SCR.VN tổng hợp và chia sẽ đến bạn những bài văn tả cái ao hồ ở nhà em, làng em hay và đặc sắc nhất. 12+ mẫu tả cảnh ao hồ lớp 5 ngắn gọn điểm cao
Cái Ao là gì ?
“Cái Ao” trong tiếng Việt có thể được hiểu là một vùng nước đọng lại, có thể xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Ao thường nhỏ hơn hồ và có thể được sử dụng cho mục đích trang trí, giải trí, hoặc nuôi trồng thủy sản như tôm và cá. Trong tiếng Anh, từ tương ứng với “Cái Ao” là “pond”
Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]
Hướng Dẫn Cách Tả Cảnh Ao Hồ, Ao Làng
Với gợi ý cho bạn cách tả cái ao hồ đơn giản nhất cho các bạn tham khảo!
- Dẫn dắt giới thiệu về cái ao, hồ mà em định tả ( cái ao của nhà em hay của làng em..)
- Tả tổng quan về cái ao
- Tả chi tiết về cái ao
- Tả cụ thể cái ao theo các mùa trong năm
- Nói lên cảm xúc, suy nghĩ của em về cái ao mà em vừa tả.
Dàn Ý Tả Cái Ao, Hồ
Độc giả của SCR.VN đừng bỏ qua mẫu dàn ý chi tiết hướng dẫn tả cái ao cho các bạn học sinh dưới đây nhé!
1. Mở bài: Giới thiệu về cái ao
- Em sinh ra ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với ao, đình, chùa,…
2. Thân bài
– Vị trí của cái ao làng:
- Nằm ở đầu làng, gần cổng làng.
- Bên cạnh có rặng tre.
– Cái ao như thế nào?
- Được bao bọc bởi những mảng cỏ xanh non.
- To và rộng.
- Nước màu xanh sẫm.
- Bên cạnh có cây đa to, cổ thụ và những cây nhãn.
- Ngoài ra còn có những bụi chuối xung quanh và rặng tre gần đó.
– Ao dùng để làm gì?
- Mùa hè: Là nơi cho bọn trẻ con tụ tập, tắm ao.
- Nơi cho người lớn ngồi nghỉ ngơi buổi trưa hè.
- Nơi để mọi người rửa chân tay sau khi đi đồng về.
- Nơi để trẻ con đi câu cá với nhiều loại cá phong phú khác nhau.
– Cái ao như thế nào vào các mùa trong năm:
+ Vào mùa hè:
- Một góc ao trở thành đầm sen.
- Người dân thường lội thuyền thu nhặt hoa sen, đài sen để lấy hạt.
- Là nơi tụ tập cho mọi người dân trong lòng ra hóng mát.
- Người lớn ngồi bàn việc, trẻ con thì vui đùa, trai gái thì tâm tình.
+ Vào mùa thu:
- Nước ao trong vắt, phản chiếu màu xanh của bầu trời.
- Lá tre rụng xuống, thả trôi êm đềm.
+ Vào mùa đông: Mặt ao phẳng lặng, sương khói bảng lảng.
+ Mùa xuân: Cỏ hai bên bờ xanh mướt.
3. Kết bài
- Cái ao gắn bó với em không chỉ tuổi thơ, hiện tại mà còn cả mãi sau này. Em rất yêu cái ao của làng mình.
SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️Tả Sông Đáy Quê Em❤️️ Hay Nhất
12+ Bài Văn Tả Cảnh Ao Hồ Hay Nhất
12+ Bài văn ngắn gọn hay nhấ dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh khi muốn tả về cái ao hồ!
Bài Văn Tả Cái Ao Làng Điểm Cao
Quê hương em vốn là một làng quê của vùng Bắc Bộ. Ở đó, có những cánh đồng lúa xanh mơn man, cùng những con người chân quê, chất phác. Và không thể thiếu là hình ảnh của những cái ao với đầy kỉ niệm tuổi thơ.
Ao làng em nằm ở trước đình làng, bên cạnh là cây đa và giếng nước. Đây là những đặc trưng mà chỉ có riêng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của nước ta. Ao dài và rộng, nghe mẹ em nói, ao rộng đến ba sào, sâu vô cùng. Xưa kia, ao là nơi để cả làng gánh nước về tắm giặt, nấu nướng. Vòng quanh ao là một lớp tường bao được xây lên đã lâu, đã phủ những lớp rêu xanh thẫm. Trên bờ là những vạt cỏ non xanh biêng biếc. Và không thể thiếu là những cây dừa được trồng thành vòng xung quanh ao.
Những cây dừa thân to như chiếc trống, mấy đứa nhỏ tụi em chẳng thể ôm xuể. Nó rủ những cành dài và thẳng xuống mặt ao xanh mát. Trên mặt làn nước xanh biếc của áo là những chiếc bèo đang lững thững trôi chầm chậm. Vào mùa hoa bèo, cả một vùng ao tím biếc màu hoa lục bình. Còn vào mùa xuân, người ta thấy ao xanh ngát màu của những vạt bèo dâu. Cái ao đã gắn liền với bao thế hệ người dân của quê em và với cả tuổi thơ của em nữa.
Sau mỗi bữa cơm trưa, lũ trẻ tụi em lại lén giấu mẹ, chạy ra ao vừa tắm vừa đùa nghịch. Làn nước trong xanh, óng ánh giữa buổi trưa hè.Nước mát và trong lắm, khiến cho chúng em không khỏi thích thú.
Lại có những buổi trưa hè, lũ trẻ trốn ngủ trưa, chạy thật nhanh ra những rặng tre đầu làng, kiếm cho mình một cành tre nhỏ nhỏ, sắm thêm một sợi chỉ mảnh, buộc những con sâu bèo rồi thả cần xuống mặt ao.
Ao làng nên chẳng ai thả cá, vậy mà có biết bao loài cá sống ở đó. Nào cá rô, cá chép, cá cờ, thi thoảng lại thấy người làng em câu được những chú cá chuối thật to hay một chú cá trắm nặng ký. Còn tụi nhỏ bọn em chỉ dám câu những chú cá rô nhỏ, thế nhưng lại đi câu như thế lại vui đến lạ kỳ, dù kết quả chẳng được bao nhiêu.
Cái áo ấy gắn bó với em suốt những năm tháng của tuổi thơ. Làn nước xanh mắt, những cánh bèo trôi đều in dấu sâu đậm vào tâm trí em. Dù có đi đâu, chắc hẳn, cái ao vẫn là nơi em nhớ nhất khi nhắc về quê hương của mình
Bài Văn Tả Cái Ao Nhà Em Ngắn Hay
Ở nhà em, có một hồ sen khá lớn nằm ở cuối con đường dẫn ra rừng bạch đàn cảu bố. Hồ nước ấy là địa điểm được mọi người trong nhà đặc biệt yêu thích.
Hồ nước đó hình thành từ vụ đánh bom ác liệt của giặc Mĩ. Hồ có hình tròn, rộng bằng cả sân trường em. Hồ cũng khá sâu, ông nội em bảo chỗ sâu nhất trong hồ thì cả ba người trưởng thành đứng lên vai nhau còn chưa tới mặt nước. Nước trong hồ không trong vắt như nước suối, mà có màu xanh sẫm, bởi hồ quá sâu. Và phía dưới đáy hồ, có rất nhiều cây rong mọc dày đặc.
Chúng uốn lượn bồng bềnh trong làn nước khiến đứa trẻ nào cũng phải sợ hãi khi nhìn xuống. Trên mặt hồ, có cả một nửa được bao phủ bởi hoa sen. Lá sen to tròn che kín mặt hồ, đến mùa hè lại nở hoa, giúp hồ nước trở nên đẹp vô cùng. Ven hồ, là thảm cỏ trâu xanh mướt, mọc tràn đến lấp xấp mép nước. Góc sát lối đi, có một mảnh đất trống bằng phẳng được đổ xi măng.
Dưới lòng hồ, là cả một thế giới phong phú các loại cá và tôm tép. Mỗi ngày đều ra đó câu cá với anh trai mình, thế mà mãi chẳng hết được. Đó là món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho hồ nước đấy.
Chiều nào sau khi tan học, em rủ cũng cùng các bạn ra bãi cỏ ven hồ để nô đùa. Chúng em vui chơi, chạy nhảy trong làn gió mát rượi thoảng hương sen thổi từ dưới hồ lên. Thật yêu sao hồ nước của nhà mình
Bài Văn Tả Cái Ao Hồ Quê Em Ngắn Nhất
Trong công viên gần nhà em có một hồ nước khá rộng. Đó là địa điểm được mọi người yêu thích nhất ở trong công viên.
Hồ nước có hình tròn, rộng gấp bốn lần lớp học của em. Xung quanh hồ không có rào chắn, mà là một đường gạch lát nâu đỏ trải đều xung quanh. Nước hồ có màu xanh trong, in bóng mây trời xuống. Ven bờ hồ nước, cách một quãng sẽ là một cây liễu cao lớn, ngả đôi cành xuống nước. Những vùng nước ấy sẽ có màu xanh thẫm hơn cả.
Hồ nước này khá sâu, ở dưới có những chú cá chép màu đỏ rất đẹp. Trên mặt hồ thì có trồng súng tím. Những chiếc lá súng to như quyển vở dàn ra mặt hồ. Chúng lơ lửng trong nước nên đêm nào gió thổi mạnh thì sáng hôm sau sẽ thấy cả họ hàng nhà súng dạt vào hết một bên hồ.
Mỗi khi ra công viên, em sẽ đi bộ vòng quanh hồ. Sau đó ngồi lại trên chiếc ghế đá cạnh bờ hồ để vừa ngắm cảnh, vừa tận hưởng bầu không khí trong lành nơi đây.
Mời Xem Thêm ❤️️Tả Cảnh Thanh Bình Ở Quê Em❤️️ Hay Nhất
Văn Tả Cái Ao Làng Ngắn Gọn
Quê em ngày xưa làng thưa nhà người còn ít. Mấy chục nóc nhà nhưng gia đình nào ngoài vườn trồng cây ăn quả cũng đều có một cái ao để thả cá. Cái ao nằm giữa vườn cây tạo nên phong cảnh hữu tình. Bên này bờ ao chàng trai ngồi câu cá. Bên kia cô gái giặt áo vớt bèo. Những mối tình nảy nở. Những bóng hình lứa đôi soi bóng nước ao nhà. Những cái ao ngày ấy rất rộng và trong xanh.
Những trưa hè tụi trẻ con chúng em thường nhảy ùm xuống ao tắm. Một đoạn cây chuối mấy thằng bám vào bì bõm tập bơi. Rồi từ cái ao làng phẳng lặng nhỏ bé chúng em biết bơi để ra hồ ra sông ra biển lớn đầy sóng gió. Cũng như từ sau bụi tre xanh quanh năm bình yên chúng em lớn lên vững bước vào đời với bao sự biến động thử thách chông gai.
Em còn nhớ khi còn nhỏ rất thích đi câu cá. Chúng em có những chiếc cần câu trúc uốn cong rất đẹp và dẻo. Chúng em thường kéo nhau đi cả buổi lên rừng tìm cần câu. Quê em ngày ấy rừng già rậm rạp có những cây gỗ quý như lim de rùa mấy người ôm không xuể. Những bụi tre bụi trúc rừng rui cũng nhiều tha hồ mà chọn những cây trúc cây rui thật suôn thật thẳng về uốn làm cần câu. Mỗi đứa chúng em đều có đủ các loại cần câu.
Cần câu cá trê cá chuối phải cứng cần câu cá rô cá diếc phải mềm phải dẻo cần câu tôm càng thì chỉ là những thanh tre vót mảnh như cái tăm. Những cái ao trong làng ngày ấy rất nhiều các loại cá hoang hay cắn câu như cá trê cá rô cá chuối lươn trạch.
Câu cá ở ao cũng là cả một nghệ thuật là sự kiên trì. Cá rô ta (thường gọi là rô đồng) ăn nhạy nhưng khó dính vào lưỡi câu. Trừ loại cá rô phi là ham mồi có con bị giật trượt rách cả mép vẫn cứ lau nhau lao vào đớp mồi. Cả đàn xoắn xuýt quanh mồi câu có lúc giật lên thấy lưỡi câu móc cả vào lưng cá. Cá trê thì chậm bắt mồi câu nhưng khi đã đớp mồi thì thường nóng vội kéo vút đi ngay.
Ban đêm cá trê hay cắn câu hơn ban ngày. Nhưng ngồi câu đừng ngủ gật lỏng tay cần cá kéo mạnh lôi luôn cần câu ra giữa ao trời thu lạnh ngại lội xuống vớt. Có đêm gặp đàn cá ham mồi em giật được cả vài chục con cá trê màu vàng ươm. Cá trê kho nục hoặc cá trê nướng ăn đều ngon. Câu cá chuối là cả một sự kiên trì và khôn khéo. Cá chuối đẻ trứng hoặc đang nuôi con nhỏ thường dễ câu hơn. Chí cần móc lưỡi câu vào một con trạch hay con nhái còn sống thả vào đàn cá con là sẽ giật ngay được con cá cái.
Cá chuối cái ham con bảo vệ con thấy có con vật nào ngoe nguẩy giữa đám con của mình là sẽ lao đến đớp ngay. Khi con cá cái bị vướng lưỡi câu con cá chuối đực vẫn tiếp tục bảo vệ đàn con đến khi chúng lớn mới thôi. Câu được cả con cá đực này không phải là dễ. Mùa thu ao cạn nước trong veo nhìn rõ cả con cá chuối nằm im gần bờ. Nó gần như bất động. Muốn câu được nó phải nấp thật kín cần câu phải thò ra thật nhẹ nhàng không để gây ra tiếng động và điều quan trọng nhất là phải thả mồi câu ở xa về phía đuôi con cá. Cá chuối rất thính. Khi thấy động ở phía sau nó sẽ quay ngoắt lại và đớp mồi. Còn nếu thả mồi ngay phía trước mặt nó thì nó lập tức phóng vút ngay ra giữa ao mất tăm.
Văn Tả Cái Ao Làng Điểm 10
Làng em có đình Bồng, ao Rô và bến đò Quan. Đó là ba cảnh đẹp lâu đời, từng gắn liền với tình thương nỗi nhớ của bà con dân làng em, nhất là đối với những người đi làm ăn xa.
Mỗi cảnh đều có một vẻ đẹp riêng, nhưng em yêu ao Rô của làng em nhất. Từ đình Bồng đi hơn một trăm mét là đến ao Rô. Ao Rô cách bến đò Quan độ non cây số. Muốn đi lên huyện, lên tỉnh đều phải đi qua trục đường cái chính: đình Bồng – Ao Rô – đò Quan.
Ao Rô rộng gần 4 mẫu tây. Bờ ao được xây đắp khá kiên cố. Ao không cho thuê nuôi cá nên nước ao vẫn trong leo lẻo bốn mùa. Gần một nửa ao được trồng sen. Cuối xuân và suốt ba tháng mùa hè, hoa sen đỏ thắm, hương sen ngào ngạt xóm quê. Làng cấm thả thuyền trên ao Rô. Gia đình nào cần bơi thuyền thì đội thuyền nan, thuyền thúng ra dạo chơi, chơi xong phải đội thuyền về nhà.
Sáng nào đi học, chúng em cũng đi qua ao Rô. Chiều nào đi học về, chúng em cũng nhau đứng lại ngắm ao Rô, ngắm cây đa cổ thụ và ông Hộ Pháp bụng to bằng cái chum đứng tấn trước cổng đình. Đêm trăng mùa hè, đêm trăng mùa thu được cùng các anh, chị đội thuyền nan thả xuống ao Rô dạo chơi sẽ nhớ đời, nhớ mãi. Lúc nào ngắm cảnh làng em cũng thấy đẹp. Lúc nào ngắm cảnh ao Rô, em cũng cảm thấy thơ mộng và đáng yêu.
Cả bọn xuống ao Rô soi gương, đứa nào cũng cảm thấy mặt mũi mình thật xinh và sáng sủa
Văn Tả Cái Ao Làng Hay Nhất
Làng em có một cái ao làng ngay ở cổng làng thật là đẹp biết bao nhiêu. Cái ao làng không to lắm nhưng nó đã trở thành một nơi mà lũ trẻ hay tụ tập tắm mải miết và cười đùa ở đó.
Cái ao làng đã có bờ bao được xây dựng khá là kiên cố và ao lại không nuôi cá nhưng trận mưa rào làm ngập nước đã khiến cho cái ao đã xuất hiện những con cá rô, cá vàng,…đến ở đây. Mỗi lần em đi học qua là lại thấy được đàn cá rô như cứ đớp động dưới những cây bèo, làm cho mặt ao không lúc nào là yên lặng như tờ cả, lúc nào cũng có sự sống ở đó. Thế rồi em như thấy được nước ở đây rất xanh và mát nữa, các bà, các mẹ ra đồng cấy cày khi đi về lại rửa chân tay ở đây. Bọn trẻ thì cứ đến chiều thì lại ra thỏa sức vẫy vùng ở ao làng.
Cái ao có gần một nửa ao được trồng sen. Đặc biệt là cứ mỗi dịp khi vào cuối xuân và suốt ba tháng mùa hè, hoa sen đỏ thắm cả mặt hồ, và hơn nữa đó chính là hương sen ngào ngạt xóm quê.
Cứ mỗi sáng nào đi học, chúng em cũng đi qua ao làng thân thuộc này. Và cứ vào mỗi những buổi chiều nào đi học về, chúng em cũng đứng lại ngắm ao làng. Chúng em lại ngắm cây đa cổ thụ bên cạnh ao làng, và cái bóng cây như soi xuống mặt ao nhìn thật đẹp biết bao nhiêu. Cứ mỗi khi vào những đêm trăng mùa hè, đêm trăng mùa thu được cùng các anh, và có cả chị đội thuyền nan thả xuống ao làng dạo chơi sẽ nhớ đời, nhớ mãi. Lúc nào ngắm cảnh làng em cũng thấy đẹp và cái ao làng dường như cũng thật là thơ mộng và đáng yêu biết bao nhiêu.
Đọc thêm bài ❤️️Mở Bài Tả Dòng Sông Quê Hương Em❤️️ Hay Nhất
Văn Tả Cái Ao Làng Dài Nhất
Khi có ai đó hỏi rằng em nhớ gì nhất khi nhắc về quê hương của mình. Chắc chắn, em sẽ trả lời đó là cái ao của làng em. Cái ao ấy gắn liền với tuổi thơ, với những lần trốn mẹ, với những lần đùa nghịch với lũ bạn mà đến mãi sau này, em cũng sẽ không bao giờ quên.
Ao làng nằm ở cạnh con đường chính dẫn vào làng. Nếu có dịp đi qua làng của em, chỉ cần đi qua cổng làng Đọ, cứ đi thẳng là sẽ tới được cái ao làng thân thương ấy. Ao làng em rộng lắm, mẹ em bảo, trước kia, ao rộng hơn nhiều, nhưng càng ngày càng có nhiều người cần đất xây nhà nên ao bị lấp và san mất một phần.
Bao quanh ao là những bức tường xi măng được xây sửa cẩn thận. Phía bên trên là những vạt cỏ non, xanh mơn mởn. Đối xứng với đường, phía bên kia ao là những căn nhà của người dân làng.
Nước ao trong và xanh biêng biếc. Thỉnh thoảng, có thể nhìn thấy những bậc thang bước xuống tận sâu dưới tầng nước. Xưa kia, ao là nơi để mọi người lấy nước sinh hoạt, nhưng giờ đây, khi đã có nước sạch, nó trở thành nơi để lũ trẻ tắm mỗi trưa hè, để người dân rửa ráy mỗi lần đi đồng trở về.
Mỗi mùa, cái ao lại thay đổi với những bộ mặt thật khác. Mùa xuân, ao được lấp đầy bởi những vạt bèo dâu xanh non. Cả mặt ao sóng sánh những chiếc bèo dập dềnh theo sóng nước.
Vào mùa hè, ao là nơi để tụi trẻ chúng em tắm mát mỗi buổi chiều nắng cháy. Nước áo mát và trong lắm. Mặt ao gợn lên những con sóng lăn tăn. Đó đây là những vạt lục bình với hoa tím biếc, trôi lững thững trên mặt ao.
Vào mùa hè, tụi trẻ chúng em cũng thường ra ao để câu những chú cá nhỏ về cho những chú cún ở nhà. Ao rộng nên có nhiều cá với những loài cá đặc sắc khác nhau khiến chúng em vô cùng thích thú. Những ai ở vùng nông thôn, chắc hẳn đã từng một lần trốn mẹ, trốn ngủ trưa, đi câu những loại cá với đủ sắc màu trong niềm vui thích khôn xiết.
Vào mùa thu, nước ao trong vắt, có thể nhìn tới tận sâu, nhìn thấy những chú cá đang tung tăng bơi lội phía dưới. Mặt ao phản chiếu bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh. Những cơn gió se se thổi nhè nhẹ trên vạt cỏ rồi gợn lên mặt ao những con sóng nối nhau.
Mùa đông, cái ao lại lặng lẽ, im lìm như đang say ngủ và chờ đợi sự đánh thức từ mùa xuân. Những đám cỏ bên cạnh cũng say trong giấc ngủ, quên hé mình trước gió. Mặt ao phẳng lặng, làn nước cũng thật khẽ khàng khua lên từng gợn sóng nhỏ.
Đến mùa xuân, mặt ao tưng bừng những chiếc bèo nho nhỏ. Những chú cá tung tăng bơi lội phía dưới sâu cũng ngoi lên mặt nước.
Mỗi mùa, ao làng lại đẹp một cách khác lạ. Thế nhưng, hình ảnh cái ao luôn in đậm vào tâm trí của em. Sau này, dù lớn lên và đi xa tới đâu, hình ảnh đó sẽ mãi mãi là kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.
Tả Cái Ao Làng Ngắn Gọn Nhất
Buổi sớm hôm ấy em với bà đi ra ngoài Hồ Gươm để tập thể dục. Hồ Gươm nước trong vắt nhìn đẹp ;àm sao . Xa xa kia là những những hàng cây xanh xanh cặp Hồ . Có những loài cây xinh đẹp như : Cây hoa hoàng hậu , hoa bàng….Vào trưa Hồ Gươm chuyển mình thành một màu vàng khác lạ màu vàng ấy được ví như vàng mỡ gà . Dưới những tán lá rộng kia là những hàng ghế đá có những người đi bán về thì họ thì ngồi dưới những tán lá rộng ấy , đặc biệt nhất là dưới tán bàng rộng có một bà cụ bán nước ở đấy đã được hơn 50n năm ,năm nay bà đã 70 tuổi những không ai rõ là bà tên gì. Chiều đến màn đêm buông xuống đèn quanh Hồ Gươm dần sáng lên bóng đèn soi xuống mặt hồ sáng bừng lên , lúc này mặt hồ tỏ ra một màu đen huyền bí .
Tả Cái Ao Làng Sinh Động
Ao ở làng em chính là một hồ nước đẹp xanh đẹp biết bao và ai ai cũng thích ngắm nhìn cái ao mỗi khi đi làm đồng về.
Ở xung quanh cái ao có những bãi chuối thật là xanh ngắt. Khung cảnh như hòa với nhau trong một bầu trời thôn quê thật là yên bình biết bao nhiêu. Nước của cái ao này lại có một màu xanh sẫm do bóng cây cổ thụ cao to ở đó như được in lên và cùng bầu trời trong vắt, dịu mát của những cụm mây lững lờ trôi thật là bồng bềnh phiêu lãng biết bao nhiêu.
Thế rồi em như thấy được dòng nước trong xanh tĩnh lặng không một gợn sóng cây cối hai bên bờ in bóng xuống dòng sông như là tranh vẽ vậy, cảnh làng quê thật là yên bình biết bao nhiêu. Mỗi lần đến đây, là em lại cảm thấy được tâm hồn mình như được thư thái biết bao nhiêu.
Ao làng không ai thả cá cho nên nước cũng rất trong và xanh. Ao làng em làng em lại trồng sen, cứ mỗi độ hè sang là hương sẽ lại bay lay tỏa khắp nơi. Có những buổi chiều em chạy xe trên con đường mòn đi về nhà lại đi qua nơi cái ao làng quen thuộc em với chúng bạn lại dừng xe và như cố hít căng lồng ngực sao cho thật đầy hương thơm thanh khiết của mùi hoa sen.
Mọi người ai ai cũng thấy yêu quý các ao làng. Cứ mỗi ngày ra đồng vất vả thì ra những con sông thì hơi xa nên người ta vẫn thường rửa chân tay ở đây. Và chiếc ao làng lại có diện tích không rộng lắm như đối với không chỉ riêng bản thân em mà cả làng ai ai cũng yêu thích cái ao.
Mùa sen qua đi thì khung cảnh ao vẫn không bao giờ là hết hay mất đi được vẻ đẹp của cái ao làng em. Cây cổ thụ như soi bóng mình xuống chiếc gương khổng lồ nhưng lúc nào cũng im lặng. Chiếc gương đó như in dấu cả bầu trời trong xanh và khổng lồ ngoài kia.
Em yêu cái ao làng em lắm, bởi nó đã gắn bó với tuổi thơ em, gắn bó với người thân yêu của em ở miền quê nghèo nhưng lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười này.
Mời xem đoạn văn mẫu ❤️️Tả Cảnh Hoàng Hôn Trên Quê Hương Em ❤️️ Hay Nhất
Tả Cái Ao Làng Quê Em Đặc Sắc
Em sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Vậy nên, gắn liền với tuổi thơ của em là những mái đình, mái chùa, những bờ tre, bến nước. Và trong đó, không thể thiếu những lần đùa nghịch tắm ở cái ao rộng mênh mông của làng. Cái ao nước êm đềm ấy sẽ trở thành một phần tuổi thơ đi mãi cùng em, dù sau này em có đi tới nơi đâu.
Cái ao của làng em nằm ở ngay đầu làng, nơi mà bất cứ ai ra đi hay trở về đều phải đi qua nó. Bao quanh ao là những vòng bờ cỏ và những bãi chuối xanh ngắt. Người dân làng em cũng trồng thêm bên bờ ao những cây nhãn để tạo những bóng mát cho mọi người. Và không thể thiếu ở bên bờ ao là những một bụi tre đứng lặng yên, tỏa bóng mát, chỉ chờ gió lên là xào xạc bên cạnh cái ao xanh biếc của làng. Ao khá rộng và to, nước ao một màu xanh sẫm của lá cây và in trên mặt ao là hình ảnh của cây đa khổng lồ bên cạnh cổng làng.
Khung cảnh êm đềm đó như hòa chung vào cái không khí dịu dàng của một vùng quê thanh bình. Xung quanh ao là vô số những chiếc cầu nho nhỏ được bắc lên một cách chắc chắn để các bà các mẹ cùng những người dân trong làng có thể rửa tay chân mỗi trưa hè oi ả. Mẹ em nói khi xưa, ao làng là nơi cả làng em lấy nước về để nấu nướng, tắm gội, nhưng ngày nay, khi nước sạch được kéo về làng, ao trở thành nơi để mọi người nghỉ chân, rửa ráy sau mỗi lần đi làm đồng trở về.
Cái ao cũng trở thành nơi cho lũ trẻ con chúng em được vui chơi thỏa thích. Những buổi chiều ngày hè nóng bức, lũ chúng em lại chạy ra cái ao ấy, nhảy tùm xuống, thỏa thuê trong làn nước xanh mát. Nó ôm trọn chúng em vào lòng, ban cho cái mát lành của nước, vỗ về tâm hồn trẻ thơ của chúng em. Rồi những trưa hè trốn mẹ đi câu cá, những chiếc cần câu được vớt từ những thanh tre lấy từ bụi tre cạnh bờ ao.
Mỗi đứa một chiếc, chăm chú câu những chú cá đủ loại. Ao làng có vô số loại cá, dù chẳng ai nuôi thả, thế mà vẫn có biết bao nhiêu loài cá ở đây. Nào cá rô, cá cờ, … thỉnh thoảng, chúng em còn câu được cả những con cá nhỏ khác, hay những loài cá mà em cũng chẳng biết tên. Cái ao làng ấy đã đi suốt những năm tháng thơ bé của em và sẽ còn gắn bó với em hiện tại và mãi tới tận sau này
Vào mùa hè, một góc ao trở thành đầm sen tươi mát. Những đóa sen tươi hồng mọc lên giữa ao như những đốm lửa hồng hồng giữa mặt nước xanh trong của ao. Vào mùa này, người dân làng em có thể lội thuyền trên mặt ao, thu nhặt những bông ngó sen, những đài sen để làm thực phẩm. Mùa hè cũng là mùa mà cả làng em thường tụ tập bên bờ ao vào buổi chiều tối.
Sau bữa cơm chiều, hầu như cả nhà ai cũng đều tụ tập quanh cái ao, đón những cơn gió mát của trời, ngắm bóng trăng soi bóng trên rặng tre, đón cái trong lành của những buổi tối mùa hè. Người lớn thì ngồi trên những chiếc chõng tre, cùng nhau bàn về mùa màng, về những giống cây trồng mới. Trẻ con thì ngồi quanh, chơi trò đuổi bắt, ú tim. Những đôi trai gái lại hẹn hò nhau quanh bờ ai, tỏ bày tâm sự của mình. Cuộc sống của người dân làng em đều tập trung quanh bờ ao thơm ngát mùi sen ấy.
Vào mùa thu, mặt ao xanh biếc phản chiếu màu của bầu trời. Mặt ao dịu êm, nước trong vắt, gợi lên những con sóng lăn tăn, vỗ nhẹ vào bờ. Vào mùa ấy, ngồi cạnh bờ ao, người ta thấy thật yên bình – một sự yên bình của làng quê Việt, thanh bình tới ngỡ ngàng. Từng chiếc lá tre rụng xuống, chao lượn trên không trung rồi đáp nhẹ xuống mặt ao trong lành, nhẹ nhàng xoay tròn rồi lững lờ trôi chầm chậm trên mặt nước.
Vào mùa đông, mặt ao phẳng lặng như một chiếc gương khổng lồ. Nếu ai có dịp buổi sớm đi qua sẽ thấy trên mặt ao xuất hiện vẻ đẹp huyền ảo của những lớp sương mù mùa đông. Sương bảng lảng quẩn quanh những rặng tre, những ngọn cỏ, cả trên mặt ao. Mùa xuân, cỏ cây xung quanh ao bắt đầu nảy nở, bừng lên những sức sống mới, tạo nên một không gian thật tươi mát cho ao làng.
Cái ao và những vòng bờ quanh nó là biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của chúng em. Dù làng quê đang ngày càng đổi mới, những con đường đất được thay bằng những mặt đường trải nhựa, những rặng tre cũng dần bị chặt hết, thế nhưng cái ao làng và hàng tre quanh nó vẫn được giữ lại. Bởi nó là gốc rễ của quê hương, là cái hồn của làng quê em.
Em yêu làng quê của mình và tất nhiên càng yêu thêm cái ao xanh mát của làng. Bởi nó gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những gì thân thuộc nhất của em. Sau này, lớn lên, dù có đi đâu, em vẫn sẽ mãi nhớ về cái ao làng với những kỉ niệm tươi đẹp nhất.
Tả Cảnh Ao Hồ Lớp 5 Nâng Cao
Em vẫn nhớ như in cái ao ở làng em.
Mùa thu khi mướp đã ra hoa cũng là mùa câu ếch. Ếch sống ở ao thường to và béo. Mùa thu đến sau một mùa sinh đẻ và ăn uống đầy đủ ếch chuẩn bị vào hang ngủ đông nên thường ít vận động. Nó hay nổi lên mặt ao ngồi trên những đám bèo cái. Ra ao chỉ nhìn một lượt đám bèo là phát hiện đang có mấy con ếch đang ngồi hóng mát. Chúng em thường móc vào lưỡi câu những cái hoa mướp vàng đã héo vừa rụng để nhử ếch. Cũng giống như câu cá chuối mồi câu phải thả phía sau con ếch giật giật rồi kéo nhẹ. Thấy động con ếch sẽ quay lại đớp mồi ngay. Còn nếu buông mồi đột ngột phía trước mặt thì đừng hòng ếch mắc mưu mà đớp cái mồi của bạn. Cũng chưa thấy ai lý giải vì sao ếch rất thích đớp hoa mướp màu vàng.
Quanh cái ao làng có bao nhiêu kỷ niệm. Kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn là tắm ao và câu cá. Lớn lên ra đi tới bao phương trời em vẫn không quên những chuyện của ngày thơ ấu. Bây giờ về quê đất chật người đông ao hồ san lấp gần hết để làm nhà làm đường. Rồi quy trình gieo trồng canh tác mới thuốc sâu phân hóa học rải xuống đồng ruộng ngày càng nhiều nên gần như tiêu diệt không còn thấy các loại cá hoang như cá rô cá trê cá trạch cá chuối nữa. Có lẽ đã lâu lắm em không nhìn thấy các loại cá này. Đêm đêm cũng ít nghe tiếng ếch “ồm ộp” kêu trong làng như ngày xưa.
Nhà em vẫn còn giữ được một khoảnh ao nho nhỏ cũng có thả một ít cá rô phi. Một hôm về quê tự dưng em thèm được câu cá quá. Nhưng không thể tìm đâu ra một cái cần câu. Rừng già đã biến mất từ lâu trên quê em nên chẳng còn những khóm trúc mọc hoang trên đồi mà bao giờ cũng có sẵn những cái cần câu vừa nhỏ vừa dẻo. Em đành chặt một nhánh tay tre làm để cần câu. Cá cắn câu giật con cá lên với cái cần cong queo cứng ngắc mất cả cái thú của người đi câu…
Vậy đó bây giờ và mai sau nữa lớp trẻ con làng quê thời công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ mất dần khái niệm về cái ao làng về những trò chơi những thú vui những chuyện ở nông thôn. Thật buồn thật tiếc khi cái ao làng sẽ vĩnh viễn biến mất nơi làng quê Việt Nam ngàn đời của chúng ta.
Tả Cảnh Ao Hồ Lớp 5 Chi Tiết
Ở cạnh nhà em có một cái ao hồ nhỏ nằm ở trong lòng công viên.
Gọi là Hồ Nhỏ, nhưng hồ cũng khá lớn, đường kính có khi phải đến hai mươi mét. Phần bờ kè được lát gạch xám, giúp hạn chế việc sạt lở ven bờ. Dưới đáy hồ là một lớp dày bùn lầy lắng đọng suốt rất nhiều năm qua. Ven bờ hồ, là đường đi được lát sỏi trắng xinh xắn, khi dẫm lên có thể nghe thấy tiếng lạo xạo rất vui tai.
Cả hồ nước, có hai lối dẫn xuống hồ. Đó là các bậc thang nhỏ chỉ vừa một người đi xuống. Do được xây lâu, và ngấm nước nên lớp xi măng bên ngoài nhiều chỗ có rêu mọc. Em không biết cầu thang đó rốt cuộc sâu đến bao nhiêu, bởi quanh năm nó đều chìm ở dưới nước. Trên mặt hồ, ở giữa có một vài bụi hoa súng tím. Những chiếc lá tròn nổi trên mặt nước như một cái thuyền nhỏ, dềnh dàng theo sóng nước. Đặc biệt, lúc nào cũng có mấy bông hoa súng tim tím nở ở giữa hồ, dù là đông hay hè. Nước hồ có màu xanh thẫm, đôi lúc sẽ chuyển sang màu xanh ngà. Dù là những ngày nắng to, cũng không thể nào nhìn xuống được dưới đáy nước, bởi hồ rất sâu.
Vì hồ nằm ở giữa công viên, nên lúc nào cũng tấp nập người ghé đến. Người thì đi bộ, tập thể dục, người đơn giản là dừng chân ngắm cảnh, trò chuyện. Không khí vui vẻ và náo nhiệt. Ai ai cũng yêu quý hồ nước, nên cố gắng giữ gìn vệ sinh, giúp hồ luôn trong xanh, sạch đẹp. Đông vui nhất, có lẽ chính là vào những ngày hăm ba tháng chạp âm lịch, mọi người ra hồ thả cá chép. Ở hai đầu cầu thang, mọi người hớn hở xếp hàng, lần lượt thả cá xuống với những vui sướng, chộn rộn ngày cuối năm.
Em rất thích hồ nước trong công viên này. Chiều nào, em cũng ra hồ chạy bộ và ngắm cảnh. Đây thực sự là một nơi tuyệt vời cho mọi người tụ tập và vui chơi.
Mời bạn xem thêm những ❤️️Tả Cảnh Bình Minh Trên Quê Hương Em Lớp 5❤️️ hay nhất