Nghị Luận Im Lặng Là Vàng [21+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất]

Nghị Luận Im Lặng Là Vàng ❤️️ 21+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Được SCR.VN Chọn Lọc Và Giới Thiệu Đến Các Bạn Đọc. 

Dàn Ý Nghị Luận Im Lặng Là Vàng

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Nghị Luận Im Lặng Là Vàng sau đây để triển khai bài văn đầy đủ ý nhất.

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề

Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay luôn ồn ào và náo nhiệt. con người ngày càng trở nên bận bịu với công việc và học tập. nhưng họ vẫn luôn ồn ào, chính vì thế chúng ta cần có một khoảng thời gian để lặng. dân gian có câu “ im lặng là vàng”, đây là một câu ý khuyên chúng ta phải biết giữ in lặng đúng nơi đúng chỗ và đúng thời điểm.

II. Thân bài

  1. Giải thích thế nào là “ im lặng là vàng”
  • Im lặng là sự giữ im lặng, không làm ồn hay mất trật tự
  • Im lặng có nghĩa là im lặng đúng chỗ và đúng hoàn cảnh chứ không phải là hoàn toàn im lặng
  • Im lặng trong những tình huống giao tiếp căng thẳng, không tham gia vào những cuộc cãi vã không cần thiết.
  • Im lặng đúng chỗ và khi cần thiết được ví là quý như vàng
  1. Bàn luận về câu nói “ im lặng là vàng”
  • Câu nói như lời khuyên quý báu, nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết cách im lặng và tránh những va chạm không cần thiết trong cuộc sống. Sự im lặng ở đây cũng có thể mang nghĩa cần thận trọng và chín chắn, suy nghĩ nhiều hơn.
  • Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng im lặng, chúng ta cần lên tiếng phê phán tố cáo những hành vi xấu
  • Cần phải nhận thức rõ tình huống nào cần im lặng và tình huống nào cần lên tiếng

III. Kết bài

  • Liên hệ bản thân
  • Bài học kinh nghiệm từ câu nói “ im lặng là vàng”

Chia sẻ 🌹 Cách Viết Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ 🌹 Hay Nhất

Đoạn Văn Nghị Luận Về Im Lặng Là Vàng Ngắn – Bài 1

Đoạn Văn Nghị Luận Về Im Lặng Là Vàng Ngắn giúp các em có thêm nhiều tài liệu ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Im lặng là vàng là câu tục ngữ đã xuất hiện từ lâu. Về nghĩa đen mà nói, nó chỉ ra rằng sự im lặng trong nhiều trường hợp có giá trị ngang với vàng – một kim loại rất quý. Về cơ bản, điều này là đúng. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện tại, rất nhiều người dùng ý nghĩa đó để ám chỉ một hành động khác. Hành động đó là gì? Vì sao họ làm như vậy?

Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện chính để con người hiểu nhau, cùng cộng tác, phát triển và xây dựng xã hội. Nhưng con người là một sản phẩm không hoàn thiện của tạo hóa, và do vậy, không thể tránh khỏi sự xung đột về các quan điểm khác nhau. Trong trường hợp này, ông bà ta đã đúc rút thành câu tục ngữ “Im lặng là vàng”.

Sư im lặng, nhường nhịn là cần thiết để giải tỏa căng thẳng, để các bên có thêm thời gian suy nghĩ, từ đó cùng nhau giải quyết vấn đề. Sự im lặng còn có một ý nghĩa khác, đó là thể hiện thái độ (bao gồm cả thái độ khinh miệt; giận dữ; hối lỗi..) của bản thân. Ở đây, sự im lặng có giá trị ngang với cả ngàn lời nói.

Tuy nhiên, cũng không thể không đề cập đến một khía cạnh khác liên quan đến sự vận dụng một cách tiêu cực câu tục ngữ này trong cuộc sống hiện đại. Sự sợ hãi, sợ trách nhiệm, sợ liên lụy, sợ vất vả, sợ bị trách cứ đã biến các bên tham gia thành những cá thể thụ động. Họ hoặc là tự gật đầu với tất cả các quyết định của cấp trên, làm thinh trước hành động sai trái của bạn bè, đồng nghiệp; làm ngơ trước những bất công mà một thời, họ được dạy rằng phải đấu tranh, phải dũng cảm chống lại nó.

Cuối cùng, những cá thể này, sau một thời gian dài “im lặng’, trở nên tự thỏa hiệp với chính bản thân mình. Đối với họ, sự im lặng trong những trường hợp này cũng được sánh với “vàng”. Nhưng liệu đấy có thật sự là “vàng”?

Cuộc sống vẫn trôi, ngày vẫn lên và tôi vẫn tự hỏi, vì sao chúng ta làm vậy? Tôi không phải là một nhà xã hội học để có thể phân tích chính xác những yếu tố tác động đến ý thức với nguồn dữ liệu cụ thể. Nhưng với trải nghiệm của bản thân, tôi nhận ra rằng chính sự rạn nứt niềm tin trong xã hội chúng ta đang là nguyên nhân chính dẫn đến sự im lặng giả tạo nêu trên.

Mất niềm tin vào xã hội, mất niềm tin vào con người, mất niềm tin vào chính cuộc sống khiến ta nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng thấy kẻ lợi dụng, và lâu dần, sự yếm thế khiến chúng ta trở nên yếu đuối, lệ thuộc và “im lặng”.

Tôi cũng muốn dẫn lại một câu tục ngữ khác “Lửa thử vàng, gian nan thử sức mạnh”. Vàng muốn thật phải được thử lửa. Niềm tin muốn có phải được thau rửa qua thời gian. Vậy nên, chúng ta hãy im lặng khi thực sự cần thiết, nhưng đừng bao giờ im lặng trước sự bất công, trước những hành động sai trái đi ngược với chuẩn mực của xã hội, trước những tư tưởng cực đoan mưu lợi ích cá nhân. Có vậy, sự im lặng mới là vàng đúng nghĩa. Sự im lặng đó mới thực sự giá trị cho tất cả các bên.

