Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội ❤️️ 39+ Mẫu Dàn Bài Ngắn Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Trọn Bộ Tư Liệu Tham Khảo Hữu Ích Giúp Bạn Học Tốt Ngữ Văn.
Cách Làm Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ
Tham khảo hướng dẫn các bước dưới đây để nắm được cách làm dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ cụ thể nhất.
👉 Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài
- Cần đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài
- Từ đó được đề yêu cầu nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng của đời sống.
👉 Bước 2: Lập dàn ý
- Ghi lại những ý tưởng cho bài viết, tránh quên ý, bỏ sót ý.
- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.
- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.
👉 Bước 3: Viết bài
- Dựa trên những luận điểm chính đã xây dựng trong phần dàn ý, các em có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để bài văn có sức hấp dẫn, thuyết phục với người đọc, các em cần chú ý những điểm sau:
- Tạo ra sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.
- Đưa vào những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế, khách quan.
- Lập luận chặt chẽ, cô đọng
- Cần đưa vào những quan điểm, đánh giá của bản thân (đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán…)
- Chỉ ra bài học trong nhận thức và kêu gọi hành động.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Cách Làm Bài Nghị Luận Về Một Sự Việc Hiện Tượng Đời Sống 🌼 Hay Nhất
Nghị Luận Xã Hội Dàn Ý Hay Nhất – Mẫu 1
Tham khảo tài liệu văn nghị luận xã hội dàn ý hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
b. Thân bài
*Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề
- Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.
- Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).
- Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
*Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
- Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?).
- Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.
- Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.
*Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác).
- Dẫn chứng minh họa (nên lấy những tấm gương có thật trong đời sống).
- Rút ra bài học nhận thức và hành động
- Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.
- Áp dụng vào thực tiễn đời sống.
c. Kết bài
- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.
- Mở ra hướng suy nghĩ mới.
Chia sẻ 🌹 Cách Viết Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ 🌹 Hay Nhất
Dàn Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Ngắn Nhất – Mẫu 2
Dàn bài văn nghị luận xã hội ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
b. Thân bài:
- Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng
- Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
- Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)
- Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)
c. Kết bài
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân
Dàn Bài Làm Văn Nghị Luận Xã Hội Chi Tiết – Mẫu 3
Mẫu dàn bài làm văn nghị luận xã hội chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
1.Mở bài
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
2.Thân bài
–Giải thích hiện tượng đời sống
- Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
- Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.
–Bàn luận về hiện tượng đời sống
- Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
- Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
- Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
– Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống
- Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
3.Kết bài
- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Lớp 8 – Mẫu 4
Chia sẻ dưới đây dàn ý nghị luận xã hội lớp 8 để các em học sinh cùng tham khảo:
1.Mở bài:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
2.Thân bài:
- Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)
- Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).
- Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề)
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.
- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.
3.Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Lớp 9 – Mẫu 5
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội lớp 9 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được định hướng làm bài cụ thể.
1.Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Khái quát ý nghĩa của vấn đề
2.Thân bài:
a. Luận điểm 1: Giải thích vấn đề
- Làm rõ ý nghĩa câu nói, vấn đề nghị luận
- Giải thích vấn đề
b. Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh vấn đề nghị luận, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
- Vì sao tác giả khẳng định như thế?
- Lấy dẫn chứng để chúng minh vấn đề
c. Luận điểm 3: Bài học rút ra
- Bài học phù hợp trong thời điểm hiện tại
- Liên hệ bản thân ngưới viết.
3.Kết bài:
- Khẳng định vai trò của vấn đề nghị luận
- Trình bày suy nghĩ cá nhân
Mời bạn đón đọc 🌜 Viết Đoạn Văn 200 Chữ 🌜 Cách Viết & 24 Bài Văn Hay Nhất
Dàn Bài Nghị Luận Xã Hội Lớp 10 – Mẫu 6
Tham khảo dàn bài nghị luận xã hội lớp 10 dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.
1.Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.
2.Thân bài
a. Giải thích khái niệm
- Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.
- Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.
- Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.
b. Phân tích
- Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)
- Làm rõ cho câu nói, vấn đề nghị luận.
c. Chứng minh
- Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)
- Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.
d. Phản biện: Lật ngược vấn đề
- Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).
- Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)
3.Kết bài
- Bài học nhận thức và phương hướng hành động.
- Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).
- Liên hệ bản thân.
Tìm hiểu nhiều hơn 🌟 Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí 🌟 10 Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Lớp 11 – Mẫu 7
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội lớp 11 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.
I. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận xã hội
II. Thân bài
a. Giải thích (là gì)
- Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào…
- Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì.
- Quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.
b. Phân tích (tại sao)
- Trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp
- Dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục
c. Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào)
- Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề.
- Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
d. Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)
- Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không
- Vấn đề có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.
e. Bài học nhận thức và hành động (tích cực)
- Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…).
- Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tư Tưởng Đạo Lí – Mẫu 8
Tham khảo dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí bằng sơ đồ tư duy dưới đây giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức.
Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí 🍃 15 Bài Văn Ngắn Hay
Dàn Bài Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Dũng Cảm – Mẫu 9
Tham khảo mẫu dàn bài nghị luận xã hội về lòng dũng cảm dưới đây giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả.
1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người.
- Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
-Định nghĩa:
- Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn.
- Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
-Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng)
- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
b. Mở rộng, liên hệ thực tế:
- Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
- Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
c.. Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống.
- Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện
Gợi ý cho bạn ☔ Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm ☔ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
Dàn Bài Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Thương – Mẫu 10
Mẫu dàn bài nghị luận xã hội về tình yêu thương dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh gợi ý làm bài chi tiết.
1.Mở bài: Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Tình yêu thương của con người trong xã hội hiện nay.
2.Thân bài
*Giải thích: Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.
*Biểu hiện:
- Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.
- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ
- Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.
- Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ…
*Ý nghĩa:
- Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
- Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.
- Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.
*Phản đề: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.
*Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn
3.Kết bài: Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Thương 🌹 16 Bài Hay
Dàn Bài Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Nhân Ái – Mẫu 11
Đón đọc mẫu dàn bài nghị luận xã hội về lòng nhân ái dưới đây với những gợi ý làm bài cụ thể nhất.
I. Mở bài
- Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người.
- Vậy lòng nhân ái đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
II. Thân bài
1.Giải thích: Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.
2.Chứng minh
-Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái?
- Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có.
- Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.
- Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
- Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người.
- Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính.
- Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà là cả nhân loại.
-Dẫn chứng: Nêu ra những con người thể hiện sự yêu thương trong xã hội mà người học biết (thông qua sách báo, truyền hình…).
3.Bình luận
-Phê phán những con người có hành động coi thường, khinh rẻ những người nghèo khó cần được sự giúp đỡ, yêu thương đặc biệt là người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.
-Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng nhân ái:
- Lòng nhân ái chỉ trở thành giá trị đạo đức khi chính nó là một sự hi sinh vị tha. (Đen-bôn)
- Thấy người hoạn nạn thì thương.
Thấy người cùng khổ lại càng thương hơn. - Thương người như thể thương thân. (tục ngữ)
III. Kết bài
- Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
- Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất nhiều.
Gợi ý cho bạn 🌳 Nghị Luận Về Lòng Nhân Ái 🌳 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Sự Vô Cảm – Mẫu 12
Dựa vào dàn ý nghị luận xã hội về sự vô cảm dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục và luận điểm trọng tâm.
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.
- Thân bài
a. Giải thích
- Vô cảm: thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại.
- Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này.
b. Phân tích
-Biểu hiện của người sống vô cảm:
- Lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân mình, thờ ơ với mọi người, mọi thứ xung quanh.
- Người vô cảm là người khó rung động trước hoàn cảnh của người khác, những người này thường không giúp đỡ người khó khăn trước mắt mình, sống với thái độ dửng dưng.
- Người vô cảm thường xa rời với tập thể, tự mình tách biệt, khi gặp khó khăn sẽ khó có được sự giúp đỡ của người khác.
-Tác hại của việc sống vô cảm:
- Tự mình tách biệt với xung quanh, không có sự gắn kết với mọi người, dần dần cảm thấy cô độc.
- Việc không rung cảm, yêu thương, san sẻ và giúp đỡ người xung quanh không những đáng nhận lại chỉ trích mà sẽ bị cả xã hội lên án về lối sống này.
- Người vô cảm sẽ nảy sinh những tính xấu khác: hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân, ích kỉ, nhỏ nhen, dần sẽ trở thành người xấu bị mọi người né tránh.
c. Phản đề
- Trong xã hội vẫn còn có những người sống có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh
- Những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.
- Kết bài
- Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay
- Rút ra bài học cho bản thân.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Nghị Luận Về Sự Vô Cảm 🔥 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Tinh Thần Đoàn Kết – Mẫu 13
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết dưới đây sẽ giúp các em học sinh triển khai bài viết đầy đủ ý.
I. Mở bài: Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.
II. Thân bài
- Giải thích
- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
- Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
- Biểu hiện tình đoàn kết
-Khi có chiến tranh: Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).
-Khi hòa bình
- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.
- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.
- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.
- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.
- Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết
- Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.
- Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.
- Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội.
- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.
- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động
-Làm sao có được sự đoàn kết?
- Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.
- Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.
-Lên án người không có sự đoàn kết:
- Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.
- Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.
III. Kết bài: Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Về Sự Sẻ Chia 🍀 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Yêu Nước – Mẫu 14
Tham khảo mẫu dàn ý nghị luận xã hội về lòng yêu nước dưới đây để nắm được định hướng chi tiết cho bài viết.
I. Mở bài:
- Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ
- Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.
II. Thân bài:
- Giải thích về lòng yêu nước
- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
- Biểu hiện của lòng yêu nước
-Thời kỳ chiến tranh
- Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
- Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
- Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
- Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
- Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
- Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”
-Thời kỳ hòa bình
- Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
- Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
- Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
- Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
- Vai trò của lòng yêu nước
- Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước
- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
III. Kết bài:
- Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
- Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.
Mời bạn tham khảo 🌠 Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước 🌠 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Tình Bạn – Mẫu 15
Tham khảo và vận dụng dàn ý nghị luận xã hội về tình bạn dưới đây để hoàn thành tốt bài viết.
a) Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề: vai trò của tình bạn.
b) Thân bài
*Giải thích thế nào là tình bạn?
- Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta.
- Tình bạn là tình cảm khăng khít giữa hai con người và nó vô cùng quan trọng trong cuộc sống
*Bàn luận
-Biểu hiện của tình bạn đẹp:
- Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng
- Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm
- Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.
- Động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập lẫn cuộc sống.
- Thẳng thắn góp ý, khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.
- Đối xử với nhau chân thành, tin tưởng, không màng vật chất
- Không lừa dối, lợi dụng tình cảm, địa vị của nhau.
- (Đưa ra dẫn chứng minh họa: Tình bạn giữa Bá Nha và Tử Kì, Bác Hồ và bác Tôn,…)
-Ý nghĩa của tình bạn :
- Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.
- Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống
- Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.
-Phản đề:
- Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững.
- Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.
-Bài học nhận thức và hành động:
- Tình bạn là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.
- Để duy trì được tình bạn tốt đẹp lâu dài: Cần biết chọn bạn để chơi
- Học cách yêu thương, quan tâm, bao dung những lỗi lầm, sai sót của nhau
- Sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau.
- Luôn cho đi và không bao giờ ích kỉ trong tình bạn
c) Kết bài
- Khẳng định lại vị trí quan trọng của tình bạn.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Suy Nghĩ Của Em Về Tinh Thần Tự Học 🍀 15 Mẫu Hay
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Hiện Tượng Đời Sống – Mẫu 16
Chia sẻ dưới đây dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống giúp các em học sinh nắm vững kỹ năng làm bài:
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng xã hội cần nghị luận
b. Thân bài: Giải thích ngắn gọn về hiện tượng của đời sống
- Nêu thực trạng của hiện tượng trong đời sống
- Chỉ ra tác động, ảnh hưởng của hiện tượng ấy đối với cuộc sống của con người.
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội đang nghị luận (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan).
- Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.
c. Kết bài: Khái quát về vấn đề đang nghị luận
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống 🌹 15 Bài Hay Nhất
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Mạng Xã Hội – Mẫu 17
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội về mạng xã hội dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định được nội dung trọng tâm cho bài viết.
I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận – việc sử dụng mạng xã hội hiện nay.
II. Thân bài: Nghị luận các khía cạnh về vấn đề mạng xã hội.
-Những hữu ích mà mạng xã hội mang lại:
- Kết nối với bạn bè nhanh chóng
- Giao lưu những người cùng chung đam mê, sở thích
- Lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống
- Nâng cao thu nhập qua việc kinh doanh online
- Giải trí và thực hiện các hoạt động từ thiện
-Những tác hại của việc lạm dụng mạng xã hội:
- Bào mòn từng tế bào thần kinh
- Thông tin rác rưởi, lá cải
- Vấn nạn câu like, đăng hình phản cảm
- Làm nhục qua mạng
- Ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần
-Biện pháp giảm thiểu tình trạng sử dụng mạng xã hội thường xuyên:
- Nhà nước: Đưa ra các biện pháp sử dụng facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên facebook
- Nhà trường: Quan tâm đến học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng facebook một cách có hiệu quả
- Bản thân: Có ý thức đúng đắn khi sử dụng facebook
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận về mạng xã hội và bài học cho bản thân.
Đừng bỏ qua 🔥 Nghị Luận Về Mạng Xã Hội Facebook 🔥 15 Bài Văn Hay Nhất
Dàn Bài Nghị Luận Xã Hội Về Tệ Nạn Xã Hội – Mẫu 18
Tham khảo và triển khai bài viết theo dàn bài nghị luận xã hội về tệ nạn xã hội dưới đây để đạt kết quả cao cho bài viết trên lớp.
1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của tệ nạn với đời sống con người.
2.Thân bài:
a. Giải thích
- Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người.
- Một số tệ nạn đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…
b. Thực trạng
- Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội.
- Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%.
- Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 trong đó có hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống của con người.
c. Nguyên nhân
-Nguyên nhân chủ quan:
- Sự thiếu hiểu biết, lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu.
- Lối sống buông thả, thích hưởng thụ, thiếu tự chủ.
-Nguyên nhân khách quan:
- Do điều kiện, môi trường sống, sự giáo dục: cha mẹ nuông chiều, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo,…
- Sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy.
- Những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại.
d. Tác hại
-Đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội:
- Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức.
- Hủy hoại sức khỏe, cuộc sống: những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV.
- Đối với gia đình: Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
-Đối với xã hội:
- Gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội.
- Cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
e. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
- Nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội là mối nguy hại lớn, cần tích cực đấu tranh loại trừ.
Chia sẻ cùng bạn 🍀 Nghị Luận Về Bạo Lực Gia Đình 🍀 14 Bài Văn Về Bạo Hành Hay Nhất