Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên ❤️️ 28+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tìm Hiểu Về Di Tích Lịch Sử Nổi Tiếng Của Đất Nước Với Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên
Lập dàn ý thuyết minh về văn miếu Trấn Biên sẽ giúp các em học sinh phân tích những ý chính cơ bản để đàng triển khai bài văn của của mình. Tham khảo mẫu dàn bài thuyết minh về văn miếu Trấn Biên chi tiết như sau:
I. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh – di tích văn miếu Trấn Biên.
- Cảm nghĩ khái quát của em về di tích văn miếu Trấn Biên.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu khái quát:
- Vị trí địa lí, địa chỉ
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành văn miếu Trấn Biên:
- Đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn.
- Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở văn miếu Trấn Biên
- Đặc điểm kiến trúc của văn miếu Trấn Biên
- Chi tiết cảnh quan của văn miếu Trấn Biên
d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của văn miếu Trấn Biên:
- Được xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ.
- Là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.
- Thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của văn miếu Trấn Biên.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về văn miếu Trấn Biên.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Làm Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên – Mẫu 1
Để làm văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu đặc sắc dưới đây:
“Chiều Văn Miếu Trấn Biên
Mây trời bay thong thả
Núi lam tím thật hiền
Quanh cây cao bóng cả…”
Ai đã từng nghe những câu thơ này đều mong muốn một lần đến Đồng Nai để ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ, tươi đẹp này. Đồng Nai được biết đến không chỉ là một nơi với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, các trò chơi dành cho nhiều bạn trẻ mà còn gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng đã có từ ngàn đời xưa. Một trong số đó phải kể đến Văn Miếu Trấn Biên là nơi đúc kết tinh hoa, mang đậm giá trị giáo dục văn hóa thiêng liêng, nơi nhân chứng cho chiến công, tài giỏi từ bao đời nay.
Nói đến Văn Miếu Trấn Biên là nhớ đến đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn. Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Trong giai đoạn 1861, nơi đây từng bị thực dân Pháp phá hủy, sau đó văn miếu được khởi công trùng tu xây dựng lại vào năm 1998 và chính thức hoàn thành khang trang lộng lẫy vào năm 2002. Khu vực linh thiêng này tọa lạc tại một khu đất rộng lớn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa. Tổng diện tích của khuôn viên văn miếu lên đến 15 ha, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km.
Văn Miếu Trấn Biên còn đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ, bởi nằm bên cạnh văn miếu là một ngơi trường học của tỉnh Biên Hòa. Do đó, nơi đây không những là nơi linh thiêng thờ phụng thường được các chúa Nguyễn đến hành lễ, mà còn là biểu trưng cho truyền thống hiếu học, hào khí dân tộc to lớn của người dân Việt Nam ở bờ cõi phương nam. Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng từ rất sớm ở miền Nam và chỉ ra đời sau văn miếu Quốc Tử Giám khoảng 700 năm, đây là biểu tưởng cho truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng người tài từ ngàn đời xưa.
Được xây dựng theo phong cách kiến trúc tương đối giống với miếu Quốc Tử Giám ở miền bắc, với sự kết hợp nhiều khu như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,… Với không gian thoáng đãng, cây xanh che phủ xung quanh nổi bật giữa nó là chiếc mái vòm cong với gam màu xanh lưu ly trong đầy uy nghi, hùng vĩ giữa núi rừng trập trùng. Từ cửa chính bước vào là những khung cảnh vô cùng tráng lệ lần lược là nhà bia, khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và cuối cùng của văn Miếu Trấn Biên sẽ là nhà thờ chính rộng lớn.
Nhà bia là khu vực có mái che, nằm ngay chính giữa bia đá làm bằng chất liệu đá Granit Bửu Long. Trên bia được khắc bài văn do giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của vùng đất Biên Hòa, nêu bật khát vọng của toàn thể nhân dân Đồng Nai.
Đi lên lầu Khuê Văn Các du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh của văn miếu trùng trùng điệp điệp đầy uy nghi tráng lệ giữa cảnh rừng xanh tươi. Đây được biết đến là một công trình nổi tiếng thể hiện sự trân trọng, đề cao học vấn văn chương thơ phú, đặc biệt lại được chính tay của một vị quan văn Võ xây dựng vào năm 1805 dưới triều đại nhà Nguyễn. Khuê Văn Cát được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kết cấu dạng tầng gác, cổ lầu, bên trên được thiết kế với bốn góc có các hàng lan can được sơn màu nâu đỏ gợi lên sự thanh thoát, đơn giản mà lại vô cùng vững chắc.
Khuê Văn Các trước đây được biết đến là nơi dành cho các bậc hiền tài, những tao nhân dùng để ngâm thơ, gảy đàn, ngắm trăng, thâm chí là bàn luận văn chương, một nơi vô cùng yên tĩnh nên thơ. Đứng trên cao nhìn ra trước cổng tam quan sẽ thấy được hồ Tịnh Quang với làn nước xanh trong ngắt, có thể nhìn rõ cả những đàn cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc dưới hồ tạo nên bức tranh vô cùng đặc sắc. Tiếp đến là Đại Thành Môn là nơi có vị trí nằm ngay trên trục thần đạo tại cửa chính trước khi bước vào khu vực thờ phụng tế lễ.
Nói đến Khổng Tử ai cũng biết đó là một bậc hiền tài, một người đã khai sáng nho giáo và nho học của cả một thế hệ phương Đông. Bia của bậc thánh nhân này được xây đắp đặt trên một bệ đá chạm khắc hoa văn cao 80cm, đươc đặt ở một vị trí quan trọng ngay trước sân Đại Bái trên trục thần đạo.
Tiếp đến là khu vực nhà thờ chính của Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng theo kiểu nhà ba gian hai chái, nền thì lót gạch tàu, sn6 son thếp vàng. Nhà có ba gian, ở giữa là nơi thờ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi được trang trọng thờ ngài ở trên một bệ ghép bằng các đá thảng cốt cao hơn so với nền cốt nhà.
Từ ngoài vào của nhà thờ chính là nơi thờ những vị danh nhân văn hóa cả nước như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du. Đây là một nơi vô cùng linh thiên các bậc hiền tài đều được thờ trên bài vị phía trước có hương án sơ son thiếp vàng, ở phía hai bên là bát bửu bằng gỗ cũng được sơn son thiếp vàng đầy trang trọng và uy nghi.
Hằng năm nơi đây thường tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm khẳng định vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng quan trọng của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả một vùng đất phía Nam nói chung. Văn Miếu Trấn Biên còn là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng Nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.
Giờ đây dù đã trải qua bao thăng trầm đã từng bị phá bỏ, nhưng Văn Miếu Trấn Biên vẫn tồn tại và sừng sững vị thế giữa một vùng trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh đặc sắc nổi tiêng của dãy đất miền Nam. Cùng với vị thế quan trọng càng được khẳng định, Văn Miếu Trấn Biên luôn không ngừng phát triển, bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa lâu đời và phát huy tiềm lực du lịch bền vững hơn trong tương lai.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Ở Đồng Nai – Mẫu 2
Tham khảo bài văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị về địa danh này.
Đất nước ta có vô vàn danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng. Có thể kể đến như Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương. Nhưng có lẽ, danh lam tiêu biểu, để lại ấn tượng trong em nhiều nhất có lẽ là “Văn miếu Trần Biên” ở Đồng Nai.
Theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí thì Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tốt tươi… Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, trên các cột nhà treo đôi liễn đối, như:
“Nguyễn Hữu Cảnh định nghiệp Trấn Biên,
Lớp lớp anh tài giang lục tỉnh.
Võ Trường Toản mở trường Gia Định,
Đời đời sĩ khí nối tam gia.”
Ở gian giữa có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn,… bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông… Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dày đều 14 gian. Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền – Hậu hiền. Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống, và các công trình phụ cận. Bia truyền thống Trấn Biên–Đồng Nai khắc bài văn khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và nay. Nhà truyền thống chủ yếu dùng để trưng bày và ghi danh những đơn vị, cá nhân đạt được các danh hiệu cấp nhà nước.
Còn phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bàng gạch Bát Tràng. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bổ cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mà”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh, cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chư Hán cổ xưa.
Và nhìn từ xa, Văn miếu Trấn Biên có cảnh quan đẹp, hội tụ phong thủy và tiện ích, có hình chữ nhật, trải dài theo hướng bắc – nam. Phía trước có hồ nước lớn làm Minh Đường; phía sau có núi Bửu Long và núi Long Ẩn làm Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ; bên trái có ồ nước trong xanh; bên phải có đường giao thông chính. Không gian nơi Văn miếu tọa lạc khoáng đãng, phong cảnh hữu tình với cây co xanh tươi, nước hồ trong xanh, núi đồi nhấp nhô… Cảnh quang này, theo thuật phong thủy được xem là quý địa, rất phù hợp với một công trình văn hóa, giáo dục như Văn miếu Trấn Biên.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu – Ọuốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê – Mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 27/7/2011. 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu. Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam ta.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Hay Nhất – Mẫu 3
Bài văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học – trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai.
Theo sách “Ðại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thăng Long – Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước.
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh.
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại. Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là “Gia Ðịnh tam kiệt”: Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh. Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền – Hậu hiền.
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ… Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám 🔥 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Ngắn Gọn – Mẫu 4
Bài văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên ngắn gọn sẽ giúp bạn đọc luyện tập cách hành văn súc tích, giàu ý nghĩa biểu đạt.
Văn Miếu Trấn Biên là công trình được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ… thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.
Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men). Từ Văn miếu môn lần lượt là nhà bia truyền thống Trấn Biên – Đồng Nai, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai thờ Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính rộng lớn. Ở đây có tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch tàu, trên các cột nhà treo đôi liễn đối, như:
Nguyễn Hữu Cảnh định nghiệp Trấn Biên,
Lớp lớp anh tài giang lục tỉnh.
Võ Trường Toản mở trường Gia Định,
Đời đời sĩ khí nối tam gia.
Ở gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn,… bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông…
Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt. Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền-Hậu hiền.
Văn Miếu Trấn Biên mang nhiều giá trị, ý nghĩa về văn hóa, giáo dục, lịch sử.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 🍀 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Văn Miếu Trấn Biên Đạt Điểm Cao – Mẫu 5
Để viết bài văn thuyết minh văn miếu Trấn Biên đạt điểm cao, các em học sinh cần nắm vững phương pháp làm bài và trau dồi cho mình một văn phong hay.
Đồng Nai không chỉ được biết đến là vùng đất có nhiều điểm vui chơi hấp dẫn dành cho các bạn trẻ mà còn có những di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến Văn miếu Trấn Biên, nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa. Vậy thì ngày hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những nét đẹp độc đáo của văn miếu đã có hơn 300 năm tuổi này qua bài viết sau đây.
Tọa lạc trong khuôn viên có tổng diện tích lên tới 15 ha, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km, du khách có thể tới đây một cách dễ dàng bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ôtô cho đến xe buýt.
Nếu đi bằng xe máy xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, các bạn đi dọc theo đường Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó tiếp tục đến Thạnh Xuân – Hiệp Bình Phước. Đi dọc theo Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và Quốc lộ 1K đến Nguyễn Du tại Quang Vinh, thành phố Biên Hòa. Cuối cùng các bạn đi dọc theo Nguyễn Du đến điểm đến văn miếu Trấn Biên. Nếu đi bằng xe buýt, từ Đinh Tiên Hoàng, các bạn hãy lên tuyến xe buýt số 05 đi từ Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa. Khi đến bến xe Biên Hòa đi bộ khoảng 30 phút là sẽ tới Văn Miếu Trấn Biên.
Đây là văn miếu được xây dựng đầu tiên ở xứ Đàng Trong (năm 1715), ngôi miếu này được lập lên để tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa nước Việt. Văn Miếu Trấn Biên ra đời được xem như là một “Văn Miếu Quốc Tử Giám” của vùng Nam Bộ. Một trong những biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam.
Năm 1715 (năm Ất Mùi), chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai Ký lục Phạm Khánh Đức và Trấn thủ Nguyễn Phan Long tiến hành xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh. Nơi đây được xây dựng để chúa Nguyễn Phúc Ánh tới hành lễ hai lần mỗi năm vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng sau năm 1802, khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế thì việc hành lễ tại văn miếu giao lại cho quan tổng trấn thành Gia Định cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học.
Văn miếu Trấn Biên đã có hai lần đại trùng tu và được danh nhân Trịnh Hoài Đức ghi chép vào trong sử sách Gia Định Thành Thông Chí với một thế đất đẹp. Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Vào thời điểm đó, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu. Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852) được sửa chữa với quy mô lớn hơn trước rất nhiều.
Những đến năm 1861, Văn miếu Trấn Biên bị thực dân Pháp tới đốt phá khi chiếm đánh vùng Biên Hòa. Sau hơn 137 năm từ lúc thực dân Pháp tàn phá thì công trình này mới được khôi phục trên nền văn miếu cũ. Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 3 km và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long. Cho đến nay, văn miếu Trấn Biên ngày càng mở rộng và trở thành điểm đến quen thuộc của người dân trong và ngoài tỉnh tới tham quan.
Điểm nổi bật nhất trong lối kiến trúc của văn miếu Trấn Biên đó chính là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men) vô cùng bắt mắt và thu hút. Sau khi tham quan Văn miếu môn, du khách sẽ được lần lượt chiêm ngưỡng những công trình khác như nhà bia truyền thống Trấn Biên – Đồng Nai, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, Khuê Văn Các, nhà bia thứ hai thờ Khổng Tử và cuối cùng là nhà thờ chính rộng lớn.
Khu nhà thờ chính được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kiểu nhà ba gian hai chái, nền lát gạch tàu, sơn son thếp vàng, trên các cột nhà treo đôi liễn đối. Trước nhà thờ chính các bạn sẽ tận mắt thấy một tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Ở gian giữa của văn miếu có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở trên tường thì có biểu tượng trống đồng – biểu tượng đặc trưng cho nền văn hóa Quốc Tổ Hùng Vương. Ở bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam, còn bên phải thì thờ các danh nhân đất Nam Bộ.
Ngoài ra, ở đây còn có các khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống và các công trình phụ cận nhằm phục vụ các du khách tới tham quan tại đây. Văn miếu Trấn Biên được xây dựng với chức năng là nơi bảo tồn, lưu giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Thông qua rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức hàng năm thì Văn Miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía Nam nói chung.
Bên cạnh những giá trị về văn hóa, lịch sử thì văn miếu còn là một công trình có lối kiến trúc đặc sắc về nghệ thuật, vừa cổ kính vừa trang nhã. Chính vì điều này mà đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài tỉnh tới thăm.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Chọn Lọc – Mẫu 6
Bài thuyết minh về văn miếu Trấn Biên chọn lọc sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu không thể bỏ qua khi viết bài văn giới thiệu về địa danh này.
Lịch sử vùng đất Đồng Nai từ thế kỷ XVI là vùng đất hoang sơ. Đến năm 1698, chưởng cơ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược xứ Nam bộ lúc này kinh tế Đồng Nai phát triển khá trù phú, nên văn hóa học hiệu càng được chú trọng hơn. Vì thế 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa).
Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu. Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852). Sau khi hoàn thành văn miếu có qui mô lớn hơn trước. Với hai lần trùng tu ấy Văn Miếu Trấn Biên đã được danh nhân Trịnh Hoài Đức ghi chép trong sử sách Gia Định Thành Thông Chí với một thế đất đẹp: “Phía Nam hướng đến sông Phước, Phía Bắc dựa vào núi rừng núi sông thanh tú là một cảnh tuyệt đẹp nhất ở Văn Miếu Trấn Biên..”
Vào năm 1861, khi thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam kì đánh chiếm Biên Hòa cho tàn phá văn miếu Trấn Biên nhằm thực hiện chính sách ngu dân và thống trị lâu dài. Với ý chí kiên cường bất khuất nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền. Vào ngày 9/12/1998 , Đảng Ủy và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã khởi công xây dựng lại Văn miếu Trấn Biên tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long. Công trình được khánh thành vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002).
Văn Miếu Trấn Biên ra đời được xem như là “Văn Miếu Quốc Tử Giám” của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc.
Văn Miếu Môn (Cổng Văn miếu) Với kết cấu lầu gác, đây là lối đi chính dẫn vào khu thờ tự bên trong. Nhà Bia với bài văn bia do giáo sư – anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, gồm 8 phần, mỗi phần gồm 10 câu, được khắc trên hai mặt bia đá. Khái quát truyền thống văn hóa, giáo dục của dân tộc và của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, thể hiện khát vọng của nhân dân Đồng Nai trong kỷ nguyên mới.
Khuê Văn Các – gác vẻ đẹp ngôi sao Khuê ngôi sao chủ đạo trong bầu trời văn học. Thiên Quang Tỉnh (Giếng ánh sáng mặt trời) được xây dựng theo kết cấu hình vuông. Đại Thành Môn – lớp cổng của sự thành đạt lớn lao. Các nho sĩ ngày xưa khi đi thi đạt được trình độ học vấn uyên thâm thì sẽ được bước qua lớp cổng Đại Thành này vào khu thờ tự bên trong.
Đức Khổng Tử là người khai sáng ra Nho giáo và Nho học. Ngày nay, Trung tâm Văn miếu Trấn Biên cũng đưa vào thờ Khổng Tử ở vị trí trang trọng từ ngoài vào nhằm thể hiện hơn nữa tinh thần tôn sư trọng đạo, tôn trọng tri thức. Bái Đường (Nhà thờ chính) được xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch, trên các cột nhà treo đôi liễn đối. Gian trung tâm thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Sau lưng tượng thờ Chủ tịch là hình ảnh Trống đồng Ngọc Lũ biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.
Gian bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm,Lê Quí Đôn..Gian bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu. Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt.
Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống không những là nơi tổ chức các buổi họp mặt, tọa đàm giới thiệu và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và các hoạt động sinh hoạt văn hóa khác mà còn là nơi trưng bày triển lãm tranh ảnh, tư liệu về Văn Miếu Trấn Biên.
Ngày 18 tháng 8 năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định về việc xếp hạng cấp Quốc gia di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa, khẳng định vị thế của Văn miếu Trấn Biên trong đời sống tinh thần của người dân Đồng Nai và vùng đất Nam bộ.
Với chức năng là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía Nam nói chung thông qua rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức hàng năm.
Với vị thế và tầm quan trọng nhất định trong sinh hoạt văn hóa của tỉnh Đồng Nai, Văn Miếu Trấn Biên đang nỗ lực không ngừng để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ở Đồng Nai. Hoạt động của Văn Miếu Trấn Biên hướng đến việc gắn kết chặt chẽ trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh Đồng Nai trong định hướng phát triển văn hóa – du lịch trong tương lai.
Còn thêm gợi ý ☘ Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 10 ☘ 15 Mẫu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Đặc Sắc – Mẫu 7
Tham khảo bài văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên đặc sắc sẽ mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị khi tìm hiểu về di tích lịch sử này.
Văn miếu Trấn Biên là “Văn miếu” đầu tiên được xây dựng (xây năm 1715) tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và là nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi đẹp đẽ này tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất ấy đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố. Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đây là “Văn miếu” đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ghi: “Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lai, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa)”.
Và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt…Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo… Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn….
Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ… Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò. ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa).
Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu, “giữa làm Đại Thành điện và Đại Thành môn, phía Đông làm Thần miếu, phía Tây làm Dục Thánh từ, trước xây tường ngang, phía tả có cửa Kim Thanh, phía hữu có cửa Ngọc Chấn, chính giữa sân trước dựng Khuê Văn các treo trống chuông trên đấy, phía tả có Sùng Văn đường, phía hữu có Duy Lễ đường.
