Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám [28+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất]

Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám ❤️️ 28+ Mẫu ✅Tuyển Tập Các Bài Văn Mẫu Đặc Sắc Nêu Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thức Truyện Tấm Cám.

Dàn Ý Trình Bày Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám

Scr.vn chia sẻ cho bạn mẫu dàn ý Trình bày về kết thúc truyện Tấm Cám sau đây, bạn có thể tham khảo để triển khai bài văn chi tiết nhé!

I. Mở bài:

Tấm Cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người….. Gieo nhân nào, gặt quả ấy – đây cũng chính là kết thúc của câu chuyện Tấm Cám.

II. Thân bài:

  • Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ.
  • Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công. Nên vận dụng những kiến thức thực tế trong cuộc sống để làm sáng tỏ ý này.
  • Quy luật:” Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
  • Cảm nhận về cái kết, có phải Tấm đã thay đổi và không còn lương thiện nữa hay không?

=> Dù là xã hội xưa và nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt, những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

III. Kết luận: Chốt lại vấn đề.

Đoạn Văn Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám Đơn Giản – Bài 1

Giới thiệu cho bạn đọc và các em học sinh đoạn văn mẫu Suy nghĩ của em về kết thúc truyện Tấm Cám đơn giản nhất

Kết thúc truyện Tấm Cám, Tấm dành lại hạnh phúc và mẹ con dì ghẻ bị trừng trị trích đáng . Sự trả thù của Tấm rất phù hợp với quá trình biến đổi tính cách của nàng , từ một người yếu đuối , sống thụ động , bây giờ nàng đã chủ động mạnh mẽ và quyết liệt , kiên cường đấu tranh để giữ hạnh phúc cho mình.

Tấm ăn ở thật thà , hiền lành  sẽ dành được hạnh phúc. Mẹ con dì ghẻ làm điều ác thì phải tự chuốc lấy bị kịch thảm khốc. Không chỉ vậy, kết truyện còn là lời gửi gắm của nhân dân đối với chúng ta ” Ở hiền sẽ gặp lành “, ” làm việc ác sẽ bị quả báo “. Kết truyện thể hiện ước mơ công lí , tinh thần lạc quan , tin tưởng vào lẽ tất thắng của công lí , của cái thiện. 

Tham khảo ➡️Cảm Nhận Về Nhân Vật Tấm ❤️️ 15 Bài Cảm Nghỉ Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Ngắn Nêu Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám – Bài 2

“Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về kết thúc truyện Tấm Cám” – với đề bài này thì scr.vn sẽ gợi ý ngay cho bạn đoạn văn mẫu dưới đây.

Truyện Tấm Cám kết thúc bằng việc Tấm dùng nước sôi giội cho Cám chết và người dì ghẻ lăn đùng ra chết. Đây là một kết thúc phù hợp với mong muốn của nhân dân: cái thiện chiến thắng cái ác và cái ác phải nhận trừng trị thích đáng. Hành động của Tấm hoàn toàn phù hợp vì đây là cuộc đấu tranh vì điều tốt đẹp. Cô Tấm sau những biến cố phải có sự vươn mình để giành lại hạnh phúc. Kết thúc thỏa mãn niềm mơ ước và củng cố niềm tin cho nhân dân.

Việc cô Cám chết cũng phần nhiều do chính Cám mong muốn được trắng như cô Tấm- hành động đầy những ghen ghét, đố kị. Chính bản tính của Cám cũng khiến Cám phải nhận trừng phạt. Người dì ghẻ nghe tin Cám chết và chết theo vừa cho thấy ước mơ công lí của nhân dân, vừa thể hiện sự hợp lí trong mạch truyện dân gian. Đây là kết thúc có hậu phù hợp với mong muốn của tác giả dân gian và đặc trưng của truyện cổ tích. 

Tham khảo thêm➡️ Cảm Nhận Về Nhân Vật Cám ❤️️ 10 Bài Cảm Nghỉ Hay Nhất

Đoạn Văn Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám Ngắn Hay – Bài 3

Gợi ý cho các em học sinh đoạn văn Suy nghĩ của em về kết thúc truyện Tấm Cám ngắn hay sau đây, các em có thể tham khảo các ý hay cho vào bài viết của mình.

Theo cá nhân mình thấy, truyện cổ tích là những gì đẹp đẽ và cũng thơ mộng nhất, là ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, văn minh, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Theo lẽ thường, cái thiện sẽ tốt từ đầu đến cuối và cái ác sẽ tự tiêu tan. Nhưng cảnh kết thúc truyện Tấm Cám trong SGK ngữ văn 10 mình nghĩ khá kinh dị và nó không hợp với tính tình hiền dịu, lương thiện của cô Tấm, cảnh kết này khá bạo lực, không phù hợp để giáo dục chúng ta.

Cám chỉ là một con bé ghen ghét với Tấm thôi, tất cả mọi chuyện đều là do bà mẹ kế gây ra hết. So với cái chết rơi xuống ao của Tấm và cái chết Cám bị dội nước sôi thì cái kết của Cám khá là đau đớn và ám ảnh người đọc. Cái kết này lại tạo ra một cái ác mới, nó cứ tiếp diễn liên miên và không biết bao giờ kết thúc.

Vẫn theo quy luật “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”, tuy nhiên nên để câu chuyện kết thúc theo hướng nhân dân ta trừng trị mẹ con Cám chứ không phải cô Tấm dịu hiền, lương thiện. Có lẽ kết chuyện này sẽ còn gây tranh cãi nhiều, tuy nhiên không một ai có thể phủ nhận đây là câu chuyện cổ tích mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc và bài học thấm thía cho người đời sau.

Tham khảo✅ Tả Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Tấm Cám ❤️️15 Bài Văn Hay

Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám Ngắn Gọn – Bài 4

Bài văn Suy nghĩ của em về kết thúc truyện Tấm Cám ngắn gọn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Tấm Cám là một câu chuyện mang đầy tính nhân văn và giáo dục con người sâu sắc. Nêu bật lên quan điểm ”ở hiền thì sẽ gặp lành” của nhân dân ta từ bao đời nay.

Với những toan tính và hành động độc ác của hai mẹ con nhà Cám đã hại cô Tấm phải chết, và làm cô phải hóa thân thành rất nhiều thứ để được ở gần bên vua. Với kết thúc Tấm được trở về bên cạnh nhà vua và dạy dỗ Cám bằng cách: dội nước sôi vào hố rồi bảo Cám muốn đẹp như mình thì hãy nhảy vào cái hố ấy, Cám nhảy vào và chết. Sau đó, Tấm gửi mắm cho mụ dì ghẻ ăn, mụ ăn rất ngon và nhờ con quạ biết nói mụ mới biết đó là mắm làm từ con mình, sau đó mụ cũng lăng đùng ra chết.

Kết thúc này chắc hẳn sẽ có rất nhiều người cảm thấy Tấm là một người độc ác, không đúng với bản chất, nhưng nó cũng có phần đúng bởi sau bao lần mẹ con Cám đều không muốn Tấm được sống, dùng nhiều thủ đoạn độc ác nhất để cô không còn tồn tại trên cuộc đời. Hành động của Tấm ở trên thể hiện lẽ công bằng trong cuộc sống, người độc ác phải bị trừng trị một cách thích đáng, cách trừng trị của Tấm cũng là suy nghĩ của nhân dân. Bởi những câu chuyện cổ tích đều dựa vào quan điểm, suy nghĩ của nhân dân muốn đặt vào cho nhân vật.

Có lẽ, kết thúc của một câu chuyện để lại cho ta rất nhiều suy nghĩ, có thể tích cực hoặc tiêu cực nhưng chúng ta hãy tiếp nhận nó bằng nhiều hướng tích cực và có cái nhìn đúng đắn nhất cho bản thân để cuộc sống luôn luôn tốt đẹp.

SCR.VN tặng bạn 💧 Kể Lại Chuyện Tấm Cám Với Kết Thúc Khác 💧 15 Mẫu Hay

Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám Hay Nhất – Bài 5

Học hỏi cách hành văn súc tích, hấp dẫn trong bài văn Suy nghĩ của em về kết thúc truyện Tấm Cám hay nhất dưới đây.

Tấm Cám từ lâu đã là một trong những truyện cổ tích thân thuộc, gần gũi đối với tuổi thơ biết bao nhiêu thế hệ. Hình ảnh cô Tấm hiền lành, nhu mì đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, khi nói về cái kết của truyện Tấm Cám, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.

Trong số các dị bản của bản truyện này, dị bản nhận được nhiều quan tâm chính là cái kết Tấm giết Cám, làm mắm và gửi về cho mụ gì ghẻ khiến mụ chết một cách phẫn uất khi nhìn thấy đầu con gái cuối lọ mắm.

