15+ Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa (Chùm Thơ, Những Câu Nói Hay)

Khám phá ngay tuyển tập 15+ bài viết hay về lính cứu hỏa, chia sẻ cho bạn chùm thơ và những câu nói hay nhất về lực lượng PCCC.

Lính Cứu Hỏa Là Gì, Có Nguy Hiểm Không?

Lính cứu hỏa là những người chuyên nghiệp được đào tạo để kiểm soát và dập tắt các đám cháy, cũng như phản ứng với các tình huống khẩn cấp liên quan đến cháy nổ và cứu hộ. Công việc của họ bao gồm việc kiểm soát, dập tắt và ngăn chặn đám cháy, cũng như cứu hộ và cứu trợ người dân trong các tình huống khẩn cấp.

Nghề lính cứu hỏa được coi là một trong những công việc nguy hiểm nhất thế giới. Lính cứu hỏa có thể phải đối mặt với các nguy cơ như tiếp xúc với hóa chất độc hại, thiên tai, rủi ro điện, và các tòa nhà đang cháy khi họ cố gắng cứu sống người khác. Họ có thể gặp phải các nguy hiểm như bỏng, hít phải khói độc, chấn thương cơ thể do vật rơi hoặc cấu trúc sụp đổ, và nguy cơ nhiệt kiệt và mất nước do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

Tuy nhiên, mặc dù có nguy hiểm, công việc của lính cứu hỏa mang lại sự hỗ trợ và an toàn cho cộng đồng. Họ được đào tạo để đối phó với các tình huống khẩn cấp và thường được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn để bảo vệ bản thân khi làm việc.

Nghề lính cứu hỏa đòi hỏi sự dũng cảm, sức khỏe tốt, khả năng phản ứng nhanh và sẵn sàng làm việc trong môi trường nguy hiểm. Đây là một công việc đầy thách thức nhưng cũng rất đáng quý vì nó góp phần bảo vệ cuộc sống và tài sản của cộng đồng.

Khám phá ngay trọn bộ 🌺 Bài Tuyên Truyền Phòng Cháy Chữa Cháy 🌺 Slogan, Khẩu Hiệu Hay

Công Việc Của Lính Cứu Hỏa

Công việc của lính cứu hỏa bao gồm nhiều nhiệm vụ quan trọng và đa dạng, bao gồm:

  • Phòng ngừa và dập tắt đám cháy: Bảo vệ mạng sống, môi trường và tài sản bằng cách ngăn chặn và dập tắt các đám cháy.
  • Cứu hộ và cứu nạn: Giải cứu người dân khỏi các tình huống nguy hiểm như hỏa hoạn, tai nạn và thiên tai.
  • Cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp: Thực hiện các biện pháp sơ cứu và cấp cứu tại hiện trường cho đến khi có sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp.
  • Đào tạo và giáo dục cộng đồng: Tham gia vào việc huấn luyện và giáo dục cộng đồng về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
  • Bảo dưỡng thiết bị: Duy trì và kiểm tra thiết bị cứu hỏa để đảm bảo chúng luôn sẵn sàng khi cần thiết.

Ý Nghĩa Của Nghề Lính Cứu Hỏa

Nghề lính cứu hỏa có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội và cộng đồng. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của nghề lính cứu hỏa:

  • Bảo vệ cuộc sống và tài sản: Lính cứu hỏa đảm nhận vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cuộc sống và tài sản khỏi nguy cơ cháy nổ. Họ là những người đầu tiên đến nơi khi có sự cố cháy, giúp kiểm soát và dập tắt đám cháy để giữ an toàn cho cộng đồng.
  • Cứu hộ và cứu trợ: Lính cứu hỏa không chỉ giúp cứu hỏa mà còn tham gia vào các hoạt động cứu trợ và cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp như tai nạn giao thông, sự cố hóa chất, hoặc thiên tai. Họ cung cấp sự giúp đỡ và hỗ trợ người dân trong những thời điểm khó khăn.
  • An toàn và phòng cháy chữa cháy: Lính cứu hỏa đóng vai trò quan trọng trong việc tập huấn và đào tạo về an toàn cháy nổ cho cộng đồng. Họ cung cấp thông tin và hướng dẫn về cách phòng cháy, sử dụng thiết bị chữa cháy, và kế hoạch sơ tán, giúp người dân hiểu và thực hiện các biện pháp an toàn.
  • Đào tạo và tuyên truyền: Lính cứu hỏa thường tham gia vào việc đào tạo và tuyên truyền về an toàn cháy nổ trong các trường học, cơ quan và cộng đồng. Họ giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng của mọi người trong việc đối phó với nguy cơ cháy nổ.
  • Nghiên cứu và phát triển: Lính cứu hỏa cũng tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ, thiết bị và kỹ thuật mới trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả của công việc.

Sưu tầm và chia sẻ cho bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Về Phòng Cháy Chữa Cháy 🍀 Thơ, Câu Nói Hay

Những Câu Nói Hay Về Lính Cứu Hỏa

Dưới đây là những câu nói hay về lính cứu hỏa, những người hùng thầm lặng bảo vệ cộng đồng:

  • Họ không chỉ chống lại lửa, họ còn chống lại nỗi sợ của chính mình.
  • Anh hùng không phải lúc nào cũng mặc áo choàng, đôi khi họ mặc đồ bảo hộ.
  • Ngọn lửa có thể thiêu đốt nhà cửa, nhưng không bao giờ thiêu đốt tinh thần của lính cứu hỏa.
  • Sự dũng cảm không phải là không sợ, mà là chiến đấu dù có sợ hãi.
  • Họ là những người giữ lửa trong tim và dập lửa bằng tay.
  • Lính cứu hỏa không bao giờ nghỉ, vì lửa không bao giờ biết đến ngày lễ.
  • Khi bạn ngủ yên, họ thức giấc, sẵn sàng chiến đấu với mọi nguy hiểm.
  • Lính cứu hỏa: Những người anh hùng thực sự, không cần bất kỳ sự công nhận nào.
  • Sứ mệnh của lính cứu hỏa: sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm để bảo vệ mọi người.
  • Dưới lớp áo lính cứu hỏa là trái tim của sự hy sinh và lòng can đảm.
  • Dù là ngày hay đêm, lính cứu hỏa luôn sẵn sàng khi cần thiết.
  • Lính cứu hỏa là những người không ngừng nghỉ, không biết sợ hãi, và luôn sẵn lòng hi sinh cho người khác.
  • Họ là những người lính cứu hỏa, nhưng trong trái tim của chúng ta, họ là những vị thần cứu mạng.

Các Bài Thơ Về Lính Cứu Hỏa Hay Nhất

SCR.VN dành tặng các bài thơ về lính cứu hỏa hay nhất để cùng tri ân về lực lượng PCCC.

Thơ tình của người lính cứu hỏa
Tác giả: Nguyễn Trí Công

Trong “trận chiến” chinh phục trái tim em
Kế hoạch anh xây dựng phương án mềm
Xác định giữa tim em là… gốc lửa
Tấn công thẳng và … thổi cháy bùng thêm!!!

Chỉ huy tiên phong khối óc dẫn đường
Nhanh chóng, khẩn trương tiếp cận hiện trường
Trinh sát ý bằng giác quan thứ sáu
Triển khai đội hình “nỗi nhớ, niềm thương”.

Không có xe thang, xe nước, xe bồn
Làm mát môi em nồng cháy nụ hôn
Và dĩ nhiên không hậu cần tiếp ứng
Chỉ có một mình với những dại khôn!

Chuông kéo hồi dài tỉnh giấc mơ hoa
Nhựa sống căng đầy tích tụ ngày qua
Cháy ở đâu hay tình anh bỏng khát?!
Đang cận kề mà bỗng chốc ngàn xa.

Trăng đêm này đang tỏa sáng ngoài sân
Giữa thực và mơ em vẫn trong ngần
Soi sáng tim anh từng trong “chiến trận”
Em ở rất xa mà cũng thật gần…

Tình phòng cháy
Tác giả: Lê Dũng

Chiếc xe màu đỏ thường khởi hành mỗi sáng,
Chở bao tải, thang tre, gàu vẩy, phuy, xăng.
Chúng tôi bảo đùa, đây đoàn xiếc nhân dân,
Mang khói lửa đến phố phường làm ảo thuật.

Gặp gỡ ngày đầu, giới thiệu về phương châm, tính chất
Pháp lệnh, chủ trương, đường lối Đảng ta,
Vì hạnh phúc nhân dân, vì an ninh tổ quốc,
Ý thức PCCC phổ cập đến mọi nhà.

Cô bé dân phòng mắt mơ nhìn gió nhẹ,
Một thoáng mây bay, nắng mới lung linh,
Suy nghĩ gì đây qua mấy ngày học tập?
Một chút riêng tư muối mặn nghĩa tình.

Mới hôm qua em biết gì đội ngũ
Nào đứng, ngồi, trái, phải, quay sau,
Tập hợp dọc ngang nghiêm chỉnh từ đầu,
Tưởng lòng em chừng đổi màu quân sự.

Khẩn trương nào, thang cá nhân chiến đấu!
Chắc bậc 3 – 5 nghiêng phía trước xông lên,
Tay nọ, chân kia nhịp nhàng con mối,
Động tác an toàn, em nhớ không quên.

Lửa cháy phuy xăng em gấp nhanh bao tải,
Nhúng nước ướt đều, vững chãi niềm tin,
Chân trái kề phuy, đứng trên chiều gió,
Tung bao khỏi đầu,chân phải bước lên.

Tay em quen nắng mưa những ngày làm thủy lợi,
Nay tập cầm gàu chữa cháy nhà cao,
Tình yêu quê hương cháy lòng em rực lửa,
Tay gàu, tay thuyền đúng tư thế bước mau.

Giờ giải lao, em thích nhìn đôi ủng chúng tôi,
Mũ tai bèo nghiêng chúm chím môi cười,
Uống ngụm nước trà, mồ hôi tuôn đổ
Tinh nghịch em đùa: “rét mướt” quá thầy ơi!

Tạm biệt nhau chiều hội thao tổng kết,
Vẫy tay chào phút cuối chia xa,
Tình dân phòng chỉ vài ngày gặp gỡ,
Thương em nhiều, đêm với gậy tuần tra.

Vì sao da anh đen?
Sưu tầm

Da anh đen vì sao em nhỉ?
Có phải chăng xấu xí đời anh.
Nhưng em ơi…Trong huấn luyện trưởng thành
Nắng đã nhuộm màu da anh đen ấy.
Vào những ngày trời xanh nắng cháy
Gió thổi mây bay anh tránh nắng làm sao?

Nhưng em ơi điều đó rất tự hào
Da anh đen để em hông đôi má
Để xóm làng đường phố đẹp tươi
Để ấm no hạnh phúc cho mọi người
Dù đen nữa nhưng anh ko hề tiếc
Có những kẻ mặt hoa da phấn.

Lao động lười,công tác quan liêu
Anh tin rằng: Kẻ đó không ai yêu
Sống như thế trở thành vô vị
Còn anh đen là đen chân lý
Do những ngày huấn luyện vinh quang
Đảng cần đến “Anh sẵn sàng hy sinh”
Đem sức trẻ dâng mình cho Tổ Quốc.

Thơ về người chiến sĩ PCCC
Sưu tầm

Em tự hào nói với anh
Em yêu anh người lính cứu hoả
Dù anh không dành cho em thời gian trọn vẹn
Nhưng anh đã tặng cho em một trái tim chân thành.

Trái tim anh – em biết
Có những con người
Những mái nhà
Những cánh rừng
Anh cùng đồng đội quên mình cứu thoát
Cứu khỏi tay lửa thần hung ác
Mang lại màu xanh cho đất nước quê hương.

Em rất vui khi nhận được một ít bụi tàn
Của trận cháy đêm qua anh vừa dập tắt
Em biết mọi người đều nhìn anh thán phục
Khen chàng lính cứu hoả biết hy sinh quên mình.

Em biết có những đứa trẻ nhìn anh đầy mơ ước
Lớn lên chúng sẽ được giống như anh
Những chàng trai lao vào lửa mà không sợ hiểm nguy
Những anh hùng bình dị đang sống giữa đời thường.

Em biết có rất nhiều người trên mảnh đất quê hương
Cũng giống như anh đang ngày đêm trăn trở
Cầu mong sao hung thần không cháy nữa
Để khắp phương trời rộn khắp tiếng cười vui.

Nhiều bạn đọc tìm kiếm 🌹 Thơ Chủ Đề Nghề Nghiệp 🌹 Nét Đẹp Đời Sống Lao Động [43+ Bài Thơ Hay

Chùm Thơ Về Lính Cứu Hỏa Mầm Non Ngắn Gọn

Dưới đây là chùm thơ về lính cứu hỏa ngắn gọn hay nhất dành cho học sinh mầm non:

Xe chữa cháy
Tác giả: Phạm Hổ

Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố

Nhà nào bốc lửa
Tôi dập tắt ngay
Ai gọi “chữa cháy”
“Có… ngay! Có… ngay!”

Chú lính cứu hỏa
Sưu tầm

Tôi lính cứu hỏa
Ở đâu có cháy
Tôi có mặt ngay
Phun nước liền tay
Dập liền đám cháy!

Cách ứng phó với cháy nổ
Sưu tầm

Gặp hỏa hoạn
Bé đừng sợ hãi
Nghe hướng dẫn
Và chạy thật nhanh
Hãy gọi điện
Báo xe chữa cháy
Nói rõ địa chỉ
Và tình hình.

Vè chữa cháy
Sưu tầm

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè chữa cháy
Nếu bé thấy lửa
Hô to “Cháy rồi”
Gọi 114
Cứu hỏa đến thôi.

Nếu bé thấy cháy
Ở cửa ra vào
Chăn ướt chùm nào
Chạy ra ngoài nhé!

Nếu bé ở trên
Tòa nhà cháy dưới
Bé ơi hãy nhớ
Thang máy chớ dùng!

Nếu cháy trong phòng
Bé nhớ nghe không,
Khăn ướt bịt mũi
Bò men theo tường.

Nếu áo bé cháy
Nằm ngay xuống đất,
Lăn cho lửa tắt
Bé nhớ chưa nào.

Chia sẻ cho bạn 🔥 Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam 🔥 Sưu Tầm Kho 100 Câu Hay Nhất

15+ Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa

Đón đọc top 15+ bài viết hay về lính cứu hỏa được SCR.VN chia sẻ dưới đây:

Bài Viết Về Lính Cứu Hỏa Hay

Nghề nào cũng có khó khăn, vất vả bởi đặc thù riêng của từng công việc. Vào những ngày Tết, nhiều người vẫn thầm lặng thực hiện nhiệm vụ của mình. Với lính cứu hỏa, nhiệm vụ còn nặng nề hơn, bởi không chỉ Tết, mà quanh năm, họ vẫn luôn đối đầu với “giặc lửa”.

Ở hầu hết các vụ cháy, những người lính cứu hỏa phải chấp nhận những rủi ro, nguy hiểm trực chờ. Biết rằng có thể bị thương hoặc hy sinh tính mạng, nhưng với họ, khi đã vào nghề, là chấp nhận sự hy sinh, gian khổ.

Khi một vụ cháy xảy ra, ai ai cũng chỉ muốn thoát ra khỏi đó, chỉ có họ, những người lính cứu hỏa, là lao vào đám cháy, cố gắng hết sức để cứu người, cứu tài sản cho nhân dân.

Năm 2022 vừa qua chứng kiến không ít những vụ cháy lớn để lại nhiều hậu quả cả về tài sản và con người. Có thể kể đến vụ cháy quán karaoke tại TP Phú An, tỉnh Bình Dương khiến 32 người thiệt mạng; hay vụ cháy quán karaoke tại Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội khiến 3 chiến sĩ PCCC hy sinh.

Ai cũng biết nghề Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (PCCC&CNCH) là một nghề nguy hiểm và nặng nhọc. Họ, những người lính cứu hỏa phải “trực chiến” 24/24 và cả 7 ngày trong tuần, 12 tháng trong năm. Đây là công việc đòi hỏi phải có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần thép và có sự phối hợp ăn ý bởi lính cứu hoả phải luôn làm việc theo nhóm.

Gắn bó về nghề lính cứu hỏa là hình ảnh các anh chiến đấu với những đám cháy dữ dội, đòi hỏi sự linh hoạt cũng như đoàn kết trong chiến đấu. Không như lý thuyết, không như diễn tập, trên thực tế, không có vụ cháy nào giống vụ cháy nào nên người lính cứu hoả vừa cần vững chuyên môn, vừa phải giỏi ứng biến, xử lý.

Hiện nay, khi đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ cũng gây không ít khó khăn cho công tác PCCC&CNCH, nhất là khi những vụ cháy xảy ra trong giờ cao điểm, hoặc tại các khu phố cũ, khu dân cư nằm trong ngõ hẹp v.v… khiến xe chữa cháy không thể tiếp cận.

Đến với nghề lính PCCC, nhiều chiến sĩ vẫn chia sẻ, đó là “người không chọn nghề, mà đó là nghề chọn người”. Nhưng điều đó không quan trọng, tuy gian khổ nhưng họ luôn tự hào khi được là chiến sĩ cảnh sát PCCC trong sự tin yêu, gắn bó của người dân.

Nghề PCCC được ví như “cứu cái còn trong cái mất, lao vào những nơi nguy hiểm nhất khi mọi người chạy ra ngoài”.

Luôn luôn phải đối mặt giữa cái sống và chết, bản thân những người lính cứu hỏa, họ luôn rèn luyện một tâm lý thật vững vàng, một sức khỏe tốt nhất để đối mặt với hiểm nguy trong các tình huống nguy cấp với quyết tâm cứu người, cứu tài sản, chữa cháy.

Bài Viết Hay Nhất Về Lính Cứu Hỏa

Những người lính cứu hỏa và nhiệm vụ của những chiến sỹ Cảnh sát PCCC và CNCH rất gian khổ, nguy hiểm, nhưng cũng rất đỗi tự hào. Họ đã không quản hiểm nguy, dũng cảm xông vào “biển lửa” với quyết tâm bằng mọi giá giành giật sự bình yên cho những người gặp nạn…

Với những người lính cứu hỏa, công tác ứng trực, sẵn sàng chiến đấu luôn trong trạng thái cao nhất. Tuy nhiên, tâm trí họ luôn đau đáu mong ca trực của mình sẽ im tiếng kẻng báo động. Bởi mỗi vụ cháy, cho dù nhỏ hay lớn đều mang lại tổn thất về tài sản, đe dọa tính mạng, sức khỏe con người.