Chu vi bốn mặt ngoài xây thành vuông, mặt tiền làm cửa Văn miếu, phía tả phía hữu có cửa Nghi môn, rường cột chạm trổ, quy chế tinh xảo, đồ thờ có những thần bái, khám vàng, ve chén và đồ phủ quỹ biên đậu đều chỉnh nhã tinh khiết” (theo Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí).
Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852). Sau khi hoàn thành văn miếu có quy mô lớn hơn trước: “Văn miếu chính đường và tiền đường đều 5 gian, lại dựng thêm 2 dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy 5 gian, đền Khải Thánh, chính đường và tiền đường đều 3 gian, một tòa cửa giữa 3 gian, một tòa cửa trước 1 gian, một tòa kho đồ thờ 3 gian, một tòa Khuê Văn các 2 tầng, ba gian hai chái; phía trước, biển “Đại Thành điện” đổi làm “Văn miếu điện” và “Khải Thánh điện” đổi làm “Khải Thánh từ”
Ngày 9 tháng 12 năm 1998, một công trình mới mang tên Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền văn miếu cũ tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long. Công trình được khánh thành vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002) với tổng diện tích gần 5 ha, trong đó khu trung tâm rộng khoảng 2 ha.
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai.
Gửi tặng bạn 💕 Kể Về Một Cuộc Đi Thăm Di Tích Lịch Sử 💕 15 Bài Văn Hay
Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Để làm phong phú hơn ý văn và những kiến thức của mình, tham khảo bài mẫu thuyết minh về văn miếu Trấn Biên học sinh giỏi dưới đây:
Được xây dựng năm 1715, Văn Miếu Trấn Biên gắn liền với công cuộc mở cõi về phương Nam. Đây là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng ở Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn.
Văn Miếu Trấn Biên hiện tọa lại tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Lịch sử Văn Miếu Trấn Biên gắn liền với công cuộc mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý xứ Đồng Nai và sáp nhập vùng đất này vào nước Việt. 17 năm sau, tức năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây Văn Miếu Trấn Biên, để thể hiện tư tưởng tôn vinh Nho giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài và tiếp nối truyền thống văn hóa của người Việt ở phương Nam.
Công trình đã có hai lần trùng tu lớn là năm 1794 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, và năm 1852 thời vua Tự Đức. Năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa và đã phá bỏ công trình này. Mãi tới năm 1998 – kỷ niệm 300 năm thành lập và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai; Văn Miếu Trấn Biên mới được phục dựng trên nền đất cũ có diện tích khoảng 5 ha, trong đó khu thờ chính rộng 2 ha và hoàn thành xây dựng sau 4 năm.
Văn Miếu Trấn Biên được phục dựng theo các tư liệu cổ như Đại Nam Nhất Thống Chí, Gia Định Thành Thông Chí. Các hạng mục công trình được xây đối xứng theo một trục thần đạo; lần lượt từ ngoài vào là Văn Miếu Môn, nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, Đại Thành Môn, tượng Khổng Tử, sân hành lễ, Nhà thờ chính. Hai bên có các nhà tả – hữu là nhà Đề danh – nhà truyền thống, Thư khố – Văn vật khố. Công trình được xây với vật liệu mới nhưng vẫn tuân theo phong cách truyền thống.
Khuê Văn Các là một lầu cao 2 tầng với 3 tầng mái; có cầu thang đi lên. Ở trên Khuê Văn Các có thể ngắm toàn cảnh quần thể công trình. Ô cửa tròn tượng trưng cho sao Khuê (tương tự Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội) đã được tái hiện ở Văn Miếu Trấn Biên. Phía sau Khuê Văn Các là một hồ rộng có tên Tịnh Quang. Các công trình ở đây đều được lợp ngói thanh lưu ly (ngói men màu xanh ngọc). Các công trình có bố cục hài hòa. Xen giữa các công trình là cây xanh lấy bóng mát và nhiều loại cây cảnh, cùng mặt nước tạo nên một không gian thoáng đãng.
Tiếp theo, sau hồ Tịnh Quang là Đại Thành Môn. Đây là một hạng mục kiến trúc đặc trưng của các Văn Miếu, dẫn vào khu thờ chính. Đại Thành Môn có kiến trúc kiểu tam quan, mái ngói; hai phía có tường gạch hoa. Sau Đại Thành Môn là tượng Khổng Tử – ông tổ của Nho giáo, đặt dưới một kiến trúc có mái, tiếp theo là sân hành lễ và nhà thờ chính. Nhà thờ chính là một kiến trúc 7 gian, hai chái với 3 tầng mái; có nhiều chi tiết đậm tính dân tộc, bên trong cột, kèo và các bao lam, hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng.
Gian chính giữa nhà thờ là nơi thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian bên trái là nơi đặt bài vị và thờ tự những danh nhân văn hóa gắn liền với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và Nam Bộ xưa; bên phải là nơi đặt bài vị và thờ tự danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Phía trước hai bên nhà thờ chính là: Văn vật khố (nơi trưng bày 4 làng nghề truyền thống của Biên Hòa – Đồng Nai: nghề đồng, nghề mộc, nghề đá, nghề gốm); đăng đối với Văn vật khố là Thư khố – nơi trưng bày các thư tịch cổ, các tài liệu, sách báo… viết về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai xưa và nay.
Văn Miếu Trấn Biên là một địa chỉ văn hóa đặc biệt ở Biên Hòa (Đồng Nai). Với không gian thoáng đãng và kiến trúc đặc sắc, đậm truyền thống văn hóa, hiếu học; nơi đây là điểm tổ chức nhiều sự kiện của địa phương như lễ Tết thầy cho học sinh, lễ hội hoa xuân, lễ hội báo xuân, lễ hội thơ, lễ báo công, lễ viếng tiền nhân… Đây là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị truyền thống, là nơi tưởng nhớ tổ tiên của người Việt ở phương Nam.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Bài Văn Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Sinh Động – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên sinh động sẽ giúp bạn đọc luyện tập cách hành văn giàu hình ảnh và cách diễn đạt khéo léo, ấn tượng.
Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở Đàng Trong, dưới thời các chúa Nguyễn. Đây là một trung tâm văn hóa – giáo dục quan trọng, ghi dấu quá trình di dân, mở cõi của người Việt ở phương Nam.
Văn miếu Trấn Biên tọa lạc tại phường Bửu Long (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), có lịch sử gắn liền với công cuộc mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý xứ Đồng Nai và sáp nhập vùng đất này vào nước Việt. Năm 1715, Văn miếu Trấn Biên được xây dựng để tôn vinh Nho giáo và tiếp nối truyền thống văn hóa của người Việt ở phương Nam. Đây là Văn miếu đầu tiên ở xứ Đàng Trong.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, công trình nằm trên địa thế đẹp: “Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn. Bên trong rường cột chạm trổ tinh xảo…”. Hằng năm chúa Nguyễn Phúc Ánh thường đích thân đến đây để hành lễ vào mùa xuân và mùa thu. Từ khi chúa lên ngôi ở Huế (năm 1802), quan tổng trấn thành Gia Định thay mặt vua, cùng trấn quan Biên Hòa và quan đốc học hành lễ.
Bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Đến đời vua Minh Mạng, trường học này được di dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa). Như vậy, ngoài vai trò thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa và Nam Bộ xưa, trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824.
Năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa và phá bỏ công trình này. Năm 1998, nhân kỷ niệm 300 năm thành lập và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, Văn miếu Trấn Biên được phục dựng trên nền đất cũ, có diện tích khoảng 5ha, trong đó, khu thờ chính rộng 2ha, được phục dựng theo các tư liệu cổ.
Các hạng mục công trình được xây đối xứng theo một trục thần đạo; lần lượt từ ngoài vào là Văn Miếu môn, nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, Đại Thành môn, tượng Khổng Tử, sân hành lễ, Bái đường. Hai bên có các nhà tả – hữu là nhà Đề danh, Văn vật khố, Thư khố… Kiến trúc các hạng mục được thiết kế theo phong cách của thời Nguyễn, có sự tham khảo kiến trúc Văn miếu cổ trên cả nước, đặc biệt là Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội. Các công trình vẫn tuân theo phong cách truyền thống, tất cả đều lợp ngói thanh lưu ly (ngói men xanh ngọc).
Trong các hạng mục, đáng chú ý có Khuê Văn Các được mô phỏng theo Khuê Văn Các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám của Hà Nội với ô cửa tròn tượng trưng cho sao Khuê. Bái đường (nhà thờ chính) là một kiến trúc 7 gian, hai chái với 3 tầng mái. Đây là nơi thờ tự những danh nhân văn hóa Việt Nam. Phía trước là sân rộng để hành lễ và tổ chức các sự kiện văn hóa.
Gian chính giữa nhà thờ chính là nơi thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian bên trái đặt bài vị những danh nhân văn hóa gắn liền với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và Nam Bộ xưa như Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa; bên phải là nơi thờ các danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam gồm Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du. Hai bên hồi nhà có đặt chiêng và trống, bia Tiến sĩ khoa thi 1442…
Đặc biệt, nơi đây có đặt tủ thờ 18kg đất và 18 lít nước lấy từ di tích Đền Hùng (Phú Thọ) – biểu trưng cội nguồn dân tộc Việt… Phía trước hai bên nhà thờ chính là Văn vật khố (nơi trưng bày 4 làng nghề truyền thống của Biên Hòa – Đồng Nai gồm nghề đồng, nghề mộc, nghề đá, nghề gốm) và Thư khố – nơi trưng bày các thư tịch cổ, tài liệu về lịch sử, văn hóa của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
20 năm qua, Văn miếu Trấn Biên đã trở thành thiết chế văn hóa đặc biệt, không chỉ là nơi tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng nhân tài, mà còn là nơi tôn vinh các cá nhân, tập thể đã đóng góp tích cực cho quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt như vậy, Văn miếu Trấn Biên ngày càng khẳng định sức hấp dẫn của một điểm đến quan trọng trong hành trình thăm thành phố Biên Hòa của du khách.
Mời bạn đón đọc 🌜 Tả Cảnh Đẹp Đất Nước 🌜 15 Bài Văn Tả Hay Điểm 10
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Ý Nghĩa – Mẫu 10
Bài văn mẫu thuyết minh về văn miếu Trấn Biên ý nghĩa sẽ đưa bạn đọc cùng khám phá những nét đặc trưng về lịch sử hình thành và những giá trị lịch sử của địa danh này.
Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) được chúa Nguyễn Phúc Chu xây dựng năm 1715, với mục đích là nơi lưu giữ, tôn vinh, bảo tồn nét văn hoá, giáo dục của dân tộc. Đồng thời, Văn miếu đề cao Nho giáo và tôn vinh các danh nhân văn hóa đất Việt. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại miền Nam, trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế.
Từ thuở sơ khai, văn miếu Trấn Biên được xem như là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa nói riêng và khu vực Nam bộ nói chung. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, hào khí dân tộc và văn hóa của người Việt ở đất phương Nam. Theo ban quản lý văn miếu Trấn Biên, năm 1698, khi Chưởng cơ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất ấy đã khá trù phú, có thương cảng sầm uất là Cù lao Phố.
Với mong muốn xây dựng một nơi để bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của người Việt, năm Ất Mùi 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu lệnh cho Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chán h (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Kể từ khi xây dựng văn miếu, mỗi năm chúa Nguyễn đều đến đây 2 lần để hành lễ vào mùa xuân và mùa thu. Từ sau năm 1802, ông lên ngôi ở Huế, nên quan tổng trấn thành Gia Định cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ thay ông.
Vào năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa và thực hiện chính sách ngu dân, thống trị lâu dài nên đã tàn phá văn miếu Trấn Biên. Năm 1998, tỉnh Đồng Nai đã khôi phục lại Văn miếu Trấn Biên trên nền văn miếu cũ với diện tích gần 2 ha. Đến năm 2002, Văn miếu Trấn Biên lại được mở rộng, xây dựng thêm nhiều hạng mục có tổng diện tích 15 ha và trở nên khang trang, hoành tráng như hiện nay.
Cũng giống kiến trúc Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Văn miếu Trấn Biên được xây dựng gồm nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ… Ngay từ cổng chính đi vào, lần lượt là nhà Bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính. Ở nhà bia, tấm bia đá kiên cố được khắc bài văn “Trấn Biên – Đồng Nai rạng rỡ ngàn năm văn hiến” do Giáo sư – Anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn.
Bài văn có 8 phần, mỗi phần gồm 10 câu, khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của dân tộc và của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Trong đó, bài văn nói về việc xây dựng văn miếu Trấn Biên, cũng như tinh thần hiếu học được khắc hoạ:
“Xây cao văn miếu, tiếp thu thành tựu Bắc Nam
Mở rộng học đường, khai thác tinh hoa kim cổ
Đạo làm người: tích trí, tu nhân
Phép giữ nước: sùng văn, trọng võ
Tinh thần Đại Việt toả sáng nơi đây
Hào khí Đồng Nai dâng cao từ đó”
Theo giải thích của ban quản lý Văn miếu Trấn Biên, tên gọi các nhà ở Văn miếu đều mang ý nghĩa về học thuật. Khuê Văn Các là vẻ đẹp sao Khuê – ngôi sao chủ đạo trong bầu trời văn học; Thiên Quang Tỉnh nghĩa là giếng ánh sáng mặt trời; Đại Thành Môn chính là lớp cổng của sự thành đạt. Ngày xưa, các Nho sĩ đi thi đạt trình độ học vấn uyên thâm sẽ được bước qua lớp cổng Đại Thành này để vào khu thờ tự bên trong.
Ngoài ra, để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo vì Khổng Tử là người khai sáng ra Nho giáo và Nho học, văn miếu Trấn Biên thờ Khổng Tử ở vị trí trang trọng trước nhà thờ chính. Sau nhà thờ Khổng Tử là một khoảng sân rộng, được gọi là sân Đại bái. Trước đây, Đại bái là nơi là diễn ra các buổi lễ quan trọng của Văn miếu Trấn Biên. Ngày nay, khoảng sân này được dùng để tổ chức tuyên dương, khen thưởng, báo công những thành tích đặc biệt trên các lĩnh vực mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai đạt được, nhất là về lĩnh vực văn hóa – giáo dục.
Bái Đường (nhà thờ chính) được xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái theo kiến trúc cổ, được sơn son thếp vàng, nền lát gạch, trên các cột nhà treo đôi liễn đối. Ngay giữa trung tâm, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt thờ trang trọng. Phía sau lưng tượng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ – biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam và Quốc tổ Hùng Vương.
Đối xứng hai bên tượng thờ Bác Hồ là bàn thờ phụng các danh nhân văn hóa dân tộc như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn;.Danh nhân vùng đất Nam Bộ như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu.
Tại gian thờ này còn trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng (Phú Thọ), biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt và nhiều vật phẩm được tặng từ Văn miếu Quốc Tử Giám như: Trống hội Thăng Long (một trong 990 chiếc trống đã được gióng lên trong lễ hội 990 năm Thăng Long – Hà Nội), Văn bia tiến sỹ… Ngoài ra, nơi đây còn có khu sinh hoạt truyền thống để tổ chức các buổi họp mặt, tọa đàm giới thiệu và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai cũng như các hoạt động sinh hoạt văn hóa khác.
Không chỉ chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử, Văn miếu Trấn Biên còn là một công trình đặc sắc về nghệ thuật, kiến trúc với phong cảnh thoáng mát, vừa cổ kính vừa trang nhã nên thu hút động đảo nhiều tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tới tham quan, tìm hiểu; được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, các đoàn ngoại giao và các đoàn khách quốc tế tới thăm.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Ô Nhiễm Môi Trường, Bảo Vệ Môi Trường 🍀 Các Bài Văn Ấn Tượng
Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Ngắn Hay – Mẫu 11
Tham khảo cách diễn đạt ngắn gọn, hàm súc với bài văn mẫu thuyết minh về văn miếu Trấn Biên ngắn hay sau đây:
Kể từ khi xây dựng vào năm 1715, Văn Miếu Trấn Biên (Biên Hòa – Đồng Nai) đã trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của xứ Đàng Trong trong thời kỳ phong kiến. Ngày nay, Văn Miếu Trấn Biên là một địa điểm du lịch lý thú để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt xưa trên bước đường khai phá vùng đất phương Nam.
Năm 1715, sau khi lập nên dinh Trấn Biên, nhằm có nơi để bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục của dân tộc Việt trên vùng đất mới, Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) đã sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn Miếu Trấn Biên. Đây chính là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả Văn Miếu Huế (1808).
Sách Đại Nam nhất thống chí, bộ sách dư địa chí Việt Nam viết bằng chữ Hán, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào thời vua Tự Đức, có viết: “Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp, phía Nam trông ra sông Phước Giang, phía Bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt. Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo…”.
Vào năm 1794, Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu và mở rộng quy mô với nhiều hạng mục: Đại thành điện, Đại thành môn, Thần miếu, Dục Thánh từ, Khuê Văn các, Dụng lễ đường, Sùng văn đường… Trước khi lên ngôi năm 1802, hàng năm chúa Nguyễn Phúc Ánh đều đến Văn Miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng thời gian sau đó, quan Tổng trấn thành Gia Định đã thay mặt vua, cùng với Trấn quan Biên Hòa và quan Đốc học đến hành lễ.
Cùng với những biến động của lịch sử, Văn Miếu Trấn Biên phải trải qua nhiều lần trùng tu. Đến năm 1998, nhân kỷ niệm Biên Hòa 300 năm hình thành và phát triển, Văn Miếu Trấn Biên đã được khởi công khôi phục lại trên nền đất cũ. Sau khi xây dựng hoàn thiện vào năm 2002, Văn Miếu Trấn Biên trở thành một tổng thể kiến trúc – nghệ thuật uy nghi, đẹp đẽ thuộc phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa (Đồng Nai).
Đến Văn Miếu Trấn Biên, du khách sẽ được tham quan các hạng mục như: Nhà Bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính. Thông qua bài văn bia khắc trên hai mặt đá của Giáo sư – Anh hùng Lao động Vũ Khiêu biên soạn, du khách sẽ hiểu khái quát được truyền thống văn hóa, giáo dục của dân tộc và của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
Văn Miếu Trấn Biên đặt gian trung tâm để thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa Thế giới. Sau lưng tượng thờ Chủ tịch là hình ảnh Trống đồng Ngọc Lũ, biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam. Phía gian bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn… Gian bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu.
Mỗi năm, Văn Miếu Trấn Biên đón hàng trăm nghìn lượt khách tham quan. Tại đây, cũng diễn ra các hoạt động có ý nghĩa như: Lễ viếng các bậc tiền nhân, Lễ báo công, Tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, các hoạt động lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Luyện Viết – Mẫu 12
Bài văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn nuôi dưỡng niềm tự hào đối với quê hương, đất nước mình.
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về ”.
Câu hò mượt mà thấm đẫm tình quê ấy khiến ai nghe qua cũng đều muốn được một lần đặt chân đến Đồng Nai.
Về Đồng Nai, sẽ là thiếu sót nếu không đến thăm một trong những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa, giáo dục và lịch sử mà những người con của vùng đất này luôn tự hào, đó là Văn Miếu Trấn Biên. Theo xa lộ Hà Nội, từ TP.HCM đi ra khoảng hơn 30 km, đến Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, rồi theo tỉnh lộ 24, đến Bửu Long, rẽ vào 200m, xa xa thấp thoáng sau những rặng tre xanh mướt là những mái vòm cong vút nằm ẩn mình giữa khung cảnh yên tĩnh. Đó là Văn Miếu Trấn Biên. Nếu như đất bắc có Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì trong nam có Văn Miếu Trấn Biên nêu cao tinh thần hiếu học, khí phách của người Nam bộ.
Theo sử sách, năm 1698 khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Đồng Nai, vùng đất này đã khá trù phú với thương cảng Cù Lao Phố sầm uất. Dưới sông, thuyền bè tấp nập, còn trên bờ là hoạt động buôn bán khá nhộn nhịp. Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc, năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn Miếu Trấn Biên.
Sự thăng trầm của lịch sử vùng đất Nam bộ đã in hằn lên số phận của Văn Miếu Trấn Biên. Công trình này bị giặc Pháp đốt phá khi đánh chiếm Biên Hòa năm 1861. Sau 146 năm tồn tại, văn miếu đầu tiên ở Nam bộ bị hủy hoại dưới tay thực dân. Đến năm 1998, văn miếu mới được khôi phục lại và hoàn thành vào năm 2002 nhân kỷ niệm 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai.
Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Đứng trên Khuê Văn các, du khách có thể thấy toàn cảnh bức tranh Văn Miếu Trấn Biên. Trước cổng tam quan là hồ Tịnh Quang nước trong vắt có thể nhìn rõ từng đàn cá đủ sắc màu tung tăng bơi lội. Phóng tầm mắt ra xa là những hàng cây xanh tỏa bóng mát quanh năm, những luống hoa khoe sắc…
Qua nhà bia thứ hai là nhà thờ chính, được xây dựng theo kiến trúc cổ và đặc biệt nổi bật nhất là biểu tượng trống đồng gắn trên tường tượng trưng cho hồn dân tộc. Bên trái nhà thờ chính thờ các danh nhân văn hóa của Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn… Bên phải thờ các danh nhân làm rạng rỡ xứ Đàng Trong như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông…
Ngoài việc thờ phụng các danh nhân văn hóa, ngày nay Văn Miếu Trấn Biên còn là nơi tổ chức lễ báo công, tuyên dương nhân tài trên các lĩnh vực, đồng thời cũng là địa điểm tổ chức các hoạt động tôn vinh các giá trị văn hóa, giáo dục mang tính truyền thống. Vào mùng 3 tết âm lịch hằng năm, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong khu vực hội tụ về đây dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng tri ân đến các bậc hiền nhân cũng như bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo.
Đượm nét cổ kính, cảnh quan đẹp, lại nằm gần kề khu du lịch Bửu Long nên Văn Miếu Trấn Biên mỗi ngày đón một lượng lớn khách tham quan. Đặc biệt không biết tự khi nào, nơi đây đã trở thành địa điểm lý tưởng cho những đôi uyên ương với mong muốn ghi lại những hình ảnh của một thời hạnh phúc nhất trong đời.
Đón đọc tuyển tập 🌟 Bài Văn Tả Cảnh Đẹp Quê Hương 🌟 15 Bài Điểm 10
Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Đơn Giản – Mẫu 13
Bài văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên đơn giản với cách viết ngắn gọn, súc tích sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.
Vào đời vua Hiển Tông năm Ất Vị thứ 25 (tức năm 1715), Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức chọn thôn Bình Thành và thôn Tân Lại, tổng Phước Vĩnh (nay là phường Bửu Long, TP Biên Hòa) để xây dựng văn miếu Trấn Biên, có vai trò như một trung tâm văn hóa – giáo dục của vùng đất này.
Ngày nay, dấu vết cũ không còn, dựa vào thư tịch cổ, các nhà khoa học, cùng với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã xác định nơi có đặc điểm giống như miêu tả trong sách của Trịnh Hoài Đức. Đó là khu vực hồ Long Vân, thuộc Khu du lịch Bửu Long, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Quần thể công trình Văn miếu Trấn Biên có diện tích xây dựng gần 20.000 mét vuông (2 ha), nằm trên khu đất cao.
Vì Văn miếu Trấn Biên là công trình kiến trúc vừa có ý nghĩa hiện đại, vừa mang dấu ấn lịch sử truyền thống, nên khi quan điểm thiết kế, mà trước hết là quan điểm lựa chọn thế đất có sự kết hợp giữa quan niệm cũ và quan niệm mới. Theo quan niệm kiến trúc xưa, các công trình xây dựng đều tuân theo nguyên tắc nhất định phù hợp với thế của đất và trời, tạo thành thể tống nhất Thiên – Địa – Nhân hòa hợp. Nguyên tắc này khiến cho nơi cư trú hoặc thờ phụng của con người tận dụng được tối đa những yếu tố thuận lợi của tự nhiên và hạn chế tối thiểu những tác động xấu của thiên nhiên, thời khí.
Văn Miếu Trấn Biên được tỉnh Đồng Nai xây dựng lại năm 1998 dựa trên kiến trúc và nền đất cũ với tổng diện tích trên 9 héc ta. Văn miếu Trấn Biên là một quần thể kiến trúc tập hợp nhiều công trình. Mỗi một công trình vừa là thành tố của cả quần thể, vừa có chức năng riêng. Văn Miếu Trấn Biên bắt đầu từ Văn Miếu Môn, lần lượt là nhà Bia, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và sau cùng là Điện thờ chính (Bái đường).
Bái đường được chia làm năm gian. Gian chính đặt bàn thờ Bác Hồ, phía sau tượng Bác là hình ảnh Trống đồng Ngọc Lũ biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Gian bên trái là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn… Gian bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Đình Chiểu…
Tại Văn Miếu Trấn Biên còn có Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Việc bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử có ý nghĩa sâu sắc như Văn Miếu Trấn Biên là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa, khẳng định vị thế của Văn Miếu Trấn Biên trong đời sống tinh thần của người dân Đồng Nai và người dân cả nước.
Tìm hiểu nhiều hơn 💧 Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Truyền Thống 💧 15 Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Lớp 8 – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh về văn miếu Trấn Biên lớp 8 sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý và ý tưởng hay để thực hiện bài viết của mình.
Văn miếu Trấn Biên xây năm 1715, là Văn miếu đầu tiên được xây dựng ở xứ Đàng Trong, hiện nay nằm ở phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai. Năm 1715, sau 17 năm sáp nhập vùng đất địa đầu Nam Bộ vào lãnh thổ nước Việt, chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng Văn miếu Trấn Biên, góp phần tiếp nối mạch nguồn văn hóa, truyền thống trọng học của dân tộc Việt Nam trên mảnh đất Nam Bộ.
Văn miếu có 2 lần trung tu lớn là năm 1794 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, và năm 1852 thời vua Tự Đức thứ 5. Đến năm 1998, nhân dịp kỷ niệm kỷ 300 năm thành lập và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, Văn miếu được phục dựng lại vị trí cũ và hoàn thành 4 năm sau đó, nhằm tôn vinh các danh nhân văn hóa tiêu biểu dưới hình thức tín ngưỡng dân gian truyền thống. Vị trí của Văn miếu hiện ở phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long.
Khu thờ tự chính của Văn miếu rộng 2 ha. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng Tam Quan, nhà bia Khổng Tử và khu thờ chính. Xung quanh còn có nhà truyền thống, thư khố, văn vật khố chứa đựng nhiều hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Văn miếu Trấn Biên được phục dựng lại từ những tư liệu cổ, những mô tả trong Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí. Kiến trúc của khuôn viên được thiết kế theo kiến trúc thời Nguyễn và tham khảo kiến trúc văn miếu cổ trên cả nước, trong đó có Quốc Tử Giám ở Hà Nội. Nhìn từ trên cao công trình nổi bật với màu ngói lưu ly xanh ngọc bằng gốm tráng men.
Trong khu thờ chính, gian trung tâm thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Gian bên trái thờ các vị danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam gồm: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du. Gian bên phải thờ những danh nhân văn hóa gắn liền với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và Nam Bộ xưa: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa.
Trong gian thờ tự còn có các hiện vật mang tính gắn kết, nối tiếp mạch nguồn dân tộc như: Văn bia Tiến sĩ khoa thi 1442 (phục chế), Trống hội Thăng Long, Tủ thờ 18 ký đất và 18 ký nước lấy từ Đền Hùng…
Với không gian thoáng đãng, xanh mát và mang đậm giá trị truyền thống hiếu học của dân tộc, mỗi năm Văn miếu Trấn Biên đón khoảng 300.000 lượt khách tham quan. Vào lễ Tết, nơi này thường tổ chức Tết Thầy cho các em học sinh, lễ hội hoa xuân, hội báo xuân tỉnh Đồng Nai cùng nhiều hoạt động về nguồn, tưởng nhớ tổ tiên, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thời đại mới.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Thuyết Minh Về Văn Miếu Trấn Biên Lớp 9 – Mẫu 15
Dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về văn miếu Trấn Biên lớp 9 giúp các em học sinh có thêm những góc nhìn mới mẻ, độc đáo khi giới thiệu về di tích này.
Văn Miếu Trấn Biên là một địa chỉ văn hóa đặc biệt ở TP Biên Hòa (Đồng Nai). Trải qua hơn 300 năm tồn tại, nơi đây bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hoá dân tộc, qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho các thế hệ.
Cách nay hơn 300 năm, Văn miếu Trấn Biên đã được Chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng tại thôn Tân Lại, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa) với ý nghĩa nối tiếp, kế thừa truyền thống văn hiến Thăng Long – Hà Nội gắn liền với sự nghiệp mở mang bờ cõi của dân tộc. Văn miếu Trấn Biên được xem là biểu tượng văn hóa – lịch sử, mạch nguồn kết nối các giá trị văn hóa của vùng đất Trấn Biên xưa – Biên Hòa nay.
Kể từ khi xây dựng (năm 1715), Văn miếu Trấn Biên được trùng tu hai lần vào năm 1794 và 1852 với quy mô lần sau lớn hơn lần trước. Năm 1861, sau khi chiếm Nam kỳ, thực dân Pháp đã phá hủy hoàn toàn Văn miếu Trấn Biên nhằm hủy hoại một biểu trưng về văn hóa của xứ Đồng Nai nói riêng và phương Nam nói chung. Đến năm 1998, nhân kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, Văn Miếu Trấn Biên mới được phục dựng trên nền đất cũ có diện tích khoảng 5ha. Từ đây khu di tích này trở thành một thiết chế văn hóa tâm linh, nơi báo công, tuyên dương những giá trị văn hóa, khoa học, giáo dục…của Đồng Nai.
Văn miếu Trấn Biên dành nơi trang trọng nhất trong Nhà bái đường thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian bên trái là nơi đặt bài vị và thờ tự những danh nhân văn hóa gắn liền với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và Nam bộ xưa. Gian bên phải là nơi đặt bài vị và thờ tự danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2014, tỉnh Đồng Nai có chủ trương xây dựng Vườn tượng Danh nhân văn hóa Trấn Biên. Bằng nguồn xã hội hóa, đã có 13 tượng danh nhân thực hiện, các tượng được chế tác trên chất liệu đá xanh Bửu Long và 1 bức phù điêu của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, ngày 18-8-2016 Bộ VH-TTDL đã công nhận di tích cấp quốc gia Văn miếu Trấn Biên. Như vậy, tính đến tháng 8-2021, tỉnh Đồng Nai đã có 62 di tích được xếp hạng với nhiều loại hình như lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, danh lam thắng cảnh. Trong đó có 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 29 cấp quốc gia và 31 di tích cấp tỉnh.
Trải qua thời gian với sự tác động của thiên nhiên khiến nhiều hạng mục của di tích Quốc gia Văn miếu Trấn Biên hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng cần được trùng tu, tôn tạo. Trong đó, hạng mục Nhà truyền thống đang bị bong tróc lớp vữa áo, gây nguy hiểm cho người tham quan bên trong. Nền gạch ở Nhà bái đường sụt lún nghiêm trọng, nhiều viên gạch lát nền đã bị vỡ. Hạng mục Khuê Văn của Văn miếu Trấn Biên hiện cũng bị ngấm nước mưa thấm dột xuống tầng dưới. Tại Nhà đề danh, nền móng có hiện tượng sụt lún, khối ốp móng bị tách rời nền móng.
Trong thời điểm giãn cách xã hội, các di tích không tổ chức các sinh hoạt để phòng, chống dịch Covid-19 nhưng Văn miếu Trấn Biên duy trì một số hoạt động vệ sinh, chỉnh trang cảnh quan, cây xanh trong khuôn viên. Chờ khi dịch cơ bản được khống chế, Văn miếu sẽ tiếp tục các hoạt động, sự kiện nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, nhất là vào các dịp lễ, Tết; tăng cường kết nối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn cũng như áp dụng công nghệ trong việc kể câu chuyện di sản… Qua đó, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Văn Miếu Trấn Biên mang nhiều giá trị, ý nghĩa về văn hóa, giáo dục, lịch sử nên thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng là biểu tượng cho truyền thống học tập, nơi thờ các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là nơi phụng thờ hào khí, văn hóa của người Việt phương Nam.
Gửi đến bạn 🍃 Thuyết Minh Về Loài Hoa Ngày Tết 🍃 15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất