Từ Thiện Là Gì, Ý Nghĩa (10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Tiêu Biểu Nhất)

Từ Thiện Là Gì, Ý Nghĩa, Cách Làm ❤️️ 10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Từ Thiện Tiêu Biểu Nhất ✅ SCR.VN Chia Sẻ Đến Bạn Thông Tin Hữu Ích Nhất Về Việc Làm Từ Thiện.

Từ Thiện Là Gì

Từ thiện là một hành động trợ giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mà tự họ không thể thay đổi được.

Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm,… đến các tổ chức từ thiện nhằm mục đích cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe,…

Những hành động như trợ giúp tinh thần an ủi người gặp nạn, dành thời gian, công sức làm việc cho các tổ chức từ thiện cũng được xem là hành động từ thiện. Từ thiện nên được xuất phát từ tấm lòng, theo khả năng của người muốn làm từ thiện và không bị bắt buộc bởi bất kỳ một người hay tổ chức nào.

Quà tặng bạn may mắn hôm nay 👉 Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🎁

Ý Nghĩa Của Việc Làm Từ Thiện

Tiếp theo sau đây là thông tin về ý nghĩa của việc làm từ thiện:

  • Đi từ thiện là giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khốn cùng, đó là tình người cao đẹp.
  • Đi từ thiện ngoài việc giúp đỡ chính người nghèo thì việc đó có chính ý nghĩa bản thân mình. Việc chứng kiến những hoàn cảnh bất hạnh, khiến cho ta trân trọng và biết ơn hơn những gì mình đang có, ta thấy mình may mắn hơn rất nhiều người. Vì thế ta sẽ yêu cuộc sống, tình yêu đó ta sẽ sống có ích hơn.
  • Giúp cho bạn hành trì làm việc thiện như một thói quen.
  • Tích đức cho chính bản thân mình và hậu duệ sau này
  • Đi làm từ thiện là gieo động lực cho những người bất hạnh vượt qua hoàn cảnh. Việc ta giúp đỡ họ, trong vài trường hợp khiến họ có niềm tin hơn vào cuộc sống, thấy ấm áp hơn khi có sự chia sẻ cộng đồng từ đó thay đổi bản thân.

Mời bạn tham khảo 🌠 Những Câu Slogan Hay Về Từ Thiện 🌠 ý nghĩa

Làm Từ Thiện Để Làm Gì

Việc làm từ thiện là một hành động thiêng liêng, thể hiện được cái tình giữa người với người. Hơn hết là để lan tỏa yêu thương đến với mọi người, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn.

Những Cách Làm Từ Thiện Ý Nghĩa, Đúng Cách

Tham khảo thêm những cách làm từ thiện ý nghĩa, đúng cách được SCR.VN chia sẻ sau đây:

Từ thiện là giúp đỡ, làm những việc tốt xuất phát từ lòng thương người. Chỉ cần việc thiện, giúp đỡ đó không phạm pháp, thì chúng ta có thể làm được.

Bất kỳ ai cũng có thể làm từ thiện, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp của bạn là gì, không cần bạn có nhiều tiền hay ít tiền. Cái cần nhất là tấm lòng mong muốn giúp đỡ người khác của bạn.

Không phân biệt việc nhỏ hay lớn, có giá trị vật chất nhiều hay ít, miễn là việc thiện là được. Cách mà mọi người hay làm nhất là đóng góp bằng tiền bạc, tuy nhiên đó không phải là cách duy nhất. Nó sẽ tùy thuộc vào đối tượng nhận từ thiện, và chúng ta có những gì để cho. Mọi người có thể đóng góp những vật chất đơn giản như sách báo, quần áo cũ…

Không có vật chất, tiền bạc thì có thể góp bằng công sức, ví dụ: bỏ ngày công phụ giúp các hoạt động từ thiện , vd: Chúng ta có thể vận động thanh niên tình nguyện mở các lớp học ngắn hạn về dạy chữ, dạy kỹ năng sống cho các em; lập quỹ mua đồ dùng, thuốc men, quần áo, hướng nghiệp về lâu dài…

Có thể đối với những hoàn cảnh thiếu thốn tiền bạc, bệnh tật thì tặng tiền để họ chữa bệnh là hợp lý. Còn đối với những người khó khăn mà có sức khỏe thì nên tạo công ăn việc làm, hỗ trợ vốn, tìm đầu ra để họ yên tâm canh tác, tránh tình trạng “no dồn đói góp”. Hãy luôn nhớ rằng, từ thiện hiệu quả là khi bạn cho họ chiếc cần câu, chứ không phải là con cá. Hãy là một nhà từ thiện sáng suốt và thông mình.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Sống Đẹp Là Gì 🍀 ý nghĩa

10 Ví Dụ Về Việc Làm Thiện Nguyện Trong Cuộc Sống

Chia sẻ cùng bạn đọc 10 ví dụ về việc làm thiện nguyện trong cuộc sống dưới đây:

Tấm Gương Về Công Tác Từ Thiện Xã Hội – Mẫu 1

Đến Ni viện Phước Long, phường Phước Long A, TP Thủ Đức hỏi sư cô Thích Nữ Huệ Đạo thì Phật tử nào cũng biết bởi cô đã gắn với nhiều việc làm từ thiện, sẻ chia với những người có mảnh đời kém may mắn, những người có hoàn cảnh khó khăn.

Sinh năm 1971 tại Hưng Yên trong gia đình theo đạo Phật nhiều đời, sư cô Thích Nữ Huệ Đạo xuất gia tại Ni viện Phước Long khi mới 16 tuổi, năm 2017 cô được bổ nhiệm làm trụ trì Ni viện. Ở cương vị mới, ngoài việc chăm lo công tác phật sự của Ni viện, của Giáo hội Phật giáo, sư cô Thích Nữ Huệ Đạo còn có nhiều hoạt động từ thiện xã hội đóng góp thiết thực cho cộng đồng.

Năm 2019 – 2020, sư cô đã vận động đồng bào phật tử đóng góp quỹ “Vì người nghèo” của Mặt trận Tổ quốc tổ chức xây tặng nhà tình thương, tặng học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học; tổ chức thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi neo đơn… tích cực vận động làm công tác từ thiện xã hội tại địa phương và các tỉnh vùng sâu hơn 1,7 tỷ đồng.

Hàng năm, vào các dịp lễ lớn như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu, Tết Nguyên đán, cô đã phát trên 2.000 phần quà cho bà con nghèo tại địa phương và các tỉnh trị giá 500 triệu đồng. Đồng thời, cô đã vận động các tăng ni, các cơ sở Tự viện đóng góp 84 triệu đồng nhận đỡ đầu cho 7 sinh viên đến khi các em ra trường (từ 2012 đến 2018).

Với tinh thần “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”, hàng tháng, ngoài việc nấu cơm từ thiện tại chùa vào ngày rằm và ngày mùng 1 phục vụ miễn phí cho khoảng 200 người/ngày, Ni viện còn kết hợp với Chi hội Từ thiện Bảo Hòa phục vụ 900 suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân; 100 suất cháo cho các bệnh nhân bị bệnh tim tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Luôn có tấm lòng hướng tâm về những người yếu thế, những trẻ em mồ côi cơ nhỡ, năm 1990, Ni viện Phước Long đã thành lập trường Mầm non Kiều Đàm, ngôi trường được nhiều người biết đến vì là địa chỉ nuôi dạy trẻ em nghèo miễn phí, được thành lập từ tấm lòng từ bi của người con nhà Phật.

Hơn 30 năm gắn bó cùng các con trẻ có hoàn cảnh kém may mắn, sư cô Thích Nữ Huệ Đạo đã đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và trách nhiệm góp phần giúp các em phát triển toàn diện. Hiện tại, trường đang nuôi dạy 180 bé, từ 2 đến 5 tuổi, tổng kinh phí miễn, giảm khoảng 700 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, Ni viện còn thành lập phòng chẩn trị y học cổ truyền, nhằm mục đích từ thiện – xã hội, phục vụ miễn phí cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Trung bình mỗi năm thực hiện khám, chữa bệnh cho gần 2.000 lượt bệnh nhân, trong đó số tiền miễn, giảm gần 800 triệu đồng/năm.

Nhắc đến những việc đã làm của bản thân, sư cô Thích Nữ Huệ Đạo luôn cho rằng đó là những việc rất đỗi bình dị, là những việc mà bản thân phải thực hiện để đúng với phương châm “Sống tốt đời – đẹp đạo”.

Câu Chuyện Về Việc Làm Từ Thiện Trong Cuộc Sống – Mẫu 2

Đã nhiều năm nay, anh Đào Xuân Tính cư trú tại tổ 10B phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn; anh có một gia đình đầy ắp tiếng cười và mỗi thành viên trong gia đình anh đều đồng thuận với anh trong việc bớt chút những khoản dành dụm được của gia đình để giúp người nghèo còn khó khăn.

Công tác nhân đạo từ thiện luôn được anh quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người nghèo, gia đình khó khăn. Anh chia sẻ “Trong khi điều kiện kinh tế đang còn khó khăn, nhưng còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh cần được giúp đỡ nhất là những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, những trường hợp đang phải chống chọi với bệnh tật chúng ta nên làm, nên giúp đỡ để động viên họ, giúp họ vươn lên trong cuộc sống”.

Thời gian qua, anh luôn gặp gỡ trao đổi và đề xuất với Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố được chung tay cùng hỗ trợ làm nhà cho những gia đình khó khăn cần được ưu tiên trước.

Đi thăm nắm các gia đình khó khăn về nhà ở, trong lòng anh trăn trở “sao vẫn có nhiều người còn khổ, vất vả ở trong những tuýp lều, những ngôi nhà ọp ẹp thế” anh luôn suy nghĩ làm sao để mọi người chung tay và cùng chia sẻ với người nghèo khó, vì thế ngày nào anh cũng tìm đến những người bạn, người thân anh bày tỏ nỗi niềm trăn trở của mình, anh đã chủ động quyên góp hỗ trợ làm nhà cho những gia đình không thể có điều kiện tự làm được.

Anh chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp cùng kinh doanh và làm nghề điện nước từ thành phố Bắc Kạn đến Hà nội tập trung nguồn lực hỗ trợ xây nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo của thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông và huyện Ba Bể, với số tiền gần 450 triệu đồng, riêng gia đình chí phí toàn bộ thiết bị và ngày công lắp đặt điện ánh sáng trong nhà cho 11 hộ, vơi số tiền khoảng gần 80 triệu đồng.

Không những thế, ngày ngày anh dành thời gian đến từng hộ để động viên gia đình, chia sẻ và có những gia đình anh đã lo giúp thực phẩm, gạo ăn hằng tháng để yên tâm xây dựng nhà ở cho đến khi vào nhà mới.

Với tấm lòng ấm ấp, đầy nhân văn của anh đã có nhiều gia đình vươn lên trong cuộc sống, và anh thường nói: “cùng biết chia sẻ, mỗi người ủng hộ một chút, nhưng nhiều người gộp lại sẽ giúp được người nghèo để thành phố ta dần sẽ không còn hộ nghèo khổ nữa. Trong cuộc sống mọi người có trách nhiệm với nhau hơn, thì xã hội ngày càng văn minh hơn”.

Tấm lòng thiện nguyện của anh Tính, những việc làm của anh đã đóng góp tích cực vào các hoạt động từ thiện xã hội, chương trình giảm nghèo ở địa phương. Tinh thần hăng hái, tích cực vì cuộc sống cộng đồng của anh Tính thực sự là tấm gương sáng rất xứng đáng được biểu dương khen ngợi.

Ví Dụ Về Từ Thiện Lũ Lụt Miền Trung – Mẫu 3

Thiếu 2 tuổi thì đầy 100 nhưng cụ ông Lê Văn Dỏng vẫn minh mẫn. Nghe tin miền Trung lũ chồng lũ chết người, trôi nhà cửa ông Dỏng đứng ngồi không yên liền điện cho con cháu và trích lương hưu của mình mua 3 tấn gạo cùng nhu yếu phẩm thuê xe chuyển vào miền Trung ủng hộ đồng bào.

Năm nay cụ Dỏng đã 98 tuổi, trú tại xóm Hồng Tâm, xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) nhưng vẫn còn rất minh mẫn. Hàng ngày cụ nuôi gà, tưới rau để tăng thêm thu nhập.

Hễ có thời gian là cụ lại xem ti vi, nghe đài báo, mới đây khi biết được vùng Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế bị bão lụt chết hơn nhiều người, hàng nghìn nhà cửa, tài sản bị cuốn trôi, cụ đứng ngồi không yên. Cụ Dỏng liền điện cho con cháu, người làm việc trong nước, ngoài nước và trích 1 phần lương hưu để ủng hộ đồng bào miền Trung trong cơn hoạn nạn.

Chỉ 3 ngày cụ đã gom được 40 triệu đồng và trích lương hưu của mình mua 3 tấn gạo và nhu yếu phẩm, dự định ngày 24/10 chuyển vào miền Trung. Được biết hàng năm cụ Dỏng vẫn trích lương hưu, tiền bán mớ rau, quả trứng, con gà để ủng hộ cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, gặp lúc hoạn nạn.

Nói về cụ Lê Văn Dỏng, ông Đinh Văn Minh chủ tịch UBND xã Nghĩa Hồng cho biết: “ Ông Dỏng tuy là người cao tuổi nhất xã nhưng sống mẫu mực nên ai cũng làm theo ông, đặc biệt con cháu hễ ông hô hào việc gì là hưởng ứng liền. Trong đợt này xã Nghĩa Hồng kêu gọi mọi người ủng hộ miền Trung bị bão lụt, cụ Dỏng là tấm gương sáng. Hơn 3 tấn gạo, nước mắm, mì chính, đường, sữa…của cụ và con cháu là một điển hình của xã”.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Tình Yêu Thương 💕 là gì, biểu hiện

Ví Dụ Về Từ Thiện Trẻ Em Vùng Cao – Mẫu 4

Là một người con của vùng cao Tây Bắc, thấu hiểu những vất vả, khó khăn của người dân nơi đây, anh Vàng A Tồng luôn mong muốn góp sức mình giúp đỡ bà con ổn định cuộc sống. Với tấm lòng nhân ái và sự nhiệt tình tuổi trẻ, anh đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động thiện nguyện nhằm hỗ trợ giúp đỡ bà con vùng cao có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Vàng A Tồng sinh năm 1996, là người dân tộc Mông. Anh tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công tác xã hội (Học viện Phụ nữ Việt Nam). Hiện, anh đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Sinh ra và lớn lên tại Yên Bái, một tỉnh thuộc vùng cao Tây Bắc, hơn ai hết, chàng thanh niên Vàng A Tồng thấu hiểu được những khó khăn, cơ cực của bà con nơi đây. Trăn trở, suy nghĩ về nỗi vất vả của đồng bào mình, anh đã góp tâm, góp sức tham gia vào các phong trào thiện nguyện để giúp đỡ những đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn, san sẻ bớt gánh nặng để họ có cuộc sống ổn định hơn.

Trong 2 năm tham gia công tác thiện nguyện, Vàng A Tồng đã có nhiều đóng góp mang ý nghĩa thiết thực. Anh đã kết nối, vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân để có kinh phí, vật chất hỗ trợ bà con, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo. Vào cuối năm 2022, anh đã thành lập nhóm thiện nguyện “Từng bước cùng em” và vận động các mạnh thường quân đóng góp vào quỹ thiện nguyện số tiền 50.000.000 đồng.

Ngày 19/12 vừa qua, anh cùng Nhóm Thiện nguyện đã trao 137 suất quà cho bà con ở 2 thôn khó khăn nhất và 80 suất quà cho các cháu tại 2 trường mầm non ở xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, trao tặng 4 suất quà đặc biệt cho 4 hộ gia đình khó khăn tại thôn Giàng Pằng và tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn.

Nói về hành trình tham gia phong trào thiện nguyện của mình, Vàng A Tồng chia sẻ: “Hành trình thiện nguyện có rất nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, địa hình núi cao hiểm trở, những bản làng ở vùng sâu, vùng xa là những trở ngại lớn vì quá trình di chuyển rất vất vả. Hơn hết, khó khăn còn đến từ việc kêu gọi hỗ trợ, vận động để có làm sao có được nhiều kinh phí hơn”.

Vàng A Tồng chính là một tấm gương điển hình trong công tác xã hội, cũng như phong trào thiện nguyện. Luôn tâm niệm “Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi”, nên Vàng A Tồng không ngần ngại sẻ chia yêu thương, mang đến những giá trị tích cực cho đời.

Những việc làm của Vàng A Tồng không chỉ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn nơi vùng cao, mà còn lan tỏa tinh thần nhân ái, thắp lên ngọn lửa thiện nguyện trong mỗi chúng ta, từ đó góp phần thực hiện an sinh xã hội, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, giúp bà con vùng cao có cuộc sống tốt hơn.

Ví Dụ Về Từ Thiện Xã Hội Ý Nghĩa – Mẫu 5

chị Đỗ Thị Nhan, là HVPN ở ấp An Quới, đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác từ thiện, nhân đạo của địa phương. Đặc biệt, trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, bản thân chị Nhan và gia đình đã chủ động tổ chức nấu ăn hàng trăm suất cơm, cháo, xôi, hủ tíu… mỗi ngày để hỗ trợ cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian giản cách xã hội.

Bên cạnh đó, chị Nhan còn đóng góp 2 tấn gạo, 3 tấn dưa hấu, rau củ quả các loại, với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng để hỗ trợ cho người dân tại các khu vực phong tỏa trên địa bàn xã. Ngoài ra, với tấm lòng thiện nguyện, chăm lo người nghèo, chị Nhan luôn hướng về người có hoàn cảnh khó khăn, dành thời gian may những chiếc áo nghĩa tình để gửi tặng những người nghèo có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức gian hàng “ 0 đồng” để hỗ trợ cho những người có nhu cầu về áo mặc.

Chị Đỗ Thị Nhan chia sẻ: Bản thân là một HVPN tôi luôn học tập và làm theo gương Bác. Với những khó khăn mà bản thân gia đình tôi đã từng trải qua, nên tôi rất hiểu rõ những khó khăn của các chị em phụ nữ nghèo và muốn san sẻ tấm lòng thiện nguyện của mình để giúp nhiều mảnh đời còn khó khăn, vất vả trong cuộc sống được ổn định và vươn lên thoát nghèo.

Ví Dụ Về Từ Thiện Trong Mùa Dịch – Mẫu 6

Trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những người nghèo, người lao động tự do như bán vé số, lượm ve chai… gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; cũng như sự nghĩa tình của TPHCM, tại TPHCM, đã có nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện tự bỏ tiền túi, cũng như vận động các cá nhân dành những suất cơm, ký gạo miễn phí trao tặng cho người nghèo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”.

Hơn 8 giờ sáng ngày 10/4, chúng tôi có mặt tại điểm phát gạo tự động dành cho người nghèo mà người dân gọi với cái tên trìu mến là “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo tại số 204, đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TPHCM.

Đây là sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng chế. Bởi lẽ, theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người nghèo là rất cần thiết, nhưng việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân đã tận dụng các máy móc sẵn có của công ty để chế tạo ra máy phát gạo tự động.

Tại đây, có hàng chục người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn theo ô vạch sẵn trên vỉa hè với khoảng cách giữa mỗi người là 2m nhằm phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Còn ở tấm biển gắn trên tường và bồn lấy gạo có in những dòng chữ “Điểm phát gạo tự động cho người nghèo.

Nhấn chuông để nhận gạo miễn phí 24/24. Mỗi người tối đa mỗi bao gạo. Giữ khoảng cách 2m. Gạo chỉ phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.

Bên trong khuôn viên trụ sở đặt “ATM gạo”, đội ngũ nhân viên của công ty đang tất bật vận chuyển từng bao gạo lên bồn chứa để cung cấp cho người dân. Cũng như tiếp nhận những bao gạo mà các mạnh thường quân mang đến trao tặng để cùng chung tay giúp đỡ người nghèo.

Tiếng lành đồn xa, trước việc làm hết sức nhân văn và nghĩa cử cao đẹp của anh Hoàng Tuấn Anh, một số mạnh thường quân trên địa bàn TPHCM đã mua gạo, cũng như quyên góp tiền mang đến chung tay cùng duy trì hoạt động “ATM gạo” tự động dành cho người nghèo tại quận Tân Phú, cũng như mở rộng thêm một “ATM gạo” ở huyện Bình Chánh, Quận 8.

Không những vậy, sáng kiến này còn được một số tỉnh, thành trong cả nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cà Mau,… học hỏi và triển khai để hỗ trợ cho người nghèo.

SCR.VN gợi ý thông tin 📛 Lòng Trắc Ẩn 📛 dẫn chứng

Ví Dụ Về Làm Từ Thiện Tiêu Biểu – Mẫu 7

Là những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok, Quan Không Gờ hướng đến những video review ẩm thực, thiện nguyện. Cách Quan Không Gờ truyền tải thông điệp, cảm xúc đến khán giả luôn nhận được sự ủng hộ và yêu thương từ mọi người.

Xuyên suốt hành trình TikTok của mình, Quan Không Gờ đã mang đến rất nhiều video đến cho khán giả và series “được lòng” netizen phải kể đến “Ăn gì khó có Quan lo”. Trong series này anh đến gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, trò chuyện và gửi đến họ một món ăn mà họ thích nhất. Đến thời điểm hiện tại, series của anh đã gặp gỡ được 44 người và hầu hết các video đều nhận được rất nhiều sự lời khen tích cực từ người xem.

Điều khiến mọi người ủng hộ và yêu thích series này của Quan Không Gờ không chỉ là từ việc anh đi từ thiện, gửi đến họ những phần ăn mà còn nằm ở cách anh giao lưu thân thiện, lễ phép với đối phương. Mở đầu video lúc nào cũng bằng câu nói: “Dạ, con chào ông/bà”, nam TikToker nhanh chóng chiếm trọn tình cảm của người xem.

Là một người trẻ nhưng cách sống và làm thiện nguyện của anh luôn truyền được năng lượng tích cực đến cho mọi người. Cách đối đáp, những hành động quan tâm ông bà cụ của nam TikToker khiến nhiều người xúc động. Mặc dù làm từ thiện nhưng Quan Không Gờ không khiến cho những người có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy tủi thân, ngược lại còn cảm thấy ấm áp và được an ủi.

Như người đời vẫn thường hay nói: “của cho không bằng cách cho”, nếu mình tử tế, lịch sự thì người nhận sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và được tôn trọng.

Hiện nay có không ít các bạn trẻ vẫn lăn xả ngoài đường để chia sẻ tấm lòng thành của mình đối với những mảnh đời cơ nhỡ. Song, có người được tung hô, có người thì lại nhận về gạch đá. Tất cả đều bắt nguồn từ cách truyền tải đến người khác và Quan Không Gờ là một trong những bạn trẻ đã làm tốt việc này.

Tặng bạn 👉 1001 Dẫn Chứng Nghị Luận Xã Hội (Hay Nhất)

Ví Dụ Về Làm Từ Thiện Chọn Lọc – Mẫu 8

Cụ Trần Cang là người dân tộc Hoa ở ấp Phú Thành B, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Dù đã gần 100 tuổi, nhưng tinh thần rất minh mẫn và cụ vẫn miệt mài, say mê làm công tác từ thiện xã hội. Chính tấm lòng nhân ái này đã mang đến nhiều niềm vui và sự sống cho biết bao những cảnh đời bất hạnh, trẻ em cơ nhỡ, hộ nghèo khó khăn.

Chị Trần Thị Liêng, ở ấp Phú Hữu, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành cho biết, hàng ngày chị đi bán vé số để kiếm tiền lo cuộc sống mỗi ngày. Gia đình chị không có tài sản gì, khi con chị bị bệnh nằm một chỗ cụ Cang đã hỗ trợ, giúp đỡ hàng tháng 10kg gạo. Cũng như chị Liêng, chị Lý Thị Lan, ở ấp Phú Hữu, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành cũng được Cụ Cang hỗ trợ gạo, rồi cho cả tiền để lo chữa bệnh cho con.

Những hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn đều được cụ Trần Cang giúp đỡ, tuy là tuổi già, nhưng cụ vẫn hết lòng với hoàn cảnh khó khăn. Dù tuổi cao, nhưng khi biết hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ là cụ lại trực tiếp đi tìm hiểu và vận động để hỗ trợ.

Cụ Trần Cang tâm sự, mỗi năm như vậy, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí gần 1 tỷ đồng để cụ giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo, khó khăn. Hiện nay, cụ Cang nhận hỗ trợ hàng tháng cho 40 hộ nghèo cũng như trao học bổng, xe đạp và các dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cụ Trần Cang tâm sự, những việc làm của mình đều xuất phát từ tâm. Mỗi khi biết nơi nào có hoàn cảnh khó khăn hay bệnh tật là cụ lại tìm đến để giúp đỡ. Khi giúp được bà con cái gì là cụ lại cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một chuyện ý nghĩa.

Hiện nay, mỗi năm đều có mạnh thường quân trong nước và nước ngoài ủng hộ, thông qua cụ để làm từ thiện. Mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí bao nhiêu thì cụ Trần Cang đều ghi rõ, đã hỗ trợ cho ai và đã làm việc gì…. Việc làm của cụ Cang càng được nhiều người biết đến, tin tưởng và ủng hộ ngày càng nhiều hơn.

Theo ghi chép chưa đầy đủ của cụ Trần Cang, từ lúc cụ bắt đầu làm công tác từ thiện đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ với tổng số tiền cũng khoảng 20 tỷ đồng. Từ nguồn này, cụ đã hỗ trợ cho hàng ngàn hoàn cảnh gặp khó khăn như người già neo đơn, hộ gia đình khó khăn, hộ khó khăn có người thân mắc bệnh hiểm nghèo, hộ khó khăn bị thiên tai hỏa hoạn, học sinh nghèo hiếu học, hộ nghèo…

Ngoài ra, còn có hơn 2.000 hộ gia đình khó khăn, có người thân qua đời không có khả năng mua áo quan được ông giúp đỡ; và trên 500 người cao tuổi được cụ hỗ trợ mổ mắt cườm… Trong cuộc đời làm từ thiện của cụ, cụ chưa biết danh lợi cho bản thân mình mà chỉ quan tâm đến những hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn.

Ví Dụ Về Làm Thiện Nguyện Cụ Thể – Mẫu 9

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Đồng Nai, cô gái 8x (hiện đang là chủ một shop quần áo online) đã có gần 10 năm làm việc thiện nguyện. Vào năm 16 tuổi, trong một lần đi thi tiếng Anh và nhìn thấy những đứa trẻ của trung tâm mồ côi ở đối diện trường đang vui chơi trong giờ nghỉ.

Với “những suy nghĩ ngớ ngẩn”: “các bé bị gì, cha mẹ của các bé đâu, sao không có ai chơi với các bé hết”… vậy là hôm sau cô bạn quyết định đạp xe đến trung tâm để chơi với các em. Và những ngày tháng làm từ thiện của cô gái ấy bắt đầu từ đây.

Chính những lần đến đây tặng quà (bánh, kẹo, quần áo cũ…) và ngồi nhìn ngắm các bé xếp hàng chờ cắt móng tay, những lần cùng ngồi xếp đồ, đi tắm – những lần các bé ngơ ngẩn gọi mình là mẹ, là bà nội – những hình vẽ ngờ nghệch… đều là những kỷ niệm rất đẹp trong lòng Kim Ngân, điều đó khiến cô nàng không bao giờ quên được và càng yêu thích công việc của mình hơn.

Hiện Kim Ngân đang thuê nhà sống ở thành phố để tiện cho việc học, việc buôn bán cũng như công tác từ thiện của mình. Cô nàng là cầu nối của rất nhiều mạnh thường quân từ Hà Nội đến những hoàn cảnh khó khăn khắp nơi trong khu vực miền Nam.

Là con gái nhưng Kim Ngân rất mạnh mẽ, cô bạn này có thể một mình phóng xe cả trăm km chỉ để mang quà và tiền ủng hộ đến trao tận tay tại nhà nhân vật, thậm chí còn quay lại những nơi này nhiều lần để thăm hỏi, tìm cách giúp đỡ họ tận tình.

Xem thêm 🍃 15+ Lòng Nhân Ái Tiêu Biểu 🍃 chi tiết nhất

Dẫn Chứng Về Làm Từ Thiện Chi Tiết – Mẫu 10

Được sinh ra và lớn lên trên dải đất miền Trung khô cằn, thấu hiểu được nỗi khốn khó cũng như những thiếu thốn của trẻ em, những số phận con người kém may mắn tại đây nên chàng trai sinh năm 1987 này luôn dặn lòng phải làm một điều gì đó để giúp đỡ mọi người khi tuổi đời vẫn còn rất trẻ.

Tính ra đến hôm nay, Thanh Tự đã có 3 năm hoạt động từ thiện và thành quả mà anh chàng này đạt được là trở thành người dẫn đầu của nhóm từ thiện Thiện Tâm – một nhóm tập hợp gần 30 bạn trẻ năng động, nhiệt tình và rất yêu thiện nguyện với mong muốn góp thêm sự trọn vẹn trong nụ cười của các em nhỏ và những con người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong cuộc sống này.

Được biết, nhóm Thiện Tâm của Tự hiện đã thực hiện được gần 20 chuyến thăm và tặng quà cho những mảnh đời bất hạnh tại đa số trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Quy Nhơn và các tỉnh lân cận.

Khi được hỏi về kỷ niệm vui của những chuyến đi, Thanh Tự ân cần chia sẻ: “Mình đã có dịp đến thăm và tổ chức Trung Thu cho các bé mồ côi được nuôi ở Tịnh Thất Linh Sơn quận 12. Thật sự hôm đó là một ngày đáng nhớ và là một kỷ niệm không bao giờ quên trong quá trình hoạt động thiện nguyện của mình.

Các em được cầm trên tay những chiếc lồng đèn do chính các anh chị làm và cùng các anh chị rước đèn. Nhìn các em tay cầm lồng đèn và đi lòng vòng trong xóm cảm thấy hạnh phúc khi mang một chút gì đó đến với các em. Đúng là trẻ thơ, chỉ với cái lồng đèn thôi mà các em có thể cười và nói vui đến vậy.

Từ những niềm hạnh phúc không tên giản đơn như vậy, mình càng ngày càng yêu thích công việc này hơn. Và mình tin các bạn cũng vậy. Đừng ngại ngùng và hãy sống cho mọi người, các bạn sẽ nhận lại vô vàn niềm vui không tưởng.”

Viết một bình luận