Tóm Tắt Hành Trình Tìm Đường Cứu Nước Của Bác [Ý Nghĩa, Cảm Nhận]

Tóm Tắt Hành Trình Tìm Đường Cứu Nước Của Bác ❤️️ Ý Nghĩa, Cảm Nhận ✅ Chia Sẻ Những Thông Tin Hữu Ích Nhất Để Bạn Đọc Tham Khảo.

Sự Kiện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước

Tham khảo ngay những thông tin chi tiết về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước sau đây nhé!

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiều xu hướng khác nhau.

Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương; các cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm; phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục… do các sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo.

Mặc dù diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi nhưng tất cả các phong trào đó đều thất bại vì thiếu một con đường và phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.

Trước thực tế ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lên tàu Amiral Latouche Tréville rời Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Người đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa ở nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau. Đi đến đâu, Người cũng hòa mình vào phong trào quần chúng nhân dân lao động, chứng kiến nhiều cảnh người nô lệ và nhận ra đâu là bạn, đâu là thù.

Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã đi qua gần 30 quốc gia của 4 châu lục, phải làm rất nhiều nghề cực nhọc để kiếm sống.

Gợi ý bài văn 🌼 Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước 🌼 chi tiết

Hành Trình Tìm Đường Cứu Nước Của Bác

Chia sẻ đến bạn đọc hành trình tìm đường cứu nước của Bác một cách chi tiết sau đây.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự thất bại của các phong trào yêu nước đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Với ý chí và quyết tâm phải tìm cho được con đường giải phóng cho dân tộc, năm 1909, Nguyễn Tất Thành quyết định rời Huế vào Phan Thiết, dạy học ở trường Dục Thanh từ tháng 9/1910 đến tháng 02/1911 để có thời gian tìm hiểu kỹ tình hình của mảnh đất phía Nam và điều kiện chuẩn bị cho cuộc hành trình vào Sài Gòn, thực hiện hoài bão của mình, đó là: Ra nước ngoài, tìm hiểu nền văn minh của thế giới để trở về giúp ích cho đồng bào.

Tháng 02/1911, Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp – Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp.

Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi Bác dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Người.

Ở Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành lưu trú tại các chi nhánh của công ty Liên Thành, như: Nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5 đường Châu Văn Liêm); Nhà số 128 Khánh Hội… Anh cũng đi vào xóm thợ, làm quen bạn bè học nghề ở Trường kỹ nghệ thực hành, Trường đào tạo thợ máy Á Đông ở Sài Gòn để tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động và lịch trình các chuyến tàu ra vào cảng Sài Gòn.

Tất Thành còn làm quen với những hiệu giặt là ở gần cảng Nhà Rồng, chuyên nhận giặt quần áo cho các thủy thủ trên tàu của Pháp để xin làm việc trên tàu. Theo Hồi ký của Bác sĩ Lê Văn Chánh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh: Có lần Bác Hồ nói chuyện với Bác sĩ Lê Văn Chánh: “Chú ở 118 Khánh Hội, chú có biết nhà 128 không? Đó là Nhà máy nước mắm Liên Thành cũ. Bác ở đó có ba ngày trước khi xuống tàu ra nước ngoài”.

Cũng trong thời gian này, Bác đã gặp được anh Lê và trở thành đôi bạn thân thiết. Một hôm, khi đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, Bác đột nhiên hỏi bạn: “Anh Lê, anh có yêu nước không?”. Anh Lê ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”.

Anh Ba hỏi tiếp: “Anh có thể giữ bí mật không?”. Người bạn đáp: “Có.” Anh Ba nói tiếp: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”. Anh Lê trả lời: “Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”

“Đây, tiền đây! – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ?”. Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, anh Lê đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, anh Lê không đủ can đảm và giữ lời hứa nữa.

Ngày 02/6/1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc mang tên Amiran Latusơ Tơrêvin của hãng Nǎm sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mác-xây, Pháp. Lúc tàu cập cảng Sài Gòn, anh Thành xuống tàu và gặp thuyền trưởng Lui Edu a Maisen. Thuyền trưởng hỏi rằng: “Anh có thể làm được việc gì?” Tất Thành trả lời: “Tôi có thể làm bất cứ công việc gì!”. Sau đó thuyền trưởng nhận Thành vào làm phụ bếp.

Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba.

Ngày 05/6/1911, tàu Đô đốc Amiran Latusơ Tơrêvin nhổ neo rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi Mác-xây (Pháp), mang theo người thanh niên Việt Nam 21 tuổi Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc bắt đầu cuộc hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn tay lao động chân chính của mình.

Không tiền bạc, không bạn bè người thân, hành trang theo Người lên tàu ra nước ngoài chỉ có tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết cùng ý chí và nghị lực mạnh mẽ, người thanh niên ấy đã dám nghĩ dám làm, dám dấn thân vào hành trình thực hiện khát vọng, quyết tâm giải phóng cho dân tộc.

Quyết định ra đi tìm đường cứu nước ngày ấy của Nguyễn Tất Thành đã làm thay đổi của vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Chuyến đi lịch sử ấy đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Trong những năm tháng chật vật, gian truân ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã đi rất nhiều nơi, làm rất nhiều nghề từ bồi bếp, quét tuyết đến đốt lò, chụp ảnh… Cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước.

Ở mỗi nơi mà con tàu Latusơ Tơrêvin dừng lại, đối với Tất Thành đều là một trường đại học. Người tranh thủ mọi cơ hội để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.

Cuộc hành trình vĩ đại, đầy gian lao, thử thách qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

SCR.VN gợi ý 💧 Kể Chuyện Bác Hồ 💧 bên cạnh Tóm Tắt Hành Trình Tìm Đường Cứu Nước Của Bác

Tóm Tắt Hành Trình Tìm Đường Cứu Nước Của Bác

Đón đọc thêm bài tóm tắt hành trình tìm đường cứu nước của Bác được nhiều bạn đọc quan tâm đến.

Bắt đầu từ Huế, tháng 5 năm 1909, Nguyễn Tất Thành xuất phát từ Huế và đi theo cha mình là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định. Tháng 9 năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ dạy tại Trường tiểu học Pháp – bản xứ Quy Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng.

Tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn, đi vào Sài Gòn. Từ nửa sau tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thuộc tỉnh Phan Thiết (nay là tỉnh Bình Thuận).

Ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp.

Lúc tàu này cập cảng Sài Gòn, Ông xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng tên là: Lui E-du-a Mai-sen. Ông thuyền trưởng hỏi rằng anh có thể làm được việc gì? Ông trả lời: Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Sau đó thuyền trưởng nhận Thành vào làm phụ bếp.

Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba. Lúc này trên tàu cũng có một người thủy thủ Việt Nam làm việc có tên gọi là Nguyễn Văn Ba. Lương của Văn Ba được lãnh là 50 franc Pháp, trong khi những người bồi bàn Pháp làm việc rất nhàn nhã lãnh lương gấp 3 lần lương của ông.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville để tìm “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Hồ Chí Minh 🌹 hay nhất

Ý Nghĩa Sự Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Của Bác

Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ đã tạo nên những bước ngoặt lớn trong cách mạng Việt Nam, đã làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.

Việc lựa chọn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Lê nin đã mở ra ở Cách Mạng tháng 10 năm 1917 đã đem lại những thành tựu vĩ đại trong thực tế cho nước ta như: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, với thắng lợi của Cách mạng tháng 8 – 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 giải phóng Miền Bắc, chiến thắng 30/4/1975 giải phóng đất nước.

Tiến hành cách mạng XHCN với sự nghiệp đổi mới, đem lại những thành tựu trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.

Tìm hiểu 🌷 Tên Thật Của Bác Hồ 🌷 bên cạnh Tóm Tắt Hành Trình Tìm Đường Cứu Nước Của Bác

Những Cảm Nhận Về Hành Trình Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước

Sau đây là những cảm nhận về hành trình ra đi tìm đường cứu nước, cùng theo dõi ngay nhé!

Cảm Nhận Về Hành Trình Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước – Mẫu 1

Hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác mang trên vai sứ mệnh lịch sử. Sứ mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam đã trao cho Người với trách nhiệm là người tìm đường, người mở đường và là người dẫn đường cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam sau nhiều phen sóng gió, thăng trầm của lịch sử.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ của lịch sử là thực tiễn sinh động minh chứng hùng hồn con đường mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra, giới thiệu cho lịch sử và để lịch sử lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn.

Tròn 112 năm (5/6/1911 – 5/6/2023) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh rời Sài Gòn ra nước ngoài thực hiện cuộc hành trình vĩ đại mang tầm thời đại, cứu nước, cứu dân.

Cảm Nhận Về Hành Trình Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước Ngắn Gọn – Mẫu 2

Lịch sử ngày càng lùi xa nhưng với tất cả cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh trong hành trình tìm đường cứu nước đặc biệt đó, vì nước, vì dân đã trở thành một tài sản tinh thần to lớn và vô giá của dân tộc Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam mãi luôn ghi nhớ trong lòng hình ảnh Người lãnh tụ vĩ đại, vị cha già của dân tộc. Dù cho năm tháng qua đi, lớp lớp thế hệ nối tiếp nhưng công ơn to lớn của Người mãi trường tồn.

Hành trình tìm đường cứu nước của Bác để lại bài học về:

  • Lòng yêu nước, khát vọng độc lập dân tộc, phát triển đất nước
  • Sự sáng tạo, tìm hướng đi mới, đột phá và khác biệt
  • Biết kết hợp sự tiến bộ của nhân loại và những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc
  • Nghị lực, ý chí rèn luyện bản thân, luôn chăm chỉ và nỗ lực không ngừng
  • Tinh thần tự học
  • Quan tâm và chăm lo cho thế hệ tương lai

Những bài học quý giá này có ý nghĩa quan trọng đến tận ngày hôm nay. Đây cũng chính là lời nhắc nhở của Bác dành cho thế hệ tương lai, những người nắm giữ vận mệnh của dân tộc

Xem thêm mẫu văn 🌏 Thuyết Minh Về Bác Hồ 🌏 ngắn gọn

Viết một bình luận