Công Bằng Là Gì, Biểu Hiện [7+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Công Bằng Hay]

Công Bằng Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 7+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Công Bằng ✅ Đón Đọc Thêm Những Thông Tin Hữu Ích Được Tổng Hợp Dưới Đây.

Công Bằng Là Gì

Công bằng là sự tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ của các cá nhân với địa vị xã hội của họ, nó dùng để chỉ một cái gì đó hợp lý, không bất công. Thường những điều gì công bằng sẽ là đúng đắn.

Ý Nghĩa Của Công Bằng

Thông tin về ý nghĩa của công bằng được chia sẻ như sau:

  • Mọi cá nhân đều kỳ vọng được sống trong một xã hội công bằng. Trong xã hội này mọi cá nhân đều được bảo vệ, con người cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc.
  • Đề cao tinh thần công bằng khiến cho công bằng trở thành khuynh hướng giá trị trọng tâm, tạo thành cơ sở để đánh giá hành vi của con người và chế độ xã hội có tính hợp lý và chuẩn mực.

Đừng bỏ lỡ chia sẻ về 💧 Công Tâm Là Gì 💧 chi tiết nhất

Những Biểu Hiện Của Công Bằng

Xem thêm những biểu hiện của công bằng được tổng hợp sau đây:

  • Mọi người có quyền và lợi ích ngang nhau trong cùng một hoàn cảnh, một khía cạnh nào đó
  • Không phân biệt đẳng cấp, thứ bậc, giàu nghèo, không thiện vị với bất cứ ai.

Đặt Câu Với Từ Công Bằng

Tiếp theo sau đây, SCR.VN chia sẻ cho bạn cách đặt câu với từ công bằng đơn giản nhất.

Pháp luật luôn công bằng với mọi người

Nhà nước phải đối xử với người dân một cách công bằng

Bố mẹ tôi luôn công bằng với các con của mình trong mọi việc

Cô giáo rất công bằng với bọn em, không thiên vị ai cả.

Hãy cư xử công bằng với mọi người.

Để xã hội trở nên tốt đẹp hơn thì sự công bằng là điều vô cùng cần thiết.

Sống công bằng là sự thật tâm đánh giá chính bản thân mình và người khác một cách công minh.

Năm châu bốn bể với hơn 7 tỷ người thật khó để hình dung ra công bằng ở đâu?

Thế ông ta có thật sự công bằng không?

Bác Hồ dạy rằng là một người lãnh đạo, cần xử lí mọi việc một cách công bằng

Tìm hiểu thêm 💌 Chí Công Vô Tư  💌 chi tiết nhất

Từ Đồng Nghĩa Với Công Bằng

Chia sẻ đến bạn đọc từ đồng nghĩa với công bằng đó là công tâm, chí công vô tư, bình đẳng, đồng đều,..

Từ Trái Nghĩa Với Công Bằng

Bên cạnh đó, từ trái nghĩa với công bằng đó là thiên vị, bất công, không đồng đều, …

7 Ví Dụ Về Công Bằng Hay Nhất

Đừng vội bỏ qua 7 ví dụ về công bằng hay nhất được sưu tầm ngay dưới đây nhé!

Tấm Gương Về Công Bằng Nổi Tiếng – Mẫu 1

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:

Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

Thưa Bác, rồi ạ.

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.

Thông qua câu chuyện ngắn Ba chiếc ba lô, chúng ta rút ra được bài học là, trong cuộc sống cần phải biết san sẻ cùng nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, đừng dựa vào quyền cao chức rộng mà đàn áp kẻ yếu thế. Sống phải công bằng mới khiến lòng người khâm phục và nể trọng.

Câu Chuyện Về Công Bằng – Mẫu 2

Trong cuộc sống, mọi việc đều có cái được và cái mất hơn hết cuộc sống rất công bằng.

Tình yêu đem đến niềm vui nhưng cũng làm ta đau khổ; tiền tài giúp ta hưởng thụ cuộc sống giàu sang nhưng cũng là nguyên nhân làm ta phiền não; thành công giúp ta hạnh phúc nhưng nỗi đau của thất bại cũng thật khôn lường.

Đối với một điều đang mong đợi, nếu đạt được chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc, nhưng nếu thất bại hẳn là bạn sẽ thấy vô cùng đau khổ.

Mức độ cảm nhận của niềm vui và thất bại luôn tương đương nhau.

Có người có tiền tài nhưng lại thiếu sức khỏe, gia đình hoặc tình yêu;

Có người sự nghiệp, thành tích không quá cao nhưng chất lượng cuộc sống, sức khỏe lại vô cùng tốt.

Có những điều thoạt nghĩ ta sẽ thấy thiếu sự công bằng, nhưng thực tế nó lại rất công bằng với tất cả mọi người.

Có người cho rằng người có tiền luôn rất hạnh phúc, nhưng thực tế đây là một quan niệm sai lầm.

Một người nghèo sẽ tìm được niềm vui chỉ với vài trăm đồng, nhưng khi có nhiều tiền rồi, anh ta sẽ phải tiêu gấp hàng chục lần mới thấy được niềm vui.

Khi sở thích của bạn thay đổi, cảm nhận của bạn với mọi vật cũng sẽ thay đổi theo;

Khi bạn càng nhiều tiền, giá trị đồng tiền sẽ càng giảm;

Khi bạn đang đói, một miếng ăn nhỏ đã làm bạn hài lòng, nhưng khi bạn no, bạn sẽ không còn thấy vị ngon của đồ ăn nữa.

Người nhiều tiền lo bị trộm, bị cướp;

Nhà rộng lo quét dọn;

Ăn nhiều sợ béo, ăn ngon quá lại sợ chết.

Chúng ta có thể thấy, người có tiền bây giờ toàn ăn những đồ như rau xanh, hoa quả, hạt ngũ cốc, uống nước rau dại, nước tiểu mạch v.v. – đây đều là những đồ ăn xưa kia của người nghèo hoặc động vật.

Ví Dụ Về Công Bằng Trong Gia Đình – Mẫu 3

Cha của một người bạn hàng xóm của tôi ngày xưa là công nhân, có đến 10 người con. Tuy gia đình bạn không khá giả, nhưng người con nào cũng được cha mẹ dành tình yêu thương. Bà mẹ chỉ ở nhà chăm sóc con nhưng có cách dạy rất hay: không cho anh chị đánh em.

Các em có làm gì thì anh chị méc ba mẹ xử. Quyền đánh con để giáo dục là của ba mẹ. Mẹ bạn từng nói với tôi: “Để lớp trên đánh lớp dưới dễ gây chia rẽ. Chưa chắc anh chị đã tốt hơn các em. Cho các anh chị dạy các em chỉ tạo nên sự tự cao của những đứa con lớn.

Dạy đâu không thấy, chỉ thấy ăn hiếp em út gây nên bất hòa trong gia đình”. Nhờ vậy chưa khi nào nghe gia đình bạn gây gỗ. Và giờ đây, 10 người con đã ở tuổi có cháu nội cháu ngoại nhưng tất cả đều thương yêu nhau.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Trung Nghĩa Là Gì 💕 ngắn gọn

Ví Dụ Về Công Bằng Chọn Lọc – Mẫu 4

Gia đình anh Nguyễn Văn T. tại TPHCM khi đứa con lớn anh vào đại học thì đứa nhỏ vào cấp 3. Khi đó, anh chị vừa thành công về kinh tế nên muốn cải thiện điều kiện cho con bằng cách cho đứa nhỏ đi du học tại Úc. Anh chị suy nghĩ rằng đứa lớn đã vào đại học, coi như ổn định, dồn vào đứa nhỏ chuẩn bị cho tương lai.

Không ngờ, đứa lớn bất mãn nhưng không nói ra, nó dần bỏ bê việc học, ham chơi bời. Đến khi anh mắng, nó mới trách rằng: Khi con xin tiền hùn cùng bạn bè mở shop quần áo, chẳng bao nhiêu nhưng bố lại không cho, bảo tập trung vào học. Còn em thì bố mẹ đầu tư cho đi nước ngoài học để mở mang đầu óc, tiếp xúc xã hội, phát triển sự năng động.

Chẳng lẽ chuyện kinh doanh của con không phải mở mang đầu óc, tiếp xúc xã hội, phát triển sự năng động? Nghe con nói anh mới bàng hoàng, không ngờ điều anh nghĩ đơn giản lại trở nên phức tạp như vậy.

Gọi đến chuyên gia xin lời tư vấn, anh cho rằng làm gì bây giờ cũng khó, đồng ý chuyện kinh doanh của con thì giống như thừa nhận mình sai, mình thiên vị nên giờ sửa sai, bù đắp lại trong khi thực tế như cả anh và chị đều khẳng định, chưa bao giờ thiên vị đứa nào hơn, đầu tư cho đứa sau chẳng qua vì thuận tiện trong việc du học hơn mà thôi.

Ví Dụ Về Công Bằng Cụ Thể – Mẫu 5

Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã… Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.

Khi Bác Hồ đến, trong Nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói “sòng phẳng”:

– Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình, mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.

Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là “hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bấm, rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường:

– Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân.

Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc. Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai “gợi ý” cả, Bác nói:

– Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lý lịch của những người ứng cử đây để Bác xem. Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc, Bác tự bầu.

Ví Dụ Về Công Bằng Ấn Tượng – Mẫu 6

Chuyện mỏ than của người nghèo và bài học đáng suy ngẫm về sự công bằng. Tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates từng nói rằng: “Sinh ra trong nghèo đói không phải là tội của bạn; nhưng nếu chết trong nghèo đói thì đó hoàn toàn là lỗi của bạn”. Vì thế, bạn đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay đòi hỏi sự công bằng khi làm giàu. Sự giàu có nằm trong tay bạn, chỉ là bạn có biết nắm bắt lấy nó hay không.

Có một người nghèo luôn than trách về số phận hẩm hiu của mình. Anh ta thường xuyên thắc mắc vì sao mình vất vả lắm mới có miếng cơm để ăn, manh áo để mặc. Không những thế, có khi khó khăn trắc trở thì đến cơm cũng không có mà ăn, áo rách vẫn phải mặc.

Trong khi đó có những người vẫn ăn sung mặc sướng chả phải lo nghĩ gì. Người này đã thỉnh cầu Phật tới giúp để giải đáp nỗi oan khuất của mình. Trước mặt Phật, người nghèo khóc lóc kể lể về những cơ cực hàng ngày, làm việc mệt tưởng chết nhưng vẫn chỉ đủ ăn từng bữa mà không có của để dành.

Sau một hồi kể lể, người nghèo than thở: “Con thấy đời thật bất công, tại sao lại có những kẻ giàu sang, không cần chân lấm tay bùn vẫn ung dung hưởng thụ còn người nghèo như chúng con làm việc cật lực quanh năm suốt tháng vẫn không thể được như họ?”.

Phật mỉm cười và hỏi: “Vậy theo con như thế nào mới là công bằng?”

Người nghèo nhanh nhảu đáp: “Dạ, con muốn Ngài để người nghèo và người giàu cùng có xuất phát điểm như nhau để xem họ sống ra sao. Nếu sau một thời gian người giàu vẫn giàu thì con sẽ không còn gì để phàn nàn nữa ạ”.

Phật gật đầu và nói: “Được rồi!”. Sau đó, Phật biến cho một người giàu trở nên nghèo khổ và cùng xuất phát điểm với người nghèo. Mỗi người tới một ngọn núi để tìm kế sinh nhai. Núi có mỏ than nên hàng ngày hai người cùng nhau khai thác than đem ra chợ bán đổi lấy tiền. Sau một tháng sẽ xem kết quả ra sao.

Hai người cùng nhau đào than. Người nghèo rất chăm chỉ làm việc và chẳng mấy chốc đào được một xe than đầy, chở ra chợ bán lấy tiền. Anh lấy số tiền đó mua hết đồ ăn ngon mang về cho vợ và con cùng hưởng.

Người giàu không làm chăm chỉ được như vậy, đào một lát đã thấy mệt và toát hết mồ hôi. Đến chiều muộn mới đào xong được gần đầy xe than, cũng đem ra chợ bán lấy tiền. Tuy nhiên anh ta chỉ mua một ít bánh mỳ khô, số còn lại để dành.

Sang ngày hôm sau, người nghèo lại cật lực đào xới than, còn người giàu đi ra chợ. Một lát sau anh ta trở về với hai người đàn ông rất khỏe mạnh, đang thất nghiệp và đi làm thuê để kiếm tiền. Hai người kia tới mỏ than, không ai bảo ai cật lực đào bới, người giàu chỉ đứng và chỉ đạo họ làm việc.

Chỉ trong buổi sáng, người giàu đã có hai xe than đầy. Anh lại mang ra chợ bán đổi lấy tiền và thuê thêm nhân công. Cứ thế số than người giàu khai thác ngày một nhiều, trừ đi tiền trả cho người làm thuê cũng còn kha khá.

Một tháng trôi đi nhanh chóng và người nghèo vẫn vậy, hàng ngày mua được đồ ăn ngon, rượu ngọt nhưng không dành dụm được gì. Ngược lại người kia đã trở nên giàu có, sở hữu trong tay một đội nhân công khỏe mạnh để hàng ngày khai thác rất nhiều than chở ra chợ bán, thu về bội tiền.

Đến đây, người nghèo không còn gì để phàn nàn nữa.

Dẫn Chứng Về Công Bằng Chi Tiết – Mẫu 7

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội có sự công bằng, không ai giàu và cũng không ai nghèo, đó là một cách cân đối tuyệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành thí nghiệm về sự công bằng đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, như thể sẽ không ai bị trượt và cũng không ai được A cả”.

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm chỉ rất buồn, còn những sinh viên lười nhác thì lại rất vui mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm chỉ thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Thế là điểm trung bình cho bài lần hai là D, không khí của lớp trầm xuống, không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không những không tăng lên mà còn thấp xuống, các cuộc tranh cãi, buộc tội cứ thế nổ ra, mọi người ai nấy cũng đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến cuối cùng, tất cả đều trượt và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư nói với họ rằng: “Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng rất khó để thành hiện thực, vì dù ý tưởng hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi thì chẳng ai còn động lực để làm việc nữa”.

Gợi ý thông tin 💚 Tôn Trọng Lẽ Phải 💚 hay nhất

Viết một bình luận