Xem Nhiều Hơn Về 🌼 Viết Đoạn Văn Nghị Luận ❤️️ 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng – Bài 2

Tham khảo bài văn mẫu chia sẻ về chủ đề ”Viết Đoạn Văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng” hấp dẫn sau đây.

Vàng là một thứ quý trên thế gian, người ta vẫn nói: “quý như vàng”. Câu nói “Im lặng là vàng” mang hàm ý khuyên mỗi người trong giao tiếp nên biết giữ im lặng, không nên tự bộc lộ mình hoặc can thiệp vào công việc của người khác, đó mới là khôn ngoan, chín chắn. Sự đúng đắn của quan điểm ấy chúng ta đã từng phân tích, thừa nhận, ca ngợi rất nhiều. Song điều đó có hoàn toàn chính xác? Liệu có phải khi nào im lặng cũng là đúng đắn, tốt đẹp?

Trong cuộc sống, bên cạnh những cái hay cái đúng còn có những quan điểm, lời nói, hành động… sai trái cần lên án, tố cáo. Trong cơ quan, công sở có những kẻ tham ô, hối lộ. Ngoài đường ngoài chợ, có những tên buôn lậu, cướp giật. Trong lớp học, có những hành động tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá… Lúc ấy, nếu im lặng tức là đã tiếp tay cho cái ác, cái sai trái hoành hành. Lúc ấy im lặng là vô trách nhiệm, hèn nhát.

Cũng có khi, trên đường có một cụ già đang run rẩy trước dòng người xuôi ngược, trong khi bạn đang lưỡng lự thì đã có một bạn khác nhanh chân hơn giúp cụ qua đường. Vậy là chỉ vì im lặng bạn đã lỡ mất cơ hội làm một việc tốt. Trong lớp học, thầy giáo đưa ra câu hỏi, bạn im lặng tức là đã đánh mất cơ hội để cất lên “tiếng nói của mình”, cơ hội để thể hiện, cơ hội để thử sức. Những cơ hội, thời cơ nếu ta để lỡ thì sẽ mất đi vĩnh viễn. Khi ấy, im lặng là dại dột, ấu trĩ.

Im lặng trong một cuộc thảo luận, tranh luận của tập thể để đi đến thống nhất một vấn đề chung còn nói lên con người bạn nó thiếu quan điểm biết nhường nào. Khi ấy, bạn rất dễ trở thành ba phải trong vô vàn những quan điểm, xu hướng. Như vậy là trong cuộc sống, cần phải biết xác định hoàn cảnh để im lặng hoặc phá vỡ im lặng đúng thời điểm.

Đón Đọc Bài 💦 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Hay

Nghị Luận Im Lặng Là Vàng Ngắn Gọn – Bài 3

Bài văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng Ngắn Gọn và súc tích được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích dưới đây.

Ông bà ta có câu “Im lặng là vàng” nhưng trong nhiều trường hợp im lặng không là vàng mà nó phản ánh một thái độ sống thiếu tích cực.

Đôi khi, vì im lặng mà chúng ta vô tình tiếp tay cho cái xấu diễn ra. Thời sinh viên, tình cờ phát hiện được một bạn cùng phòng có thói quen ăn cắp vặt nhưng tôi vẫn im lặng vì nghĩ không liên quan đến mình. Mặc dù cuộc sống chung vô cùng ngột ngạt vì sự nghi kỵ lẫn nhau. Cho đến khi, tôi bị mất hết tiền đóng học phí mới thấy hối hận. Giá như, tôi dũng cảm vạch mặt kẻ gian từ đầu có lẽ mọi chuyện sẽ đi theo chiều hướng khác và tôi không trở thành nạn nhân.

Trong nhiều trường hợp, sự im lặng có thể mang đến những thiệt thòi không đáng có. Trước đây, trong các cuộc họp cơ quan, tôi luôn chọn cách ngồi im, rất ít khi có ý kiến cho dù quyền lợi bản thân bị đụng chạm. Có những việc tôi đúng nhưng vẫn không dám lên tiếng đấu tranh nên luôn thua những người hay ý kiến này nọ. Nhiều lúc, tôi cảm thấy mình bị đồng nghiệp lấn lướt.

Sự im lặng có khi dẫn đến thái độ sống thờ ơ, vô trách nhiệm. Có lần, tôi đưa con đi khám bệnh, một số người không chịu xếp hàng và chen ngang rất khó chịu. Nhưng mọi người ở đó đều không phản ứng gì dù khá bực bội. Mãi đến lúc một bà mẹ trẻ lên tiếng thì trật tự mới được thiết lập lại. Nếu như trước những việc làm tiêu cực, chúng ta đều im lặng nghĩa là đồng lõa với nó sẽ tạo tiền lệ không tốt cho xã hội.

Sự im lặng là cần thiết để giữ hòa khí, tránh xung đột nhưng không nhất thiết lúc nào cũng im lặng. Hãy lựa chọn lời nói và thời điểm thích hợp sẽ tốt hơn nhiều sự im lặng không đúng lúc.

Chia Sẻ Bài 💦 Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Nghị Luận Văn Học Im Lặng Là Vàng – Bài 4

Nghị Luận Văn Học Im Lặng Là Vàng giúp các em có thể rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình tốt hơn.

Người xưa lấy câu: “Im lặng là vàng” làm bài học nhắc nhở con người về ý nghĩa của lời nói. Trên thực tế, trong dân gian ta đây là câu nói chỉ về sự im lặng, và nó luôn là vàng trong những trường hợp khó khăn. Tuy nhiên, trong các trường hợp nhất định thì câu này có thể sai. Vậy chính xác câu này có phải sai trong một trường hợp nhất định không, hay lúc nào cũng là đúng?

Đầu tiên, vàng là một món quý giá, kim loại quý mà người xưa ta thường so sánh với vàng. Điển hình như “Thời gian là vàng” hay “Im lặng là vàng”. Sự im lặng ấy còn phải đúng lúc đúng chỗ. Sẽ có một số người cho rằng quan niệm này là đúng. Nó đúng thì đúng nhưng cũng chỉ một vài trường hợp nhất định.

Thứ nhất là việc biết kiềm chế bản thân mình khỏi những cơn tức giận khi đang giận ai đó vì họ có thể xúc phạm, lăng mạ, chửi bới mình. Điều đó khiến ta tức giận, nhưng nếu biết kiềm chế cơn giận thì không có hậu quả đáng tiếc xảy ra như việc im lặng.

Bạn thấy rằng trong cuộc sống, có những lúc bạn đi trên đường thì bắt gặp một người nào đó có hành vi xúc phạm, chửi bới, lăng mạ mình, thì đột nhiên bạn lại quay qua mâu thuẫn với họ, nhưng trong lúc không kiềm được cơn tức giận thì bạn lại đổi hành vi là đánh nhau với người đó gây ra một hậu quả khó lường. Nhưng nếu bây giờ bạn im lặng thì sẽ không có chuyện gì xảy ra.

Khi im lặng, có nghĩa là bạn đang xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho người khác cũng như bản thân, nó không gây ra sự đau buồn cho người khác, không gây ra sự chán nản, thiếu tinh thần hoặc khiến họ than phiền cuộc sống của chính họ. Nhờ sự im lặng đó mới khiến họ cảm thấy có động lực, họ cũng có thể coi mình là một phần của cuộc sống, một phần của đất nước và chính bản thân. Sự im lặng cũng thể hiện sự thông minh của bản thân.

Câu trên cũng biểu lộ rằng phải biết im lặng đúng lúc, không nên nói ra những điều sai lầm. Nếu không biết giữ im lặng, nghĩa là bạn đang bộc lộ các phẩm chất của bản thân, thể hiện sự dốt nát, ngu ngốc, hay sự huênh hoang, ngang ngược. Trong những trường hợp tranh cãi dẫn tới đánh nhau thì im lặng là cách tốt nhất để làm dịu đi mọi chuyện.

Sự im lặng thể hiện ra một con người chín chắn, biết cách cư xử hợp lý, cũng như thể hiện ra một con người biết suy nghĩ. Không mắc sai lầm ở đây nghĩa là chuyện bạn phát biểu ra một ý kiến, có thể người khác cho là đúng, nhưng có thể cho là sai bất kể là trường hợp gì đi chăng nữa. Cho nên khi phát biểu ý kiến, cũng phải phát biểu cho đúng hoàn cảnh, còn không thì nên im lặng để tránh sự ảnh hưởng tới bản thân hoặc tập thể. Tóm lại, im lặng trong những trường hợp trên có thể coi như đúng.

Nhưng bạn có biết, đôi khi im lăng là một điều tồi tệ. Nhiều người cũng có ý kiến đó là quan điểm sai. Nó sai ở chỗ này, thứ nhất là im lặng có nghĩa là bạn đang thể hiện sự hèn nhát của chính bản thân, không dám lên tiếng. Nó cũng thể hiện bạn đang tạo ra sự ích kỉ, vô cảm của mình đối với người khác, làm họ cảm thấy tổn thương như kiểu thấy chết mà không cứu. Sự im lặng của người tốt trước nghịch cảnh của người khác cũng chính là một việc làm xấu xa.

Sự im lặng cũng thể hiện tính hèn nhát như bạn ngồi trên xe buýt, có kẻ gian móc trộm tiền có thể của người thân mà bạn không dám lên tiếng vì sợ kẻ đó trả thù, chứng tỏ bạn đang rất hèn nhát cũng như nhu nhược. Nếu cứ im lặng như thế, có nghĩa là bạn tiếp tay cho những kẻ xấu, làm cho đạo đức suy thoái trầm trọng, xuống dốc không phanh.

Cho nên, câu nói đó chỉ nên dùng trong những trường hợp nhất định, không nên lúc nào cũng im lặng. Im lặng cũng thể hiện sự chín chắn, làm bạn cảm thấy trưởng thành, cư xử tốt. Nhưng nó cũng thể hiện sự ngu ngốc, hèn nhát, nhu nhược trong vài trường hợp như một người kế bên bạn quay cóp bài, bạn không khuyên bảo hay nói giáo viên mà cứ im lặng, điều này đồng nghĩa là bạn tiếp tay cho người đó, làm cho cái tật của họ cứ thế mà tái diễn.

Hay là bạn thấy một người làm việc xấu mà không lên tiếng như thấy họ buôn bán ma tuý mà không báo công an hay gì đó, đồng nghĩa là bạn tiếp tay cho kẻ xấu làm những hành vi sai trái đó, làm cho đạo đức đi xuống. Hoặc nếu bạn cứ vì lợi ích, vì đồng tiền mà làm những hành vi sai trái như buôn bán ma tuý, hàng lậu thì cũng đồng nghĩa bạn là kẻ xấu.

Sự lên tiếng cũng cần thiết trong những trường hợp cấp bách chứ không phải lúc nào cũng cứ im lặng như bạn thấy một người nào đó ăn trộm hay giật đồ một người nào đó, bạn báo cho công an thì cũng có nghĩa bạn là một người tốt, thể hiện rằng bạn chính là công dân có ích. Chính vì vậy, không nên lúc nào cũng im lặng như kẻ ngậm miệng ăn tiền, điều đó sẽ tiếp tay cho kẻ xấu, làm đạo đức xuống dốc không phanh.

Im lặng là vàng. Nó có đúng và cũng có sai. Nhưng phải biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ thì nó mới có tác dụng. Đầu tiên là biết nói những lời đúng đắn, gọi là “lời hay”. Nói làm sao tạo thiện cảm với người ta, không nói những câu mang tính chất châm biếm hay xúc phạm người khác. Phải biết chia sẻ, cảm thông, động viên người nào đó khi họ khó khăn, không im lặng trong sự vô cảm.

Không nói ra những lời mà có thể khiến một người đang vui vẻ tự nhiên thay đổi sau đó. Vì không phải lời nói lúc nào cũng là đúng, cho nên nói cho thật khôn khéo, đừng nói ra những câu mang những tính chất như xúc phạm cha mẹ của người đó hay lăng mạ. Nó sẽ khiến người đó có cảm giác tức giận, ấm ức trong lòng và trong khoảng đó sẽ không kiềm chế được cảm xúc, rồi gây ra những hậu quả khó lường.

Im lặng thực sự là vàng. Nhưng cũng phải biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ. Tuy nhiên, không phải lúc nào im lặng cũng là vàng. “Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt” (Martin Luther King)

 Đừng bỏ qua bài 🔥 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️15 Mẫu Hay

Bài Văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng Ấn Tượng – Bài 5

Bài Văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng Ấn Tượng sẽ mang đến cho các em học sinh nhiều ý văn hay và đặc sắc.

Ca dao xưa có câu:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe

Ngay từ xa xưa con người đã có thước đo đánh giá giá trị, nhân phẩm người khác qua lời ăn tiếng nói. Mỗi người lựa chọn cho mình một cách nói chuyện, cư sử riêng: Có người ăn to nới lớn, có người nói chuyện như rót mật vào tai, cũng có người chọn cách im lặng. Vậy: ”im lặng là vàng” có thực sự là cách cư sử phù hợp trong mọi hoàn cảnh hay không?

Trước tiên, ta hiểu rằng im lặng là cách lựa chọn không bày tỏ thái độ, ý kiến hay hành động gì trước một sự việc nào đó. Trái ngược với im lặng chắc hẳn là bày tỏ ý kiến, thái độ rõ ràng với sự việc xảy ra. “Vàng” là một kim loại có giá trị cao. Người ta cho rằng im lặng là vàng bởi vì: khi im lặng con người sẽ tránh được những mâu thuẫn không đáng có. Bằng cách không bày tỏ ý kiến thái độ của mình thì không ai có thể hiểu được điều mình muốn là gì. Đồng nghĩa với việc không ai có thể gây bất lợi cho mình.

Có nhiều trường hợp trong cuộc sống mà con người bày tỏ sự im lặng. Có người từng nói: im lặng đồng nghĩa với việc không có gì để nói hoặc không biết phải nói như thế nào. Cũng có trường hợp im lặng là để bảo vệ lợi ích, bảo vệ bản thân.

Trong nhiều trường hợp: Im lặng quả thật khiến chúng ta tránh xa được rắc rối. Trong một số bài học dạy kĩ năng mềm có giới trẻ còn sử dụng câu nói: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Cứ hiểu đơn giản, khi một nhóm người tụ tập nói xấu một ai đó: chúng ta chỉ nghe và im lặng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Im lặng để tránh rắc rối và để tự suy nghĩ xem những điều mà mỗi người đưa ra về người kia có thực sự đúng hay không?

Trong các cuộc cãi vã lên đến đỉnh điểm, chúng ta càng kéo dài cuộc nói chuyện sẽ càng gay tổn thương cho cả hai bên. Lúc này im lặng là để cả hai cùng bình tĩnh lại bảo vệ mối quan hệ, tìm một thời điểm phù hợp hơn để giải quyết vấn đề. Có khi chúng ta không hiểu rõ về một vấn đề nào đó, hay một ai đó, lại đi phát ngôn bừa bãi, đưa ra những quan điểm chưa chính xác, không chọn lọc thì chúng ta sẽ bị mọi người xa lánh, phê phán.

Tuy nhiên không phải lúc nào im lặng cũng là sự lựa chọn tối ưu, đâu cứ phải: “im lặng là vàng”, khi chúng ta hiểu rõ một vấn đề, biết đâu là nguy hiểm lại không nhắn nhủ mọi người để họ biết mà tránh thì đó là: ích kỷ, cá nhân. Trong cuộc sống gia đình, im lặng phần lớn đồng nghĩa với vô tâm, thiếu tình thương và chia sẻ.

Với tình yêu, sự im lặng sẽ càng làm gia tăng sự tổn thương cho người mà ta yêu quý. Không chỉ có thế, khi ta hiểu rõ người khác làm sai, lại không can ngăn thì trở thành người vô đạo đức. Hay nhiều khi bản thân ta cần có người san sẻ khi gặp chuyện khó khan, bế tắc trong cuộc sống thi giao tiếp với mọi người là cách duy nhất để giải tỏa.

Có nhiều cuộc tranh luận ở một thời điểm nào đó, chúng ta cần thẳng thắn, đối điện với đối phương để bày tỏ quan điểm của mình, nếu cả hai bên cùng không nói, có khi mâu thuẫn càng tăng lên chứ không giảm đi. Hơn nữa, có trường hợp chúng ta biết có tội ác đã diễn ra nhưng im lặng thì vô tình ta trở thành đồng phạm và phải đứng trước bản án lương tâm cũng như pháp luật. Nhiều vụ án thương tam xảy ra trong thời gian qua cũng vì con người chúng ta luôn im lặng, bày tỏ thái độ thờ ơ.

