Hướng dẫn cách làm slide thuyết trình về vấn đề nghiện game, chia sẻ 15+ mẫu bài thuyết trình về nghiện game hay nhất.
Cách Làm Slide Thuyết Trình Về Game
Việc tạo slide thuyết trình về game có thể được thực hiện thông qua các phần mềm như Microsoft PowerPoint, Google Slides, canva,… Dưới đây là một hướng dẫn chung để bạn có thể bắt đầu:
- Bước 1: Chọn chủ đề cụ thể về game bạn muốn thảo luận, có thể là thuyết trình về vấn đề nghiện game.
- Bước 2: Tạo slide tiêu đề cho từng phần quan trọng của bài thuyết trình như Mở đầu giới thiệu về nghiện game là gì, nêu thực trạng hiện nay, nguyên nhân nghiện game, hậu quả của nghiện game, cách giải quyết vấn đề,…
- Bước 3: Chọn mẫu thiết kế phù hợp cho từng slide của bạn. Bạn có thể sử dụng mẫu có sẵn trong các phần mềm như PowerPoint hoặc Canva hoặc tùy chỉnh theo ý muốn. Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, và đồ họa để minh họa điểm bạn muốn trình bày.
- Bước 4: Viết văn bản ngắn gọn và rõ ràng. Tránh việc chú thích quá nhiều thông tin trên mỗi slide. Sử dụng điểm nổi bật, chữ in đậm, hoặc màu sắc để làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Bước 5: Chọn font dễ đọc và duy trì kiểu đồng nhất trên tất cả các slide.
- Bước 6: Thêm video, âm thanh vào slide cho thêm phần nổi bật, sinh động.
- Bước 7: Kiểm tra lại chính tả, ngữ pháp trước khi lưu slide.
Chia sẻ cho bạn 📌Nghiện Game Là Gì, Tác Hại 📌 15+ Dẫn Chứng Về Nghiện Game Cụ Thể
Cách Thuyết Trình Về Game
Thuyết trình về vấn đề nghiện game có thể là một cơ hội để tạo ra sự nhận thức và thảo luận về vấn đề quan trọng này. Dưới đây là hướng dẫn để bạn có thể thực hiện một buổi thuyết trình hiệu quả về vấn đề nghiện game:
Tạo cấu trúc thuyết trình
- Bước 1: Mô tả ngắn gọn về quy mô của vấn đề nghiện game trên cả nước và tại địa phương nếu có.
- Bước 2: Phân tích các nguyên nhân gây nên nghiện game và những đặc điểm chung của những người nghiện game.
- Bước 3: Nêu rõ những tác hại và ảnh hưởng tiêu cực mà nghiện game có thể gây ra đối với tâm lý và sức khỏe của người chơi.
- Bước 4: Nêu hướng khắc phục.
Sử dụng thống kê
- Thống kê và dữ liệu: Sử dụng số liệu và thống kê để hỗ trợ các thông điệp của bạn. Hiển thị xu hướng nghiên cứu và dữ liệu liên quan đến vấn đề.
- Video và hình ảnh: Sử dụng video và hình ảnh để minh họa cụ thể những tình huống và vấn đề mà người nghiện game phải đối mặt.
Kết luận và hỏi đáp
- Tóm tắt và kết luận: Tóm tắt những điểm chính đã được thảo luận và làm rõ về tầm quan trọng của vấn đề.
- Hỏi đáp và thảo luận: Đặt ra câu hỏi và thảo luận với người nghe. Tìm kiếm ý kiến và góp ý để tạo sự tương tác.
Tham khảo 🍀Nghị Luận Về Nghiện Game 🍀
2 Cách Nhận ACC Game Miễn Phí Tại SCR.VN
Chơi game online không phải là việc xấu nếu bạn biết cách cân bằng thời gian giữa chơi game và các hoạt động khác. Nếu chơi game đúng sẽ giúp bạn giải trí, thư giãn sau những lúc làm việc hay học tập căng thẳng. Những bạn có nhu cầu chơi game giải tỏa stress thì có thể tận dụng 3 cách nhận acc game miễn phí tại SCR.VN dưới đây.
- Để có cơ hội nhận được các tài khoản game miễn phí tại SCR.VN thì bạn hãy ghé thăm kho acc chung miễn phí ở đây 👉 Acc Game Miễn Phí Vip. Tại đây, các admin thường xuyên chia sẻ các nick game công khai để cộng đồng game thủ có cơ hội sử dụng.
- Bạn cũng có thể để lại Bình luận cuối bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với SCR.VN thông qua hộp thư Menu đầu trang để được tặng nick game free mới nhất.
15+ Mẫu Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Hay Nhất
Dưới đây là 15+ mẫu thuyết trình về vấn đề nghiện game hay nhất. Bạn có thể lưu về tham khảo.
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Online Hay Đặc Sắc
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập (nào là nghiện rượu, nghiện ma tuý,…) cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lí học ở nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Game Online.
Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều trò chơi giải trí ra đời. Bên cạnh nhiều trò giải trí lành mạnh thì không ít những trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và không ngừng gia tăng gây nhức nhối cho toàn xã hội. Trên thị trường có nhiều loại Game bạo lực như “Biệt đội thần tốc”, “ Đột kích”,… đang làm giới nghiền game lên cơn sốt.
Tuy khác nhau về cách chơi nhưng các game trên đều có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết càng nhiều người càng tốt. Người chơi thắng cảm thấy hả hê vì hạ được nhiều đối thủ, còn kẻ thua thì văng tục chửi thề rồi tìm cách giết lại đối phương. Những hình ảnh “đầu rơi máu chảy” trong trò chơi ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của nhiều người thuộc giới trẻ. Nên khi đụng chạm thực tế, các bạn ấy dễ hành động như thế giới ảo.
Hiện nay, nạn chơi điện tử hay nói cách khác là những trò chơi game online đang ngốn không ít thời gian học tập của các các cô cậu học trò. Mặc dù một số cơ quan nhà nước đã có nhiều biện pháp mạnh để hạn chế nhưng hình như chưa có cách giải quyết thoả đáng. Các công ty giải trí vẫn không ngừng cung cấp cho cư dân mạng nhiều trò chơi mới mà đã dính vào thì khó có thể bỏ qua.
Dạo một vòng quanh các quán Internet ven đường thì … ôi thôi, hình ảnh của những cậu học trò mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay lia lịa khua trên bàn phím đã tạo nên một bức tranh phản cảm và gây “sốc” cho dư luận bởi vì chỉ ham chơi và quá đà mà họ đã đánh mất đi giá trị của người học sinh. Và rất có thể vì “con ma điện tử” mà họ đánh mất đi tương lai đẹp đẽ của chính mình.
Game Online đang là một hình thức giải trí “hot” nhất, ngày càng chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ đến cộng đồng và được ví như một thứ “ma tuý” cuốn người chơi vào vòng xoáy ảo. Đằng sau vòng xoáy của những ma lực do game mang lại là nỗi đau của những người thân và cả nhiều người trong cuộc.
Ngoài sự lãng phí quá rõ về thời gian, tiền bạc, chơi game nhiều trên máy tính còn làm hại đôi mắt, làm giảm sút trí lực của những con nghiện… Ngày nay, tỉ lệ trẻ em bị cận thị, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, thể lực, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì,… đang gia tăng mà hậu quả là từ việc ngồi lì bám trụ bên máy tính.
Nguy hiểm hơn, các em dễ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game. Tuy mọi hành vi là ảo nhưng tác hại của nó lại không hề ảo chút nào. Chơi game không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, thể chất; nghiện game còn dẫn tới độ sa sút trong việc học hành, hạn chế sự giao tiếp giữa người với người,…
Nguy hại nhất là hậu quả xảy ra khi chơi game quá độ với nhiều chấn thương về tinh thần. Có thể nói, các trò chơi game ở hầu hết các điểm cho thuê máy hiện nay là không lành mạnh, là môi trường dễ xảy ra nhiều xung đột. Thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn và trang web cũng có nhiều bài viết về những sự việc đáng tiếc xảy ra xung quanh Game Online như: thiệt mạng sau ba ngày chơi game không nghỉ; thiếu tiền chơi game sẵn sàng cướp của giết người,… hay những trường hợp đột quỵ vì chơi game qua độ,…
Hay như chính trong thực tế, điển hình là N.V.L – học sinh lớp 11 trường THPT T. L là con cả trong gia đình có hai anh em. Suốt chín năm học Tiểu học và THCS, L đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Những bức tranh tươi sáng về cậu ta dần chuyển màu sang hướng khác kể từ khi L bắt đầu chơi game online vào đầu năm học lớp 10.
L dần nghiện game và bắt đầu bỏ học, nói dối gia đình để xin tiền học thêm Toán, Lí, Hoá,… Nhưng thực chất, số tiền mà bố mẹ cho, cậu ta đã “rải” theo bàn phím máy tính. Mỗi ngày L dành 7 à 8 giờ để chơi game. Đến khi phát hiện mọi chuyện, gia đình mới tá hoả. Chưa hết, sau đó vài lần, L còn quát tháo, thậm chí còn dám hành hung mẹ khi bị gia đình quản thúc hoặc không cho cậu ta tiền chơi game…
Game không chỉ làm suy đồi nhân cách mà còn huỷ hoại tương lai của cả một đời người. Học sinh, tuổi trẻ là tương lai đất nước. Những với một số lượng lớn những người trẻ tuổi nghiện game như hiện nay, không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Từ “chơi cho vui” đến giai đoạn nghiện nặng, dồn tất cả tiền bạc, sức lực, thời gian,… cho game online là một khoảng cách khá mong manh.
Nghiện game online đến nỗi có hành vi vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, tê liệt trí óc… không còn là chuyện hiếm. Khi những giọt nước mắt hối hận rơi ra thì đã quá muộn màng. Song muộn còn hơn không. Liệu khi có một ai đó nghiện game thì họ có thể “cai” được không? Đó là một câu không nhỏ đặt ra cho xã hội!
Vấn đề thanh thiếu niên ngày càng thích bạo lực không thể đổ toàn bộ lỗi cho họ cũng như game. Cuộc sống hiện đại với vòng quay công việc dẫn đến có rất nhiều cha mẹ không không quan tâm tới việc học cũng như tâm tư tình cảm của con, khiến trẻ chán nản, sa đà vào trò chơi game.
Vấn đề giáo dục, quản lí con em trước hết phải từ các bậc cha mẹ. Hơn ai hết, những người làm cha làm mẹ cần hiểu rõ con cái. Để từ đó có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn chặn những thói hư tật xấu đang len lỏi, ăn mòn hành vi, nhân cách con mình em mình.
Còn nếu như con em đã nghiện game, cha mẹ cần có sự quan tâm nhiều hơn với con cái, kiểm soát những hành động của con trên Internet và nhất là quy định giờ giấc học tập cũng như giải trí trên mạng của con mình. Gia đình hãy quan tâm, chia sẻ với con cái nhiều hơn, có những định hướng tốt cho các em.
Gia đình nên đưa ra những mục tiêu hợp lí cho con em nếu như chúng đã “bị nghiện” game. Chẳng hạn một ngày bình thường chơi 8-10 tiếng thì cứ giảm dần theo từng ngày, từng tuần và tập trung cho những việc có ích khác như tập thể dục thể thao hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội vui tươi lành mạnh.
Bên cạnh gia đình, nhà trường và Đoàn thanh niên phải tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh như: tổ chức ngoại khoá, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền giáo dục đạo đức,… giúp thanh thiếu niên có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, hòa nhập với đời sống thực,…
Những trường hợp học sinh bỏ học, trốn tiết, nhà trường cần có biện pháp xử lý và nhanh chóng làm việc với gia đình. Giáo dục học sinh ý thức tự giác phát hiện và báo cáo với thầy cô những bạn bỏ học chơi game; đẩy mạnh tuyên truyền mặt trái của game online để học sinh nâng cao nhận thức; động viên, khuyến khích các em “cai nghiện” điện tử.
Không chỉ vậy, theo tôi, cộng đồng xã hội cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người nghiện game thoát ra khỏi thế giới ảo. Chính quyền các cấp phải mạnh tay hơn với các quán internet đóng ở gần trường học, tạo thói quen xấu cho học sinh sau khi tan học là “tạt” vào chơi game. Các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác quản lí, kiểm tra các dịch vụ internet.
Giải pháp căn bản nhất để hạn chế nhược điểm của game olnline là phải xây dựng một môi trường có đầy đủ chất lượng, an ninh và an toàn. Để ngăn chặn và chấm dứt bạo lực học đường, điều cấp thiết nhất là chấm dứt những game mang tính bạo lực.
Nhà nước cần phải có biện pháp để các nhà sản xuất game làm ra những trò chơi bổ ích, có tính chất vừa học vừa chơi, vừa thử thách trí tuệ trẻ; khuyến khích phát triển các game có nội dung liên quan đến giáo dục lịch sử, thông tin khoa học, phổ biến văn hoá và rèn luyện một số kĩ năng cho người chơi…
Cũng giống như nghiên rượu hay nghiện ma tuý, nghiện game online đem lại những hậu quả xấu khôn lường về tâm lý, thế xác, trí tuệ và tâm hồn cũng như các mối quan hệ xung quanh. Mỗi thanh thiếu niên học sinh chúng ta cần phát huy sức mạnh của internet, đừng để mặt trái của nó như game online làm hại tới thế hệ công dân.
Ở đây có ➡️ Shop Acc Free ⬅️ tặng nick free mới nhất
Thuyết Trình Về Nghiện Game Siêu Hay
Game online ra đời thực chất với mục đích là trò chơi giải trí mang tính lành mạnh, giúp đầu óc thư giãn. Nhưng hiện nay, đa phần là ở lứa tuổi thanh thiếu niên nó đã bị biến tướng dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng. Nghiện game online trở thành vấn đề nhức nhối mà suốt những năm qua vẫn chưa có biện pháp nào có thể giải quyết được triệt để.
“Game online” nghĩa là trò chơi trực tuyến thông qua mạng internet với nhiều trò chơi khác nhau để người chơi có thể lựa chọn. Nếu chơi game online có chừng mực, đúng với nghĩa đen mang tính giải trí thì nó sẽ giúp người chơi giải tỏa được căng thẳng, không ảnh hưởng tới đời sống hiện tại. Nhưng nếu mê mẩn quá mức, không biết điểm dừng sẽ mang đến nhiều tai hại đó chính là tình trạng “nghiện game” dẫn đến sao nhãng việc học hành, khiến cho tinh thần không còn tỉnh táo nữa gây ra những việc làm đáng tiếc.
Theo các nhà tâm lý học trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nghiện game online nguy hại ngang ngửa như với những tình trạng nghiện khác như nghiện rượu, nghiện ma tuý.
Thông tin trên báo đài cũng thường xuyên nói về tình trạng nghiện game online kéo theo các thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội như giết người, cướp của, trộm cắp… để lấy tiền chơi game. Rồi thì chỉ vì xích mích nhỏ mà hẹn đánh nhau gây ra thương tích nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng. Trong đó, lứa tuổi học sinh, sinh viên thường không lường hết nguy hại từ việc này mà dần dần sa vào vũng lầy.
Nguyên nhân nghiện game online xuất phát từ nhiều phía, trong đó có cả nguyên nhân đến từ gia đình. Nhiều cha mẹ vì mải kiếm tiền mà không quan tâm đến đời sống tinh thần của con. Dẫn tới việc khi thấy học hành sa sút, kiểm tra lại thì đã muộn.
Nhiều bạn trẻ khác thì vì vốn sống còn non trẻ, lập trường tư tưởng không vững vàng nên dễ bị bạn bè lôi kéo, kích bác dẫn đến quyết tâm chơi game để “phục thù”. Nhưng chưa biết có phục thù được hay không thì còn để lại phía sau là một đống nợ nần từ việc nạp thẻ game, tiền chơi quán net…
Thực tế đã có nhiều học sinh, sinh viên vì số nợ chơi game quá lớn mà phải bỏ học, bỏ trốn vì sợ nơi mình vay nặng lãi đến tìm. Nhưng dù có trốn kỹ mấy thì cũng sẽ bị chủ nợ tìm ra, do giấy tờ, địa chỉ, nhân thân của người vay đã được thể hiện rõ ràng trong cam kết. Thế lực tín dụng đen sẽ tìm đến tận nhà để đòi nợ từ người thân của bạn.
Tiền mất tật mang, thế giới game ảo sẽ chẳng mang lại cho bạn được điều gì có ích mà chỉ toàn những điều tai hại. Sức khoẻ thì ngày một giảm sút nghiêm trọng. Tình cảm gia đình bị sứt mẻ nghiêm trọng. Nó còn ảnh hưởng tới tương lai của bản thân. Vậy làm thế nào để cai nghiện game online để giúp những người đó thoát khỏi thế giới ảo? Thật sự mà nói, cai nghiện là việc rất khó, nhưng vẫn có thể cai được nếu bản thân họ quyết tâm, được gia đình động viên.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế hãy tuyên truyền cho con em mình, bạn bè nên biết điểm dừng nếu chơi game online. Động viên, khuyến khích các bạn trẻ tham gia những câu lạc bộ sinh hoạt cộng đồng giúp đời sống tinh thần thêm phong phú. Đó cũng là một biện pháp tích cực và hữu hiệu.
Cha mẹ cũng nên dành thời gian quan tâm đến con cái nếu có tình trạng lún sâu vào game online cần can thiệp kịp thời. Đừng la mắng, đánh chửi mà hãy nhẹ nhàng khuyên nhủ, nói cho con hiểu. Game tuy ảo nhưng tác hại của nó đến sức khoẻ, cuộc sống không hề ảo chút nào, nặng còn gây ra biến chứng thần kinh hết sức nguy hiểm.
Là con người, ai cũng xứng đáng được hưởng điều tốt đẹp từ cuộc sống, trong đó có cả internet nhưng đừng lạm dụng nó, đừng để nó làm chủ mình. Hãy biết dừng lại đúng lúc trước khi trở thành con nghiện bạn nhé!
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Tiểu Biểu
Thế kỷ 21 đang chứng kiến sự phồn thịnh của khoa học công nghệ, và Internet đã trải qua một sự bùng nổ toàn cầu, mở ra cánh cửa cho những tiến bộ đáng kể trong cuộc sống của chúng ta. Một khía cạnh không thể phủ nhận là sự xuất hiện ngày càng nhiều của trò chơi điện tử, với đa dạng về thể loại và đối tượng người chơi. Trò chơi điện tử không chỉ là một hình thức giải trí, mà còn là một vấn đề được mọi người quan tâm sâu sắc ngày nay.
Trò chơi điện tử, là những trải nghiệm giải trí trực tuyến, đã trở thành một thú vui phổ biến đối với giới trẻ. Điều này chỉ cần một máy tính có kết nối Internet, và bạn có thể tham gia vào bất kỳ trò chơi nào theo sở thích của mình.
Với tính chất giải trí cao, trò chơi điện tử thu hút nhiều bạn trẻ. Điều quan trọng là nhận ra các khía cạnh tích cực, nơi trò chơi giúp giảm căng thẳng, stress sau những giờ học, tạo năng lượng và tinh thần tích cực cho công việc và học tập. Chúng không chỉ là phương tiện giải trí tiết kiệm, mà còn đòi hỏi sự linh hoạt tư duy để chiến thắng trong trò chơi.
Tuy nhiên, nếu lạc quan vượt qua mức độ hợp lý, trò chơi điện tử có thể dễ dàng biến thành một cạm bẫy nghiện. Nhiều học sinh bị cuốn hút, thậm chí trốn học để chơi game, gây thiệt hại cho sức khỏe và học vấn. Sự xuất hiện của các quán net nơi các bạn trẻ say mê trò chơi cũng là một nguy cơ lớn. Các vấn đề xã hội nghiêm trọng như trộm cắp, nói dối để có tiền chơi game, thậm chí là hành vi bạo lực đôi khi có nguồn gốc từ nghiện trò chơi điện tử.
Để tránh tác động tiêu cực, quản lý thời gian chơi là quan trọng. Học sinh cần phải có kỳ nghỉ giải trí nhưng cũng phải ưu tiên công việc học tập. Nhà trường, phụ huynh cần hợp tác để đảm bảo giờ học và giải trí được cân đối. Trò chơi điện tử có thể là một phương tiện giáo dục tốt, miễn là sử dụng chúng đúng cách.
Thế giới trò chơi điện tử không chỉ là một kỷ nguyên mới của giải trí mà còn là một thách thức đối với giáo dục và xã hội. Chúng ta cần nhận biết và tận dụng những cơ hội tích cực mà trò chơi điện tử mang lại, đồng thời đối mặt với những rủi ro và hậu quả tiêu cực mà chúng có thể tạo ra.
Đón đọc thêm 14+ mẫu 🧨️ Nghị Luận Về Trò Chơi Điện Tử 🧨️ hay nhất
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Cô Đọng
Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, sự phát triển và tiến bộ ấy có thật sự đem lại cho con người những lối sống và thói quen tốt? Một trong những vấn đề đáng chú ý hiện nay đó chính là vấn đề học sinh nghiện game online.
Vậy “nghiện game” là hình thức gì mà lại khiến cuộc sống của chúng ta trở nên đảo lộn như vậy? Trước hết, “game” là tên gọi chung của những trò chơi điện tử có thể nhìn thấy trên nhiều thiết bị như tablet, smartphone, laptop, PC.. “Nghiện” là việc bị lệ thuộc hay sa đà quá nhiều vào game.
Game là một phương tiện tuyệt vời giải tỏa căng thẳng, nhưng nghiện game thì rất tiêu cực. Ta có thể thấy rõ hình ảnh thực tế của một vài em học sinh có thể cầm chiếc điện thoại quay ngang hàng giờ đồng hồ, hay việc ngồi ì trước chiếc máy tính suốt cả một ngày. Quả thật, học sinh ghé thăm tiệm net còn nhiều hơn số lượng học sinh ghé vào những thư viện hay hiệu sách.
Trước hết phải kể đến ý thức của một số người. Họ mải chơi, chán học hoặc có thể bị bạn bè dụ dỗ, rủ rê,…. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ phía gia đình khi con cái thiếu vắng sự động viên, quan tâm của bố mẹ. Việc chơi game dẫn đến suy giảm sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Còn nguy hiểm hơn đó chính là khi tiếp cận phải những game bạo lực, cổ súy cho những hành vi dại dột. Có thể chúng ta chưa thể quên được game cá voi xanh, còn được gọi là “Thử thách cá voi xanh” yêu cầu người chơi tự tử.
Nghiện game dẫn đến sao nhãng việc học, bạn sẽ dễ dàng đánh mất tuổi trẻ và quãng đời học sinh đẹp đẽ của mình. Nghiện game là một hành vi hết sức nguy hiểm, vậy có biện pháp nào để chúng ta phòng tránh nó không? Trước tiên, chính bản thân mỗi người chúng ta phải xác định được rõ ràng việc chúng ta tìm đến game là một trò chơi giải trí cho vui, không được mê muội, đắm chìm vào nó quá nhiều.
Bên cạnh đó, thay vì chơi game, chúng ta có thể tăng thêm trải nghiệm cho bản thân bằng nhiều cách như tham gia các hoạt động ngoại khóa,du lịch, cắm trại, làm việc tình nguyện,… Nhà trường cũng như gia đình phải có biện pháp để giáo dục và ngăn chặn kịp thời những thói quen xấu đó. Mỗi người trẻ cần nhận thức rõ tác hại của game online để tránh sa vào tình trạng đáng báo động.
Ở đây có cơ hội 📍Nhận Nick Miễn Phí📍 mới nhất
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Hay Nhất
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.
Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game.
Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.
Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.
Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.
Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.
Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.
Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?
Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.
Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.
Tham khảo các mẫu: Văn Nghị Luận Về Trò Chơi Điện Tử Lớp 6
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Ngắn Gọn
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh.
Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử.
Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,
Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát.
Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc.
Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.
Đón đọc 📌Nghiện Internet Là Gì 📌15+ Dẫn Chứng Nghị Luận Về Hay Nhất
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Ngắn Nhất
Trong kỉ nguyên công nghệ như hiện nay, khi công nghệ và các trò chơi điện tử phát triển thịnh vượng như vũ bão thì cũng là lúc kéo theo nhiều vấn đề nổi cộm được dư luận quan tâm. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là tình trạng nghiện game online.
Game online được hiểu là các trò chơi điện tử trên điện thoại di động hoặc máy tính được sinh ra với vai trò, nhiệm vụ là giúp con người thư giãn, giải trí sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên hiện nay con người đang lạm dụng những trò chơi này quá mức hoặc có nhiều người đã “nghiện” trò chơi điện tử gây ra những hậu quả khó lường.
Khi chúng ta nghiện game online, ta sẽ dành nhiều thời gian cho nó, đồng thời sẽ không có thời gian cho những việc khác dẫn đến mọi thứ trì trệ. Bên cạnh đó, việc chúng ta tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều sẽ gây hại cho đôi mắt, suy giảm thị lực thậm chí là suy giảm hệ thần kinh. Để tránh xảy ra hiện trạng này trước hết mỗi người cần biết cân đối thời gian của bản thân mình, sử dụng thời gian thật hợp lí cũng như tích cực tham gia hoạt động bên ngoài.
Ngoài ra, chúng ta cần ưu tiên thời gian cho việc học tập, tu bổ đạo đức cũng như những sở thích, đam mê của bản thân để phát triển mình toàn diện nhất có thể. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được những mối nguy hại mà game online mang lại cũng như buông thả bản thân trôi theo những cám dỗ của trò chơi điện tử.
Mỗi người biết vượt qua chính mình, hướng đến những điều tốt đẹp sẽ trở thành người có ích hơn, tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp, khoảnh khắc của cuộc sống hơn. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trải nghiệm thay vì ngồi đó với những trò chơi online.
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Ngắn Hay
Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh.
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Internet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Do bố mẹ không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân. Song vì lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại.
Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Mải chơi, bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình.
Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người.
Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè. Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn.
Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí, tiếp xúc với nó có chừng mực, biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu.
Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia.Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
Chia sẻ địa chỉ ➡️ Shop Nhận Nick Miễn Phí
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Ý Nghĩa
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, văn minh, nơi công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Sự tiện lợi và hấp dẫn của ngành công nghiệp giải trí, đặc biệt là trò chơi điện tử, đã tạo nên một thách thức nghiêm trọng, đặc biệt là với học sinh nam trung học, nhiều trong số họ chọn trốn học để tận hưởng thế giới ảo của game. Vậy làm thế nào chúng ta có thể giải quyết vấn đề này?
Hiện nay, hiện tượng này trở nên rất phổ biến và thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Nhìn nhận rằng, với sự phát triển của xã hội, ngày càng nhiều trò chơi điện tử được tung ra thị trường. Nếu những trò giải trí lành mạnh là một phần không thể thiếu, thì không ít trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng.
Nạn chơi game, hay game online, đang chiếm rất nhiều thời gian của học sinh, mặc dù đã có nhiều biện pháp từ cơ quan nhà nước, nhưng chưa đủ mạnh mẽ để giải quyết triệt để vấn đề này. Các công ty giải trí vẫn liên tục tung ra những trò chơi mới, một số trong đó có tiềm ẩn những yếu tố gây nghiện, tương tự như ma tuý. Môi trường quán net trở nên phức tạp, với những hình ảnh phản cảm và gây sốc, khiến nhiều học sinh mất đi giá trị của bản thân chỉ vì ham chơi.
Nguyên nhân của vấn đề này đến từ đâu? Học sinh thường trốn học để chơi game, đây là sự kết hợp giữa sự ham chơi và lười học. Ban đầu, họ có thể nghĩ rằng chơi game sau những giờ học căng thẳng chỉ là để giải trí, nhưng sau đó, sự thú vị này dần chuyển thành nghiện game.
Hoặc có thể là do bạn bè thúc đẩy, lôi kéo, hoặc do thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình. Những học sinh này cũng có thể mất niềm tin vào giáo dục, dẫn đến những hành vi bỏ học, lừa dối gia đình và giáo viên để có tiền chơi game.
Đây thực sự là một vấn đề khó khăn đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, có cách giải quyết không? Học sinh cần nhận thức về vấn đề này và hiểu rõ về tác hại của nó. Cần có biện pháp mạnh mẽ hơn từ nhà nước đối với các công ty giải trí, hạn chế việc cung cấp trò chơi có yếu tố gây nghiện.
Phụ huynh cần chú ý, theo dõi con em, và nhà trường phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường tuyên truyền về tác động tiêu cực của game, cũng như động viên học sinh tham gia vào các hoạt động học thuật.
Vấn đề này đòi hỏi sự tỉnh táo và đồng lòng của tất cả chúng ta. Hãy nhìn nhận sự việc một cách chính xác để không phải hối hận trong tương lai.
Đọc thêm các bài mẫu 🌸 Nghị Luận Về Trò Chơi Điện Tử Lớp 8 🌸 hay nhất!
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Hay Ngắn
Hiện nay nhu cầu dùng Internet để thu thập thông tin cũng như giải trí đang ngày một gia tăng. Học sinh sử dụng mạng vào việc chơi game online đã trở thành một vấn nạn học đường đáng quan tâm. Về vấn đề này, Báo Dân trí có bài: “Vì sao giới trẻ nghiện game online?”, ngày 30-7-2015. Bài báo nhấn mạnh hiện tượng nghiện game online trong giới trẻ (trích dẫn bài báo).
Game online ban đầu vốn là để cho mọi người được giải tỏa căng thẳng sau khi học tập và làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, do game online có sức hút mạnh, đặc biệt là với giới trẻ, dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ số lượng học sinh bị sa đà vào các trò chơi vô bổ: đua xe, đánh nhau, bắn tỉa,…
Những trò chơi đó đang dần dần chiếm lĩnh phần lớn thời gian của các bạn, nên giờ đây hầu như không còn mấy ai biết đến những thú vui khi chơi đá banh, chọi gà, …Thế giới trong game rất sống động và hấp dẫn. Trong game, chúng ta có thể làm được những điều mà không thể làm được ngoài đời.
Mặt khác, một số game online còn có chức năng mua bán vật phẩm, vũ khí, nạp tiền… nên nhiều người “cày game” không biết mệt để kiếm tiền. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nghiện game ở học sinh.
Xuất phát vốn là để đem lại lợi ích cho con người, tuy nhiên hiện nay game online lại đang đem lại nhiều tác hại. Những quán net mọc xung quanh các trường học đã tạo “điều kiện” để học sinh tiếp cận và lao vào thú vui vô bổ. Các bạn có thể mải chơi đến quên ăn, quên ngủ. Không đảm bảo cân bằng giờ giấc sinh hoạt thường ngày, các bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì vậy thường hay ngủ gật trên lớp, không tiếp thu được bài giảng của thầy cô.
Rồi khi về nhà, vì mải chơi game mà các bạn cũng không làm bài tập, dẫn đến việc học hành sa sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Không chỉ vậy, để có tiền chơi ở các quán net, nhiều bạn còn nói dối để xin tiền bố mẹ, thậm chí là ăn trộm tiền của gia đình, bạn bè xung quanh. Game online đã dần dần hủy hoại sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của chính bạn.
Chính vì vậy, nhà trường và gia đình cần có những biện pháp quản lí, nhắc nhở kịp thời để tránh trường hợp học sinh bỏ học chơi game, cá độ, mua bán vật phẩm trong game online. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần siết chặt khâu quản lí đối với các cơ sở kinh doanh, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.
Thay vì để bản thân bị sa đà vào những trò chơi vô bổ, các em học sinh cần phải làm chủ chính mình, sắp xếp thời gian biểu hợp lí giữa việc chơi và học. Để không bị game online cám dỗ và ảnh hưởng tới cuộc sống, các em cần tự giác tìm cho mình những thú vui khác không chỉ mang tính giải trí mà còn tốt cho sức khỏe cũng như trí tuệ của bản thân.
Thuyết Trình Về Vấn Đề Nghiện Game Súc Tích
Khi công nghệ thông tin và mạng điện tử phát triển, nhiều nhà sáng chế và lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi giải tỏa căng thẳng và thư giãn. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của các trò chơi này, hiện tượng nghiện game đã lan rộng không chỉ ở một quốc gia mà trên toàn thế giới. Nhóm đối tượng chủ yếu bị ảnh hưởng là học sinh.
Game, như một sản phẩm được lập trình và sáng tạo bởi những tâm hồn máy tính, ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Tình trạng nghiện game đang phổ biến, có những người chơi mê mải, mất tập trung vào thế giới ảo mà bỏ qua môi trường xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện tượng học sinh nghiện game là một vấn đề nổi cộm. Quán net đầy những thanh thiếu niên mặc đồng phục trắng ngồi chơi game hàng giờ, thậm chí cả ngày. Hình ảnh này thường xuyên xuất hiện trong clip và bản tin, khiến nhiều người lo lắng về tình trạng này. Quán net, nơi các học sinh quên cả giờ giấc và thậm chí bị bố mẹ la mắng nhưng vẫn miệt mài chơi game, đã trở thành một hiện thực đau lòng.
Nghiện game ngày càng trở nên phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự đa dạng và hấp dẫn của các trò chơi, sự sáng tạo không ngừng của những người tạo ra chúng là một trong những yếu tố quan trọng. Tính chất mới lạ, thách thức của game thu hút lứa tuổi học sinh muốn khám phá điều mới mẻ.
Tuy nhiên điều nguy hiểm là học sinh chưa có khả năng quản lý thời gian, không kiểm soát được việc chơi game, và thiếu nhận thức về hậu quả tiêu cực của nó. Sự thiếu quan tâm từ phụ huynh, bận rộn với công việc làm mất đi sự giám sát là một vấn đề nữa.
Nghiện game, giống như nghiện các chất ma túy, mang lại nhiều hậu quả tiêu cực không lường trước được. Tác động trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của học sinh, gây ra các vấn đề như cận thị, loạn thị do sử dụng máy tính quá mức.
Ngoài ra, có những ảnh hưởng không lường trước được đến xương cột sống và não bộ. Hậu quả nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến tinh thần học tập, khiến điểm số suy giảm, kiến thức bị lạc hậu. Nghiện game cũng tốn kém về mặt tài chính và thời gian, thúc đẩy học sinh đến việc nói dối, lạm dụng tiền bạc, và hình thành thói quen xấu.
Đây là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chung tay của nhà trường, phụ huynh và cả học sinh. Nhà trường cần thiết lập các biện pháp ngăn chặn, giáo dục và tổ chức các hoạt động ngoại khoá để tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Phụ huynh cần theo dõi và quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái, cũng như tạo ra môi trường gia đình ổn định và ấm áp. Học sinh cần tự giác, quản lý thời gian và không ngừng rèn luyện bản thân để tránh rơi vào trạng thái nghiện game.
Trong xã hội hiện đại, với nhiều hình thức giải trí, chúng ta cần tìm kiếm những hoạt động tích cực và lành mạnh hơn để thay thế cho hiện tượng nghiện game ngày càng trở nên lo lắng này.
Cung cấp loạt ➡️ Nick Liên Quân Free
Thuyết Trình Về Tác Hại Của Game Chi Tiết
Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.
Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại.
Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiểnn có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.
Hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quan net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được.
Một khi đã sa vào trò chơi điện tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra.
Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên.
Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ vê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.
Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…
Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.
Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.
Đón đọc mẫu văn về 🌸 Trò Chơi Điện Tử Lớp 6 🌸 ngoài chia sẻ mẫu thuyết trình về vấn đề nghiện game
Thuyết Trình Về Lợi Ích Và Tác Hại Của Game Ấn Tượng
Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử hay còn gọi là game online, đây là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc.
Các tựa game này cũng là một phương tiện giải trí không tốn nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad… Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự.
Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra.
Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình.
Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ huynh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp.
Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
Thuyết Trình Về Game Liên Quân
Xin chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đặt ra một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng trong cộng đồng game – đó là vấn đề nghiện game. Chúng ta sẽ tập trung vào tựa game đang làm mưa làm gió – Liên Quân Mobile.
Nghiện game không chỉ là một hiện tượng cá nhân mà còn là vấn đề xã hội đang gia tăng. Với sự phổ biến của Liên Quân Mobile hiện nay, chúng ta đang đối diện với những thách thức mới đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người chơi.
Liên Quân là một tựa game mobile MOBA hấp dẫn và có tầm ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Game có nhiều chế độ chơi, nhiều tướng và nhiều sự kiện hấp dẫn. Ngoài ra còn có sự cạnh tranh cao, cộng đồng đông đúc và tính giải trí của nó. Điều này tạo nên môi trường kích thích và gây ảnh hưởng lớn đến người chơi.
Có rất nhiều ví dụ cho tình trạng nghiện game Liên Quân hiện nay, chẳng hạn như cậu con trai của chị Trần Thu Hằng (Tây Hồ, Hà Nội). CHị dở khóc, dở cười kể về trường hợp “cá biệt” của con mình.
Vốn đam mê game Liên quân, cậu con trai học lớp 10 của chị luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để chơi game. Các buổi sáng, sau khi vào phòng học của lớp bật camera điểm danh, lợi dụng lúc cô giáo đang say sưa giảng bài, con chị lại bật game chơi.Sự việc chỉ bị phát hiện khi giám thị của lớp “zoom” màn hình và phát hiện những tia xanh, đỏ chạy loằng ngoằng phản chiếu qua cặp kính cận dày cộp của cậu.
Ngay sau đó, cô giáo đã gọi điện cho phụ huynh phản ánh sự việc. Không thể chối cãi, cuối cùng cậu cũng phải nhận lỗi của mình và viết bản kiểm điểm cam kết không tái phạm.
Chị Hằng cảm thấy rất lo lắng, khi mà dạo này con thường xuyên thức khuya tới 1,2 giờ sáng để chơi game (vì ở phòng riêng nên bố, mẹ không thể giám sát được). Mỗi buổi sáng khi thức dậy, con luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không hứng thú học hành.
Trên các diễn đàn xã hội, đây là chủ đề đang được nhiều cha mẹ quan tâm và đưa ra bàn thảo nhất. Phần lớn các bậc phụ huynh đều bày tỏ sự lo lắng cho việc tiếp thu kiến thức của con trong thời gian học tại nhà. Cùng với đó, niềm đam mê chơi game Liên Quân quá lớn dẫn đến con chểnh mảng học hành và có thể để lại những hệ lụy không thể lường trước được. Quan trọng hơn nữa, khi cả ngày vùi đầu vào game sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của con, thị lực giảm sút…
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Mang đến kho ➡️ Acc Free Fire ⬅️ tặng nick miễn phí
Thuyết Trình Về Game Bằng Tiếng Anh
In our daily lives, numerous hot topics capture public attention, and one of these concerns the increasing prevalence of electronic gaming addiction among children.
In today’s reality, the electronic gaming market is immensely popular, serving as a favored form of entertainment. More and more children of various ages engage in online gaming, with hundreds of thousands of gaming accounts created daily, including those of school-going children. While gaming was once predominantly on computers, it has now seamlessly transitioned to widespread availability on mobile phones. Players no longer need a computer or laptop – a smartphone is sufficient to become a dedicated gamer.
The consequences of electronic gaming addiction are profound. Firstly, it impacts the intellectual development of children, as their thoughts are constantly directed towards games, often neglecting the teachings of teachers and parents. Additionally, gaming addiction can lead to hallucinations, prompting inappropriate behaviors. Instances of children stealing money from their families to fund their gaming habits or committing acts of violence, mistaking real-life individuals for in-game opponents, are sadly not uncommon. Moreover, excessive gaming can adversely affect the eyesight of children, with many students requiring glasses at an early age.
To combat the issue of gaming addiction in children, concerted efforts from adults are crucial. Parents should dedicate more quality time to their children and limit their screen time, including phone, computer, and internet usage. Schools and educators should collaborate with parents to organize more extracurricular activities and promote awareness about the harms of electronic gaming. Additionally, legal measures should be implemented to regulate electronic games, setting limits on age-appropriate games for children and distinguishing those suitable for adults, ensuring a healthy gaming environment.
Addressing childhood gaming addiction requires a collective effort. Parents must invest time wisely in their children, schools must contribute to extracurricular activities and awareness campaigns, and legal regulations should be put in place to guide the gaming industry towards responsible content creation.
Engaging in electronic games for entertainment is not inherently harmful. However, allowing children to play violent games and become addicted to gaming is a condemnable behavior. Each parent should adopt intelligent parenting techniques to ensure the optimal development of their children and their contribution to society.
Tạm Dịch:
Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Một trong số đó phải kể đến là tình trạng chơi game và nghiện game của trẻ em hiện nay.
Trên thực tế hiện nay, thị trường trò chơi điện tử hay còn gọi là game online rất phổ biến và là một hình thức giải trí được yêu thích. Ngày càng nhiều trẻ em ở mọi lứa tuổi tham gia vào trò chơi trực tuyến, với hàng trăm nghìn tài khoản game được tạo ra mỗi ngày, trong đó có nhiều tài khoản của những em học sinh.
Trong khi trò chơi điện tử trước đây thường chơi trên máy tính, thì hiện nay chúng đã mượt mà chuyển sang sẵn có trên điện thoại di động. Người chơi không còn cần máy tính hoặc laptop nữa, chỉ cần một chiếc điện thoại là đủ để trở thành game thủ đích thực.
Hậu quả của sự nghiện game điện tử là rất lớn. Trước hết, nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em, khi suy nghĩ của chúng luôn hướng về trò chơi, thường xuyên bỏ qua sự dạy dỗ của thầy cô và cha mẹ.
Ngoài ra, nghiện game còn có thể dẫn đến các ảo giác, thúc đẩy các hành vi không đúng đắn. Có nhiều trường hợp trẻ em trộm cắp tiền từ gia đình để chi tiêu cho game hoặc thậm chí gây hại cho người khác vì tưởng đối tác của mình trong game. Hơn nữa, việc chơi game quá mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực của trẻ em, với nhiều trường hợp học sinh phải đeo kính từ rất sớm.
Để khắc phục vấn đề nghiện game ở trẻ em, sự đồng lòng của người lớn là rất quan trọng. Phụ huynh nên dành nhiều thời gian hơn cho con cái và giảm thiểu tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet, … Nhà trường và giáo viên cần hợp tác với phụ huynh tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa và tăng cường tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác động xấu của trò chơi điện tử.
Hơn nữa, pháp luật cũng cần có những quy định về các trò chơi điện tử, giới hạn những trò chơi phù hợp với tuổi trẻ và những trò dành cho người lớn, đảm bảo môi trường chơi game lành mạnh.
Giải quyết vấn đề chơi và nghiện game online ở trẻ em yêu cầu sự đồng lòng của cộng đồng. Phụ huynh cần dành thời gian đúng cách cho con cái, trường học phải thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các chiến dịch tăng cường nhận thức, còn pháp luật cần đưa ra các biện pháp hướng dẫn ngành công nghiệp game hướng tới sự sáng tạo trách nhiệm.
Chơi trò chơi điện tử để giải trí không phải là điều xấu, nhưng để trẻ em chơi những trò chơi bạo lực và nghiện game là một hành vi đáng lên án. Mỗi phụ huynh nên áp dụng cách giáo dục thông minh để đảm bảo phát triển tốt nhất cho con cái và để chúng trở thành những người hữu ích cho xã hội.
Chia sẻ thêm cho bạn mẫu 28+ mẫu 📌Thuyết Trình Về Một Vấn Đề Xã Hội 📌bên cạnh mẫu thuyết trình về vấn đề nghiện game
Liên Hệ Tải Slide Game Thuyết Trình Miễn Phí
Nếu bạn muốn tải slide game thuyết trình miễn phí thì hãy LIÊN HỆ trực tiếp với SCR.VN dưới đây để được hỗ trợ sớm nhất.