Bài Cúng Giỗ Cha: Cách Cúng, Lễ Vật, Văn Cúng Giỗ Bố Chuẩn Nhất

Bài Cúng Giỗ Cha ❤️ Cách Cúng, Lễ Vật, Văn Cúng Giỗ Bố ✔️ Chia sẻ nội dung bài khấn giỗ đầu, cúng thường hàng năm cho người đã mất.

Bài Cúng Giỗ Cha Mẹ

Mỗi lần nhắc đến ngày cúng giỗ, những gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cơm lễ quả để dâng cúng ông bà tổ tiên. Cúng Gia tiên là một trong những nét đẹp tâm linh của người Việt Nam ta thể hiện sự thương tiếc cũng như lòng thành kính của người đang sống với người đã khuất.

Theo văn hóa người xưa, hàng năm vào ngày mất của người thân trong gia đình, người nhà sẽ làm đám giỗ như một cách tưởng nhớ đến người đã khuất. Ngày cúng giỗ cũng được gọi với một cái tên khác là ngày đoàn kết, bởi trong ngày này, tất cả mọi người sẽ quay quần bên nhau từ già đến trẻ, từ anh em đến cô dì chú bác trở về và cùng nhau làm lễ cúng giỗ dâng hương đến tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết dòng tộc.

Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình mà sẽ có cách cúng khác nhau. Với những gia đình có điều kiện thì cỗ giỗ của họ thường rất lớn, ngoài mời người thân họ hàng còn có hàng xóm đến tham dự. Còn với những gia đình bình thường thì chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm cùng với món ăn bình dị và vài nén nhang để thể hiện tấm lòng thành của họ đối với ông bà tổ tiên.

Bài Cúng Giỗ Bố Mẹ

Trước khi đến với nội dung bài cúng giỗ cha mẹ, mời bạn tìm hiểu những ngày cúng giỗ cho người đã mất.

  • Giỗ đầu: Đây chính là ngày giỗ được tiến hành vào đúng một năm người thân mất. Trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa khuây khỏa được nỗi đau buồn và sự nhớ thương. Thông thường vào ngày giỗ đầu của người đã khuất, mọi người thường tổ chức linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến.
  • Giỗ hết: Đây là ngày giỗ được tiến hành vào đúng hai năm người thân mất. Đây cũng là thời gian ngắn nên mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.
  • Giỗ thường: Giỗ thường là ngày giỗ từ năm thứ ba trở đi. Đối với ngày giỗ thường thì mọi người thường không tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu và giỗ hết, có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình.

Giới thiệu thếm đến bạn các ✨Bài Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam✨ đúng nhất

Văn Cúng Giỗ Cha

Chia sẻ đến bạn nội dung bài văn cúng giỗ cha chuẩn nhất.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi…………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:……………………………………………………………………………………..

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:………………………………………………………………………………….

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………..

Mộ phần táng tại:………………………………………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Tìm hiểu nội dung 🔰Bài Cúng Các Bác Ngoài Sân, Ngoài Trời🔰 chuẩn nhất

Bài Khấn Giỗ Bố

Nội dung bài cúng giỗ cha được nhiều người sử dụng.

Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời:

Hiển……………………………

Hiển……………………………

Hiển……………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho trangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần).

Bài Cúng Giỗ Cha Tiên Thường

Hướng dẫn cách soạn bài cúng giỗ cha tiên thường.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………….

Ngày trước giỗ – Tiên Thường của……………………………………………………………………….

Tín chủ con là:………………………………………………………. Tuổi……………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………….

Nhân ngày mai là ngày giỗ của………………………………………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Chia sẻ thêm đến bạn nội dung bài 💫Văn Khấn Thần Tài Thổ Địa💫

Bài Cúng Giỗ Cha Mẹ Hằng Năm

Hướng dẫn cách chuẩn bị bài cúng giỗ cha mẹ hằng năm và các bước thực hiện đúng nhất.

Bài Cúng Giỗ Cha Mẹ Hằng Năm
Bài Cúng Giỗ Cha Mẹ Hằng Năm

Bài Cúng Giỗ Bố Hàng Năm

Hình ảnh ài cúng giỗ bố hàng năm để bạn đọc tham khảo. Bạn in bài khấn ra và cầm đọc trong lễ cúng và hóa theo vàng mã sau khi kết thúc nghi lễ.

Nội dung bài cúng giỗ thường cha
Nội dung bài cúng giỗ thường cha

Bài Cúng Đám Giỗ Cha

Bài cúng đám giỗ cha trong lẽ cúng 49 ngày hoặc 100 ngày.

Dưới đây là bài văn cúng lễ Chung thất và Tốt khốc (hay còn gọi là lễ cúng 49 – 100 ngày) người đã mất, mời các bạn cùng tham khảo.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày………………….tháng…………………năm……………..âm lịch.

Tức ngày…………….. tháng………………….. năm……………. dương lịch.

Tại:…………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………….

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………………………………. chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời:

Hiển……………………

Hiển…………………….

Hiển…………………….

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Hướng dẫn các bước thực hiện 🔰Lễ Cúng Thanh Minh Ngoài Mộ🔰 chuẩn nhất

Lễ Cúng Giỗ Cha

Một số điểm cần lưu trong lễ cúng giỗ cha để tránh phạm phải điều kiêng kỵ.

  • Không nếm thức ăn. Khi chuẩn bị mâm cỗ cho đám giỗ, không nêm nếm trước thức ăn rồi mới bày lên, như vậy là tỏ ý bất kính với người mất.
  • Không đặt lên mâm cúng các món sống như gỏi cá, món tanh như lươn, cũng không nên cúng các loại thịt như thịt chó, mèo, vịt… Không cúng mắm tôm hoặc các món mà người mất khi còn sống không ăn được.
  • Bày chén bát riêng. Khi cúng giỗ, cần chuẩn bị bát đũa mới, không dùng những đồ mà người sống đang dùng.
  • Không cúng hoa quả giả. Chuẩn bị hoa tươi quả ngọt để thắp hương cho người đã khuất là bày tỏ lòng thành kính với họ, vì thế đại kị dùng hoa giả, quả giả thắp hương trong ngày giỗ.
  • Đám giỗ cho người chết trẻ (chết yểu) theo tập quán thường không được tổ chức. Sau khi hết tang, chuyển di ảnh lên ban thờ coi kết thúc việc cúng giỗ. Tuy nhiên ngày nay các gia đình vẫn làm giỗ cho con cháu không may chết trẻ để bày tỏ lòng thương xót.
  • Không làm cúng giỗ online nếu ở xa, càng không nên dùng văn khấn giỗ bằng tiếng Anh nếu bạn là Việt kiều, đó là sự bất kính rất lớn với người đã khuất.

Điểm qua những 🌿Bài Cúng Thanh Minh Xóm🌿 đầy đủ và chi tiết nhất

Mâm Cúng Giỗ Bố

Đồ cúng giỗ là mâm mặn, gồm những vật phẩm sau:

  • 1 con gà luộc
  • 1 miếng thịt heo luộc
  • 8 đĩa xôi
  • 8 chén cơm
  • 1 mâm ngủ quả
  • 1 bình hoa tươi
  • 1 bộ đồ cúng, giấy tiền, vàng mã, giấy đất
  • Trầu tem cách phượng
  • Cau tươi
  • Trà
  • Thuốc
  • Rượu

Hãy cùng xem 🔮Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7🔮 gồm những lễ vật gì nhé

Cách Cúng Giỗ Cha

Hướng dẫn bạn các bước cúng giỗ cha đã mất bài bản và đầy đủ nhất.

Ngày Tiên Thường

Ngày tiên thường là ngày trước ngày giỗ. Còn có nơi gọi là cáo giỗ, bởi trong ngày tiên thường, con cháu báo cáo cho người khuất sự cúng giỗ ngày hôm sau.

Trong ngày tiên thường, người đứng giỗ làm lễ cáo với Thổ công ngày hôm sau là ngày giỗ để xin phép Thổ công cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng. Đồng thời cũng khấn xin Thổ công cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình cùng về dự giỗ. Vì ngoài việc mời hương hồn người được cúng giỗ sau tang cho người đã khuất, còn phải mời cả hương hồn nội ngoại, gia tiên về dự.

Cũng trong ngày tiên thường, người đứng giỗ mang lễ ra mộ người được hưởng giỗ để mời vong hồn vị này về phối hưởng. Cũng nhân dịp này con cháu thường đắp lại mộ người đã khuất.

Ngày tiên thường con cháu phải đến nhà người trưởng tộc để sửa soạn làm giỗ ngày hôm sau. Bàn thờ được dọn dẹp lau chùi từ buổi sáng để buổi chiều cúng cáo giỗ. Con cháu, những người nào phải gửi giỗ, đều mang đồ lễ tới nhà đứng giỗ trong ngày tiên thường.

Con Cháu Gửi Giỗ

Người chết thường có nhiều con cháu. Nhưng ngày giỗ chỉ cúng ở nhà người con trai trưởng. Nếu con trai trưởng chết thì giao cho người cháu đích tôn. Tuy nhiên, những người con thứ, cháu thứ, cháu ngoại không thể bỏ giỗ cha mẹ, ông bà mình được.

Ngày giỗ, những người này đều phải tề tựu ở nhà người trưởng chi họ để làm giỗ. Họ phải có đồ lễ mang tới cúng. Việc mang đồ lễ tới nhà trưởng tộc như vậy gọi là gửi giỗ hay góp giỗ.

Lễ gửi giỗ trọng hay mọn tùy theo khả năng tài chính của người sống hay theo sự liên hệ giữa người sống với người chết. Gửi giỗ thường bằng tiền, kèm theo đồ lễ đáng giá: cả con lợn, cặp gà hay yến gạo nếp, có người trong khi gửi giỗ lại lựa mua thứ gì người chết sin h thời ưa thích.

Người ở xa, ngày giỗ không về được, cũng cố mua đồ lễ để gửi về nhà người trưởng. Những người này, ngoài việc gửi còn làm lễ cúng vọng trong ngày giỗ. Câu: “con đâu cha mẹ đấy” là ý nói con cái cúng giỗ ở đâu thì hương hồn cha mẹ về đó phối hưởng.

Có nhiều trường hợp, người trưởng chi họ không nhận đồ lễ gửi giỗ của một người nào đó vì họ bất kính hoặc cậy của. Những đồ lễ do các ngành thứ mang gửi giỗ, người trưởng đều phải đem sử dụng hết trong ngày giỗ. Cúng xong, ăn không hết, người trưởng tộc sẽ chia phần cho con cháu đem về.

Ngày Giỗ Chính

Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ.

Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơ cao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu. Quỳ gối bên phải rồi gối bên trái xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay đang chắp (thế phủ phục).

Sau đó cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co hai tay vẫn chắp lên trước ngực, co đầu gối bên phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.

Trên đây là nội dung bài cúng giỗ cha để bạn đọc tham khảo. Đừng quên chia sẻ bài viết để mọi người cùng đón đọc và tham khảo nhé.

Viết một bình luận