100 Từ Ngữ Địa Phương Miền Bắc Trung Nam, Miền Tây

Tuyển tập những từ ngữ địa phương miền Bắc Trung Nam, miền Tây cơ bản. Chia sẻ các bài thơ, các câu ca dao địa phương hay.

Từ Ngữ Địa Phương Là Gì?

Từ ngữ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Các từ này thường không phổ biến hoặc không được hiểu rõ ở các vùng khác, và chúng thường phản ánh các khía cạnh văn hóa, lịch sử hoặc địa lý đặc biệt của khu vực đó.

Các từ địa phương có thể bao gồm cả từ vựng, cụm từ và thậm chí là ngữ điệu ngôn ngữ. Chúng thường là một phần của di sản văn hóa của một cộng đồng cụ thể và thường được truyền đạt qua thế hệ.

Giải mã 🍃 Chi Rứa Nghĩa Là Gì 🍃 Mô Tê Răng Rứa Tiếng Miền Trung Là Gì

Sự Khác Biệt Ngôn Ngữ 3 Miền Bắc Trung Nam

Cùng SCR.VN tìm hiểu sự khác biệt ngôn ngữ giữa 3 miền Bắc Trung Nam sau đây.

Khía CạnhMiền BắcMiền TrungMiền Nam
Thanh điệuĐầy đủ 6 thanh điệuGồm 5 thanh, thanh hỏi và ngã bị lẫn lộnGồm 5 thanh, thanh hỏi và ngã trùng làm một
Phụ âm đầuThường không phân biệt s/x, tr/ch, d/gi/r; phân biệt rõ ràng v/dCó 3 phụ âm uốn lưỡi /ş/, /z̪/, // (s, r, tr); nhiều thổ ngữ có [ph, kh] thay cho /f/, /χ/Có các phụ âm uốn lưỡi /ş, /z̪/, /; thiếu phụ âm /v/, có âm [w], âm [j] thay thế cho /z/
Hệ thống nguyên âmKhông phân biệt ưu/iu và ươu/iêuHệ thống nguyên âm đôi bị đơn hóa, trong chính tả ươ thành ư và uô thành u.Đồng nhất các vần tương đương; âm đệm dần biến mất, ví dụ: “rốt cuộc” biến thành “rốt cục”.
Phụ âm cuốiĐầy đủ phụ âm cuốiPhụ âm cuối có biến đổi từ Thừa Thiên Huế trở vào (n sang ng) và /-t/ sang /-k/ (t sang c).Đồng nhất các vần tương đương trong chính tả là “in” với “inh”, “it” với “ich”, “un” với “ung”, “ut” với “uc”, “iêu” thành “iu”, “oai” thành “ai”.

Tại Sao Giọng Nói 3 Miền Khác Nhau?

Sự khác biệt về giọng nói giữa ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam có thể được giải thích qua nhiều yếu tố như sau:

  • Lịch sử: Các di cư lớn trong lịch sử, như dân cư từ Bắc di chuyển vào Nam trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, đã tạo ra sự phân biệt ngôn ngữ do sự tách biệt về không gian và thời gia.
  • Địa lý: Sự cô lập do địa hình tự nhiên như núi, sông, biển, cao nguyên đã hạn chế sự giao thoa ngôn ngữ giữa các vùng, khiến cho ngôn ngữ phát triển theo hướng riêng biệt.
  • Văn hóa và dân tộc: Sự đa dạng văn hóa và sự tồn tại của nhiều nhóm dân tộc khác nhau trong mỗi miền cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trong ngôn ngữ.
  • Thời gian: Sự thay đổi ngôn ngữ theo thời gian, với việc các thế hệ trẻ tiếp nhận và phát triển ngôn ngữ theo cách riêng của họ, cũng là một yếu tố quan trọng.
  • Thổ nhưỡng và khí hậu: Các yếu tố môi trường như khí hậu và thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng đến âm sắc và chất giọng, từ đó tạo ra sự khác biệt về từ vựng và cách phát âm.

Những yếu tố này kết hợp lại, qua hàng trăm năm, đã tạo nên sự phong phú và đa dạng cho tiếng Việt, phản ánh sự đặc trưng của từng vùng miền.

Hướng dẫn 🌷Cách Dịch Tiếng Miền Trung 🌷 Sang Tiếng Miền Bắc, Nam

Bảng Từ Điển 3 Miền Bắc Trung Nam Cơ Bản

Tiếp theo là bảng từ điển 3 miền Bắc Trung Nam cơ bản nhất, giúp bạn phân biệt được các từ ngữ được dùng tại các vùng miền khác nhau.

Tiếng miền BắcTiếng miền TrungTiếng miền Nam
LạcLạc/ đậu phụngĐậu phộng
Anh cảEnh cả/enh đầuAnh hai
MànMàn/ mùngMùng
SaoRăngSao
ChénĐọi/ chénBát
Cha/ bố/ thầyCha/ba/bọTía/ ba
Mẹ/u/ bầmMẹ/mạ
ThócLó/ lúaLúa
LàmLàmMần
HoaBôngBông
ỐmBịnhBệnh
NhanhMauLẹ
KínhKính/ kiếngKiếng
Miệng /mồmMiệngMiệng
MuôiMôiMuôi
La mắngNạt nộLa/rầy
Cơm rangCơm rangCơm chiên
RướcNgướcĐón
Dưa chuộtDưa chuộtDưa leo
Kim cươngKim cươngHột xoàn
KiêuKiêuChảnh
ĐắtĐắtMắc
Xà phòngXà phòngXà bông
VỡBểVỡ
ChânChin/chưngChân
ĐầuTrốôcĐầu
SạchSẹchSạch
BẩnNhớp
BánhBénh/BéngBánh
AnhEngAnh
ChịChị
VợGấyVợ
Con gáiCân gấyCon gái
PhanhPhanhThắng
Mì chínhMì chínhBột ngọt
NhộtMuốt/nhộtNhột
Con dâuCon duCon dâu
Con gàCân gaCon gà
NgãBổ / té
Nhảy quaPhót quaNhảy qua
QuầnCùn/quỳnQuần
RựaRạRựa
ChuồngTruồngChuồng
Con rạchRàoCon rạch
Chăn trâuRèo tru/dự tru / đón truChăn trâu
SờRờSờ
RuồiRòiRuồi
RuộtRọtRuột
RừngRừng
SạSạGieo
QuảTrấyTrái
ThèmSèmThèm
Sâu (sông sâu)SuSâu
Thưa (thưa người)SưaThưa
ThiuSiuÔi
Rắn (con rắn)TắnRắn
TaoTauTao
RátTátRát
KhỏeBạoKhỏe
ChậmTrậmChậm
ĐùiTrắp vả/trập vảĐùi
ChặtTrặtChặt
Túi áo/túi quầnBâuTúi áo/túi quần
VéoBẹoVéo
BưngBơngBưng
CãiCạiCãi
RổCạuRổ
CanhCenhCanh
Cộ
CâyCơnCây
CậuCụCậu
SânCươiSân
Cua đồngDamCua đồng
Đường (đường đi)ĐàngĐường
NganNganVịt xiêm
Nói phétNói lápNói xạo
HổKhảiCọp
Gặt (gặt lúa)GắtGặt
GầnGin/gưnGần
NgõNgọNgõ
GỗGộGỗ
Gấu (con gấu)GụGấu
HứngHớngHứng
Thui (bê thui)HuiThui
Hôn (nụ hôn)HunHôn
GỡKhởGỡ
GọtKhótGọt
ĐítKhuMông
KhônKhunKhôn
LửaLảLửa
NhặtLặtNhặt
Gạo tẻGạo lònGạo tẻ
CònLưaCòn
MáchMéchMách
Lốp xelốp xevỏ xe
Mất điệnCúp điệnCúp điện
Nói khoác/phétNói láoNói xạo
Nước hoanước hoadầu thơm
quan tài/áo quanhòmhòm
tắc đườngtắc đườngkẹt xe
tầng 1, tầng 2, tầng 3tầng 1, tầng 2, tầng 3tầng trệt, lầu 1, lầu 2
thanh toántrả tiềntính tiền
xe máyxe máyhông-đa

100 Từ Ngữ Địa Phương Miền Bắc

Từ ngữ địa phương miền Bắc thường phản ánh văn hóa và truyền thống nơi đây, với sự sử dụng các từ vựng địa phương và cấu trúc ngữ pháp đặc biệt. Cách diễn đạt và ngữ điệu thường phản ánh sự mạnh mẽ, quyết đoán và sắc sảo của người dân miền Bắc. Xem ngay 100 từ ngữ địa phương miền Bắc và cách sử dụng cụ thể dưới đây.

Trọn bộ ➡️ Tiếng Miền Bắc ⬅️ Từ Điển Dịch, Cách Nói, Những Câu Nói

100 Từ Ngữ Địa Phương Miền Trung

Từ vựng và ngữ pháp phản ánh sự pha trộn văn hóa và ngôn ngữ của khu vực, với ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau. Ngôn ngữ miền Trung có ngữ điệu khá nhanh nhẹn và lưu loát, từ ngữ giản dị và gần gũi, phản ánh bản sắc văn hóa và truyền thống của khu vực. Nếu bạn muốn tìm hiểu về 100 từ ngữ địa phương miền Trung thì có thể tham khảo ngay sau đây.

Tìm hiểu chi tiết về 📌Tiếng Miền Trung 📌 Từ điển chuẩn nhất

100 Từ Ngữ Địa Phương Miền Nam

Ngôn ngữ miền Nam thường có ngữ điệu sôi động, phản ánh sự hòa đồng và vui vẻ của người dân, với cách diễn đạt thân thiện và hướng ngoại. Muốn hiểu hơn về ngôn ngữ của vùng đất này thì bạn có thể xem ngay chia sẻ 100 từ ngữ địa phương miền Nam và cách sử dụng dưới đây.

Chia sẻ chi tiết 📌Tiếng Miền Nam 📌 Từ Điển Dịch, Cách Học, Nói Tiếng Chuẩn Nhất

100 Từ Ngữ Địa Phương Miền Tây

Tiếng miền Tây Nam Bộ thường có cách phát âm mềm mại, không chú trọng vào việc nhấn mạnh các thanh điệu như ở miền Bắc, ta có thể cảm nhận được sự trôi chảy, nhịp nhàng trong cách phát âm và giọng điệu của họ. Các từ ngữ đậm chất miền Tây thường gắn liền với sông nước và cuộc sống hàng ngày. Xem ngay 100 từ ngữ địa phương miền Tây sau đây để biết chi tiết.

Tiếng Miền TâyNghĩa
chén, tôbát
lycốc
đườngphố
nựcnóng
nóngbức
quánhàng
bọcbao
lộđường
ngộkỳ
hìnhảnh
lớnto
bựlớn
trễchậm
nhứcđau
bếp
ruộngđồng
sìnhbùn
sìnhươn
mềnchăn
cahát
quátmắng
lamắng
hẽmngõ/ngách
mướnthuê
hôithối
nháychớp
tậpvở
thừa
giỡnđùa
chút
riết/miếtmãi
xómlàng
nhỏ
ngónhìn
nhàobổ
nhàolộn
lộnnhầm
lộibơi
xetàu
ghethuyền
kỵkiêng/ không hợp
rầubuồn
viếtbút
rạchkênh
kinhkênh
lầutầng
thấuxuyên
chờđợi
(số) sáo(số) sáu
wý wáquý hóa
wuánh/wuýnhđánh/uýnh
dzớivới
hông/hổngkhông
taitay
đáiđáy
gượudiệu
dzọtchạy mất/vọt
bônghoa
huêhoa
nhứtnhất
haicả
kiểngcảnh
táchchén
dzámuôi (môi)
dzá (lại dzá ?)xẻng
dĩađĩa
tràchè
bịchtúi
khẳmđầy ắp
tuitôi
ảnhanh ấy
chỉchị ấy
ổngông ấy
bảbà ấy
ngựa
ổngông ấy
cẩucậu ấy
thẳngthằng ấy
hổmhôm ấy
này
mẹ
tíabố
chưngchân
hụtlỡ/nhỡ
tiểuđái
lon
chiênrán
huyếttiết
khoáithích
hươngnhang
đèn cầynến
mầnlàm
mình ênmột mình
heolợn
giábuốt
mùngmàn
mồngmùng
mồngmào
cân
đìaao
chánhchính
hồbể
bắttóm
xựcxơi
bụpbợp
nhétđút
củngváy
ủi
ngànnghìn
abc (a bê xê)abc (a bờ cờ)
đậuđỗ
xe lửatàu hỏa
xe hơixe ôtô
phi cơmáy bay
cảnh sátcông an
đọtngọn
mậpbéo
thúithối
thồithối
bi nhiêubao nhiêu
mớ
thẳng băngthẳng tắp
xe đòxe khách
bắtngon (ăn/uống)
chiêm bao
rặt(nguyên)
xắtthái
bộn(rất) nhiều
nhócđầy/nhiều
mém
chụp giựtchộp giật
chớchứ
đóđấy
mài mại(như in)
xổxả
mắc kẹtbận rộn
mắc côngmất công
mắc chứngbị sao
mắcđắt
mắcgiăng
nhơnnhân
dớtkiếm/lấy
kiếngkính
kiếnggương
qướiquý
nhưngnhân
chơnchân
chưngchân
thingim lặng
tánhtính
mão
sanhsinh
rần rầnầm ầm
lịnhlệnh
lảngnhạt nhẻo
tầm xàm-bá láplung tung
ngào/nhàotrộn
tổ chảngto lớn
ruộtxăm
bá cháykực kỳ/tuyệt
y chang(giống) như đúc
vỏ xelốp xe
hạphợp
thơthư
xây mặt/day mặtxoay mặt
núptrốn
nói trại bẹđọc chệch
lềnh khên(lềnh bềnh)
dưới tràodưới thời
uổngtiếc
bềchiều
nhà thươngbệnh viện
cứu thươngcấp cứu
sở thúthảo cầm viên
sau hómsâu hoắm
rởn gai ốcnổi da gà
banhbóng
khúcđoạn
cuarẽ
bên mặtbên phải
vắnngắn
thâuthu
mảmồ
nghingnghêng
kềkế
hênmay mắn
heolợn
xuikhông may
le levịt trời
tắc/hạnhquất
đậuđỗ
Vịt Xiêmngan

Trọn bộ ❤️️ Tiếng Miền Tây ❤️️ Từ Điển Dịch, Cách Học, Những Câu Chửi

10+ Từ Ngữ Địa Phương Về Con Vật

Những bạn nào đang thắc mắc các từ ngữ địa phương về con vật thì có thể tham khảo danh sách dưới đây.

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
Con giunCon trùnCon trùn
Con trâuCon truCon trâu
Con lợnCon heoCon heo
Con hổCon cọp/ hùmCon hổ/ Cọp
Thạch sùngThằn lằnThằn lằn
TépTépTôm diu
Chuột túiKanguruKanguru
ChóChóCún
Con báoCon báoCon beo
Lợn náiHéo náiHéo nái
Con bêCon bò nghéCon bò con
Con nghéCon trâu nghéCon trâu con
Chẫu ChàngChàng hiuChàng hiu

Tìm hiểu nghĩa 📌Nỏ Là Gì, Trốc Tru Là Gì 📌 Mô Tiếng Nghệ An Là Gì, Khu Mấn Là Cái Gì

Bảng Từ Ngữ Ẩm Thực 3 Miền Bắc Trung Nam

Tổng hợp bảng từ ngữ ẩm thực 3 miền Bắc Trung Nam cơ bản nhất.

Miền BắcMiền TrungMiền Nam
LạcĐậu phụng, đậu lạcĐậu phộng
Bánh đaBánh trángBánh tráng
Chanh leoChanh dâyChanh dây
Bánh cuốnBánh mướt, bánh ướt, bánh cuốnBánh ướt
Nem ránRam, cuốnChả giò
Hồng xiêmSa-pô-chê
Rau cải cúcRau tần ô
Bí ngôBí đỏBí đỏ
VừngVừng, mè
Quả trứng gàLê ki ma
Quả dứaQuả gai/ trái thơmTrái thơm
Quả roiTrái mậnTrái mận
Quả mậnMận BắcTrái táo (mận Bắc)
NgôBắp, ngôBắp
Mướp đắngMướp đắngKhổ qua
RuốcChà bông, ruốcChà bông
Giò lụaChả lụa
Củ sắnCủ mì/ khoai xiêmKhoai mỳ
Củ đậuSắn dâyCủ sắn (sắn nước)
Cây dọc mùngBạc hà
Rau mùi tàuNgò gai
Cá quảCá tràuCá lóc
Kem caramelBánh flan
Trứng gà, trứng vịtTrứng gà, trứng vịtHột gà, hột vịt
Váng đậuTàu hũ ky
Rau mùi taNgòNgò rí
Đậu phụ, tào phớĐậu hũ, tàu hũ
Dạ dày (bò, heo)Cổ hũ, dạ dàyBao tử
Thịt bêThịt meThịt bê
MiếnMiếnBún tàu
Khoai sọKhoai môn
Khoai mônKhoai môn cao
Bóng bìDa heo phồng
Hoa lơBông cải
Mộc nhĩMộc nhĩ, nấm mèoNấm mèo
Quả naMãng cầuMãng cầu
Lá nếpLá dứa
ThạchSương sa, đông sươngSương sa
Củ mã thầyCủ năngCủ năng
Quả quấtQuả quấtTrái tắc
Gạo nếpNếpNếp
Cải xoongXà lách xoongXà lách xoong
Rau rútRau nhút
Nem chạo
Đu đủThù đủĐu đủ
NộmGỏi
Sữa chuaYa – uaYa – ua

Đừng bỏ qua cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 mới nhất

Các Bài Thơ Có Từ Ngữ Địa Phương Hay Nhất

Gửi tặng bạn các bài thơ có từ ngữ địa phương hay nhất, cùng thưởng thức ngay nhé!

Phải lòng con gái Bến Tre
Tác giả: Luân Hoán

Ta may mắn được làm thi sĩ
nhờ đã phải lòng gái Bến Tre

bậu qua phà Rạch Miễu
qua lẽo đẽo theo sau
Tiền Giang sông Cửu rộng
cứ xem mình của nhau

áo bậu đỏ cánh kiến
da bậu vàng phù sa
mắt bậu xanh nước biển
tim bậu hồng lòng qua

phà băng nghiêng sóng vội
rạo rực hồn mênh mông
mắt bậu buồn quá đỗi
thương đời cù lao Rồng ?

nhớ ai ngó Cồn Phụng ?
phải lòng ông đạo Dừa
hay tương tư ống khói
tàu Nhật chìm năm xưa

bậu sang phà Rạch Miễu
ngoay ngoảy về Bến Tre
qua quyết lòng ở rể
năn nỉ hoài không nghe

hổng nghe mà ngoái lại
hỏi ai cầm đậu lòng
ngớ ngẩn qua chợ Giữa
cầu Chẹt Săy, Mỹ Lồng

bậu về Lương Hòa hả
hay Lương Qưới, Giồng Trôm ?
guốc quau rụng tiếng lá
thoang thoảng mùi hương bần

bậu về miệt Hương điểm?
hay Sơn Đốc, Giồng Tre?
Ba Tri nồng muối ngấm
biển hát đất nằm nghe

bậu sang phà Rạch Miễu
bậu qua bắc Hàm Luông
về Cái Mơn, Thạch Phú
rừng lá ngút ngàn buồn

qua đi đi theo bậu
hát nho nhỏ trong lòng
thơm thơm mùi măng cụt
mùi sầu riêng, chôm chôm

bậu ơi trời dẫu rộng
nhưng đâu bằng nhớ mong
sông rạch như gân máu
man man nỗi mặn nồng

dùng dằng chi nữa bậu
tay nắng nắm tay hồng
mắc cỡ chi giả bộ
chạm nhẹ hồn vai gần

bậu sang phà Rạch Miễu
về Càu Móng Tân Hương
bóng dừa vươn áo mỏng
đọng xanh chùm yêu thương

qua theo vào Bình Đại
qua theo bậu đến cùng
ghe bầu, xuồng ba lá
quanh quẩn nẻo thủy chung

qua theo vào Sóc Sải
hôn ô rô cóc kèn
bẻ gai chích máu vẽ
nụ thơ tình sáng trăng

thơ thơm thơm mùi nhớ
mùi khép nép làm duyên
mùi hơi Nguyễn đình Chiểu
mùi tình Lục Vân Tiên

bậu sang phà Rạch Miễu
về thăm trường Nam Phương
lắc lư xe thổ mộ
ớ sao mà dễ thương

ví dù không ống kính
tài danh Lê Quang Xuân
lòng qua thay dương bản
lộng lẫy nét thân thương

ví dù bút không bén
như Nguyễn Thị Ngọc Nhung
như Phan Thị Trọng Tuyến
cũng thắm thiết thơm lừng

qua thương thương bậu quá
buổi sáng chờ buổi trưa
buổi chiều đợi buổi tối
ngày tháng không nhốt vừa

bậu sang phà Rạch Miễu
mây nghiêng theo ngập ngừng
huống chi qua thi sĩ
không quắn quíu phát khùng

hờn giận cù lao Ốc
cáu tức cầu Ba Lai
hồn theo đuôi hứng bóng
cớ sao cà lăm hoài ?

ước chi đôi thần ngỗng
quậy lòng sông Bến Tre
cho bậu giật mình sợ
qua kề vai bao che

bậu ơi tin qua chớ
lắng lòng nghe qua thề
trước thần Phan Thanh Giản
nếu như mà u mê

bậu sang phà Rạch Miễu
tìm ông già Ba Tri
làm mai cho nhau hả
đời đẹp, đẹp quá đi

lòng em phơi dưới nắng
lòng qua bén gót chân
lòng qua nương hạt bụi
được thở được bâng khuâng

bớ chàng Ngô Nguyên Dũng
bớ nàng Cao Bình Minh
ta qua phà Rạch Miễu
lênh đênh theo giọt tình

mách giùm ta, quẹo trái?
quẹo phải? hay thẳng luôn
giữa lòng ngã ba Tháp
chân vấp hồn nhớ thương

bậu ơi đừng khó đễ
yêu thật hay giả vờ
coi chừng qua bén rễ
sang phần đất Mỹ Tho

dọa chơi cho vui vậy
thưa cô em Lương Hòa
gái vườn dừa hết xẩy
qua cũng nòi tài hoa

xứng đôi lấy nhau trớt
đây bánh tráng Mỹ Lồng
đây bánh phồng Sơn Đốc
sính lễ lòng gởi lòng

ngậm nghe trời đất nhớ
cá bống kèn kho tiêu
hòn mênh mang khép mở
mùi ráng nắng lên chiều

bậu qua phà Rạch Miễu
qua Mỏ Cày nhởn nha
Trúc Giang đang chờ đợi
thôi, chúng ta về nhà

Bến Tre Bến Tre hỡi
có nhớ gã thương hồ
khua dầm loang nắng đục
lẩn thẩn sầu bán thơ

thơ bán hoài không hết ?
nên cà đời phất phơ
bậu ơi ta lỡ dại?
hay vinh hiển bây giờ…

Rành sèm tiếng Nghệ
Tác giả: Hoàng Cát

Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội
Nỏ khi mô tui quên được quê nhà
Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da
Sèm được nghe “ri, tê” cho sướng rọt!

Đang tự nhiên, ai kêu: “Cho đọi nác…”
Rứa là rọt gan tui hấn rành cuộn cả lên
Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em
Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ

Tui nhớ ông tui suốt một đời rành khổ
Có trấy xoài rớt xuống nỏ đành ăn
Để triều về cho cháu nhỏ quây quần
Ông dạy, dộ rồi chia đều từng đứa

Chưa có khi mô tui chộ ông đi dép nợ!
Rành chưn không, phủi bộp bộp – lên giường
Ông buồn chi mà rành thở dài luôn
Giừ tui tra rồi, hiểu rọt gan ông nội

Ông đã góa vô vô cùng sớm túi
Tui cụng sắp về với ông tui đây
Trong rọt, trong gan cứ nhớ tháng, nhớ ngày
Nhớ quê Nghệ! Rành sèm nghe tiếng Nghệ!

Tiếng Nghệ choa ơi! Răng mi hay rứa thế!
Nhờ có mi hình – mà choa góa thi nhân
Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần…
Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình – Tiếng Nghệ!

Tiếng Việt dễ thương Bắc Nam
Tác giả: Chưa rõ

Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc làm Lấy Lệ

Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre

Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng

Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê

Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh

Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo!

Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác

Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó

Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội

Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy

Bắc quậy Sướng Phê, Năm rên Đã Quá!
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng

Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa

Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam: Thơm Thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn

Nam toe toét “hổng chịu đèn”, Bắc vặn mình “em chả”
Bắc giấm chua “cái ả”, Nam bặm trợn “con kia”
Nam mỉa “tên cà chua”, Bắc rủa “đồ phải gió”
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ

Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan

Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”,
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!”
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…

Tiếng Quảng quê em
Tác giả: Chưa rõ

Người ta núa quê em là xứ Quảng
Cái tiếng chi trọ trẹ mờ khó nghe
Con gái chi không dịu dàng dùm cho xíu
Cứ thẻn thẻn núa tạt chẻn lồm sô
Ời thì em là con gái xứ Quảng
Không nhẹ nhàng cứ thẻn tính rứa đó anh
Nhưng em chẻn bô dờ thấy xấu hổ
Vì dọng chất Nôm Ô thấm dô người
Người ta có chọc tiếng Quảng em mẹt kệ
Đâu có nhiều người hiểu được dá trị đâu anh
Người Quảng Nôm thiệt thà lại chân chất
Chẻn ngọt ngồ nhưng mẹn mà sét son
Ty ta sống ăn cục núa hồn
Nhưng chẻn bô dờ để bụng chiện chi đâu
Đất cèn cỗi vẫn cứ nuôi ta sống.
Sô ta phụ lòng nỗi tiếng Quảng Nôm ơi…!

Làng hoa Sa Đéc
Tác giả: Dũng Nguyên

Xin mời về miệt quê tôi
Làng hoa Sa Đéc để bồi nhớ thương
Hương thơm kỳ mỹ lạ thường
Kết màu điểm sắc dịu vương cõi lòng
Đẹp tình người Tân Quy Đông
Yêu anh mến chị vun trồng nghĩa ân
Ghé thăm Đồng Tháp một lần
Cho dòng cảm xúc được nhân bội phần.

Chia sẻ 🌹Thơ Về Quảng Ngãi 🌹 Chùm Thơ Em Có Về Quảng Ngãi Với Anh Không

Những Câu Ca Dao Dùng Từ Ngữ Địa Phương Độc Đáo

Cuối cùng là những câu ca dao dùng từ ngữ địa phương vô cùng độc đáo.

Trời mô xanh bằng trời Can Lộc
Nước mô xanh bằng dòng nước Sông La.

Ngó lên hòn Kẽm đá dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi!

Bến Tre trai lịch, gái thanh
Nói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.

Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.

Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm.

Muối khô ở Gảnh mặn nồng
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.

Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.

Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.

Lợn bột thì thịt ăn ngon
Lợn nái thì đẻ lợn con cũng lời.

Đời mô cơ cực như ri
Đồng Khánh ở giữa, Hàm nghi hai đầu.

Anh ngồi quạt quán Bến Thành
Nghe em có chốn anh đành quăng om!
Anh ngồi quạt quán Bà Hom
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.

Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.

Đôi ta như chỉ xe đôi
Khi săn săn rứa, khi lơi lơi chùng.

Nhà em có vại cà đầy
Có ao rau muống có đầy chĩnh tương.

Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.

Ân cha nghĩa mẹ chưa đền
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?

Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo
Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi.

Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
Khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.

Ai mô mộ cảnh ưa thiền
Lòng trần dũ sạch nhơn nhơn ra về.

Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.

Cho dù cha mắng mẹ treo
Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm.

Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô hai mày
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.

Đón đọc tuyển tập 🌜 20 Câu Ca Dao Dân Ca Tục Ngữ Về Địa Phương 🌜 thú vị

Viết một bình luận