Lịch Sự Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện [8+ Ví Dụ Về Phép Lịch Sự Hay]

Lịch Sự Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện ❤️️ 8+ Ví Dụ Về Phép Lịch Sự Hay ✅ Hãy Cùng Tham Khảo Ngay Những Bài Học, Dẫn Chứng Cụ Thể Dưới Đây.

Lịch Sự Là Gì

Lịch Sự Là Gì? Lịch sự hay còn gọi là phép lịch sự là cách cư xử hay phép xã giao tốt của con người trong xã hội. Người lịch sự là người có thái độ nhã nhặn, lệ độ trong giao tiếp, ứng xử, phù hợp với các quan niệm và phép tắc chung của xã hội

Ý Nghĩa Của Lịch Sự

Những Ý Nghĩa Của Lịch Sự:

  1. Người lịch sự, tế nhị sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp cao, được mọi người yêu quý, tín nhiệm và công việc, cuộc sống sẽ thuận lợi, tốt đẹp hơn.
  2. Lịch sự, tế nhị sẽ không làm cho người khác bị tổn thương bởi lời nói, hành động của mình, từ đó, mối quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp hơn.
  3. Nếu trong xã hội con người ai cũng rèn luyện cho bản thân tính lịch sự, tế nhị thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh hơn.

Khám phá thêm 💕 Dẫn Chứng Về Phép Lịch Sự 💕 hay nhất

10+ Biểu Hiện Của Lịch Sự

Một số biểu hiện của phép lịch sự cơ bản trở thành nguyên tắc trong cuộc sống có thể kể đến như:

  1. Chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay
  2. Cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ hoặc quà tặng
  3. Xin lỗi khi gây ra sai sót hoặc phiền phức
  4. Khen ngợi khi thấy ai đó có điểm tốt hoặc thành công
  5. Tôn trọng ý kiến và quyền riêng tư của người khác
  6. Nhường nhịn khi có thể và không tranh cãi vô ích
  7. Giúp đỡ người khác khi có khả năng và nhu cầu
  8. Ăn nói nhã nhặn và không nói xấu sau lưng
  9. Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh và không gây phản cảm
  10. Tuân theo các quy định và nội quy của nơi công cộng

Ngoài ra còn có:

  • Nói năng nhẹ nhàng, có thưa có gửi, có chủ ngữ, vị ngữ. Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và lứa tuổi của bản thân.
  • Không sử dụng những từ ngữ có độ sát thương cao trong giao tiếp, không nói và làm những việc khiến cho người khác khó chịu.
  • Suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra lời nhận xét nào đối với người khác để tránh gây tổn thương.

Đừng bỏ lỡ chia sẻ về 💧 Ca Dao Tục Ngữ Về Lịch Sự Tế Nhị 💧 bất hủ

8 Ví Dụ Về Lịch Sự Hay Nhất

Tiếp tục bài viết là gợi ý về 8 Ví Dụ Về Lịch Sự Hay Nhất mà bạn đọc có thể tham khảo qua.

Tấm Gương Về Lịch Sự Nổi Tiếng – Mẫu 1

Sức mạnh cảm hóa, cuốn hút và tập hợp được mọi người – đó là phong cách ứng xử, một bí quyết thành công trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh: khiêm tốn; khoan dung, độ lượng và tình yêu thương, tôn trọng con người… đây là tấm gương mẫu mực về phong cách ứng xử của Người, để mỗi cán bộ, đảng viên luôn không ngừng học tập và làm theo trong cuộc sống và công việc hàng ngày.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hành động đúng như những điều mình đã nói, Người có cách ứng xử mang đậm bản chất của người Việt Nam “kính già, yêu trẻ, trọng phụ nữ”. Rất nhiều người khi được gặp Bác đều có chung cảm tưởng là được gặp một con người rất Người, thương người; mới gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu.

Bác luôn có sức hút kỳ lạ với mọi người; được gặp Bác là được gặp một nhân cách tỏa sáng thông qua tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và nhờ vậy mà trưởng thành hơn.

