15+ Mẫu Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Ngắn Gọn, Hay Nhất. Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giúp Các Em Học Sinh Tham Khảo Trau Dồi Thêm Kiến Thức.
8 Lễ Hội Nổi Tiếng Ở Việt Nam
Việt Nam có rất nhiều ngày hội và lễ hội truyền thống đặc sắc, mỗi lễ hội mang nét văn hóa riêng của từng vùng miền. Dưới đây là một số ngày hội phổ biến theo phong tục Việt Nam:
- Tết Nguyên Đán: Đây là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất trong năm, diễn ra vào đầu năm âm lịch. Tết Nguyên Đán là dịp để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và chào đón năm mới.
- Lễ hội Chùa Hương: Diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch tại Hà Nội. Đây là lễ hội Phật giáo lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu du khách tham gia.
- Giỗ Tổ Hùng Vương: Tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ, nhằm tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước.
- Lễ hội Đền Hùng: Cũng diễn ra tại Phú Thọ, từ ngày mùng 8 đến 11 tháng 3 âm lịch, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và nghi lễ truyền thống.
- Lễ hội Lim: Tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch tại Bắc Ninh, nổi tiếng với các làn điệu quan họ.
- Lễ hội Đền Gióng: Diễn ra tại Hà Nội vào ngày 9 tháng 4 âm lịch, nhằm tưởng nhớ Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của Việt Nam.
- Lễ hội Đền Kiếp Bạc: Tổ chức vào tháng 8 âm lịch tại Hải Dương, để tưởng nhớ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
- Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn: Diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch tại Hải Phòng, là một trong những lễ hội dân gian đặc sắc nhất Việt Nam.
Những lễ hội này không chỉ là dịp để người dân vui chơi, giải trí mà còn là cơ hội để tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hướng Dẫn Cách Kể Về Ngày Hội
Cách kể về ngày hội là một kỹ năng viết văn thường được yêu cầu trong các bài tập lớp 3. Để kể về ngày hội, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Mở bài: Giới thiệu tên lễ hội, thời gian, địa điểm, nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội. Thể hiện ấn tượng của bạn về lễ hội đó.
- Thân bài: Kể chi tiết về các hoạt động trong lễ hội, bao gồm:
- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội: trang trí, biểu diễn, thi đấu, v.v.
- Các tiết mục biểu diễn, thi đấu, vui chơi, v.v. của các đội thi, người dân, du khách.
- Các cảnh tượng, âm thanh, màu sắc, hương vị, v.v. đặc trưng của lễ hội.
- Các cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của bạn khi tham gia lễ hội.
- Kết bài: Tổng kết lại những điểm nổi bật, đặc sắc, giá trị nghệ thuật và nhân văn của lễ hội. Khẳng định lại tình yêu, tự hào về lễ hội quê hương.
Bạn có thể tham khảo một số bài văn mẫu kể về ngày hội được SCR.VN chia sẽ dưới đây.
Quà HOT👉 Tặng Acc Game Miễn Phí 🎁
Dàn Ý Kể Về Ngày Hội Mà Em Biết
Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Kể Về Ngày Hội Mà Em Biết chi tiết được SCR.VN gợi ý sau đây để diễn đạt bài văn logic.
Mở bài: Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
Thân bài:
- Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:
- Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).
- Địa điểm tổ chức lễ hội.
- Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
- Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
- Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người…).
- Chuẩn bị về địa điểm…
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.
- Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.
- Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.
Gợi Ý 🌵 Tả Đêm Trăng Trung Thu ❤️️15 Bài Văn Tả Lễ Hội Trăng Rằm Hay
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Ấn Tượng – Bài 1
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Ấn Tượng được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích.
Quê em ở Bắc Ninh, nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đó chính là làn điệu dân ca quan họ. Hàng năm, vào ngày 13 tháng Giêng hội Lim được tổ chức tại Tiên Du, Bắc Ninh. Lễ hội được diễn ra có rất nhiều hoạt động. Cũng như các lễ hội khác, hội Lim được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức các nghi thức truyền thống như cúng, tế. Đến phần hội mới là phần du khách mong chờ. Trên hồ, sẽ có các liền anh, liền chị ở trên thuyền rồng hát quan họ.
Những làn điệu trao duyên mượt mà, trong trẻo nghe sao mà da diết thế. Rất nhiều người đứng trên bờ cổ vũ và chụp hình. Trong khi phần hội diễn ra cũng có rất nhiều các trò chơi như chọi gà, đấu vật,… Du khách đến đây cũng có thể mua hoặc thuê trang phục của các liền anh chị để chụp hình hoặc mua rất nhiều đồ lưu niệm xinh xắn. Hội Lim không chỉ mang giá trị nhân văn mà còn mang giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Bắc Ninh.
Tham Khảo 💧 Kể 1 Kỉ Niệm Đáng Nhớ Trong Đời Học Sinh ❤️️ 15 Bài Hay
Kể Về Một Lễ Hội Mà Em Biết Hay Nhất – Bài 2
Kể Về Một Lễ Hội Mà Em Biết Hay Nhất, cùng tham khảo bài văn kể về lễ hội Cầu Ngư đặc biệt dưới đây nhé!
Từ nhỏ, em đã từng được tham gia rất nhiều lễ hội thú vị và ấn tượng. Nhưng lễ hội khiến em thích thú nhất chính là lễ hội Cầu ngư.
Lễ hội Cầu ngư được chuẩn bị hết sức cầu kì và cẩn thận, thể hiện sự thành kính và quan tâm của người dân nơi đây. Vào ngày tổ chức lễ hội, có rất đông người dân và khách du lịch đến xem và tham gia. Lễ hội Cầu ngư bắt đầu diễn ra từ lúc sáng sớm, với nghi thức Nghinh Ông. Hoạt động chính của nghi thức này, chính là việc rước kiệu Ông Nam Hải ra biển để lên thuyền rồng ra khơi. Những người được chọn để khiêng kiệu được tuyển chọn kĩ lưỡng, đều phải là thanh niên khỏe mạnh.
Dọc đường kiệu di chuyển, người dân đứng thành hàng, dâng lễ vật và hương khói nghi ngút. Ra đến bờ biển, sẽ có sẵn mười lăm chiếc ghe xếp thành hình chữ V hướng ra biển, đầu mỗi ghe chuẩn bị lễ vật tươm tất. Đoàn ghe sẽ đi về phía Lăng Ông, trước cửa lăng có đoàn múa lân rất rộn ràng để đón chào.
Ngoài ra, lễ hội Cầu Ngư còn có hoạt động được rất nhiều người thích thú, đó chính là lễ sắc phong. Lễ gồm có hai đám rước, một đám đi từ phía Bắc, một đám đi từ phía Nam, cùng di chuyển về phía Lăng Ông. Dẫn đầu đoàn là đội múa lân, sư, rồng với âm thanh rộn ràng, điệu nhảy đẹp mắt. Phía sau, là những mô hình thuyền lớn, được trang trí bắt mắt, cầu kì.
Thuyền có chở vài người ngư dân làm động tác mô phỏng cách chèo thuyền. Đặc biệt, mô hình chiếc thuyền đấy, được di chuyển nhờ khoảng hơn hai mươi thanh niên trai tráng vác ở phía dưới. Thật là tuyệt vời. Đến với lễ hội Cầu ngư, em được chiêm ngưỡng những hoạt động ý nghĩa, được tham gia vào dòng người nô nức xem hội. Em mong rằng, những ngày hội như thế này sẽ được bảo tồn và duy trì mãi về sau.
Đọc Thêm 💧 Kể Lại Một Kỉ Niệm Đáng Nhớ Về Tình Bạn ❤️️15 Bài Văn Hay
Kể Về Lễ Hội Mà Em Biết Đặc Sắc – Bài 3
Kể Về Lễ Hội Mà Em Biết Đặc Sắc được SCR.VN chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.
Cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch là quê em lại tổ chức lễ hội Cổ Loa. Hội Cổ Loa được tổ chức ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trạng trọng như rước thần, tế lễ. Nhiều người đến hội Cổ Loa còn để cầu xin một năm mới bình an, tốt đẹp.
Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt… Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước.
Đọc Thêm 💧 Kể Về Một Kỉ Niệm Đáng Nhớ Của Em ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Kể Về 1 Lễ Hội Mà Em Biết Văn Mẫu Hay – Bài 4
Kể Về 1 Lễ Hội Mà Em Biết Văn Mẫu Hay giúp các em có thêm nhiều tài liệu ôn tập cho kì thi của mình.
Em sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng – thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Nơi đây có khá nhiều lễ hội nhưng đáng nhớ nhất phải kể đến là lễ hội đua thuyền. Hội đua thuyền được tổ chức vào tháng giêng hàng năm trên dòng sông Hàn, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống đủ đầy. Sáng sớm tinh mơ ngày diễn ra hội, trưởng lão cùng các đội trưởng đã có mặt để làm lễ, thắp hương trước thuyền, cầu cho lễ hội diễn ra tốt đẹp.
Mỗi đội thuyền đua gồm các thanh niên trai tráng khỏe mạnh đến từ mỗi làng, tay đua cùng một đội thì mặc cùng một màu áo để phân biệt với các đội khác. Sau tiếng còi dài báo hiệu, những chiếc thuyền dài được trang hoàng lộng lẫy lập tức rẽ nước phóng đi. Trong tiếng hô, tiếng trống và sự chèo lái nhịp nhàng của các tuyển thủ. Xung quanh bờ sông, người xem lẫn du khách đứng chen chúc, hò reo, cổ vũ vô cùng náo nhiệt, cùng những tiếng trò chuyện, bàn tán xôn xao xem đội nào sẽ chiến thắng.
Cuối cùng cũng có một đội về đích, dân làng cùng các tay đua trao nhau những cái ôm thắm thiết để mừng chiến thắng, trên gương mặt mọi người lộ ra niềm vui sướng tột cùng. Các đội thua cuộc cũng không vì thế mà buồn lòng. Vốn là một hoạt động tự phát, nhưng từ lâu lễ hội đua thuyền đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Đà Nẵng, được chính quyền ủng hộ và phát huy, để thu hút một lượng khách du lịch tìm về với Đà Nẵng.
Chia Sẻ 🍀 Tả Một Kỉ Niệm Khó Quên Về Tình Bạn 🍀 Hay
Em Hãy Kể Về Một Lễ Hội Mà Em Biết Ngắn Hay – Bài 5
Em Hãy Kể Về Một Lễ Hội Mà Em Biết Ngắn Hay là đề bài rất thường hay gặp trong các đề thi kiểm tra.
Mừng Đảng, mừng Xuân, hội làng quê em tổ chức vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình. Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ Mừng Đảng, Mừng Xuân treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội.
Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi. Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.
Xem Thêm 💦 Kể Lại Những Kỉ Niệm Ngày Đầu Tiên Đi Học ❤️️15 Bài Ngắn Hay
Bài Văn Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Điểm Cao – Bài 6
Bài Văn Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây.
Lễ hội mà may mắn em đã được tham dự, đó chính là lễ hội Đền Bia, đây là lễ hội thường được tổ chức vào mỗi dịp hai mươi tháng giêng hàng năm. Đền Bia là một ngôi đền nằm ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền thờ danh y Tuệ Tĩnh, một vị lương y nổi tiếng của Việt Nam. Lễ hội diễn ra với không khí thành kính, trang nghiêm. Đoàn rước tượng gồm mười lăm người. Trong đó có đoàn năm người rước kiệu của đại danh y Tuệ Tĩnh – một bức tượng màu đỏ ngồi uy nghi, trang nghiêm.
Xung quanh chiếc kiệu là một tấm màn màu đỏ trông thật huyền bí. Những người đi bên cạnh, người thì cầm cờ, người thì đánh trống, đánh chiêng. Sau lễ rước, mọi người đều thắp hương rồi thành kính cầu xin những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình. Đây là lần đầu tiên em được tham dự một buổi lễ hội như vậy. Chính vì vậy, em cảm thấy đây là một chuyến đi vô cùng bổ ích.
Gợi Ý 🌹 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí ❤️ Tặng Card Viettel Free
Kể Về 1 Lễ Hội Mà Em Biết Văn Ngắn – Bài 7
Kể Về 1 Lễ Hội Mà Em Biết Văn Ngắn gọn, súc tích, lối kể chuyện chân thực và hấp dẫn người đọc.
Lễ hội đền Voi Phục diễn ra vào khoảng mùng 9 và mùng 10 tháng 2 âm lịch. Hội được tổ chức ở sân đền Voi Phục (Ba Đình, Hà Nội). Những người trong đội nghi thức mặc trang phục truyền thống trang trọng. Không khí vô cùng trang nghiêm. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Mọi người thường đến đây để cầu lễ cầu bình an, tiền tài… Hình ảnh lễ rước kiệu còn mang ý nghĩa kiệu thánh đi vi hành ban lộc ban phúc cho nhân dân. Lễ hội đã thể hiện truyền thống văn hóa đặc sắc của quê hương em.
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Hoặc Tham Gia – Bài 8
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Hoặc Tham Gia, cùng tham khảo bài văn kể về hội Đền Gióng nổi tiếng được nhiều bạn quan tâm sau đây.
Hội Đền Gióng là một trong những lễ hội em đã được tham dự. Lễ hội được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Sáng mùng 6 Tết, hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương trẩy hội đền Sóc (hội Gióng) tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hội Gióng kéo dài đến hết mùng 8 âm lịch, là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội.
Ngay từ sáng sớm, người dân Phù Linh rước tám lễ vật truyền thống của các thôn làng gồm giò hoa tre, ngựa sắt, voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng, cầu húc về khu di tích thờ Thánh Gióng. Cuối cùng, mọi người sẽ đến cửa cung đền Thượng để xin tán lộc. Lễ hội diễn ra hết sức sôi động và nghiêm trang. Nhiều người từ khắp mọi nơi đã đến đây để tham dự lễ hội.
Tham Khảo 💧 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí ❤️ Card Viettel Mobifone
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Ngắn Gọn – Bài 9
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Ngắn Gọn giúp các em có thêm nhiều ý tưởng hay để hoàn thiện bài văn của mình.
Hội Lim là một hội lớn ở tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm, cứ như vậy hội Lim lại được mở vào ngày mồng 10 tháng riêng. Mọi người đi xem hội rất đông, có tất cả các lứa tuổi: già, trẻ và đặc biệt là có khách nước ngoài. Mọi người ăn mặc rất đẹp, nét mặt ai cũng vui tươi.
Ở Lim, hội bắt đầu, mọi người tản ra từng nhóm để chơi những trò họ yêu thích. Hội Lim có rất nhiều trò vui như: đấu vật, đấu cờ, thi kéo co, thi trọi gà,… Trên bến sông, dòng người không ngớt đổ về xem hát quan họ. Trên những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy, các liền anh, liền chị đang say sưa trong những làn điệu quan họ. Còn giữa bãi đất trống, các anh chị thanh niên đang nhún du bay bổng Em rất yêu thích hội Lim và đặc biệt là trò chơi của hội.
Gợi Ý 🌵 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí ❤️ Kiếm Thẻ Cào Free
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Trung Thu – Bài 10
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Trung Thu, bài văn được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng.
Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lơn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Đọc Thêm 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Kéo Co – Bài 11
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Kéo Co ấn tượng giúp các em có thể quan sát được bố cục bài văn kể chuyện chi tiết.
Vào ngày 20 tháng 11 mọi năm trường em tổ chức rất nhiều hoạt động tập thể. Một trong đó là hội thi kéo co giữa các khối lớp 4, 5. Trận đấu hồi hộp và gay cấn nhất có lẽ là trận thi đấu giữa các anh chị lớp 5A và 5B.
Đúng 3 giờ chiều ngày 20 tháng 11 là trận chung kết hội thi kéo co giữa lớp 5A và 5B. Sau khi trọng tài thổi còi, hai đội vào vị trí. Mỗi đội gồm năm học sinh nam. Đội 5A mặc áo vàng, đội 5B mặc áo xanh, trông anh nào cũng rất khỏe mạnh. Hai đội quả là ngang tài ngang sức. Sau khi ổn định vị trí, trọng tài là thầy giáo thể dục tuýt còi để trận đấu bắt đầu. Cổ động viên hai bên reo hò rất nhiệt tình.
Sau một phút đầu tiên, sợi dây đỏ buộc ở giữa dường như chưa nghiêng về bên nào. Sau đó đội 5A đã giành lợi thế, sợi dây nhích dần về phía đội 5A. Tiếng cổ vũ cho đội 5B ngày càng lớn. Đội 5B dần lấy lại thế chủ động. Rất tiếc đội 5A đã không còn giai sức để thi đấu đến cùng. Chiến thắng thuộc về đội 5B. Tiếng hò reo vang lên khắp sân trường, đội 5A cũng sang chúc mừng đội 5B.
Trận đấu đã kết thúc rất vui vẻ, là một kỉ niệm đáng nhớ. Sau ra cuộc thi em rút ra cho bản thân kinh nghiệm phải rèn luyện thể dục thể thao và có chuyện gì cũng phải quyết tâm đến cùng.
Chia Sẻ 🌵 Thẻ Viettel 500k Miễn Phí ❤️ Card Viettel 500k Chưa Cào
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Đua Thuyền – Bài 12
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Đua Thuyền ngắn gọn, lối văn kể chuyện hấp dẫn thu hút nhiều bạn đọc.
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau.
Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua. Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Tham Khảo 🌿 Thẻ Viettel 200k Miễn Phí ❤️ Card Viettel 200k Chưa Cào
Tả Về Một Lễ Hội Mà Em Biết Chi Tiết – Bài 13
Tả Về Một Lễ Hội Mà Em Biết Chi Tiết với hình ảnh đa dạng, chân thực đem đến nhiều kiến thức hữu ích cho người đọc.
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó.
Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1giờ chiều thì kết thúc.
Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.
Chia Sẻ 🌿 Thẻ Vina Miễn Phí ❤️ Card Vina 100k 200k 500k Free
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Lớp 3 – Bài 14
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Lớp 3 giúp các em có thể học hỏi được cách diễn đạt bài văn logic, cách dùng từ sáng tạo và đặc sắc.
Đêm nay trăng tròn và sáng vô cùng. Và đêm nay cũng là đêm trung thu náo nhiệt mà em vẫn chờ đợi từ lâu. Ngay từ chiều, đi học về em đã cùng chị phụ giúp mẹ chuẩn bị cho mâm cúng trăng rằm tối nay. Hai chị em giúp mẹ rửa sạch hoa quả và bày biện ra đĩa. Mẹ khen chúng em ngoan ngoãn đã biết giúp đỡ mẹ trong công việc hằng ngày. Như mọi năm, sau khi ăn cơm tối xong xuôi. Em và chị lại cùng nhau cầm theo đèn lồng của mình và ra ngoài đường vui chơi cùng các bạn.
Chúng em cùng các bạn nhỏ quanh đấy rủ nhau đi rước đèn và tham gia vào lễ hội trung thu tại ủy ban. Rất nhanh thôi, trước mắt chúng em đã hiện ra hình ảnh của một tòa lâu đài tràn ngập ánh sáng và bắt mắt. Tiếng nhạc rộn ràng phát ra từ những chiếc loa lớn chao ôi thật hoành tráng. Hội trường trong ủy ban cũng đã chật kín người từ lâu. Ai ai cũng háo hức để tham gia vào lễ hội tối nay cùng tất cả mọi người.
Chúng em cùng nhau chạy lên góc sân đằng trước để xem được sân khấu một cách rõ ràng nhất. Mở màn là tiết mục ca hát của chị hằng và chú cuội vô cùng sôi động và hấp dẫn. Kế tiếp đó là những màn ảo thuật được các chú mang đến sân khấu ngày hôm nay. Còn có rất nhiều tiết mục đặc sắc khác nữa. Bên ngoài sân khấu là khu vui chơi dành cho tất cả mọi người. Có rất nhiều trò chơi quen thuộc như vòng đu quay, xích đu, cưỡi ngựa hoặc là tô màu lên tượng trắng, … Em cùng chị tham gia nhà bóng. Hai chị em nhảy nhót, chơi thật là vui.
Nhận ngay 👉 Card Free(Nhận Card Điện Thoại 100k 200k)
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Tập Làm Văn Lớp 3 – Bài 15
Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Tập Làm Văn Lớp 3 giúp các em có thêm nhiều tài liệu ôn tập thật tốt và đạt điểm cao cho kì thi của mình.
Mỗi vùng đất đều có một phong tục tập quán riêng. Và các lễ hội cũng vậy, không vùng nào giống vùng nào. Như thế mới tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đó. Tháng Giêng năm ngoái em có dịp được đi Hải Phòng và xem lễ hội chọi trâu. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh chọi trâu đầy ấn tượng như thế này.
Lễ hội chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở quê em không có lễ hội này. Ở Hải Phòng, lễ hội chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân. Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào qụy xuống trước là thua cuộc và ngược lại.
Hai con trâu được mang ra chọi có màu đen thẫm, làn da bóng nhẫy nhìn rất khỏe khoắn và đầy sức mạnh. Hai đôi mắt long lanh của hai chú trâu cứ nhìn chằm chằm vào nhau. Hai con trâu bắt đầu tiến gần lại với nhau, chân đạp đạp xuống đất và mũi không ngừng thở. Sừng trâu cong vút lên, khỏe mạnh và hình như chúng đang chuẩn bị tâm thế để bước vào cuộc chiến gay go nhất.
Hai chú trâu cứ thế lao vào nhau, sừng cọ nhau, húc và xô đẩy nhau không phân thắng bại. Xung quanh tiếng hò hét của những người dân khiến cho không khí của lễ hội chọi trâu trở nên náo nhiệt và vui vẻ hơn bao giờ hết.
Hai chú trâu đang hì hục chiến đấu ở trên sân nền cỏ, chân của chúng làm cho những đám bỏ bị bật gốc trơ trọi ở trên mặt đất. Thi thoảng chú trâu kia húc mạnh chú trâu này khiến cho chân của trâu bị lún xuống một hố nông nhưng cũng đủ khiến cho người xem cảm thấy trận chiến đang diễn ra ác liệt.
Chú trâu làng bên vì có sức khỏe dai và mạnh hơn nên đã húc chú trâu làng kia một cái. Nhưng may sao chú trâu kia có sức kháng cự nên bật lại. Cả hai chú vẫn đang khiến người xem thót tim không biết bao nhiêu lần. Nhưng cuối cùng chú trâu to con hơn của làng bên đã làm ngã khuỵu chú trâu còn lại và kết quả lễ hội chọi trâu đã được công bố. Em rất ấn tượng với lễ hội này ở Hải Phòng.
Tham Khảo ❤️️ Nạp Thẻ Mobi Miễn Phí ❤️️ Cách Nạp, Tặng Thẻ Mobi Free