Thuyết Minh Về Chiếc Compa ❤️️ 21+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Các Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chiếc Compa Của Em Hay Nhất.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Compa
Trước khi đi vào diễn đạt các ý văn thì bạn nên tham khảo dàn ý thuyết minh về chiếc compa chi tiết sau đây, nó sẽ giúp bạn triển khai bài văn đầy đủ ý nhất.
I. Mở bài: Giới thiệu cây compa -Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay.
II. Thân bài:
- Nguồn gốc: do Galilée phát minh vào cuối thế kỷ 16, nhưng ý tưởng về nó cũng như một số ứng dụng của nó có thể có từ trước đó. Chiếc đầu tiên có thể đã do Guidobaldo del Monte, bạn của Galilée, làm vào năm 1658.
- Cấu tạo: Compa gồm có 3 phần: Phần đầu, chân quay, chân trụ. Giữa 2 chân có một bảng chia độ hình vòng cung dùng để đo bán kính đường tròn hoặc độ dài của đoạn thẳng. Phần chân gồm có một chân bằng kim loại đầu nhọn để cố định tâm đường tròn khi vẽ, chân kia được gắn với một cây bút chì để vẽ vòng tròn.
- Công dụng: Vẽ đường tròn trong toán học, công nghệ, địa lý, mỹ thuật
III. Kết bài: Chiếc compa là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một dụng cụ thông dụng, giá thành rẻ
Giới Thiệu Về Cây Compa Đơn Giản – Bài 1
Đầu tiên thì mời bạn tham khảo bài giới thiệu về cây compa đơn giản được scr.vn chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.
Com-pa (từ chữ Compas trong tiếng Pháp) là một dụng cụ vẽ kỹ thuật có thể được sử dụng để vẽ hình tròn, đường tròn hoặc vòng cung. Com-pa có thể được sử dụng cho toán học, soạn thảo bản vẽ, định vị, để đo khoảng cách, đặc biệt trên bản đồ và các mục đích khác.
Trước thời kỳ máy vi tính cá nhân trở nên phổ biến, com-pa và các công cụ khác để vẽ tay thường được đóng gói thành một bộ, với các bộ phận thay thế cho nhau. Ngày nay, những thao tác này thường được thay thế bằng máy vi tính cùng các chương trình thiết kế với máy tính hỗ trợ, vì vậy các dụng cụ vật lý này chủ yếu phục vụ cho mục đích giáo khoa trong giảng dạy về hình học, vẽ kỹ thuật,…
Việc phát minh ra compa đo tỷ lệ được cho là do Galilée phát minh vào cuối thế kỷ 16, nhưng ý tưởng về nó cũng như một số ứng dụng của nó có thể có từ trước đó. Chiếc đầu tiên có thể đã do Guidobaldo del Monte, bạn của Galilée, làm vào năm 1658.
Compas đo tỷ lệ có ở trong các túi đồ dùng toán học bên cạnh những dụng cụ đo, vẽ: compas có mũi nhọn, thước, êke và thước đo độ. Nếu nó chỉ là một toán đồ hơn là một dụng cụ tính toán thật sự thì nó vẫn cho phép giải một số bài toán hình học thực tiễn hoặc một số bài toán liên quan đến việc sử dụng các kim loại mà không cần một tính toán nào, và là một dụng cụ hết sức tài tình và có ích.
Compas đo tỷ lệ, được sử dụng rất phổ biến, sau khi xuất hiện được vài năm, đã gợi ý cho Edmond Gunter phát minh ra thước tính. Compas đo tỷ lệ đã là một trong những dụng cụ được sử dụng nhiều nhất cho đến cuối thế kỷ 19. Nó đã được chế tạo ở Anh, Pháp và Ý.
Mời bạn xem thêm❤️️ Thuyết Minh Về Cây Bút Máy ❤️️ 15 bài văn mẫu hay
Bài Thuyết Minh Về Chiếc Compa Ngắn Gọn – Bài 2
Tiếp tục chia sẻ cho bạn đọc một bài thuyết minh về chiếc compa ngắn gọn, súc tích.
Compa là một dụng cụ học tập hữu ích giúp người học sinh vẽ hình tròn trong một số môn học như toán, địa, vẽ, công nghệ…
Cấu tạo của compa của compa gồm 3 phần cụ thể. Trong đó phần đầu được làm bằng nhựa hoặc kim loại, là nơi để người sử dụng cầm. compa được nối với thân bằng 1 con vít.
Thứ hai đó là phần thân, phần thân lại chia thành 2 phần đó là thân đứng và thân ngang. Giữa 2 thân có một bảng chia độ hình vòng cung dùng để đo bán kính đường tròn hoặc độ dài của đoạn thẳng. Cuối cùng đó là phần chân gồm có một chân bằng kim loại đầu nhọn để cố định tâm đường tròn khi vẽ, chân kia được gắn với một cây bút chì để vẽ vòng tròn.
Compa ra đời với mục đích giúp vẽ vòng tròn trong môn toán, vẽ vòng tròn trong môn địa để chia tỉ lệ %, vẽ vòng tròn trong môn họa hình cây quạt và vẽ vòng tròn kĩ thuật trong môn công nghệ hoặc chi tiết máy.
Tuy giá không cao nhưng các bạn cũng nên giữ gìn chiếc compa của mình cẩn thận nhé! Không làm rơi compa vì sẽ làm gãy đầu kim loại, gãy bút chì. Không bẻ 2 chấu compa vì sẽ làm hỏng và có thể gây sát thương đến tay của mình nữa đấy.
Thử tưởng tượng nếu đồ dùng học tập của học sinh mà không có cây compa thì sẽ khó khăn biết chừng nào khi các bạn muốn vẽ vòng tròn. Cùng với bút chì, bút bi, thước, gôm, compa là đồ dùng học tập không thể thiếu của người học sinh.
Xem thêm văn mẫu ✅Thuyết Minh Về Chiếc Bút Bi✅ Lớp 8
Thuyết Minh Về Chiếc Compa Hay – Bài 3
Hãy xem ngay văn mẫu Thuyết minh về chiếc compa hay nhất được nhiều bạn đọc quan tâm dưới đây.
Đối với mỗi chúng ta là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường thì dụng cụ học tập là những đồ dùng không thể thiếu và một trong số đó chính là chiếc compa.
Nó như là người bạn ngày ngày dõi theo ta đến trường, chắp cánh cho biết bao những ước mơ bay cao bay xa của những cô cậu học trò. Về cấu tạo của chiếc compa thì khá đơn giản, nhìn vào thì nó bao gồm 3 bộ phận chính đó là: phần đầu, phần chân trụ và chân quay.
Ở phía trên chiếc compa chính là phần đầu, phần này được cố định bằng ốc vít mà gắn kết 2 chân compa lại với nhau. Ngoài ra nó còn có một cái núm dùng để cầm khi quay compa cho khỏi bị tụt tay.
Ở phía dưới chính là 2 chân compa, một chân nhọn được cố định để trụ và làm tâm khi vẽ hình tròn, còn chân kia thì được thiết kế quay có kèm theo chổ đặt bút chì vào để vẽ. Tuy nhiên bạn nên lưu ý khi vẽ thì không nên đè mạnh compa quá nhẹ, như vậy sẽ làm giấy và không vẽ được đường tròn như mong muốn đâu.
Nhìn đơn giản thế thôi nhưng sự ra đời của chiếc compa đã giúp ích rất nhiều cho các bạn học sinh trong các giờ học toán hình, địa lý hay công nghệ. Nhờ nó mà hình tròn được vẽ đều và đẹp hơn rất nhiều. Vì vậy hãy biết bảo quản “em nó” để dùng được lâu hơn nhé!
Đọc thêm các bài văn🌼 Thuyết Minh Về Cây Bút Bi 🌼Lớp 9 Hay nhất
Thuyết Minh Về Cây Compa Của Em – Bài 4
Với đề bài yêu cầu Thuyết minh về chiếc compa của em thì các em học có thể tham khảo cách thuyết minh giàu hình ảnh sinh động sau đây.
Có lẽ, chiếc compa là đồ dùng học tập mà em biết đến muộn nhất. Ngày mới bước vào lớp một, em vẫn chưa có một chiếc compa nào. Nhưng đến nay, em đã có năm chiếc với kiểu dáng rất khác nhau. Nhưng chiếc compa mà em sử dụng nhiều nhất là chiếc compa ngòi kim.
Chiếc compa được làm bằng nhựa tổng hợp. Nó rất nhẹ và phù hợp cho việc sử dụng của em. Cấu tạo chiếc compa có phần đầu, phần thân, và phần chân.
Phần đầu là một núm nhỏ dài chừng 2,5cm vừa đủ ngón tay cầm. Phần đầu chiếc compa có màu hồng. Phần thân của compa có màu xám nhạt. Phần thân của cả hai chân đều được thiết kế khá giống nhau. Tuy nhiên, chân cố định còn được gắn thêm một mẩu sắt nhọn làm tâm. Mẩu sắt không quá sắc nhọn để tránh gây thương tích. Mẩu sắt dài chừng 1cm được đặt ở giữa thân của chân tạo sự cân đối.
Chân còn lại của compa được gắn kèm với một chiếc bút chì kim ngắn khoảng 5cm. Đầu bấm của chiếc bút cũng có màu hồng và thân bút có màu xám giống với chiếc compa. Ngòi mà chiếc bút sử dụng là ngòi chì mảnh, chỉ cần nhấn giữ đầu bấm là có thể đưa ngòi vào trong.
Chiếc compa được dùng để vẽ đường tròn. Những bài toán liên quan đến đường tròn luôn không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của chiếc compa. Bởi vậy là chiếc compa mới trở thành người bạn của biết bao thế hệ học sinh Việt. Hình ảnh chiếc compa còn được đưa vào những trang báo thiếu nhi. Hơn ai hết, em hiểu được sự hữu ích của nó đối với việc học tập của bản thân mình.
Tham khảo thêm văn mẫu 😍Thuyết Minh Về Cái Kéo 😍Lớp 9
Thuyết Minh Về Cái Compa Ngắn Hay – Bài 5
Cùng tham khảo bài thuyết minh về chiếc compa ngắn hay nhất được scr.vn chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.
Ai trải qua quãng đời học sinh mà lại không biết đến chiếc compa cơ chứ, đây là dụng cụ hết sức quen thuộc trong các giờ học công nghệ, toán hình và địa lý,…
Com-pa thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa, và bao gồm hai phần nối với nhau bằng một bản lề có thể điều chỉnh để cho phép thay đổi bán kính của đường tròn vẽ. Thông thường một đầu có kim ở cuối để làm tâm đường tròn, và đầu kia gắn một cây bút chì, hoặc đôi khi một cây bút để vẽ, cũng có một số loại compa chỉ có 2 đầu nhọn.
Trước thời kỳ máy vi tính cá nhân trở nên phổ biến, com-pa và các công cụ khác để vẽ tay thường được đóng gói thành một bộ, với các bộ phận thay thế cho nhau. Ngày nay, những thao tác này thường được thay thế bằng máy vi tính cùng các chương trình thiết kế với máy tính hỗ trợ, vì vậy các dụng cụ vật lý này chủ yếu phục vụ cho mục đích giáo khoa trong giảng dạy về hình học, vẽ kỹ thuật, vv…
Tuy thiết kế chỉ đơn giản như thế thôi nhưng thử nghĩ nếu không nó thì việc vẽ đường tròn sẽ khó khăn đến thế nào? Thật là không dám tưởng tượng. Chính vì vậy cùng với bút chì, máy tính, tẩy thì compa cũng là một trong những dụng cụ học tập bất ly thân đối với mỗi người học sinh. Thiếu gì thì thiếu chứ thiếu những thứ này thì khó mà học cho tốt được.
Xem Thêm Bài 🌹 Tả Đồ Vật Lớp 5 Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Cái Compa Lớp 8 Chi Tiết – Bài 6
Bài văn mẫu Thuyết minh về chiếc compa lớp 8 chi tiết sẽ giúp các em có thêm nhiều tư liệu ôn tập thật tốt.
Như chúng ta đã biết, muốn vẽ được một hình tròn thật xinh xắn bắt buộc phải có một chiếc com-pa. Đặc biệt trong môn toán, com-pa là một vật dụng không thể thiếu. Nhờ nó mà chúng ta biết được chính xác số liệu, vẽ được một hình ảnh minh họa và nhìn hình một cách toàn diện và khách quan
Về cấu tạo thì điểm đặc trưng nhất mà chiếc com-pa dù hình dáng, mẫu mã như thế nào cũng có đó là một chân quay và một chân trụ làm bằng kim loại hay nhựa. Đầu chân trụ có thể vót nhọn cho vững chắc hoặc làm tù để tránh gây nguy hiểm. Chân trụ để cố định tâm đường tròn khi vẽ. Chân quay có kẹp để kẹp bút chì để vẽ. Chân trụ và chân quay gắn với nhau bởi một kẹp cố định vào đầu quay, có thể chia ra số đo xăng-ti-mét để vẽ chính xác hơn. Com-pa có nhiều loại với nhiều hình dáng khác nhau và được thiết kế tinh xảo, đẹp mắt.
Com-pa có tính chất là dù mở cung độ thế nào cũng vẽ được một hình tròn hoàn hảo như ta mong muốn nên cũng có thể đo được chiều dài của cạnh, của đường thẳng, vẽ được tia phân giác, tam giác cân, tam giác đều, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông,… giúp cho các cô cậu học trò thêm hứng thú và đỡ vất vả hơn trong phân môn Hình học. Com-pa còn có thể vẽ hình tròn trong môn Địa để chia tỉ lệ, thậm chí vẽ bố cục trong bộ môn Họa, vẽ hình tròn kĩ thuật hay chi tiết máy trong bộ môn Công Nghệ nếu như chúng ta biết cách khéo léo sử dụng nó.
Hầu như tất cả mọi người ai cũng biết cách vẽ hình tròn bằng com-pa nhưng vẽ như thế nào cho đẹp, vẽ như thế nào cho đúng và dễ dàng thì không phải ai cũng biết. Khi vẽ bằng com-pa phải cầm thật chắc nhưng cũng phải thả lỏng tay, nhẹ nhàng đặt chân trụ xuống giấy, không được đè mạnh vì sẽ làm rách giấy rồi quay chân quay bằng cách dùng ba ngón tay cầm đầu quay để vẽ đường tròn, không được làm một cách thủ công là một tay cầm chân trụ, tay kia cầm chân quay mà quay, như vậy là hoàn toàn sai và vẽ không bao giờ vẽ được.
Tuyệt đối phải giữ chắc chân trụ để tránh làm lệch tâm, đường tròn bị méo. Cũng cần phải lưu ý để cho chân trụ và chân quay có cùng độ dài mới vẽ được dễ dàng. Chỉ cần làm theo những hướng dẫn trên là chúng ta đã có thể tạo ra một đường tròn đẹp đẽ và xinh xắn.
Bảo quản, giữ gìn com-pa rất dễ nhưng cũng rất khó đối với những người ẩu tả, không biết yêu quý nó. Com-pa là một trong những vật rất bền, khó hư hỏng nhưng chúng ta tuyệt đối không được làm rơi nó, khi quay không nên tì mạnh và không được để nước vào, vì com-pa làm bằng sắt, rất dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với nước.
Giờ đây, com-pa đã trở thành một người bạn vô cùng thân thiết và tiện lợi đói vớicon người. Nhờ có com-pa mà chúng ta có thể tiếp xúc với Toán số và Toán hình dễdàng hơn. Quả thật, com-pa có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của con người.
Đọc nhiều hơn với bài văn 🔥Tả Cái Thước Kẻ🔥 Của Em Lớp 4 Ngắn Hay
Thuyết Minh Về Cây Compa Lớp 9 Ấn Tượng – Bài 7
Tham khảo bài văn thuyết minh về chiếc compa lớp 9 ấn tượng sẽ giúp cho quá trình ôn tập môn văn của các em thêm hiệu quả hơn.
Nói đến thế giới đồ dùng học tập, không thể nào không kể tên tới chiếc compa hai chân khập khiễng. Chiếc compa đã đi vào trang báo, bài học như một vật dụng hữu ích cho mọi thế hệ học sinh.
Chiếc compa hiện nay có nhiều kiểu dáng, chất liệu, màu sắc đẹp mắt khác nhau. Nhưng những đặc điểm chung để tạo nên một chiếc compa thì vẫn vậy. Chiếc compa có hai chân. Một chân làm tâm, được cố định không thể di chuyển. Ở một đầu được thiết kế bằng một trục sắt nhỏ nhọn, nhưng không quá sắc.
Chiếc đầu nhọn này vẫn có thể gây thương tích nhưng phải đâm trực tiếp với lực mạnh thì mới có thể gây thương tích được. Chiếc chân còn lại của chiếc compa được thiết kế khá giống chiếc chân kia, tuy nhiên có điểm khác. Nó được ghép nối cố định với chiếc chân kia nhưng được thiết kế có thể di chuyển được.
Chiếc chân này có thể mở rộng độ dài cách xa hay gần so với chiếc chân còn lại theo trục là khớp cố định hai chân trên đỉnh của chiếc compa. Đầu còn lại của compa thì có một chỗ nhỏ để kèm theo một chiếc bút chì, có chốt giữ bút chì ngang cạnh trục đó. Chiếc compa dùng để vẽ đường tròn, chỉ cần cầm đầu compa, chọn bán kính thích hợp đặt tâm nhọn compa lên trang giấy và quay là có ngay một đường tròn xoe như ý muốn.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, chiếc compa ngày càng được cải tiến với nhiều mẫu mã đẹp mắt. Sau biết bao thế hệ học trò, chiếc compa vẫn mãi là người bạn đồng hành cùng học sinh, sinh viên Việt Nam.
Tham Khảo Bài ❤️️ Tả Chiếc Bút Mực ❤️️ 15 Bài Văn Tả Cây Bút Máy Hay
Thuyết Minh Về Cây Compa Bằng Tiếng Anh – Bài 8
Bên cạnh Tiếng Việt thì scr.vn còn chia sẻ thêm cho các em học sinh một bài thuyết minh về chiếc Compa bằng tiếng Anh rất ấn tượng dưới đây.
Along with books or ballpoint pens, the compass is also a familiar item for students as well as people in today’s modern life.The compass is widely used in learning but little is known about its origin. In fact, the invention of the scale compass is thought to have been invented by Galilee in the late 16th century, but the idea of it as well as some of its applications may be earlier. The first may have been made by Guidobaldo del Monte, a friend of Galilee, in 1658.
In terms of structure, the most characteristic feature that every compass has is a rotating leg and a pillar made of metal or plastic. The tip of the pillar is often pointed to keep it steady and fix the center of the circle when drawing. Spindle with clip to hold pencils for drawing. The pivot foot and the crank foot are attached to each other by a clamp fixed to the rotary head, which can be divided into centimeters for more accurate drawing.
Tạm dịch:
Cùng với sách vở hay bút bi, compa cũng là một vật dụng quen thuộc đối với các bạn học sinh cũng như mọi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Compa được sử dụng rộng rãi trong học tập nhưng ít người biết về nguồn gốc của nó. Trên thực tế, việc phát minh ra la bàn tỷ lệ được cho là do Galilê phát minh vào cuối thế kỷ 16, nhưng ý tưởng về nó cũng như một số ứng dụng của nó có thể sớm hơn. Chiếc compa đầu tiên có thể được thực hiện bởi Guidobaldo del Monte, một người bạn của Galilê, vào năm 1658.
Về cấu tạo, điểm đặc trưng nhất mà la bàn nào cũng có là chân quay và trụ làm bằng kim loại hoặc nhựa. Đầu trụ thường nhọn để giữ cố định và cố định tâm hình tròn khi vẽ. Trục có kẹp để giữ bút chì để vẽ. Chân trục quay và chân quay được gắn với nhau bằng kẹp cố định vào đầu quay, có thể chia ra từng cm để vẽ chính xác hơn.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới