Tiếng Miền Nam: Từ Điển Dịch, Cách Học, Nói Tiếng Chuẩn Nhất

Tìm hiểu về đặc trưng tiếng địa phương miền Nam, cách xưng hô, cách nói, bảng từ điển dịch tiếng miền Nam đầy đủ nhất.

Tiếng Miền Nam Nói Như Thế Nào?

Mỗi một vùng miền sẽ có những đặc trưng khác nhau, và miền Nam cũng vậy. Tiếng miền Nam nổi tiếng với tính hài hước, rút gọn và sự phóng khoáng trong cách giao tiếp, phản ánh tính cách cởi mở và thân thiện của người dân nơi đây.

Tiếng miền Nam phát triển trong quá trình giao lưu và hội tụ với nhiều nguồn ngữ khác nhau, bao gồm ngôn ngữ của các dân tộc như Hoa, Khmer, Chăm, cũng như ảnh hưởng từ ngôn ngữ của các quốc gia như Anh, Hoa Kỳ, Pháp. Điều này tạo ra một ngôn ngữ đa dạng, phong phú, đôi khi có tính linh hoạt cao, nơi mà việc nói và viết có thể không hoàn toàn khớp nhau.

Người dân miền Nam thường thẳng thắn, bộc trực, không quanh co, rào đón trước sau, điều này phản ánh trong cách họ sử dụng từ ngữ và ngôn từ. Khi giao tiếp, họ thường dùng từ ngữ cụ thể, chính xác, trực tiếp, không vòng vo, không tránh né.

Từ ngữ thường được sử dụng để miêu tả giàu hình ảnh, dễ hiểu, ví dụ như “đầu cá dồ”, “mỏ cá hô”, “râu cá chốt”, “mặt như trái bần”, “nói như tép nhảy”…

Đặc biệt, người dân miền Nam thường sử dụng những cụm từ gắn liền với sông nước như “nói vòng vo như rạch Cái Tắc”, “mần ăn kiểu nước nhảy” (chỉ sự nhanh, bất ngờ, không bền vững)… Hầu hết từ ngữ giàu hình ảnh của họ là từ tiếng Việt gốc, hiếm khi sử dụng từ Hán – Việt, điều này giúp người nghe dễ hình dung, dễ đón nhận.

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tiếng miền Nam nói thế nào thì mời bạn đọc theo dõi các chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Sưu tầm 🍀100+ Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam Bộ 🍀 (Hay Nhất)

Đặc Trưng Tiếng Địa Phương Miền Nam

Tiếng địa phương miền Nam Việt Nam có những đặc trưng rất riêng, phản ánh nét văn hóa và lối sống của người dân nơi đây. Dưới đây là một số đặc trưng tiếng địa phương miền Nam tiêu biểu:

  • Cách phát âm: Người miền Nam thường phát âm mềm mại, không nhấn mạnh vào các thanh điệu như người miền Bắc hay miền Trung. Có thể nghe được sự trôi chảy, nhịp nhàng trong cách phát âm và giọng điệu. Ví dụ, từ “giời” (trời) và “bầm” (mẹ) được phát âm một cách nhẹ nhàng và thân thiện.
  • Từ vựng đặc trưng: Người miền Nam sử dụng các từ vựng đặc trưng, gần gũi như “heo” (lợn), “thơm” (dứa), “ghe” (thuyền), và “honda” (xe máy),..
  • Cấu trúc câu: Cấu trúc câu trong tiếng miền Nam thường ngắn gọn và trực tiếp, phản ánh tính cách thực dụng và cởi mở của người dân nơi đây.
  • Cách sử dụng từ ngữ: Người miền Nam sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo, thường xuyên thêm từ mới vào từ điển địa phương của họ.

Cách Xưng Hô Theo Người Miền Nam

Người miền Nam thường có cách xưng hô đặc trưng khi giao tiếp, phản ánh sự gần gũi và thân thiện. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong cách xưng hô của người miền Nam:

  • Xưng hô trong gia đình: Người miền Nam có nhiều cách xưng hô khác nhau tùy theo mối quan hệ. Ví dụ, với con cái, người lớn có thể xưng là “cha”, “mẹ”, “tía”, “má”, hoặc “ba”, “bà” tùy theo từng gia đình và đặc trưng địa phương.
  • Xưng hô giữa các thế hệ: Các thế hệ trẻ hơn thường xưng “chú”, “bác”, “cô”, “dì” khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn.
  • Xưng hô trong quan hệ bạn bè: Trong giao tiếp hàng ngày, bạn bè thường xưng “mày – tao”, thể hiện sự thân thiết và không khoảng cách.
  • Xưng hô trong môi trường công sở: Tùy thuộc vào chức danh và vị trí, người miền Nam có thể xưng “anh”, “chị”, “em” trong môi trường làm việc để thể hiện sự tôn trọng và thân thiện.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về cách xưng hô trong gia đình của người miền Nam như sau:

  • Anh của cha: gọi là Bác.
  • Vợ của anh cha: gọi là Bác.
  • Em trai của cha: gọi là Chú.
  • Vợ em trai của cha: gọi là Thím.
  • Chị/ Em gái của mẹ: gọi là Dì.
  • Anh/ Em trai của mẹ: gọi là Cậu
  • Vợ Anh/ em trai của mẹ: gọi là Mợ
  • Chị/ em gái của cha: gọi là Cô
  • Chồng chị/ em gái của cha: gọi là Dượng

Đón đọc tuyển tập 🌜 20 Câu Ca Dao Dân Ca Tục Ngữ Về Địa Phương 🌜 thú vị

Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam

Cách Nói Giọng Miền Nam

Muốn sinh sống, làm việc tại miền Nam thì bạn cần phải hiểu cách nói chuyện nơi đây. Vậy nên giọng miền Nam như thế nào có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người? Nếu bạn cũng đang quan tâm thì có thể tham khảo ngay chia sẻ sau nhé!

  • Trong miền Nam, khi giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là với các từ có dấu hỏi hoặc ngã, thường không có sự nhấn mạnh hoặc phân biệt rõ ràng. Ví dụ, câu “Thú cưng của tôi rất gần ‘gũi’ với tôi” có thể được hiểu là “Thú cưng của tôi rất gần ‘gủi’ với tôi”.
  • Về vần trong tiếng Việt, ở miền Nam thường có sự nhầm lẫn giữa các vần “it” và “ich”. Người dân thường đọc “it” thành “ich” và ngược lại. Tương tự, các vần “iêu” và “iu”, hay “oai” và “ai” cũng dễ bị lẫn lộn.
  • Một số từ có âm đệm thường bị loại bỏ, ví dụ như “luật” thường được phát âm là “lục”.
  • Thay “v” bằng “w” là một đặc điểm phổ biến trong cách phát âm ở miền Nam. Ví dụ, “văn hóa” thường được phát âm là “wăng woá”.

Cách Dịch Tiếng Miền Nam

Hướng dẫn bạn đọc cách dịch tiếng miền Nam sang tiếng miền Bắc và miền Trung.

Dịch Tiếng Miền Nam Sang Tiếng Miền Bắc

Tiếng miền Nam và miền Bắc có nhiều sự khác nhau khi nói, dưới đây là cách dịch tiếng miền Nam sang tiếng miền Bắc cụ thể:

👉 Đại từ, mạo từ:

  • Mầy = Mày
  • Tao = Tao
  • Chúng tôi = Chúng tao, bọn tao
  • Tụi mày = Chúng mày, Bọn mày
  • Nó = Hắn

👉 Danh từ:

  • Ba/ tía = Bố/ thầy
  • Sân = Sân
  • Mấn = Váy
  • Đau = Ốm
  • Đồ ngu = Đồ ngốc, đầu trâu
  • Chén = Bát
  • Chạc = Dây
  • Cây bút = Cái bút

👉 Thán từ – Chỉ từ:

  • Đằng kìa = Kìa
  • Như này = Thế này
  • Đằng kia = Kia
  • Vậy = Thế
  • Này = Này, nay
  • Như này = Này
  • Giờ = Bây giờ
  • Sao = Sao
  • Hông = Không
  • Đó = Ấy

👉 Tính từ:

  • Su = Sâu
  • Túi = Tối
  • Ốm xìu xiu = Còi, không chịu lớn
  • Lớn = Lớn
  • Xa = Xa
  • Hậu đậu = Vựng về
  • Chất lượng = Đẹp
  • Ngại = Xấu hổ
  • Tài lanh = Nhanh nhảu, đoảng

👉 Động từ:

  • La mắng = Chửi
  • Đi tè = Đi tiểu
  • Gửi = Gửi
  • Đập = Đánh
  • Té = Ngã
  • Chơi = Chơi
  • Dẫn = Dắt
  • Hôn = Hôn

Dịch Tiếng Miền Nam Sang Tiếng Miền Trung

Tiếng miền Nam và miền Trung có sự khác nhau, để hiểu hơn về sự khác nhau này thì bạn có thể xem ngay cách dịch tiếng miền Nam sang tiếng miền Trung như sau:

👉 Đại từ, mạo từ:

  • Tụi tao = Tụi tau
  • Mày = Mi
  • Tao = Tau
  • Chúng bây, tụi mày = (Bọn) bây
  • Nó, hắn ta = Hấn
  • Cái = Ci (ki, kí), cấy =

👉 Danh từ:

  • con dâu = Con du
  • Con bò con = Con be
  • Cái chén = Đọi
  • Cái đầu = Trốc
  • Con trâu = Tru
  • Đồ ngu = Trốc tru
  • Mông, đít = Khu
  • Cái đầm/ cái váy = Mấn
  • Tía má = Bố mẹ
  • Cây viết = Cây bút
  • Bệnh / bịnh = Đau

👉 Thán từ – Chỉ từ:

  • Đâu = Mô
  • Này = Mồ
  • Này = Ni
  • Ở kia kìa = Tê tề
  • Vậy = Rứa
  • Không = Nỏ
  • Vậy đó = Ri
  • Như vậy nè = A ri
  • Đó = Nớ
  • Rất = Rành
  • Nhất = Nhứt
  • Chứ = Chư

👉 Động từ:

  • Té = Bổ
  • Bẻ = Bứt
  • La = Chưởi
  • Đi tè = Đấy
  • Đốt = Đút
  • Đánh lộn = Đập
  • Gửi = Gưởi
  • Hôn = Hun
  • Làm = Mần
  • Chơi = Nhởi
  • Đi dô = Vô

👉 Tính từ:

  • Ngại = Rầy, trơi
  • Sưng = Cảy
  • Sâu = Su
  • Chất lượng = Sọi/ Đẹp
  • Tài lanh = Lớp tớp
  • Vô tích sự = Xắt mấn
  • Ốm nhách = Cọt

Tuyển tập 🌹 STT Về Sài Gòn 🌹 117+ Câu Nói Hay Nhất Về TPHCM

Bảng Từ Điển Tiếng Miền Nam Đầy Đủ

Tiếp theo là bảng từ điển miền Nam đầy đủ cho bạn tham khảo, xem ngay để biết cách nói chuyện:

Tiếng Miền NamDịch nghĩa
HìnhẢnh
áo thunÁo phông
XơiĂn
Nội
NgoạiBà Ngoại
Bàn ủiBàn là
Bánh flanBánh caramen
KêuBảo
ChénBát
Bát tô
Ăn hiếpBắt nạt
Bẩn
Nhỏ
MậpBéo
BểnBên kia
Bóng đènBóng điện
XẻBổ
BaBố
LộiBơi
NhộtBuồn
Mắc cườiBuồn cười
mắc óiBuồn nôn
Ổ bánh mỳCái bánh mỳ
Cây ViếtCái Bút
LớnCao to
Cân (Kg)
Cây kiểngCây cảnh
Nhỏ nước miếngChảy nước dãi
mềnChăn
che gióChắn gió
ThauChậu
TràChè (Uống)
Chung rượuChén rượu
Tách tràChén trà
Mắc dịchChết tiệt
Chơi đờnChơi đàn
LyCốc
Cơm chiênCơm rang
Củ sắnCủ đậu
Cục gômCục tẩy
Mày điCút xéo
KhờDại
Bông bụpDâm bụt
Dân tỉnhDân quê
Dầu nhớtDầu nhờn
NĩaDĩa
bạc hàDọc mùng
XàiDùng
Dưa leoDưa chuột
ĐịtĐánh rắm
ĐẳngĐằng kia
MắcĐắt (Tiền)
ChởĐèo
dĩaĐĩa
KhùngĐiên
KhuĐít
GheĐò
RướcĐón
ĐậuĐỗ
Đậu xeĐỗ xe
Đắt kháchĐông khách
ỐmGầy
CaHát
BôngHoa
RươngHòm
Hỏng
HunHôn
Ki boKeo kiệt
khiKhinh
Xạo keKhoác lác
ChảnhKiêu
kiếngKính
Mần ănKinh doanh
CọKỳ
Đậu phộngLạc
Lé mắtLác mắt
Nói daiLải nhải
MầnLàm
Trốn điLánh mặt
Ô môiLes (Đồng tính nữ)
ChaiLọ
Vỏ xeLốp xe
HeoLợn
Làm biếngLười
MùngMàn
có chửaMang thai
Trả giáMặc cả
ChửiMắng
Cúp điệnMất điện
Mẹ
mì góiMì ăn liền
Bột ngọtMì chính
mì góimì tôm
MiệngMồm
Mớ
Nón
Ngò gaiMùi tàu
Muôi
TrễMuộn
Khổ quaMướp đắng
chả giòNem rán
Dục vô thùng rácNém vào sọt rác
Ngã
VịtNgan
hẻmNgõ
BắpNgô
ù lỳNgớ ngẩn
QuêNgượng
TrệtNhà
XàmNhảm
Lẹ lên!Nhanh lên!
HầmNinh
Nói xạoNói phét
Nóng hầmNóng oi bức
Ô
xí muộiÔ mai
Xe hơiÔ tô
BịnhỐm
NộiÔng
NgoạiÔng Ngoại
ThắngPhanh
TráiQuả
Trái thơmQuả Dứa
Trái sabôchêQuả hồng xiêm
Ngon bá chấyQuá là ngon
Trái mãng cầuQuả Na
Trái mậnQuả Roi
Trái BomQuả Táo
Hai LúaQuê mùa
Quên
phiền phứcRách việc
Ngò ríRau mùi
QuẹoRẽ
LaRủa
Chà bôngRuốc
xỉnSay
Ruột xeSăm xe
Củ mìSắn
ĐãSướng
Xe lửaTàu hỏa
tàu hủ nonTàu phớ
VớTất
GiăngThả
XắtThái
Tính tiềnThanh toán
Đốt đèn cầyThắp nến
MuỗmThìa
KhoáiThích
HunThơm
BựTo
Gởi lại tiền thốiTrả lại tiền thừa
Con nítTrẻ con
GiỡnTrêu
Bịch/bọcTúi bóng
Bông bụpTường vi
nhậuUống bia
Vào
Bày đặtVẽ chuyện
Ngắt, nhéoVéo
tại
ChụpVồ
BểVỡ
Tào laoVớ vẩn
Nước tươngXì dầu
Sên xeXích xe
ThùngXô (nước)

Đón đọc 🌹Ca Dao Tục Ngữ Về Sài Gòn, Hồ Chí Minh 🌹 [116+ Câu Ca Dao Hay]

Những Câu Nói Tiếng Miền Nam Thường Dùng

SCR.VN tổng hợp những câu nói tiếng miền Nam thường dùng cho bạn cùng tham khảo.

  • Ăn coi nồi, ngồi coi hướng = Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
  • Bang ra đường = chạy ra ngoài đường
  • Đi dìa có mình ên = đi về có một mình
  • Cái con đó đẹp hết chê = Con bé đó đẹp ghê luôn
  • Xưa rồi diễm = chuyện ai cũng biết rồi
  • Ta nói khôn bà cố = Mày khôn quá vậy
  • Cái món gì mà hằm bà lằng xá bấu. Ăn dô bị rượt thấy ông thấy cha = Cái món gì mà nhiều thứ trong đó quá. Ăn vào coi chừng đau bụng thấy bà luôn.
  • Tụm năm tụm ba = nhiều người họp lại bàn chuyện hay chơi trò gì đó.
  • Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi! = đừng nhắc chuyện đó nữa
  • Mặt chù ụ một đống, mặt chầm dầm = Không vui, không được như ý.
  • Lắt lư con lạc đà = nghiêng qua nghiêng lại.
  • Cà gề cà gề dậy! Gốp gẽn lên coi! = Sao mà lề mề quá vậy? Lẹ lên lên coi.
  • Ta nói cái món nó ngon bá cháy bù chét, thêm xị gụ nữa là ngon đó = Cái món này nó ngon gì đâu á, thêm tí rượu nữa là ngon đó.

Tiếng Miền Nam Xưa Hay

Tuyển tập một số tiếng miền Nam xưa cực kỳ hay, tuy nhiên hiện nay không còn nhiều người dùng nữa. Những người miền Nam hiện nay còn dùng các từ này đa số là bà con ở quê.

  • Ăn cộc đi con = ăn nhiều dô
  • Coi bộ ngon ăn, ngon ăn đó nghen = chuyện dễ ăn.
  • Còn ai trồng khoai đất này = chính là tôi, “tôi đây chớ ai”.
  • Còn khuya = còn lâu
  • Chàng hãng chê hê = banh chân ra ngồi.
  • Chạy te te = chạy một nước
  • Chận họng = không cho người khác nói hết lời.
  • Chèn đét ơi, mèn đét ơi, chèn ơi, Mèn ơi = ngạc nhiên.
  • Chằn ăn trăn quấn = dữ dằn.
  • Ghệ linh = em đẹp
  • Gớm ghiết = nhìn thấy ghê, không thích
  • Già dịch = Già dê
  • Già háp = già khằn, già cú đế
  • Chà bá , tổ chảng, chà bá lữa = to lớn, bự.
  • Con ở = người ở, osin
  • Du ngoạn = tham quan
  • Dùng dằng = ương bướng
  • Đá cá lăn dưa = lưu manh
  • Đa đi hia = đi chỗ khác.
  • Dị hợm = quái dị, không giống ai.
  • Đờn = đàn
  • Đùm xe = Mai-ơ
  • Đực rựa = đàn ông, con trai
  • Đánh dây thép = gữi điện tín
  • Gác dan = bảo vệ, người gác cổng
  • Gần xịt = thiệt là gần
  • Ghẹo, chòng ghẹo = chọc quê

Cơ hội cho bạn 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 hôm nay

Những Câu Chửi Tiếng Miền Nam Ấn Tượng

Sưu tầm những câu chửi tiếng miền Nam cực kỳ ấn tượng, nghe một lần nhớ mãi.

  • Bị si-đa mà còn xông pha hiến máu.
  • Ăn cơm ruốc đi bàn chuyện tổ quốc.
  • Mày mà hông học hành thì sao này cạp đất mà ăn nha con
  • Nhan sắc có hạn mà lựu đạn có thừa.
  • Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ, cười ko đúng chỗ thì lấy rổ mà hứng răng.
  • Đã ngu mà còn cố tỏ ra nguy hiểm.
  • Mồ tổ cha tụi bây, đi lâu quá trời mới thấy dìa đó hen
  • Tui xấu mà có duyên còn hơn mấy đứa đẹp như tiên mà bị khùng.
  • Sao mà cái thằng này nó ba đía dữ dị bây
  • Mày quởn quá hen
  • Mày đừng có nói ba láp ba xàm nữa được hông?
  • Cái thằng lì lợm này, tao nói quài mà bây không chịu nghe dị hả.

Tiếng Miền Nam Chửi Bá Đạo

Xem thêm loạt tiếng chửi miền Nam bá đạo thông qua danh sách dưới đây.

  • Chó cỏ nhà quê mà tưởng mình là béc zê thành phố.
  • Hỏi bất tử ai biết trả lời bà nụi.
  • Cái thứ cô hồn các đảng, âm binh hột dzịch lộn dì đâu á
  • Chưa chời chưa chật dậy rùi còn ngủ nữa mậy, dậy chở bao lúa đi chà lẹ, nhà hông còn hột gạo nữa
  • Người thì như cái chậu mà nghĩ mình là hoa hậu.
  • Đứng đó cải cải hồi tao chẻ cái đầu mày bây giờ, con với cái!
  • Con gái con đứa mà ăn ở bầy hầy.
  • Đi mua đồ cho tao lẹ lên, đứng đó mà dùng dằng.
  • Mầy hông lo làm siêng lên, chứ cái đà này hồi má về bả xạ cho mầy trận nữa giờ.
  • Mần hông lo mần, chút nữa bị xạc cho trận biết thân.
  • Cái thằng âm binh dịt dật này.

Xem thêm ➡️ Những Câu Chửi Tục Văn Minh ➡️ thâm thúy

Các Bài Thơ Tiếng Miền Nam Hay Nhất

Cùng thưởng thức các bài thơ tiếng Miền Nam hay nhất mà SCR.Vn vừa sưu tầm được.

Chừng nào cho vạc xa cồn,
Cù lao xa biển anh mới đành xa em.
Chừng nào cầu đá rã tan
Sông Hàm Luông lấp cạn mới quên lời thề

Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô hai mày
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về
Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi nắng sớm mưa chiều
Lên voi xuống vịnh cũng trèo thăm em.
Cần Thơ là tỉnh, Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề
Mãi lo buôn bán không về thăm em.

Phải lòng con gái Bến Tre
Tác giả: Luân Hoán

Ta may mắn được làm thi sĩ
nhờ đã phải lòng gái Bến Tre

bậu qua phà Rạch Miễu
qua lẽo đẽo theo sau
Tiền Giang sông Cửu rộng
cứ xem mình của nhau

áo bậu đỏ cánh kiến
da bậu vàng phù sa
mắt bậu xanh nước biển
tim bậu hồng lòng qua

phà băng nghiêng sóng vội
rạo rực hồn mênh mông
mắt bậu buồn quá đỗi
thương đời cù lao Rồng ?

nhớ ai ngó Cồn Phụng ?
phải lòng ông đạo Dừa
hay tương tư ống khói
tàu Nhật chìm năm xưa

bậu sang phà Rạch Miễu
ngoay ngoảy về Bến Tre
qua quyết lòng ở rể
năn nỉ hoài không nghe

hổng nghe mà ngoái lại
hỏi ai cầm đậu lòng
ngớ ngẩn qua chợ Giữa
cầu Chẹt Săy, Mỹ Lồng

bậu về Lương Hòa hả
hay Lương Qưới, Giồng Trôm ?
guốc quau rụng tiếng lá
thoang thoảng mùi hương bần

bậu về miệt Hương điểm?
hay Sơn Đốc, Giồng Tre?
Ba Tri nồng muối ngấm
biển hát đất nằm nghe

bậu sang phà Rạch Miễu
bậu qua bắc Hàm Luông
về Cái Mơn, Thạch Phú
rừng lá ngút ngàn buồn

qua đi đi theo bậu
hát nho nhỏ trong lòng
thơm thơm mùi măng cụt
mùi sầu riêng, chôm chôm

bậu ơi trời dẫu rộng
nhưng đâu bằng nhớ mong
sông rạch như gân máu
man man nỗi mặn nồng

dùng dằng chi nữa bậu
tay nắng nắm tay hồng
mắc cỡ chi giả bộ
chạm nhẹ hồn vai gần

bậu sang phà Rạch Miễu
về Càu Móng Tân Hương
bóng dừa vươn áo mỏng
đọng xanh chùm yêu thương

qua theo vào Bình Đại
qua theo bậu đến cùng
ghe bầu, xuồng ba lá
quanh quẩn nẻo thủy chung

qua theo vào Sóc Sải
hôn ô rô cóc kèn
bẻ gai chích máu vẽ
nụ thơ tình sáng trăng

thơ thơm thơm mùi nhớ
mùi khép nép làm duyên
mùi hơi Nguyễn đình Chiểu
mùi tình Lục Vân Tiên

bậu sang phà Rạch Miễu
về thăm trường Nam Phương
lắc lư xe thổ mộ
ớ sao mà dễ thương

ví dù không ống kính
tài danh Lê Quang Xuân
lòng qua thay dương bản
lộng lẫy nét thân thương

ví dù bút không bén
như Nguyễn Thị Ngọc Nhung
như Phan Thị Trọng Tuyến
cũng thắm thiết thơm lừng

qua thương thương bậu quá
buổi sáng chờ buổi trưa
buổi chiều đợi buổi tối
ngày tháng không nhốt vừa

bậu sang phà Rạch Miễu
mây nghiêng theo ngập ngừng
huống chi qua thi sĩ
không quắn quíu phát khùng

hờn giận cù lao Ốc
cáu tức cầu Ba Lai
hồn theo đuôi hứng bóng
cớ sao cà lăm hoài ?

ước chi đôi thần ngỗng
quậy lòng sông Bến Tre
cho bậu giật mình sợ
qua kề vai bao che

bậu ơi tin qua chớ
lắng lòng nghe qua thề
trước thần Phan Thanh Giản
nếu như mà u mê

bậu sang phà Rạch Miễu
tìm ông già Ba Tri
làm mai cho nhau hả
đời đẹp, đẹp quá đi

lòng em phơi dưới nắng
lòng qua bén gót chân
lòng qua nương hạt bụi
được thở được bâng khuâng

bớ chàng Ngô Nguyên Dũng
bớ nàng Cao Bình Minh
ta qua phà Rạch Miễu
lênh đênh theo giọt tình

mách giùm ta, quẹo trái?
quẹo phải? hay thẳng luôn
giữa lòng ngã ba Tháp
chân vấp hồn nhớ thương

bậu ơi đừng khó đễ
yêu thật hay giả vờ
coi chừng qua bén rễ
sang phần đất Mỹ Tho

dọa chơi cho vui vậy
thưa cô em Lương Hòa
gái vườn dừa hết xẩy
qua cũng nòi tài hoa

xứng đôi lấy nhau trớt
đây bánh tráng Mỹ Lồng
đây bánh phồng Sơn Đốc
sính lễ lòng gởi lòng

ngậm nghe trời đất nhớ
cá bống kèn kho tiêu
hòn mênh mang khép mở
mùi ráng nắng lên chiều

bậu qua phà Rạch Miễu
qua Mỏ Cày nhởn nha
Trúc Giang đang chờ đợi
thôi, chúng ta về nhà

Bến Tre Bến Tre hỡi
có nhớ gã thương hồ
khua dầm loang nắng đục
lẩn thẩn sầu bán thơ

thơ bán hoài không hết ?
nên cà đời phất phơ
bậu ơi ta lỡ dại?
hay vinh hiển bây giờ…

Gói đất miền Nam
Tác giả: Xuân Miễn

Tiễn con ra tận bến tàu
Đưa con một gói đất nâu
Vịn vai mẹ dặn:
Con về Thủ đô
Đem dâng Cụ Hồ
Gói đất miền Nam

Thưa dù núi cách, sông ngăn
Đồng bào Nam Bộ vẫn gần bên Cha
Tình yêu thắm thiết đậm đà
Nam là của Bắc, Bắc là của Nam
Chín năm gian khổ
Giữ vững đất đai
Con dâng lên Cụ đất này
Sẫm dòng máu đỏ những ngày đau thương

Đất này đất của quê hương
Cùng chung máu thịt giang sơn Lạc Hồng
Xin dâng Cụ cả tấm lòng
Cụ tin ở bức thành đồng miền Nam

Mưa Sài Gòn
Tác giả: Bách Tùng Vũ

Trời mưa ướt áo em rồi
Ướt quang gánh Mẹ…đang ngồi bán rong
Vai em gầy rộc long đong…
Chiều nay vé số bán không hết rồi…
Miền Trung nước ngập nhà trôi…
Mẹ con mình phải xa xôi kiếm tiền.

Sài Gòn có phải đất hiền?
Sao ai cũng lạ… Vùng miền khác nhau…
Thôi thì trước lạ, quen sau…
Dù là tứ xứ… Cơ cầu mưu sinh
Mong sao cũng giống cái tình
Cũng giàu cái nghĩa quê mình…miền Trung…

Người ta áo gấm lụa nhung…
Mẹ em áo rách, vai bung chỉ sờn
Những ngày quang gánh đường trơn
Những ngày chạy vội bởi cơn mưa chiều
Còn em chân bước liêu xiêu
Hang cùng ngõ hẻm bán nhiều vé hơn…

Sài Gòn mấy buổi mưa vờn
Cứ hồi bất chợt như hờn dỗi ai…
Mẹ đi từ buổi sớm mai
Hàng không bán được có ai thương tình
Còn em vất vả một mình
Ngã tư đứng đợi, bùng binh đứng mời…

Em mời vé số người ơi…
Kẻ qua người lại ngó lơi không màng
Mưa tuôn hay nước mắt tràn
Lẫn trong mưa ướt hai hàng lệ rơi …
Mẹ thì quang gánh nón tơi
Chiều nay lại ế…ông trời cứ mưa…

Màn đêm rơi xuống người thưa
Bóng ai lầm lũi vẫn chưa về nhà …
Thương người cầu thực xứ xa
Mảnh đời ghép lại để mà gần nhau
Sài Gòn xin chớ mưa lâu
Để em và Mẹ… Được mau…về nhà…!

Chia sẻ cho bạn chùm ➡️ Thơ Về Sài Gòn Hay

Những Câu Cap Thả Thính Bằng Tiếng Miền Nam Dễ Thương

Cuối cùng là những câu cap thả thính bằng tiếng miền Nam dễ thương, xem ngay nhé!

  • Tình yêu như mắt với tai – Nếu thiếu 1 đứa tương lai còn gì?
  • Hổng chừng bà thích tui rồi đó, gật đầu đi còn chần chờ gì nữa.
  • Yêu tui đi, tui dẫn đi ăn hàng sướng miệng luôn.
  • Anh đây không ba xạo, ba lơn. Anh đây thật lòng thương em.
  • Vẻ ngoài anh nhìn bặm trợn chứ thực ra anh hiền, em chịu yêu anh đi.
  • Má anh biểu anh phải tán đổ em cho bằng được.
  • Làm bồ tui đi, tui hứa không bao giờ đá bà đâu.
  • Anh không phải thằng trời đánh thánh đâm đâu, anh yêu em chân thành thiệt đó.
  • Yêu anh đi bé, chiều anh dẫn đi mua cà rem ăn nè.
  • Anh có hơi cù lần nhưng tim anh thì chân thành.

Trọn bộ ➡️ STT Thả Thính Crush Ngắn ⬅️ ấn tượng

Viết một bình luận