Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Nguyên Hồng [21+ Mẫu Đơn Giản]

Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Nguyên Hồng ❤️️ 21+ Mẫu ✅ SCR.VN Chia Sẻ Trọn Bộ Các Mẫu Sơ Đồ Sau Đây Để Giúp Việc Học Được Hiệu Quả Hơn. 

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Trong Lòng Mẹ – Mẫu 1

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Trong Lòng Mẹ là một trong những bước quan trọng để có thể nắm bắt được các ý chính của tác phẩm trước khi phân tích vào trọng tâm bài.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Trong Lòng Mẹ
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Trong Lòng Mẹ

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Chi Tiết – Mẫu 2

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ chi tiết dưới đây để có thể chuẩn bị tốt nhất cho kì thi của mình.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Chi Tiết
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Chi Tiết

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Trong Lòng Mẹ – Mẫu 3

Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy ấn tượng giúp các em có thể dễ dàng hơn trong việc hệ thống lại nội dung của tác phẩm.

Vẽ Sơ Đồ Văn Bản Trong Lòng Mẹ
Vẽ Sơ Đồ Văn Bản Trong Lòng Mẹ

Mời bạn đón đọc 🌿Tóm Tắt Trong Lòng Mẹ ❤️️ 15 Bài Mẫu Tóm Tắt Ngắn Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Bài Trong Lòng Mẹ Đơn Giản – Mẫu 4

Với mẫu sơ đồ đơn giản dưới đây để các em có thể tham khảo và chuẩn bị tốt cho việc phân tích, ôn tập tác phẩm.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Bài Trong Lòng Mẹ Đơn Giản
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Bài Trong Lòng Mẹ Đơn Giản

Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Của Nguyên Hồng – Mẫu 5

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Của Nguyên Hồng sẽ giúp các em học sinh nắm được những thông tin khái quát về tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Của Nguyên Hồng
Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Của Nguyên Hồng

Sơ Đồ Tư Duy Về Văn Bản Trong Lòng Mẹ – Mẫu 6

Dưới đây là mẫu sơ đồ chi tiết nhất, tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh khi ôn tập tác phẩm.

Sơ Đồ Về Văn Bản Trong Lòng Mẹ
Sơ Đồ Về Văn Bản Trong Lòng Mẹ

Có thể bạn sẽ thích 🌼Sơ Đồ Tư Duy Sang Thu ❤️️ 13 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Sơ Đồ Phân Tích Bài Trong Lòng Mẹ Ngắn Nhất – Mẫu 7

Dưới đây là mẫu sơ đồ phân tích tác phẩm trong lòng mẹ ngắn nhất được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ.

Sơ Đồ Phân Tích Bài Trong Lòng Mẹ
Sơ Đồ Phân Tích Bài Trong Lòng Mẹ

Sơ Đồ Bài Trong Lòng Mẹ Nhân Vật Bé Hồng – Mẫu 8

Sơ Đồ Bài Trong Lòng Mẹ Nhân Vật Bé Hồng giúp các em hệ thống được kiến thức dễ dàng và tiếp thu hiệu quả hơn.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Trong Lòng Mẹ Nhân Vật Bé Hồng
Sơ Đồ Tư Duy Bài Trong Lòng Mẹ Nhân Vật Bé Hồng

Mời bạn tham khảo 🌠 Sơ Đồ Tư Duy Viếng Lăng Bác 🌠 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Văn 8 Trong Lòng Mẹ – Mẫu 9

Một trong những nhân vật cần chú ý đến trong tác phẩm trong lòng mẹ là nhân vật bé Hồng. Dưới đây là sơ đồ chi tiết để các em có thể phân tích dễ dàng hơn.

Sơ Đồ Bài Trong Lòng Mẹ Nhân Vật Bé Hồng
Sơ Đồ Bài Trong Lòng Mẹ Nhân Vật Bé Hồng

Sơ Đồ Tư Duy Bài Trong Lòng Mẹ Lớp 8 – Mẫu 10

Dưới đây là mẫu sơ đồ phân tích nhân vật bà cô bé Hồng trong tác phẩm được SCR.VN chọn lọc để ôn tập cho kì thi thật tốt và đạt điểm cao.

Sơ Đồ Bài Trong Lòng Mẹ Nhân Vật Bà Cô Bé Hồng
Sơ Đồ Bài Trong Lòng Mẹ Nhân Vật Bà Cô Bé Hồng

Gợi ý cho bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Lặng Lẽ Sa Pa 🌹 11 Mẫu Chi Tiết

Văn Mẫu Phân Tích Bài Trong Lòng Mẹ Hay Nhất

Văn Mẫu Phân Tích Bài Trong Lòng Mẹ Hay Nhất giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay.

Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Ông thường viết về những lớp người “dưới đáy” với tình cảm yêu thương sâu sắc, chân thành. “Những ngày thơ ấu” là một tập hồi kí giàu chất trữ tình, trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng thời thơ ấu. “Trong lòng mẹ” là chương IV của tập hồi kí. Đoạn trích đã miêu tả một cách sinh động “những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” (Thạch Lam) đối với người mẹ, đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.

Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu. Người bố sống lặng lẽ, u uất với bàn đèn thuốc phiện rồi chết, người mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, để lại đứa bé sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng.

Nguyên Hồng mở đầu bằng cách kể nhẹ nhàng, nhiều chua xót “Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về”. Một chuỗi tuổi thơ cay đắng mở đầu bằng “chiếc khăn tang” trắng, gợi lên trong lòng người đọc nhiều chua xót.

Bé Hồng vẫn luôn mong ngóng người mẹ phương xa trở về trong ngày giỗ đầu của thầy. Tiếp theo, nhà văn kể về thời gian xảy ra câu chuyện và hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp: “Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chỉnh còn bán cả vàng hương nữa.” Câu chuyện đã được khơi nguồn. Nhân vật bà cô xuất hiện và tâm địa độc ác của bà ta càng về sau càng lộ rõ. Bà ta cố tình nói cho bé Hồng biết cảnh ngộ thảm thương của mẹ cậu để rồi cười cợt, nhạo báng, thoả mãn trên nỗi đau của người khác. Nụ cười giả tạo của bà cô chứa đựng ác ý rõ ràng.

Nó như một mũi dao nhọn cố tình xoáy vào trái tim non nớt đang rớm máu của đứa cháu vừa mới mồ côi cha, lại phải chịu cảnh xa lìa mẹ. Lẽ ra, bé Hồng sẽ trả lời rằng muốn vì bé đang thiếu thốn tình mẫu tử, nhưng vốn nhạy cảm, bé lập tức nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Không thể để tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của mình bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến, bé Hồng đã trả lời: “Không! Cháu không muốn vào.

Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về.” một lời đáp cứng cỏi, đầy niềm tin đối với mẹ, thì bà cô hỏi luôn, giọng ngọt, kèm theo cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Nói câu này, bà cô như ngầm báo với Hồng rằng mẹ của chú bé đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa. Khi thấy cháu im lặng, cúi đầu xuống đất, bà cô hẳn biết rằng lòng cháu đang thắt lại.

Nhưng bà vẫn chưa tha, tiếp tục cười mà nói: “Mày cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Cái cử chỉ vỗ vai, cái nụ cười và lời nói ấy mới giả dối, độc ác làm sao! Điều này chứng tỏ bà ta cố ý lôi đứa cháu đáng thương vào một trò chơi cay độc của người lớn. Đến đây, bà cô không chỉ cay độc, mà còn châm chọc, nhục mạ cháu.

Thật cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử bị người khác lại chính là cô mình, người gắn bó với mình bằng tình máu mủ cứ săm soi hành hạ. Nỗi đau của chú âm thầm cố kìm nén bên trong giờ đây không thể nào kìm giữ nổi, đã vỡ ra thành nước mắt “nước mặt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Lời nói của người bà cô quả như mũi dao ghê gớm, sắc lạnh đã chạm đến nơi dễ tổn thương nhất của một trái tim ngây thơ đã từng rỉ máu vì nỗi đau xa mẹ.

Từ nỗi đau đớn vì thương mẹ, bé Hồng căm phẫn những cổ tục đã đày đọa mẹ chú qua hình ảnh so sánh thật dữ dội. Đến đây tình thương trào lên như bão nổi, giằng xé với bao phẫn uất: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

” Nhà văn đã sử dụng các động từ chỉ hành động mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến với sắc thái ngày càng tăng, khiến lời văn dường như sôi sục, tuôn trào đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ mẹ chú. Qua đó, ta càng thấu hiểu bé Hồng thương mẹ đến nhường nào.

Trong xã hội phong kiến xưa, biết bao người phụ nữ đã phải chôn vùi tuổi xuân vì những thành kiến vô hình mà ác liệt ấy. Qua đây, tác giả đã phát biểu quan điểm nhân đạo tiến bộ, dứt khoát đứng về phía người phụ nữ mà thông cảm, bênh vực họ. Cử chỉ vỗ vai, nhìn vào mặt đứa cháu rồi đổi giọng làm ra vẻ nghiêm nghị của bà cô chỉ là sự thay đổi cách thức tấn công.

Bà ta tung ra miếng đòn hiểm cuối cùng. Khi thấy đứa cháu tức tưởi, phẫn uất đến cực độ thì bà ta lại giả vờ hạ giọng, tỏ vẻ ngậm ngùi, thương xót người anh đã mất. Đến đây, bản chất độc ác, giả dối, thâm hiểm và trơ trẽn của nhân vật bà cô đã được phơi bày toàn bộ. Tác giả muốn thông qua hình ảnh ấy để tố cáo hạng người tàn nhẫn, coi nhẹ tình máu mủ rụột rà trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.

Trong tâm khảm bé Hồng lúc nào cũng in sâu hình bóng mẹ. Một buổi chiều, lúc tan trường, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng liền đuổi theo, bối rối gọi. Đó là tiếng gọi bật ra từ trái tỉm thương nhớ mẹ không nguôi của chú bé tội nghiệp. Tác giả đã miêu tả hàng loạt cử chỉ thể hiện niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ.

Vì chạy đuổi theo mẹ mà bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì mừng đến nỗi ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi chuyện thì bé đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Tiếng khóc trút bỏ bao nỗi,tủi cực, uất ức trong những ngày xa mẹ. Tiếng khóc sung sướng được gặp lại người mẹ thương yêu. Tiếng khóc của niềm khát khao tột độ tình mẫu tử. Nước mắt của bé Hồng lúc này khác hẳn nước mắt uất ức, căm giận khi trả lởi bà cô độc ác. Đây là những giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.

Cảnh hai mẹ con bé Hồng gặp nhau được tả bằng ngòi bút trữ tình đẫm nước mắt. Nhà văn đã vẽ nên bức tranh bằng ngôn ngữ về một thế giới của tình thương yêu đang bừng nở, hổi sình, tràn đầy những kỉ niệm dịu dàng và ấm áp tình mẫu tử. Cậu bé Hồng như bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng, rạo rực. Những lời nói cay độc của bà cô, những tủi cực chất chồng trong thời gian xa mẹ đã bị nhấn chìm giữa niềm hạnh phúc đang dâng tràn.

Trong lòng mẹ, bé Hồng nhận ra rằng cảm giác ấm áp thiếu vắng bao lâu nay giờ đây lại mơn man khắp cả da thịt. Đó là những phút giây không thể nào quên của bé Hồng. Bé nhận ra hơi quần áo của mẹ, hơi thở của mẹ lúc đó thơm tho lạ thường. Bé nhận ra gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng, vẫn đẹp như thuở nào. Bé cũng nhận ra người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Tất cả những cảm giác đó, những ý nghĩ đó chỉ có được khi đứa con hết lòng yêu thương mẹ. Được gặp mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao, là niềm vui khôn xiết. Được sà vào lòng mẹ, bé Hồng mừng đến nỗi quên hết mọi thứ trên đời. Những lời thăm hỏi giữa hai mẹ con chỉ còn là một chuỗi âm thanh hạnh phúc, bé Hồng không thể nhớ đó là những câu gì, chuyện gì. Bao trùm tâm trí bé là nỗi vui sướng khôn xiết.

Phải thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát được gần mẹ đến chừng nào thì bé Hồng mới cảm thấy sung sướng tột đỉnh khi được ôm ấp trong vòng tay dịu hiền của mẹ sau bao ngày xa cách. Tình thương yêu mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời. Cho dù cảnh ngộ có éo le đốn mấy thì tình mẫu tử thiêng liêng vẫn không thể phai mờ. Chúng ta càng thêm thông cảm và quý mến bé Hồng, từ đó càng trân trọng tình mẫu tử.

Bằng cách viết nhẹ nhàng và sâu lắng, cách diễn tả tâm lý cực kỳ sâu sắc và hơn hết bằng tình yêu thương vô bờ bến Nguyên Hồng đã khiến người đọc “ôm tim mình” mà khóc. “Trong lòng mẹ” luôn để lại trong lòng người những rung động ngọt ngào và chân thành nhất.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận