Lễ Cúng Thanh Minh Ngoài Mộ [Bài Khấn, Lễ Vật, Cách Cúng Chuẩn]

Lễ Cúng Thanh Minh Ngoài Mộ ❤️ Bài Khấn, Lễ Vật, Cách Cúng ✔️ Hướng dẫn các bước cúng tết thanh minh ở mộ, trong nhà chuẩn nhất.

Lễ Cúng Thanh Minh Ngoài Mộ

Thanh minh là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm, đến sau ngày Lập xuân 60 ngày; sau ngày Đông chí 105 ngày. Tết Thanh minh chính là ngày đầu tiên của tiết khí này.

Lễ cúng Thanh Minh, còn được gọi là lễ cúng hồn, là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam và nhiều nền văn hóa châu Á khác. Thường diễn ra vào mùa xuân, thường là vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết này được gọi là Tết Thanh minh. Tết Thanh minh năm 2019 rơi vào ngày 5/4 Dương lịch (1/3 Âm lịch). Người Việt thường cúng Tết Thanh minh tại gia đình và phần mộ tổ tiên, do đó cần chuẩn bị 2 lễ.

Dưới đây là một số bước cơ bản thực hiện lễ cúng Thanh Minh ngoài mộ:

  • Quét dọn mộ: Làm sạch mộ và khu vực xung quanh.
  • Bài trí mộ: Sắp xếp hoa, đèn, và các vật phẩm khác để tạo không gian trang trí đẹp mắt.

Thực hiện nghi lễ:

  • Dâng hương và thắp đèn: Đặt hương thơm và thắp nén hương trước mộ.
  • Dâng thức ăn và đồ uống: Bày đặt thức ăn và nước uống trước mộ, thường là những món ưa thích của người đã mất.
  • Cầu nguyện và tưởng nhớ: Người thực hiện lễ thường thắp nén mũi, cúi đầu để tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn người đã mất.

Lễ Cúng Thanh Minh Gồm Những Gì

Lễ vật cúng Tết Thanh Minh có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn bao gồm hoa quả; rượu thịt, tiền vàng, trầu cau, hương, đèn hoặc nến.

  • Thực phẩm: Gồm có cơm, các món ăn yêu thích của người đã mất.
  • Nước uống: Rượu, nước ngọt, trà.
  • Hương thơm: Nén hương, trầu, nén mũi.

Số hương thắp phải là số lẻ, thường là 1 hoặc 3 nén vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm; đèn hoặc nến là 2 cây tượng trưng cho Mặt Trăng và Mặt Trời.

Cách cúng Tết Thanh Minh truyền thống không quy định phải là cỗ chay hay mặn. Tuy nhiên nhiều người quan niệm chọn lễ vật cúng Tết Thanh Minh là cỗ chay gồm mật ong, bơ, bỏng, gạo muối; nước, bánh trái, oản chuối, xôi chè để không sát sinh; vong hồn tổ tiền dễ được siêu thoát.

Gợi ý thêm bài viết mới về 💙Bài Cúng Thanh Minh Xóm💙 cực chuẩn

Lễ Vật Cúng Thanh Minh Ngoài Mộ

Lễ vật cúng tiết Thanh minh ngoài mộ cần chuẩn bị những phần lễ cơ bản sau:

  • Các loại bánh kẹo và quả tươi.
  • Trầu cau, rượu.
  • Nước sạch.
  • Một số món ăn tùy theo điều kiện mỗi gia đình, nhưng tốt nhất là đồ chay.
  • Nhang, đèn.
  • Giấy ngũ sắc, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy hàng mã…
  • Một bộ tam sinh: Bộ tam sinh dùng để cúng tế trong các đại lễ ngày xưa thường là ba con vật gồm bò, lợn và dê. Tuy nhiên, ngày nay, tùy theo phong tục tập quán của địa phương và điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị lễ vật này hay không.

Nội dung và các bước làm 🍒Bài Cúng Thanh Minh Ngoài Mộ, Tại Nhà🍒 cực chuẩn

Bài Cúng Tết Thanh Minh Ngoài Mộ

Nội dung bài lễ cúng tết thanh minh ngoài mộ được tổng hợp trong video sau. Bạn tham khảo ngay nhé.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.

Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghiã trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:………………………………………………………

Hôm nay là ngày… …….tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:……………kỵ nhật là…….có phần mộ táng tại…………được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!.

Văn Khấn Lễ Thanh Minh Ngoài Mộ

Chia sẻ đến bạn nội dung bài văn khấn lễ thanh minh ngoài mộ chuẩn nhất.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (đọc ngày, tháng Âm lịch).

Tín chủ chúng con là… (tên của bạn)

Ngụ tại số nhà…, xã/phường…, quận/huyện…, tỉnh/thành phố… (địa chỉ của nhà bạn).

Nhằm tiết Thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt; có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn Thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của cụ tứ đại, tam đại, ông bà, cha mẹ táng tại xứ này; nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ; tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật; độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè; 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, chứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)

Lễ Cúng Thanh Minh Tại Nhà

Ngoài nghi lễ cúng tạ mộ ở ngoài phần mộ ra thì các gia đình thường sẽ có một thêm mâm cỗ để cúng gia tiên tại nhà. Phần lễ vật cúng tại nhà cũng không yêu cầu quá cầu kỳ; tùy vào điều kiện của mỗi gia đình hoặc tùy vào phong tục tập quán của mỗi địa phương để sắm sửa.

Tùy theo mỗi gia đình, có thể chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh minh với đầy đủ các món mặn như xôi; gà luộc, giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… và một số lễ vật khác như hoa quả, hoa tươi, trầu cau, vàng mã… Các gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm cúng chay cũng được. Bên cạnh đó, các gia đình có thể chỉ cần thắp hương bình thường với hoa quả tươi; trà tàu, thuốc lá… để thông báo với tổ tiên đã khuất về ngày Thanh minh và tỏ lòng ghi ơn, tưởng nhớ tới tổ tiên là được.

Chia sẻ những bước thực hiện 🌻Bài Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7🌻 đúng phong tục

Lễ Cúng Thanh Minh Tại Mộ

Những điểm cần lưu ý khi tiến hành lễ cúng thanh minh tại mộ.

  • Không nên đi vào những nơi hẻo lánh để tránh nguy hiểm. Tốt nhất hãy đi theo lối mòn những người đi trước đã để lại.
  • Phụ nữ đang thời kì hành kinh hoặc mang thai không nên đi tảo mộ. Không tính đến vấn đề phong thủy, cơ thể người phụ nữ lúc này rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc có nhiều ở nghĩa trang.
  • Khi đi lại cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Bạn không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường; cảnh quan xung quanh.
  • Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi. Gia đình cũng đừng quên quét dọn cả phía sau mộ.
  • Khi tảo mộ, cần chú ý xem xét bốn phía của ngôi mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.
  • Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận.
  • Những người có khí trường, sức khỏe yếu thì khi vào nhà nên bước qua chậu lửa hoặc tắm nước lá bưởi; để xua đi những trường khí độc.

Giới thiệu thêm bài viết để bạn tham khảo 🍃Bài Cúng Hàng Ngày🍃

Lễ Cúng Thanh Minh Tạ Mộ

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ.

Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn; rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn; chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh vào chỗ thờ chung để làm lễ. Nếu nơi đó không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn; kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất.

Lễ Cúng Thanh Minh Như Thế Nào

Trong quá trình đặt lễ vật lên bàn cần phải chú ý:

  • Các lễ vật như hoa quả, tiền vàng được đặt chung, nhưng lễ mặn thì đặt riêng.
  • Có bao nhiêu bát hương trên ban thờ thì phải thắp hương cho hết.
  • Số hương chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén, kiêng kỵ cắm 2 nén.
  • Thắp thêm tuần hương thứ hai rồi mới được phép hóa tiền vàng.
  • Đổ chén rượu cúng vào trong đám tro sau khi hóa tiền vàng.

Trong quá trình hành lễ nên chú ý về hình thức: có hai hình thức là lễ hoặc vái. Dù thực hiện theo hình thức nào thì cũng phải theo nguyên tắc, chỉ được thực hiện khi đã đặt lễ và thắp hương.

Sắm lễ: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, hoa quả.

Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn.

Nếu như phần mộ không có chỗ đặt lễ thì có thể đem theo kệ để bày đồ.

Bật mí cách soạn 🔮Bài Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời, Trong Nhà🔮 đúng nhất

Lễ Cúng Thanh Minh Trong Nhà

Trước khi làm lễ cúng Tết Thanh minh, mọi người cần dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng và sạch sẽ. Sau đó lau sạch bụi tại bàn thờ gia tiên. Tiếp theo, gia đình hãy chuẩn bị mâm lễ cúng tổ tiên tại nhà, nên làm đơn giản. Chủ yếu là cái tâm thành kính của mình hướng về tổ tiên.

Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ cúng Tết Thanh minh thì gia đình mang bày lên bàn thờ. Sau đó, người cúng cần phải mặc quần áo sạch sẽ, chỉnh tề rồi lên hương, vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn Tết Thanh minh tại nhà. Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.

Khám phá những thứ cần có trong 🌼Lễ Cúng Đổ Móng Nhà🌼 đầy đủ nhất

Lễ Cúng Tết Thanh Minh

Khi đến nơi đặt mộ phần, gia chủ đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh vào chỗ thờ chung để làm lễ. Nếu nơi đó không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất.

  • Sau khi sắp lễ xong, gia chủ thắp hương, đốt nến và khấn theo bài cúng Tết Thanh Minh.
  • Trong lúc chờ hết tuần hương, gia chủ tới thắp hương ở phần mộ gia tiên và xin phép người đã khuất được dọn dẹp, tu sửa mộ phần.
  • Sau khi dọn dẹp xong, gia chủ chờ hương cháy được khoảng 2/3, lễ tạ; hóa vàng và xin lộc mang về để tiếp tục làm lễ gia thần và gia tiên tại nhà.
  • Hành lễ gia thần và gia tiền đều có 2 hình thức là lễ và vái. Lễ thì 2 bàn tay áp vào nhau và đặt ngang trước ngực, vái thì các ngón tay đan vào nhau.
  • Lễ hay vái đều chỉ được thực hiện sau khi đã đặt lễ vật cúng Thanh Minh lên ban thờ và thắp đèn, hương.
  • Trong cách cúng Tết Thanh Minh bao gồm cả việc cúng gia tiên với thể thức tương tự như cúng gia tiên thông thường. Nguyên tắc chung là dâng hương lễ gia thần trước rồi mới lễ gia tiên.
  • Sau khi châm lửa thắp hương nến, người làm lễ kính cẩn dùng 2 tay dâng hương ở vị trí ngang trán, vái đủ 3 vái rồi mới cắm hương vào bát hương.
  • Sau đó, khấn theo bài cúng gia tiên rồi vái 3 vái và chờ hương cháy gần hết mới được hóa vàng.

Tiết lộ nội dung ☪️Bài Cúng Động Thổ☪️ làm nhà, xây công trình đầy đủ nhất

lễ cúng thanh minh

Cách Cúng Thanh Minh Ngoài Mộ

Khi đi tảo mộ Thanh minh, con cháu trong nhà nên đi cùng để xách đồ lễ tảo mộ; không nên thuê người ngoài. Sau khi đến phần mộ, các trưởng lão trong gia đình sẽ lo phần lễ bái; các con cháu nên đứng nghiêm túc bên cạnh để quan sát. Trong lúc làm lễ, con cháu chắp tay vái lạy và không nên nô đùa, nói chuyện to để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.

Sau khi làm lễ cúng Tết Thanh minh cho tổ tiên xong thì mới được tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ. Bởi vì phải xin phép ông bà tổ tiên trước rồi mới được tiến hành sửa sang để tránh phạm thượng. Đối với những phần mộ đã xây cất thì chỉ cần dọn cỏ dại xung quanh, để tránh cho chuột hoặc rắn đào hang gây động mộ. Đối với những phần mộ chưa xây thì bên cạnh dọn dẹp cỏ dại; bạn cũng nên bồi đắp thêm đất để phần mộ không bị xẹp xuống.

Gia đình chờ khi hương đã cháy hết ⅔ thì có thể xin hóa vàng, khi đốt vàng mã; bạn nhớ đốt đúng nơi quy định và lưu ý không đốt quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ. Sau khi hóa vàng xong thì trưởng lão vái lạy lễ tạ và xin lộc rồi mang về nhà.

Bạn vừa đến với những thông tin quan trọng trong lễ cúng thanh minh. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận tại trang Scr.vn nhé.

Viết một bình luận