Bài Cúng Thanh Minh Xóm ❤️ Bài Khấn, Mâm Lễ Vật Cúng

Bài Cúng Thanh Minh Xóm ❤️ Bài Khấn, Mâm Lễ Vật Cúng ✔️ Các bước chuẩn bị và bày cúng thanh minh ngoài mộ, trong nhà chuẩn nhất.

Bài Cúng Thanh Minh Xóm

Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.

“Cúng Thanh Minh Xóm” thường được tổ chức vào những dịp lễ tết, đặc biệt là ngày lễ cúng Thanh Minh (ngày giỗ), để cả xóm cùng nhau thể hiện lòng tri ân và tôn kính đối với tổ tiên.

Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất; mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:

Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh

Trước khi cúng thì cần chuẩn bị:

  • Lên kế hoạch: Xác định ngày cúng Thanh Minh xóm và thông báo cho cộng đồng.
  • Phân công công việc: Phân công nhiệm vụ cho các hộ gia đình trong xóm, chia sẻ trách nhiệm về việc chuẩn bị bàn thờ và các vật phẩm cúng.
  • Thu thập vật phẩm cúng: Mỗi hộ gia đình chuẩn bị các vật phẩm cúng như nến, hương, hoa, trái cây, thức ăn, đồ uống, và các vật phẩm khác.

Bài Cúng Thanh Minh Xóm Làng

Bài cúng Tết Thanh Minh xóm được các gia đình sử dụng để khấn; cúng khi làm lễ tại nhà hoặc ngoài mộ phần.

Nội dung văn khấn tết thanh minh được chia sẻ dưới đây bao gồm bài văn khấn Âm phần long mạch của Đại đức Thích Thanh Tâm, khi làm lễ tại nghĩa trang; các bạn sử dụng bài văn khấn lễ vong linh người thân tại mộ phần. Ngoài ra còn có bài văn khấn tết Thanh Minh cúng gia tiên tại nhà để các gia chủ làm lễ tại gia đình.

Nội dung và các bước làm 🍒Bài Cúng Thanh Minh Ngoài Mộ, Tại Nhà🍒 cực chuẩn

Bài Cúng Thanh Minh Xóm Ngoài Mộ

Chia sẻ đến bạn nội dung bài cúng thanh minh xóm ngoài mộ chuẩn nhất.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hương linh: (tên người dưới phần mộ; nếu là các cụ tổ tiên đã xa đời thì có thể gọi là cụ Tam Đại, Tứ Đại …).

Hôm nay là ngày: nhân Tết Thanh minh.

Tín chủ chúng con là:

Ngụ tại địa chỉ:

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục; nền đức cao dày, gây dựng cơ nghiệp của … ( người dưới phần mộ). Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh (cụ, ông, cha…….) lai lâm hiến hưởng.

Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ cho được dầy bền; tu sửa minh đường cho thêm vững chắc.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật; phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều giữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Trong Tết Thanh minh, ngoài việc tảo mộ và cúng lễ ngoài các ngôi mộ; các gia đình cũng thường có cúng gia tiên tại nhà. Bài khấn gia tiên thì có thể tham khảo mẫu văn khấn gia tiên của sách Phong tục thờ cúng của người Việt, NXB Văn hóa thông tin như sau:

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Nay con giữ việc phụng thờ tên là… ,…. tuổi, sinh tại xã… , huyện…. , tỉnh…. cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: Trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp…

Kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ; cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Chia sẻ những bước thực hiện 🌻Bài Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7🌻 đúng phong tục

Bài Cúng Thanh Minh Xóm Tại Nhà

Nội dung bài cúng thanh minh xong tại nhà được sử dụng nhiều nhất.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh; kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng; ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành; cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần).

Giới thiệu thêm bài viết để bạn tham khảo 🍃Bài Cúng Hàng Ngày🍃

Văn Khấn Cúng Thanh Minh Xóm

Mời bạn tìm hiểu thêm nội dung bài văn khấn cúng thanh minh xóm ngay sau đây.

Văn Khấn Cúng Thanh Minh Xóm
Văn Khấn Cúng Thanh Minh Xóm

Lễ Vật Cúng Thanh Minh Xóm

Bên cạnh việc chuẩn bị bài cúng thanh minh xóm, bạn cũng cần có thêm lễ vật cúng Tết Thanh Minh ngoài mộ. Mâm cúng cần chuẩn bị những phần lễ cơ bản sau:

  • Các loại bánh kẹo và quả tươi.
  • Trầu cau, rượu.
  • Nước sạch.
  • Một số món ăn tùy theo điều kiện mỗi gia đình, nhưng tốt nhất là đồ chay.
  • Nhang, đèn.
  • Giấy ngũ sắc, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy hàng mã…
  • Một bộ tam sinh: Bộ tam sinh dùng để cúng tế trong các đại lễ ngày xưa thường là ba con vật gồm bò, lợn và dê. Tuy nhiên, ngày nay, tùy theo phong tục tập quán của địa phương và điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị lễ vật này hay không.

Lễ vật cúng Tết Thanh Minh tại nhà

Tùy theo mỗi gia đình, có thể chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh minh với đầy đủ các món mặn như xôi; gà luộc, giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… và một số lễ vật khác như hoa quả, hoa tươi, trầu cau, vàng mã… Các gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm cúng chay cũng được. Bên cạnh đó, các gia đình có thể chỉ cần thắp hương bình thường với hoa quả tươi, trà tàu, thuốc lá… để thông báo với tổ tiên đã khuất về ngày Thanh minh và tỏ lòng ghi ơn, tưởng nhớ tới tổ tiên là được.

Bật mí cách soạn 🔮Bài Cúng Chúng Sinh Ngoài Trời, Trong Nhà🔮 đúng nhất

Cách Cúng Thanh Minh Xóm

Trong ngày này, cần phải cúng Tết Thanh Minh tại cả hai nơi là ở gia đình và phần mộ của họ hàng. Khi đến nơi đặt mộ phần của người thân, gia chủ đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh vào chỗ thờ chung để làm lễ. Nếu nơi đó không có chỗ thờ; không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất.

Sau khi sắp lễ và soạn sẵn bài cúng thanh minh xóm, gia chủ thắp hương, đốt đè / nến và khấn theo bài cúng Tết Thanh Minh. Trong lúc chờ hết tuần hương, gia chủ tới thắp hương ở phần mộ gia tiên và xin phép người đã khuất được dọn dẹp, tu sửa mộ phần. Sau khi dọn dẹp xong, gia chủ chờ hương cháy được khoảng 2/3, lễ tạ; hóa vàng và xin lộc mang về để tiếp tục làm lễ gia thần và gia tiên tại nhà.

Trong cách cúng Tết Thanh Minh bao gồm cả việc cúng gia tiên với thể thức tương tự như cúng gia tiên thông thường. Nguyên tắc chung là dâng hương lễ gia thần trước rồi mới lễ gia tiên.

Việc hành lễ gia thần và gia tiền đều có 2 hình thức là lễ và vái. Lễ thì 2 bàn tay áp vào nhau và đặt ngang trước ngực, vái thì các ngón tay đan vào nhau. Lễ hay vái đều chỉ được thực hiện sau khi đã đặt lễ vật cúng Thanh Minh lên ban thờ và thắp đèn, hương.

Sau khi châm lửa thắp hương nến, người làm lễ kính cẩn dùng 2 tay dâng hương ở vị trí ngang trán; vái đủ 3 vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Sau đó, khấn theo bài cúng gia tiên rồi vái 3 vái và chờ hương cháy gần hết mới được hóa vàng.

Bạn vừa đến với nội dung bài cúng thanh minh xóm và những công việc cần thực hiện trong lễ cúng. Đây là một ngày lễ đặc biệt nên cần chuẩn bị đầy đủ, tươm tất và thành tâm nhất.

Viết một bình luận