi lầm”, “tha thứ” và “sự biết ơn” là yếu tố quan trọng mà một con người không thể không có. Con người sống nhờ lòng khoan dung và truyền thống cội nguồn. Ngay từ khi còn là học sinh, chúng ta phải luyện cho mình câu “xin lỗi” và “cảm ơn”, phải cố gắng khắc phục những khuyết điểm về mọi mặt để hoàn thiện mình, hơn thế nữa, khi con người giúp đỡ mình, phải biết nhớ ơn họ. Là học sinh em sẽ tập sống tha thứ và thể hiện lòng biết ơn vì đó là những thái độ sống đúng đắn mà một người cần phải có trong cuộc sống hiện nay.

Gợi ý cho bạn ☔ Dẫn Chứng Về Niềm Tin ☔ 15 Mẫu Dẫn Chứng Hay Nhất

Dẫn Chứng Về Ý Nghĩa Của Sự Tha Thứ – Mẫu 6

Dưới đây là dẫn chứng về ý nghĩa của sự tha thứ để các em học sinh tham khảo và linh hoạt vận dụng vào bài viết của mình.

Pierre Benoit đã từng khẳng định: “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”. Thật vật, lòng khoan dung hay sự tha thứ chính là nhân tố quan trọng góp phần làm cho cuộc sống mỗi người đáng sống và ý nghĩa hơn. Tha thứ là một phẩm chất, một đức tính tốt của con người. Nó cũng gần như là vị tha, thể hiện ở việc rộng lượng tha thứ cho người khác, cho đi là không toan tính và độ lượng với chính bản thân mình.

Từ cổ chí kim, sự tha thứ luôn là điều thiết yếu của cuộc sống. Người xưa từng nói ” nhân bất thập toàn”. Con người thì chẳng ai có thể hoàn hảo, tốt đẹp đến mức tuyệt đối. Trong thần thoại Hy Lạp ngay cả người con của vị thần như A Sin cũng có yếu điểm ở gót chân, để rồi chính gót chân ấy đã bị kẻ thù lợi dụng và hãm hại.

Ai ai cũng hơn một lần mắc lỗi với những người xung quanh và với chính mình. Đó có thể là do suy nghĩ chưa chín chắn, hành động bồng bột hoặc do hoàn cảnh khách quan, bị đẩy vào sai trái hoặc do bản tính của người đó. Nhưng khi mà ta cứ chấp nhặt, trách móc, chế giễu lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao?

Bản thân ta đâu có thanh thản, luôn tìm cách moi móc sai phạm của người khác để trì triết thậm chí là kể xấu. Người mắc lỗi bằng một cách nào đã đã trở thành một hình ảnh xấu xa đến thảm hại trong mắt mọi người. Còn ta, như một cách gián tiếp đã đem đến đau khổ cho họ. Mọi người cứ nhìn vào hành động sai trái để đánh giá con người thì liệu có phiến diện? Phần tâm hồn, bản chất tốt đẹp liệu ta có nhìn nhận và nâng niu? Vì vậy hãy độ lượng bỏ qua sai lầm của người khác để ta sống thanh thản hơn bởi lẽ con người đâu phải là tuyệt mĩ.

Khi tha thứ với người khác là ta đã trao cho họ cơ hội để nhìn nhận và khắc phục bởi lẽ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Hơn nữa, khi đã nhận ra sai lầm của mình thì họ sẽ không tái phạm nữa, sẽ sống đẹp và ý nghĩa hơn. Đó cũng là động lực của sự phát triển, thúc đẩy mỗi người tự hoàn thiện bản thân. Như thế thì cuộc sống lại trở nên bình an và đơn giản vô cùng.

Trong lịch sử dân tộc, sự tha thứ là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Khi giặc Minh thất bại, chúng ta không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc sống lương thiện như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo:

“Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa”

Tha thứ chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp. Tha thứ là khi ta mở rộng tấm lòng, trao gửi yêu thương. Khi đó, cái ác, cái xấu cũng sẽ bị loại bỏ. Sự tha thứ có tính hướng thiện, đưa người ta đến cái chân thiện mĩ. Văn chương suy rộng ra cũng là cuộc sống, có khả năng nhân đạo hóa con người.

Khi tha thứ với người khác thì bản thân mình nếu có mắc lỗi cũng sẽ được tha thứ. Nhưng đó không phải cái cớ để mỗi người ỷ lại, không chịu nhận thức và thay đổi. Lòng người cũng có giới hạn, không ai có thể mãi mãi tha thứ và chấp nhận với những lỗi lầm của bạn. Vì vậy hãy thay đổi khi nhìn thấy một ánh mắt không hài lòng, một sự buồn rầu, thất vọng trên nét mặt chưa cất thành lời.

Tha thứ với những người xung quanh nhưng trước hết ta hãy tha thứ với chính mình. Khi mắc lỗi hãy nỗ lực khắc phục đôi khi có thể bỏ qua cho bản thân vì có thể sai lầm đó là do hoàn cảnh đưa đẩy. Ta sẽ sống nhẹ nhàng và bình an hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ta luôn tha thứ. Sự tha thứ cần đặt đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm. Nếu không suy nghĩ chín chắn thì có thể lòng tốt của mình bị lợi dụng, biến thành công cụ để người khác toan tính, vụ lợi.

Mỗi người hãy cùng nuôi dưỡng tấm lòng biết tha thứ để cuộc sống này tươi đẹp hơn, để yêu thương được lan tỏa đi muôn nơi.

Đọc nhiều hơn ☀️ Dẫn Chứng Về Sự Trải Nghiệm ☀️ 12 Mẫu Dẫn Chứng Hay

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Tiêu Biểu – Mẫu 7

Sử dụng một số dẫn chứng về sự tha thứ tiêu biểu sẽ làm cho bài viết của bạn trở nên sinh động và để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc.

Nhiều người tưởng sự tha thứ làm cho người ta mềm yếu đi. Nelson Mandela (Cựu tổng thống Nam Phi) chứng minh ngược lại: Tha thứ làm cho người ta mạnh mẽ. Một số nhà bình luận chính trị cho quyền lực của Mandela, trước hết, là quyền lực của sự tha thứ (power of forgiveness). Và đó là bài học quan trọng nhất mà Mandela để lại cho nhân loại.

Tha thứ là bỏ qua, rộng lượng trước lỗi lầm của người khác. Tương đương với các khái niệm tấm lòng đại lượng, lòng khoan dung. Quyền lực của sự tha thứ là sức mạnh của lòng vị tha, nâng đỡ tâm hồn của cả người khoan dung và người được khoan dung, nâng đỡ cuộc đời con người trên hành trình dài rộng của cuộc sống. Mọi bất đồng, va chạm hay lỗi lầm có thể làm tổn thương người khác, bị người khác làm tổn thương, hay tự gây tổn thương chính mình, khi đó chỉ có thể xoa dịu bằng sự tha thứ.

Tha thứ không có nghĩa là bôi xóa quá khứ, hay quên đi những gì đã xảy ra. Cũng không có nghĩa là người khác sẽ thay đổi hành vi mà đó là khi ta buông xả cơn giận, cay đắng, nỗi đau để chuyển sang một miền tốt đẹp, an vui hơn. Mandela cho rằng đó chính là sức mạnh vượt qua mọi trở ngại. Ý kiến của Mandela đề cao vai trò của lòng khoan thứ như là một sức mạnh, một quyền lực to lớn giúp con người trở nên mạnh mẽ, có được một cuộc đời bình an, tốt đẹp hơn.

Phủ nhận ý kiến, nhiều người cho rằng tha thứ làm cho con người ta yếu đi, nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó, tha thứ là từ bỏ lòng tự tôn, tự trọng, tự ái của mình, thay vì trút bỏ sự giận dữ lên người khác, thậm chí tìm cách trả thù đối với kẻ gây ra lỗi lầm, thì người tha thứ tự xoa dịu cơn giận, biến nó thành tình yêu thương và sự thấu hiểu, khoan dung. Song dẫu thế, tha thứ không thể đồng nghĩa với yếu mềm, nhu nhược.