Thời gian qua, mọi người dân hằn nhớ như in hình ảnh ấn tượng về người lính cứu hỏa mặt mũi nhọ nhem, trên lưng cõng nạn nhân băng ra từ trong “biển lửa”. Rồi hình ảnh chiến sỹ cứu hỏa đứng trên thang cứu các em nhỏ, trong những vụ hỏa hoạn xảy ra tại các tòa nhà cao tầng.

Nhưng có thể làm rung động con tim nhiều nhất là hình ảnh người lính cứu hỏa mồ hôi thấm đẫm bộ quần áo bảo hộ, mặt mũi lấm lem khói bụi cõng một thanh niên vội vã lao từ trong đám cháy mịt mù khói lửa ra ngoài để đồng đội sơ cứu, rồi lại nhanh chóng chuyển nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu… Tất cả những hình ảnh ấy đã tô đẹp thêm lòng quả cảm của người lính cứu hỏa, dũng cảm sẵn sàng vì nhân dân phục vụ.

Lòng dũng cảm và sự mưu trí của những người lính cứu hỏa là sức mạnh vô song mỗi khi thấy nạn nhân đối mặt với hiểm nguy. Bởi trong đám cháy, để cứu được nạn nhân thì thời gian đối với người lính cứu hỏa chỉ được phép tính bằng giây…

Hy sinh vì người khác là đức tính của những người lính cứu hỏa. Trong “biển lửa”, nếu không phải bởi trách nhiệm và sự hy sinh vì người khác, họ sẽ không thể có sự quên mình, vượt qua nguy hiểm đe dọa đến tính mạng dũng cảm lao vào đám lửa cháy ngùn ngụt với khói độc bao trùm.

Đối với người lính cứu hỏa, chỉ cần nghe thấy một tiếng tri hô “có người mắc kẹt bên trong đám cháy…” là lòng dũng cảm và trách nhiệm vượt lên trên hết, quyết tâm giành giật lấy mạng sống con người trước lưỡi hái của tử thần.

Sau mỗi vụ cháy, những chiến sỹ cứu hỏa đều trở thành ân nhân, cứu tinh của các nạn nhân song tâm niệm của họ luôn cho rằng: đó là trách nhiệm cao cả mà bất cứ người chiến sỹ cứu hỏa nào cũng đều có hành động xuất phát từ trái tim nhân hậu, tình yêu thương con người, hun đúc thêm cho lòng dũng cảm để quyết tâm lao vào “biển lửa”…

Đón đọc ngay 🌹 Slogan Hay Về Cuộc Sống 🌹 Những Câu Slogan Độc, Bứt Phá Nhất

Bài Viết Về Lính Cứu Hỏa Ngắn Hay

Trong các vụ hỏa hoạn, khi người người tìm mọi cách thoát thân khỏi đám cháy thì Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ lại bất chấp hiểm nguy, lao vào đám cháy để cứu người.

Khi có sự cố hỏa hoạn, mắc kẹt thang máy hay tai nạn giao thông…, dù bất kể nơi nào có người dân gặp nạn, nơi đó luôn có Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) sẵn sàng xông pha tuyến đầu.

Phòng cháy chữa cháy là công việc nguy hiểm. Môi trường làm việc của họ bị bủa vây bởi nhiệt độ cao từ đám cháy, khói khí độc, hay những nguy cơ luôn thường trực trên đầu như nguy cơ sập đổ, những vụ nổ bất ngờ từ hiện trường.

Thế nhưng, vượt lên những hiểm nguy đó những người lính cứu hỏa luôn có sự bền bỉ và một quyết tâm cứu người. Họ luôn tâm niệm rằng mỗi sự nỗ lực của họ là thêm một sinh mạng được cứu sống, là niềm vui, hạnh phúc của mỗi gia đình. họ chính là những anh hùng.

Những người lính cứu hỏa luôn được người dân tin yêu gọi là “anh hùng”. Bởi ở họ, luôn hiện hữu tinh thần sẵn sàng chiến đấu, anh dũng không màng những hy sinh, mất mát.

Đối với những chiến sĩ cứu hoả, mỗi lần tiếng chuông báo động vang lên là một lần các anh lại đối mặt với hiểm nguy, chạy đua với thời gian, giành giật từng mạng sống của người dân, sự sống – còn của bản thân cùng đồng đội.

Tuy cuộc sống của họ luôn đối mặt với nguy hiểm và áp lực, nhưng trong trái tim, họ vẫn giữ lửa hồng của lòng nhân ái và sự hy sinh. Mỗi người lính cứu hỏa đều là một tấm gương sáng sủa của lòng can đảm và tình nguyện, luôn sẵn lòng dâng hiến mọi thứ cho người khác.

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Ngắn Gọn

Nặng nhọc, nguy hiểm luôn tiềm ẩn, song những người lính cứu hỏa luôn có mặt ngay từ đầu để cứu hộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Mỗi lần thực hiện nhiệm vụ là một lần hiểm nguy mà chỉ cần sơ suất một chút, cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu nạn, cứu hộ có thể là nạn nhân.

Ở những vụ cháy, không người lính cứu hỏa nào biết trước được trong ngôi nhà, trong công trình bị cháy đang chứa đựng những gì. Đáng sợ là khi bình gas, bình xăng, thùng đựng hóa chất phát nổ dưới sức nóng cao của lửa. Một tình huống thường xuyên xảy ra trong các vụ cháy nhưng khó đối phó là khi kết cấu của các công trình bị cháy rơi xuống hoặc đổ sập.

Do vậy, khi tham gia cứu nạn, cứu hộ ở các vụ cháy, ngoài chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, đòi hỏi người lính cứu hỏa phải có khả năng phán đoán, cảnh giác cao độ để vừa dập lửa hiệu quả vừa tránh được thương tích… Song cho dù đã hết sức cẩn thận và được trang bị bảo hộ, nhưng vẫn khó tránh khỏi tai nạn, thương tích đáng tiếc xảy ra.

Ngoài những hiểm nguy trên, không ít lần cán bộ, chiến sĩ PCCC-CNCH đối mặt với tình huống giữa sự sống và cái chết, giữa trách nhiệm và tình yêu nghề để rồi cuối cùng chọn sự hiểm nguy, quên mình hoàn thành nhiệm vụ.

Nghề PCCC-CNCH mặc dù nặng nhọc, nguy hiểm, áp lực là vậy nhưng các anh không nản chí, ngày đêm làm việc hết mình với một chữ tâm.

Chính vì thế mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tập luyện tổng hợp, “đa năng”, từ chữa cháy, bơi, lặn, chạy, nhảy, leo trèo, khuân vác, cõng, cáng, học cách sơ cấp cứu… và học cả cách trấn an, thuyết phục đối tượng, nạn nhân, người nhà nạn nhân ở mọi tình huống.

Tập luyện với cường độ cao, liên tục khó tránh khỏi tai nạn, thương tích, song lính cứu hỏa xác định đó chính là sự tôi luyện về chuyên môn, nghiệp vụ để sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách…

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” – trong bất cứ trường hợp nào xảy ra, những người lính cứu hỏa luôn dặn lòng “Cứu tính mạng và tài sản của nhân dân là trên hết”.

Cùng với những bài viết hay về lính cứu hỏa, có thể bạn sẽ cần 🌹 Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội 🌹 Hay Nhất

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Ngắn Nhất

Nghề nào cũng có những vinh quang riêng, song với những cán bộ, chiến sỹ phòng cháy, chữa cháy (PCCC), họ có rất nhiều nỗi niềm mà ít được ai chia sẻ.

Vì chẳng ai dại dột lao vào một đám cháy nên sẽ rất ít người hình dung ra bên trong đó – nơi những người lính cứu hoả liều mình làm nhiệm vụ, sẽ như thế nào. Những đám cháy dân sự trong các toà nhà thường có rất nhiều khói đen, lấp đầy không gian theo 2 hướng (từ dưới lên và từ trên xuống).

Khói đặc đến mức không thể nhìn thấy gì, mùi vật liệu cháy nồng nặc, bụi tro bám thành lớp dày trên nền nhà đến mức phải bò mới có thể không trượt ngã, bụi có thể nhiều đến mức tối hôm đó về có thể sẽ đau họng, vài ngày sau vẫn ho ra những gợn đen.

Bình dưỡng khí đủ để thở 15 phút trong điều kiện bình thường. Nhưng trong điều kiện làm việc của lính cứu hoả, có khi lượng khí trong bình chỉ dùng được từ 5-10 phút, thường xuyên trao đổi với nhau bằng kí hiệu, mọi thao tác phải nhanh chóng, tính toán chính xác để tiết kiệm thời gian, bởi sự sống, cái chết chỉ cách nhau trong tích tắc…

Nếu những đám cháy dân sự là muôn hình vạn trạng thì sự vất vả khi dập lửa cháy rừng dễ hình dung hơn nhiều. Đối mặt với những ngọn lửa khổng lồ vần vũ trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí trong nhiều ngày trời, lính cứu hoả chỉ có thể trang bị cho mình những bảo hộ đơn giản nhất.

Còn trong những vụ cháy rừng, điều đáng sợ nhất là gió đổi hướng. Rất nhiều trường hợp người dân bị lửa táp vào người khi gió đột ngột thổi lửa theo hướng ngược lại. Ngoài ra, dập cháy rừng thường rất mất sức vì làm việc lâu trong điều kiện khắc nghiệt, địa hình phức tạp, các đám cháy lại diễn ra với mật độ dày trong mùa nắng nóng.

Với những cống hiến thầm lặng, người lính cứu hoả chính là những anh hùng thực sự của chúng ta, người luôn đem lại ánh sáng và hy vọng cho cộng đồng, người đã chọn con đường của trách nhiệm và sự hy sinh vì tất cả chúng ta.

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Tiêu Biểu

Tình trạng cháy nổ, tai nạn giao thông và thảm họa thiên nhiên diễn ra ngày càng phức tạp và thường xuyên. Đó là lý do tại sao vai trò của lính cứu hỏa trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Họ không chỉ đối mặt với nguy hiểm từ ngọn lửa mà còn phải đối diện với những môi trường độc hại và thời tiết khắc nghiệt.

Lính cứu hỏa thường phải làm việc với tâm thế sẵn sàng trực chiến, đảm bảo có mặt kịp thời khi vừa xảy ra sự cố. Lính cứu hỏa gần như phải “lên ca” thường xuyên, do phải trực đủ đầu xe và khép kín 24/24 giờ để lúc nào cũng có thể hoạt động hết công suất.

“Giành cái còn lại trong cái mất”, đó là câu “tuyên ngôn” khi nói đến lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và được xem là công việc hằng ngày của người lính PCCC. Các đội cứu hỏa phải tuân thủ kỹ càng quy trình an toàn, sẵn lòng đặt mạng sống vào mối nguy hiểm để bảo vệ cộng đồng.

Sự can đảm của những người lính cứu hỏa không chỉ dừng lại ở việc đối mặt với ngọn lửa hoặc những tình huống khẩn cấp mà còn phải chịu đựng tinh thần và tâm lý khi chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng và thương tâm.

Những cuộc cứu hỏa thành công không thể thiếu sự hợp tác và đồng lòng giữa các thành viên trong đội, khi cùng nhau vượt qua khó khăn, đối phó với những tình huống không ngờ. Lính cứu hỏa – những chiến binh chống cháy nổi tiếng với tinh thần đồng đội, can đảm và sự hy sinh cao cả. Đằng sau những bộ quân phục chống cháy là những người hùng vô danh luôn sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ cộng đồng.

Một thực tế phũ phàng là không phải lúc nào ra quân, những người lính cứu hỏa cũng giành chiến thắng.

Đầu tháng 8/2022, sau 9 giờ chiến đấu với giặc lửa ở quán karaoke trên phố Quan Hoa (Hà Nội), với tinh thần dũng cảm, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, 3 cán bộ đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Cầu Giấy gồm Trung tá Đặng Anh Quân, Trung úy Đỗ Đức Việt, Binh nhì Nguyễn Đình Phúc đã triển khai tổ chức chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, hướng dẫn, đưa 8 người ra ngoài an toàn.

Sau đó, các cán bộ, chiến sĩ quay lại, tiếp tục tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Khi nhóm lên tới tầng 4 thì cầu thang bị sập, làm đứt đường vòi chữa cháy. Trần nhà bất ngờ sập xuống, đè vào người khiến 3 người hy sinh…

Cứu hỏa không phải chỉ là một công việc thông thường mà là một niềm đam mê, trách nhiệm và tận tụy. Mỗi ngày đối mặt với những tình huống nguy hiểm và phức tạp nhưng họ không chùn bước. Cháy rừng hoành hành, đám cháy bùng phát trong các tòa nhà cao tầng hay tai nạn giao thông nghiêm trọng… lính cứu hỏa luôn đối mặt với những thách thức đáng sợ này để giữ an toàn cho cộng đồng.

Sự can đảm và quyết tâm không biết mệt mỏi của những người lính cứu hỏa đã giải cứu nhiều sinh mạng và tài sản quý giá. Công việc của lính cứu hỏa không chỉ dừng lại ở việc dập tắt đám cháy.

Họ còn tham gia cứu hộ trong các trường hợp tổn thương và thảm họa tự nhiên. Họ tận tâm cứu hộ trong những trận lụt lớn, động đất kinh hoàng và các vụ tai nạn khó đoán trước. Đôi khi, họ phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ, hồi hộp không biết điều gì đang chờ đợi.

Ngoài công việc chuyên môn, người lính cứu hỏa còn thường xuyên tham gia các chương trình giáo dục cộng đồng về phòng cháy và chữa cháy, giúp người dân hiểu rõ hơn về nguy cơ và cách ứng phó với tình huống cháy nổ. Họ là những người hùng thầm lặng, không chỉ cứu người khỏi cơn biến cố mà còn giúp đỡ cộng đồng tự bảo vệ mình.

Nhìn những người lính trong bộ đồ chống cháy, ta thấy đằng sau ánh mắt kiên định là tâm hồn nhân ái và tình yêu thương vô điều kiện dành cho cộng đồng.

Lính cứu hỏa – họ là những người không bao giờ từ bỏ, không bao giờ chùn chân và không bao giờ quên đạo lý của sự hi sinh. Công việc của họ không đơn giản là làm việc mà đó là trách nhiệm cao cả với cuộc sống và sự an toàn của người dân. Hãy trân trọng và ghi nhớ sự hy sinh và cống hiến của những người lính PCCC, đó chính là những người hùng thầm lặng trong cuộc sống.

Tham khảo 1001 mẫu 🎀 Dẫn Chứng Nghị Luận Xã Hội 🎀 bên cạnh những bài viết hay về lính cứu hỏa

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Chọn Lọc

Chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn là một nghề vô cùng khó khăn, phức tạp và luôn luôn đối mặt với những hiểm nguy. Những hiểm nguy đó là nhiệt độ cao từ đám cháy; là khói độc, khí độc sinh ra từ đám cháy có thể tác động đến bộ phận hô hấp.

Hiểm nguy đó còn là nguy cơ sập đổ kết cấu xây dựng trong căn nhà, công trình đang xảy ra cháy hoặc sự cố nổ những phương tiện, thiết bị trong khu vực cháy mà lực lượng cảnh sát phòng cháy chưa có thông tin cụ thể khi tiếp cận…

Qua vụ việc 3 chiến sỹ hy sinh trong vụ cháy vừa qua, với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nói riêng và Công an nhân dân nói chung, đây sẽ là những bài học về việc cần phải nâng cao hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sỹ để cán bộ, chiến sỹ có năng lực tốt hơn, phán đoán tốt hơn và có thể thực hiện nhiệm vụ một cách chuẩn xác hơn nữa để giảm thiểu tai nạn rủi ro.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, của Chính phủ, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã được trang bị phương tiện, thiết bị cá nhân khá tốt nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ thực hiện vụ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, đa số cán bộ, chiến sỹ vẫn mang trang phục bảo hộ thông thường.

Còn những trang phục bảo hộ chuyên dụng để giúp có thể đi sâu vào đám cháy dưới sự tác động của nhiệt ở khoảng 200 đến 300 độ C trong thời gian dài thì hiện nay không nhiều. Chính vì vậy mà có những yếu tố nguy hiểm liên quan đến lửa và những tác động khác thì đội ngũ cán bộ, chiến sỹ vẫn đang phải đối mặt.

Có lẽ chúng ta rất khó có thể dùng lời đánh giá được hết. Cán bộ, chiến sỹ cảnh sát chữa cháy luôn ý thức được sẽ đối mặt với nhiều yếu tố vô cùng nguy hiểm, bất ngờ đối với tính mạng của mình nhưng họ luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng xả thân.

Chỉ nghe thông tin có người, có tài sản hay nguy cơ dẫn đến chết người trong căn hộ xảy ra cháy hoặc cơ sở đang có những mối nguy hiểm khác nữa thì cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy không bao giờ nề hà. Anh em luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Anh em cũng luôn nghĩ đến việc bảo đảm an toàn cho mình, song những yếu tố bất ngờ luôn xảy ra và ngoài dự kiến của cán bộ, chiến sỹ.

Đối với các đám cháy thì người trong khu vực sự cố đó luôn chạy ra ngoài, còn lực lượng chữa cháy lại đi sâu vào bên trong để tìm kiếm, cứu người còn đang mắc kẹt trong đám cháy, hoặc cứu tài sản hoặc để ngăn chặn nguy cơ có thể dẫn đến sự cố lớn hơn, gây thiệt hại lớn hơn trong một phạm vi rộng hơn, gây ra những hậu quả khôn lường.

Để phòng chống cháy nổ, mỗi người dân cần phải tự chủ động trong việc rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn cho chính bản thân mình. Khi xảy ra sự cố thì có thể tự cứu được mình và người thân.

Để làm được việc đó, hộ dân cần phải chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy; thường xuyên nghe những khuyến cáo của lực lượng chức năng để kiểm soát những yếu tố an toàn trong căn hộ của mình, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố cháy, nổ.

