Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có [34+ Bài Văn Hay Nhất]

Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có ❤️️ 34+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Nghị Luận Văn Học Đặc Sắc Được Chọn Lọc.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Viết Đoạn Văn Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có – Mẫu 1

Với đề bài yêu cầu viết đoạn văn chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, các em học sinh có thể tham khảo bài mẫu đặc sắc dưới đây:

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm – thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.

Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.

Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu.

Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”, làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời…

Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của Colleen McCullough – một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph.

Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.

Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.

Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh.

Gợi ý cho bạn 🌳 Bình Giảng Hai Đứa Trẻ 🌳 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Luyện Những Tình Cảm Ta Sẵn Có – Mẫu 2

Tham khảo bài văn mẫu chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có dưới đây với những ý văn hay.

Nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nói rằng: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, mở rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.” Văn học giúp ta đươc sống và được biết đến nhiều cuộc đời, nhiều số phận, ta được khám phá đời sống tinh thần của con người.

Bởi vậy mà văn chương luôn bồi đắp cho ta những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, thánh thiện, nhân văn, nhân đạo, ta được mở rộng lòng mình hơn, tâm hồn ta được trau dồi thêm phong phú. Có lẽ bởi chức năng giáo dục ấy của văn chương mà cũng chính Hoài Thanh đã quan niệm rằng: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.

Tại sao lại là những tình cảm ta không có? Bởi lẽ đó là những tình cảm ta chưa từng được biết tới trước đây, những cảm xúc ta chưa từng một lần trải nghiệm. Nhưng khi đến với văn học hay nghệ thuật, trái tim ta rung động nhiều hơn qua những gửi gắm của những người nghệ sĩ.

Chúng ta chưa từng trải qua cảm giác phải sống xa mẹ, chúng ta không biết cảm giác vỡ òa khi được gặp lại mẹ sau bao tháng ngày xa cách. Vậy mà, khi đọc những dòng hồi ức trong “Những Ngày Thơ Ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, lòng ta như dạt dào hơn, ta thấy thương những kiếp người sống một đời khổ sở như người mẹ, ta thấy da diết thay cho nỗi lòng nhung nhớ của người con, và ta cũng như trực trào khi đọc những dòng cảm xúc của nhà văn lúc ông được sà vào lòng mẹ.

Đó chính là chức năng giáo dục mà văn chương đem lại. Văn học không chỉ giáo dục chúng ta về nhận thức mà văn chương còn tác động vào tâm hồn bạn đọc, gây cho ta những tình cảm mới mẻ, sống động, chân thực. Không chỉ vậy, thiên chức của nhà văn còn là người dẫn đưa chúng ta đến vơi tình cảm và cái đẹp, hướng bạn đọc đến giá trị chân-thiện-mĩ.

Paus-top-ski từng nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường tới xứ sở của cái đẹp.” Cái đẹp ở đây là một thế giới phong phú về mặt cảm xúc, giàu có về mặt tinh thần, là một xứ xở nghệ thuật muôn màu được dệt lên từ bức tranh hiện thực dưới đường thêu của những người nghệ sĩ tài ba. “Nhà văn phải là nhà nhân đạo từ cốt tủy”, “Văn học là nhân học”.

Văn học luôn hướng tới hiện thực, dù cho có nói đến cái xấu xa, thấp hèn hay cái đẹp đẽ, rực rỡ thì cũng là để hướng tới đề cao giá trị của con người. Chính bởi tính chất hiện thực ấy mà văn chương luôn đề cập đến số phận của con người, và chính bởi thiên chức của người nghệ sĩ mà nhà văn luôn gửi gắm trên trang giấy những niềm ưu tư, lòng trắc ẩn, tình thương người, và cũng chính bởi vậy mà văn chương luôn gây nên cho ta những tác động lớn.

Ta được sống và trải nghiệm trong số phận, tình cảnh của nhân vật, ta được nuôi dưỡng những cảm xúc, từ nhen nhóm đến vỡ, ta được ngòi bút của nhà văn đưa đến một xứ xở mới, nơi chúng ta được sống như là nhân vật của văn chương, nơi chúng ta chính là người đi qua nhưng khung bậc cảm xúc ấy.

“Cuộc chia tay của những con búp bê.” Không chỉ đưa ta quay về những tháng năm tuổi thơ mà còn cho thấy rõ hiện thực đau đớn của sự đổ vỡ gia đình, đồng thời cho ta thấu hiểu tận cùng nỗi đau của sự chia li giữa an hem Thành và Thủy. “Bánh Trôi Nước” lại giúp chúng ta thấm thía những nỗi lòng, tâm tư của người phụ nữ trong hiện thực xã hội phong kiến cổ hủ xưa.

Có thể thấy, văn chương đậm đặc tính chất giáo dục, nhưng nó không chỉ bao gồm giáo dục về nhận thức mà còn giáo dục về tình cảm, “gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của mỗi cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm, rộng rãi đến nghìn lần.” Đến với văn học, ta được trải nghiệm những hiện thực mới mẻ, ta được sống với tình cảm mới và trau dồi thêm cho đời sống tinh thần mình thêm phong phú. Đó cũng chính là giá trị cốt yếu của văn chương!

Đọc nhiều hơn ☀️ Bình Giảng Thương Vợ ☀️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Chứng Minh Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Luyện Cho Ta Những Tình Cảm Ta Sẵn Có Hay Nhất – Mẫu 3

Bài văn chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nó, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến.

Với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành.

Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.

Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Cả không gian nhuốm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.

Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người. Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:

“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Chứng Minh Ý Kiến Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Luyện Những Tình Cảm Ta Sẵn Có Ngắn Gọn – Mẫu 4

Văn mẫu chứng minh ý kiến văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng chuẩn bị cho bài kiểm tra viết trên lớp.

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Trong những chức năng của văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục.

Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.

Chúng ta lại nhớ đến “Bài học đường đời đầu tiên” nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.

Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được “truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời. Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động.

Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn “Cổng trường mở ra” của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần?

Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

Đừng bỏ qua 🔥 Bình Giảng Tây Tiến 🔥 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Đạt Điểm Cao – Mẫu 5

Để viết bài chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có đạt điểm cao, dưới đây là bài văn mẫu đặc sắc để các em học sinh cùng tham khảo.

Văn học là tiếng nói thẳm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn.

Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng.

Nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay alr rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này.

Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà
Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

Mời bạn tham khảo 🌠 Bình Giảng Từ Ấy 🌠 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Không Có Nghị Luận Văn Học – Mẫu 6

Chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghị luận văn học là một đề bài nâng cao mà các em học sinh sẽ cần đến những tài liệu tham khảo nhất định. Tham khảo bài văn mẫu dưới đây:

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người.

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.

Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày.

Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.

Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.

Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.

Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…

Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niềm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,…

Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”.

Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.

Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.

Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này.

Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê trách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.

Đọc lại những trang sử phong kiến xưa, ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.

Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người. Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Chứng Minh Quan Điểm Của Hoài Thanh Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có – Mẫu 7

Bài văn mẫu chứng minh quan điểm của Hoài Thanh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm có minh những dẫn chứng hay làm sáng tỏ quan điểm này.

M. Go- rơ- ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đến với văn chương, ta được giáo dục để gần hơn với cái nhân trong chính con người mình. Ở đó ta biết đến những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc đưa con người tới hành động tốt đẹp và nhân văn. Bởi như Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.”

Văn chương là một loại hình nghệ thuật được biểu hiện bằng ngôn từ. Khi Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có” tức là văn chương sẽ khơi dậy ở ta những tình cảm mà trước nay ta không hề có, đó là thứ tình cảm ta nhận được từ sự trải nghiệm cảm xúc của nhân vật, bởi ta chưa từng trải qua cũng chưa từng biết đến và đối với những tình cảm nhân bản mà ta đã có sẵn, văn chương lại càng làm đầy đặn nó thêm, tôi luyện nó trở nên sâu sắc, vững bền và đẹp hơn bao giờ hết.

Câu nói này của Hoài Thanh là một câu khẳng định giá trị của văn chương là khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp ở con người. Đến với căn chương nói chung và văn thơ nói riêng, chúng ta sẽ bắt gặp những cuộc đời, những con người tuy được tạo nên là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng luôn được lấy cảm hứng từ chính những chất liệu bình dị, gần gũi, chân thực nhất của cuộc sống hiện thực. Nhà văn xây dựng tất cả những điều đó đều gửi vào nó những dụng ý nghệ thuật riêng của mình, tất cả đều hướng tới những vấn đề nhân sinh cao cả.

Ở đó, con người ta sẽ trải nghiệm những cảm xúc mà bản thân ta chưa bao giờ có và văn chương chính là nơi khơi nguồn, gây nên cảm xúc mới lạ rất đỗi con người ấy. Có lẽ trong chúng ta, chẳng mấy ai đã từng trải qua cảm giác khi gia đình chia cắt, phải xa những người mà ta yêu thương, xa cuộc sống hiện tại, nhưng đọc truyện ngắn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, tất cả chúng ta, không trừ một ai đều nhận diện rõ nỗi đau chia lìa giữa hai anh em Thành và Thủy.

Chúng ta không chỉ có những giọt nước mắt lăn theo nỗi buồn thương trong buổi chia tay của hai anh em mà còn thấm thía sâu sắc hậu quả của sự chia li gia đình để lại vết cắt tuổi thơ không thể hàn gắn được trong cuộc đời những đứa trẻ. Đó cũng là cách mà chúng ta được khơi gợi lòng cảm thương sâu sắc đối với Dế Choắt, thương cho chú bởi cái tội ngông cuồng của Dế Mèn mà phải chịu cái kết đau đớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời

Không chỉ cho ta những tình cảm mới mẻ mà con làm cho những tình cảm sẵn có trong ta nổi sâu sắc hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta đều mang trong mình lòng yêu nước thương nòi, trong thời chiến tình yêu đó nổi sôi hừng hực phát ra như ngọn lửa thôi thúc bước chân xung trận nhưng ở thời bình, dòng máu nóng ấy luôn chảy trong huyết quản mỗi chúng ta để mỗi khi nghe những câu ca dao ngợi ca về vẻ đẹp quê hương đất nước lòng chúng ta lại ngập tràn niềm tự hào:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Cho dù trong mỗi trái tim chúng ta luôn có một tình cảm nồng nàn với tổ quốc, quê hương nhưng những câu ca dao đi vào lòng người như vậy làm cho tình yêu nước thường trực trong mỗi người như ngày một đạm đà, rõ nét hơn bao giờ hết. Rồi mỗi khi ta nghe những câu thơ ngọt ngào về tình mẹ cha thì tình yêu thương, lòng biết ơn cha mẹ luôn có trong mỗi chúng ta đột ngột trào dâng dữ dội:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước tròng nguồn chảy ra.

Hay:

Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

Tình cảm yêu thương dành cho cha mẹ thì chúng ta ai cũng luôn có trong tim, không ai không vô vàn biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ nhưng văn chương đã mài sác hơn ý niệm đẹp đẽ ấy để mỗi khi ta nghe những câu như vậy, lòng ta lại dưng dưng xúc động, ta lại càng thấm thía hơn công lao cũng như sự hi sinh vô bờ của cha mẹ dành cho ta.

Tình cảm chính là những cốt lõi để tạo nên những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tình cảm càng nhân văn sẽ tạo ra những con người nhân văn. Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người một cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.

Giới thiệu tuyển tập 🌠 Thuyết Minh Đặc Điểm Chính Của Truyện Ngắn 🌠 12 Mẫu Hay

Bài Văn Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Bài văn chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có học sinh giỏi sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Hoài Thanh là nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng thi nhân Việt Nam đã chắp cánh cho thơ ca ngày càng phát triển. Trong đó có bài ” Ý nghĩa văn chương” đã khẳng định ý nghĩa và công dụng của văn chương qua nhận định. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. Văn chương bồi đắp tư tưởng tình cảm tâm hồn cho ta khiến đời sống tinh thần của ta mỗi ngày một phong phú để ta sống chân thành nhân ái vị tha hơn cuộc sống mỗi người một thêm tốt đẹp.

Xứ mệnh cao cả trước hết của văn chương là gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là những tình cảm trước khi đọc văn chương dựa nảy sinh trong lòng ta. Đến với văn chương ta tiếp nhận thêm những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Từ khi ta mới sinh ra, còn nhỏ ta chưa biết Bác Hồ, chưa một lần gặp bác. Nhưng khi biết đọc tác phẩm văn chương ta thấy bác muôn vàn kính yêu. Người đã hi sinh cả đời cho dân cho nước. Minh Huệ đã viết về một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của người:

“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”.

Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa bài thơ lên tầm khái quát lớn đúc rút một chân lí giản đơn đời thường: Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước như một lẽ thường tình. Bởi người ” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu). Không chỉ vậy văn chương còn gợi trong ta lòng vị tha trắc ẩn thương cho những kiếp người cực khổ đọc ca dao than thân ngược dòng thời gian ta trở về với xã hội phong kiến nhiều bất công áp bức. Kiếp người nông dân thật nhỏ nhoi. Họ chỉ là phận con ong cái kiến bị bòn rút, bị can khuất khổ đau”.

“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay học lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu biết ngày nào nghe.

Hay đọc chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” mấy ai cầm nổi nước mắt trước cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy họ thương yêu nhau mà phải chia cắt bởi gia đình tan vỡ. Văn Chương đã giúp ta nhận thức được trách nhiệm phải xây dựng gia đình hạnh phúc, tốt đẹp. Và Văn Chương gợi trong ta khao khát khám phá những miền đất lạ ta thấy cảnh đẹp ở những phương trời xa thật hấp dẫn:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”

Cảnh đẹp như một bức tranh hữu tình nên thơ mới gọi xa hơn nữa ta còn đến thác Núi Lư của Trung Quốc qua thơ Lí Bạch, mảnh đất vùng An-dát của A. Đô-đê trong buổi học cuối cùng trên đất Pháp,… Bên cạnh việc gây cho ta những tình cảm ta chưa có thì Văn Chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Đó là những tình cảm mang tính nhân bản luôn tiềm thức trong ta. Văn Chương đã khơi dậy làm cho tình cảm ấy càng thêm giàu có hơn, Ai cũng yêu kính ông bà, cha mẹ anh chị em. Đọc Văn Chương ta càng xúc động ” Mẹ có thể đánh đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn” (A-ni-xi). Công cha nghĩa mẹ sánh ngang tầm vóc vũ trụ đạo làm con phải hiểu nghĩa mới tròn bổn phận:

“Công cha như núi Thái Sơn…
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

Từ khi ta sinh ra ai cũng gắn bó thân thiết với mảnh đất quê hương. Mỗi ngõ xóm hàng cây ven đường đều trở nên quen thuộc, Văn Chương đã bồi đắp tình cảm yêu quê hương ngày càng tha thiết:

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”.

(Đỗ Trung Quân).

Tình bạn cũng vậy. Mỗi người từ tấm bé đều có bạn để chia sẻ vui buồn. Thế mà khi đọc bài ” Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến) ta càng nhận thấy tình bạn chân thành quí giá biết bao:

“Đầu trà tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”.

Kể sao cho hết công dụng của Văn Chương bằng cách tự nhiên nhất. Văn Chương đã bồi đắp nhiều tình cảm đẹp trong ta. Tóm lại ý kiến của Hoài Thanh thật chính xác ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Song không phải tác phẩm văn chương nào cũng tốt, có loại sách độc hại ta phải biết lựa chọn tác phẩm hay để đọc bồi dưỡng tình cảm cho ta.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Một Tác Giả Văn Học 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay

Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Ngắn Hay – Mẫu 9

Bài văn chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ngắn hay sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích, câu từ gãy gọn mà vẫn giàu ý nghĩa biểu đạt.

Văn chương với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo mang đến cho ta những bài học giáo dục sâu sắc, khơi dậy trong ta những cảm xúc ta không có. Chính vì thế nhận định:” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ” hoàn toàn thuyết phục.

Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ” là hoàn toàn đúng đắn.

Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy.Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay.

Tác phẩm” Cuộc chia tay của những con búp bê “của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con.

Khi đọc ” Cổng trường mở ra ” ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục.

Trong ” Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh.

Tác phẩm ” Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây.

Bài thơ ” Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn ” giữ vững tấm lòng son”. Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.

Đọc bài thơ ” Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia “.

Đọc tác phẩm ” Thuốc ” của Lỗ Tấn ta thấy thương cảm cho số phận của con người Trung Hoa dưới chế độ bấy giờ, họ tin một cách u mê những thứ mê tín dị đoan, thứ phương thuốc ghê sợ từ máu của đồng loại. Từ đó cũng gợi trong ta niềm tin về ánh sáng của cách mạng, tìm phương thuốc để cứu chữa căn bệnh của nhân dân Trung Hoa bấy giờ.

Ý kiến “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người. Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.

Nhận định của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có” là vô cùng đúng đắn. Do vậy cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Văn Mẫu Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Đặc Sắc – Mẫu 10

Đón đọc bài văn mẫu chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có đặc sắc được chọn lọc dưới đây:

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .

Phải nuôi con mới biết lòng cha mẹ là một câu nói vô cùng ý nghĩa và mang đầy tính triết lí nhân sinh. Chỉ khi nào chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, lúc đó, ta mới cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nhất tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, văn chương đã giúp ta biết quý trọng và thấu hiểu phần nào tấm lòng bao la của người mẹ ngay cả khi còn là một đứa trẻ.

Với cổng trường mở ra của Lí Lan, chúng ta đã biết rằng mẹ làm gì trước đêm khai trường đầu tiên của cuộc đời con. Lúc con say sưa trong giấc ngủ lại chính là lúc mẹ không ngủ được mà lên giường và trăn trọc. Mẹ đã có bao đêm không ngủ được như thế với những cái đầu tiên của con? Những bước đi chập chững đầu tiên của con làm mẹ vui mừng không ngủ được. Mẹ sung sướng đến không ngủ được ngày con cất tiếng nói đầu tiên gọi Mẹ!… Và đêm nay mẹ không ngủ được vì Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con.

Hôm nay mẹ thức không phải vì lo lắng cho con, bởi mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Trong lòng mẹ có sự xáo trộn lạ kỳ. Phải chăng chính vì cảm giác con mình đã lớn, chuẩn bị bước vào vùng trời rộng lớn của tri thức, chuẩn bị đón nhận tương lai, làm chủ thế giới khiến mẹ vừa vui sướng, vừa háo hức hồi hộp? Và lúc này đây, mẹ trở về với đứa trẻ buổi đầu đi học, nhớ đến bà ngoại giống như mẹ hiện giờ. Cũng có khi mẹ thức vì lo lắng, lo lắng tột bậc.

Mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quần quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… (Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi). Mẹ đã thức để cho con có những giấc ngủ yên bình. Biết được những tình cảm và việc làm cao cả ấy, chúng ta càng yêu và biết ơn công lao to lớn trời bể của mẹ, càng quý trọng từng giờ từng phút được sống bên mẹ yêu thương.

Đất nước thanh bình đang trên đà phát triển, chẳng còn họa ngoại xâm, chẳng còn những ngày chiến tranh ác liệt. Nhưng qua bài thơ Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc cảm nhân được những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ai mà chẳng có tuổi thơ và kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về tràn ngập cả lòng ta. Đó là hình ảnh người bà yêu quý hiện ra như một bà tiên hết lòng vì con vì cháu. Bà đã chăm lo từng con gà, nâng niu từng quả trứng để cho cháu có quần áo mới:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.

Người chiến sĩ trên đường hành quân mang theo hành trang là lòng căm thù giặc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng (đất nước đang trong những ngày tháng sôi đọng và ác liệt của cuộc kháng chiến) và tình cảm với bà. Bài thơ mộc mạc giản dị mà thấm đẫm tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước của một người con đang chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng và những kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ.

Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe nói đến một thời chữ Quốc ngữ không được giảng dạy trong các trường học Việt Nam, thay vào đó là tiếng Pháp bởi mục đích đô hộ của kẻ thù. Chúng muốn đào tạo ra những con người chỉ biết vâng lệnh và phục tùng người Pháp. Nhưng khi đọc Buổi học cuối cùng của An-phông-xô Đô-dê la mới hiểu được phần nào cảm giác nuối tiếc, xót xa khi không còn được dạy và được học tiếng mẹ đẻ của thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.

Phải thực sự ở vào hoàn cảnh trớ trêu đau lòng ấy, ta mới thấy thiêng liêng và đáng trân trọng biết bao khi hàng ngày được sử dụng thứ tiếng nói của dân tộc. Tiếng mẹ đẻ được nâng lên như một thứ vũ khi giải phóng dân tộc: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

Câu truyện giống như một bức thông điệp nhiều ý nghĩa: chúng ta phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Yêu nước, tự hào dân tộc cũng chính là phát huy sự giàu đẹp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.

Tham khảo văn mẫu 🌻 Thuyết Minh Về Bài Thơ Đồng Chí 🌻 15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Chứng Minh Ý Kiến Cho Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Chọn Lọc – Mẫu 11

Bài văn chứng minh ý kiến cho rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có chọn lọc sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý văn phong phú.

Văn học luôn đi tìm cái đẹp trong ánh sáng và luôn mang trên vai sứ mệnh sáng tạo cao cả phục vụ cho nghệ thuật sống trên trái đất này . Khả năng truyền cảm hứng của văn học vô cùng lớn . Ví như “Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta chưa có” .

Bắt nguồn từ chất liệu ngôn ngữ, xây dựng hình tượng và đề tài mượn ở thực tại, văn chương đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chân chính với đa đang về thể loại : văn xuôi và văn vần. Qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta – đó là những tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương.Mỗi tác phẩm đều đi vào từng mảng đời cụ thể, từng trái tim con người để khơi dậy cảm xúc tình cảm.

Nếu không có văn chương nhân loại sẽ sống một cuộc đời vô cảm và tăm tối đến nhường nào.Từ thuở nằm nôi, khi ta còn chưa biết đâu là cành cây ngọn cỏ,văn học dân gian qua lời ru của bà của mẹ đã dạy ta biết làng quê, yêu lũy tre:

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng

Ca dao dân ca dạy cách sống yêu thương nghĩa tình: thương người như thể thương thân, một thứ tình cảm nhân đạo phải nảy sinh nội tại mà chỉ nghệ thuật mới có thể đánh thức.Văn chương định hướng cho ta nền tảng thẩm mĩ để có những rung động trước cái đẹp. Cái đẹp có thể hữu hình như cảnh sắc thiên nhiên: mây gió trăng hoa tuyết núi sông, cảnh vật con người bình dị gắn bó hay một công tình kiến trúc vĩ đại, có thể vô hình như một tâm hồn đẹp…Khi ta lớn lên văn chương gieo vào lòng ta những ước mơ hoài bão của tương lai, yêu cuộc sống đắm say với cuộc đời :

Tội muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi

Đôi khi văn chương lắng trong lòng ta những niềm vui . Đọc từng câu từng chữ trái tim ta hư hân hoan reo vui với niềm vui chung của nhân loại . Đôi khi lại là những nỗi buồn chia li đau đớn: Chinh phụ ngâm, nỗi buồn của kẻ công quốc nô, sự tủi thân tủi phận. Đặc biệt hơn văn học lãng mạn còn khơi lên cho ta nỗi buồn vu vơ của một cái tôi trữ tình:

Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn

Và khi đọc những cuốn sách tâm lý, khám phá bản thân ta thêm hiểu và yêu chính mình hơn. Mỗi bài học được rút ra sẽ thôi thúc ta phẩn đấu hoàn thiên chính mình.

Văn chương không chỉ hướng tới cái đẹp đẽ, trìu mến mà còn khơi lên ở con người lòng trắc ẩn, căm ghét cái xấu xa, ý thức phản bác sự bất công. Đọc truyện Kiều của nguyễn du không biết bao người đã rơi lệ trước số phận của người con gái tài hoa bạc mệnh cũng căm ghét xã hội bất công ngang trái để đồng tiền tác ai tác quái, kẻ xấu chà đạp lên người tốt.

Văn chương cũng gây những cảm xúc mạnh với người đọc về những kiếp người tả tơi ở làng vũ đại : xót xa trước cảnh chị Dậu phải bán con bám chó để có tiền nộp sưu thuế,đau đớn trước cảnh lão Hạc,Chí Phèo đi đến vực thẳm bi kịch phải tìm đến cái chết để giữ gìn nhân phẩm…Từ cách tạo sự ám ảnh văn chương khơi gợi lòng đầy cảm sự bất bình rồi đều hướng tới cái đích cuối cùng khôi phục bảo vệ những điều tốt đẹp.

Thử hỏi có người mẹ nào bảo con mình “hãy yêu cái đẹp đi, hãy sống nhân đạo đi” và rồi bạn sẽ thực hiện được điều đó? Chỉ có nghệ thuật, sức mạnh kì diệu và bí ẩn của nghệ thuật mới có thể tạo ra một mỗi liên kết kì lạ giữa con người và thế giới xung quanh. Chỉ có nghệ thuật, bến bờ của những điều mới mẻ và độc đáo mới có thể khám phá và phát hiện những tình cảm mới trong ta, đánh thức nó và khiến nó bùng phát mạnh mẽ.

Thế giới cảm xúc đi vào văn chương muôn hình vạn trạng. Văn chương chính là cái nôi nuôi lớn những hạt mần cảm xúc tốt đẹp ở con người và là thứ khí giới đắc lực của nhà văn để tạo nên những giá trị nhân văn cao ca, để người gần người hơn theo phương pháp riêng của nó: gây cho con người những tình cảm mà họ không có.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích Tràng Giang Huy Cận 🌟 Những Bài Hay Nhất

Văn Mẫu Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Sinh Động – Mẫu 12

Văn mẫu chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có sinh động với những dẫn chứng và cách lập luận chặt chẽ sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Ngày mai, trong sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, rồi sẽ có những cỗ máy viết văn. Nhưng máy móc chỉ có thể sản xuất theo khuôn mẫu những gì có sẵn. Và văn học vẫn sẽ tồn tại như một nhu cầu tất yếu với thiên năng: “luyện cho ta những tình cảm ta chưa có.”

Các nghệ sĩ muôn đời vẫn đi tìm cho mình một định nghĩa chính xác về văn học. Có người cho đó là một “nàng thơ”, có người coi đó là “nhân học”, có người tôn trọng nó như một cách nói chí, biểu đạo…. Nhưng dù có thế nào, nó vẫn thực hiện thiên chức của mình: để gây cho con người những tình cảm mà ta chưa có. Đó là chức năng cao đẹp của văn học nghệ thuật.

Khác với các loài động vật, con người từ khi sinh ra đã có những trạng thái cảm xúc và tình cảm: hỉ, lộ, ái, ố, những vui, buồn … Nhưng chúng ta chỉ với những trạng thái ấy, sẽ buồn chán biết bao! Văn chương tồn tại chính là giúp cho cuộc sống nhân sinh trở nên phong phú và thú vị hơn.

Văn chương bồi đắp cho ta tình yêu thương, sự sẻ chia và lòng nhân ái. Một đứa trẻ ban đầu mới sinh ra, có chỉ biết muốn những gì nó thích, làm những điều nó cần. Nhưng mỗi chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình. Văn học dạy cho ta biết rằng còn cuộc sống này còn nhiều số phận khổ đau và bất hạnh và mỗi chúng ta có thể là một hạt giống nhân gieo lấy tình yêu và sự hạnh phúc, để vơi bớt những khổ đau và khó khăn trong cuộc sống. Hãy lắng nghe những câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Khi “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ta biết chia sẻ với bạn một chiếc bánh mì mà ta rất thích vì bạn cũng đang rất đói, ta biết giúp đỡ những người chưa từng quen biết bởi vì họ đang cần giúp đỡ và ta cũng chẳng mấy gì sau những vòng tay dang rộng cả. Nhờ có văn chương, con người tách khỏi phần con mà đến gần với phần “người” hơn: phân cao đẹp, có tình yêu thương và đôi khi biết nhường nhịn, hi sinh để cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Văn chương bồi đắp cho ta xúc cảm thẩm mĩ, biết yêu và quý trọng cái đẹp để có thể tạo ra một tâm hồn đẹp. Thạch Lam từng khẳng định: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường”. Nhưng không phải chúng ta lúc nào cũng nhận ra điều đó. Đôi khi ta vì vội vã mà chẳng để ý đến chiếc lá cuối mùa vừa vương qua vai, chẳng hay biết tiếng chim hót ngoài kia sao nay vui vẻ quá,… Đến với những trang văn học, ta cảm nhận được những vẻ đẹp bình thường mà trân quý đó. Đó là vẻ đẹp của một đêm trăng thanh tĩnh:

“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”

(“Tĩnh dạ tứ” – Lý Bạch)

Từ vẻ đẹp giản dị từ “Cốm – một thức quà của lúa non” (Thạch Lam), của một góc “Sài Gòn tôi yêu” (Minh Hương) đến vẻ đẹp hùng vĩ của non nước ngàn trùng:

“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.”

(“Vọng Lư sơn bộc bố”- Lý Bạch)

Nhờ có văn chương mà ta biết trân trọng những vẻ đẹp giản dị xung quanh. Cũng nhờ có những con chữ mà dù ngồi một chỗ ta cũng có thể thăm khắp các cảnh đẹp ở mọi nơi. Không chỉ là cảnh đẹp mà còn là những tình cảm đẹp, những giá trị đẹp. Từ đó văn chương hình thành cho mỗi người giá trị thẩm mĩ, để sống đẹp và hướng thiện hơn. Khi con người ta biết sống và làm theo điều đẹp, cuộc sống sẽ không còn khó khăn nữa.

Cuối cùng, văn chương bồi đắp cho ta sự dũng cảm để chiến đấu với cái xấu và với cả chính mình. Biết yêu cái đẹp thì cũng cần có dũng khí để chống lại cái xấu. Văn chương không ru ngủ con người trong những cái đẹp giả tạo, trong những sự thật bị che giấu. Văn chương nuôi dưỡng cái thiện để khi gặp cái xấu nó có đủ sức mạng để chống lại, để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Đó là sự bất bình trước tên tham quan hưởng thụ trên nỗi thống khổ của nhân dân trong “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, là sự không chịu khuất phục trước bè lũ bán nước và cướp nước trong “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc. Từ đó ta sống đẹp và sống đúng hơn.

Giúp con người biết yêu thương và sẻ chia, biết cảm nhận và trân trọng cái đẹp, biết chiến đấu và loại bỏ cái xấu – đó chính là những giá trị cao cả mà văn học đã và đang bồi đắp từng ngày cho con người. Nhờ văn học, chúng ta từ những đứa trẻ tự nhiên, bản năng mà sống đẹp hơn, sống “người” hơn.

Đó chính là lí do dù thời gian bao lâu, có bao sự thay đổi về cuộc sống xã hội, văn học đã và vẫn sẽ là người bạn đồng hành với con người.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Luyện Viết – Mẫu 13

Chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết mà còn có những góc nhìn và quan điểm sâu sắc hơn.

Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.

Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.

Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc.

Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ.

Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.

Hoặc khỉ học bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta.

Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.

Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.

Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.

Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.

Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường.

Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.

Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.

Có thể bạn sẽ thích ☀️ Thuyết Minh Về Bài Thơ Ánh Trăng ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Chi Tiết – Mẫu 14

Tham khảo bài văn chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có chi tiết để trau dồi cho mình cách hành văn hay và lập luận logic, mạch lạc.

Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được”. Qủa đúng như thế, nói chuyện văn chương chính là nói chuyện tâm tình, tình cảm, nó không chỉ dạy cho ta những tình cảm ta chưa có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Vậy tại sao nó lại có khả năng đặc biệt ấy?

Trước hết chúng ta cần phải hiểu, “văn chương” là những tác phẩm nghệ thuật do nhà văn tạo ra, nó có thể thuộc nhiều thể loại như thơ, văn xuối,…nhưng tất cả đều có thể đánh thức những tình cảm đang ngủ yên trong lòng người đọc. Từ “luyện” ở đây hiểu là đào sâu, khai thác vào những cỗi thâm sâu nhất trong lòng người, đưa những tình cảm còn náu mình bung nở mạnh mẽ nhất.

Như đã nói trên, những tình cảm đó không phải là ta không có, chỉ là nó còn đang trú ẩn đâu đây, nén chặt lại trong một cái van tâm khảm, chưa có cơ hội bộc lộ ra, và văn chương sẽ thực hiện sứ mệnh hóa giải “cái van”. Qua nhận đinh ta có thể thấy rõ được sức mạnh tác động mạnh mẽ của văn chương lên đời sống tình cảm của con người.

Văn chương vốn là nơi để tác giả kí hác đủ loại tâm tư, tình cảm của mình với cuộc đời vào trong, giống như Chế Lan Viên đã từng viết

“Sau câu thơ hồi hộp tâm tình
Những vui buồn đời kí thác cho anh”

Những cảm xúc, rung động của nhà văn là vô cùng chân thành và mãnh liệt, nó đạt đến độ bão hòa và có sức lan tỏa, truyền cảm lớn đối với người tiếp nhận. Vì vậy mà văn chương có thể khơi gợi trong ta những tình cảm tự nhiên trong ta, phát triển nuôi dưỡng nó ngày một phong phú sâu sắc hơn. Ta bỗng nhận ra, tình cảm ruột thịt anh em đáng quý đến nhường nào khi chứng kiến cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

Có lẽ không phải tận đến khi đọc câu chuyện, ta mới thấy yêu quý những người anh người chị trong gia đình, nào có ai không yêu thương người thân của mình! Nhưng điều Khánh Hoài làm được chính là khiến ta trân trọng những tình cảm đó, tình cảm tưởng chừng nhỏ bé mà đôi khi ta vô tình không chú ý đến, ta biết nâng niu và hiểu được những điều đơn giản đôi với ta lại trở thành niềm hạnh phúc, khát khao lớn nhất của những đứa trẻ ngoài kia.

Tình cảm gia đình,hướng về quê hương vốn là bản năng tự nhiên của cả con người lẫn con vật. Những con rùa sống trên bờ sau một thười gian xuống nước còn tìm lại đúng nơi mình sống để sinh sản, huống chi là con người, sinh vật cao cấp nhất của tự nhiên! Con người gắn bó với quê hương khi đi xa sẽ không tránh khỏi nỗi nhớ, lưu luyến không thôi

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

(Bà Huyện Thanh Quan)

“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ…”

(Xuân Quỳnh)

Đọc những vần thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta liền nhận ra một quy luật tự nhiên vốn có của tình cảm con người: cứ xa là sẽ nhớ, có ai mà không yêu quê hương, yêu quý nơi mình đã gắn bó suốt quãng đời tuổi thơ. Nhưng Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Quỳnh đã giúp ta ý thức được vị trí thiêng liêng của quê hương, nguồn cội trong tim mình khi dẫn dắt chúng ta vào những hoàn cảnh đặc biệt: phải rời xa quê hương. Phải thấm thía nỗi niềm của con người xa quê, ta mới hiểu được quê hương là hai tiếng giản đơn mà quý giá biết bao!

Những tình cảm đó, nếu không có văn chương, nó vẫn sẽ tồn tại âm ỉ trong lòng ta thôi bởi nó là tự nhiên, là vốn có, thế nhưng nó sẽ không bao giờ có thể sáng bừng lên mãnh liệt, nó sẽ mãi chìm trong giấc ngủ của riêng nó và ta sẽ để nó rơi vào quên lãng…

Nhận định trên là vô cùng đúng đắn và xác đáng, nó đã nêu lên chức năng của kì diệu của văn chương và khẳng định những giá trị vô hình mà văn chương gây dựng trong lòng ta.

Đón đọc tuyển tập 🔥 Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa 🔥 10 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có Đơn Giản – Mẫu 15

Bài văn mẫu chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có đơn giản sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả với những ý văn ngắn gọn, luận điểm rõ ràng.

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng có ý kiến rằng “Văn chương cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác và sâu sắc. Trong đời sống hàng ngày, văn học đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với đời sống tinh thần và tình cảm của mỗi người dân. Nhờ có văn học mà đời sống tình cảm của con người được phong phú hơn, trở nên biết yêu ghét giận hờn và có những cung bậc cảm xúc khác nhau

Đầu tiên, văn chương luyện cho chúng ta những tình cảm ta chưa có. Những tình cảm mà con người chưa từng có nay trở nên nảy nở và xuất hiện trong đời sống tình cảm của chúng ta nhờ tác động của văn học. Nhờ có việc học văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, người đọc mới có thể thấu hiểu nỗi đau, hoàn cảnh tội nghiệp của những đứa trẻ trong gia đình có bố mẹ ly hôn. Tình cảm anh em giữa Thành và Thủy thật trong sáng nhưng nay các em phải chia xa vì sự tan vỡ hôn nhân của gia đình.

Người đọc cảm nhận được tình anh em cao đẹp, cùng hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ ấy và ý thức được vai trò của những bậc làm cha, làm mẹ đối với những đứa con của mình. Hay như văn bản “Sau phút chia ly” của Đoàn Thị Điểm, người đọc mới thấy thương xót cho hoàn cảnh lẻ loi tội nghiệp của người chinh phụ có chồng đi lính.

Chiến tranh phi nghĩa đã đẩy họ đến tình cảnh chia lìa, xa cách. Người chinh phụ trong những tháng ngày chờ đoàn tụ cùng chồng đã phải chịu đựng nỗi khổ xa cách, hoàn cảnh cô đơn đến tột cùng. Những tình cảm mà trước đây chúng ta chưa có nay đều được xuất hiện nhờ những tác phẩm văn học

Những tình cảm ta sẵn có chính là những tình cảm mà chúng ta đã vốn có từ trước, nay nhờ văn chương mà tình cảm ấy đợi khơi dậy và trở nên mãnh liệt hơn. Những tác phẩm “Nam quốc sơn hà”, “Phò giá về kinh” đều khơi dậy niềm tự hào dân tộc cùng ý chí đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Tình yêu đất nước của mỗi người dân đều đã có từ trước, nay nhờ những văn bản này mà trở nên sâu sắc hơn và càng thêm quý trọng truyền thống yêu nước từ bao đời của dân tộc mình.

Hay những văn bản như “Sài Gòn tôi yêu”, “Ca Huế trên sông Hương” hay “Một thức quà của lúa non-Cốm” đều khơi dậy tình yêu đối với quê hương, với những vẻ đẹp trên đất nước. Việt Nam có những vùng đất tươi đẹp, với những giá trị văn hóa to lớn, gắn liền với đời sống vùng miền của người dân. Nhờ những văn bản này mà con người trở nên yêu thêm những mảnh đất trên đất nước, cũng như ý thức được trách nhiệm của mình đối với những mảnh đất ấy.

Văn chương, không luyện cho con người bằng thứ “đồ rèn” cứng nhắc mà đó là cả quá trình len vào hồn người, đồng điệu cùng người và để đốt trong lòng người ta những tình cảm, những nhận thức để tự họ bước lên con đường mà họ cần đi. Văn chương giúp con người tự hiểu ra vấn đề và hành động. Đó là lí do dù trong sự phát triển chóng mặt của thiết bị thông tin, nhiều hình thức đã bị thay bằng máy móc nhưng văn học vẫn ở đó, ngày càng khẳng định được giá trị của mình.

Tóm lại, văn chương có vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm và đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Nhờ có văn chương mà đời sống của chúng ta trở nên phong phú, sôi nổi và đa dạng.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Viết một bình luận