Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết [93+ Câu Hay Nhất]

Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết ❤️️ 93+ Câu Hay Nhất ✅ Kho Tàng Văn Học Việt Nam Rất Phong Phú, Chứa Đựng Nhiều Giá Trị Nhân Văn Sâu Sắc

Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết Và Giải Thích

Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết Và Giải Thích chi tiết và những ý nghĩa của từng câu ca dao

❣️Liêm khiết là gì?

  • Liêm khiết được định nghĩa theo sách giáo khoa môn giáo dục công dân lớp 8 có nói: “Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ.”
  • Nhờ đức tính cao đẹp này, người sống liêm khiết sẽ có một tâm hồn thanh thản, không bị vướng bận bởi những cám dỗ vật chất tầm thường; nhận được sự yêu mến, tin cậy cùng kính trọng của mọi người và góp phần làm cho xã hội, cho đất nước trở nên trong sạch và vững mạnh hơn.

❣️Các câu tục ngữ nói về đức tính trên

  • Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.
    • Người có tính cách thật thà, thẳng thắn và không chịu luồn cúi ai thì tự nhiên sẽ toát ra sự cao đẹp và được kính trọng, còn những người chí hướng không an phận, không liêm chính thì tự sinh ra vẻ tầm thường
  • Áo rách cốt cách người thương.
    • Là người nghèo khó nhưng mang trong mình tính liêm khiết, có đạo đức cùng nhân phẩm tốt lành thì thế nào người ta cũng thương yêu và quý mến.
  • Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
    • Những người ngay thẳng liêm khiết thực sự thì tự trong tâm đã toát ra vẻ đẹp thanh khiết, không sợ những lời nói và hành động xấu của kẻ tiểu nhân phá hoại làm thay đổi ý chí cùng vẻ đẹp tâm hồn sáng trong cho dù có phải chết
  • Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.
    • Câu này nhằm phê phán những thói xấu xa, bủn xỉn và luôn tính toán của những thành phần ích kỉ, tham lam. Tài sản của người khác thì có thể tiêu tán bao nhiêu cũng được nhưng lại không chịu bỏ tiền túi của mình cho ai bao giờ cả.

Chia Sẻ 🌻Ca Dao Dân Ca 🌵Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình

Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết Và Ý Nghĩa

Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết Và Ý Nghĩa của từng câu chữ, xem ngay bài viết sau

🌞 Cây ngay không sợ chết đứng

  • Cây ngay tức là cây thẳng. Mà cây thẳng thì có nhiều công dụng hơn cây cong. Với tình trạng khan hiếm gỗ như ngày nay thì cây ngay chỉ sợ chết nằm thôi chứ tuyệt đối chẳng có cây nào chết rồi mới bị đốn hạ cả.
  • “Cây ngay” – ý chỉ những con người luôn làm ăn lương thiện, làm việc đúng đắn vì lợi ích chung của xã hội, không dối trá lừa đảo. “Chết đứng”: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu ta không làm sai việc gì đó thì ta không phải sợ sệt, lo lắng vì điều gì cả.
  • Ý nghĩa cả câu là: chỉ những người luôn nói đúng sự thật, công bằng, không dối trá, không làm sai điều gì cả vì thế họ không sợ bất cứ thứ gì.

🌞 Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.

  • Chúng ta hãy tin rằng cuộc sống rất công bằng và hãy cống hiến hết mình nếu bạn muốn nhận lại giá trị nào đó từ cuộc sống. Mỗi người đều mang cái khổ của riêng mình và chẳng ai giống ai.
  • Cũng không có gì hay nếu bạn đem cái sự khổ đau của người ta ra làm trò mua vui giải trí. Cuộc đời ngắn lắm bạn tôi ơi, thấy đó rồi mất đó, vô thường đến mức chưa kịp cảm thụ đã đi hết đời. Chưa biết ngày mai sẽ ra sao đâu, có khi mình lại chính là nạn nhân của những trò vui mình từng khởi xướng? Đời có ai ngờ!
  • “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”
  • Đó chính là một trong những nét thú vị của cuộc sống, nó mang đến cho bạn từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Sống thế nào thì sẽ nhận lại thế đấy. Người xưa dạy “Ở hiền gặp lành”, chắc chắn không sai. Chưa đi đến cuối cùng sao biết cuộc đời bạc bẽo?
  • Sống thiện gặp thiện báo, sống ác gặp ác báo. Thấy người sa cơ chớ nên cười cợt, chưa biết mai này mình còn gặp chuyện trái ngang hơn.
  • Cuộc sống là một vòng tuần hoàn, bỏ công chăm bón vun trồng ắt sẽ nhận lại quả ngọt. Hiền lành không phải để người ta lợi dụng hay hà hiếp, hiền lành là thiện trong tâm. Nghĩ thiện, làm thiện, bớt sân si với cuộc đời. Mình chỉ làm những việc bản thân thấy đúng, thấy không hổ thẹn là được.
  • Ai trong cuộc sống cũng sẽ có lúc gặp phải khó khăn, mình đã tốt hơn ai mà chê cười người khác? Dù mình tốt cũng không nên bày tỏ thái độ tiêu cực, vì lời nói là không là dao nhưng có tính sát thương rất lớn. Nếu được, xin hãy bao dung với cuộc đời.

Gợi Ý 🌻Thơ Ca Dao🌵1001 Bài Thơ Đối Đáp Trai Gái

Ca Dao Tục Ngữ Về Sự Liêm Khiết

Chia sẻ đến bạn đọc những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Sự Liêm Khiết hấp dẫn, nhiều ý nghĩa

  • Ăn có mời, làm có khiến.
  • Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
  • Mất lòng trước, được lòng sau.
  • Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
  • Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

Tìm Hiểu 🌻Gió Đưa Cành Trúc La Đà🌵Cảm Nhận Về Bài Ca Dao

Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Liêm Khiết

Tổng hợp 1001 câu Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Liêm Khiết hay nhất

  1. Tu thân rôì mới tề gia
    Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
  2. Những người tính nết thật thà
    Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
  3. Dù anh què quặc chân tay
    Anh làm chuyện phải em nài theo anh
    Dù anh sạp rượu nhà vàng
    Anh làm điều quấy giỏ vàng cũng chê
    Anh ơi sự thế não nề
    Khuyên anh cố giữ lối về quê hương.
  4. Làm người suy chín xét xa
    Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.
  5. Khôn ngoan ba chốn bốn bề
    Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai.
  6. Làm người phải đắn phải đo
    Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

Khám Phá 🌻Ca Dao Tục Ngữ Về Lương Tâm🌵Lời Hay Ý Đẹp

Tìm Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết

Tìm Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết, hãy tham khảo bài viết sau đây

  • Khó mà biết lẽ biết lời
    Biết ăn biết ở như người giàu sang.
  • Chơi với quan viên Kẻ Vẽ
    Không còn có bát mẻ mà ăn
  • Công thì thưởng tội thì trừng
    Đặng không mừng, mất không lo
    Ăn chưa no, lo chưa tới
    Ăn cơm mới, nói chuyện cũ
  • Chịu oan mang tiếng bán vàm
    Bán vàm tôi bán điếm đàng tôi không

Tham Khảo 🌻Ca Dao Tục Ngữ Về Giàu Nghèo🌵Hay Và Thấm Nhất

5 Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết

5 Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết hay và để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả

  1. Ăn có mời ; làm có khiến.
  2. Ngàn năm bia miệng thì còn
  3. Cậu cai nón dấu lông gà
    Ngón tay đeo nhẫn, mặn mà dương oai
    Ba năm được một chuyến sai
    Áo ngắn đi mượn áo dài đi thuê
  4. Làm người mà chẳng biết suy
    Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.
  5. Chịu oan mang tiếng bán vàm
    Bán vàm tôi bán điếm đàng tôi lo

Đọc Thêm 🌻Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Nội 🌵Những Câu Nói Hay Nhất

Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Liêm Khiết

Tham khảo những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Liêm Khiết dưới đây

🍀 Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

  • Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biến, không ỉ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.
  • Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức, …”. Cần, kiệm là phẩm chất của tất cả người lao động trong đời sống, trong công tác.
  • Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; không tham địa vị, không tham tiền tài, …”. Liêm là phẩm chất của người cán bộ trong thi hành công vụ.
  • Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết.
    • Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh”.
  • Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc.
    • “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.
  • Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

🍀 Giấy rách phải giữ lấy lề.

  • Câu tục ngữ này có cấu trúc là một lời khuyên. Lời khuyên đơn giản, đúng theo nghĩa đen là: Phải giữ lấy lề của mỗi tờ giấy, ngay cả khi nó bị rách.
  • Ai cũng biết, “lề” là khoảng giấy trắng chừa ra ở bên trái hoặc bên phải tờ giấy. Trong mỗi cuốn sách, quyển vở, lề là gốc. Dù thế nào thì lề vẫn là cái căn cốt cần phải gìn giữ.
  • Dân gian đã sử dụng hiện tượng này để xây dựng nên một lời khuyên khác, xa hơn. Sự tình “giấy rách” kia được lấy để biểu trưng cho sự mất mát, khó khăn, khổ cực… của ai đó trong cuộc đời.
  • Nhưng cũng giống như cái lề của tờ giấy, luôn được lưu giữ lại (để làm căn cứ, như cuống các cuốn hóa đơn, biên lai chẳng hạn), nhân cách, đạo đức, phẩm giá của mỗi người đều cần phải bảo toàn.
  • Không ai được vin vào hoàn cảnh “thất cơ lỡ vận”, cùng cực để có cuộc sống buông thả, thậm chí tha hóa, biến chất làm mất đi bản chất tốt đẹp của mình. Phẩm cách mỗi người là cái quan trọng làm nên giá trị.
  • Với ý nghĩa như thế, câu tục ngữ này cùng nghĩa với câu “đói cho sạch, rách cho thơm” (Dù nghèo đói cũng phải giữ trọn nhân cách, không được tùy tiện làm điều nhơ nhuốc, xấu xa).
  • Đó cũng là triết lý cuộc đời, là nét đẹp truyền thống mà cha ông ta đã tổng kết từ cả ngàn năm qua.
  • Chữ “lề” này còn làm chúng ta liên tưởng tới một “lề” khác, chỉ lề thói, lề lối, lề luật, nền nếp, phong tục tập quán tốt đẹp của một địa phương, một cộng đồng nào đó. Đất có lề, quê có thói, chỉ “phong tục, tập quán riêng của từng địa phương, vùng miền nào đấy, đòi hỏi mọi người phải hiểu và tôn trọng”.

Bật Mí 🌻Tục Ngữ Tiếng Anh🌵1001 Câu Ca Dao Tiếng Anh Hay

Ca Dao Tục Ngữ Thành Ngữ Về Liêm Khiết

Những câu Ca Dao Tục Ngữ Thành Ngữ Về Liêm Khiết làm cho kho tàng văn học Việt Nam trở nên phong phú

  • Mặc đẹp chưa hẳn đã là sang
    Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng
    Tư cách trang đài, do biết nghĩ
    Kín đáo, sạch sẽ “Tướng thật sang”
    • Những người sống liêm khiết, nhân cách tốt thì dù ăn mặc đơn giản nhưng sạch sẽ, kín đáo thì đẹp đẽ và sang trọng hơn gấp nghìn những kẻ quần là áo lượt mà phẩm cách xấu xa, đồi bại
  • Ban ngày quan lớn như thần
    Ban đêm quan lớn tần mần như ma
    • Chỉ những kẻ là người làm lớn trong xã hội nhưng lại không có tính liêm khiết. Ngoài mặt thì tỏ ra chính trực, luôn bảo vệ lợi ích của xã hội nhưng thực chất chỉ là cái mác đạo đức giả, chỉ lo vơ vét cho mình một cách người không biết quỷ không hay
  • Của thấy không xin
    Của công giữ gìn
    Của rơi không nhặt
    • Ý của câu nói này đơn giản chỉ là không tham lam những thứ không thuộc về mình, không phải do chính bàn tay công sức mình làm ra thì có thấy, có rơi có sờ sờ ra trước mắt thì cũng không được nổi lòng tham
  • Đói cho sạch, rách cho thơm
    • Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu.Nghĩa là sống trong nghèo khổ cũng cần phải có tự trọng; có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít, chớ có tham lam nhòm ngó, bờm xôm rồi sinh thói trộm cắp của người đời mà mang tai mang tiếng vào thân.

Xem Thêm 🌻Thành Ngữ 🌵Tục Ngữ Ca Dao Hay Nhất

Ca Dao Tục Ngữ Danh Ngôn Nói Về Liêm Khiết

Ca Dao Tục Ngữ Danh Ngôn Nói Về Liêm Khiết hay và được chọn lọc từ SCR.VN

Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết
Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết Ý Nghĩa

Nêu Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết

Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết là chủ đề được nhiều bạn đọc quan tâm

Nêu Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Liêm Khiết ấn tượng và mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc

  • Lời hơn lẽ thiệt.
  • Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
  • Lời hay lẽ phải.
  • Nói phải củ cải cũng nghe.
  • Ăn ngay nói phải.
  • Nghe điều phải thích lời hay.
  • Sự thật che sự bóng.

Chia Sẻ 🌻Ca Dao Thả Thính🌵Chế Bằng Thơ Hài

Viết một bình luận