Bài Học Về Lịch Sự Ý Nghĩa – Mẫu 2

Gặp thầy trước cổng trường, mình cúi đầu chào. Nhỏ bạn đi bên cạnh bảo: “Thầy đâu có dạy mình? Có chào thì thầy cũng biết mình là ai đâu?”. Mình ngỡ ngàng nhìn bạn. Sao bạn có thể vô tình như thế?

Hôm đi với bạn ngang qua văn phòng trường, gặp lại cô dạy sử hồi năm nhất, mình cúi đầu chào. Cô mỉm cười nhưng có lẽ không nhận ra mình. Lớp cả trăm sinh viên chứ ít đâu. Mà cũng đã hai năm rồi. Bạn lại nói với mình: “Cô còn dạy mình đâu?”. Câu nói ngắn hơn lần trước. Mình ngơ ngác. Bạn vô tình hay vô tâm?

Hồi học lớp chín, cũng có lần mình “quên” chào thầy giám thị. Thầy gọi mình lại, dạy cho mình bài học tôn sư. Mình đã bật khóc giữa sân trường vì xấu hổ. Khi ấy mình cũng đã lớn rồi, còn bé dại nữa đâu. Thầy nhẹ nhàng đặt bàn tay lên vai mình và bảo: “Khóc một lần để nhớ, một lời chào dành cho nhau, ta không mất gì mà nhận được rất nhiều đấy em à!”.

Bài học ngày xưa theo mình đến tận bây giờ. Mỗi lần cúi đầu chào, mình nhận được trọn vẹn nụ cười. Chợt nhớ lời thầy… Ừ, cuộc đời này cần lắm những nụ cười cho nhau.

Hôm đến trường mẫu giáo đón đứa cháu, các bé tưởng mình là cô giáo mới, bé nào đi ngang qua cũng khoanh tay lễ phép “em chào cô ạ!”. Mình mỉm cười. Tự dưng thấy ấm lòng. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những điều thật bình thường như thế!

Câu Chuyện Về Lịch Sự Tế Nhị – Mẫu 3

Hôm đó, trời nắng đẹp, những chú chim hòa ca cùng trời xanh làm không khí thêm vui vẻ, hào hứng. Tôi và Lê dắt tay nhau, cùng lên xe buýt để về nhà. Cả xe đều chật đông người, nhưng may mắn cho Lê và tôi là còn thừa một ghế, đủ cho hai người. Hai đứa chúng tôi liền nhanh chân ngồi vào ghế. Được một lúc sau, bỗng có ông cụ đâu đi tới. Ông đứng lại trước chúng tôi rồi hỏi: Các cháu có thể cho ông ngồi tạm được không?

Tôi trả lời: – Thưa ông, không được đâu ạ! Bây giờ nắng to rồi, chỗ chúng cháu thì chật. Ông ngồi không đủ đâu, lại còn nóng nữa chứ!

Nghe câu nói của tôi, ông trả lời: – Ừ, ừ! Cũng được, ông xin lỗi vì đã làm mất thời gian nghỉ của cháu!

Rồi ông đứng, tay giơ lên để bám lấy cái thanh sắt. Đúng lúc ấy, Lê nói với ông:

– Ông ơi, ông ngồi chỗ cháu đi, ông đứng như vậy, dễ bệnh lắm! Thế còn cháu thì sao?

Ông hỏi: – Không sao ạ! Cháu vẫn khoẻ lắm!

Ông thả tay, tới chỗ tôi ngồi sau câu trả lời của Lê. Thấy ông bên cạnh, tôi bỗng thấy xấu hổ và nhận ra việc Lê làm là rất đúng, có như vậy mới thể hiện rõ nếp sống văn minh của học sinh. Tôi ngập ngừng xin lỗi ông cụ: Cháu, cháu xin lỗi ông!

Ông nói với tôi: – Bạn cháu quả là cô bé tốt. Còn cháu đã biết xin lỗi ông là ông đã vui rồi.

Nghe câu nói đó, tôi bỗng mỉm cười với ông như cháu với ông nội của mình. Bánh xe cứ nhanh dần. “Xịch!” xe buýt dừng lại, hai chúng tôi và ông cùng xuống xe. Ông tạm biệt với tôi trước rồi đến Lê cũng tạm biệt tôi. Trước khi đi, Lê nói:

Tớ rất vui khi đã được nghe câu nói xin lỗi của cậu. Như vậy, cậu đã trở thành một người có nếp sống văn minh, có đạo đức và là một học sinh ngoan. Cậu nên nhớ, cần phải kính trọng người già. Trong mọi việc, cậu nên nhớ ba từ, kính trọng, lễ phép và lịch sự. Thôi, muộn rồi, chào cậu, bai bai.

Lời khuyên của Lê, tôi nhớ mãi không quên. Trên đời này, tất cả đều tốt như Lê thì thế giới này sẽ đẹp biết bao.

Ví Dụ Về Lịch Sự Trong Giao Tiếp – Mẫu 4

Bạn em tên là Trinh, Trinh rất lễ phép. Đi đâu chào đấy, kính gửi thì thưa vâng. Một lần, em đi chơi với Trinh đến 1 quán cafe. Tới quán, Linh ngồi xuống ghế và nói: ”dạ chào anh ạ, anh cho em 1 ly nước sinh tố nhé anh!”. Em nghe vậy, liền làm theo những hành động của Trinh.

Uống xong, Trinh nói: ” Anh ơi, cho em tính tiền ạ! ” … ” dạ, em về dây ạ! ” Trong lúc đi về, tôi nghĩ Trinh là 1 người rất lễ phép, đi dâu thưa gửi rất đàng hoàng. Em tự hứa với lòng mình là sẽ noi gương bạn Trinh!

Cập nhật thêm thông tin 🌷 Tử Tế Là Gì 🌷 chi tiết

Ví Dụ Về Lịch Sự Chọn Lọc – Mẫu 5

Quý vừa cho lợn ăn xong thì nghe tiếng thầy giáo và bố ở ngoài ngõ. Em vội rửa chân tay, sửa lại quần áo cho chỉnh tề, rồi chạy ra đón

– Em chào thầy ạ! Con chào bố!

Chào em! Thầy giáo vui vẻ chào lại Quý. Bố gật đầu rồi cùng thầy giáo đi lên nhà. Quý vội vào lau bàn ghế rồi ra chum nước rửa ấm chén. Rửa xong, em pha một ấm tra nóng để vào khay bưng đến bàn. Bố Quý rót nước và tiếp chuyện thầy giáo Quý ngồi ở phản bên canh:

Chợt thầy giáo quay sang nói với Quý : – Em về nhà chăm học, lại biết giúp đỡ cha mẹ, như vậy là ngoan, thầy rất khen! Em hãy cố gắng nữa lên nhé!

Quý đứng dậy đáp: – Thưa thầy… vâng ạ! Thầy giáo ra về. Bố Quý và Quý tiễn thầy ra tận ngõ.

Ví Dụ Về Lịch Sự Đặc Sắc – Mẫu 6

Ngõ 29A nơi gia đình tôi ở chỉ có chưa đến chục ngôi nhà. Vợ chồng tôi duy nhất là cán bộ đã nghỉ hưu, còn hầu hết các hộ đều đang là công chức và kinh doanh tự do. Trình độ học vấn của họ cũng chẳng có gì là cao, ấy thế mà cuộc sống của ngõ này thật ấm áp, hài hòa, nhẹ nhõm. Lời chào là phong cách rất tự nhiên của ngõ:

– Cháu chào ông bà ạ, cháu đến trường đây.

– Cháu chào bác, chào chú.

– Con chào mẹ…

Ngày nào cũng vậy, không khí của ngõ thật rộn rã như tiếng hót vui của bầy chim trước bình minh. Mà thực sự đâu chỉ là lời chào của con trẻ, bởi vì cùng với lời chào là nụ cười tươi tắn của bố hoặc mẹ chúng. Sáng sáng tôi dậy sớm quét sân mà tâm hồn thư thái lạ.

Buổi trưa, thấy tôi lúi húi ngoài vườn. Các cháu đi làm về, chào hỏi:

– Ông làm vườn ạ.

– Rau ông mới trồng có tươi không?

– Ông bà đã nấu cơm chưa.

– Hôm nay nắng quá ông nhỉ…

Lời chào thật phong phú và đa dạng. Tôi đáp lại họ cũng nhiệt thành và không quên dặn: chưa kịp mua rau thì qua vườn ông mà hái nhé…

Chiều về, lời chào mới thật là xúc động. Trẻ con sau một ngày vắng ngõ, vắng nhà, về chào và khoe tíu tít:

– Ông ạ, bà ạ.

– Cháu đã về ông ơi.

– Cháu hôm nay được phiếu bé ngoan nhé!

– Ông bà ơi, hôm nay cháu được điểm 10.

Còn người lớn thì chào hỏi rất tự nhiên:

– Ông ngồi chơi ạ. Hôm nay ông có đi bộ không…? Bà chuẩn bị cơm chiều chưa… Những lời chào từ ngày nọ qua ngày kia dù có lặp lại nhưng không bao giờ vô nghĩa. Lời chào như những giọt mật, tích tụ lại thành sự ngọt ngào, nơi ngõ nhỏ, giúp quên đi những vất vả, lo âu.

Một lần tôi kể chuyện này cho người bạn ở xa đến chơi thì ông ta cười có vẻ lạ lùng:

– Thế ư. Ở phố tôi, mọi người còn mải mê kiếm sống. Người ta thì giờ đâu để ý đến lời chào. Họ còn không biết ai làm nghề gì. Mà chào mãi làm gì, nó cũng nhàm.

– Ấy chết. Lời chào cao hơn mâm cỗ, cụ ạ.

– Ôi dào, hàng xóm với nhau có gì phải chào. Phố tôi có người có học hẳn hoi, chửi mắng vợ con vô lý, bị ông chú mắng cho. Hắn tức còn chẳng thèm chào cả ông chú ruột nữa ấy. Cuộc sống ở chỗ tôi là tranh nhau mua bán, thị trường mà, ai cũng sợ mình nghèo hơn kẻ khác.

Chỉ chào nhau khi cần đến công việc thôi, cụ ạ. Nếu chỗ cụ có thật việc chào hỏi như thế thì thật là hiếm có trong cuộc sống bây giờ. Khu chung cư kiểu mẫu gần chỗ tôi ở cũng không được như vậy.

Chiêu ngụm trà đặc, dừng một lát như để tĩnh tâm, bạn tôi mới buồn buồn thổ lộ:

– Kinh tế thị trường làm mất đi nhiều điều tốt ông ạ. Tuy nhiên, cũng may, lời chào vẫn luôn được hệ thống giáo dục của chúng ta coi trọng và chú trọng phát triển trong thế hệ trẻ.

Tôi làm công tác khuyến học, cho nên có đôi lần đến thăm một số trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, được chan hòa trong không khí vui chơi của các cháu cùng những lời chào, thật là xúc động. Nếu người lớn chúng ta ở mỗi khu dân cư, chòm xóm biết khơi dạy và duy trì được phong cách chào hỏi này thì thật đáng quý biết bao.

Tôi cười, tự hào:

– Vâng. Lời chào là văn hóa truyền thống Việt cụ ạ. Tôi yêu nơi tôi sống vì những lời chào hỏi giản dị, mộc mạc này mà thôi. Ở đây tôi cảm thấy ngày nào cũng thoải mái, dễ chịu như được uống một liều thuốc bổ vậy.

Ví Dụ Về Lịch Sự Tiêu Biểu – Mẫu 7

Tan học, Hiền, Hùng và Sơn ra trước cổng trường để đứng chờ xe buýt. Xe vừa tới, cả ba người lên xe và tìm ghế ngồi. Đến trạm tiếp theo, có một người phụ nữ, tay bế em bé bước lên xe, trong xe lúc đó đã hết chỗ ngồi, người đứng chen chúc nhau.

Hiền thấy vậy đứng dậy bảo: “Cô ơi, cô bế em vào ngồi chỗ này đi ạ”. Người phụ nữ nhìn Hiền trìu mến: “Cô cảm ơn cháu”. Thấy thế, Sơn và Hùng ngồi chung một ghế, nhường lại cho Hiền chiếc ghế của Sơn. Cả ba tiếp tục hành trình.

Dẫn Chứng Về Lịch Sự Chi Tiết – Mẫu 8

Bỗng có ai đó đập nhẹ vào vai, tôi dừng lại, không có ai cả. Tôi đi tiếp, lại thấy có ai đó đập nhẹ vào vai. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó, tóc nó xám màu bụi, hai gò má nhem nhuốc, nó xoa bụng, cất giọng nài nỉ: “Bánh mì, chú ơi?”…

Tôi gặp thằng nhóc này vào một buổi trưa nghỉ giữa giờ làm, nó chưa thể đến 6 tuổi, có lẽ vậy, mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì mấy so với những thằng nhóc lang thang trên đường phố ngoài kia. Tôi nhìn nó trong giây lát nhưng không quá để tâm, tiếp tục đi đến quán cà phê, trong đầu suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan, về bản báo cáo còn đang dang dở.

Bỗng có ai đó đập nhẹ vào vai, tôi dừng lại, không có ai cả. Tôi đi tiếp, lại thấy có ai đó đập nhẹ vào vai. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó, tóc nó xám màu bụi, hai gò má nhem nhuốc, nó xoa bụng, cất giọng nài nỉ: Bánh mì, chú ơi?

Có vẻ như một cái chạm mắt ban nãy đã khiến nó xác định được mục tiêu là tôi. Tôi không từ chối, gật đầu bảo nó đi theo, cả hai bước vào một tiệm cà phê trên phố. Cà phê cho tôi và thứ gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này. – Tôi gọi người phục vụ rồi chỉ về phía cậu nhóc.

Thằng bé bèn đi đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố nơi chúng lang thang mà không nói một lời nào. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên.

Quầy giải khát khá dài, dù chung một hóa đơn nhưng người ta đặt cà phê ở đầu này và bánh ở đầu kia, nhân viên biết những thằng nhóc này sẽ cầm bánh chạy đi luôn và họ cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông mấy thằng nhỏ khá bẩn thỉu.

Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và đứng dậy thanh toán sau khi uống xong. Lúc này, tôi nhìn ra cửa và phát hiện thằng nhóc vẫn còn ở đó, nó cầm bánh mì, chân kiễng lên, mắt dí vào cửa kính, quan sát.

“Nó làm cái quái gì thế nhỉ?!” – Tôi khó hiểu nghĩ thầm rồi đi ra khỏi quán.

Nhìn thấy tôi, nó bèn chạy vụt theo, tôi đoán rằng có lẽ nó muốn xin thêm một chai nước chăng? Nhưng không, thằng bé ngay ngắn đứng trước mắt tôi, nó ngước mắt lên rồi mỉm cười, đó thật sự là một nụ cười thành thật đến mức có thể làm trái tim bạn tan chảy, nó giơ chiếc bánh ra và nói: Cảm ơn chú.

Rồi, có vẻ lo lắng, có lẽ sợ tôi không nghe thấy, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn:

Cảm ơn chú nhiều lắm ạ!

Lúc đó, nếu có thể, tôi đã mua cho nó cả tiệm đồ ăn. Nhưng trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy. Một câu cảm ơn này đã khiến tâm trạng của tôi lâng lâng suốt cả trưa và cứ vui vẻ lang thang trên phố đến mức muộn giờ vào làm, dẫu vậy tôi vẫn không thôi cảm thấy xúc động khi nghĩ về thằng bé.

Tìm hiểu thêm 💚 Lễ Phép Là Gì 💚 chi tiết

Viết một bình luận