20+ Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh THCS, Tiểu Học

Tuyển tập và chia sẻ 20+ bài tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT… hay và ý nghĩa nhất.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Tại Sao Cần Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh?

Việc tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh thông qua những bài phát biểu, những hoạt động ngoại khoá là hết sức quan trọng vì nhiều lý do. Cụ thể như sau:

  • Nâng cao nhận thức: Học sinh cần được giáo dục về các quy định và kỹ năng cần thiết để tham gia giao thông an toàn, từ đó giúp phòng tránh tai nạn cho bản thân và cho cộng đồng.
  • Phát triển ý thức tự giác: Tuyên truyền giúp học sinh phát triển ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông, qua đó giảm thiểu vi phạm và tăng cường an toàn cho bản thân và người khác.
  • Giảm thiểu tai nạn giao thông:T ai nạn giao thông có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong, đặc biệt là trong độ tuổi học đường. Tuyên truyền giúp giảm thiểu rủi ro này.
  • Xây dựng văn hóa giao thông: Việc tuyên truyền từ sớm tạo nền tảng cho việc hình thành văn hóa giao thông văn minh, làm cho đường xá trở nên an toàn hơn.
  • Chuẩn bị cho tương lai: Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, việc trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn giao thông sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
  • Hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng: Tuyên truyền cũng giúp học sinh trở thành sứ giả an toàn giao thông, lan tỏa thông điệp đến gia đình và cộng đồng, từ đó tạo ra sự thay đổi tích cực trong toàn xã hội.

Gợi ý cho bạn 🎉 Slogan An Toàn Giao Thông Hay 🎉 bài tuyên truyền an toàn giao thông ý nghĩa

7+ Cách Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Trong Trường Học Hiệu Quả

Để giúp học sinh nhận thức bài bản về tầm quan trọng của an toàn giao thông và hình thành thói quen, ý thức tốt khi tham gia giao thông, bạn có thể áp dụng các phương pháp tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học một cách hiệu quả như sau:

  1. Tổ chức các buổi học ngoại khóa: Các buổi học có thể bao gồm các hoạt động như xem phim, thảo luận nhóm, và các trò chơi giáo dục về an toàn giao thông.
  2. Sử dụng phương tiện truyền thông trực quan: Tạo các pa nô, áp phích, và video tuyên truyền với thông điệp mạnh mẽ và dễ hiểu về an toàn giao thông.
  3. Phát thanh trường học: Đưa thông điệp an toàn giao thông vào chương trình phát thanh hàng ngày của trường qua những bài phát biểu tuyên truyền để tiếp cận học sinh một cách thường xuyên.
  4. Tổ chức các cuộc thi: Cuộc thi vẽ tranh, viết bài luận, hoặc làm video tuyên truyền về an toàn giao thông có thể khuyến khích học sinh tham gia và sáng tạo.
  5. Thực hiện các chiến dịch tình nguyện: Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông bài bản trong trường học, như “Hãy đội mũ bảo hiểm” hoặc “Nói không với rượu bia khi lái xe” để tạo ảnh hưởng trong cộng đồng.
  6. Giáo dục kỹ năng sống: Tích hợp bài tuyên tuyền giáo dục an toàn giao thông vào chương trình kỹ năng sống, giúp học sinh biết cách tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông.
  7. Tổ chức các buổi lễ chào cờ: Sử dụng thời gian chào cờ hàng tuần để chia sẻ bài tuyên truyền, cũng như các thông điệp và cập nhật thông tin về an toàn giao thông.

Nội Dung Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Trong Trường Học

Nội dung chính trong các bài tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học bao gồm:

  • Giáo dục kiến thức: Cung cấp thông tin về các quy định, luật lệ giao thông và hậu quả của việc không tuân thủ.
  • Kỹ năng tham gia giao thông: Dạy học sinh cách đi bộ an toàn, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, và các kỹ năng cần thiết khác.
  • Ý thức tự giác: Khuyến khích học sinh tự giác chấp hành luật giao thông và trở thành tấm gương cho người khác.
  • An toàn cá nhân: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, và không sử dụng điện thoại khi lái xe.
  • Phòng tránh tai nạn: Giáo dục học sinh cách nhận biết và phòng tránh các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
  • Văn hóa giao thông: Xây dựng thái độ tôn trọng và văn minh khi tham gia giao thông, như không lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu và tuân thủ tín hiệu giao thông.
  • Cổng trường an toàn: Triển khai mô hình “Cổng trường an toàn” để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông tại khu vực cổng trường.

SCR.VN chia sẻ 💝 Thông Điệp An Toàn Giao Thông Cho Trẻ Mầm Non 💝 Bài Tuyên Truyền

20+ Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Trong Trường Học Hay Nhất

SCR.VN tổng hợp và chia sẻ dưới đây 20+ bài tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học hay nhất với nhiều nội dung hữu ích được bạn đọc quan tâm:

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Hay Nhất

Tai nạn giao thông đang là vấn đề xã hội nhức nhối mà báo, đài đang hằng ngày, hằng giờ đề cập tới. Nhà nước ta đã thành lập “Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia”. Ở trên các tuyến đường thường có các khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”, “Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông”…

Có nhiều phong trào đã được phát động trên phạm vi cả nước như “Tháng an toàn giao thông”, “Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu”…

Mục đích của những việc làm trên là để giữ gìn sự bình yên cho mỗi người, mỗi nhà. Đây là ý nghĩa nhân văn của pháp luật. Nhưng tai nạn giao thông không những không giảm mà còn gia tăng, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tạo nên gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Vậy nguyên nhân từ đâu?

1- Tình hình vi phạm và tai nạn giao thông.

  • Đối với xe ô tô, vi phạm chủ yếu là: điều khiển phương tiện quá tốc độ, tránh vượt không đúng quy định, sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện; đi không đúng phần đường, chuyển hướng, chuyển làn không đúng quy định; xe ô tô khách chở quá số người quy định, phóng nhanh vượt ẩu, tranh dàh khách, dừng, đỗ, đón, trả khách không đúng quy định; xe ô tô tải chở hàng hoá quá tải, quá khổ, đối phó với lực lượng chức năng; phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy và xe máy điện, các hành vi vi phạm như sau: Chạy quá tóc độ, tránh vượt không đúng quy định, sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện; đi không đúng phần đường, chuyển hướng, chuyển làn không đúng quy định; không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người, sang đường không chú ý quan sát, đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh, thiếu niên, học sinh phổ thông, công nhân tại các khu công nghiệp, nhà máy dọc các tuyến quốc lộ và người tham gia giao thông ở các huyện miền núi dọc tuyến Quốc lộ 45, QL47 và đường Hồ Chí Minh.
  • Ở các ngã tư đường phố người điều khiển xe vẫn vượt đèn đỏ tạo nên xung đột giao thông va chạm rồi gây tai nạn. Thậm chí người gây ra tai nạn không dừng lại để cứu giúp người bị nạn mà lại bỏ chạy. Khi vi phạm an toàn giao thông, được công an giao thông nhắc nhở, không những không chấp hành mà còn chống lại người thi hành công vụ.
  • Bên cạnh những người trực tiếp tham gia giao thông cũng phải nói đến ở nhiều nơi việc lấn chiếm hè phố, lấn chiếm hành lang giao thông để bán hàng, họp chợ khá phổ biến. Việc làm này cũng góp một phần làm mất an toàn giao thông.

Tai nạn giao thông trong những năm gần đây tuy có giảm nhưng chưa vững chắc; tính chất; mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả tiêu cực cho xã hội; trung bình mỗi năm (từ năm 2012 – 2016) trên địa bàn toàn Tỉnh xảy ra 644 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 197 người, bị thường 519 người.

Riêng số vụ tai nạn và va chạm giao thông trung bình mỗi năm trên 04 tuyến: Quốc lộ 1A; QL45, QL47, đường Hồ Chí Minh chiếm 54,9% tổng số tai nạ và va chạm giao thông xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó: Quốc lộ 1A chiếm 29%; QL45chiếm 9,4%; QL47 chiếm 7,4%; đường Hồ Chí Minh chiếm 8,7%.

Nguyên nhân chủ yếu: 23,2% do người điều khiển vi phạm là đường, phần đường; 17,4% do không chú ý qua sát; 13,6% do vi phạm tốc độ; 11,7% do không giữ khoảng cách an toàn; 9,5/5 do chuyển hướng; 9,3% do quy trình thao tác xe; 5,2% do vượt xe và 10,1% là do các nguyên nhân khác.

Phương tiện chủ yếu: Mô tô, xe máy, xe đạp điện chiếm 68,1%; xe ô tô chiếm 28%; phương tiện khác chiếm 3,9%.

Thời gian xảy ra tai nạn giao thông: Theo thống kê Thời gian xảy ra tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm thường chiếm tỷ lệ cao vào các khung giờ có mật độ phương tiện tham gia giao thông dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực là nguyên nhân trực tiếp gây tia nạn giao thông, cụ thể: Từ khung giờ 0-6h chiếm tỷ lệ 4,2%; từ 6-12h chiếm 33,6%; từ 18-24h chiếm 44,5%.

2- Hậu quả của tai nạn giao thông

Hậu quả về mặt xã hội:

  • Tai nạn giao thông (TNGT) là thảm họa hức nhối của toàn xã hội, tước đi sinh mạng, sức khoẻ, tước đi quyền cơ bản là quyền được sống của con người. Những cái chết đột ngột, đau đớn, không nguyên vẹn về thể xác; những bào thai không bao giờ được chào đời, nhiều đám cưới trở thành đám tang, nhiều gia đình tang chồng tang…
  • Hàng trăm, hàng nghìn người bị mất đi một phần cơ thể, chịu những di chứng suốt đời không thể chữa lành được, mất sức lao động, mất cơ hội học tập, mất tương lai.
  • Sau mỗi vụ TNGT để lại nỗi đau khắc khoải trong mỗi gia đình nạn nhân. Bố mẹ mất con, vợ mất chồng, những đứa trẻ bỗng dưng mất đi người cha mẹ, mất đi người chăm sóc và cơ hội được học hành.
  • TNGT không trừ bất kỳ ai, đó có thể là sỹ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, tiến sỹ, kỹ sư… làm cho xã hội bị mất đi những công dân ưu tú, lực lượng mũi nhọn trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.
  • Hậu quả của các vụ TNGT là nỗi lo sợ, bất an của mọi người mỗi khi người thân và bản thân đi ra đường, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đến vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng; ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và du lịch của địa phương.

3- Thiệt hại về kinh tế.

  • Mỗi vụ TNGT gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, do: hư hỏng phương tiên, hư hỏng nhừ cửa, cầu đường, các công trình công cộng, mấy mát tài sản, chi phí cho công tác cứu hộ, cứu nạn, giải quyết ù tắc giao thông, chi phí chăm sóc, hao phí thời gian lao động của người bị tai nạn và người chăm sóc, chi phí bồi thường, chi phí mai táng, chi phí phục vụ điều tra, xét xử, thi hành án các vụ TNGT đặc bịêt nghiêm trọng… Riêng 4 tuyến đường nêu trên, mỗi năm ước tình thiệt hại về TNGT khoảng hơn một trăm tỷ đồng.
  • Có khoảng trên 70% nạn nhân trong các vụ TNGT là người trong độ tuổi lao động, là trụ cột trong gia đình. Vì vậy, hầu hết các gia đình có người chết hoặc bị thương trong các vụ tai nạn đều suy sụp về kinh tế, nhiều gia đình đã trở thành những hộ nghèo sau khi co người thân bị tai nạn.

Người có văn hóa ở đây là người chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, phải tôn trọng pháp luật, phải tôn trọng con người, sẵn sàng nhường đường cho người khác, không phóng nhanh vượt ẩu, không uống rượu bia khi tham gia giao thông. Phải có trách nhiệm giúp đỡ người thi hành công vụ, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người bị tai nạn.

Hiện nay chúng ta đang xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, thôn văn hoá, phố văn hóa, mà nội dung cơ bản là xây dựng con người văn hóa. Con người văn hóa ở đây là con người biết tự trọng mình, biết tôn trọng người khác, tôn trọng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tôn trọng các hương ước, nội quy của làng, xã, tôn trọng luật giao thông.

Có thể nói bảo đảm an toàn giao thông là văn hóa là tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của cộng đồng. Với tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, vì cuộc sống bình yên của chính mình cũng như sự bình yên của người khác.

Chính vì vậy hơn lúc nào hết mỗi chúng ta phải gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng, góp phần xây dựng cuộc sống của xã hội ngày càng văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

Bài Tuyên Truyền Luật Giao Thông Đường Bộ Ngắn Hay

Đất nước ta đang ngày càng phát triển nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế trong những năm gần đây. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số vấn đề bất cập trong đó có vấn đề giao thông. Vấn đề giao thông đang ngày càng trở nên bất cập và trở thành vấn đề báo động đỏ ở Việt Nam.

Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn biến ngày càng phức tạp và đang ở mức báo động. Mỗi ngày đều có người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Người ta không khỏi rùng mình bởi những con số thiệt hại về người vì tai nạn giao thông: mỗi ngày có khoảng 35 người chết, mỗi năm hàng chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Đây quả là một con số biết nói.

Tai nạn giao thông để lại tang thương cho biết bao gia đình, để lại những đứa trẻ không bố mẹ, gia đình tan nát. Bên cạnh đó, còn gây ra biết bao nhiêu tổn hại cho gia đình và xã hội. Có rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam họ chỉ sợ sự lộn xộn của giao thông Việt Nam. Họ sợ phải đi bộ ngang đường khi xe cộ đi qua ào ào, không có vỉa hè cho người đi bộ.

Chính vì sự mất an toàn của giao thông Việt Nam ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta do sự lộn xộn, không an toàn của giao thông nước nhà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông ở nước ta. Đầu tiên, là do ý thức của người dân chúng ta còn kém, thái độ và nhận thức về giao thông của người dân chúng ta còn quá kém. Khi tham gia giao thông ai cũng muốn đi trước không ai nhường nhịn ai mới dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông.

Chính vì hiện tượng này mới dẫn đến tình trạng không nhường nhau ở ngã ba, ngã tư gây nên hiện tượng ùn tắc giao thông hàng giờ, hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng gây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nữa là do chất lượng cầu đường không đảm bảo: cầu cũ, cầu yếu, chất lượng kém; mà lưu lượng xe cộ và người lại quá nhiều cho nên dẫn đến tình trạng phải nâng cấp sửa chữa liên tục ảnh hưởng đến chất lượng giao thông.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng đó là do sự tư lợi, họ sẵn sàng dùng phương tiện quá hạn sử dụng, chạy quá tốc độ quy định, chở hành khách quá số người quy định nên dẫn đến tình trạng tai nạn xảy ra.

Để giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn giao thông thì chúng ta cần có những biện pháp nhất định. Trước hết cần phải tuyên truyền cho người dân biết được những hậu quả quả tai nạn giao thông gây ra, tuyên truyền mỗi người dân chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. Ngoài ra, cần có những hình thức xử phạt thích đáng dành cho những người cố tình vi phạm luật an toàn giao thông.

Nhà nước cần có những giải pháp mang tầm chiến lược nâng cao chất lượng đường sá để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông.Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn ra ngày càng phức tạp và trở thành một trong những vấn đề nóng mà chúng ta cần quan tâm. Đảng và Nhà nước đã cần có những chính sách thích đáng hơn nữa vì một xã hội văn minh tốt đẹp hơn.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Nhiều bạn đọc quan tâm 💖 Thuyết Trình Về An Toàn Giao Thông 💖 24+ Bài Tuyên Tuyền Hay Nhất

Bài Văn Tuyên Truyền Về An Toàn Giao Thông Ý Nghĩa

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra hơn 10.000 vụ TNGT, làm chết 4.800 người, bị thương 7.600 người. So với 9 tháng đầu năm 2019, số vụ TNGT giảm 2.321 vụ (giảm 18,31%), số người chết giảm 783 người (giảm 13,84%), số người bị thương giảm 2.020 người (giảm 20,9%).

Tuy nhiên, đây vẫn là con số cao, số vụ tai nạn giao thông do xe tải nặng, ô tô đầu kéo, xe chở container tăng đột biến. Số vụ vi phạm quy định về nồng độ cồn vẫn ở mức cao là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Để hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông xảy ra trên địa bàn quận Huyện Công an huyện đề nghị người tham gia giao thông cần chấp hành tốt một số các quy định sau:

  • Nghiêm chỉnh chấp hành hướng dẫn của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, hiệu lệnh của người chỉ huy điều khiển giao thông. Đặc biệt, khi đi qua khu vực ùn tắc giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông phải chấp hành theo hướng dẫn của người chỉ huy điều khiển giao thông, không được dừng, đỗ xe trái quy định gây cản trở giao thông.
  • Điều khiển phương tiện đi đúng phần đường, làn đường quy định; Chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.
  • Khi chuyển hướng rẽ hoặc vượt xe phải có tín hiệu báo trước, chỉ được vượt, chuyển hướng khi có đủ điều kiện an toàn.
  • Chấp hành các quy định về dừng, đỗ xe và quay đầu xe.
  • Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
  • Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước của mình.
  • Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện phải có đăng ký và gắn biển kiểm soát theo quy định.
  • Phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
  • Không dừng, đỗ xe, tụ tập dưới lòng đường, hè phố sai quy định.
  • Phải có tín hiệu báo hướng rẽ khi chuyển hướng, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.
  • Không chở quá số người sai quy định; Không lạng lách, đánh võng trên đường.
  • Không họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ; Không tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người. Chấp hành Luật giao thông là thể hiện nét đẹp văn hóa của người tham gia giao thông góp phần giữ gìn đảm bảo TTATGT an toàn, thông suốt.

Bài Tuyên Truyền Về An Toàn Giao Thông Ngắn Nhất

An toàn giao thông luôn luôn là một vấn đề gây nhức nhối của toàn xã hội và ‘hot’ hơn bao giờ hết là thời điểm không khí Tết đang đến gần với số vụ tai nạn giao thông ngày một báo động.

Từng ngày, từng giờ trôi qua tai nạn giao thông đã cướp đi bao nhiêu sinh mệnh của mỗi người, gây ra bao thương tích, tàn phế và mang đến nỗi đau xót không thể bù đắp cho hàng ngàn người thân. Chính vì thế chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, đặc biệt là các bạn học sinh thế hệ trẻ – măng non của đất nước.

Với mỗi chúng ta việc bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông đến trường bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện là vô cùng thiết yếu. Các bạn cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông đã đề ra. Đi về bên phải, đi đúng làn đường được quy định.

Không đi dàn hàng ngang, buông thả tay khi đang điều khiển xe. Không đèo nhiều hơn một người và cười nói khi tham gia. Đến ngã ba, ngã tư có đèn đỏ phải dừng lại. Khi muốn rẽ sang đường cần phải giảm tốc độ, quan sát an toàn mới được rẽ sang

Mình mong rằng qua buổi tuyên truyền này các bạn không những là người tham gia an toàn giao thông mà còn tuyên truyền cho bạn bè, gia đình để mọi người có thêm hiểu biết và tuân thủ đúng quy định. Hãy chung tay xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh.

Nhanh tay nhận ngay 🎉 Acc VIP Miễn Phí 🎉 Nhận Nick Free MỚI NHẤT

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Thu Hút

Kính thưa quí thầy cô giáo cùng các em học sinh!

Thực tế, tai nạn giao thông là một “sự cố bất ngờ” xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. “Sự cố” ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ý thức, đạo đức và sức khỏe của người lái xe không đảm bảo theo quy định, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chất lượng phương tiện giao thông không đảm bảo, thiếu sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng. v.v.

Nhưng các bạn hãy khoan đổ lỗi cho cơ sở hạ tầng, hãy khoan đổ lỗi cho phương tiện giao thông, cũng khoan đổ lỗi cho Luật pháp.

Các bạn cần phải nhận thức được một điều là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành Luật giao thông của chính những người tham gia giao thông không đảm bảo theo quy định dẫn đến những hành vi vi phạm an toàn giao thông như vi phạm về tốc độ, đi sai phần đường, vượt xe không đúng quy định…. Không chỉ vậy, ý thức về văn hóa giao thông của con người còn rất hạn chế.

Những người tham gia giao thông nhưng không hề trang bị cho bản thân những kiến thức, những kỹ năng về luật giao thông. Và quan trọng hơn, họ quên đi trách nhiệm, phép lịch sự của người làm chủ tay lái, cho nên những hành vi trái luật như sử dụng rượu bia, chạy xe quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, tránh vượt không đúng quy định,… đã gây ra tai nạn giao thông nhan nhản xảy ra hằng ngày.

Bên cạnh đó, thực trạng các bạn học sinh đi hàng hai, hàng ba trên đường, vừa đi vừa đùa nghịch cũng gây cản trở giao thông không ít. Một số trường hợp nặng khiến các bạn đánh mất cả tương lai do thương tích, thậm chí là đánh mất cả sinh mạng của mình.

Thưa các bạn!

Con người là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông và chính con người phải gánh chịu hậu quả. Vậy, mỗi chúng ta, những cô cậu học trò bé nhỏ, những chủ nhân tương lai của đất nước, … chúng suy nghĩ và hành động như thế nào để chung tay góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

Theo tôi, để giảm bớt tai nạn giao thông không phải chỉ bằng lời nói “tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông” và “tôi sẽ tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện” mà chúng ta phải thể hiện bằng những hành động, những việc làm cụ thể.

Muốn vậy: Thứ nhất: mỗi học sinh chúng ta cần phải học luật và nhớ luật giao thông , thực hiện đúng luật an toàn giao thông ngay từ bây giờ. Không phải chờ đế khi lớn rồi, khi đủ tuổi thi bằng lái xe mới bắt đầu học luật giao thông. Chúng ta có thể học luật giao thông trên các tài liệu giáo dục an toàn giao thông dành cho lứa tuổi của chúng ta hay học bằng cách tham gia thi “Giao thông thông minh trên mạng internet”

Thứ hai: mỗi học sinh chúng ta cần có ý thức khi tham gia giao thông, khi đi đường các bạn cần phải đi về phía bên phải, không đi dàn hàng ngang, khi qua đường phải nhìn trước, nhìn sau, không chạy băng qua đường, ngồi xe máy phải đội mủ bảo hiểm, không thả trâu bò hay đá bóng trên đường…

Đồng thời tôi và các bạn hãy là những tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông bạn nhé!

Các bạn yêu quý!

Chúng ta hãy ngặn chăn tai nạn giao thông bằng những hành động thiết thực để mỗi con đường đi là con đường an toàn, con đường bình yên chứ không phải là những cung đường của tử thần.

Và: Hãy chung tay “Vì một Việt Nam không tai nạn giao thông”

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Lan Toả

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, các phương tiện giao thông ngày càng được cải tiến để phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người thêm phần tiện lợi, an toàn. Thế nhưng có một thực trạng đáng buồn tình trạng an toàn giao thông hiện nay lại trở thành vấn đề đáng báo động.

An toàn giao thông tức là sự chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của luật giao thông khi lưu thông trên đường. An toàn giao thông đảm bảo cho tính mạng của bản thân và những người xung quanh.

Nhưng hiện nay tình trạng an toàn khi tham gia giao thông càng ngày càng đáng báo động. Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông cuộc gia, hết tháng 9 cả nước đã xảy ra 10518 vụ tai nạn, làm chết hơn chín người và hơn mười nghìn người bị thương. Tai nạn giao thông trên đường bộ chiếm tỉ lệ lớn nhất.

Trong quá trình tham gia giao thông ý thức của mọi người còn rất kém, có tới 50% người tham gia giao thông không dùng đèn tín hiệu khi chuyển hướng, 72% không đội mũ bảo hiểm, tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra thường xuyên gây nên những tai nạn thương tâm, đáng tiếc. Không chỉ vậy, tình trạng tham gia giao thông khi đã sử dụng chất kích thích như rượu, bia vẫn thường xuyên diễn ra.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng báo động trên. Trước hết phải kể đến ý thức kém của những người tham gia giao thông. Họ đội mũ để chống đối, để không mất tiền, không bị công an phạt, chứ không phải để bảo vệ cho sự an toàn của bản thân.

Những quãng đường không có công an, thường xuyên xảy ra tình trạng vượt đèn đỏ, do vội vàng, do lười phải đứng lại chờ đèn chuyển xanh. Nhưng họ đâu có biết, nhanh một phút nhưng có thể chậm cả cuộc đời. Đã biết bao vụ tai nạn xảy do đi trước một vài giây khi đèn chuẩn bị chuyển sang xanh.

Đặc biệt với lớp thanh niên, trẻ tuổi thích thể hiện mình, trên đường phố thường phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông. Ngoài ra cũng cần phải kể đến hạ tầng nước ta còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

Bởi vậy mới dẫn đến hiện tượng trong giờ tan tầm, mọi người tranh nhau đi lên vỉa hè để đi cho nhanh, hiện tượng này xuất hiện chủ yếu ở các thành phố. Nhiều con đường xấu, vòng vo gây ra những khó khăn khi gặp tình huống bất ngờ cần xử lí. Trên đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông ở nước ta hiện nay.

Thực trạng thiếu an toàn khi tham gia giao thông gây nên những hậu quả hết sức đáng tiếc. Trước hết là đối với người bị tai nạn, nặng thì mất đi tính mạng – tài sản quý giá nhất đối với mỗi con người, nhẹ hơn có thể bị tai biến, mất khả năng lao động,… Đối với gia đình, bị tai nạn giao thông sẽ dẫn đến những chi phí lớn cho việc chữa trị, mất đi nhân lực lao động, đẩy gia đình đến chỗ khó khăn, túng quẫn.

Đối với xã hội, tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về kinh tế. Mất đi người lao động, khiến năng suất lao động giảm sút. Nhưng vụ tai nạn giao thông lớn làm tê liệt hệ thống giao thông, làm hư hại đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nến kinh tế của đất nước.

Để thực trạng mất an toàn khi tham gia giao thông không còn tiếp diễn và lan rộng, thì ngay lúc này chúng ta cũng như các cấp, các ngành có liên quan cần lập tức hành động. Đối với bản thân, cần ý thức được tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông. Chấp hành luật không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ chính những người xung quanh.

Ra đường luôn trang bị đầy đủ kiến thức, vững tay lái để đi an toàn. Không tham gia giao thông khi tinh thần không tỉnh táo, say sỉn. Bên cạnh đó cũng cần sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các ngành. Cần có những biện pháp nghiêm minh hơn nữa xử lí những trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông.

Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường bộ để việc tham gia giao thông thuận lợi, không phải chen lấn, xô đẩy trong những giờ tan tầm. Khi có sự phối kết hợp đầy đủ của tất cả mọi người, chắc chắn tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông sẽ giảm.

Là một học sinh, cần nghiêm túc chấp hành mọi quy định về an toàn giao thông. Vận động mọi người chấp hành luật để đảm bảo tính mạng cho bản thân và những người xung quanh. “An toàn giao thông/ Hạnh phúc của mọi nhà”.

Chia sẻ tuyển tập 💕 Bài Văn Về An Toàn Giao Thông Hay Nhất 💕 Bài Tuyên Tuyền Hay Nhất

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Truyền Cảm Hứng

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,…

Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.

Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể.

Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.

Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông.

Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Chọn Lọc

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương.

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành – thậm chí chống người thi hành công vụ.

Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.

Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

  • Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
  • Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

  1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
  2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

  • Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
  • Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
  • Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
  • Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
  • Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
  • Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
  • Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
  • Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
  • Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
  • Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
  • Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
  • Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
  • Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
  • Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
  • Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
  • Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
  • Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
  • Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
  • Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
  • Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
  • Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
  • Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

IV. Quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi cơ bản trong tham gia giao thông theo quy định hiện hành

  1. Lỗi vượt quá tốc độ
  • Khoản 11 điều 8 Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi: “Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu”. Nếu người tham gia giao thông vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt. Cụ thể
  • Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm lỗi vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông như sau:

· Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

· Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

· Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

· Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi : Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;

  • Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy lỗi vượt quá tốc độ như sau:

· Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm sau đây:Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

· Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

· Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

· Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

· Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe thành nhóm từ 2 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

  1. Lỗi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
  • Khoản 8, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở” Mọi hành vi vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt. Cụ thể:
  • Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

· Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

· Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

· Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.

  • Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

· Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

· Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

  1. Lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  • Khoản 2 điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách” Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 4, điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013:

· Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

· Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

· Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

  1. Lỗi vi phạm về độ tuổi và lỗi thiếu giấy tờ xe khi tham gia giao thông.

Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt đối với các vi phạm về lỗi thiếu giấy tờ khi tham gia giao thông như sau:

  • Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
  • Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

  1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).

  1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng.

  1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.
  2. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
  3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

  1. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

An toàn giao thông là mục tiêu của toàn xã hội, vì một cuộc sống ổn định, hạnh phúc hơn. Khi đã hòa mình vào dòng người tham gia giao thông, hãy nâng cao ý thức trách nhiệm của mình. Nhanh một phút chậm cả đời, vì cuộc sống tươi đẹp, hay cùng nhau bảo vệ an toàn giao thông.

Đừng bỏ qua trọn bộ 🎁 Nghị Luận An Toàn Giao Thông 🎁 31+ Bài Văn Tuyên Tuyền Hay Nhất

Bài Tuyên Truyền Hay Về An Toàn Giao Thông

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”, một câu khẩu hiệu mà ai ai cũng thuộc, từ trẻ con đến người cao tuổi. Tưởng như vấn đề cơ bản được giáo dục từ bậc mẫu giáo này phải được quản lý quy củ, nhưng có lẽ, vấn đề an toàn giao thông luôn đi kèm với những câu chuyện tang thương, tội nghiệp về những vụ tai nạn thảm khốc, hay những lời cằn nhằn về tình trạng tắc đường kéo dài giờ tan tầm.

An toàn giao thông là một khái niệm dùng để chỉ những hành vi đảm bảo tính mạng cho người tham gia giao thông và trật tự, an toàn đường phố. An toàn giao thông là người dân tuân thủ và chấp hành luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không,… để bảo vệ an toàn cho chính mình khi điều khiển phương tiện hay ngồi trên phương tiện di chuyển.

Với đường bộ, an toàn giao thông là những quy tắc như đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, thắt dây an toàn khi ngồi ghế xe ô tô, dừng lại trước vạch sơn khi đèn giao thông màu đỏ, dừng đỗ xe đúng nơi quy định,… Đường sắt và đường hàng không thường ít được nhắc tới do hai phương tiện này không được sử dụng nhiều như xe máy, xe đạp, ô tô tại Việt Nam.

Thực trạng về vấn đề an toàn giao thông cho thấy, hầu hết các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn, tham gia giao thông giống như chơi một ván bài với mạng sống. Theo số liệu thống kê, chỉ trong 50 tháng kể từ cuối 2015, đã có gần 43 nghìn vụ tai nạn, làm chết gần 19 nghìn người, con số người bị thương lên tới 35 nghìn, chưa kể những trường hợp người sống thực vật hay tử vong khi đã đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Đối với người dân các thành phố đông đúc, việc về nhà vào mỗi giờ tan tầm được coi là cực hình vì sự tắc nghẽn, xe ô tô chen làn xe máy, xe máy lạng lách, tìm mọi cách, vượt cả lên vỉa hè để di chuyển. Tình trạng vượt đèn đỏ, còi xe đinh tai nhức óc là cảnh tượng thường thấy ở mỗi ngã ba, ngã tư.

Thanh niên mới lớn rủ nhau tập kết đua xe vào ban đêm gây mất trật tự, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân cư. Tất cả những thực trạng đó đều xảy ra như cơm bữa và dường như, chính quyền hoàn toàn không có cách giải quyết.

Một số ý kiến cho rằng, vấn nạn an toàn giao thông trở nên như vậy là do người tham gia giao thông không chấp hành, tuân thủ đúng luật giao thông. Nếu không vượt đèn đỏ sẽ không dẫn tới những vụ tai nạn chớp nhoáng. Nếu không lấn vạch, lề đường làm nơi buôn bán, đỗ xe đã không có sự ùn ứ, tắc nghẽn. Một phần, những người tham gia giao thông chưa chắc đã có đủ kĩ năng và trình độ điều khiển phương tiện.

Hiện nay, việc mua bán, làm bằng xe máy giả diễn ra ở mọi nơi, công khai với giá dịch vụ ưu đãi để có bằng lái xe nhanh gọn. Những người mua bằng ấy khi đi ra đường, không hiểu rõ luật lễ, vô hình dung gây tai nạn cho người khác vì sự thiếu hiểu biết của mình.

Phần lớn nguyên nhân vẫn quy tụ về ý thức kém, thiếu trách nhiệm, chỉ cần được đi nhanh cho xong công việc của mình mà sẵn sàng phóng nhanh vượt ẩu, bất chấp tính mạng của những người xung quanh.

Ngoài ra, việc phương tiện giao thông thô sơ, xe tự chế, xe máy dày đặc cũng ảnh hưởng tới chất lượng an toàn giao thông. Ở các nước phát triển, phần lớn người dân đi lại bằng tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt thì tại Việt Nam, xe máy là phương tiện chủ yếu vì đặc tính nhỏ gọn, dễ luồn lách.

Cũng chính vì thế, đường sá ngày càng xuống cấp, ổ voi, ổ gà, thậm chí cả “ổ khủng long”, các công trường xây dựng không có biển cảnh báo, nắp cống hỏng lâu ngày không được cải tạo,… Cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn tới người dân khó khăn trong việc di chuyển, tại giờ cao điểm khi lượng người tham gia giao thông đạt cực điểm, việc di chuyển trên các tuyến phố gần như là điều bất khả thi.

Những hậu quả tiêu cực của việc mất an toàn giao thông đã và đang hiển hiện trước mắt. Số người thiệt mạng không ngừng tăng cao, các ca cứu thương người tai nạn giao thông tại các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Thiệt mạng về người dẫn tới mất mát về tài sản và vật chất, tiền chữa bệnh, phương tiện đi lại bị phá hủy, biến dạng, cầu đường bị đâm hỏng thanh chắn, cột điện, cây xanh bị đâm đổ,…

Hậu quả rõ ràng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt hàng ngày là sự ùn tắc giao thông, ảnh hưởng cả về thời gian, không khí, môi trường và cả về tinh thần người tham gia giao thông. Có thể nói, giao thông Việt Nam trở thành nỗi lo lắng lớn nhất cho du khách nước ngoài vì sự hỗn loạn, thiếu quy củ, vô ý thức của những người điều khiển phương tiện.

Đối mặt với tình trạng này, Nhà nước đã rất nhiều lần đưa ra giải pháp cả tạm thời và lâu dài. Để giảm thiểu tai nạn, luật an toàn giao thông yêu cầu người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Tạm thời giải quyết vấn đề tắc đường, Nhà nước đã thử nghiệm thay đổi giờ học, giờ tan của trường học và công ty nhưng dường như không khả thi.

Ngoài ra, công tác đẩy mạnh khuyến khích người dân dùng phương tiện công cộng như tàu điện, xe gắn máy cũng đang diễn ra rất chậm trễ. Chế tài xử phạt được đưa ra nhưng thực sự chưa đủ nghiêm khắc để giáo dục và răn đe, công an giao thông còn để đồng tiền chi phối. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục cải thiện ý thức người tham gia giao thông cũng hầu như chỉ nằm trên lý thuyết, còn thực tế thì chưa thấy có sự thay đổi.

Vấn đề an toàn giao thông vẫn là câu chuyện muôn thuở, từ bàn trà uống nước cho tới bàn họp của các cán bộ cấp cao. Không ít ý kiến được đưa ra, không ít bộ luật được áp dụng, nhưng dường như, cái cốt lõi là ý thức con người lại không thể thay đổi được. Cha mẹ vượt đèn đỏ, con cái nhìn làm theo. Đáng buồn nhưng phải thừa nhận, bài toán giao thông có lẽ vẫn chưa một ai giải được trong khoảng thời gian vừa qua.

Bài Tuyên Truyền Ngắn Gọn Về An Toàn Giao Thông

Xã hội ngày càng phát triển thì những phương tiện, dịch vụ phục vụ, cung cấp cho đời sống ngày càng đa dạng và phát triển hơn, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của chúng ta. Bên cạnh những điều tích cực như vậy, thì xã hội hiện đại vẫn còn tồn tại những vấn đề nóng, vấn đề vướng mắc chưa được giải quyết cụ thể và làm nhức nhối trong sự quan tâm của dư luận. Một trong những vấn đề nóng được nhắc tới nhiều nhất hiện nay đó chính là vấn đề an toàn giao thông.

An toàn giao thông là cụm từ chưa được định nghĩa chính xác ở bất kỳ một từ điển hay văn bản pháp luật nào, vì vậy có thể có nhiều cách hiểu về an toàn giao thông như sau: Hiểu theo cách chiết tự từ: “an toàn” là không nguy hiểm, là trạng thái mà chúng ta được đảm bảo, được bảo vệ khỏi những nguy hại, còn “giao thông” là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người và giao thông thường có tổ chức, được kiểm soát bởi chính phủ.

Vì thế có thể hiểu an toàn giao thông là việc đảm bảo cho các chủ thể tham gia giao thông, giúp họ có thể giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông, từ đó hạn chế được tổn thất về vật chất, tính mạng, tinh thần của con người.

Hay cũng có thể hiểu an toàn giao thông trái ngược với tai nạn giao thông. Theo đó tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông trên mạng lưới giao thông, nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản.

Có thể thấy vấn đề an toàn giao thông là vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay, thật không thể khó để chứng kiến những cảnh tượng, hành động nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông của một số bộ phận người hiện nay như: tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, hay đội mũ bảo hiểm chống đối, vượt đèn đỏ, chở hàng hoặc chở người quá số lượng quy định, lạng lách, điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ tủ hoặc có dùng chất kích thích,…

Và cũng chính những thực trạng dễ thấy, nên con số về các vụ tai nạn giao thông là những con số biết nói: Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an vừa tổng kết vào năm 2022 toàn quốc xảy ra hơn 11.000 vụ tai nạn, chết hơn 6.000 người, bị thương hơn 7.000 người; hay theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên cả nước xảy ra 5.684 vụ tai nạn giao thông, bình quân mỗi ngày có 19 người tử vong vì tai nạn giao thông,….

Những thực trạng đáng báo động trên được bắt nguồn từ hai nguyên nhân.

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan: được coi là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các vụ tai nạn, thiệt hại như: số lượng người tham gia ngày một tăng dẫn tới tình trạng ngày càng đông các phương tiện tham gia giao thông hơn;

Hệ thống cầu đường xuống cấp xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà khiến mặt đường không bằng phẳng, cơ sở hạ tầng chật hẹp, không đủ làn khiến người tham gia chen lấn theo quy tắc “điền vào chỗ trống”; đặc điểm cấu tạo của phương tiện có điểm mù gây hạn chế trong quan sát hay những loại phương tiện tự chế chưa đủ tiêu chuẩn an toàn; điều kiện thời tiết mưa bão, sương mù,…

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề an toàn giao thông không được giải quyết triệt để, theo đó ý thức, thái độ, văn hóa của người tham gia giao thông còn thấp, chưa tuân thủ cũng như trang bị đầy đủ kiến thức về quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông, có thể nói ý thức chấp hành luật giao thông cũng như văn hóa ứng xử của đất nước ta chưa thực sự tốt.

Với những điều đó mà hậu quả tai nạn giao thông để lại là vô cùng đáng tiếc. Đối với xã hội, đa phần chủ thể bị tai nạn giao thông và bị thương tật, thậm chí là tử vong thường ở trong độ tuổi lao động, điều này khiến cho đất nước mất đi một phần nguồn lực lao động dồi dào, dễ dàng xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động.

Bên cạnh đó, các vấn đề về nghèo đói, bệnh tật cũng tăng lên, phúc lợi xã hội sẽ bị thâm hụt bởi đa số người tử vong là các đối tượng thanh niên là trụ cột, nguồn lao động chính của gia đình. Đối với bản thân người bị tai nạn, nếu may mắn thì sẽ bị xây xát nhẹ hoặc bị thương để lại di chứng sau này, nặng hơn sẽ là thương tật bộ phận, và đáng tiếc nhất là sống thực vật, tử vong,…

Hậu quả này không chỉ gây ra đau đớn về thể chất, tinh thần của người bị tai nạn mà còn ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, cuộc sống của người thân. Và với những người xung quanh khi chứng kiến tai nạn họ sẽ bị ám ảnh, ảnh hưởng tâm lý, mang sự lo sợ khi tham gia giao thông, hoặc những người dù vô ý gây tai nạn giao thông thì vẫn phải bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần, tiền cấp dưỡng cho người bị tai nạn.

Vì vấn đề được xác định từ 2 nguồn nguyên nhân, nên giải pháp cũng phải được dựa trên 2 nguyên nhân đó là: Cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong toàn dân, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc tham gia giao thông ở các địa bàn đặc biệt là khu vực công cộng, đông dân cư; hoàn thiện các thể chế pháp luật về an toàn giao thông như nâng cao mức xử phạt hành chính, hoặc thu hồi phương tiện giấy phép trong thời gian dài,….

Bên cạnh đó mỗi người cũng cần phải nâng cao ý thức của mình khi tham gia giao thông từ việc nhỏ nhất như đi đúng đường, đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia, và đặc biệt cần rèn luyện cho học sinh ý thức an toàn giao thông từ gia đình, trường học và ra đến toàn xã hội.

Tuy nhiên, vấn an toàn giao thông của nước ta cũng có những mặt tích cực như: những con đường, chiếc cầu mới được phục hồi xây dựng, đèn điện được trang bị nhiều hơn giúp việc đi lại thuận tiện, nghĩa tình cao đẹp khi gặp người bị nạn được đề cao, giáo dục ý thức từ môi trường gia đình cha mẹ làm gương cho con cái được nâng cao, công tác kiểm tra, kiểm soát giao thông được thực hiện tốt hơn,…

Như vậy, vấn đề an toàn giao thông là vấn đề của cả toàn xã hội, mỗi bản thân chúng ta cần phải thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm khi tham gia giao thông thì mới có một tập thể tốt xây dựng xã hội văn minh, an toàn.

Có thể bạn sẽ cần đến 🌹 Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội 🌹 Mẫu Dàn Bài Tuyên Tuyền An Toàn Giao Thông Hay

Bài Tuyên Truyền Luật An Toàn Giao Thông Độc Đáo

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Chỉ một sơ suất nhỏ, chỉ một phút giây thôi, tai nạn giao thông sẽ gây ra đau thương mất mát cho gia đình ai đó và từng ngày, từng giờ những tai nạn giao thông vẫn đang cướp đi sinh mệnh của bao người, gây thương tích, tàn phế và đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho hàng ngàn người thân của họ.

Đáng tiếc nhất đó là những tai nạn giao thông do chính những người đi bộ gây ra. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm xây dựng nhiều công trình cho người đi bộ sang đường như cầu vượt, hầm đường bộ… nhưng nhiều người vẫn không đi đúng phần đường của mình. Vậy người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định nào?

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:

  • Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  • Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
  • Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
  • Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  • Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
    Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

  • Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

  • Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

An toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi chúng ta. những hậu quả của mất an toàn giao thông chính là bài học cảnh tỉnh cho mọi người. nếu bạn đã từng vi phạm luật giao thông, từng đánh mất an toàn giao thông thì hãy nhanh chóng sửa đổi khi còn có thể. An toàn giao thông là không tai nạn.

Bài Tuyên Truyền Về Đội Mũ Bảo Hiểm Hay

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em là một việc làm hết sức cần thiết, trong thời gian qua, bất chấp các quy định đã đưa ra về việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe gắn máy, xe mô tô, xe đạp điện, khi chở trẻ đến trường, tan học, nhiều bậc phụ huynh vẫn xem nhẹ và phớt lờ để con mình đầu trần, vô tư phóng xe trên đường.

Thậm chí, một số phụ huynh dù có mang mũ bảo hiểm theo nhưng chỉ treo trên xe chứ không đội cho con. Để biện hộ cho việc không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đội mũ cho trẻ, các vị phụ huynh thường đưa ra nhiều lý do khác nhau như: nhà gần, quên mũ bảo hiểm; mũ bảo hiểm không tốt cho con, trời nóng nực; không có nơi cất đặt, sợ mất…

Quan sát tại cổng trường mầm non Bảo Linh trong giờ đưa trẻ đi học hoặc tan học, nhiều phụ huynh chủ quan, không đội mũ bảo hiểm cho con khi đi xe mô tô, xe gắn máy. Nhiều học sinh đầu trần ngồi phía trước phương tiện, thậm chí có phụ huynh chở 2-3 cháu đều không đội mũ bảo hiểm, có phụ huynh chở quá số người quy định mà vẫn thờ ơ không đội mũ bảo hiểm.

Điều này cho thấy, nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm nên thực hiện chưa nghiêm túc. Trong khi đó, tại nạn giao thông có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi.

Việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông là rất cần thiết, không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn tạo nề nếp, ý thức chấp hành luật lệ giao thông nói riêng, chấp hành pháp luật nói chung ở các em. Tuy nhiên, để làm được điều này, vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh phải luôn làm gương cho con trong việc tự giác chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông.

Mặt khác, cần thường xuyên thực hiện các hình thức tuyên truyền về văn hóa giao thông, nhất là đối tượng học sinh trong nhà trường để các em nhận thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và tự giác thực hiện.

Trong những năm gần đây, lưu lượng xe máy tham gia giao thông ngày càng phổ biến vì sự hữu dụng của nó đối với mọi địa hình, mọi hoàn cảnh của người dân. Song đó cũng là nguyên nhân tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông (TNGT). Bởi lẽ, khi ngồi trên xe máy chỉ cần ngã đập đầu xuống đường thì cũng có nguy cơ tử vong cao.

Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn không phải để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông mà quan trọng nhất là bảo vệ, hạn chế tối đa chấn thương đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn.

Tai nạn giao thông ở nhóm tuổi nhỏ hơn thì đa phần là do người lớn gây ra. Các em chưa ý thức được ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm, cũng như không thể đòi hỏi cha mẹ cho đội mũ bảo hiểm cho mình. Khi tai nạn xảy ra, các em phải gánh chịu. Trẻ em là thế hệ tương lai của dân tộc, đất nước, là đối tượng luôn cần được ưu tiên chăm sóc và bảo vệ.

An toàn của con cái chúng ta, hơn ai hết chính chúng ta phải vào cuộc quyết liệt, đừng để người khác nhắc nhở. Đã đến lúc người lớn phải biết ý thức, thay đổi suy nghĩ và hành động đúng đắn để ngăn chặn mối hiểm họa tai nạn giao thông đối với trẻ em cũng như bảo vệ sức khỏe, thân thể và mạng sống của trẻ em khi tham gia giao thông. Xin đừng để xảy ra hậu quả đau lòng rồi mới hối tiếc.

Hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông!

Ngoài bài tuyên truyền an toàn giao thông, khám phá 🎉 Ca Dao Tục Ngữ Về Tệ Nạn Xã Hội 🎉 48+ Câu Hay

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Trong Trường Mầm Non Ngắn Gọn

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là các em học sinh, trong đó có không ít trẻ ở độ tuổi mầm non.

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đối với các bé chủ yếu là do cha mẹ hoặc người lớn uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành – thậm chí chống người thi hành công vụ.

Không ít các trường hợp xảy ra thật đáng tiếc lại chính từ sự bất cẩn của người lớn như cho trẻ ngồi không đúng tư thế, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, đèo trẻ không có đai an toàn hoặc để xe máy nổ chỉ có một mình trẻ ngồi trên xe, cho trẻ nhỏ một mình sang đường không có người hướng dẫn…

Để đảm bảo an toàn giao thông cho con em mình khi đi đến trường cũng như khi tham gia giao thông, các bậc phụ huynh cần phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục các em thực hiện an toàn giao thông tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra:

*Các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông

· Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. Khi đi xe máy không để trẻ ngồi một mình nếu không có đai an toàn.

· Không cho trẻ dưới 7 tuổi sang đường nếu không có người lớn đi cùng.

· Khi điều khiển xe máy chỉ được phép chở tối đa 02 người trong đó có một người là trẻ em dưới 7 tuổi.

· Không để trẻ đi ra đường một mình hoặc chơi một mình, chơi cạnh ao hồ sông suối kênh mương.

· Khi cho trẻ ngồi trên xe ô tô hoặc tàu hỏa, máy bay không cho trẻ mở cửa sổ thò đầu ra ngoài.

*Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau khi đưa trẻ tới trường mầm non:

Bố, mẹ đưa con đến trường bằng xe máy: Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy: Người điều khiển xe và người ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Bố, mẹ nên trang bị cho mình và cho con mình loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và con em mình nếu có sự cố xảy ra. Khi đưa trẻ tới trường cần để xe vào nơi quy định hoặc theo hướng dẫn của bảo vệ rồi mới đưa con vào lớp (Không để xe linh tinh, giữa sân trường.)

Hiện tại trường mầm non…….. đã có bảng chỉ dẫn rất cụ thể về nơi để xe đối với phụ huynh khi đưa, đón con tới trường, phân luồng và phân khu vực để xe theo từng khối, từng nhóm tuổi một cách hợp lý đảm bảo trật tự an toàn khi phụ đưa, đón con tới trường.

· Xây dựng góc tuyên truyền về an toàn giao thông trong lớp học để phụ huynh và trẻ được tìm hiểu kỹ hơn.

· Không để trẻ em dưới 10 tuổi đưa đón em bằng xe đạp

· Không cho trẻ ngồi một mình đằng sau xe nếu không có đai an toàn

· Không để trẻ ngồi trên xe một mình.

· Trước khi cho trẻ xuống xe cần tắt máy, rút chìa khóa ra khỏi xe.

Trên đây là một số giải pháp về việc đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em. Rất mong toàn thể các bậc phụ huynh và nhân dân thực hiện tốt để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người nhất là đối với trẻ em.

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh Tiểu Học Ngắn

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: An toàn là bạn, tai nạn là thù”, An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường.

Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều.

Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông.

Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai.

Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước. Các bạn trẻ hãy ý thức rằng: “Tử thần không ở đâu xa, mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số ” Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.

Bân cạnh bài tuyên truyền an toàn giao thông, chia sẻ đề tài hay 🔥 Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Ma Túy 🔥

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh Tiểu Học Dài

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về tầm quan trọng của an toàn giao thông và hành động một cách thông minh khi di chuyển trên đường.

  1. Đối với những bạn đi bộ đến trường:

Khi đi ở đường làng, ngõ xóm, các bạn cần phải đi vào lề đường bên phải. Khi trời mưa to, tuyệt đối không được đi một mình, tránh đi vào khu vực ngập nước, mà chọn phần đường khô ráo để đi. Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.

  1. Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:

Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp.

Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.

  1. Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, xe đạp điện:

Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy, xe đạp điện. Cả người điều khiển và người ngồi sau xe máy, xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách. Người điều khiển xe máy không được uống rượu bia trước khi tham gia giao thông.

Nên đi với vận tốc bình thường là 40 km/giờ, không phóng nhanh vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Các bạn nhớ nhắc bố mẹ dừng xe ở ngoài cổng, không được đi xe vào trong sân trường.

Tất cả các nguyên nhân gây ra tai nạn, đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Nếu như ai cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho những người lưu thông, thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra.

Riêng về phần HS chúng ta, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức, để tuyên truyền luật giao thông cho gia đình và mọi người.

Đặc biệt khi các bạn đã kí cam kết thực hiện ATGT, thì không nên thực hiện theo cách đối phó, mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn đã thực hiện tốt luật ATGT đường bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn chưa thực hiện tốt.

Cuối mỗi buổi học, các bạn còn tập trung ở dưới lán xe, hoặc trước cổng trường, gây ùn tắc giao thông. Khi đi xe đạp trên đường,còn có bạn đánh võng, đi hàng hai, hàng ba, thậm chí còn bỏ cả hai tay khi đang đi xe.Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy hay xe đạp điện vẫn còn nhiều bạn không đội mũ bảo hiểm.

Tôi mong rằng, qua buổi tuyên truyền hôm nay, chúng ta hãy loại bỏ ngay những hành vi không đúng trên. Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là: “ATGT là hạnh phúc của mọi người. Bạn và tôi hãy thực hiện tốt luật ATGT nhé!”

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh THCS Ấn Tượng

Mỗi một năm trôi qua đất nước lại phát triển thêm một nấc mới. Đời sống của con người cũng khấm khá hơn. Không chỉ nâng cao chất lượng trong bữa ăn, giấc ngủ mà trong việc đi lại cũng đã cải thiện hơn rất nhiều trong những năm qua.

Nếu như trước đây con người chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xe kéo thì giờ đây rất hiếm khi chúng ta nhìn thấy những chiếc xe đạp chạy ngoài đường. Xe kéo thì hoàn toàn không thấy bóng dáng. Thay vào đó là xe máy, ô tô. Nhưng chính sự phát triển của các loại phương tiện lại khiến cho an toàn giao thông đi xuống.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông có rất nhiều. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người nắm rõ luật nhưng lại không tuân thủ theo luật. Lấy đơn cử như việc dừng đèn đỏ. Nhiều người vì muốn nhanh hơn một chút nên thường xuyên vượt đèn đỏ.

Nhưng có không ít người trong số đó nhanh một phút nhưng chậm cả đời. Có người ra đi vĩnh viễn, có người trở thành người tàn phế. Bên cạnh đó có những người lại không hiểu về luật an toàn giao thông. Người đi xe máy lại đi vào làn đường ô tô, trong khu vực đông dân lại đi với tốc độ cao,…

Thậm chí có những người uống rượu bia say nhưng vẫn lái xe. Họ không chỉ xem thường tính mạng của bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến sự an nguy của người khác. Có những người đi bộ, người bán hàng rong nhưng lại ngang nhiên lấn chiếm lòng đường. Họ tràn xuống đường khiến cho các phương tiện giao thông khác bị cản trở. Bên cạnh nguyên nhân về con người còn có nguyên nhân đến từ phương tiện giao thông.

Nhiều người sử dụng phương tiện thô sơ, tự chế khi tham gia giao thông không đảm bảo được sự an toàn. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến nữa là do cơ sở hạ tầng yếu kém.

Mặc dù đường xá hàng năm đều được nâng cấp nhưng thực tế có những tuyến đường bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Rất nhiều cung đường xấu là ác mộng đối với người điều khiển giao thông. Những cung đường ấy thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Hậu quả của việc không chấp hành an toàn giao thông chắc hẳn ai cũng rõ. Trước tiên chúng gây ùn tắc giao thông và làm mất trật tự xã hội. Đôi khi chỉ vì ý thức của một vài người nhưng lại làm ảnh hưởng tới hàng triệu con người.

Không chấp hành an toàn giao thông có thể gây ra thiệt hại về tiền của, vật chất của con người và thậm chí là thiệt mạng. Còn nhớ vừa qua có vụ tai nạn một người phụ nữ lái xe Mercedes đã đâm vào 3 phương tiện giao thông khác và làm cả 4 cả phương tiện cháy rụi cùng một người tử vong tại chỗ.

Nếu muốn cải thiện tình hình giao thông ở nước ta hiện nay không chỉ trong ngày một ngày hai, cũng không thể nói vài câu là có thể thay đổi được. Là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cùng nhau tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục để mọi người nâng cao hơn ý thức khi tham gia giao thông.

Việc tuyên truyền không chỉ dành cho học sinh trong trường mà nên mở rộng quy mô để toàn bộ người dân đều hiểu. Đối với những người không chấp hành luật lệ giao thông luật pháp phải có hình phạt phù hợp để răn đe mọi người. Đối với cơ sở hạ tầng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa và kịp thời khắc phục chất lượng.

Giữ an toàn giao thông không phải chỉ cho chính mình mà còn là giữ an toàn cho những người khác nữa. Người gặp tai nạn giao thông nếu không may qua đời sẽ để lại nỗi đau lớn cho người thân, nếu bị thương tật thì sẽ trở thành gánh nặng cho người thân. Chính vì vậy mà bạn hãy nâng cao hơn nữa ý thức tham gia giao thông của mình trước là để bảo vệ mình sau là để giữ an toàn cho những người cùng tham gia giao thông.

Tiếp theo bài tuyên truyền an toàn giao thông, chia sẻ 🌹 Thông Điệp Về Bạo Lực Học Đường 🌹 Slogan Hay

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh THCS Hay

I. Thực trạng về vấn đề ATGT

An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng.

Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của địa phương còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ của mọi người còn hạn chế.

Các em học sinh có thể là nạn nhân hoặc bản thân các em gây tai nạn cho người khác.Vì vậy, “ Tai nạn giao thông đã trở thành mối hiểm họa của mọi người”. Từ đó dẫn đến gia tăng những vấn đề giao thông phức tạp như TNGT và ùn tắc giao thông,

Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về ATGT của người tham gia giao thông và của cộng đồng còn thấp. Công tác quản lý về ATGT tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu.

Tại Việt Nam, trung bình hàng ngày ước tính có 30 -35 người chết do tai nạn giao thông chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ. Đây là vấn đề đã và đang gây bức xúc cho toàn xã hội.

II. Ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc giáo dục ATGT trong trường.

Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao.

Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền, của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.

Và chúng tôi mong rằng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay, cùng với sự tuyên truyền của các em HS tới PHHS sau buổi ngoại khoá này sự hiểu biết và ý thức văn hóa giao thông của các bậc PHHS sẽ được nâng lên rất nhiều, và tai nạn giao thông giảm rõ rệt.

III. Các chủ đề tuyên truyền về an toàn giao thông

Chủ đề 1: Đi bộ an toàn

*Những điều cần biết khi đi bộ trên đường – đi bộ an toàn

  • Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ: Đi trên hè phố, đi sát mép đường về phía tay phải, đi đúng phần đường, làn đường dành cho người đi bộ
  • Nắm vững cách qua đường an toàn ở nơi không có điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi có đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt …)
  • Nhận thức được những hành vi đi bộ qua đường không an toàn (vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, qua đường ở gần phía trước hoặc sau xe ô tô đang đỗ)
  • Nguyên tắc đi bộ an toàn vào ban đêm (tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ nêu tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; nên mặc đồ phản quang hoặc trang phục sáng màu)
  • Đi bộ qua đường an toàn

*Cách phòng tránh:

  • Dừng lại bên đường, quan sát hai bên đường, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy cẩn thận.
  • Giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp ( có ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới, đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ giới từ bên phải tới.
  • Không được qua đường nơi tầm nhìn bị che khuất.
  • Không được qua đường ở gần phía trước và phía sau ô tô đang đỗ

Chủ đề 2: Đi xe đạp an toàn

*Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường – đi xe đạp an toàn

  • Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp
  • Nhận thức được những hành vi đi xe đạp không an toàn.
  • Nắm rõ các nguyên lí và kĩ năng đi xe an toàn: Kiểm tra xe trước khi đi: độ cao, phanh, chuông…
  • Điều khiển xe: trên làn đường bên phải trong cùng, tuân thủ chỉ dẫn của đèn tín hiệu và người điều khiển giao thông, quan sát trước khi di chuyển hướng.
  • Nguyên tắc đi xe đạp an toàn vào ban đêm (xe phải có đèn hậu, mặc đồ phản quang hoặc trang phục màu sáng). Lưu ý: Trẻ dưới 16 tuổi không được điều khiển xe đạp máy, xe máy

Chủ đề 3: Đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy an toàn.

  • Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ.
  • Nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy
  • Cách chọn mũ bảo hiểm: Phải chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn: mũ phải có tem kiểm định, lớp xốp cứng, dây đeo và khóa chắc chắn…
  • Cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách
  • Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
  • Chuyển hướng an toàn tại giao lộ
  • Vượt xe an toàn
  • An toàn đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía tay trái; Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi phía trước; Không vung vẩy chân tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái; Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm và nên đi giày, dép có cài khóa.)
  • Các nguyên tắc lái xe ô tô, xe gắn máy vào ban đêm.

Chủ đề 4: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.

  • Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.

Chủ đề 5: Một số cam kết ATGT cho học sinh.

  • Không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa đủ tuổi.
  • Không điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ khi chưa có giấy phép lái xe.
  • Không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng.
  • Không rẽ bất ngờ.
  • Không chở quá 2 người trên xe.
  • Không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.
  • Không uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
  • Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.
  • Lựa chọn tuyến xe buýt công cộng phù hợp để đi lại an toàn.

*Một số nội dung tuyên truyền khác lồng ghép trong các chủ đề trên.

  • Nhận biết một số loại biển báo hiệu đường bộ, đường sắt thông dụng: Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ. Nhận dạng được từng loại biển báo về hình dạng, màu sắc, hình vẽ, ý nghĩa của 5 nhóm biển báo này.
  • Qui định sử phạt và vi phạm hành chính trong một số tình huống đi bộ, điều khiển xe đạp và ngồi trên xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ. (Đi sai làn đường, đi xe bỏ cả 2 tay…)
  • Tôn trọng các qui định về ATGT. Cam kết thực hiện và chia sẻ với những người thân trong gia đình về các kiến thức và kỹ năng được giáo dục.

IV. Đề xuất các giải pháp phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong việc giáo dục ATGT cho học sinh.

Để thực hiện mục tiêu “ An toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và PHHS trong toàn trường, hãy thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ với mục đích giữ vững trật tự ATGT, nâng cao chất lượng cuộc sống và vận động thực hiện nếp sống văn minh.

Góp phần giảm thiểu TNGT, đồng thời thông qua chương trình này tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng Luật Giao thông đường bộ tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong nhà trường.

1.Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng tìm hiểu, nắm bắt kịp thời các thông tin tuyên truyền về thực trạng tham gia giao thông an toàn để phối hợp với nhà trường thường xuyên giáo dục ATGT cho con em mình. Chú ý đến nội dung “ Phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm”.

2.Nhà trường đã tổ chức cho học sinh kí cam kết ATGT, thực hiện nghiêm túc các nội dung của bản cam kết. Và coi đó là khẩu hiệu hành động thiết thực để đảm bảo ATGT cho chính mình và toàn xã hội. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cùng kí cam kết về việc chịu trách nhiệm giáo dục con em mình thực hiện tốt các chủ đề về ATGT đã nêu trong Bản cam kết.

3.Trong quá trình thực hiện, nếu học sinh có những vi phạm về quy tắc giao giao thông đường bộ, đề nghị các bậc cha mẹ học sinh cần thông báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm được biết để kịp thời phối hợp giáo dục.

4.Trong chương trình giáo dục ngoại khóa về ATGT, mỗi năm học nhà trường tổ chức các cuộc thi với nội dung “Tìm hiểu về giao thông đường bộ”, “An toàn giao thông học đường”, “An toàn giao thông cho bạn, cho tôi” đề nghị các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp cùng nhà trường tổ chức đạt hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Để hưởng ứng một cách có hiệu quả, các bậc PHHS, cán bộ, giáo viên cùng các em học sinh hãy thực hiện tốt khẩu hiệu “Ba có, bốn không” như sau:

*Khẩu hiệu “Ba có”:

1.Có hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, đi sát mép đường; Chỉ qua đường ở những nơi có tín hiệu vạch kẻ đường và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

2.Có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Phải đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Hợp tác, giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.

3.Có hành vi ứng xử hợp lý và đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường, cư xử có văn hóa như: tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi khi có va quệt.

*Khẩu hiệu “Bốn không”:

1.Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện chưa đủ giấy tờ quy định.

2.Không lấn chiếm: Lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT.

3.Không có thói hư, tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra TNGT.

4.Không để xảy ra TNGT khi tham gia giao thông.

Các bậc PHHS, cán bộ, giáo viên, học sinh hãy gương mẫu, nhiệt tình thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ là đã góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn. Cuộc sống của chúng ta ở phía trước có rất nhiều điều tốt đẹp, tương lai đang rộng mở và chờ đón chúng ta. Chúng ta hãy là người biết sống văn minh, lịch sự và xây dựng xã hội tốt đẹp!

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh THPT Tiêu Biểu

Như các bạn đã biết Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”và “hãy đội mũ bảo hiểm khi tham ra giao thông” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với người tham gia giao thông hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn và hạnh phúc cho chính bản thân mình cũng như gia đình mình.

Nhưng hằng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Theo thống kê, cứ mỗi năm Việt Nam có tới hàng nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Vậy Nhà nước và người dân nói chung và tuổi trẻ học đường chúng ta nói riêng đã và đang làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Không phải tự nhiên mà tai nạn giao thông trở thành vấn đề nóng của xã hội mà do một sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông và còn do chủ quan khi tham ra giao thông ,hay uống rượu bia, lạng lách, đèo quá số người quy định.

Có đông mọi người cho rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định. Nhưng có lẽ rằng lí do chủ yếu là do ý thức của mỗi con người chúng ta khi tham ra giao thông ,không làm chủ tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.

Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông là trụ cột gia đình mà cả những người vợ ,người con trong gia đình.

Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thương yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì sẽ chẳng còn được âu yếm, vỗ về trong vòng tay cha mẹ.và những người cha ,người mẹ thì nghẹn ngào như có trăm nghìn mũi dao đâm vào tim khi đứa con mình mang nặng đẻ đau vì tai nạn giao thông đã cướp đi mạng sống. Hình ảnh ấy mang tới một sự thương tâm lớn cho gia đình và xã hội.

Bởi tai nạn giao thông là vấn đề ai cũng biết, đã nói rất nhiều, mọi người đều hiểu biết những thứ cơ bản của luật an toàn giao thông, nhưng tại sao tai nạn vẫn cứ xảy ra thường ngày. Một phần vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi vi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông, và dẫn đến những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

Và như đã biết nguyên nhân chủ yếu vẫn là ý thức của người dân quá kém: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép, không đội mũ bảo hiểm , chở trên 3 người và phóng nhanh vượt ẩu. Tai nạn giao thông gây ra hậu quả rất lớn, gây thiệt hại về tính mạng con ngươì, tài sản và chất lượng cuộc sống của con người.

Từ đó bản thân mỗi người trong xã hội cảm thấy và nhận thức về an toàn giao thông là vô cùng quan trọng trong đời sống. Thực trạng ở Việt Nam, mỗi ngày có 33-34 người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Trong số đó có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. Xã hội đang ngày càng thay đổi và phát triển, đang bước sang xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cùng theo sự phát triển đó kéo theo sự thay đổi nhận thức trong giới trẻ ngày nay. Tuổi trẻ giờ đây cũng chạy theo sự phát triển tiến bộ của khoa học kinh tế. Các gia đình, các bậc phụ huynh cũng nuông chiều con cái cho điều khiển mô-tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi. Đã có học sinh đi xe máy đến trường, trong khi biết rõ mình chưa đủ tuổi và đã vi phạm luật an toàn giao thông.

Những học sinh đó được cha mẹ cho điều khiển xe một cách tự do và rất thoải mái. Họ tụ tập đi chơi xa, những học sinh nam lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, những bạn nữ tay lái chưa vững, xử lí các tình huống kém rất dễ gây ra và có thể dẫn đến tai nạn.

Và như đã nói, nguyên nhân chính vẫn là do ý thức khi tham gia giao thông chủa người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông, sự hạn chế về cơ sở vật chất.

Nhưng đáng tiếc góp phần gây ra các vụ tai nạn giao thông còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, những trụ cột tương lai của đất nước, những người sắp trở thành công dân, niềm tin và hi vọng cho tương lai đất nước lại chính là những người đang gây ra đa số vụ tai nạn. Vậy chúng ta hãy nêu cao tinh thần hành động của tuổi trẻ học đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Và tuổi trẻ chúng ta phải làm gì?

  1. Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, ở lớp. Ngoài ra mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ qui định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã 3, ngã tư.
  3. Đi bộ sang đường đúng qui định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng qui định.

4.Tuyên truyền luật an toàn giao thông: Tuyên truyền với người thân trong gia đình đảm bảo an toàn khi tham ra giao thông ,nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông ,không uống bia rượu khi tham ra giao thông,không phóng nhanh vượt ẩu…, tuyên truyền về an toàn giao thông đến tất cả mọi người trong khu vực mình sinh sống , tham gia các đội thanh niên tình nguyện về an toàn giao thông

Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức…..cần có những suy nghĩ đúng đắn gương mẫu thực hiện để góp phần giảm thiểu tai nạn.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Hãy chấp hành tốt luật an toàn giao thông để đem lại hạnh phúc cho người thân xung quanh bạn và tất cả mọi người.

Và đó là những hành động mà tuổi trẻ chúng ta nên làm, bản thân mỗi người, mỗi học sinh đều đã được giáo dục về luật an toàn giao thông, từ khi còn là một đứa trẻ bé xíu lon ton được ba mẹ đưa đi học. Đến trường ta được giáo dục với những bài hát về an toàn giao thông, những câu biểu ngữ về an toàn giao thông được treo khắp nơi, những câu chuyện và bài học về an toàn giao thông.

Đến bây giờ khi đang ngồi trên ghế trường THCS, bản thân mỗi chúng ta đã được trang bị những thứ cơ bản và sự hiểu biết về an toàn giao thông, đã biết như thế nào là an toàn và không an toàn. Tất cả chúng ta đều được giáo dục về luật an toàn giao thông từ khi còn rất nhỏ, được giao lưu ngoại khóa. Vì vậy đừng nói rằng bạn không biết luật mà vi phạm, hay cố tình hoặc vô tình gây lỗi.

Đó là bạn đang biện minh cho sự thiếu ý thức của bạn. Từ khi còn là những mầm non của đất nước đang được ươm mầm nuôi dưỡng cho mai sau, việc giáo dục luật giao thông cho mỗi mầm non là rất quan trọng và luôn được thực hiện. Các em nhỏ thực hiện tốt việc an toàn giao thông bằng cách đội mũ bảo hiểm. Đội mũ là bảo đảm sự an toàn cho chính bản thân mình, đối với các em đó là việc làm thiết thực nhất.

Còn đối với học sinh như chúng ta càng phải chấp hành và thực hiện tốt. Hơn thế ta phải tuyên truyền cho tất cả mọi người để họ biết, họ hiểu và đừng để đánh mất hạnh phúc của chính mình và những người xung quanh. Và chính bản thân chúng ta hãy làm thật tốt điều đó vì chính bản thân chúng ta và toàn xã hội.

Ngoài bài tuyên truyền an toàn giao thông, tham khaor 💖 Nghị Luận Về Hút Thuốc Lá Và Thuốc Lá Điện Tử 💖

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh THPT Hay

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.

Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân.

Từ khi con người sáng chế ra những phương tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.

Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí.

Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.

Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ, đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đi trên đường không nên ganh đua với người khác.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đặc biệt là sau khi các bạn đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông.

Ở trường ta, đa số các bạn học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên đường.

Bản thân tôi cũng sẽ cố gắng chấp hành luật giao thông thật tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là “Bạn và tôi hãy cùng nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông như chúng ta đã cam kết”

Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông Dịp Tết Đặc Sắc

Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hóa truyền thống từ ngàn đời của dân tộc ta. Hàng năm mỗi dịp tết đến xuân về mọi người làm ăn xa nô nức trở về quê ăn tết. Vì vậy nhu cầu đi lại của người dân tăng, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) cao.

Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông dịp Tết thường liên quan đến xe máy, ô tô là do người điều khiển phương tiện uống rượu bia khi tham gia giao thông, vì dịp Tết thường hay ăn uống, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu….

Một số đối tượng cố tình vi phạm trật tự an toàn giao thông như; đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; Các phương tiện vận tải đón trả khách không đúng nơi quy định, người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ, kinh doanh buôn bán còn phổ biến.

Vì vậy, việc đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết là một vấn đề rất cần được chú trọng. Để đảm bảo niềm vui đón Tết và đặc biệt là sức khỏe, an toàn của mỗi người, mỗi gia đình, khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” cần phải được tuyên truyền rộng rãi, có hiệu quả.

Chính sách của cơ quan quản lý luôn hướng đến thông tin tuyên truyền, vận động Nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.

Các lực lượng chức năng tuần tra, xử lý về các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông như: vi phạm nồng độ cồn, ma túy, chạy xe quá tốc độ, đi không đúng làn đường, phần đường, đi ngược chiều, dừng đỗ xe trái quy định, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, người chưa đủ tuổi, người không có giấy phép lái xe điều khiển xe tham gia giao thông, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng,..

Để bảo đảm trật tự ATGT trong những tháng cuối, phục vụ Nhân dân đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân. Người dân thực hiện tốt các nội dung của Luật giao thông đường bộ:

  • Đối với người dân ven các tuyến đường’ không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông.
  • Đối với người đi bộ: đi bộ trên lề đường; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao và vòng xuyến; không tụ tập dưới lòng đường.
  • Đối với người điều khiển phương tiện giao thông; Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện; không uống rượu, bia trước khi lái xe; không vượt đèn đỏ; không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng; không vi phạm làn đường, vạch sơn; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. Mỗi người dân hãy thực hiện tốt các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đồng thời hãy là một tuyên truyền viên tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng một xã hội an toàn, văn minh.

Bạn đọc có thể nhận ngay ☀️ Thẻ Cào 50k Miễn Phí ☀️ Card ĐT 50k Viettel Vina Mobi Free

Bài Thơ Tuyên Truyền Về An Toàn Giao Thông Hay

Chia sẻ dưới đây những bài thơ tuyên truyền về an toàn giao thông hay để bạn đọc tham khảo:

Biển báo giao thông
Sưu tầm

Lái xe trên đường giao thông
Không thuộc biển báo là không an toàn.
Biển tam giác sơn màu vàng
Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.
Biển tròn vành đỏ nói gì?
Đó là biển cấm không đi ngược chiều.
Mũi tên dù chỉ hướng nào
Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.
Biển chữ nhật sơn màu xanh
Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.
Trên đường quốc lộ phẳng lì
Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.
Đi vào thì sẽ làm sao?
Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.
Đi gần hay đi đường xa
Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.

Chúng em học luật giao thông
Sưu tầm

Sân trường đầy nắng
Vui quá bạn ơi
Chúng em vui chơi
Giao thông giữa phố

Ngã tư mới mở
Đèn hiệu bật lên
Đèn xanh đi liền
Đèn đỏ dừng lại

Đèn vàng chớ ngại
Chờ nhé bạn ơi
Cũng học cùng chơi
Theo lời cô giáo.

Điều kiện tham gia giao thông
Sưu tầm

Giấy xe, bằng lái tùy thân
Trình khi xét hỏi, lúc cần báo ngay
Vạch đường chỉ dẫn lối đi
Bộ hành, xe máy mỗi khi qua đường
Đừng vội, chạy bổ đâm ngang
Tự mình gây họa, trách than cho người
Phố phường xe chạy ngược xuôi
Đề phòng tai nạn, cho người lẫn ta
Vòng xuyến ngã bảy, ngã ba
Vững vàng tay lái, chớ mà lãng quên
Thiếu niên không được lái xe
Tiềm tàng nguy hiểm, không nên coi thường.

Biển báo giao thông
Sưu tầm

Lái xe trên đường giao thông
Không thuộc biển báo là không an toàn.
Biển tam giác sơn màu vàng
Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.
Biển tròn vành đỏ nói gì?
Đó là biển cấm không đi ngược chiều.
Mũi tên dù chỉ hướng nào
Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.
Biển chữ nhật sơn màu xanh
Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.
Trên đường quốc lộ phẳng lì
Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.
Đi vào thì sẽ làm sao?
Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.
Đi gần hay đi đường xa
Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.

Trật tự giao thông
Sưu tầm

Trật tự an toàn giao thông
Là điều thiết yếu luôn luôn thi hành
Nông thôn cho đến thị thành
Tai nạn xe cộ tăng nhanh bội phần
Ô tô, xe máy, bộ hành
Phần đường quy định, chớ giành nhau sang
Nhân sanh mạng quý hơn vàng
Nỡ cơ phút chốc, chết oan mạng người.

Không chỉ có bài tuyên truyền an toàn giao thông, SCR.VN lan toả 💖 Slogan Tình Nguyện Hay Nhất 💖

Viết một bình luận