Tha thứ là điều khó khăn nhất, nhưng cũng là điều cao cả nhất. Biết tha thứ giúp trút bỏ hận thù, giận dữ, nỗi đau…, đem lại sự bình yên cho tâm hồn, nâng cao giá trị sống (lòng yêu thương, vẻ đẹp nhân văn) và trí tuệ của mỗi người. Tha thứ có thể hóa giải lỗi lầm, giúp người được tha thứ có được niềm tin vào cuộc sống vươn lên hướng thiện.

Tự tha thứ cho lỗi lầm của chính mình giúp con người vượt lên nỗi đau, thoát khỏi sự dằn vặt của quá khứ, hướng thượng và hướng thiện. Sự tha thứ, trên một phương diện nào đó, thật đáng sợ. Người được tha thứ, sẽ không tránh khỏi sự dằn vặt, tại sao sau nỗi đau ta gây ra cho người, thì người lại đối đáp ta bằng lòng khoan dung. Nếu như im lặng là đỉnh cao của sự khinh bỉ thì tha thứ cũng là tột cùng của sự trả thù. Nhưng lại là một sự trả thù thông minh, vượt lên trên bản năng thông thường của giới tự nhiên.

Cội nguồn của sự tha thứ là lòng khoan dung xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm thấu hiểu của con người, cũng xuất phát từ trí tuệ sáng suốt và minh triết. Bởi con người nhân vô thập toàn, ai cũng có thể mắc sai lầm, gây tổn thương cho mình và người xung quanh. Tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình, thanh lọc tâm hồn con người, giúp người gần người hơn. Nhân đạo khoan dung cũng là truyền thống quý báu tự ngàn đời của dân tộc ta.

Người ta nói quyền lực của Mandela trước hết là quyền lực của sự tha thứ. Có lẽ không một vị tổng thống trên thế giới nào lại có một cuộc đời bất hạnh và đầy bi kịch như ông. Bị cầm tù 27 năm, từng bị kết án tù chung thân, bị kỳ thị và đầy đọa đến tận cùng, Mandela vẫn không chút oán thù, ông vẫn muốn giải quyết xung đột trầm trọng ở Nam Phi qua con đường hòa giải. Bởi, có lẽ ông hiểu rằng “xung đột là căn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất” (Voltaire).

Bản chất của con người là “hướng thiện và hướng thượng” (theo cách nói của Ngô Bảo Châu). Tha thứ cũng có nghĩa là ta đang chăm chút cho hành trình vươn tới những điều cao cả, tốt đẹp thêm vững chắc. Con người làm sao có thể yếu đi khi đang ngày càng tiến xa hơn và cao hơn. Trong hành trình này, con người đang tự bồi đắp những giá trị, cao hơn và xa hơn cũng có nghĩa là mạnh mẽ hơn và quyền lực hơn. Đó cũng là những gì mà con người ta nhận được, học được từ sự tha thứ.

Tuy nhiên mỗi người cần phân biệt tha thứ, khoan dung và dung túng cho sai lầm. Quá dễ dãi khi dành tấm lòng cho người khác, yêu thương không đúng cách, bao dung không đúng việc, tha thứ không đúng người có thể gây hại cho người mình yêu thương và bị kẻ khác lạm dụng.

Hãy học cách thứ tha, thấu hiểu và yêu thương để nâng cao tâm hồn và trí tuệ của chính mình.

Chia sẻ 🌼 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 🌼 15 Mẫu Dẫn Chứng Hay Nhất

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Đặc Sắc – Mẫu 8

Đón đọc dẫn chứng về sự tha thứ đặc sắc giúp các em học sinh có thêm cho mình những góc nhìn đa chiều về vấn đề nghị luận.

Con người ai ai mà chẳng khi mắc phải lỗi lầm, quan trọng là ta biết sửa chữa và khắc phục lỗi lầm. Và quan trọng hơn cả là, đứng trước những lỗi lầm của người khác, ta có mở rộng tấm lòng của mình mà tha thứ cho họ hay không ? Sự tha thứ có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Tha thứ có nghĩa là gì? Sự tha thứ có nghĩa là rộng lượng, bỏ qua cho người mắc phải lỗi lầm. Người có tấm lòng biết tha thứ thường là những người luôn tôn trọng và sẵn sàng tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm nhưng biết ăn năn, hối hận và chịu sửa chữa lỗi lầm đó.