Nếu không may xảy ra cháy, nổ thì bình tĩnh, chủ động dập lửa và thoát nạn theo phương án đã được quy ước trong gia đình. Mỗi gia đình đều phải có một phương án thoát nạn trong các tình huống khẩn cấp. Có như vậy thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ cháy nổ cũng như giảm thiểu số lượng người bị nạn.

Ngoài ra, mỗi người dân cũng như mỗi người chủ gia đình hoặc những người lao động trong các cơ sở, các công trình, xí nghiệp cần biết rõ trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng cháy, chữa cháy để khi xảy ra tình huống cháy, nổ có thể xử lý được ngay từ giai đoạn ban đầu để giảm thiểu nguy cơ lan rộng của đám cháy và sự cố tai nạn.

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Đặc Sắc

Tại nghĩa trăng Mintinskoe ở Mosow có một bức tượng đài được dựng lên để tri ân những người lính cứu hỏa. Một người đàn ông đang dang cánh tay của mình che chắn cho thành phố Mosow trong vụ nổ thảm khốc Chernoby. Trên thế giới có lẽ đây là bức tượng đài duy nhất về những người lính cứu hỏa, cứu nạn cứu hộ – những người hùng thầm lặng trong bão lửa, những con nguời được tôi luyện đúng nghĩa “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

Nếu bạn hỏi những cậu bé con: ai là người dũng cảm nhất? Các cậu sẽ trả lời: người dũng cảm nhất là những người lính cứu hỏa.

Lính cứu hỏa, một trong những người lính kiên cường, gan dạ và dũng cảm nhất, được huấn luyện đặc biệt để dập tắt nhanh chóng những đám cháy. Họ sẵn sàng quên đi bản thân mình đề giữ gìn bình yên cho cuộc sống của nhân dân.

Hình ảnh các đồng chí cứu hỏa trang phục cứu hỏa đặc trưng với bộ quần áo xanh tím than với những sọc phản quang xanh nõn chuối, chiếc mũ bảo hộ màu cam che nửa đầu và có kính, không thể thiếu là đôi ủng cao su màu đen cổ cao đến đầu gối là hình ảnh thân thương vô cùng.

Trên mặt trận bình yên này, trong cuộc sống đang yên ả trôi qua những ngày này, có lẽ bạn không hình dung được sự hi sinh âm thầm của những người lính cứu hỏa, cứu nạn cứu hộ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các đồng chí ấy cũng có mặt để cứu hộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước, của nhân dân.

Mỗi vụ cháy, mỗi vụ tai nạn luôn là những thách thức với sự mưu trí, dũng cảm, sáng tạo của người lính PCCC – CNCH: chạy đua với thời gian, chạy đua với tử thẩn để giữ lấy tính mạng, tài sản của dân; kể cả đưa những thi thể về với gia đình, quê hương, Tổ quốc.

Không người lính cứu hỏa nào biết trong mỗi ngôi nhà lửa đang ngùn ngụt kia tiềm ẩn những hiểm họa nào: là những bình ga, bình xăng, thùng dầu, hay hóa chất; hay trong cơn thịnh nộ của bà hỏa, rừng như một cơn lốc lửa sẵn sàng thiêu cháy bất cứ ai lại gần nó.

Khi người dân tìm mọi cách để thoát khỏi hỏa hoạn thì những chiến sĩ PCCC- CNCH lại không màng hi sinh, gian khổ, nỗ lực hết mình đề chiến đấu. Đối mặt với tử thần, sẵn sàng hi sinh, quên mình vì nhiệm vụ, người lính PCCC- CNCH đã dựng nên bức tượng đài trong lòng nhân dân.

Không chỉ biết chữa cháy, mà cả biết bơi, lặn, leo trèo, khuân vác, cỏng cáng…; các cách sơ cứu, cả cách trấn an…kỹ năng nào người lính PCCC- CNCH cũng phải nhuần nhuyễn. Không chỉ cứu hỏa, cứu nạn, ngay cả những tài sản nhỏ nhất của người dân các anh cũng hết lòng đảm bảo. Một con vật nhỏ bé, một đồ chơi yêu thích của em nhỏ.

Xúc động làm sao hình ảnh các anh đầm đìa mồ hôi, lấm lem khói bụi đang ôm trong lòng một con mèo nhỏ. Hay hình ảnh hai anh lính cứu hỏa sau khi hoàn thành nhiệm vụ đang ngồi nhai bánh mì, gói mì tôm với khuôn mặt rạng ngời; sự cảm thông, chia sẻ với gia đình của nạn nhân… Vẻ đẹp ấy của các anh đã tô thắm thêm vẻ đẹp, truyền thống của người chiến sĩ cảnh sát: Vì nức quên thân, vì dân phục vụ.

Ở thì ít, đi thì nhiều, cả sự nghiệp là những ngày trực và chiến đầu kéo dài; là khi tiếng còi hú lên thì đến bát cơm ăn dở cũng đặt xuống; là cái nghề chạy vào giữa muôn người chạy ra của đòi hỏi các anh lòng dũng cảm, sự quên mình. Nếu có sợ hãi cũng không được sợ, phải dặn lòng mà quên đi. Nghề các anh là nghề nguy hiểm nhất trên thế giới, nghề của các anh chính là đi giành lại sự sống cho nhân dân ngay trước mặt tử thần.

Lớn lên từ dân, quên mình vì dân, bảo vệ tính mạng, tài sản, cuộc sống của dân, người lính cứu hỏa đang ngày càng gắn bó mật thiết với dân. Các anh đã đi vào trong giấc mơ của bao em nhỏ, nuôi dưỡng bao ước mơ về tương lai. Các anh là bình yên của mỗi mái nhà, điểm tựa, hi vọng của bao con người trong hoạn nạn.

“Các vết bỏng, thương tích như trầy da, đứt, xước tay, chân xảy ra thường xuyên nên hầu như chẳng ai nhớ đến. Các vết thương cứ thế chồng lên nhau trên thân thể người lính cứu hỏa, cứu nạn cứu hộ. Bất kể ngày đêm, bất kể hiểm nguy, chúng tôi luôn trong tư thế chiến đấu với “giặc lửa” để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân…”.

Lời tâm sự của một đội trưởng đội PCCC- CNCH đã khiến ta thêm cảm phục,biết ơn những người lính cứu họa, cứu nạn.

Xin được nghiêng mình tri ân những anh hùng thầm lặng đã hi sinh, đã đánh đổi sự sống của mình cho người dân được sống

Xin được vô cùng biết ơn các chiến sĩ trên mặt trận cứu hỏa, cứu nạn đang ngày đêm canh bình yên cho nhân dân.

Nhân dân, Tổ Quốc biết ơn các anh bằng cả tấm lòng!

Ngoài bài viết hay về lính cứu hỏa, bạn đọc đừng bỏ qua 💖 Slogan Tình Nguyện Hay Nhất 💖

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Ý Nghĩa

Chúng ta đang sống trong thời bình, song vẫn còn đó rất nhiều sự hi sinh, mất mát của những người lính cứu hoả – những chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH khi xả thân cứu người trong ranh giới gang tấc giữa sự sống và cái chết. Dẫu biết rằng hiểm nguy, phải đánh đổi bằng cả tính mạng nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn một niềm tin và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân…

Mỗi lần thực hiện nhiệm vụ là một lần hiểm nguy, bởi chỉ cần sơ suất một chút là những người lính cứu hoả có thể trở thành nạn nhân nhưng họ vẫn xả thân, vẫn lăn lộn với cái nghề “người ta lao ra còn mình lao vào”.

Họ băng mình qua “biển lửa” cứu người bị nạn, cứu tài sản; lặn lội trong mưa gió cứu giúp bà con vùng lũ, ngâm mình dưới nước lạnh để tìm kiếm thi thể của nạn nhân, những hình ảnh ấy đã tô thắm thêm trang sử vàng của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.

Những lần tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ mới thấy được những sự mất mát, đau thương, điều ấy càng thôi thúc các anh – những người lính chữa cháy sẵn sàng lao vào biển lửa để cứu những cái còn trong cái mất.

Mọi người hay gọi các anh là “anh hùng”, là “thiên thần” bởi chỉ có những “thiên thần” mới dám đánh cược cả tính mạng, cuộc sống của chính mình để lao vào hiểm nguy, cứu người, cứu của không nề hà, do dự; nhưng thực ra những “thiên thần” ấy cũng là da thịt, máu mủ, là con người.

Các anh cũng có những người mẹ lo lắng khi con lên đường làm nhiệm vụ, các anh cũng có những người vợ mong ngóng các anh về ăn bữa cơm chiều và cũng có những người con mong được bố bế ẵm, chơi đùa.

Để cứu người, cứu tài sản không ít chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH đã hi sinh ở độ tuổi mười chín, đôi mươi khi sức trẻ còn phơi phới, các anh đã truyền tiếp những “ngọn lửa” ân tình và khát vọng sống cho đời bằng tất cả tinh thần trách nhiệm, lòng quả cảm với nghề nghiệp. Chấp nhận đời lính cứu hỏa nghĩa là chấp nhận sự hi sinh. Các anh phải chấp hành một mệnh lệnh cao hơn cả mệnh lệnh cấp trên, đó chính là “mệnh lệnh trái tim”.

Cuộc chiến với “giặc lửa” và “tử thần” bao giờ cũng gian nan, nhưng những thế hệ cán bộ chiến sĩ lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH sẽ luôn tự hào khi được khoác lên mình màu áo của lực lượng, vững tin với Đảng, tiếp tục phát huy những truyền thống anh hùng của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH – lực lượng thầm lặng đấu tranh vì bình yên cuộc sống.

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Ấn Tượng

Khi một đám cháy xảy ra, hầu hết mọi người đều phải di tản, chạy ra khỏi nơi nguy hiểm. Tuy nhiên, lính cứu hoả lại chạy vào nơi nguy hiểm. Khi thảm hoạ xảy ra, lính cứu hoả là một trong những người có trách nhiệm có mặt đầu tiên tại hiện trường.

Những người lính cứu hoả là những người dũng cảm. Họ đều biết rằng có khả năng mọi chuyện sẽ không đi theo đúng hướng, nhưng họ vẫn bỏ qua điều này và làm nhiệm vụ của mình.

Không chỉ vậy, các nhân viên cứu hỏa đảm bảo rằng tất cả các quy định an toàn đều được kiểm tra để đảm bảo rằng không ai bị thương.

Trong một số trường hợp, hỏa hoạn bắt đầu khi một số hóa chất tiếp xúc với nhau hoặc khi dây dẫn điện quá nóng. Có sáu loại đám cháy được biết đến. Một số bao gồm khí, chất lỏng, kim loại và dầu. Mỗi loại yêu cầu một cách tiếp cận khác nhau và lính cứu hỏa tùy thuộc vào việc giải mã loại đám cháy mà họ đang đối phó.

Sau khi dập tắt ngọn lửa, lực lượng cứu hỏa được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân. Họ khám phá ra điểm khởi đầu của đám cháy bằng cách sử dụng kiến ​​thức về đám cháy và kỹ năng suy luận. Họ sử dụng kiến ​​thức khoa học của mình về hóa học, vật lý và kỹ thuật để suy ra địa điểm và thời điểm đám cháy bắt đầu. Bên cạnh việc xác định chính xác nguồn gốc, nhân viên cứu hỏa cũng có thể xác định xem đám cháy là do tai nạn hay do phá hoại.

Ngay cả khi bạn còn nhỏ, luôn có một người bạn trong lớp hoặc một người bạn muốn trở thành lính cứu hỏa khi họ lớn lên. Lính cứu hỏa là người truyền cảm hứng. Mỗi ngày họ phải đối mặt với những nguy hiểm mới và mỗi ngày họ đều tìm cách khắc phục chúng.

Lính cứu hoả ném mình ra khỏi cửa sổ, chạy qua các tòa nhà đang cháy và cứu mọi người ra khỏi ô tô. Những người lính cứu hỏa nhìn thấy và trải nghiệm những điều ảnh hưởng đến họ cả về tinh thần và thể chất. Mặc dù vậy, họ vẫn tiếp tục làm những gì họ làm.

Trở thành một nhân viên cứu hỏa không chỉ có nghĩa là chiến đấu với những ngọn lửa. Lính cứu hỏa còn cứu người. Cho dù bạn bị thương, mắc kẹt trong ô tô hay mắc kẹt trong tòa nhà, các nhân viên cứu hỏa đều có mặt để giúp đỡ. Họ thậm chí đóng vai trò là nhân viên y tế cấp cứu trong một số tình huống. Lính cứu hỏa chăm sóc người bệnh và người bị thương. Họ còn giải cứu thú cưng…

Lực lượng cứu hỏa cũng làm việc để ngăn chặn những đám cháy trong tương lai có thể xảy ra. Họ cài đặt hệ thống báo cháy, tạo ra các quy định về phòng cháy, chữa cháy, dạy trẻ em về an toàn cháy nổ. Các nhân viên cứu hỏa làm việc không biết mệt mỏi để đảm bảo rằng cộng đồng của họ được chăm sóc. Bởi vì trở thành một lính cứu hỏa không phải là vì vinh quang hay tiền bạc, mà là về việc bạn có thể thay đổi bao nhiêu cuộc đời.

Giới thiệu cho bạn 💝 Ca Dao Tục Ngữ Tiếng Anh Hay 💝 84+ Câu Tục Ngữ Việt Nam Ý Nghĩa

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Độc Đáo

Dũng cảm, khéo léo băng mình qua “biển” lửa cứu người bị nạn, cứu tài sản; lặn lội trong mưa gió giúp đỡ người dân trong các đợt bão lũ; ngâm mình dưới đáy hồ sâu buốt lạnh suốt ngày đêm tìm kiếm thi thể nạn nhân là công việc của người lính phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Nhiều khi, họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, thậm chí là đánh đổi cả mạng sống vì bình yên, hạnh phúc của Nhân dân… Nhưng dòng nhiệt huyết luôn sôi sục trong huyết quản của mỗi người lính cứu hỏa, cứu nạn, cứu hộ, sẵn sàng hy sinh thân mình.

Mỗi vụ cháy, mỗi vụ tai nạn là một “cuộc chiến” với diễn biến hoàn toàn khác nhau, thách thức sự mưu trí, dũng cảm, sáng tạo của người chỉ huy, chiến sĩ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH). Họ thường xuyên đối mặt với nhiều vụ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đuối nước, cứu người từ hỏa hoạn, cứu người muốn quyên sinh…

Nhưng dù ở tình huống nào vẫn luôn phải chạy đua với thời gian, bằng mọi cách cứu người, cứu tài sản. Trong trường hợp nạn nhân tử vong, phải tích cực tìm kiếm thi thể nhanh nhất để người thân họ bớt đau lòng.

Nhiệm vụ công tác đặc thù đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ CNCH phải có thể lực tốt, tinh thông nghiệp vụ, triển khai lực lượng, phương tiện nhuần nhuyễn nhằm bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi cho việc cứu người, tài sản và khắc phục những sự cố xảy ra.

Muốn làm tốt, điều quan trọng nhất là ý thức, ý chí, sự rèn luyện và luôn xác định rõ “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, các chiến sĩ cảnh sát PCCC&CNCH hôm nay không ngừng tôi luyện để trưởng thành. Dù gian nan vất vả, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng, song trong tim mỗi người vẫn không ngừng sáng lên ngọn lửa yêu nghề.

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Thu Hút

Hỏa hoạn, tai nạn giao thông, mắc kẹt thang máy… nơi nào có người dân gặp nạn, nơi đó có những người lính Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ sẵn sàng xông pha tuyến đầu.

Những người lính cứu hỏa vẫn được nhân dân tin yêu gọi bằng hai tiếng “anh hùng”. Ở họ, luôn hiện hữu tinh thần sẵn sàng chiến đấu, anh dũng không màng hy sinh, mất mát. Với họ, giữa thời bình vẫn diễn ra những cuộc chiến khốc liệt.

Không chỉ dập lửa, mà các nhiệm vụ hỗ trợ khác như: Kẹt thang máy, ngã ao, tai nạn giao thông… những sự cố không ai ca ngợi, không ai hay biết, cũng là trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ PCCC&CNCH.

Mỗi khi có người dân lâm vào cảnh nguy hiểm các chiến sĩ PCCC&CNCH sẽ xông lên tuyến đầu. Sự bền bỉ, kiên trì trong thầm lặng của họ đã làm nên những anh hùng thực sự.

Hà Nội, những ngày đầu tháng 10/2023, dưới chân Tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” người dân lặng lẽ xếp những bó hoa tươi thay lời tri ân gửi tới 3 chiến sĩ Cảnh sát PCCC& CNCH Hà Nội đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.

Ai cũng nghẹn ngào nhớ lại vụ cháy khốc liệt tại quán karaoke ở quận Cầu Giấy ngày 1/8/2022. Tại hiện trường vụ cháy, Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt và Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc, những cán bộ, chiến sĩ của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Cầu Giấy (Công an TP Hà Nội), đã không quản hiểm nguy, hướng dẫn 8 người dân thoát khỏi hiện trường khói lửa.

Khi quay trở lại hiện trường, tiếp tục tìm người mắc kẹt thì các vật liệu ngôi nhà sập xuống cầu thang bộ, khiến cả 3 cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Trước đó, một vài tiếng, chính các anh đã giải cứu thành công 2 người khác tại đám cháy gần đó.

Các anh đã anh dũng hy sinh, để lại sự tiếc thương và cảm phục trong lòng người dân cả nước. Cùng với Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt và Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc, những tấm gương dũng cảm quên mình của rất nhiều chiến sĩ PCCC&CHCN mãi được người dân khắc ghi.

Đứng trước ranh giới sống – còn, người chiến sĩ cứu hỏa không bao giờ có lựa chọn nào khác ngoài mệnh lệnh từ chính trái tim và lòng quả cảm. Mỗi một chiến sĩ ngã xuống, là sự mất mát của toàn lực lượng.

Trở thành anh hùng của biết bao người, nhưng khi trở về với cuộc sống đời thường, lính cứu hỏa cũng chỉ là những thanh niên bình dị với nỗi niềm riêng. Có những người vì không muốn gia đình lo lắng nên lựa chọn giấu kín mỗi khi đi làm nhiệm vụ; có người lại chẳng dám nghĩ đến chuyện tìm cho mình một nửa còn lại vì hiểu rằng, làm hậu phương của lính cứu hỏa sẽ phải dũng cảm hơn rất nhiều.

Người hùng trong bão lửa đã đã xông pha vì sự sống của người khác mà quên cả bản thân mình và hạnh phúc cá nhân. Dường như với họ, có một kiểu hạnh phúc khác. Hạnh phúc của người mang sứ mệnh giữ gìn bình yên cho mọi mái nhà.

Bạn đọc có cơ hội nhận free 🎉 Acc VIP Miễn Phí 🎉 Nhận Nick Free MỚI NHẤT

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Truyền Cảm Hứng

Một mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng mỗi lần xung trận họ dường như có thể đón nhận sự hy sinh bất cứ lúc nào. Cái nghề mà người ta chạy ra để tránh khỏi ngọn lửa hung tàn, còn các anh thì chạy vào để cứu người, cứu tài sản.

Những người lính Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ luôn dũng cảm, không quản tính mạng, bất chấp mọi hiểm nguy lao vào dập lửa, cứu tài sản, cứu người bị nạn. Sự hi sinh thầm lặng ấy cao đẹp như phẩm chất “vàng” của người chiến sĩ chữa cháy luôn tỏa sáng trước ngọn lửa, góp phần bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.

Có một câu chuyện xúc động được chia sẻ trên facebook của những người lính cứu hỏa. Tại đây, đã có hàng trăm lượt commet động viên, chia sẻ và hơn hết họ hiểu hơn về công việc của người lính phòng cháy. Một cô gái tâm sự: “Trong ngày nghỉ người yêu là lính phòng cháy đến dự sinh nhật của cô. Trong bữa tiệc ấm cúng chỉ có hai người, bất ngờ chàng trai nhận được điện thoại từ đơn vị…

Hôm đó, xảy ra cháy tại một căn nhà của người đàn bà nghèo bán xăng lẻ cháy. Cháy ngay cửa ra vào, không có lối thoát. Người lính cứu hỏa lao vào cứu được người mẹ, nhưng khi ra đến ngoài, chị ta cứ đòi lao vào lửa chết theo đứa con. Chị nói còn đứa nhỏ 6 tuổi trong nhà, vì khói nhiều quá… Lửa cháy dữ dội, nhà sắp sụp, mọi người can ngăn nhưng chàng trai vẫn quyết định vào cứu đứa bé. Ngôi nhà đang cháy đổ lên người lính cứu hỏa…”.

Câu chuyện này phần nào đã phản ánh được rõ nét về công việc nguy hiểm của những người lính cảnh sát chữa cháy, cứu nạn cứu hộ ngày đêm đối mặt với “giặc lửa”. Trong công tác và chiến đấu, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC CHCN) đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, quên mình bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân.

Hình ảnh của những người lính cứu hỏa chìm trong biển lửa, xả thân chữa cháy, bất chấp ngọn lửa bén lên người để khống chế, dập lửa trong vụ cháy cây xăng trên phố Trần Hưng Đạo đã khiến mọi người vô cùng xúc động và cảm phục trước sự dũng cảm hi sinh quên mình của các anh.

Hay như vụ hỏa hoạn xảy ra vào ngày 12/7/2014, ngọn lửa phát xuất từ tầng 4 rồi lan nhanh xuống tầng 3 của tiệm mỹ phẩm số 35 đường Lý Thái Tổ (Đà Nẵng) gây cháy lớn. Ngọn lửa kèm những tiếng nổ lớn vang lên khiến nhiều người hoảng sợ. Ngoài bộ phận giữ dây dẫn nước, nhiều mũi lính cứu hỏa đeo mặt nạ tiếp cận đám cháy từ nhiều hướng.

Phía trong căn nhà, ở tầng 1 và tầng 2 là những bình mỹ phẩm bị vỡ, tỏa khí nồng nặc, nằm ngổn ngang khắp lối đi. Ở tầng 3 và 4 là khói và khí độc. Do tiếp xúc lâu với khí độc nên nhiều lính cứu hỏa bị nôn mửa. Dù được đeo mặt nạ dưỡng khí nhưng một lính cứu hỏa bị ngất xỉu và được đồng đội sơ cứu tại chỗ.

Mỗi khi chuông điện thoại reo, tiếng kẻng, tiếng còi… tiếng xe lao vun vút trong đêm, là lúc họ đang ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Có khi họ kết thúc công việc khi mọi người đang say nồng giấc ngủ, dù mệt nhoài nhưng nụ cười của người lính cứu hỏa vẫn luôn nở trên môi.

Đối với những người lính cứu hỏa dường như họ không có khái niệm về thời gian. “Giặc lửa” có thể bùng phát bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Qua thống kê của Cục Cảnh sát PCCC CNCH năm 2014, xảy ra 2.357 vụ cháy (2.025 vụ cháy tại các cơ sở nhà dân, phương tiện giao thông và 350 vụ cháy rừng). Thiệt hại do cháy gây ra làm chết 90 người, bị thương 143 người, thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 1.307,078 tỷ đồng và 1.352 ha rừng. Trong đó có 31 vụ cháy lớn, gây thiệt hại tài sản 907,801 tỷ đồng.

Để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy nổ gây ra, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành chức năng tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật PCCC. Chú trọng việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và người đứng đầu đơn vị cơ sở trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC.

Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và người đứng đầu đơn vị cơ sở trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia công tác PCCC, hình thành thế trận toàn dân PCCC.

Xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng, đặc biệt là ở những cơ sở, địa bàn trọng điểm có nhiều nguy cơ xảy ra cháy, góp phần đấu tranh ngăn chặn nguy cơ cháy, cháy lớn và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra…

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Lan Toả

Họ không phải là lực lượng Cảnh Sát biển với những phương tiện, tàu thuyền hiện đại hoạt động trên vùng biển rộng lớn của Tổ Quốc. Những người lính Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an Đà Nẵng vẫn thường xuyên tham gia vào hoạt động PCCC trên những vùng biển gần sát đất liền, trong những âu tàu, trên những cửa biển hay luồng lạch. Với nhiệm vụ đó, họ phải đối mặt với những hiểm nguy cùng cực mà ít người biết đến.

Đà Nẵng là thành phố biển, nơi hàng chục ngàn con tàu của các ngư dân khắp các tỉnh miền Trung tìm đến neo đậu, chưa kể có tới hàng trăm du thuyền trên sông, cùng với đó là rất nhiều ghe xuồng nhỏ hoạt động trên mặt nước. Những năm qua, đã có rất nhiều vụ hỏa hoạn trên mặt nước, trên mặt biển gần bờ xảy ra, và lực lượng PCCC&CNCH được huy động ứng cứu kịp thời.

Liên tiếp có những vụ cháy tàu cá trên biển, trên cảng cá chỉ trong năm 2022. Khi nhận được tin báo từ những vụ cháy tàu như thế, đối với lính cứu hỏa, thời gian còn quý hơn vàng, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác chữa cháy.

Đám lửa bốc lên từ những con tàu với số lượng xăng dầu bên trong là vô cùng nguy hiểm. Tiếng lửa nổ giòn, tiếng la hét âm vang cùng muôn vàn ngọn lửa rọi xuống mặt nước tưởng chừng dòng nước chung quanh con tàu bốc cháy đang sôi lên sùng sục.

Những cán bộ chiến sỹ PCCC cùng với tàu chữa cháy, ca nô có lắp máy bơm chữa cháy chuyên dụng và máy hút khói độc vây quanh con tàu gặp nạn. Những chiến sỹ cầm lăng phun nước chiến đấu với ngọn lửa. Dòng nước áp lực cao có thể phun xa đến 75 mét phun thẳng vào ngọn lửa bốc cao ngùn ngụt.

Cùng lúc bọt foam là hỗn hợp đặc trị cháy xăng dầu, được bắn vào boong tàu tạo lớp cách ly oxy để chặn đứng ngọn lửa. Vừa chữa cháy vừa làm mát, những người lính cứu hỏa thay nhau quần thảo giữa “đám giặc lửa”.

Khi ngọn lửa từ từ lịm dần, cán bộ chỉ huy liền hạ lệnh áp sát và các chiến sĩ đồng loạt trèo lên con tàu bị nạn để dập tắt những mồi lửa cuối cùng. Trên con tàu cháy, cabin và mặt boong tàu đầy nước và trên người, trên áo của các chiến sỹ PCCC cũng đẫm nước và bọt foam. Nhưng niềm vui đó là những con tàu đã được cứu thoát kịp thời, không bị nổ hoặc chìm xuống nước.

Những lượng xăng dầu còn lại trong khoang chứa được hút đưa sang tàu khác, ngăn chặn nguy cơ xăng tràn ra ngoài có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cả một khu vực nước rộng lớn hoặc tàu bị cháy trở lại khi một góc nào đó lửa than còn âm ỉ… Đó là công việc của những người lính cứu hỏa chiến đấu với giặc lửa trên mặt nước. Đầy hiểm nguy mà vẫn dũng mãnh kiên cường.

Có những vụ cháy tàu cá, tàu du lịch xảy ra thời gian qua, và lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH luôn là lực lượng tiên phong xung kích vào nơi biển lửa. Và trong lực lượng ấy, có những người từng tham gia dập lửa hàng chục vụ cháy tàu cá lớn trên sông, trên biển. Có lẽ đối với nhiều người, việc cứu nạn, cứu hộ khi một ai đó gặp sự cố là công việc thường ngày của cán bộ đội PCCC&CNCH.

Khi hỏa hoạn xảy ra, trong lúc mọi người tìm cách chạy thoát ra ngoài thì họ lại lao vào chiến đấu với “giặc lửa”. Những ngọn lửa bùng lên thiêu đốt tài sản, đe dọa tính mạng của người dân. Chỉ nhanh chậm vài phút, thậm chí vài giây có thể mọi thứ còn lại chỉ là đám tro tàn.

Phòng cháy, chữa cháy trên đất liền đã vô cùng vất vả, nhưng những người lính PCCC trên mặt nước lại càng bội phần khó khăn. Giữa những con tàu chòng chành trên mặt nước, người lính rất ít điểm tựa để ôm vòi phun nước, không có không gian để xoay xở cũng như tự thoát thân khi những bình xăng dầu trên tàu cá phát nổ.

Không chỉ thế, trên tàu cá thường có rất nhiều vật dụng rất dễ bắt lửa như các loại bình gas mini, hay bình gas 12kg dùng để nấu ăn dài ngày trên biển, cùng những vật liệu dễ cháy nổ khác trong thân tàu.

Trong vụ khống chế cháy tàu cá vào tháng 10 vừa qua tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), hình ảnh người chiến sỹ cảnh sát PCCC ôm bình gas đang bốc cháy từ trên tàu cá lao mình xuống nước để dập lửa và làm nguội bình gas đã khiến nhiều người cảm kích. Đó không chỉ là hình ảnh của sự dũng cảm, hết lòng vì công việc, hết lòng bảo vệ tài sản của người dân, mà còn là sự minh chứng của nhiệt huyết, của những trái tim mang lửa.

Đó chỉ là một trong rất nhiều những hình ảnh đẹp và đầy dũng cảm của người lính cảnh sát PCCC. Với chiến sỹ làm công tác PCCC&CNCH, đó không đơn thuần là trách nhiệm mà với họ đã xem người bị nạn và tài sản của nhân dân như người thân trong gia đình và hết lòng cứu giúp.

Trong tất cả những lần đi chữa cháy các tàu cá, tàu du lịch…, những người lính đều cố gắng giữ lấy tài sản cho nhân dân. Những tàu cá có giá trị vài trăm triệu, tới cả chục tỷ đồng. Đó không chỉ là tài sản của chủ tàu, còn là kế sinh nhai của nhiều người, là nguồn sống của nhiều gia đình ngư phủ đi đánh cá. Chính vì hiểu được điều ấy, tất cả những người lính đều làm hết sức mình để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, dù là nhỏ nhất.

Tình quân và dân không nằm ở đâu xa mà chính trong trái tim, ánh mắt của những người trong cuộc mỗi khi họ nhìn và cảm nhận về nhau, của những chủ tàu khi cứu được tài sản, của những cán bộ chiến sỹ PCCC khi hoàn thành nhiệm vụ và giữ lại được tài sản cho người dân.

Cuộc đời của một người lính PCCC phải trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm nhưng họ coi thường chúng. Chỉ cần có hiệu lệnh là tất cả vội vã lên đường. Cũng vì công việc mà biết bao chàng trai phải lỗi hẹn với người yêu, biết bao người con về muộn trong ngày sinh nhật mẹ, biết bao người cha đành xin lỗi cậu con trai vì lỡ hẹn đi chơi khi tiếng kẻng hiệu lệnh vang lên.

Còn nhớ, 3 người lính cứu hoả của Thủ đô đã anh dũng hy sinh khi dập lửa, cứu nhiều người trong tháng 8 vừa qua đã khiến cả triệu người xúc động và biết ơn.

Đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cái tâm của những người lính PCCC&CNCH. Không phải những người lính ấy sợ hiểm nguy, sợ không đủ bản lĩnh để đương đầu với khó khăn, sợ gian khổ mà họ sợ mình đến không kịp lúc, sợ rằng nơi nào đó người dân đang gặp nguy hiểm, sợ khi xuất xe trên đường đi làm nhiệm vụ bị gặp phải trở ngại.

Ngoài niềm vui khi dập tắt nhanh đám cháy, cứu được tính mạng và tài sản của nhân dân thì người lính chữa cháy còn nhiều tâm tư. Nhiều đồng chí đã tâm sự rằng có những vụ cháy khi lực lượng đến hiện trường thì lửa đã lan rộng, thiệt hại về người và tài sản là điều khó tránh. Nhưng một số người dân không hiểu lại tỏ ý trách móc.

Và sau mỗi vụ cháy, mọi người chỉ lo thống kê các con số thiệt hại, chứ ít khi quan tâm đến những người chiến đấu quên mình khống chế ngọn lửa để giành lại của cải và tính mạng cho người dân.

Vất vả, nguy hiểm là vậy nhưng khi nói về mình, người lính PCCC&CNCH lại hết sức khiêm nhường. Bởi với họ, đó là nhiệm vụ, mà đã là nhiệm vụ thì trong hoàn cảnh nào cũng phải hoàn thành một cách tốt nhất.

Và đó cũng là cách những người lính thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng Cảnh sát PCCC: “Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ trong bất kỳ tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và Nhân dân”.

Lời dặn của Người cũng chính là mệnh lệnh chiến đấu của các chiến sỹ Cảnh sát PCCC&CNCH. Cứ thế, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, những cái ôm của người dân dành cho người lính PCCC, đó là hình ảnh thay cho ngàn vạn lời nói…

Nhanh tay nhận quà siêu hot ☀️ Thẻ Cào 50k Miễn Phí ☀️ Card ĐT 50k Viettel Vina Mobi Free

Bài Viết Hay Về Lính Cứu Hỏa Điểm Cao

Luôn xuất hiện ở những nơi nguy hiểm, bình tĩnh xử lí các tình huống bất chợt trước bãi lửa, sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình để chữa cháy, cứu người bị nạn và cứu tài sản cho nhân dân. Họ chính là những chiến sĩ cảnh sát PCCC luôn có mặt kịp thời nơi có “bà hỏa tới thăm”.

Đối với những người lính cứu hỏa, nỗi sợ lớn nhất không phải “giặc lửa” mà là không cứu được những nạn nhân trong biển lửa hiểm nguy.

Cứ mỗi khi tiếng chuông báo hiệu vang lên là những người chiến sĩ cứu hỏa lại vội vã lên xe, di chuyển thật nhanh đến địa điểm xảy ra đám cháy. Đối với họ, nỗi sợ lớn nhất không phải “giặc lửa” mà là không cứu được những nạn nhân trong biển lửa hiểm nguy.

Cảnh sát PCCC là thế đó bất kể là lúc nào đêm hay ngày, đang ăn hay đang ngủ hễ nghe thấy tiếng kẻng hiệu lệnh là phải vùng dậy chạy thật nhanh ra xe phóng đến nơi có cháy xảy ra. Ở chỗ đám cháy người ta chạy tránh đi, còn lính cứu hoả lại chạy đến trực tiếp đối mặt với ngọn lửa bởi càng gần với ngọn lửa thì hiệu quả chữa cháy càng cao.

Lính cứu hoả cần phải nhanh chóng dập tắt ngay, không để lửa cháy lớn, cháy lan, gây thiệt hại nhiều hơn cho con người và tài sản. Làm nghề này vui cũng lắm nhưng buồn cũng nhiều. Vui vì giành được “cái còn lại trong cái mất” song cũng buồn vì ý thức của nhiều người dân chưa được tốt, họ coi số máy báo cháy 114 như thứ để trêu đùa dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười.

Có người gọi đến chỉ với mục đích trêu đùa, người gọi đến bằng sim rác báo cháy làm ảnh hưởng đến nghẽn tắc thông tin. Nhiều nguồn tin báo cháy khẩn cấp có địa chỉ hẳn hoi khiến Phòng phải huy động lực lượng đến nhưng đến nơi lại không hề có cháy.

Làm nghề cứu hỏa có lúc vất vả có lúc thảnh thơi bởi có khi cả tuần không có vụ hỏa hoạn nào xảy ra nhưng cũng có ngày cháy dồn dập. Có khi đi chữa cháy về ướt như chuột lột nhưng không dám giặt quần áo vì nhỡ có cháy nữa thì không biết lấy gì mà mặc. Vất vả là thế song anh em vẫn luôn yêu nghề.

Nghề cứu hỏa được coi là một trong những nghề nguy hiểm, mặc dù đã được trang bị quần áo bảo hộ song phần lớn lính cứu hỏa đều mắc bệnh viêm xoang do hút phải khói bụi. Nghề nghiệp khắc nghiệt là thế, vậy mà đôi khi chỉ vì những hành vi thiếu văn hóa của một số người khiến họ phải rớt nước mắt bởi những cuộc báo cháy muộn bởi đường dây bị nghẽn do những cuộc gọi trêu đùa vào số máy 114.

Được coi là nghề nguy hiểm, nhiều rủi ro, những người lính cứu hỏa không chỉ áp lực về mặt thời gian mà còn phải đánh đổi nhiều thứ. Họ không ai khác chính là những người anh hùng thầm lặng, sẵn sàng hy sinh cho mọi người và xứng đáng được tôn vinh.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm 🎁 Slogan Tiếng Anh Hay 🎁 127+ Câu Hay, Ngắn Gọn, Chất Như Nước Cất

Viết một bình luận