Có nhiều ý kiến chỉ trích vì hình ảnh bạo lực, ám ảnh của cái kết và cho rằng nó phản giáo dục. Nhiều người cũng chỉ ra tính cách độc ác của cô Tấm trái ngược với hình ảnh dịu dàng, nhẫn nhục ở phần đầu câu truyện. Tuy nhiên, chúng ta, khi đưa ra nhận xét về một câu chuyện cổ tích ra đời cách đây hàng trăm, có khi tới hàng nghìn năm, cũng cần có cái nhìn lịch sử và thể loại để có thể hiểu thấu đáo hơn những bài học quý báu mà cha ông đã dụng tâm truyền lại qua những tác phẩm văn học dân gian này.

Truyện cổ tích ra đời ngoài mục đích tưới mái tâm hồn trẻ thơ bằng những hình ảnh đẹp đẽ, chọn lọc, phong phú còn là công cụ hữu ích để giáo dục những bài học đạo đức thiết thực. Nó vừa ca ngợi, khích lệ những điều phải ở đời vừa là lời tố cáo, răn đe cái ác. Với nguyên lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, đầy tính nhân văn.

Cô Tấm sau khi trải qua bao nhiêu gian khổ, cuối cùng được trở về bên đức vua sống cuộc đời hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thi phải trả giá cho những hành động của mình. Thái độ không khoan nhượng với cái ác của nhân dân được thể hiện rõ nhất trong cái chết đau đớn của mẹ con Cám. Nó biểu hiện sự phân biệt thiện ác, ban thưởng và trừng phạt rạch ròi, công minh của cha ông ta. Cái ác không bao giờ được dung thứ và phải nhận lấy kết cục thích đáng cho tội lỗi của mình.

Chuyện cô Tấm giết mẹ con Cám không những không đi ngược lại tinh thần ấy của nhân dân mà còn thể hiện một bước tiến lớn trên con đường đi tìm công lý của những người luôn bị coi là “cái kiến” dưới đáy xã hội. Họ không chỉ thụ động chịu sự áp bức của số phận hay trông chờ vào những ông tiên, ông bụt mà tự mình đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và đương đầu trực tiếp với cái ác.

Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà những câu chuyện cổ tích lại có nhiều dị bản đến vậy. Những bài học luân lí, đạo đức tùy vào từng hoàn cảnh có thể có cái lỗi thời, cần cải biến để tác phẩm có thể sống được trong môi trường mới. Vì vậy, thiết nghĩ, những nhà sưu tầm, xuất bản cũng nên nghiên cứu và tìm ra được một cái kết phù hợp vừa truyền tải hết những ý nghĩa nhân văn của tác phẩm vừa phù hợp với yêu cầu của thời đại mới.

Xem thêm➡️ Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám Ấn Tượng – Bài 6

Chia sẻ cho bạn đọc bài văn mẫu Suy nghĩ của em về kết thúc truyện Tấm Cám ấn tượng để cùng tham khảo và học hỏi những ý văn hay, đặc sắc.

Khi nhận định về cái kết của câu chuyện Tấm Cám thì có thể nói đây là một cách kết thúc thật đáng đời cho mẹ con Cám. Cám vì sống độc ác nên đến lúc chết cũng không được thanh thản, đã bị dội nước sôi rồi lại còn bị làm thịt muối thành mắm. Còn mụ dì ghẻ lại là người ăn thịt con gái của mình. Cách kết thúc này là một sự trả giá quá đắt cho những mưu kế độc ác và lòng tham lam của mẹ con Cám.

Tuy nhiên, ta vẫn phải đặt ra câu hỏi : Liệu như thế này, Tấm có phải thay đổi thành một con người độc ác và mưu mẹo ? Vì chỉ những người mưu mẹo, nham hiểm mới có thể nghĩ ra cách muối mắm rồi đem biếu gì ghẻ như vậy ? Đối chiếu với những lời kể về phẩm chất của Tấm ở phần trên câu chuyện với phần kết thúc, dường như ta thấy có sự đối lập…

Bất cứ ai khi nghe kết thúc kiểu này, chắc hẳn đều không tránh khỏi cảm giác ghê sợ, dã man quá mức. Hình ảnh một nàng Tấm hiền lành lương thiện cũng dần nhạt nhoà một phần nào đó. Nhưng vì truyện cổ tích ra đời trong xã hội phong kiến nên cách trả thù kiểu trung cổ như trên cũng không có gì xa lạ. Hơn nữa mẹ con nhà Cám làm Tấm chết đi sống lại bốn lần cho nên cách kết thúc trên mới là kiểu trừng phạt triệt để của ngườilao động. Đó là hậu quả của những kẻ gieo gió sẽ gặt bão như mẹ con nhà Cám.

Suy Nghĩ Của Em Về Kết Thúc Truyện Tấm Cám Hay Đặc Sắc – Bài 7

Bài văn Suy nghĩ của em về kết thúc truyện Tấm Cám hay đặc sắc sẽ giúp bạn đọc có thêm những góc nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị của nhân vật.

Tấm Cám từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với mỗi người trong xã hội Việt Nam. Chả ai biết Tấm Cám có tự bao giờ, nhưng câu chuyện cổ tích đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với người Việt. Tấm Cám có rất nhiều dị bản, nhưng câu chuyện nào cũng để lại bài học rất sâu sắc, cách kết thúc mỗi bản tuy đều truyền đạt ý nghĩa khá giống nhau nhưng lại gây ra nhiều cuộc tranh cãi, bàn luận về câu chuyện. 

Tấm vốn là cô gái hiền lành, nết na, xinh đẹp, hiền hậu, còn Cám lại hoàn toàn trái ngược. Cám là người xấu xí, độc ác, thô thiển, chẳng khác gì người mẹ gian xảo của cô ta. Chắc hẳn các bạn cũng đã tưởng tượng được kết thúc câu chuyện, kẻ ác sẽ bi trừng phạt, người tốt được sống hạnh phúc. Nhưng các dị bản lại có những kết thúc khiến người ta phải ngẫm lại.

Theo một dị bản khác, ở cuối chuyện, Cám được người bí ẩn nào đó (cô người hầu, tên thị vệ,…) bảo rằng muốn đẹp thì tắm nước sôi. Thế là cô Cám ngu ngơ làm theo để rồi chết đau đớn trong nước sôi. Dị bản này có vẻ rất được lòng nhiều bạn đọc. Kết thúc này vừa giữ nguyên cả tư dung lẫn phẩm hạnh tốt đẹp của Tấm, đồng thời cũng ngụ ý rằng người trừng phạt Cám là người dân, những người thấy đồng cảm với nỗi khổ của cô Tấm, sẽ ra tay trừng phạt Cám thay cho Tấm. Điều này sẽ giúp Tấm tránh khỏi tội danh giết em. 

Còn vô vàn bản nữa của truyện Tấm Cám, nhưng hầu hết đều xoay quanh kết thúc của 2 dị bản trên: Tự tay Tấm trả thù hay người dân trả thù nhân danh Tấm. Theo bản thân em, kết truyện của dị bản thứ nhất phù hợp với suy nghĩ và lí tưởng của em. Tuy nhiên, nếu câu chuyện này là chuyện cổ tích kể cho trẻ nhỏ, ta nên chọn dị bản 2, vì dị bản 1 mang màu sắc kinh dị và tàn bạo hơn nhiều, phá vỡ hình ảnh cô Tấm đẹp đẽ luôn ngự trị trong thâm tâm của các em.

Nhưng nếu đào sâu vào vấn đề, ta thấy dù là người trực tiếp giết Tấm trong những kiếp sau Tấm hóa thành chim vàng anh, hay cây xoan và khung cửi, Cám vẫn chỉ là cô bé ngốc nghếch, tội nghiệp, thiệt hẳn với chị về nhan sắc, hầu hết mọi chuyện đều từ bàn tay của bà dì ghẻ gây ra. Nên các dị bản vẫn chưa thỏa mãn người đọc với việc cho mụ dì ghẻ bài học thích đáng, vì kết truyện mụ dì ghẻ thường chỉ xuất hiện với hành động tức quá mà đột quỵ chết, trong khi đó Cám lại chết trong tình trạng đau đớn tột cùng(dội nước sôi, làm mắm,…).

Vậy nên, vẫn chưa có kết truyện nào hoàn toàn thỏa mãn tất cả độc giả. Tuy thế nhưng Tấm Cám đúng là câu chuyện cổ tích giàu ý nghĩa, mang lại bài học sâu sắc, thấm thía cho mỗi người.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Viết một bình luận