Ví dụ như, trong lớp học, ta phát hiện được một bạn ăn cắp tiền của một bạn học khác trong lớp, chúng ta phát hiện bắt tận tay. Nếu bạn biết ăn năn, hối hận, và trả lại số tiền đó, hứa rằng sẽ không tái phạm nữa thì đóng vai trò là một giáo viên thì chúng ta cũng nên tha thứ cho em học sinh vi phạm ấy nhưng đồng thời cũng phải nhắc nhở em không được làm như thế nữa.

Hiểu một cách khái quát hơn thì sự tha thứ chính là tấm lòng yêu thương con người, là sự chia sẻ, quan tâm đến những khó khăn của người khác. Để tha thứ cho một người mắc sai lầm mà ảnh hưởng đến ta quả thật rất khó khăn nhưng khi ta làm được điều đó sẽ giúp cho việc hàn gắn tình cảm giữa con người và con người với nhau. Khi ta tha thứ được cho một người phạm lỗi lầm, trong lòng ta chắc chắn sẽ dâng lên một niềm vui và hạnh phúc vì mình vừa làm được một việc tốt.

Trong lịch sử xa xưa, dân tộc ta đã phải chịu biết bao hậu quả nặng nề do quân Minh xâm lược để lại, vậy mà sau khi giặc đầu hàng, ta còn mở rộng tấm lòng tha thứ cung cấp cho chúng phương tiện và lương thực để trở về nước hay như trong trường lớp ta cũng cần tha thứ cho những người bạn đã làm những điều xấu xa, tồi tệ đối với mình như đánh mình, nghi oan mình là kẻ ăn cắp,… Những việc vừa nêu trên có thể nói đã minh chứng rất rõ cho sự tha thứ có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.

Thế nhưng, cuộc sống xã hội ngày nay hết sức phát triển kéo theo là lòng người thì đa đoan, thủ đoạn hơn. Có những kẻ thù dai, không biết mở rộng tấm lòng mình để mà tha thứ cho người khác dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm giữa con người với con người khiến cho mối quan hệ tình cảm bị rạn nứt. Có những người khi có cơ hội thì trả thù khi người khác mắc một lỗi nhỏ thì xé chuyện nhỏ ra to.

Sự tha thứ là một trong những đức tính tốt, rất cần thiết cho con người. Ta cần tập luyện sự tha thứ bằng cách mở rộng tấm lòng của mình với mọi người xung quanh.

Giới thiệu tuyển tập 🌟 Dẫn Chứng Về Tình Yêu Thương 🌟 15 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Ý Nghĩa – Mẫu 9

Dẫn chứng về sự tha thứ ý nghĩa sẽ là những bài học sâu sắc giúp các em học sinh truyền tải thông điệp của bài viết.

Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Tha thứ, khoan dung cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là sự tha thứ? Tha thứ là một đức tính tốt của con người. Tha thứ là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có sự tha thứ luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là sự tha thứ”.

Biểu hiện của sự tha thứ không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, tha thứ với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.

Sự tha thứ dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có sự tha thứ thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có sự tha thứ con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau.

Tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, tha thứ cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt.

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng tha thứ. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể tha thứ cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,sự tha thứ phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự tha thứ, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người.

Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có sự tha thứ. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình sự tha thứ. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.

Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự tha thứ là món trag sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.

SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Thời Gian Là Vàng 💧 Tiết Kiệm, Quản Lý, Lãng Phí

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Chọn Lọc – Mẫu 10

Tham khảo dưới đây dẫn chứng về sự tha thứ chọn lọc giúp các em học sinh có thêm gợi ý làm bài và xây dựng những ý văn sinh động.

Tyler Perry đã từng nói rằng: “Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn tha thứ, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước”. Quả thật đúng như vậy, trong cuộc sống bộn bề những lo toan, với biết bao điều có thể xảy đến, bao cảm xúc phải trải qua sợ hãi, tức giận, điên cuồng,… thì sự tha thứ là điều vô cùng cần thiết để chúng ta cân bằng cuộc sống, để cho tâm hồn thanh thản và dễ chịu hơn.

