Tả Sông Thương [24+ Bài Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất]

Tổng hợp 24+ bài văn mẫu ngắn gọn hay nhất viết về chủ đề tả sông Thương được rất nhiều các bạn độc giả quan tâm, tìm kiếm.

Cách Tả Sông Thương

Muốn biết cách tả dòng sông Thương một cách ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo các ý chính, vậy thì hãy tham khảo gợi ý sau:

  • Có thể bắt đầu bằng một câu chào hỏi hoặc một đoạn mở bài hấp dẫn để gây sự quan tâm của đọc giả đối với dòng sông Thương.
  • Mô tả tổng quan: Bắt đầu bằng một câu văn ngắn mô tả dòng sông Thương như “Dòng sông Thương chảy trong xanh và thanh bình.”
  • Miêu tả màu sắc của nước sông, ví dụ “Nước sông Thương có màu xanh biển trong trẻo.”
  • Đưa ra thông tin về bờ sông và cảnh quan xung quanh như “Bờ sông Thương trải dài với cỏ xanh mơn mởn và những cây cối xanh tươi.”
  • Sử dụng từ ngữ tượng trưng để làm cho mô tả sống động, ví dụ “Nước sông Thương nhẹ nhàng chảy qua như giọt sương trên lá xanh.”
  • Đề cập đến âm thanh, ví dụ “Âm thanh của sóng nước nhẹ nhàng tạo ra một bản nhạc tự nhiên.”
  • Cuối cùng, chia sẻ cảm xúc của bạn đối với dòng sông Thương, ví dụ “Dòng sông Thương đem lại cho em cảm giác yên bình và thanh thản.”

Gợi ý cho bạn bài văn ☘ Tả Dòng Sông ☘ hay nhất

Dàn Ý Tả Sông Thương

Tiếp theo là mẫu dàn ý tả sông Thương ngắn gọn nhất để giúp các em dễ dàng hơn trong việc triển khai bài văn của mình.

I. Mở bài: Giới thiệu về dòng sông Thương

II. Thân bài

–Tả dòng sông Thương theo trình tự thời gian, thời điểm trong ngày:

  • Bình minh, buổi sáng dòng sông hiền hòa, êm đềm
    • Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
    • Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
  • Buổi chiều, hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
    • Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
  • Buổi tối: Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
    • Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.

-Tả dòng sông Thương theo trình tự không gian:

  • Dòng sông nhìn từ xa uốn lượn quanh co, về gần lại rộng mênh mông, sóng nước dập dìu.
  • Dòng sông nhìn từ trên cao xuống như một dải lụa mềm.

III. Kết bài: Cảm nhận của em về dòng sông Thương

Bạn có thể tham khảo thêm 🍂 Dàn Ý Tả Dòng Sông 🍂 ngắn gọn

8+ Bài Văn Tả Sông Thương Hay Nhất

Share cho bạn đọc của SCR.VN 8+ bài văn tả sông Thương hay nhất, hãy cùng đón đọc để có thể rèn luyện thêm kĩ năng viết.

Tả Dòng Sông Thương Ngắn Gọn

Sông Thương là một phụ lưu của sông Thái Bình, là một sông lớn chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương.

Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao – Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, hợp lưu với sông Lục Nam tại Phả Lại; rồi hợp lưu vào sông Cầu tại Lục Đầu Giang tạo thành hệ thống sông Thái Bình mênh mông.

Sông Thương có tổng chiều dài 157 km; diện tích lưu vưc trên 6660 km2. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang và điểm cuối là phường Phả Lại, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nó nhận nước từ sông Lục Nam tại ngã ba Nhãn (nơi giáp ranh giữa Đức Giang, Trí Yên và Hưng Đạo) xuôi về phía nam khoảng 8 km thì hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Lác (nơi giáp ranh giữa Đồng Phúc, Đức Long và Phả Lại) để tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác.

Tả Con Sông Thương Đầy Đủ Ý

Có một dòng sông xứ Bắc đã đi vào những áng thơ ca, âm nhạc bất hủ, để hôm nay mỗi khi được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật đó em bỗng chợt nhận ra dòng sông ấy không những tuyệt đẹp, lãng mãn mà còn có nhiều điều kỳ lạ đến thế! Sông Thương chính là nguyên liệu, chất men xúc tác để nhiều tác giả cho ra đời tác phẩm nghệ thuật để đời.

Sông Thương nằm cạnh Phủ Lạng Thương, nó không dữ dằn, cuồn cuộn như sông Đà, sông Lô hay mênh mông như sông Hồng, trầm mặc như sông Hương nhưng lại rất nên thơ, nên nhạc và chứa đầy trầm tích lịch sử, văn hóa, cũng như thấm đẫm chất huyền thoại. Vẻ bình dị của dòng Thương đã khiến nhà thơ Lưu Quang Vũ phải thốt lên rằng:

Sao tên sông lại là Thương
Để cho lòng anh nhớ? (Qua sông Thương).

Có lẽ chẳng ai lý giải được câu hỏi ấy của nhà thơ và hôm nay vẫn có những người nặng lòng, tha thiết với dòng sông “bên đục bên trong”.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào mềm mại, uốn lượn vắt ngang qua những quận xoa hoa. Viền dọc theo hai bên bờ sông là những bãi mía, ruộng ngô. Buổi sớm, mặt sông phẳng lặng, êm đềm, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Cây cối hai bên bờ sông im lìm như còn đang chìm vào giấc ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Quanh bên bờ đã có rất nhiều người đi bộ, thể dục nâng cao sức khỏe, chuẩn bị đón ngày mới.

Nắng lên, những tia ban mai mặt trời chiếu xuống dòng sông đỏ đậm phù sa làm mặt nước lấp lánh hồng tươi trong nắng sớm. Xuôi theo dòng nước chảy, tiếng người í ới gọi nhau, tiếng mái chèo khua nước rạt rào nhộn nhịp. Mọi người trên bờ, dưới sông đều bắt đầu làm những công việc của mình. Chiếc cầu cong cong nối liền hai bên bờ sông hối hả người qua lại, thật vô cùng tấp nập.

Buổi chiều, khi mặt trời khuất dần, dòng sông đỏ lựng như chính cái tên của nó rồi tím dần, cảnh vật hai bờ sông sẫm lại. Dòng sông hiền hòa như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Cảnh sông Thương thật yên bình, thơ mộng và lãng mạn làm sao.

Gửi tặng bạn mẫu văn 💕 Tả Sông Thu Bồn 💕 hay nhất

Tả Sông Thương Xuất Sắc

Sông Thương- một con sông bắt nguồn từ dãy Na Pha Phước thuộc tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng lũng Mai Sao- Chi Lăng rồi nhập vào địa phận tỉnh Bắc Giang, chảy suốt qua thành phố Bắc Giang, phần cuối hợp với sông Lục Nam và sông Cầu để tạo ra con sông Thái Bình.

Nước sông Thương vốn xanh trong, nhưng do đến thành phố Bắc Giang có thêm một con sông đào đổ vào và tạo ra hiện tượng hai dòng trong đục chảy song song nhau trong một đoạn khá dài hàng trăm mét. Hiện tượng này ngày nay không còn nữa nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người, vào thơ và nhạc những giai điệu, những tâm tình không thể nào quên.

Theo người xưa, Sông Thương là ranh giới của các cuộc chia li đầy nước mắt trong các cuộc chiến tranh khi các quan quân Triều đình phải xa gia đình lên miền biên ải. Và tên sông Thương ra đời từ khi nào cũng không ai biết.

Sông Thương- Cái tên sông nghe dìu dịu, ngọt ngọt, êm ái, mộng mơ đầy nét nữ tính…từ lâu đã mang cái bâng khuâng, cái mộng mơ rất riêng đi vào thơ và nhạc. Viết về sông Thương phải kể đến những cây bút tên tuổi như: Lưu Quang Vũ ( Qua sông Thương), Hữu Thỉnh ( Chiều sông Thương), Nhật Minh ( Nhớ sông Thương)… Bài thơ nào viết về sông Thương cũng hay, cũng đặc sắc, và đều lột tả được cái dáng vẻ mộng mơ, êm đềm của dòng sông qua cảm quan của các thi nhân.

Dọc theo hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh tươi đang rì rào trong gió. Nước sông đang lững lờ’ đưa dòng về biển cả. Thỉnh thoảng, những chiếc lá trôi theo dòng nước như những con thuyền bé nhỏ đang dập dềnh trên sóng nước mênh mông.

Xa xa, sau khúc quanh co của dòng sông, những con thuyền đang kéo lưới, tiếng gõ cộc cộc vào mạn thuyền, tiếng cá quẫy tung tăng, tiếng nói cười ríu rít,… Tất cả đã làm cho dòng sông quê em trở nên nhộn nhịp đến lạ thường. Dòng sông quê em đã gắn bó với bao người dân ở đây rất thân thương. Sông gắn bó với tuổi thơ của em. Em yêu sông nhiều lắm.

Tả Sông Thương Đơn Giản

Khung cảnh mà em yêu thích nhất ở quê hương chính là con sông Thương chảy qua cuối làng. Hai bên bờ sông được người dân đắp đá, xây kè thành từng bậc thang cho tiện đi lại và sinh hoạt.

Lúc nào, dòng sông cũng đông vui và náo nhiệt. Bởi, ngay bên bờ sông, là nơi họp chợ của các mẹ, các chị. Tiếng người mua, kẻ bán rộn ràng cả một khúc sông quê. Đến chiều, khi chợ tàn, thì nơi đây là thiên đường cho những đứa trẻ. Chúng tha hồ ngụp lặn trong dòng nước mát rượi. Và khi mặt trời sắp lặn, lại rộn rã các bà, các mẹ đem đồ ra bờ sông giặt. Cứ thế, dòng sông dịu dàng mà làm bạn, gắn kết thân mật với cuộc sống của làng em.

Ngoài bài văn tả sông Thương, mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Tả Sông Đáy ☘

Văn Tả Sông Thương Hay Nhất

Buổi sáng đứng trên cao nhìn dòng sông Thương sương mù với vẻ yên tĩnh lạ thường như đang chìm vào trong giấc ngủ. Xa xa kia là những đoàn thuyền đánh cá đang chuẩn bị cho một ngày mới tung chài lưới đẹp như một bức tranh thủy mặc. Sông Thương như một dải lụa đào nằm vắt ngang qua thành phố. Bên kia bờ lở, bên này bờ bồi, bến Chia Ly và cây cầu sắt vẫn còn đó như một chứng nhân lịch sử với những biến chuyển hào hùng của người dân Bắc Giang.

Sông Thương khác với nhiều dòng sông khác, bởi sông Thương có hai dòng chảy. Bao đời nay con sông là chất men say thấm vào tâm hồn các thi sĩ. Sông cũng là cội nguồn làm nên vẻ đẹp âm nhạc cho các nhạc sĩ sáng tác và cho ra đời rất nhiều ca khúc.

Sông Thương vào buổi sớm mờ sương, bờ bên kia ảo mộng như là cõi tiên. Nước trên sông lúc nào cũng đong đầy và chảy mãi. Mặt sông gợn sóng lăn tăn trong những buổi gió nhẹ dặt dìu. Hai bên bờ sông, khung cảnh khá hoang sơ và vắng vẻ. Do xung quanh là ruộng lúa, ruộng hoa của người nông dân. Cả vùng trời xanh ấy, chẳng mấy khi được đông vui trừ mùa thu hoạch. Lúc mà khúc sông này vui nhất, chính là vào những buổi chiều muộn, khi những đoàn thuyền chở hàng hóa đi ngang qua.

Bài Văn Tả Dòng Sông Thương Chi Tiết

Vùng đất Bắc Giang đã gắn bó với em rất nhiều năm, nó như một phần không thể thiếu trong tâm trí em. Bắc Giang có rất nhiều cảnh đẹp nhưng rất gần gũi nhất với những người dân nơi đây đó là hình ảnh con sông Thương hiền hòa chảy qua địa phận. Con sông chạy dài như bất tận,dáng uốn lượn quanh co, mềm mại như tấm vải khổng lồ. Buổi sáng, mặt hồ phẳng lặng, dòng sông thấp thoáng trong một vẻ yên tĩnh lạ thường.

Hai hàng cây còn đang nghiêng mình chìm trong giấc ngủ. Sương mù giăng trên mặt nước làm dòng sông trở nên huyền ảo như đang ngủ trong tấm chăn sương êm ấm. Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh.

Nó đã thay chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Nước sông lại ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi những tia nắng đang nhảy múa đâu đó trong không trung mà mất đà ngã xuống dòng sông tạo nên sắc màu ấy.

Đọc thêm mẫu văn 🍂 Tả Dòng Sông Mã 🍂 ngoài bài văn tả Sông Thương

Bài Văn Tả Sông Thương Bắc Giang

Chưa khi nào em gặp một dòng sông đẹp như thế. Hai bờ rợp bóng tre xanh, thấp thoáng những cây gạo tung bông rực rỡ. Mặt nước như gương soi. Nhưng qua bao thăng trầm, dòng sông vẫn xanh và tươi sáng như nắng ban mai mỗi ngày sang. Đó là sông Thương, chảy qua Bắc Giang. Chẳng thế mà, sông vốn có tên chữ là Nhật Đức. Người xưa gọi “dòng sông mặt trời”.

Sông Thương khởi nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong con máng trũng có tên Mai Sao rồi chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, nơi mỏm đồi Kè Sơn, thuộc thôn Phú Lợi, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang. Con sông bắt đầu cuộc hành trình của nó từ đây, nơi người Pháp xây kè tràn từ những năm xâm chiếm Việt Nam.

Dòng nước xối như thác trắng báo hiệu một cuộc viễn du thú vị của con sông qua nhiều vùng đất. Đó là vòng sang Yên Thế, xuôi về Tân Yên, qua Phủ Lạng Thương (nay là thành phố Bắc Giang) rồi qua vùng Yên Dũng xuôi xuống hợp lưu với sông Lục Nam, sông Cầu tạo thành sông Thái Bình.

Dòng sông mặt trời – thứ ánh sáng được tạo ra bằng những dòng chảy phù sa chứa bao trầm tích và huyền thoại. Chất chứa cả những hạnh phúc và đau khổ của biết bao phận người.

Văn Tả Dòng Sông Thương Lớp 5 Điểm 10

Con sông Thương quê em từ bao đời nay đã gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân. Ngày ngày, tiếng sóng vỗ vào hai bên bờ như tiếng trò chuyện yêu thương. Con sông hiền hòa, uốn lượn như một dải lụa đào. Nước sông lúc nào cũng màu hồng, dường như nó luôn chở nặng phù sa, bồi đắp những bãi ngô quanh năm xanh tốt. Nước sông lững lờ trôi. Chiều tà, mặt sông vàng lóa, lấp lánh như dát bạc.

Đứng ở bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau rặng tre của làng bên. Con sông dài, uốn khúc như mái tóc dài óng mượt của thiếu nữ. Đâu đó vọng lại tiếng lanh canh của bác thuyền chài gõ cá. Tuổi thơ ai cũng có một lần tắm mát trên dòng sông quê mình. Con sông quê hương là kỉ niệm êm đềm của em.

Chia sẻ top 🔥 Bài Văn Tả Dòng Sông Lớp 5 🔥 ngoài bài văn tả sông Thương

Viết một bình luận