Biện Pháp Tu Từ Là Gì, Các Biện Pháp Và Tác Dụng [Ví Dụ + Sơ Đồ Tư Duy Chi Tiết]

Biện Pháp Tu Từ Là Gì, Các Biện Pháp Và Tác Dụng ❤️️ Ví Dụ + Sơ Đồ Tư Duy ✅ Đón Đọc Ngay Những Thông Tin Hữu Ích Nhất Dưới Đây.

Biện Pháp Tu Từ Là Gì

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn từ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ như (từ, câu văn, đoạn văn, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, câu chuyện, cảm xúc của tác phẩm đó.

Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến trong văn học cũng như cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, đây là cách sử dung ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vi ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Xem thêm thông tin 🌼 Sơ Đồ Tư Duy 🌼 ví dụ cụ thể

Các Biện Pháp Tu Từ Thường Gặp

Cùng tham khảo ngay các biện pháp tu từ thường gặp được SCR.VN tổng hợp sau đây:

Biện pháp so sánh

Đây là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.

  • Cấu trúc so sánh thường hay gặp nhất có dạng: A là B, A như B hay Bao nhiêu … Bấy nhiêu.
  • Có 2 loại so sánh thường gặp: so sánh ngang bằng (A như B) hay So sánh không ngang bằng (A so với B hơn hay kém)

Biện pháp nhân hoá

Là biện pháp dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người. Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:

  • Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật
  • Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Biện pháp ẩn dụ

Là biện pháp dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Các cách dùng biện pháp ẩn dụ:

  • Dùng hình ảnh ẩn dụ được dùng bao trùm toàn bộ tác phẩm
  • Dùng hình ảnh ẩn dụ cảm giác: cảm giác của giác quan này được sử dụng miêu tả cho cảm giác của giác quan khác.

Biện pháp hoán dụ

Hoán dụ là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. Có tác dụng tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho việc mô tả sự vật, sự việc được nhắc đến trong thơ ca, văn học.

Biện pháp nói quá

Nói quá là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Chúng ta cần hiểu rõ rằng nói quá không phải là nói khoác, hai khái niệm này là hoàn toàn riêng biệt nhưng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Nói quá chỉ đơn giản là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với sự thật, còn nói khoác là nói sai hoàn toàn sự thật.

Biện pháp tương phản

Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để làm nổi bật sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến, qua đó làm tăng hiệu quả diễn đạt.

Biện pháp đảo ngữ

Đảo ngữ là biện pháp nhằm thay đổi trật tự cấu trúc của câu với mục đích nhấn mạnh các ý chính, đặc điểm của các đối tượng cũng như làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động và hài hoà hơn.

Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…

Biện pháp điệp ngữ

Là biện pháp dùng từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc… Có nhiều dạng điệp ngữ thường gặp:

  • Điệp ngữ cách quãng
  • Điệp nối tiếp
  • Điệp vòng tròn

Biện pháp nói giảm nói tránh

Đây là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để diễn tả một sự vật, hiện tượng với mục đích tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, thô tục, bất lịch sự. Trong các câu có dùng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tinh tế thì có nghĩa là câu đó được dùng biện pháp nói giảm, nói tránh.

Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói giảm nói tránh: nếu trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

Có nhiều cách nói giảm nói tránh, ví dụ như: sử dụng từ đồng nghĩa đặc biệt là từ Hán Việt, sử dụng cách nói vòng, có thể sử dụng cách nói phủ định với việc sử dụng các từ trái nghĩa,

Biện pháp liệt kê

Liệt kê là biện pháp sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc, có thể thông qua cách dùng từ đồng âm hoặc không nhưng cần có chung một ý nghĩa. Mục đích của biện pháp liệt kê là để diễn tả các khía cạnh, tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ nét nhất đến người đọc, người nghe.

Đây là biện pháp tu từ thường được sử dụng để làm tăng mức độ hiệu quả của biểu đạt chứ không phải lặp đi lặp lại một cách dài dòng, lê thê. Do đó chúng ta cần lưu ý để tránh nhầm lẫn trong cách sử dụng.

Có 4 loại liệt kê, bao gồm:

  • Liệt kê theo từng cặp: sử dụng những cặp từ có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác, thường được liên kết bằng các từ như là và, với, cùng;
  • Liệt kê tăng tiến: theo đúng thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc theo một quy luật nhất định, ví dụ như từ thấp đến cao, từ cao đến thấp,
  • Liệt kê không theo từng cặp: sử dụng những từ cùng mô tả một đặc điểm chung nào đó như con người, sự vật, hiện tượng, thiên nhiên … ;
  • Liệt kê không tăng tiến: không quan trọng thứ tự các từ cần liệt kê, miễn là câu vẫn có nghĩa và người đọc hiểu được ý nghãi toàn bộ của câu.

Biện pháp chơi chữ

Chơi chữ là việc lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước và cả châm biếm để làm cho câu văn trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Biện pháp tu từ này được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống, ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường.

Mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ giúp câu thơ, câu văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao. Có 05 biện pháp chơi chữ phổ biến, như là:

  • Cách chơi chữ bằng từ đồng âm
  • Cách chơi chữ dùng từ gần âm
  • Lối chơi chữ sử dụng điệp âm
  • Cách chơi chữ dùng từ nói lái
  • Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

Biện pháp dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng hay dấu ba chấm được dùng để biểu thị những ý mà người đọc, người viết chưa biểu đạt hết nhằm tạo nên điểm nhấm và tăng thêm cảm xúc.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹  Tư Duy Phản Biện 🌹 hay nhất

Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ

Tiếp theo sau đây là thông tin về tác dụng của biện pháp tu từ mà bạn đọc không nên vội bỏ qua:

Biện pháp tu từ có vai trò đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung mộ cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dụng.

Khi sử dụng biện pháp tu từ thay thế cho việc sử dụng từ ngữ thông thường luôn là sự lựa chọn khi viết môt tác phẩm văn học hay mong muốn thể hiện cảm xúc của mình một cách không trực tiếp. Đồng thời khi sử dụng các biên pháp tu từ một cách linh hoạt giúp cho tác giả tạo ấn tượng rõ nét cho tác phẩm và văn phong của mình

=> khi sử dụng biện pháp tu từ trong các tác phẩm văn học hoặc trong lời nói, tạo nên sức hút hơn trong việc biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của tác giả hơn so với việc sử dụng từ ngữ thông thường.

Cách Xác Định Biện Pháp Tu Từ

Cách xác định biện pháp tu từ đó chính là các bạn phải nắm rõ từng định nghĩa, cách sử dụng để phân biệt được các dạng biện pháp này. Không được thuộc bài một cách thụ động và không có tư duy logic.

Sơ Đồ Tư Duy Biện Pháp Tu Từ

Tham khảo một số mẫu sơ đồ tư duy biện pháp tu từ được gợi ý dưới đây:

Sơ đồ tư duy các biện pháp tu từ từ vựng
Sơ đồ tư duy các biện pháp tu từ từ vựng
SĐTD biện pháp tu từ đơn giản
Sơ đồ tư duy đơn giản nhất
Sơ đồ tư duy biện pháp tu từ đã học
Sơ đồ tư duy biện pháp tu từ đã học

10 Mẫu Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Tiêu Biểu

Liệt kê cho bạn đọc 10 mẫu ví dụ về biện pháp tu từ tiêu biểu sau đây để các bạn đọc dễ dàng tham khảo.

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Tương Phản – Mẫu 1

Ví dụ 1: Đoạn thơ dưới đây được trích trong bài thơ “Tấm ảnh”

O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
(Tố Hữu)

Ví dụ 2:Bán anh em xa mua láng giềng gần”
-> “Bán – Mua” là cặp từ tương phản được sử dụng

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ So Sánh – Mẫu 2

Ví dụ 1:

– Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

– Hai anh em nó giống nhau như đúc.

– Anh ta và tôi bằng tuổi nhau.

Ở loại so sánh không ngang bằng ( cấu trúc A không bằng B), các lớp từ ngữ thường đi kèm là: hơn, hơn là, kém, không bằng, chẳng bằng,…

Ví dụ 2:

– Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
(Mẹ – Trần Quốc Minh)

– Anh ta kém tôi 2 tuổi.

– Thằng bé nhanh trí hơn anh trai nó.

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ – Mẫu 3

Ví dụ 1:

Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông

-> Ẩn dụ : lửa lựu ,chỉ hoa lựu nở nhiều, đỏ rực như những đốm lửa. Cách nói ẩn dụ làm cho bức tranh trở nên sinh động, rực rỡ sắc màu, hoa lựu không chỉ có màu, mà còn có độ sáng, độ nóng. Điệp phụ âm đầu “L” trong các từ ” lửa lựu lập lòe ” làm cho câu thơ có sức tạo hình .

Ví dụ 2:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

-> Ẩn dụ : thuyền, bến

Thuyền: là vật thường xuyên thay đổi ->> biểu tượng cho người con trai ( tình cảm dễ đổi thay )
Bến : vật cố định ->> tình cảm thủy chung của người con gái
Cách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy chung của người con gái

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa – Mẫu 4

Ví dụ 1:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Tây Tiến – Quang Dũng)

Ví dụ 2:

“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

Ví dụ 3:

– Trò chuyện với vật như với người:

“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
(Ca dao)

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Hoán Dụ – Mẫu 5

Ví dụ 1:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào

-> Hoán dụ : Thôn đoài , thôn Đông : lấy địa danh để chỉ người sống ở địa danh đó
Cau , trầu : Ẩn dụ chỉ người con trai và người con gái
Cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hán dụ rất phù hợp với lối nói bóng gió, xa xôi, tế nhị của tình yêu.

Ví dụ 2:

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân

-> Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người
Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong

SCR.VN gợi ý thêm 💧 Tư Duy Sáng Tạo 💧 ngắn hay

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Điệp Ngữ – Mẫu 6

Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai

-> Điệp ngữ : Khăn thương nhớ ai
Hán dụ “khăn : chỉ người cọn gái Tác dụng của biện pháp tu từ: bộc lộ nỗi niềm thương nhớ một cách kín đáo , tế nhị nhưng không kém phần mãnh liệt của cô gái

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Nói Quá – Mẫu 7

Ví dụ 1:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
(Bình NGô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Ví dụ 2:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
(Việt Bắc – Tố Hữu)

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Nói Giảm Nói Tránh – Mẫu 8

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

-> Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Phép Đối – Mẫu 9

Ví dụ 1:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
-> Phép đối giữa Người và trăng

Ví dụ 3:

Lom khong dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mất nhà
-> Phép đối giữa hình ảnh thơ của chú tiều và chợ bên sông

Ví dụ 3:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
-> Phép đối giữa hình ảnh của con chim cuốc và chim gia gia

Ví dụ 4:

Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
-> Phép đối giữa hành động đánh và đập đá ở Côn Lôn

Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Liệt Kê – Mẫu 10

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
(Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý)

Gửi đến bạn thông tin🍃 Trung Bình Là Gì 🍃 chi tiết

Viết một bình luận