Tha thứ là khi biết khoan dung những lỗi lầm của người khác với mình; tha thứ là bỏ qua những sai phạm, là cho họ một cơ hội để sửa sai; tha thứ không chỉ đối với người khác, mà tha thứ còn đối với chính bản thân mình. Tha thứ là điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Biểu hiện của sự tha thứ thật phong phú, với muôn hình vạn trạng khác nhau. Tha thứ là khi ai đó vô tình dẫm vào chân bạn trên xe buýt, thay vì cáu gắt bạn sẽ nở nụ cười thật tươi để đáp lại. Tha thứ là khi bạn bị người khác hiểu nhầm nhưng không tỏ ra tức giận, mà bình tĩnh giảng giải, để cả hai tìm được tiếng nói chung. Tha thứ cũng có thể là không chỉ nhìn thấy điểm hạn chế của người khác mà còn thấy cả điểm mạnh, để cổ vũ động viên họ vươn lên trong cuộc sống,…

Vậy tại sao trong cuộc sống chúng ta cần phải tha thứ với mọi người? Mỗi chúng ta là một thực thể vô cùng đa dạng, phức tạp với vô số những xấu tốt, đúng sai. Chẳng ai mãi mãi đúng và cũng không ai mãi mãi sai. Có những lúc ta sai lầm, ta vấp ngã và người khác cũng như vậy. Tha thứ với người khác cũng chính là đang tha thứ với chính mình.

Tha thứ với người khác còn thể hiện là một người ứng xử có văn hóa, biết nhìn nhận mọi sự việc, vấn đề trong cuộc sống. Tha thứ với người khác còn cho thấy bạn là người có trái tim ấm áp, nhân hậu, rộng mở với những người xung quanh. Bởi chỉ khi con người biết mở rộng tấm lòng, nhân ái, tha thứ với người khác thì khi ấy bạn mới có thể quên đi những tổn thất, thiệt hại mà người khác gây ra cho chính mình.

Sống bằng sự tha thứ với mọi người xung quanh, sẽ đem lại cho bạn một cuộc sống thoải mái, thanh thản, bởi không phải suy nghĩ về những lầm lỗi của người khác với chính mình. Khi sống trong trạng thái cảm xúc đó nó chẳng khác nào liều thuốc độc giết bạn một cách từ từ mà bạn không hề hay biết.

Sống tha thứ vị tha còn khiến những người xung quanh luôn yêu quý, kính trọng bạn. Lối sống lành mạnh, tích cực này sẽ lan tỏa đến những người xung quanh. Nếu cả xã hội sống trong sự bao dung vậy thì sẽ tốt biết bao, sẽ không còn chiến tranh, bạo loạn, cãi vã, chỉ còn cuộc sống thanh bình phủ kín khắp mọi nơi.

Bên cạnh những người luôn sống tha thứ, vị tha với mọi người lại có những kẻ luôn sống hẹp hòi, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Khi người khác mắc sai lầm thì luôn soi mói, đay nghiến khiến họ cảm thấy càng trở nên mệt mỏi, bế tắc hơn. Đồng thời, tính hẹp hòi ấy cũng như một căn bệnh, mài mòn tâm hồn và sức khỏe của chính bản thân người đó.

Nhưng tha thứ ở đây không đồng nghĩa là chúng ta bỏ qua cho cái xấu, cái ác, để chúng mặc sức hoành hành. Khi nhìn thấy cái xấu ở xung quanh chúng ta phải ra tay trừng trị, để chúng không ảnh hưởng đến những người xung quanh và sự an toàn của xã hội.

Trong cuộc sống đầy bộn bề, lo âu này, hơn lúc nào hết chúng ta cần sống trong sự tha thứ của tất cả những người xung quanh. Tha thứ như một liều thuốc tinh thần quý giá giúp hàn gắn vết thương, các mối quan hệ, giúp chúng ta sống người hơn, và sống tha thứ cũng là cơ hội để ta được sống một cuộc đời thanh thản, thư thái.

Gửi đến bạn 🍃 Dẫn Chứng Về Tính Tự Lập 🍃 15 Mẫu Dẫn Chứng Hay Nhất

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Sinh Động – Mẫu 11

Đưa vào bài viết những dẫn chứng về sự tha thứ sinh động sẽ giúp các em học sinh có cách hành văn giàu hình ảnh và tăng sức thuyết phục.

Sự tha thứ có thể loại bỏ mọi mâu thuẫn, rút bỏ được khoảng cách ngắn trong mỗi cuộc đời, “Tha thứ là một vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp trong vũ trụ”. Cuộc sống lúc nào cũng trôi đi chỉ có tình yêu, sự đoàn kết là vĩnh cửu, bởi làm sao chúng ta tránh khỏi được những va chạm, xích mích trong cuộc sống được.

Tha thứ đơn giản đó là một đức tính tốt đẹp của mỗi con người, họ sẵn sàng tha thứ cho những sai lầm của người khác, để giúp họ nhận ra rằng cuộc sống này đáng sống hơn khi chúng ta sống có ích mà không bị những phiền muộn của cuộc sống làm vướng bận. “tha thứ là món quà dành cho người được tha thứ, cũng là món quà dành cho chính bản thân mình”

Tha thứ là báu vật trong mối quan hệ và bao dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời. Tha thứ là đức tính, phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, nó là một phạm trù hẹp của sự tha thứ, là luôn cảm thông và tha thứ cho những người biết nhận ra lỗi lầm và biết sửa sai, là không mang thù hận cá nhân trong lòng.

Ai cũng mang trong lòng mình sự yếu đuối và sai lầm, vì thế ai cũng cần được tha thứ, bất chấp những thiếu sót và va vấp của người khác, giúp họ đứng lên sau khi vấp ngã. “Khi tha thứ bạn sẽ biết mỉm cười nhiều hơn, biết cảm nhận sâu sắc và dễ thông cảm với người khác hơn”. Khoan dung nghĩa là biết tha thứ cho chính bản thân mình.

Sự tha thứ nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ thì nó còn có sức mạnh gấp hàng vạn lần so với sự trừng phạt bởi nó tác động mạnh mẽ tới mỗi tâm thức trong chính con người mỗi chúng ta. Và nếu thật sự đón nhận tấm lòng biết tha thứ thì bạn sẽ thấy nó kỳ diệu tới mức nào.

Tha thứ có thể làm lay động được người khác và cũng có thể an ủi, vỗ về chính mình và ngược lại một người cứ luôn trách cứ, luôn để tâm quá mức những sai lầm nhỏ của người khác thì sẽ không nhận ra những thiếu sót của chính bản thân mình. Tha thứ đối với người khác đó là một sự độ lượng, rộng rãi, thường xuyên lau rửa cửa sổ tâm hồn của mình, không che đậy chỗ bụi bẩn ấy của mình mà để cho cánh cửa ấy luôn được sạch sẽ thì mới có thể nhìn được cao, xa và chuẩn xác hơn.

Tha thứ cho người khác cũng chính là giải thoát cho chính mình, bao dung, tha thứ sai lầm của người khác thì trong cơ thể và tâm hồn của mình sẽ nhiều hơn sự nhân ái, độ lượng. Tha thứ là cái gốc của niềm vui, niềm hạnh phúc của loài người.

Chia sẻ thêm 🍀 Dẫn Chứng Về Tinh Thần Tự Học 🍀 11 Mẫu Dẫn Chứng Hay

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Ấn Tượng – Mẫu 12

Vận dụng những dẫn chứng về sự tha thứ ấn tượng không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết mà còn luyện tập cách lập luận chặt chẽ hơn.

Tha thứ là một đức tính quý giá của con người, ai có được sự tha thứ chắc hẳn sẽ được rất nhiều người yêu quý. Sự tha thứ cho thấy sự rộng lượng, của bản thân mỗi người, biết bỏ qua những sai lầm của người khác, biết tha thứ cho mọi người khi họ thật sự nhận ra sai lầm của mình.

Hãy thử nghĩ xem cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không có sự tha thứ. Chắc chắn nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Bởi vì con người không biết tha thứ cho nhau, trở nên chấp nhặt. Bất kỳ một lỗi nhỏ nào cũng có thể làm cho con người ta bị ghét bỏ, mọi việc sẽ rất khó được giải quyết ổn thoả. Nhưng ngược lại, khi đã có sự tha thứ, con người với con người có thể bao dung cho nhau những sai lầm dù là nhỏ cho đến lớn. Cuộc sống vì thế mà có ý nghĩa hơn, mỗi người chúng ta lại thêm yêu đời.

Chẳng thế mà khi xưa người con gái đẹp Vũ Nương đã sống hạnh phúc bên người chồng tính tình cả ghen, đa nghi. Vũ Nương là người con gái tính đã thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, xong nàng lại lấy phải người chồng rất hay ghen tuông, đối với vợ phòng ngừa quá sức.

Sống với một người luôn theo dõi mình từng cử chỉ, từng hành động như thể một người giám sát như vậy nhưng Vũ Nương chưa bao giờ kêu than nửa lời. Nàng luôn bỏ qua những việc làm sai trái của chồng đối với mình và ứng xử khôn khéo, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Đó chẳng phải là một tấm gương sáng về sự tha thứ hay sao ?

Trong thực tế cũng vậy, nếu như nước Việt Nam chúng ta không có sự tha thứ đối với các nước đã từng xâm lược bờ cõi, đất đai như Pháp, Mĩ, … thì làm sao ta có thể kết giao tình hữu nghị với các nước trên thế giới và làm sao chúng ta có thể phát triển được đất nước như ngày hôm nay.

Tóm lại, tha thứ là một điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Chúng ta nên rèn luyện đức tính quý giá này để được mọi người yêu quý và kính trọng. Hơn nữa, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ dễ dàng và có ý nghĩa hơn.

Đón đọc tuyển tập 🌼 Dẫn Chứng Về Lòng Trung Thực, Thật Thà 🌼 14 Mẫu Hay

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Ngắn Hay – Mẫu 13

Tham khảo dẫn chứng về sự tha thứ ngắn hay giúp các em học sinh hoàn thiện bài viết của mình với những thông điệp ý nghĩa.

Cuộc đời ai cũng sẽ có một lần mắc sai lầm. Và chắc chắn là như vậy. Cho nên có những người, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm mà chúng ta sai trái. Đó là những người có tấm lòng biết tha thứ. Sự tha thứ là nhân ái, cao thượng, sự tha thứ cho người khác về những lỗi lầm mà người ấy mắc phải. Đó có thể nói là một đức tính tốt, là sự bao dung, rộng lượng, đặt tình người lên trên những thứ bên ngoài.

Bởi, trong cuộc sống chẳng ai có thể hoàn mỹ cả. Như đã nói, ai trong đời cũng sẽ mắc những sai lầm. Từ mức độ nhỏ tới lớn, và hậu quả ít hay nhiều. Có nhiều người vì vô tình mà làm sai một việc gì đó. Có thể do nhận thức về vấn đề của họ còn chưa đủ. Chưa ý thức được mức độ làm cho họ phạm sai lầm không nên có. Những sai lầm từ việc chưa ý thức được, hay những sai lầm vì không cố ý.

Nếu truy xét kỹ càng, họ sẽ bị những tội danh mà đáng ra họ không nên có. Bởi vậy, với những trường hợp như thế này. Sự tha thứ có một vai trò vô cùng quan trọng. Các cụ có câu:

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”

Con người biết mình sai, hoặc không phải cố ý sai. Biết lỗi của bản thân thì cần được sự tha thứ. Và lúc này, những tấm lòng biết tha thứ sẽ là điều tuyệt vời nhất. Tha thứ cho những lỗi lầm mà họ không cố tình mắc phải, để họ biết được sự cảm thông của mình. Để họ không bị xấu hổ, vững tâm hơn trong cuộc sống. Cũng có thể là để họ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Với xã hội đang không ngừng phát triển như bây giờ. Việc con người sống với nhau bằng sự thờ ơ, lạnh nhạt đã chẳng còn xa lạ. Xã hội đồng tiền đang chiếm lĩnh hết những giá trị tốt đẹp, truyền thống của con người. Khi mà chẳng may va chạm cũng bị người khác bắt đền với số tiền rất lớn. Những lời xin lỗi, cảm ơn đã chẳng còn tác dụng. Họ chẳng tha thứ cho ai cả, họ chỉ biết cho bản thân họ.

Một xã hội, mà những người sống trong đó đang đánh mất dần chính bản thân mình. Một xã hội đang mất dần đi lòng nhân ái. Gặp người bị nạn ở trên đường chỉ biết đứng nhìn và chỉ trỏ. Người khác làm sai điều gì đối với mình thì chửi mắng thậm tệ, thậm chí là tố cáo trước pháp luật dù người đó không cố ý.

Nhưng cũng phải nói, tha thứ chỉ phù hợp với những người mắc sai lầm mà tự giác sửa đổi. Còn có những người mắc sai lầm nhưng phủ định hành vi của mình, hoặc nhận tội cho có một cách miễn cưỡng nhằm lấy lòng của người khác. Những người như thế sống lợi dụng bằng lòng tốt của người khác, để làm lợi cho bản thân mình.

Cho đi và không cần nhận lại. Để cho trái tim của chúng ta thêm ấm áp hơn. Tha thứ là điều tốt đẹp nhất mà chúng ta nên học hỏi. Là đức tính mà chẳng bao giờ trở lên lỗi mốt. Bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, chúng ta cũng cần có sự tha thứ. Nó như ngọn lửa để sưởi ấm trái tim của mình. Là cầu nối giúp con người có thể xích lại gần nhau hơn.

Gợi ý 🌹 Dẫn Chứng Về Lòng Khoan Dung 🌹 12 Mẫu Dẫn Chứng Hay

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Đơn Giản – Mẫu 14

Dưới đây là dẫn chứng về sự tha thứ đơn giản để các em học sinh dễ dàng vận dụng cho bài viết của mình:

Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi. Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó, ta vẫn có tấm lòng biết tha thứ.

Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng, việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc, biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm.

Nhưng so với thực tế, chẳng mấy ai có thể làm được như vậy. Song nếu nhìn lại, việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản, nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.

Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày, vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình, hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học. Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người. Vì vậy, hãy học cách sống biết tha thứ vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dẫn Chứng Về Lòng Kiên Trì 🍀 14 Mẫu Dẫn Chứng Hay

Dẫn Chứng Về Sự Tha Thứ Nghị Luận Xã Hội – Mẫu 15

Dẫn chứng về sự tha thứ nghị luận xã hội sẽ là yếu tố làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết. Tham khảo dẫn chứng tiêu biểu dưới đây:

Mahatma Gandhi từng nói: “Sự tha thứ là món quà lớn nhất của tâm hồn”. Quả không sai. Từ đó ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của sự tha thứ. Vậy “ sự tha thứ” là gì. “Sự tha thứ” là biết bỏ qua cho những sai lầm, thiếu sót của người khác, là biết chấp nhận những yêu đuối, sai phạm của người khác giúp họ đứng lên sau những vấp ngã. Tha thứ được thể hiện trong cách ta lắng nghe để thấu hiểu người khác, trong cách ta tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác.

Tha thứ còn thể hiện qua việc ta học cách để bao dung cho những lỗi lầm của người khác. Trong cuộc sống, không ai muốn trở thành người xấu, trở thành người bị ghét bỏ bởi ai cũng mong muốn nhận được sự tha thứ khi mình mắc sai lầm. Khi ta biết tha thứ ta sẽ nhận được sự yêu mến, trân trọng, tôn kính , tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người xung quanh.

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng xót xa , ngậm ngùi: “ Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì tổ quốc mà hi sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cùng đều là máu, người Pháp hay người Việt cùng đều là người.”

Vậy mới thấy vị lãnh tụ vĩ đại ấy tại sao là được người người yêu mến, kính trọng đến như vậy. Hay chỉ đơn giản như việc tha thứ cho người bạn lừa dối mình một việc nhỏ, cố gắng để thấu hiểu những điều bố mẹ khuyên bảo…đó cũng là biểu hiện của sự tha thứ.

Đọc nhiều hơn 🌻 Dẫn Chứng Về Lòng Biết Ơn 🌻 15 Mẫu Dẫn Chứng Hay

Viết một bình luận