Tinh Thần Dân Tộc Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Ví Dụ Hay Nhất ✅ Gợi Ý Thêm Đến Bạn Đọc Những Biểu Hiện, Câu Chuyện Cụ Thể Về Tinh Thần Dân Tộc.
Tinh Thần Dân Tộc Là Gì
Tinh Thần Dân Tộc Là Gì? Hãy cùng tham khảo câu trả lời chi tiết sau đây nhé!
Tinh thần dân tộc được hiểu là mỗi khi đất nước lâm nguy, cả dân tộc đoàn kết, đồng lòng cùng chung vai gánh vác. Dù là thiên tai, địch họa, hay dịch bệnh thì mọi người dân, không phân biệt trẻ – già, trai – gái, lớn – nhỏ… đều ra công, góp sức, tạo thành sức mạnh to lớn chiến thắng tất cả.
Tinh thần dân tộc được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm như tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn.
Đọc nhiều hơn với🍃 Đoàn Kết Là Gì 🍃 ngắn hay
Ý Nghĩa Của Tinh Thần Dân Tộc
Tiếp tục bài viết là chia sẻ về Ý Nghĩa Của Tinh Thần Dân Tộc:
- Tinh thần dân tộc sẽ tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.
- Giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.
- Có sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Hướng dẫn 💙 Viết Đoạn Văn Ngắn Về Tinh Thần Đoàn Kết 💙 ý nghĩa
Sức Mạnh Của Tinh Thần Dân Tộc
Sức Mạnh Của Tinh Thần Dân Tộc như là một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Tập hợp được nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công.
Những Biểu Hiện Của Tinh Thần Dân Tộc
Đừng bỏ lỡ gợi ý về Những Biểu Hiện Của Tinh Thần Dân Tộc được chia sẻ chi tiết sau đây nhé!
- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế.
- Bên cạnh đó, khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.
- Ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.
- Ngăn chặn và đẩy lùi những tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện suy thoái cản trờ sự phát triển đất nước.
Xem thêm 💌 Ca Dao Tục Ngữ Về Đoàn Kết Tương Trợ 💌 nổi tiếng
10 Đoạn Văn Mẫu + Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc Hay Nhất
Cuối cùng, SCR.VN chia sẻ đến bạn 10 Đoạn Văn Mẫu + Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc hay nhất:
Đoạn Văn Về Tinh Thần Dân Tộc Ngắn Hay – Mẫu 1
Không ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta. Chính tinh thần đoàn kết khơi dậy và phát huy sức mạnh trong mỗi cá nhân, cộng hưởng làm tăng cường sức mạnh của tập thể. Hiểu đơn giản, đoàn kết là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Tinh thần đoàn kết giúp ta hòa thuận, hợp tác với mọi người, tạo ra sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách, chiến thắng nghịch cảnh. Sống không có tinh thần đoàn kết là tự tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng, bị mọi người xa lánh và khinh ghét, nhất định sẽ thất bại.
Lịch sử dân tộc ta là minh chứng hùng hồn sức mạnh của tinh thần ấy. Dù bé nhỏ, nhưng dân tộc ta đã biết đoàn kết lại, góp nhỏ thành lớn và đánh bại mọi cuộc xâm lăng của kẻ thù hùng mạnh nhất thời đại.
Mỗi học sinh phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết; xây dựng lối sống thân ái, giàu tình yêu thương, biết giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn; đồng thời quyết liệt phê phán những hành động gây mất đoàn kết trong tập thể, để xây dựng một tập thể trong sạch, vững mạnh.
Nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó sẽ có chiến thắng. Bởi thế, hãy nắm chặt tay nhau, đoàn kết lại để tăng cường sức mạnh, hoàn thành tốt nhất công việc và xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
Câu Chuyện Về Tinh Thần Dân Tộc Tiêu Biểu – Mẫu 2
Câu chuyện về nam sinh để dành thùng mỳ và sữa hộp cho người cách ly.
Câu chuyện đặc biệt xảy ra trong ký túc xá của Đại học FPT, thuộc khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ngày hôm nay (23/3), khu ký túc xá này chính thức trở thành nơi cách ly tập trung cho những người từ vùng dịch về hoặc người có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh COVID-19.
Trước đó, sinh viên của trường đã đến dọn dẹp, quét phòng sạch sẽ để kí túc xá sẵn sàng đón người cần cách ly. Đáng chú ý là bức thư mà một cậu sinh viên viết cho những người sẽ dùng phòng trong thời gian tới.
“B5.10 xin chào các cô chú ạ.
Cháu xin chào các bác/các cô chú/anh chị. Cháu biết mọi người có thể đã trải qua chuyến bay khá dài và mệt mỏi rồi đúng không ạ? Lời đầu tiên cháu chúc mọi người có một sức khỏe thật tốt và có khoảng thời gian vui vẻ trong Hola campus đẹp đẽ này của chúng cháu nhé (Đừng nghi là cách ly ạ vì ở đây thích lắm!).
Cháu cũng không có gì nhiều, còn lại một chút sữa và đồ ăn, cô chú đừng chê nhé. Cô chú nhớ để ý nhà vệ sinh (bồn cầu) ấy ạ vì nếu xả mạnh tay quá nước sẽ chảy nhanh và bị kẹt. Wifi phòng cháu còn thoải mái nhé, tên wifi là C4.10L; mật khẩu là 18081974. Dùng 5-6 người không lo lắng ạ.
Chúng cháu có kê lại giường, mọi người đừng chỉnh lại nhé vì nhà dột đó ạ. Có thể lúc các cô chú vào, phòng không được sạch sẽ và thơm như ở nhà. Cháu xin lỗi nhé vì từ Tết, 5 thằng chúng cháu về quê.
Chúc mọi người sức khỏe. Nếu có gì cần hỏi về wifi thì mail cho cháu ạ. Các chú ơi đừng niêm phong thùng mì này nhé, các chú bộ đội”, nam sinh viết.
Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc Việt Nam – Mẫu 3
Ngày 10 tháng 3 năm 1946 báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ. Trong thư có đoạn Người viết: “Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”.
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng”.
Hơn nửa tháng sau khi đi Pháp về, ngày 7 tháng 11 năm 1946, Người đã đến dự lễ “Mùa đông binh sĩ” do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.
Trước tình hình ấy, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày thương binh” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ – trừ những ngày kỷ niệm quốc tế – “Ngày thương binh” là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức.
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.
Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27 tháng 7 năm 1947 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thường trực Ban tổ chức ” Ngày thương binh toàn quốc ” Đầu thư Người viết :” Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp.
Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích:”thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy “.
Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.
Năm sau, ngày 27 tháng 7 năm 1948, trong một thư dài đầy tình thương yêu, Bác nói: ” Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào”.
Người xót xa viết: ” Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh”.
Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc Của Con Người Việt Nam – Mẫu 4
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít. Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm: Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời: Thưa Bác, rồi ạ. Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ? Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói: Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người. Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy lúc nào cũng vậy, dù là vị lãnh tụ vĩ đại, được nhân dân tôn kính, nhưng Bác đã xem mình như mọi người, không muốn hưởng những đặc quyền riêng, luôn chia sẻ công việc và khó khăn cùng mọi người và xem đó như một thói quen không thể thiếu trong phong cách sống của mình.
Cả cuộc đời vì dân, vì nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Bác không đặt ra một quyền lợi đặc biệt nào cho bản thân mà luôn ân cần quan tâm đến những điều nhỏ nhoi, bình dị nhất của mọi người.
Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc Trước Dịch Bệnh Covid-19 – Mẫu 5
Câu chuyện kể về Huỳnh Chí Trung dù mới 30 tuổi Phó bí thư Đoàn xã Phú Thuận B (Hồng Ngự, Đồng Tháp) đã có gần 10 năm tham gia làm việc thiện, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Tốt nghiệp Cao đẳng Kỹ thuật nông nghiệp (Trường Đại học Đồng Tháp), Huỳnh Chí Trung vào làm ở Trạm Bảo vệ Thực vật (phụ trách xã Phú Thuận B). Năm 2011, do yêu cầu công tác, anh được chuyển sang làm công tác đoàn của xã và là tình nguyện viên Chữ thập đỏ.
Phú Thuận B là xã cù lao thuần nông, đời sống người dân còn lắm gian truân, vất vả. Lớn lên trên vùng đất nghèo này, hơn ai hết, Trung hiểu nỗi nhọc nhằn của bà con quê mình. Cuộc sống nghèo khó, bệnh tật như sợi dây vô hình trói buộc biết bao ước mơ dang dở, khiến không ít gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Chứng kiến nhiều cảnh đời bất hạnh, kém may mắn như thúc giục Trung phải làm điều gì đó cho bà con.
Thời điểm ấy, Trung mới ngoài 20 tuổi. “Tôi chẳng có tiền bạc hay của cải, cũng không đủ uy tín để có thể vận động quyên góp giúp bà con. Tôi chợt nghĩ, nếu như những hoàn cảnh ấy được phản ánh trên báo thì sao? Có thể kêu gọi được rất nhiều nhà hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ.
Và bài viết đầu tay của anh đăng trên mục “Tấm lòng vàng” Báo Lao động kể về hoàn cảnh của chị Bùi Thị Đồng ở ấp Phú Trung có hai con nhỏ bị giãn não tâm thất, bác sĩ chỉ định mổ mới mong cứu được. Ngoài khóc vì thương con, còn lại chị Đồng chẳng biết làm cách gì vì gia cảnh quá nghèo. Vậy rồi, như một giấc mơ, sau khi bài viết của Trung được đăng trên Báo Lao động, rất nhiều độc giả tìm đến tòa soạn quyên góp ủng hộ.
Đó cũng là bước khởi đầu tốt đẹp cho hành trình nhân ái của Huỳnh Chí Trung. Những trường hợp bệnh tật không tiền chữa trị, học sinh vì gia đình khó khăn có khả năng nghỉ học giữa chừng, người già neo đơn không nơi nương tựa, khi biết tin, Trung đều tìm đến viết bài gửi đăng báo kêu gọi cộng đồng giúp đỡ.
Tính chân thật của bài viết cùng với tình cảm chân thành từ trái tim tác giả gửi gắm vào đó đã làm lay động bao trái tim nhân ái, tiếp sức cho nhiều mảnh đời kém bất hạnh, hoàn cảnh thương tâm vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Tìm hiểu thêm 🌷 Tính Tự Chủ Là Gì 🌷 biểu hiện
Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc Trong Cuộc Chiến Chống Covid 19 – Mẫu 6
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, dù có hoàn cảnh khác nhau, nhưng người người, nhà nhà đều nhất tâm đứng bên Chính phủ, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh nguy hiểm này.
Đoàn kết, chung vai sát cánh với Chính phủ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 còn thể hiện ở chỗ, mỗi người dân đã ý thức được việc tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, không để SARS-CoV-2 lây lan rộng.
Tinh thần ấy càng được thể hiện rõ trong việc ủng hộ Chính phủ đưa đồng bào ở nước ngoài về quê hương tránh dịch. Để có chỗ ăn ở cho đồng bào, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã phải chấp nhận cảnh màn trời chiếu đất, ăn lán, ngủ rừng. Để phục vụ tốt cho đồng bào, nhiều nhân viên y tế khá lâu không thể có bữa ăn bên gia đình, không được ngủ ngon trọn giấc.
Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc Ý Nghĩa – Mẫu 7
Cô gái Hà Thành trong khu cách ly kêu gọi quyên góp chống dịch COVID-19.
Sống ở Việt Nam nhưng thường xuyên sang Ba Lan làm việc. 10 ngày trước, Trần Minh Trang (33 tuổi, Hà Nội) sang Ba Lan công tác. Trở lại Việt Nam đúng thời điểm châu Âu thắt chặt biên giới. Đáp chuyến máy bay ngày 14/3 và hạ cánh tại sân bay Nội Bài ngày 15/3 cũng là thời điểm Việt Nam có quy định cách ly bắt buộc với những người ở châu Âu trở về.
Lúc check in ở Ba Lan, Trang đã được thông báo khi về Việt Nam sẽ phải thực hiện cách ly 14 ngày. “Đó cũng là cách vừa giúp mình an toàn cũng là giúp tránh dịch bệnh lây nhiễm ra cộng đồng, nên em đón nhận tin với tâm lý … sẵn sàng”, Trang kể.
Vốn rất yên tâm về công tác phòng chống dịch của Việt Nam, nhưng cô càng ấn tượng hơn khi xuống sân bay các lực lượng chức năng căng mình làm việc, ai cũng nhẹ nhàng nhất có thể.
Đến giờ, sau thời gian ở khu cách ly, cô gái Hà Thành bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Chính phủ đặc biệt những chiến sĩ bộ đội, những anh chị y bác sĩ đã chăm lo từng bữa cơm, giấc ngủ, tỷ mẩn đến cả những nhu cầu “thầm kín” của chị em trong diện phải cách ly.
Bằng tất cả sự biết ơn từ tận đáy lòng mình, Trang đã đứng ra kêu gọi bạn bè ủng hộ mua các thiết bị, đồ bảo hộ phục vụ công cuộc phòng chống dịch.
“Ngoài số tiền em xin đóng góp 20 triệu, bạn bè cũng đã ủng hộ thêm 30 triệu. Em sẽ tiếp tục kêu gọi đến hết 14 ngày cách ly. Em mong việc làm nhỏ bé của mình như một lời cảm ơn chân thành đến Chính phủ đã lo cho người dân, trong đó có cộng đồng những người Việt từ châu Âu trở về như chúng em”, Trang bày tỏ.
Trang nhắn gửi những công dân đã lên kế hoạch và sắp trở về “mong các bạn hợp tác nghiêm túc với các cán bộ để giảm áp lực cho họ”.
“Ở trong khu cách ly không thiếu thốn điều gì. Vì thế, nếu những ai sắp trở về chỉ cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân, quần áo. Dự phòng sân bay quá tải, bạn có thể mang thêm đồ ăn nhẹ. Đối với những gia đình có con nhỏ, bố mẹ chuẩn bị bỉm sữa đầy đủ cho con. Nên hạn chế mang quá nhiều hành lý về khiến các thủ tục bị chậm trễ”, Trang nhắn nhủ.
Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc Ngắn Gọn – Mẫu 8
Mùa xuân năm 1941, chiến tranh Thế giới lần thứ 2 lôi cuốn toàn cầu vào cuộc binh lửa; những cuộc khởi nghĩa ở 3 xứ thuộc địa Đông Dương báo hiệu rõ thời cơ chiến lược cho dân tộc vùng dậy.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước “Kính cáo đồng bào”: “Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác”. Sau đó, Người kêu gọi “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Hai mươi triệu con Lạc cháu Hồng trên cả ba xứ nhất tề quật khởi, chỉ 15 ngày giành chính quyền về tay nhân dân.
Ví Dụ Về Tinh Thần Dân Tộc Đặc Sắc – Mẫu 9
Mùa xuân năm 1285, hơn 50 vạn quân Nguyên Mông lần thứ hai tràn xuống xâm lược Đại Việt; chúng “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ…”.
Vua Trần Nhân Tông lo lắng: “Thế giặc to như vậy mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại”. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng hỏi kế đánh giặc… “Đại Việt sử ký toàn thư chép”: “Các phụ lão đều nói “đánh!”, muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng”.
Dẫn Chứng Về Tinh Thần Dân Tộc Chi Tiết – Mẫu 10
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần dân tộc yêu nước của nhân dân ta trong đó phải kể đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân Mê Linh mà vị chủ soái là hai chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên chống bọn xâm lược và thống trị nhà Hán.
Trưng Trắc là vợ Thi Sách, lạc tướng đất Mê Linh. Đã từ lâu, Mê Linh rộn rã tiếng trống. Đó là những chiếc trống lđn đúc toàn bằng đồng, rực rỡ sắc vàng, rền vang những âm thanh hùng tráng. Đó cũng là vật quý có từ thời các vua Hùng bắt đầu dựng nước.
Bỗng giặc Hán tràn sang xâm lược nước ta. Đám quân mạnh nhất của chúng đóng ngay trên đất Mê Linh. Giáo sắt, gươm thép của giặc tua tủa khắp nơi. Tướng giặc là Tố Định, rất tham lam, tàn bạo. Quân lính của nó cầm gươm giáo lăm lăm trong tay để vơ vét sản vật đất Mê Linh, lùa ép dân Mê Linh vào rừng săn tê giác, đào núi tìm mỏ quý, khiến bao người chết mất xác. Thế là trên đất Mê Linh tắt lịm tiếng trống đồng.
Trưng Trắc đau lòng trước cảnh đất nước bị dày xéo, muôn dân lầm than. Bà bàn với chồng là Thi Sách mưu việc khởi nghĩa, đuổi giặc ra khỏi đất nước. Trưng Nhị cũng hăm hở cùng chị đêm ngày lo việc rèn luyện dân binh. Trống đồng Mê Linh sắp sửa vang lên những hiệu lệnh ra quân.
Giữa lúc đó, tướng Tô Định nghe ngóng tình hình, rắp tâm dập tắt cuộc nổi dậy ngay từ khi mới nhen nhóm. Hắn cho người mời Thi Sách đến rồi trở mặt, thét quân lính trói ông về tội chống lại chúng rồi ra lệnh chém đầu ông ngay để đe dọa những người khác.
Vừa nghe tin dữ, lòng người khắp nước Việt Nam bừng bừhg căm giận. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đã từ lâu nung nấu hận thù, quyết định ra lệnh khởi nghĩa. Trông đồng gầm lên như sấm. Những tiếng trông ầm ầm giục giã mọi người cầm vũ khí đứng lên giết giặc.
Dân Mê Linh và cả nước ùn ùn kéo theo hai chị em Bà Trưng. Giáo dồng, rìu đồng vung lên sáng loá. Giặc Hán cuống cuồng tháo chạy. Tướng Tô Định vô cùng hoảng sợ phải cắt’râu, thay áo, giả làm người dân thường để lẩn trốn. Trông đồng vang vang đuổi theo. Chẳng mấy chốc, đất nước sạch bóng quân thù.
Thế là Hai Bà Trưng đã giành lại non sông, trả xong thù nhà. Quê hương xanh tươi trở lại. Tiếng trống đồng lại dõng dạc rền vang trên đất Mê Linh và trên khắp non sông hùng vĩ của nước Việt ta.
SCR.VN gợi ý ✅ Tự Trọng Là Gì ✅ chi tiết