24+ Mẫu Tóm Tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp + Sơ Đồ Tư Duy Hay. SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Tư Liệu Tham Khảo Hữu Ích Để Ôn Tập Thật Tốt.
Cách Tóm Tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp
Đầu tiên, SCR.VN hướng dẫn bạn đọc cách tóm tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp dựa vào bố cục và nội dung chính của bài.
– Bố cục Xã Trưởng Mẹ Đốp
- Từ đầu … xã ngồi: cuộc tranh cãi giữa xã trưởng và mẹ đốp về thái độ của xã trưởng
- Còn lai: cuộc tranh cãi giữa xã trưởng và mẹ đốp về thái độ của mẹ Đốp
– Giá trị nội dung:
- Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân (bị trị) luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái, hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày.
Dàn Ý Xã Trưởng Mẹ Đốp
Tiếp theo là dàn ý Xã Trưởng Mẹ Đốp chi tiết được gợi ý dưới đây:
1. Mở bài: – Giới thiệu vở chèo, đoạn trích.
2. Thân bài:
2.1. Chủ đề, nội dung đoạn trích:
a. Nội dung của đoạn trích: Xã trưởng đến nhà mẹ Đốp yêu cầu rao mõ cho cả làng biết về việc Thị Mầu chửa hoang.
b. Chủ đề của đoạn trích: Tố cáo bản chất xấu xa, ô lại của quan lại trong xã hội phong kiến.
2.2. Phân tích đoạn trích:
* Tình huống: Xã trưởng đến nhà mẹ Đốp yêu cầu bố Đốp đi rao mõ về chuyện Thị Mầu không chồng mà chửa.
* Diễn biến tình huống:
– Xã trưởng đến nhà tìm bố Đốp nhưng bố Đốp không có nhà:
+ Xã trưởng tỏ vẻ khinh người, tự coi mình là nhất “Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?”.
+ Mẹ Đốp phân bua, giải thích: “Dạ bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ!”.
– Xã trưởng yêu cầu mẹ Đốp đi rao mõ thay chồng:
+ Mẹ Đốp đặt mình ngang hàng với xã trưởng, luôn dùng những lời lẽ đanh thép để đả kích hắn.
+ Trước những lời châm chọc của mẹ Đốp, xã trưởng nhiều phen cứng họng, chỉ biết tức giận, quát lớn.
– Xã trưởng nhân cơ hội gạ gẫm, tán tỉnh mẹ Đốp:
+ Xã trưởng khen mẹ Đốp, ngỏ ý muốn gửi một đứa.
+ Mẹ Đốp chối khéo “Thầy chớ nói vậy! Bố cháu đứng ngoài kia nó nghe thấy rồi nó lại ghen!”.
+ Xã trưởng biết mình rơi vào thế mắc quai, đành phải chữa quê bằng cách đáp lại “Thấy mày mát tay nên tao định sang gửi mày nuôi hộ vài đứa chứ tao lại thèm…thèm…ấy à?”.
– Mẹ Đốp la làng khi bị xã trưởng ăn hiếp.
2.3. Đánh giá đoạn trích:
a. Đánh giá về nội dung:
– Nhân vật mẹ Đốp và xã trưởng lần lượt đại diện cho giai cấp bị trị và thống trị trong xã hội phong kiến.
– Thông qua đoạn trích, tác giả dân gian muốn:
+ Lên án, châm biếm thành phần quan lại ô hợp, xấu xa.
+ Đề cao vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ.
b. Đánh giá về nghệ thuật:
– Giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai.
– Ngôn từ dung dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân.
3. Kết bài:
– Khẳng định giá trị, ý nghĩa của nhân vật đối với đoạn trích và vở chèo.
Đọc thêm mẫu ✅ Tóm Tắt Huyện Trìa Xử Án ✅ chi tiết
Sơ Đồ Tư Duy Xã Trưởng Mẹ Đốp Ngắn Gọn – Mẫu 1
Cùng tham khảo thêm mẫu sơ đồ tư duy Xã Trưởng Mẹ Đốp ngắn gọn dưới đây nhé!
Sơ Đồ Tư Duy Xã Trưởng Mẹ Đốp Chi Tiết – Mẫu 2
Đừng vội lướt qua mẫu sơ đồ tư duy Xã Trưởng Mẹ Đốp chi tiết được SCR.VN sưu tầm dưới đây nhé!
Tóm Tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp Ngắn Nhất – Mẫu 3
Khám phá thêm mẫu tóm tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp ngắn nhất sau đây.
Vở chèo làm nổi bật mối quan hệ giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Một người là quản lí xã, một người là vợ người đi rao mõ. Cả hai rêu raao về việc thị Mầu có chửa khi chưa có chồng và từ đây, mối quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi
Tóm Tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp Đặc Sắc – Mẫu 4
Gợi ý thêm đến bạn đọc bài tóm tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp đặc sắc sau đây để ôn tập thật tốt.
Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.
Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 – 288 và 324 – 327.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu Mắc Lỡm 💕 ngắn
Tóm Tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp Chi Tiết – Mẫu 5
Tiếp theo là gợi ý về bài tóm tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp chi tiết nhất, đừng bỏ lỡ nhé!
Khi nhắc đến chèo, ta không thể không nhắc tới vở chèo kinh điển “Quan Âm Thị Kính”. Trong đó, “Xã trưởng – Mẹ Đốp” là trích đoạn đặc sắc, mang đến cho người đọc những tiếng cười trào phúng, sâu cay. Thông qua nhân vật mẹ Đốp, tác giả dân gian đã khéo léo bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.
Nếu như xã trưởng đại diện cho tầng lớp cai trị thì mẹ Đốp lại biểu trưng cho tầng lớp nhân dân. Mẹ Đốp là vợ của người gõ mõ làng. Chính vì vậy, mẹ Đốp có xuất thân thấp hèn, có thể xếp vào loại cùng đinh, thấp kém trong con mắt của bọn lí dịch, cường hào. Mặc dù không được mọi người coi trọng nhưng mẹ Đốp vẫn luôn tự hào về công việc của chồng và bản thân.
Trong hình dung của mọi người, mẹ Đốp là người ăn nói gay gắt. Nhưng thực tế, mỗi khi có khách, thị đều đon đả, nhanh nhảu mời chào.
Ngày hôm nay, xã trưởng đến nhà, mẹ Đốp được thời thưa thớt đây đó. Câu nói “dựng mõ lên cung phụng làm trò” phần nào thể hiện được thái độ dè bỉu, chế nhạo tên xã trưởng. Biết được hắn không phải người đứng đắn, đàng hoàng nên mẹ Đốp cũng phải “kẻ tung người hứng”, phục vụ, bày trò mua vui. Đặc biệt, mẹ Đốp còn nhận mình là người có tài ăn nói “Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực”. Dẫu bị xã trưởng coi thường, mẹ Đốp vẫn luôn hãnh diện về chức vị của mình.
Mặc dù tên xã trưởng ở vị trí cao hơn nhưng chưa bao giờ ta thấy mẹ Đốp chịu khuất phục, nhún nhường. Thị sử dụng trí thông minh của mình để đối đáp, cạnh khóe, đồng thời, đặt mình ngang hàng với xã trưởng. Bằng việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động, tác giả dân gian đã miêu tả rõ nét nhân vật mẹ Đốp – một người thông minh, sắc sảo, chung thủy. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
Gợi ý cho bạn 🌹 Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất 🌹 đơn giản
Tóm Tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp Đầy Đủ Nhất – Mẫu 6
Đón đọc thêm bài mẫu tóm tắt Xã Trưởng Mẹ Đốp đầy đủ nhất sau đây nhé!
Được trích từ vở chèo: “Quan âm Thị Kính”. “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” là một vở chèo cổ mẫu mực nhất của nền nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Trong trích đoạn biểu hiện rõ hai giai cấp: giai cấp thống trị là Xã Trường, đại diện cho chính quyền làng xã thời kỳ phong kiến, tộc quyền Việt Nam và Mẹ Đốp chuyên đi đánh mõ và báo cáo các việc cho dân làng, đại diện cho tầng lớp nhân dân thời kỳ bấy giờ, được xem là tầng lớp hạ lưu của xã hội.
“Xã Trưởng-Mẹ Đốp”là trích đoạn hài đặc trưng của sân khấu chèo về hề áo ngắn và hề áo dài. Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương, đào lệch hay còn gọi là đào lẳng, đào pha; hề; mụ lão. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi. Trong đó nhân vật hề là khá phổ biến.
Trong “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” Hề áo ngắn là Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân bị trị luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái , hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày.
Nhân vật thứ hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị người nông dân chơi sỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật tự bộc lộ cái hai rất thâm thúy, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt.
Xem thêm 🌹 Tóm Tắt Vở Chèo Quan Âm Thị Kính + Sơ Đồ Tư Duy 🌹 21+ Mẫu Ngắn