Tóm Tắt Cha Con Nghĩa Nặng [26+ Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay]

Tóm Tắt Cha Con Nghĩa Nặng ❤️️ 26+ Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Bài Viết Tóm Tắt Nội Dung Văn Bản Hữu Ích Dành Cho Học Sinh.

Viết Tóm Tắt Tác Phẩm Cha Con Nghĩa Nặng – Mẫu 1

Viết tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng là yêu cầu chung khi các em học sinh đọc hiểu văn bản. Tham khảo bài mẫu tóm tắt tác phẩm dưới đây:

Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh đã diễn đạt tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng, đạo lý làm người đã chiến thắng pháp lý xã hội, tình nghĩa cha con đã chiến thắng những mâu thuẫn giữa tình cha thương con, tình con thương cha và hạnh phúc của con.

Trần Văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lựu sinh được ba con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình hương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ ngã vấp vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử.

Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi… Sau đó, Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.

Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Hạnh Phúc Của Một Tang Gia 🌹 15 Bài Ngắn Hay

Tóm Tắt Tác Phẩm Cha Con Nghĩa Nặng Hay Nhất – Mẫu 2

Bài tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh luyện tập và trau dồi kỹ năng viết.

Đoạn trích được học kể lại sự việc thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức. Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả tình cha con nghĩa nặng. Nó thể hiện ở lương tâm, lời nói, cử chỉ của người cha và cả người con. Đó là mối quan hệ “phụ tử tình thâm”. Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện sâu sắc và cảm động trong màn gặp gỡ.

Trần Văn Sửu đã 11 năm biệt tích. Cuộc gặp gỡ giữa anh với cha vợ và các con lần này với anh không phải là quá bất ngờ. Nó được nung nấu trong ân hận và nhớ thương. Anh đã chủ động tìm về. Được cha vợ cho biết hai đứa con anh đã được bà hương quản Tồn thương. Một lấy làm con dâu, một chuẩn bị dựng vợ cho. Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện. Tình của người cha với con cũng chỉ mong có thế. Sửu chấp nhận: “Phải chịu đau đớn, cực khổ, buồn sầu”, “miễn là con được sung sướng”.

Đặc biệt đoạn độc thoại: “Bây giờ mình còn sống nữa làm gì! Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Tình nghĩa của người cha bộc lộ ở suy nghĩ này.

Biết con anh sắp thành gia thất, lí ra anh phải rất sung sướng nhưng anh lại nghĩ đến cái chết hoặc đi biệt tích. Hành động của anh xuất phát từ lí lẽ giản đơn: “Để cha đi. Cha đi cho biệt tích, đặng con lấy vợ và con Quyên lấy chồng mới tử tế được”. Muốn con được sung sướng hạnh phúc, người cha phải chấp nhận mọi hi sinh – chính mâu thuẫn trong tâm trạng càng khẳng định tình nghĩa cha con của Trần Văn Sửu.

Cha Tí trở về là bất ngờ lớn nhất với Tí. Vì Tí cứ nghĩ cha đã chết từ lâu rồi. Bất ngờ hơn, Tí đã nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. Tí đã hiểu tình cảm của cha nó. Nó càng thương, càng quý trọng cha nó. Cho nên khi cha nó nghe lời ông ngoại bỏ đi luôn, Tí đã chạy đuổi theo. Mãi tới cầu Mê Tức mới gặp cha nó.

Đây là hình ảnh thật cảm động của tình cha con: “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói: “Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy?”. Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Chẳng cần phải bình thêm cử chỉ ấy của tình cha con đã nói giùm tất cả.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Tóm Tắt Chí Phèo 🌺 21 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay

Tóm Tắt Cha Con Nghĩa Nặng Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo bài mẫu tóm tắt Cha con nghĩa nặng ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng soạn bài và chuẩn bị cho những tiết học trên lớp.

Trần Văn Sửu lấy thị Lựu sinh được ba người con là Tí, Quyên và Sung. Sửu hết mực yêu thương vợ con nhưng vợ Sửu lại có tính xấu. Một hôm, Sửu bắt gặp vợ mình ngoại tình với hương hào Hội. Thị Lưu không những không hối cải, mà còn để cho nhân tình chạy thoát. Trong lúc tức giận, Sửu không may xô ngã vợ, khiến vợ chết ngay tại chỗ.

Sửu bỏ trốn, còn mọi người tưởng anh đã nhảy xuống sông tự tử. Anh em Tí về ở với ông ngoại. Sung ốm chết, còn Quyên và Tí thì đi ở cho bà Hương quản Tồn, được bà yêu thương và gây dựng gia đình cho. Sau nhiều năm trốn tránh, Sửu lẻn về thăm con nhưng rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự. Nhưng lại gặp lại thằng Tí, hai cha con gặp gỡ bịn rịn không nỡ rời. Sau đó, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con đoàn tụ.

Gợi ý cho bạn 🌻 Tóm Tắt Vi Hành 🌻 10 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay

Tóm Tắt Bài Cha Con Nghĩa Nặng Ngắn Nhất – Mẫu 4

Dưới đây là gợi ý tóm tắt bài Cha con nghĩa nặng ngắn nhất để các em học sinh tham khảo và ôn tập tác phẩm một cách hiệu quả.

Câu chuyện kể về người nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, thương vợ, thương con. Một hôm anh bắt gặp vợ ngoại tình dù cả hai vợ chồng đã có với nhau 3 mặt con. Vợ anh là Hồ Thị Lựu hỗn láo và níu chồng để tình nhân chạy thoát. Anh vô tình đẩy xô vợ ngã, thị chết, anh bỏ trốn. Một thời gian sau, anh trở về thăm con nhưng sợ ảnh hưởng tới con nên anh định nhảy sông tự tử, nhưng thằng Tí đuổi theo cha. Hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức, nó khuyên cha trở về, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con, gia đình đoàn tụ.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Tóm Tắt Truyện Ngắn Cha Con Nghĩa Nặng Chi Tiết – Mẫu 5

Bài tóm tắt truyện ngắn Cha con nghĩa nặng chi tiết sẽ giúp các em học sinh củng cố lại những kiến thức và nội dung trọng tâm của tác phẩm.

Chuyện xảy ra ở Giồng Ké. Trần Văn Sửu, một nông dân hiền lành, chất phác, là con rể của hương thị Tào. Vợ của anh ta là thị Lựu, tuy đã có ba mặt con rồi, nhưng vẫn còn trăng hoa. Một hồm, khi thị đang ngoại tình với hương hào Hội thì bị chồng bắt được quả tang. Thị Lựu đã níu áo chồng cho gã nhân tình chạy thoát. Thị kêu la, chửi mắng Sửu; hai vợ chồng đôi co. Trần Văn Sửu tức giận xô vợ ngã đập đầu vào phản chết ngay. Sửu vô cùng hoảng sợ, vọt ra khỏi nhà chạy trốn biệt tích. Ai cũng tưởng anh ta đã nhảy xuống sông tự tử.

Trần Văn Sửu lặn lội đến một vùng heo hút xa xôi, đổi tên là Sơn Rùm, làm thuê kiếm sống, tập nói tiếng Thổ, rồi chạy được giấy thuế thân. Nhưng anh ta vẫn đêm ngày thương nhớ đàn con thơ dại và ân hận về chuyện làm vợ chết. Đứa con út chết, hai đứa con của anh ta, con Quyên và thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Chúng khôn lớn dần, lại siêng năng làm ăn. Trong vùng có bà hương quản Tồn rất thương hai đứa con của Sửu, hết sức chăm sóc, đỡ đần và nhắm dựng vợ gả chồng cho chúng.

Mười mấy năm đã trôi qua. Một đêm trăng sáng, hương thị Tào bỗng thấy một người Thổ bước vào sân nhà. Cha vợ và con rể gặp nhau. Vì còn ấm ức chuyện cũ, lại sợ làng tổng đến bắt, ảnh hướng đến hạnh phúc của hai đứa cháu nên hương thị Tào không cho Sửu vào nhà gặp con. Đau khổ, thất vọng, Sửu chắp tay xá cha vợ, rồi đội nón lên và bươn bả bước ra lộ hướng về cánh đồng Phú Tiên.

Thằng Tí đứng trong cửa nhìn ra, nghe hết mọi chuyện đã xảy ra giữa ông ngoại và cha nó. Nó bước vội ra sân trách móc ông ngoại “sao đuổi cha tôi đi?”. Thằng Tí chạy ra lộ đuổi theo cha. Đường vắng vẻ, đồng lúa bao la, trăng sáng,… Trần Văn Sửu ngoái đầu nhìn lại thấy có người đuổi theo, anh ta ngỡ là làng tổng rượt đuổi bắt. Quá hoảng sợ, anh ta co giò mà chạy. Oua khỏi cánh đồng Phú Tiên, Sửu ngoái đầu lại, anh ta mừng thầm vì không thấy bóng người đuổi rượt theo nữa.

Sửu ngồi nghỉ trên cầu Mê Tức. Xúc động, bồi hổi, anh ta nhìn dòng nước mà nghĩ: có chết mới quên được việc cũ, có chết mới hết cực khổ buồn rầu. Sửu chui đầu qua lan can cầu, toan nhảy xuống sông tự tử thì nghe thấy tiêng người gọi : “Ai đó? phải cha đó không, cha? Hai cha con ôm lấy nhau mà khóc, bịn rịn bàn bạc mãi chuyện đi, về cho đến lúc sao Mai mọc.

Từ đó, thằng Tí cứ bí mật đi đến sóc người Thổ thăm cha nó. Về sau nhờ cậu Ba Giai là chồng của cô Quyên lo lót, vận động, Trần Văn Sửu được miễn truy tố, anh ta được trở lại quê hương sum họp với các con.

Giới thiệu tuyển tập ☔ Tóm Tắt Tinh Thần Thể Dục ☔ 10 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay

Tóm Tắt Truyện Cha Con Nghĩa Nặng Đầy Đủ – Mẫu 6

Tham khảo bài tóm tắt truyện Cha con nghĩa nặng đầy đủ sẽ giúp các em học sinh nắm vững cốt truyện và những tình tiết chính trong văn bản.

“Cha con nghĩa nặng” là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản năm 1929. Tác phẩm đã thể hiện một tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích cùng tên thuộc chương IX, kể lại sự việc Sửu bỏ đi sau khi về thăm con, thằng Tí chạy theo, hai cha con gặp lại nhau trên cầu Mê Tức.

Là một nông dân cần cù, chất phác, nhưng Sửu gặp phải người vợ thiếu chung thủy. Ông lỡ tay phạm vào tội giết vợ khiến gia đình tan nát, ông phải trốn đằng đẵng 11 năm trời. Trong những năm trốn chạy, ông Sửu không nguôi ân hận về việc làm của mình, đồng thời trĩu nặng nỗi nhớ thương con.

Ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con nên cuối cùng chấp nhận bỏ đi biệt xứ, chấp nhận mọi khổ đau, thậm chí tìm đến cái chết. Nhưng rồi những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong chờ và mong sẽ có ngày gặp con. Trần văn Tý là một người con có hiếu không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha, đã sẵn sàng tạm gác hạnh phúc riêng để giải tỏa nỗi đau cho cha, chăm sóc, an ủi cha trong thử thách đầy khó khăn của cuộc đời.

Tham khảo văn mẫu 🌹 Tóm Tắt Chữ Người Tử Tù 🌹 20 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay

Tóm Tắt Cha Con Nghĩa Nặng Học Sinh Giỏi – Mẫu 7

Tài liệu tóm tắt Cha con nghĩa nặng học sinh giỏi sẽ giúp bạn luyện tập và nâng cao kỹ năng diễn đạt cũng như tóm tắt tác phẩm văn học.

Câu chuyện “Cha con nghĩa nặng” kể về tình cha – con của Trần Văn Sửu, con rể của hương Thị Tào. Ông là hình tượng của một người cha nặng ân tình với con.

Trần Văn Sửu vốn là một người nông dân hiền lành, chất phác, thương vợ và yêu con. Sửu lấy thị Lựu và sinh được ba người con: Tí, Quyên, Sung. Trong một lần Sửu phát hiện ra vợ mình ngoại tình với hương hào Hội nên không kiềm chế được sự túc giận Sưu vô tình xô vợ ngã vấp vào phản rồi chết ngay. Sửu bỏ trốn nhưng dân làng tưởng anh đã nhảy xuống sông tự tử.

Ba anh em: Tí, Quyên, Sung về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm rồi chết, Tí và Quyên được bà hương quản Tồn thương và muốn gây dựng gia đình cho cả hai đứa. Quyên trở thành con dâu của bà.

Sau mười một năm chốn tránh, Sửu ân hận nhưng vì nhớ con nên anh trở về quê hương. Bố vợ đuổi Sửu đi với thái độ gây gắt tuy ông thương con rể nhưng lại không muốn cháu ông gặp bất lợi. Sửu vội vã ra đi. Thằng Tí nghe được câu chuyện giữa ông ngoại và cha, nó chạy theo cha và hai cha con gặp nhau đầy xúc động trên cầu Mê Tức.

Từ đó, thằng Tí luôn bí mật đến thăm cha. Được sự giúp đỡ của con rể là Ba Giai, chồng của cô Quyên, ông Sửu được trắng án và trở về quê hương đoàn tụ với các con.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ 💕 15 Bài Tóm Tắt Văn Bản Truyện Hay

Tóm Tắt Văn Bản Cha Con Nghĩa Nặng Ngắn Hay – Mẫu 8

Đón đọc bài tóm tắt văn bản Cha con nghĩa nặng ngắn hay sẽ mang đến cho các em học sinh những cách diễn đạt linh hoạt và phong phú hơn.

Trần Văn Sửu là người nông dân hiền lành, chăm chỉ, kết hôn cùng thị Lưu, có được ba người con Tí, Quyên, Sung nhưng bị Lưu vốn tính xấu xa, ngoại tình cùng hương hào Hội. Không may bị phát hiện, thị Lựu cản chồng cho tình nhân chạy bị Sửu lỡ tay xô chết. Sửu sau đó sợ hãi bỏ trốn, để lại ba đứa con sống cùng ông ngoại.

Về sau, Sung ốm chết, Tí, Quyên được bà hương quản Tồn nuôi và giúp đỡ lập gia đình. Sửu sau đó lẻn về thăm con, biết được con có cuộc sống tốt, nhưng anh xuất hiện sẽ gây sự bất lợi nên vội vàng bỏ đi,…Về sau anh được minh oan, và gia đình được đoàn tụ.

Xem nhiều hơn 🌟 Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh 🌟 15 Bài Tóm Tắt Văn Bản Ngắn

Tóm Tắt Chuyện Cha Con Nghĩa Nặng Đơn Giản – Mẫu 9

Tham khảo bài tóm tắt chuyện Cha con nghĩa nặng đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và nội dung chắt lọc nhất.

Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” trích trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh được xuất bản năm 1929 mang một nét rất đặc biệt, vẻ đẹp của tình cảm cha con được tô thắm trên nền của bản sắc văn hóa mang đậm dấu ấn đặc trưng của cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử và lòng hiếu thảo. Khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lí muôn đời của nhân dân ta. Nội dung tóm tắt văn bản có thể chia thành 3 phần cụ thể như sau:

-Phần 1 (Từ đầu đến …buồn rầu khổ cực nữa): Tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức.

-Phần 2 (Tiếp theo đến …trở lại liền): Cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con.

-Phần 3 (Còn lại): Cuộc đoàn tụ của hai cha con.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🍀 10 Mẫu Ngắn Hay

Soạn Tóm Tắt Bài Cha Con Nghĩa Nặng Ngữ Văn Lớp 11 – Mẫu 10

Tài liệu soạn tóm tắt bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn lớp 11 sẽ hỗ trợ các em học sinh trong quá trình soạn bài và ôn tập tác phẩm.

Hồ Biểu Chánh là một trong số những cây bút đặt nền móng quan trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trước khi Tự Lực Văn Đoàn xuât hiện (1932), Hồ Biểu Chánh đã cho ra mắt bạn đọc hơn 20 cuốn tiểu thuyết và sau này là hơn 60 cuốn tiểu thuyết. Ông là một tác giả quen thuộc của người dân Nam Bộ. Tiểu thuyết của ông chẳng những đã phản ánh một phong cách phong phú và chân thật cuộc sống của nhân dân Nam bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời.

Tác phẩm Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm sâu sắc xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí. Đồng thời thể hiện vẻ đẹp của lòng hiếu thảo và tình thương con, khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lí của muôn đời.

Đoạn trích diễn đạt thành công tình cảm thiêng liêng của con người, đó là tình cha con. Sau khi vô tình giết vợ và bỏ trốn, Trần Văn Sửu phải luôn luôn đối mặt với pháp lí và đạo lí. Pháp lí thì có thể tránh được sự truy nã nhưng đạo lí thì không trốn được tình phụ tử. Lẩn trốn cả đời thì lỗi đạo làm cha, còn trở về có thể nguy hiểm đến tính mệnh. Cuối cùng Trần Văn Sửu đã mạo hiểm trở về.

Khi gặp được con, ông hiểu rõ lòng con thương và hiểu cho mình, ông vẫn một mực đòi ra đi để giữ trọn hạnh phúc và yên ổn lâu dài cho con. Là một con người bất hạnh, nhưng ông Sửu chính là tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người lao động bình dị, nhân hậu, chất phác, giàu tình cảm, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời, thậm chí cả mạng sống để bảo toàn cho hạnh phúc lâu dài của những đứa con.

Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Chiếu Cầu Hiền 🌼 10 Bài Tóm Tắt Văn Bản Ngắn Hay

Viết một bình luận