Có những sự việc sẽ không trở nên rắc rối hơn nếu chúng ta chịu mở lòng, trao đổi và chia sẻ với nhau. Nhiều khi sự im lặng không phải là tốt mà là trở thành sự đồng lõa, cổ vũ âm thầm cho cái xấu hoành hành. Bởi lẽ trong xã hội hiện đại: xã hội ngày càng tệ đi không phải vì sự gia tăng của kẻ xấu mà bởi vì sự im lặng của những người tốt. Im lặng là để lắng nghe, để suy xét mọi việc một cách thấu đáo hơn chứ không phải là vô tâm, vô cảm.

Qua những điều trên, chúng ta thấy rằng:’ im lặng là vàng” không thực sự đúng trong mọi trường hợp. Sự im lặng không sai nhưng nó chỉ hiệu quả khi chúng ta xác định rõ hoàn cảnh và vấn đề. Trong cuộc sống, con người cần tự nhận thức được vấn đề của mình và lựa chọn cách cư xử, bày tỏ thái độ sao cho phù hợp nhất. Còn bạn thì sao? Đứng trước vấn đề của mình: bạn lựa chọn im lặng hay lên tiếng?

Tham Khảo 🌼 Cách Làm Bài Nghị Luận Về Một Sự Việc Hiện Tượng Đời Sống ❤️️ Ngắn

Bài Văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng Xuất Sắc – Bài 6

Bài Văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng Xuất Sắc giúp các em nắm vững được phương pháp làm bài hay và hấp dẫn.

Trong cuộc sống, giao tiếp là phương thức để kết nối giữa con người với con người. Giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống, chính vì vậy, các yếu tố thuộc về giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống. Giao tiếp gồm nhiều hình thức, nói chuyện cũng là một trong số những hình thức của giao tiếp. Nói chuyện là biểu hiện căn bản của giao tiếp.

Giao tiếp bằng nói chuyện, trò chuyện là cần thiết, song không phải lúc nào việc nói chuyện, trò truyện cũng là tốt, có những lúc con người cần phải im lặng cần lắng nghe nhiều hơn là chuyện trò, như câu nói: “im lặng là vàng”

Trong cuộc sống, người giao tiếp tốt là người có lợi thế trong mọi công việc. Người giỏi trong lĩnh vực này thường gặt hái được nhiều thành công, song trong những tình huống, chưa chắc người nói giỏi, người giỏi thuyết phục cũng là những người thành công, bởi có những câu chuyện lại không nhát thiết sử dụng. Tùy vào hoàn cảnh mà người nói cần biết nhấn nhá, biết dừng đúng lúc. Tuy nhiên, có những lúc, con người cần phải hiểu được và vận dụng được quy tắc: “Im lặng là vàng”.

Trong một só trường hợp, người nói cần phải tinh ý, biết đâu là điểm dừng trong cuộc nói chuyện để bắt được “Vàng”. Trong cuộc sống, “im lặng là vàng” là nghệ thuật sống, người nắm được quy luật này là người nắm được chìa khóa thành công.

Tại sao nói “Im lặng là Vàng”? Khoa học đã giúp ta chứng minh câu nói này. Trước hết, im lặng giúp con người có thời gian để lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu xung quanh. Khi hiểu được người xung quanh hoặc đối tác của cuộc nói chuyện, cuộc đàm phán, có thể “Biết địch biết ta” nắm được điểm mạnh, điểm yếu của đối phương để có lý luận cho bản thân.

Trong khi lắng nghe sẽ hiểu được đâu là lỗ hổng, không phải cứ nói nhiều là biết nhiều, người biết nhiều là người biết dừng ở đâu, lắng nghe ở đoạn nào. Thứ hai, im lặng giúp não nộ tập trung và làm việc có hiệu quả nhất. Im lặng là cách nhanh nghĩ ra ý tưởng nhất, vì não bộ sẽ hoạt động tích cực nhất. Im lặng và tránh xa những ồn ào của cuộc sống là cách con người thư giãn tốt nhất, để làm việc có hiệu qảu nhất.

Trong cuộc sống, biết cách im lặng, biết cách lắng nghe là cần thiết, người thông minh sẽ luôn biết điểm dừng của mình. Im lặng khi cãi vã không phải do mình không đủ khả năng lý luận lại, mà im lặng là để đối phương thấy rằng nên giảm sự tức bực và nóng giận của bản thân mình xuống, cuộc tranh luận nên dừng lại, tranh luận không để tìm ra ai đúng ai sai, mà cả hai đều là người đúng. Im lặng giúp đối phương nhận ra trong lý luận của bản thân còn thiếu gì và cần gì.

Im lặng cũng cần thiết, nó là cách mà người thông minh làm khi an ủi người khác. Im lặng không phải do bản thân không biết nói gì, mà im lặng là để cảm thông để thấu hiểu người bên cạnh. Im lặng cũng là thông điệp đối với người đang có chuyện buồn. Im lặng là cách để nỗi buồn giảm đi một nửa.

Sự im lặng vừa giúp cho bản thân thập chung, mà lại không làm ảnh hưởng đến người khác. Im lặng là sự tôn trọng của bản thân đến người khác. Im lặng giúp con người tập chung suy nghĩ và thư giãn hơn. Im lặng cũng là cách để tránh tạo ra ấn tượng không tốt, ấn tượng sấu khi nói nhiều hoặc nói xa trọng tâm, lỗi diễn đạt. Im lặng cũng là cách tránh những vấn đề rắc rối, không đúng chuyên môn của mình.

Khi tức cg nhau. Không đề cao, hạ thấp ai quá trong cuộc sống cũng là một lợi thế của im lặng. Sự im lặng có giá trị rất lớn, giúp con người ta trưởng thành hơn trong cuộc sống của mình. Im lặng tạo cơ hội cho bản thân. Khi này, câu nói: “Im lặng là vàng” quả là đúng, im lặng đổi lại cho ta tránh khỏi cuộc cãi vã, thời gian để suy nghĩ, nghỉ ngơi,..

Trong cuộc sống, im lặng là cần thiết nhưng không phải lúc nào con người cũng nên đề cao sự im lặng sang trọng của mình. Im lặng đúng lúc, đúng hoàn cảnh mới là cần thiết. Im lặng không phải là sự nhẫn nhịn, im lặng là cách tạo chân rết, tạo đà cho mình. Im lặng thực sự là cần thiết, song im lặng không phải lúc nào cũng tốt. trước bất bình của xã hội, sự im lặng của con người sẽ dẫn đến vô tâm, vô cảm thì thật là thảm họa.

Chúng ta trong xã hội hiện đại cần cho mọi người biết suy nghĩ của bản thân, không sống mờ nhạt, a dua theo thời đại mà phải có chính kiến rõ ràng. Nói được, làm được là một trong những tiêu chí hiện nay. Con người ngày một thờ ơ, vô cảm trước xã hội, chính vì vậy, con người cần khẳng định mình, cần phải có chính kiến rõ ràng. Qua đây có thể thấy, “Im lặng là vàng” là một câu nói hoàn toàn đúng. Im lặng còn thể hiện sự lịch sự của con người. Im lặng là cách tiếp thu học hỏi nhanh nhất trong cuộc sống.

Mời Bạn Xem Thêm 💧 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Thương Cuộc Sống ❤️️16 Bài Hay

Nghị Luận Về Câu Nói Im Lặng Là Vàng Đặc Sắc – Bài 7

Nghị Luận Về Câu Nói Im Lặng Là Vàng Đặc Sắc, đây là một chủ đề hay giúp các em có thể nêu lên những quan điểm cá nhân của mình.

Vàng được coi là một loại trang sức, kim loại vô cùng quý hiếm, chính vì vậy mà những thứ gì quý giá người xưa đều so sánh với vàng nhằm thể hiện sự quý giá của nó như “Thời gian là vàng” hay “Im lặng là vàng” nhằm thể hiện việc quan trọng của việc im lặng đúng lúc đúng chỗ.

Câu nói của người xưa “Im lặng là vàng” nhằm thể hiện việc chúng ta cần thiết phải biết giữ im lặng đúng nơi đúng chỗ, không nên can thiệp quá sâu vào công việc của ai đó, hoặc dốt nhưng lại thích thể hiện huênh hoang, nói nhiều càng lộ ra sự ngu dốt, thiếu học của mình, hoặc trong trường hợp gây gổ tranh cãi nổi nóng thì sự im lặng lại làm cho mọi việc tốt hơn.

Im lặng là vàng nhằm khuyên nhủ con người nên biết ứng xử trong những tình huống khác nhau nhằm cư xử cho hợp lý, thể hiện thái độ chín chắn trưởng thành của một con người hiểu biết, có suy nghĩ. Sự đúng sai trong quan điểm cần phải được phân, cần phải suy xét trong từng trường hợp cụ thể, để có thể đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống.

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng im lặng, cũng không đưa ra ý kiến của mình chính là tốt đẹp, là vàng. Đôi khi có những trường hợp cụ thể nếu chúng ta im lặng là thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược giống những việc chúng ta nhìn thấy bạn mình quay bài nhưng không dám lên tiếng khuyên can, rồi để bạn lún sâu vào việc làm sai trái đó.

Hoặc việc chúng ta đi trên xe buýt nhìn thấy kẻ gian móc túi người khác nhưng không phải người thân bạn bè của mình nên chúng ta im lặng vì sợ tên người xấu kia trả thù mình. Sự im lặng này chính là hành động tiếp tay cho kẻ ác, để chúng có cơ hội hoành hành và hoạt động mạnh mẽ hơn, làm cho xã hội trở nên náo loạn mất an ninh trật tự xã hội.

Câu nói “im lặng là vàng” là lời khuyên quý báu nhưng chỉ sử dụng trong một số hoàn cảnh phù hợp. Nó nhằm khuyên mỗi chúng ta cần phải im lặng, kìm chế bản thân tránh những sự va chạm không cần thiết trong cuộc sống. Nó còn thể hiện sự chín chắn suy nghĩ cẩn trọng của mỗi con người trước những câu nói mang tính châm chọc, kích bác.

Tuy nhiên, nếu nhưng lúc nào chúng ta cũng nghĩ tới lợi ích của mình mà im lặng, không tố cáo lên tiếng nói của bản thân về những hành vi xấu xa trong cuộc sống thì chúng ta thật sự là người xấu, tiếp tay cho cái xấu. Hoặc khi chúng ta nhìn thấy người khác làm việc xấu, nhưng được họ nhờ vả hoặc biếu xén vật chất để giữ im lặng thì chúng ta đã trở thành kẻ tiếp tay cho người xấu, cho điều ác hủy hoại giá trị nhân văn, đạo đức trong cuộc sống của chúng ta.

Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ nên im lặng và lên tiếng trong tình huống cụ thể nào, không nên là kẻ ngậm miệng ăn tiền, rồi im lặng cho cái xấu cái ác hoành hành trong xã hội làm cho đạo đức con người trở nên suy thoái, xuống dốc.

Trong cuộc sống của con người bên cạnh những cái hay cái đúng còn rất nhiều những lời nói quan điểm, hành động sai trái cần phải được toàn thể xã hội lên án, tố cáo. Trong trường học thì có tệ nạn quay cóp, bệnh thành tích, trong cơ quan nhà nước thì có hành vi tham ô, tham nhũng, hối lộ, chỉ coi trọng con ông cháu cha không coi trọng người hiền tài…

Ngoài cuộc sống những nơi đông đúc như chợ, xe bus, thì có những tên móc túi, trộm cướp, cò mồi lừa đảo… tất cả những hành vi xấu xa đó cần được con người lên án để làm sạch cuộc sống là cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Sự lên tiếng của chúng ta thể hiện hành vi có trách nhiệm với xã hội còn nếu không lên tiếng thể hiện hành vi hèn nhát, thiếu tinh thần trách nhiệm của một công dân với đất nước. Sự lên tiếng này đòi hỏi chúng ta phải có lòng dũng cảm, dám đối đầu với cái sai trái trong cuộc sống xã hội. Hành động im lặng chính là tiếp tay cho cái xấu làm cho xã hội đi xuống, tụt lùi khỏi ngoài luồng sống văn minh của nó.

Khi chúng ta im lặng trong một cuộc thảo luận, một buổi tranh luận để đưa tập thể đi lên mà chúng ta lại chỉ im lặng thế nào cũng được thể hiện sự thiếu trách nhiệm với tập thể, chưa hoàn thành hết nhiệm vụ của mình. Khi đó bạn trở thành người ba phải, không có chút ý kiến nào trong cuộc sống, không có chính kiến của riêng mình mà chỉ là người gió chiều nào xoay chiều ấy không được người khác coi trọng.

Chính vì vậy, trong cuộc sống cần phải biết cân bằng giữa im lặng và lên tiếng phá vỡ im lặng khi cần thiết, không phải lúc nào sự im lặng cũng là vàng cần phải biết cân nhắc tùy hoàn cảnh mà sử dụng quyền im lặng của mình.

Gợi ý cho bạn 💧 Viết Đoạn Văn Về Cách Ứng Xử Trong Cuộc Sống 💧 15 Bài Hay

Văn Nghị Luận Về Câu Nói Im Lặng Là Vàng Ngắn Hay – Bài 8

Văn Nghị Luận Về Câu Nói Im Lặng Là Vàng Ngắn Hay giúp ích rất nhiều trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới của mình tốt nhất.

Im lặng là một thuật ngữ thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, mỗi người hiểu theo một cách khác nhau. Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy nội hàm của khái niệm này cũng rất khác nhau.Dưới phương diện giao tiếp thì ta có thể định nghĩa cụm từ im lặng như sau: “Im lặng là sự nín nhịn, chịu đựng trong những tình huống giao tiếp căng thẳng, không tham gia vào những cuộc cãi vã không cần thiết”.

“Im lặng là vàng” – Câu tục ngữ trước hết là lời khuyên quý báu nhắc nhở mỗi con người nên biết cách im lặng tránh những va chạm không cần thiết. Người xưa có câu: “Học nói thì chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!” và đó cũng là lý do mà mỗi người có hai cái tai để nghe nhưng chỉ có một cái miệng để nói.

Khi mâu thuẫn đến, mỗi lời nói ra trong lúc không kiểm soát đều có thể trở thành những lưỡi dao gây tổn thương người khác. Bởi vậy, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói…Dĩ nhiên, có phải trong tất cả tình huống, sự im lặng đều là vàng? Có nên im lặng trước cái ác, cái xấu; có nên im lặng trước cường quyền hay có nên im lặng trong các cuộc tranh luận khi mình có những suy nghĩ chín chắn, khách quan về vấn đề đó…

Trong các tình huống đó mà mình im lặng tức là mình đánh mất bản thân và đang thỏa hiệp với cái ác, cái xấu. Vậy trường hợp nào nên im lặng? Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.

Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì. Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể đem lại tai họa cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.

Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì: Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó. Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng. Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc sống trước khi nói hay hành động. Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm.

Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn đề nào đó. Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác. Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống! Hãy nhớ rằng im lặng đôi khi lại là câu trả lời tốt nhất.

Im lặng là vàng lắng nghe là kim cương. Có thực sự vậy không? Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để khả dĩ mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý. Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.

Chia sẻ 🌼 Viết Đoạn Văn Về Tình Yêu Thương Con Người 🌼 17 Bài Hay

Bài Văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng Đơn Giản – Bài 9

Bài Văn Nghị Luận Im Lặng Là Vàng Đơn Giản để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây với cách dùng từ ngữ sáng tạo, hấp dẫn.

Im lặng là vàng. Xét ở góc độ tích cực, im lặng ở đây chỉ thái độ bình tĩnh, ôn hòa của con người trong những tình huống, hoàn cảnh có vấn đề gay cấn, khó xử. Trước một sự việc nào đó, ta cần có thái độ điềm tĩnh, chớ vội vàng, nóng nảy. Chẳng hạn trước sai sót, khuyết điểm của bạn bè, nếu ta phê bình kiểu “đao to búa lớn”, thì sẽ làm cho bạn tự ái khó tiếp thu, thậm chí phản ứng lại.

Trong gia đình hay đối với lối xóm, khi một người nào đó đang bực tức, nóng giận thì ta không nên “đổ thêm dầu vào lửa”. Thái độ im lặng của ta sẽ làm cho người đối thoại bình tĩnh lại, bớt giận, dần dần nhận ra lầm lỗi của mình. Hoặc giả đối với một người do sơ suất, vô tình phạm khuyết điểm, nếu ta biết bỏ qua với lòng vị tha, chắc chắn người đó sẽ cảm phục mà tìm cách sửa chữa.

Tuy nhiên, xét theo mặt khác thì im lặng không thể là vàng vì bản chất cuộc sống là vận động, đấu tranh và phát triển. Nếu trước một sự việc hiện tượng xấu xa mà ai cũng im lặng thì đó là thái độ “vô cảm”. Người xưa có câu: Con đường dẫn tới cái ác thường là người tốt không làm gì cả. Đối với những điều tích cực, chúng ta cần bênh vực, cổ vũ. Đối với cái tiêu cực cần phê phán, bác bỏ. Nếu cứ giữ im lặng thì đó là biểu hiện của tính cách thụ động, xu thời của loại người “mũ ni che tai”, cố thu mình lại trong cái vỏ ốc vị kỉ.

Thực tế cuộc sống đã chứng minh có những kẻ sống theo kiểu im lặng tiêu cực, uốn mình gió chiều nào che chiều ấy, sợ sệt, né tránh, ngại va chạm, cầu an. Chẳng hạn vừa qua ở Hà Nội có cô gái giúp việc bị vợ chồng chủ quán đánh đập tàn bạo suốt 13 năm trời, vậy mà trong ngõ xóm không ai dám tố cáo, vạch mặt bọn người độc ác vì ngại dây dưa rắc rối. Rất may có bà cụ 72 tuổi đã dũng cảm tìm cách cứu cô gái. Bà cụ không thể im lặng mãi trước sự lộng hành của cái ác cho nên các ác đã bị phơi bày.

Câu châm ngôn nói trên mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Nó giáo dục con người bằng những hình ảnh cụ thể, giản dị và cách diễn đạt mộc mạc, nhẹ nhàng. Ý nghĩa sâu xa của nó nhắc nhở chúng ta cần có cách ứng xử linh hoạt, mềm mỏng, văn minh và không nên vô trách nhiệm, quay lưng trước cuộc sống. Chúng ta phải biết bênh vực lẽ phải, lên án cái xấu và mạnh dạn, chủ động đóng góp ý kiếm tìm giải pháp cho những vấn để phức tạp của gia đình, cơ quan và xã hội. Đó là nhân sinh quan đúng đắn, là đạo lí của mỗi con người chân chính.

Xem Thêm 🌼 Nghị Luận Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương ❤️️ Ngắn

Nghị Luận Im Lặng Và Lắng Nghe – Bài 10

Nghị Luận Im Lặng Và Lắng Nghe, đón đọc bài văn dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những ý văn hay mang nhiều thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống.

Điều gì tạo nên sự đặc biệt và sai khác nhất giữa con người với muôn loài? Có lẽ, chính nằm ở tiếng nói. Ngôn ngữ, là sản phẩm sáng tạo của con người từ ngàn đời nay, qua lưu truyền và đúc kết, dần dần trở nên phong phú và phức tạp, ngôn ngữ là thứ duy nhất khiến ta gắn kết và cảm thông cho nhau một cách trực tiếp và đơn giản nhất, chính vì vậy trong cuộc sống mỗi cá nhân, ngôn ngữ là điều tối quan trọng. Nhưng, liệu ta có thể vận dụng điều đó?

Hay có những lúc ta nên chọn cách im lặng để giải quyết vấn đề? Bàn về điều này có ý kiến của Pythagos từng nói: “im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói” và cũng có câu: Im lặng là vàng.

Cuộc sống là sự tổng hòa hai chiều của mỗi cá nhân, mỗi người có một cơ chế quan điểm và ý kiến riêng. Khó có ai mà bất kì ý kiến suy nghĩ nào đều giống nhau và không có bất đồng. Cuộc sống phức tạp, lời nói quan trọng, mà ông cha ta cũng từng khuyên dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, chính vì lời nói quan trọng, nên đôi khi ta không lựa chọn lời nói để giải quyết mọi vấn đề, mà đôi lúc còn phải dựa vào sự im lặng của chính mình: “im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan.

Ai không biết im lặng là không biết nói” câu nói hết sức khôn ngoan của Pythagos đã nêu bật một khía cạnh khác của lời nói. Chính vì lời nói là điều quan trọng và cần thiết, dẫn đến việc nó sẽ có tác dụng hai chiều, như con dao hai lưỡi, nếu không biết sử dụng sẽ dễ dàng bị thương. Vì sao im lặng được coi là cấp độ cao nhất của khôn ngoan?

Bởi, khôn ngoan không chỉ thể hiện ở lời nói, mà còn là cách ta biết kiềm chế nó, biết lúc nào nên nói và lúc nào nên im lặng bỏ qua. Im lặng là cách lựa chọn khôn ngoan ở đây, bởi trong cuộc sống có nhiều vấn đề phức tạp, khi lời nói trở nên không cần thiết thì ta nên chọn lựa việc im lặng, tránh để lời nói đó đem lại hậu quả cho bản thân.

Hai câu nói vô cùng đúng đắn và cần thiết, không có ý kiến nào sai, mà hai ý kiến đã bổ sung và tổng hòa cho nhau. Cho ta hiểu hơn về tầm quan trọng của lời nói và sự cần thiết của im lặng. Hai hành động “lời nói” và “im lặng” phải được tổng hòa trong nhau, đan cài vào nhau để trở nên linh hoạt và chủ động một cách khôn ngoan. Ta nên học cách im lặng để có thể thấu hiểu với nỗi đau, niềm vui của người khác.

Học cách im lặng để tránh xảy ra va chạm xung đột, im lặng với những vấn đề quốc gia hệ trọng, im lặng để thể hiện sự điềm tĩnh và thái độ chín chắn của bản thân. Và, hãy biết lên tiếng, để đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu, lên tiếng cho cái tốt cái ác bị chà đạp, hãy lên tiếng để bày tỏ yêu thương và sự sẻ chia quan tâm, và hãy cất tiếng nói để tạo ra niềm vui và mang lại nụ cười hạnh phúc cho mọi người.

Như những chương trình thời sự, cung cấp thông tin đến người dân. Những vụ án giết người, cướp của, cần lên tiếng nói để đấu tranh chống lại cái ác, giành lại cái thiện…

Cuộc sống chúng ta không thể thiếu giao tiếp và ứng xử giữa người và người. Vì thế hãy học tập và rèn luyện lời nói cho hoàn hảo nhất và học cách im lặng trong những tình huống khác nhau, lời nói còn phải đi đôi với hành động, hãy hành động thông qua lời nói để cuộc sống chính chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận