Đại Đoàn Kết Dân Tộc Là Gì, Ý Nghĩa [12+ Ví Dụ Về Hay Nhất]

Đại Đoàn Kết Dân Tộc Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 12+ Ví Dụ Về Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Cho Các Bạn Đọc Những Câu Chuyện, Dẫn Chứng Cụ Thể Nhất Sau Đây.

Đại Đoàn Kết Dân Tộc Là Gì

SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến chủ đề ”Đại Đoàn Kết Dân Tộc Là Gì?” sau đây:

Đại đoàn kết toàn dân tộc – di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam được đúc kết qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đại đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Đại đoàn kết dân tộc thể hiện ở tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Tiết lộ thêm thông tin 🍓 Đoàn Kết Là Gì 🍓 hay nhất

Ý Nghĩa Của Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hiện Nay

Xem thêm những chia sẻ về Ý Nghĩa Của Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hiện Nay:

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trong suốt 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Những Biểu Hiện Của Đại Đoàn Kết Dân Tộc

Dưới đây là Những Biểu Hiện Của Đại Đoàn Kết Dân Tộc mà bạn đọc có thể tham khảo.

  • Sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim.
  • Có ý thức yêu thương, bảo vệ, giữ gìn nền độc lập của nước nhà, sẵn sàng đứng lên đấu tranh khi tổ quốc cần, cùng nhau hướng đến lý tưởng cao đẹp của dân tộc.
  • Làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân.
  • Chung tay giúp đỡ những người xung quanh, góp phần giúp cho xã hội trở nên tốt hơn,

Cùng SCR.VN tìm hiểu thêm về 📛 Tinh Thần Dân Tộc 📛 ý nghĩa

12 Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hay Nhất

Tiếp theo SCR.VN chia sẻ đến bạn 12 Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hay Nhất, đây là câu chuyện ý nghĩa mang đến nhiều giá trị trong cuộc sống.

Câu Chuyện Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc – Mẫu 1

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi” với rau, thịt gà… những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột… Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm – chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: “Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?

Tôi thưa:

Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ…Bác nói:

Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi”.

Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.

Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn…

Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.

Bài Học Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc – Mẫu 2

Năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội.

Bao năm xa nhà, nhớ thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự.

Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.

Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

Mọi người đồng thanh đáp thưa Bác không ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:

Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?

Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của Người về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với cơ quan, đơn vị chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi ban là một bộ phận không thể thiếu.

Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta – một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hiện Nay – Mẫu 3

Với chủ đề “Hướng về ánh mặt trời”, nhiều câu chuyện, bài học và tấm gương điển hình trong công tác xóa đói, giảm nghèo năm nay sẽ được giới thiệu tới khán giả trong chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau 2020”. Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ 10 ngày 17/10/2020 trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Ban Chỉ đạo Trung ương Các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Chương trình là một trong những hoạt động thường niên thiết thực nhằm vận động toàn thể nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài chung tay đóng góp nguồn lực vào Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

SCR.VN hướng dẫn bạn 🍒  Viết Đoạn Văn Ngắn Về Tinh Thần Đoàn Kết 🍒 hay nhất

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Trong Lịch Sử – Mẫu 4

Hơn 600 năm trước, vương triều Trần suy vong, Hồ Quý Ly với tài năng xuất chúng đã gánh trách nhiệm. Ông khát vọng cải cách để làm cho quốc gia Đại Việt hùng cường trở lại.

Vậy nhưng, trước sự xâm lăng của nhà Minh, chính con trai Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đã từng khẳng khái: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Đáng tiếc, vì không được lòng dân ủng hộ, quốc gia Đại Ngu (quốc hiệu nước ta dưới thời Hồ) chỉ tồn tại ngắn ngủi, khiến anh hùng cũng phải ôm mối hận ngàn năm.

Nhà Hồ diệt vong trước gót giày xâm lăng của giặc Minh phương Bắc, quốc gia Đại Việt sau nghìn năm Bắc thuộc lại chịu nỗi đau mất nước, người dân khổ cực, lầm than với thân phận nô lệ. Lúc bấy giờ, cũng ở xứ Thanh, nơi núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi nổi lên như ngôi sao sáng.

Với tâm và tầm hơn người, ông thu phục hào kiệt muôn phương cùng tìm về đất Lam Sơn tụ nghĩa, bàn kế sách đánh giặc. Cuối cùng, sau những năm tháng “nếm mật nằm gai”, dưới sự lãnh đạo của Bình Định Vương Lê Lợi, tướng sĩ trên dưới một lòng và Nhân dân muôn phương ủng hộ, khởi nghĩa Lam Sơn đã đi đến thắng lợi, quét sạch bóng giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Cũng từ đây, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam.

Nhắc đến Bình Định Vương Lê Lợi, hậu thế đâu chỉ nhớ đến người sáng lập vương triều Hậu Lê. Đó còn là người anh hùng đã hiệu triệu lòng người, tạo nên sức mạnh đoàn kết, giải phóng dân tộc.

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Đặc Sắc – Mẫu 5

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã đánh một mốc son sáng chói trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, thực dân Pháp đã không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược. Với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

Vì thế, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi như tiếng vọng về từ quá khứ cha ông, hiệu triệu sức mạnh đoàn kết toàn dân: “… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.

Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã đi qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc gian lao, nhiều hy sinh, mất mát với thấm đẫm máu đào xuống đất mẹ để giành độc lập cho dân tộc. Trong những ngày tháng ấy, người ta sống, chiến đấu và “quên” đi cái tôi, tất cả vì cái “ta”.

Cũng bởi tâm thế ấy, mà hàng triệu người Việt đã sẵn sàng theo tiếng gọi non sông, hiến dâng mình cho Tổ quốc, tạo nên sức mạnh đoàn kết để đánh bại mọi âm mưu, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước. Để từ đây non sông gấm vóc của tiên tổ lại nối liền một dải.

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Chọn Lọc – Mẫu 6

Cô Huỳnh Thị Thanh Hiền, quê Đồng Nai, là giáo viên khối mầm non trường Tuệ Đức. Từ ngày 1/8, Hiền tham gia bếp tiếp sức tuyến đầu ở chi nhánh Lương Định Của, quận 2. Cứ 4h mỗi ngày, bếp nổi lửa nấu ăn, phục vụ hai bữa sáng, trưa với 1.190 suất.

Ở khu sơ chế, Hiền cùng đồng nghiệp rửa rau rồi vào sắp xếp hộp đựng đồ. Mọi công đoạn được phối hợp nhịp nhàng, khoa học và tốc độ để 6h kém, hàng trăm bữa sáng được chuyển tới Bệnh viện Hồi sức Chợ Rẫy, Bệnh viện Hồi sức 115 và Bệnh viện Dã chiến Quận 4.

Xong bữa sáng, cô giáo Hiền tiếp tục chia cơm, rau, đồ ăn và buộc vài trăm túi canh cho bữa trưa chuyển đến Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Quận 4, Trung tâm Y tế dự phòng Quận 4 và Bệnh viện Dã chiến Quận 4.

Hoàn thành hai bữa, các cô lại chuẩn bị thực phẩm cho hôm sau đến 20h mới nghỉ. Công việc bận rộn, họ không lúc nào ngơi tay, có khi quên cả uống nước.

Cô giáo trẻ cho hay công việc mệt nhọc nhưng ai nấy đều vui, cảm nhận được sự quan tâm, đùm bọc nhau như một gia đình. Các giáo viên từ nhiều chi nhánh chưa từng biết nhau, nay cùng tham gia công việc ý nghĩa. Hôm nào sơ chế ít và được nghỉ sớm, thầy cô ra sân đá cầu, chơi cầu lông và đá bóng. Tối đến, mọi người nấu nước gừng, xả ngâm chân thư giãn, pha nước chanh chăm sóc nhau.

Hằng ngày tại đây thầy cô nấu hơn 1.000 suất ăn mỗi ngày gửi tặng bác sĩ.

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Ngắn Hay – Mẫu 7

Cuối năm 1284, Tại hội nghị Diên Hồng, các vị bô lão được nghe thông báo những tin tức về việc quân giặc đã áp sát biên giới phía Bắc nước ta. Quyết sách được định đoạt tại hội nghị này là sự lựa chọn một trong hai giải pháp là “đánh” hay “không đánh” (nói cách khác là để trả lời câu hỏi nên “hòa” hay “chiến”) một khi quân giặc kéo sang xâm lăng bờ cõi nước ta.

Nếu chấp nhận hòa với quân giặc nghĩa là mất tất cả còn như nếu toàn dân đồng lòng liều chết để đánh thì có thể giữ được tất cả. Vậy, Đại Việt nên hòa hay nên đánh? Được nhà vua hỏi kế đánh giặc, các bô lão muôn người cùng hô một tiếng “Đánh!” Và tiếng hô quyết đánh đã rung chuyển cả điện Diên Hồng.

Câu hỏi của những người đứng đầu Nhà nước Đại Việt đặt ra cho các bô lão, tầng lớp được tôn trọng nhất trong xã hội nước ta thuở đó, chính là sự củng cố sức mạnh đoàn kết của toàn dân trước thử thách mới của lịch sử.

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Ấn Tượng – Mẫu 8

Dịch bệnh Covid phức tạp, làm ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe, đời sống của người dân, khó khăn chồng chất khó khăn. Cùng chung mục đích chia sẻ khó khăn với người nghèo, thời gian qua đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thực hiện những việc làm, nghĩa cử cao đẹp. Người góp tiền, người góp nhu yếu phẩm ủng hộ, phát cơm miễn phí… Tất cả đều đáng trân trọng và góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19.

Thấu hiểu được nhiều hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, chị Lương Thị Thanh Thảo, chủ một nhà hàng tại quận Bình Thạnh đã gửi tặng 500 kg gạo cho Hội Chữ thập đỏ Quận 1 để góp một chút công sức chung tay trong công tác phòng chống dịch.

Mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé giúp chiến thắng dịch bệnh, với phương châm giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình, chị Lương Thế Anh, ngụ quận Gò Vấp đã ủng hộ 1 tấn rau, củ, quả cho Hội Chữ thập đỏ Quận 1. Chị Phạm Thị Yến, ngụ Quận 1 cũng đã chung tay ủng hộ 1.000 chai nước sâm với trị giá 20 triệu đồng để động viên, chia sẻ với lực lượng làm nhiệm vụ tại các điểm chốt phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, tập đoàn Camly Group đã ủng hộ 2 tấn gạo và 1,2 tấn khoai cùng chung tay chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bởi dịch bệnh.

Chị Lê Thị Hải, ngụ tại Chung cư 45-57 Nguyễn Thái Bình, Trưởng Khu phố 2 phường Nguyễn Thái Bình – người tổ chức chương trình “Buổi sáng yêu thương” – cho biết: Dịch bệnh lại đang phức tạp, nhiều người dân từng ngày chống chọi với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn thực phẩm.

Tôi đã kêu gọi sự chung tay của các mạnh thường quân đóng góp để hàng ngày phát 120 suất cơm chay cho người lao động nghèo, người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, công nhân vệ sinh. Chương trình “Buổi sáng yêu thương” sẽ được tổ chức cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Đọc nhiều hơn với🍃  Ca Dao Tục Ngữ Về Đoàn Kết Tương Trợ  🍃 bất hủ

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Ý Nghĩa – Mẫu 9

Giang Phạm, giản đơn chỉ là Jang Kều thôi, một cô gái có vẻ ngoài nghịch ngợm, cá tính. Một công dân toàn cầu với công việc bận bù đầu cho những chuyến dịch chuyển TP Hồ Chí Minh – Hà Hội – Singapore…

Giữa những hỗn loạn đời thường, giữa những thờ ơ, vô trách nhiệm, giữa những tranh cãi ném đá, tôi vẫn tìm thấy những niềm tin, lặng lẽ nhưng sâu sắc về những người trẻ có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội khi biết những gì Giang đang làm.

Giang nói, ai sinh ra trên đời này cũng đều có một việc gì đó để làm. Và Giang bắt tay vào Nhà Chống Lũ – một dự án được khởi xướng bởi một cá nhân và được gây quỹ, vận hành bởi cộng đồng. Mới đây, đêm nhạc “Chảy đi sông ơi”, diễn ra ở Hà Nội, gây quỹ ủng hộ bà con miền Tây, Thanh Lam và Tùng Dương, những ngôi sao hàng đầu đã làm đêm nhạc thiện nguyện này vì những gì dự án Nhà Chống Lũ đang hướng tới.

Giang nói, cảm giác như một giấc mơ, khi đêm nhạc thành công hơn mong đợi. Hơn 1,8 tỷ đồng và số tiền cộng đồng mạng ủng hộ nữa là hơn 2 tỷ đồng, cùng với sự chung tay của bà con miền Tây đã đủ giai đoạn 1 cho dự án. Tôi hỏi Giang, sao từ dự án Nhà Chống Lũ lại sang “Chảy đi sông ơi”.

Giang nói, hơn 279 nhà chống lũ đã được xây suốt hơn 2 năm qua, khắp các vùng miền từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh và dự án vẫn tiếp tục chạy. Nhưng trong chuyến đi công tác khảo sát các tỉnh miền Tây, Giang đang nghĩ đến những ngôi nhà chống lũ bằng phao trên những con sông.

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Tiêu Biểu – Mẫu 10

Huyện Mèo Vạc có 18 xã, thị trấn; 199 thôn, tổ dân phố; 17 dân tộc cùng chung sống với 17.218 hộ; hộ nghèo chiếm 63,92%. Trong những năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao, tinh thần đoàn kết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã chung tay giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống.

Cùng với chính sách giảm nghèo; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện Mèo Vạc đã xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt cao điểm để vận động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn huyện; phối hợp với ngành Lao động TB&XH huyện, các địa phương tiến hành kiểm tra rà soát các đối tượng nghèo, hộ chính sách cần hỗ trợ.

Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Mèo Vạc chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”; tăng cường các hoạt động chăm lo cho người nghèo.

Đặc biệt, thông qua “Quỹ vì người nghèo” đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, LLVT và các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện.

Từ năm 2021 đến tháng 8/2022 “Quỹ vì người nghèo” của huyện đã vận động, tiếp nhận trên 1,8 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ này, đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 37 ngôi nhà; hỗ trợ mua máy móc để phát triển sản xuất, chăn nuôi cho 9 hộ nghèo; chăm lo Tết cho người nghèo… Từ đó, giúp nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ví Dụ Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hay – Mẫu 11

Con người Việt Nam luôn được biết đến là giàu lòng nhân ái. Chúng ta có cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”, bởi vậy mà vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…) thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn.

Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giúp đỡ cho bà con nông dân khi dịch bệnh, thiên tai hoành hành, phá hoại mùa màng và cuộc sống.

Cả những phong trào quyên góp, ủng hộ đang diễn ra rộng khắp như “Tết ấm tình thương”, “Quỹ vì người nghèo”, “Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”, “Giọt màu hồng trao đi”… đều thể hiện sự đồng cảm và làm cho khoảng cách giữa người với người xích lại gần nhau hơn. Đó đều là những hành động đẹp đẽ, cần được lan tỏa nhiều hơn trong cuộc sống.

Dẫn Chứng Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Chi Tiết – Mẫu 12

Câu chuyện kể về chung tay phòng chống dịch: ”Kể từ khi thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ, cứ tầm khoảng 4 giờ sáng là các thành viên trong gia đình đã thức dậy để kịp chuẩn bị những suất ăn từ thiện tuy mang tên “ Suất ăn 0 đồng” nhưng chứa đựng tràn đầy tình cảm và là cả một tấm lòng, tấm chân tình để kịp gửi đến tận tay cho các anh em trực chốt.

Hiểu được sự khó khăn của địa phương, nhiều anh chị em trong đơn vị cũng hăng hái, tích cực tham gia công tác tình nguyện viên như: tham gia đội test covid trong cộng đồng, trực gác các chốt giao thông, hỗ trợ công tác tiêm ngừa cùng với các tổ tiêm ngừa lưu động, tham gia phần chia rau củ quả tại Liên đoàn lao động khi được triệu tập hay tại khu phố trên địa bàn phường Phú Mỹ…

Những gói mì, những bó rau hay những phần quà cho các em nhỏ trong khu phong tỏa, khu cách ly tuy nhỏ bé nhưng đó là cả tấm lòng của các anh chị em mong muốn trao gửi đến cho người dân đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn dịch bệnh, động viên họ vượt qua khó khăn…

Để đảm bảo giúp người dân tuân thủ nghiêm chỉ thị 16 của Chính phủ, các anh chị em trong đơn vị tuy khó khăn về thời gian và việc đi lại nhưng vẫn tích cực đăng ký tham gia trực các chốt giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn. Bất kể dưới cái nắng chang chang của buổi trưa hay với những cơn mưa bất chợt cuốn theo không chỉ là cát, là lá cây, là gió bụi…

Thấy thương biết bao nhiêu cảnh chị em với bộ đồ ướt đẫm cả mồ hôi lẫn nước mưa, phong phanh cố níu giữ những cây dù che nắng, che mưa khi có cơn gió lớn vô tình thổi qua…như cố gắng níu giữ sự bình yên lại cho mọi người trước cơn đại dịch Covid vô cùng nguy hiểm này.

Dịch bệnh còn phức tạp, nguy hiểm, khó khăn còn nhiều nên cần lắm sự chung tay, đồng lòng của mọi người, dù ít, dù nhiều để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho tất cả chúng ta.”

Tìm hiểu thêm 🌷 Tính Tự Chủ Là Gì 🌷 biểu hiện

Viết một bình luận