Phân Tích Tức Nước Vỡ Bờ ❤️️ 37+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Bài Văn Nghị Luận Đặc Sắc Về Tác Phẩm Nổi Tiếng Của Nhà Văn Ngô Tất Tố.
Dàn Ý Phân Tích Tức Nước Vỡ Bờ Của Nhà Văn Ngô Tất Tố
Việc lập dàn ý phân tích Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục và những luận điểm chính cho bài viết. Tham khảo chi tiết dàn ý phân tích bài Tức nước vỡ bờ dưới đây:
1.Mở bài phân tích Tức nước vỡ bờ:
- Giới thiệu một vài nét chủ yếu nhất về tác giả Ngô Tất Tố: một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn, nông dân
- Giới thiệu về tác phẩm Tức nước vỡ bờ: Một tác phẩm tiêu biểu vạch trần bộ mặt tàn ác, vô nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh khó khăn.
2.Thân bài phân tích Tức nước vỡ bờ:
a. Hoàn cảnh gia đình chị Dậu:
- Nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”
- Phải nộp sưu thuế nặng nề và nộp luôn cho cả phần người em trai anh Dậu đã mất.
- Phải bán cái Tí – đứa con đầu lòng mới bảy tuổi để có tiền nộp sưu thuế nhưng vẫn không đủ.
- Hoàn cảnh khó khăn, bần hàn đến tận cùng vì bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột.
b. Nhân vật chị Dậu:
-Là người vợ hế mực yêu thương chồng:
- Khi không đủ tiền đóng sưu thuế khiến chồng bị bắt đi đánh thì một mình chạy vạy khắp nơi để kiếm đủ tiền nộp cho chồng.
- Khi chồng bị đánh thì vô cùng đau xót, gào khóc giữa đình làng, lo lắng sợ chồng không tỉnh lại.
- Dịu dàng đỡ chồng dậy để ăn bát cháo cho lại sức.
- Đau khổ bán đứa con gái đầu lòng để có tiền nộp sưu để chồng không bị đánh.
- Khi bọn cai lệ đến nhà bắt chồng đi thì chị năn nỉ, thương xót sợ chồng bị đánh nên xuống nước van xin bọn chúng tha cho chồng.
-Hành động của chị Dậu với bọn cai lệ:
- Ban đầu gọi “ông” xưng “cháu”, ra sức van xin, mềm mỏng để mong bọn chúng nhẹ tay với chồng.
- Khi bọn chúng làm tới chị Dậu gằn giọng không cho chúng động vào chồng mình.
- Những uất ức của chị bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi bọn cai lệ đánh vào ngực chị. Lúc này, bao nhiêu dồn nén bấy lâu nay của chị bộc phát thành hành động rõ ràng. Chị đứng lên đánh trả tên cai lệ một cách quật cường dù biết hậu quả vô cùng khôn lường.
- Người phụ nữ dũng cảm, dám đứng lên chống lại áp bức của cường quyền.
c. Phân tích giá trị nghệ thuật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ:
- Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch
- Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả chân thật
- Sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí…
- Đây là một đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc
3.Kết bài phân tích Tức nước vỡ bờ:
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Cùng với phân tích Tức nước vỡ bờ, tham khảo 💧 Tóm Tắt Văn Bản Tức Nước Vỡ Bờ 💧 16 Bài Mẫu Ngắn Hay
Phân Tích Đoạn Trích Tức Nước Vỡ Bờ – Mẫu 1
Bài văn mẫu phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những định hướng làm bài cụ thể.
Ngô Tất Tố là nhà văn bậc thầy trong trào lưu văn học hiện thực những năm mà đất nước còn gian khó, nhân dân bị đọa đầy. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng quê để qua đó phản ánh số phận khổ đau của những người nông dân trong xã hội đương thời đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mâu thuẫn của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.
Trong đoạn trích, ông thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua nhân vật chị Dậu. Và ông rất sắc sảo khi gây dựng những tình tiết trong truyện xoay quanh nhân vật chị Dậu, đã làm sáng lên phẩm chất của người nông dân dù bị đọa đầy.
Việc thu sưu thuế vẫn diễn ra gay gắt, bọn tay sai của các quan trên, lí trưởng cứ thế lộng hành, nhà chị Dậu thì ngày càng khó khăn. Chị phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn cho nhà lí trưởng để nộp nốt sưu cho chồng của mình.
Anh Dậu ngày càng đau ốm, sau trận đánh trói ấy, anh càng yếu dần, nếu bị chúng đánh trói nữa tưởng rằng sẽ chết mất. Và chị Dậu đang tìm mọi cách để bảo vệ chồng của mình. Đoạn trích nổi bật với cảnh cai lệ và chị Dậu đối đầu khi tên tay sai đến thúc sưu nhà chị rất gay cấn và đúng như nhan đề “tức nước vỡ bờ”.
Chị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng hết mực, chị chăm sóc chồng đang ốm vì vừa bị bọn cường hào lí trưởng đánh đập. Chị tất tả chạy ngược xuôi vay được vài nắm gạo và nấu bát cháo loãng cho chồng ăn lại sức. Từ cách chị chăm chồng, đỡ chồng dậy và cách xưng hô: “Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột” đã thể hiện sự dịu dàng vốn có trong mỗi người phụ nữ Việt Nam ngày trước.
Chị trở thành trụ cột trong gia đình, gánh chịu mọi đau khổ, sự túng quẫn vì sưu thuế. Chị đổ mồ hôi sôi nước mắt để cứu anh Dậu. Chăm sóc anh nhưng lúc ấy bất ngờ tên tay sai của lí trưởng và cai lệ xông vào, trên tay là roi, thước và dây thừng, hò hét bắt anh chị phải nộp sưu thuế, Anh Dậu quá khiếp đảm đến nỗi suýt ngất, chỉ còn mình chị Dậu chạy vạy, đối phó với giai cấp thống trị.
Thoạt đầu, chúng định lôi anh Dậu đi nhưng không hành hung mà chúng lại chửi bới mỉa mai đến nỗi chị Dậu vẫn van xin “cháu xin ông” để khất hạn nộp sưu nhưng rồi chúng sấn đến đánh chị thì đã chạm đến giới hạn cuối cùng, tính cách của “người đàn bà lực điền” ấy mới bộc lộ một cách mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Vậy nên người ta mới nói có áp bức bất công thì ắt hẳn có sự đấu tranh.
Chị Dậu đang đứng lên để bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình. Chị liều mạng chống cự lại những cú đấm thô bạo bằng những lí lẽ sắc bén: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Không còn xưng hô tôn trọng với những kẻ độc ác và bạo tàn, chị quên đi vị thế của mình chỉ là những người nông dân thấp hèn, chị đứng lên ngang hàng với những kẻ bạo tàn để đấu tranh.
Với tình yêu thương của một người vợ, chị đã chống trả lại bọn chúng. Hai hàm răng nghiến chặt: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” đầy thách thức và đe dọa. Điều đó thể hiện thái độ căm giận lũ chó đểu, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế sẵn sàng chiến đấu của chị, không thèm đấu lí nữa mà thẳng tay trừng trị chúng.
Một hành động phản kháng rất mạnh mẽ, chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi đầu ra cửa “Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Cách miêu tả rất độc đáo của Ngô Tất Tố đã khiến cuộc đối đầu của chị và tên cai lệ trở nên sinh động, trong xã hội bất công ấy, một cuộc chiến công lí diễn ra để trừng trị kẻ ác đáng làm người ta khâm phục.
Có lẽ vì người nông dân đặc biệt là người phụ nữ họ đã phải chịu nhiều bất công nên khi bị dồn đến đường cùng, họ phản kháng với mục đích tự vệ chính đáng. Tuy vậy, hành động của chị Dậu chỉ là một cá nhân chứ chưa phải là cả xã hội cùng đấu tranh để giải phóng giai cấp. Có lẽ theo quy luật, càng nhiều áp bức thì sẽ càng xuất hiện đấu tranh.
Nhân vật cai lệ là nhân vật tiêu biểu cho lũ tay sai, công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Hắn là một tên nghiện ngập, để xác định vai trò của mình trong việc đi thúc sưu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong xã hội ấy, cai lệ chỉ là tay sai, là tên đứng ra hành hạ người dân nghèo thay lũ quan lại tham lam và độc ác.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn giàu ý nghĩa hiện thực. Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng nhưng cũng quyết đoán, thương yêu chồng con nhưng cũng đầy đủ sức mạnh để chiến đấu. Qua đoạn trích, ta thấy nhà văn đã dành tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc cho chị Dậu cùng với đó lên án xã hội bất công và tàn ác.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Tức Nước Vỡ Bờ Ngô Tất Tố 🍀 8 Mẫu Tóm Tắt Phân Tích Ngắn Gọn
Phân Tích Tức Nước Vỡ Bờ Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Tức nước vỡ bờ hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.
Nhà đã nghèo “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”, đến vụ thuế, anh Dậu lại ốm liệt giường. Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải “nếm” cả những “quả phật thủ” của bọn lính tráng và người nhà lí trường. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau.
Chế độ thực dân, phong kiến chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết dậy mà đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu, chị Dậu những tưởng đã trả được “món nợ nhà nước”, nào ngờ, bọn hào lí cho biết chị còn phải nộp suất sưu của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái. Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu đi như chết.
Nửa đêm, người ta đem anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng. Nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng “đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng”, tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là “tức nước vỡ bờ”, chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt.
Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, chương truyện vừa phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ sai của bọn thực dân, phong kiến, vừa làm nổi bật những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam.
Bộ mặt thất thần, tàn ác của lũ tôi tớ tay sai dưới chế độ thực dân, phong kiến được thể hiện qua hình ảnh cai lệ và tên người nhà lí trưởng. Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy thân phận, địa vị khác nhau, thái độ của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng sự bất nhân, tàn ác thì không đứa nào chịu thua kém đứa nào. Chỉ cần một ít chi tiết nghệ thuật, chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa hết sức sắc sảo.
“Sầm sập tiến vào”, “sầm sập đến”, “sấn đến”, “nhảy vào”; “gõ đầu roi xuống đất”, “thét”, “quát”, “mỉa mai”, “hằm hè”, “đùng đùng” “bịch luôn vào cái ngực chị Dậu mấy bịch”, “tát cả vào mặt chị một cái đánh bốp”, chân dung của cai lệ và người nhà lí trường được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi như vậy.
Ngô Tất Tố không dùng bất kì một chi tiết nào để miêu tả suy nghĩ của chúng. Đó chính là sự sắc sảo, tinh tế của ngòi bút nhà văn. Bởi vì, lũ đầu trâu, mặt ngựa, xem việc đánh người như là việc tự nhiên, chẳng bao giờ thấy động lòng trắc ẩn, thì làm gì biết suy nghĩ. Bỏ đi những chi tiết miêu tả nội tâm, Ngô Tất Tố vừa làm nổi bật bản chất bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú của bọn đầy tớ, tay sai, vừa tạo ra kịch tính căng thẳng cho mạch truyện.
Cảnh ”tức nước vỡ bờ” miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi bị đẩy tới chân tường, thì cũng biết chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
Trước thái độ hung hăng, những lời hách dịch của cai lệ, chị Dậu “run run”. Chị sợ thì ít, mà lo cho chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ “ông”, tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng “cố tha thiết”: “Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất…”, “Khốn nạn! Nhả cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại!”.
Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Dậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô “ông – cháu”, chị Dậu chuyển qua “ông – tôi” với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh báo hắn: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.
Thái của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ “mày” vả ngang nhiên thách thức: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ – Chị “túm lấy cổ” cai lệ “ấn dúi ra cửa.” Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu “túm tóc lằng сho một cái, ngã nhào ra thềm”. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê.
Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu trở nên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quá quyết liệt, anh Dậu vừa run vừa kêu: “U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội”. Nhưng “tức nước” thì tất yếu “vỡ bờ”.
Nghe anh Dậu can, chị Dậu càng phẫn uất: “Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”. Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: có áp bức, dứt khoát có đấu tranh.
Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân của mình để che chở đòn roi cho chồng, vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng “thà ngồi tù”.
Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện quy luật tất yếu của đời sống hiện thực. Cho nên, chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.
Gợi ý cho bạn 💕 Cảm Nhận Về Đoạn Trích Tức Nước Vỡ Bờ 💕 15 Bài Văn Phân Tích Hay
Phân Tích Ngắn Gọn Đoạn Trích Tức Nước Vỡ Bờ – Mẫu 3
Tham khảo bài văn phân tích ngắn gọn đoạn trích Tức nước vỡ bờ dưới đây với những ý văn súc tích và cô đọng nội dung.
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực trước cách mạng tháng tám nhiều tác phẩm của ông nhằm có giá trị tố cáo sâu sắc chúng ta đã thấy được những hình ảnh đó qua những nhân vật nổi bật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Những đề tài tiêu biểu mà Ngô Tất Tố thể hiện qua những tác phẩm của mình đó là sự nghèo khổ của những người nông dân, họ bị bần cùng hóa và lâm vào một con đường khó khăn, họ bị xã hội trà đạp, bị cái đói bao vay.
Nhưng nhân dân đói khổ đó một phần là do chiến tranh gây ra một phần là do những thế lực cầm quyền tàn ác đã bòn rút hết những của cải của nhân dân, chúng ta đã thấy trong tức nước vỡ bờ hình ảnh người nông dân nghèo khổ luôn bị áp bức bóc lột, bị nộp sưu cao thuế nặng đã làm cho mỗi người đều cảm thấy phẫn uất trước những hiện tượng đó. Trong tác phẩm này ta thấy xuất hiện nhân vật vợ chồng chị Dậu là nổi bật cho những người nông dân bị áp bức.
Cái nghèo đói đã bao vay trong cuộc sống của nhân dân rồi, lại thêm những áp lực khác đó là hình ảnh những người nông dân bị bắt nộp sưu cao thuế nặng, không có đủ cơm để ăn nhưng người nông dân lao động đến đâu lại phải nộp hết tiền sưu thuế đến đấy đói khổ ngày càng trở nên nặng nề hơn, áp lực từ cái đói cái khổ làm cho người nông dân bị bần cùng hóa, hình ảnh đó đã mang những giá trị tố cáo sâu sắc khi người nông dân luôn phải chịu những đớn đau cả về thể xác lẫn tinh thần hình ảnh đó vang vọng trong trái tim của mỗi người.
Chúng ta đã thấy trong tác phẩm này người nông dân bị áp bức đến tận xương tủy nếu không nộp đầy đủ sưu thuế thì cũng bị đánh chết. Chúng ta đã bắt gặp những hình ảnh rất đau thương khi chồng chị Dậu bị bắt vì không nộp đủ sưu thuế.
Hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến những con người này, hình ảnh của người nông dân bị đánh đập dã man khi không có tiền nộp đủ sưu thuế, chúng đã bị đánh và bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Trong hoàn cảnh xã hội như vậy cái đói khổ vẫn đang bao vây nhưng những người nông dân này lại luôn cố gắng phải kiếm từng miếng cơm manh áo cho cuộc sống của mình, cùng với những gánh nặng khác cũng đã ảnh hưởng đến những suy nghĩ và tình cảm của con người, những hình ảnh đó đã mang những đặc trưng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.
Cái đói nghèo thật tàn ác khi nó bòn rút hết tinh thần và tiền của của nhân dân, cái đói đó làm cho người nông dân kiệt sức, họ lâm vào đường nợ lần vì sưu thuế cao, anh Dậu bị ốm nặng nhưng bọn chúng đến và bắt nộp sưu thuế đầy đủ, chi tiết chị Dậu xin bọn chúng đã để lại những day dứt trong lòng người đọc.
Khi chị Dậu xin bọn chúng còn bị bọn chúng đánh đập cho, chị bị bọn chúng tát vào mặt những hình ảnh đó đã mang giá trị tố cáo sâu sắc những tên quan lại chỉ biết lo ăn chơi không lo nghĩ cho cuộc sống của người nông dân, khi anh Dậu chưa chết bọn chúng bắt nộp đầy đủ sưu thuế.
Những hình ảnh đó đã chứng tỏ rằng bọn chúng là những tên rất độc ác, chị Dậu xin khất và sẽ trả đủ nhưng bọn chúng không nghe, những hình ảnh đó đã mang những giá trị lớn cho chúng ta, khi chúng ta hiểu được nỗi khổ của những người nông dân đó và thấu hiểu đồng cảm với số phận của họ.
Những tên quan lại là những tên độc ác, còn những tên lính đi thu sưu thuế chỉ là những tên đầy tớ làm theo sự chỉ đạo của những tên quan kia, đó là một công cụ để nó thực hiện tội ác của mình, những hình ảnh khi anh Dậu bị đánh, chị Dậu cố van xin, và cả hành động chị Dậu quyết định bán con để có tiền lo trả sưu thuế cho bọn chúng đã thể hiện tình cảm của chị đối với người chồng của mình.
Sự đau đớn đó được chị quyết định ra nhưng đó chỉ là những điều mà chị đang cố gắng để cho anh Dậu không bị đánh, khi những hành động của bọn chúng quá đáng thì chị dậu mới không thể chịu được những cách cư xử của bọn chúng chị đã thể hiện được sức mạnh của mình khi bị bọn chúng bóc lột, những hình ảnh đó đã mang những điều thật lớn lao khi chị vừng lên đấu tranh với cái ác cái xấu hình ảnh đó đã thể hiện chị là một người biết đứng lên đấu tranh để bảo lệ công lý của những người nông dân nghèo khổ.
Trong tác phẩm đã thể hiện được nỗi khổ của những người nông dân trước cách mạng họ chịu bao cực khổ, và cái nghèo đói đã đang bủa vây lấy cuộc đời của họ, nhưng chị Dậu là một sức mạnh biểu hiện đã biết đứng lên đấu tranh chống lại cái ác cái xấu để bảo vệ cuộc sống của họ, họ là những con người đại diện cho những sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam, có áp bức có đấu tranh, chống lại những sự tàn bạo của bọn chúng.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Phân Tích Tức Nước Vỡ Bờ Ngắn Nhất – Mẫu 4
Tham khảo bài văn mẫu phân tích Tức nước vỡ bờ ngắn nhất dưới đây để nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Văn học hiện thực Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX có bước phát triển mạnh mẽ với những tác phẩm đặc sắc của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố,..mỗi tác phẩm đều là một lát cắt của xã hội được tái hiện lại qua ngôn từ nghệ thuật mang giá trị lớn lao cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.
Đến với Ngô Tất Tố, chúng ta không thể không nhắc tới tiểu thuyết “Tắt đèn”, một tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực giai đoạn 1931- 1945. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong “Tắt đèn” đã vạch trần những hiện thực tàn nhẫn trong xã hội lúc bấy giờ một cách rõ ràng nhất.
‘Tức nước vỡ bờ” đã tái hiện đầy sinh động bức tranh xã hội nước ta giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Đó là thời điểm mà nhân dân phải chịu cảnh lầm than “một cổ hai tròng” với sự áp bức của giai cấp thống trị phong kiến và thực dân xâm lược. Một xã hội mục ruỗng, thối nát, đầy những ngang trái, bất công đã đẩy dân ta vào khốn khổ đến cùng cực. Nhân dân vốn đã đói khổ, lại phải oằn mình trả những thứ thuế hết mục vô lý.
Đặc biệt là thuế thân, một thứ thuế tàn nhẫn đến phi nhân đạo. Thậm chí, ngay cả những người đã chết trong gia đình chưa nộp đủ suất sưu, chúng cũng không buông tha, đè gánh nợ lên người sống đang vật vã đói khổ. Hiện thực đó tái hiện qua hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Dậu- gia đình nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh” của làng Đông Xá.
Đến mùa sưu thuế, chị phải đóng thuế đinh cho chồng và cả thuế thân cho người em chồng đã mất vào năm ngoái. Không đủ tiền nộp sưu, anh Dậu bị trói đánh tàn nhẫn, chị Dậu dẫu van xin thống thiết chúng cũng không chịu buông tha. Thật là một xã hội thối nát, phi nhân tính. Bằng ngòi bút sắc sảo và cảm quan chân thực, tác giả đã dựng nên những nhân vật bất hủ đại diện cho giai cấp thống trị và tay sai như cai lệ, người nhà lí trưởng,..chúng đều đê tiện, vô nhân tính, tàn ác hết mực.
Bên cạnh đó, giá trị hiện thực của văn bản còn được thể hiện qua việc phản ánh số phận bi thảm và nét tính cách đáng trân trọng của những người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ. Ngô Tất Tố đã rất thành công khi khắc hoạ nhân vật chị Dậu với hoàn cảnh đáng thương, đói khổ, nghèo tùng lại đèo bồng thêm suất sưu em chồng.
Gia đình chị Dậu bị đẩy đến bước đường cùng của cuộc sống, để có tiền đóng sưu thuế cho chồng chị phải bán hết khoai, ổ chó và cả cái Tí cho Nghị Quế. Gia đình chị Dậu là một đại diện tiêu biểu cho bao gia đình phải chịu cảnh khốn khổ, phản ánh tình cảnh đau thương của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.
Hơn hết, ta vẫn thấy được những phẩm chất đáng quý của người dân Việt hiện lên trong tác phẩm. Đó là tấm lòng yêu thương chồng hết mức, là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, rũ bùn đứng dậy của người phụ nữ trước sự tàn ác của bè lũ thống trị. Đó là tấm lòng thảo thơm, ân tình giúp đỡ của bà hàng xóm, chỉ bát gạo nhỏ cùng lời hỏi thăm ân tình ấy thôi cũng đủ để ta thấy được văn hoá làng quê, nghĩ tình làng xóm bao đời người Việt gìn giữ và vun đắp.
Quy luật “có áp bức, có đấu tranh” trong hiện thực cũng được Ngô Tất Tố phản ánh trong tác phẩm. Điều đó được thể hiện rõ qua nét tính cách và hành động phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu khi bị dồn tới bước đường cùng.
Nếu trong cuộc sống thường ngày, chị là người phụ nữ dịu dàng, quan tâm chồng con hết mực thì khi bị đẩy vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, lựa chọn giữa đấu tranh bảo vệ tình thân hoặc đầu hàng, chị đã đứng lên chống trả quyết liệt. Trong cả lời nói và hành động đều thể hiện sự căm phẫn tột độ và ý chí quyết tâm của người nông dân: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình, làm tội như thế, tôi không chịu được”.
Có thể thấy, với tấm lòng nhân đạo cao cả, Ngô Tất Tố đã dựng nên một tác phẩm phơi bày những ngóc ngách của thực trạng xã hội lúc bấy giờ để giúp mỗi chúng ta hiểu rõ hơn về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong xã hội xưa. Từ đó, thêm trân trọng cuộc sống an yên, đủ đầy hôm nay, biết ơn và trân quý những gì mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Đón đọc tuyển tập 🌹 Cảm Nhận Về Nhân Vật Chị Dậu 🌹 13 Đoạn Văn Cảm Nghĩ Hay
Tức Nước Vỡ Bờ Phân Tích Chi Tiết – Mẫu 5
Bài văn mẫu Tức nước vỡ bờ phân tích chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Ngô Tất Tố (1893-1954), là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng, ông hoạt động và chăm chỉ viết trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ khảo cứu triết học cổ văn học Trung Hoa và văn học cổ đại Việt Nam, đến viết báo, viết tiểu thuyết, truyện ngắn, dịch thuật,…
Mỗi một mảng ông đều có những thành công nhất định, trong đó ở các sáng tác văn học, Ngô Tất Tố thường tập trung viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng và đặc biệt thành công với đề tài này. Trong đó tiểu thuyết Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố, đương thời được Vũ Trọng Phụng khen tặng là “một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội…hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy”.
Tác phẩm đã phơi bày, phản ánh xã hội nông thôn đương thời một cách tập trung, điển hình nhất, khi mà nạn thuế sưu vốn là cái “di tích” sót lại từ thời trung cổ đã cạn ép đến cùng kiệt những người dân quê khốn khổ, cũng đồng thời trở thành cái dịp để bè lũ phong kiến tay sai “được” thể hiện hết chức trách làm lộ ra cái bộ mặt tàn ác, bất nhân, sự tham lam, bóc lột tàn bạo của chúng.
Trích đoạn Tức nước vỡ bờ, là một trích đoạn nhỏ nằm trong tiểu thuyết Tắt đèn, kể lại cảnh chị Dậu một người phụ nữ khốn khổ vì phải chạy chọt 2 suất sưu cho chồng và em chồng, phản kháng đánh lại cả cai lệ và mấy tên lính ép thuế, vì chúng định áp giải người chồng sống dở chết dở của mình đi, khi anh vừa mới thoát khỏi cửa tử trước đó không lâu.
Chị Dậu tên thật vốn là Đào, vì lấy anh Dậu nên người ta vẫn gọi chị bằng cái tên của chồng. Ngày mới cưới nhau, anh chị chăm lo làm ăn nên gia đình cũng khấm khá, nhưng kể từ khi những đứa con lần lượt ra đời, cái Tí, rồi thằng Dần, bây giờ là đứa con mọn còn chưa dứt sữa, thế nên chị Dậu cứ phải ở nhà chăm con luôn luôn mà chẳng thể dứt ra được, tiền anh Dậu mang về cũng dần không đủ chi tiêu khi mấy đứa trẻ ngày một lớn.
Vụ thuế năm nay đã tới hạn, mặc dầu còn tới 5 ngày nữa mới tới hạn nộp, nhưng đám quan sai cứ thúc ép từng hồi, kẻ nào không nộp thuế thì bị điệu ra đình làng, chịu sự tra tấn đánh đập dã man. Anh Dậu chạy vạy khắp nơi để cốt vay lấy được 2 đồng 7 tiền đóng suất thuế, nhưng khốn nỗi cảnh nghèo từ ông cậu giàu nứt đố đổ vách, đến người lạ cũng chẳng ai muốn cho anh vay, bởi họ sợ anh quỵt không trả, hoặc họ ác.
Anh bị dẫn lên đình chịu tội, trước khi đi còn dặn chị Dậu qua nhà cụ Nghị Quế. Thấy chồng bị bắt đi, chị Dậu đành bỏ lại 3 đứa con ở nhà rồi chạy đi tìm cách, cuối cùng chị phải chấp nhận bán đứa con gái đầu mới lên bảy tuổi lấy một đồng bạc, lại bán thêm con chó mẹ với đàn bốn con con thêm hơn một đồng nữa, cùng với gánh khoai, góp lại vừa đủ suất sưu cho chồng.
Lòng người đàn bà khốn khổ lúc ấy có gì đau đớn hơn nữa, nhưng người ta vẫn chẳng tha cho chị, những tưởng đóng xong suất sưu của chồng là hết, ngờ đâu họ còn bắt đóng cả suất sưu của người em chồng đã chết từ giữa năm ngoái, với cái lý là sổ sách thống kê từ hồi đầu năm ngoái nên không đổi được, không đóng thì anh Dậu vẫn phải ở đó.
Đúng là cùng đường, tuyệt lộ, đang chưa biết xoay sở sao với suất sưu còn lại, cộng với hai đứa con một đứa khóc đòi chị, một đứa phải ẵm bồng, thì trong đêm tối người ta đem trả lại cho chị một người đàn ông gần hấp hối vì lên cơn sốt rét. Khốn khổ! May sao nhờ sự giúp đỡ của láng giềng, anh Dậu cũng hồi tỉnh, lại được bà cụ hàng xóm giúp đỡ ít gạo nấu cháo, chị Dậu cũng được một lúc đỡ lo lắng.
Ấy thế xưa nay người ta vẫn bảo trời đánh tránh miếng ăn, thế mà khi bát cháo trắng vừa nguội, anh Dậu vừa định uống lấy một miếng bù cho cả ngày nhịn đói hôm qua, thì đám cai lệ đòi thuế lại ầm ầm kéo đến. Chúng mặc kệ sự văn xin nài nỉ của chị Dậu, nhất định phải giải được người đi.
Nhưng với cái mạng “ốm đau rề rề” của anh Dậu lúc này mà đi thì chắc gì còn sống được đến mai, nỗi thương chồng, nỗi căm phẫn vì sự độc ác của đám lính lệ, nỗi lo lắng về suất sưu còn thuế cứ đè nặng trong tâm trí của người đàn bà tội nghiệp. Tất cả những gì chị có thể nghĩ là làm sao để cứu được chồng thoát khỏi trận bắt bớ ngày hôm nay cái đã, nhưng điều ấy dường như thật khó khăn đối với chị.
Trong khi đó, đám quan quyền đại diện cho nhà nước và pháp luật phong kiến, quả thực nhìn trông chẳng khác nào đám lưu manh đi đòi nợ thuê, chúng tiến vào sầm sập với “roi song, tay thước và dây thừng”, hành động gõ đầu roi xuống đất, rồi thét của cai lệ khiến người ta không khỏi khiếp sợ và chán ghét.
Nhưng đối với đám tay chân nhân danh “phép nước” này đó là một hành động thật thích thú, là đam mê, chúng thích nhìn cái cảnh đám nông dân cùng khổ sợ run nhìn hắn bằng ánh mắt kinh hoảng, mặt mày tái mét, năn nỉ văn xin chúng. Chứ chúng nào có biết cái gọi là nhân từ hay nhân văn gì cho cam. Thấy anh Dậu sợ quá, bát cháo chưa kịp húp đã ngã lăn đùng ra bất tỉnh thậm chí tên cai lệ còn cười mỉa, khinh thường “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!”, rõ ràng là coi thường sự sống chết của anh Dậu.
Cai lệ ở đây là người đối thoại trực tiếp với chị Dậu, đồng thời cũng chính là kẻ đại diện cho cả một chế độ phong kiến bất nhân, thất đức quyết dồn con người ta vào đường cùng, cốt chỉ để lấy vài suất sưu. Từ trong miệng hắn thốt ra lời lẽ nào cũng cay nghiệt, ý tứ dọa nạt, hắn chỉ để cho chị Dậu hai sự lựa chọn một là đóng tiền sưu hai là chấp nhận để hắn đưa chồng chị đi. Nhưng khốn nỗi, cả hai thứ việc ấy chị Dậu đều không có khả năng làm được ngay bây giờ.
Có phải cai lệ và đám người nhà lí trưởng không biết tình trạng của anh Dậu đâu, rõ ràng hôm qua mới trả người ta từ đình về vì tưởng lỡ đánh chết người, thế mà hôm nay khi vừa đánh hơi được thấy anh Dậu còn sống, liền chạy tới luôn, không bỏ lỡ một phút giây nào. Những việc ích nước lợi dân khác mà cũng hăng hái như thế thì lại hay, đằng này chúng lại cứ thích cái việc dồn ép những người hạng cùng đinh như những con mồi tội nghiệp rồi ra sức mà tra khảo, định đoạt.
Đó chính là bản chất tàn ác, bất nhân của bộ máy chính quyền phong kiến tay sai lúc bấy giờ. Chúng bỏ ngoài tai mọi lời van xin, giải thích trình bày, cũng không thèm xét đến cái cảnh khốn cùng của chị mà trái lại khi nghe những lời ấy chúng lại càng hết lòng nhiếc móc, mắng chửi, thậm chí là ra tay đánh người, nhưng có phải chúng chỉ đánh đàn ông đâu, đến phận nữ yếu đuối con mọn như chị Dậu chúng nó cũng chẳng thèm soi xét, những quả đấm liên tiếp rơi vào ngực chị Dậu, cả một cát tát bôm bốp vào giữa mặt người phụ nữ tội nghiệp khi cố van xin, nài nỉ.
Trước cảnh hung hãn, kinh khủng ấy của bọn lính lệ, chị Dậu chỉ còn nghĩ được một điều duy nhất là làm sao để cứu thoát chồng khỏi buổi bắt bớ ngày hôm nay. Ban đầu chị Dậu còn nghĩ đến bọn cai lệ chính là nhân danh nhà nước, đang làm việc nước, việc bị áp giải lên đình nếu thiếu sưu thuế vốn dĩ nó đã là việc từ bao lâu nay vẫn xảy ra, còn phận chồng mình lại là dạng cùng đinh mạt hạng, thì làm gì có lý lẽ nào để chối cãi.
Thế nên chị đã cố mềm mỏng, lấy cái giọng sợ hãi, e dè, nhún nhường muôn đời nay của người nông dân, người phụ nữ khi thấy quan sai mà cầu xin, hòng mong cho chúng động lòng thương mà thư thả cho chồng chị. Chị Dậu đã thể hiện cái bản tính nhẫn nhục, mộc mạc, biết thân biết phận để van xin một cách rất lễ phép, rất nhỏ nhẹ xưng cai lệ là “ông”, lại tự xưng mình là “con”, cặn kẽ giải thích căn nguyên khốn khổ nhà mình, lời nói lúc thì “run run”, lúc “thiết tha”, thấy cai lệ sấn lại trói chồng thì “xám mặt” vội chạy đến đỡ tay hắn.
Tuy nhiên với bản tính tàn ác từ bao đời nay, lý gì mà cai lệ lại dễ dàng tha cho nhà chị Dậu, hắn thẳng tay đấm cho chị mấy quả vào ngực không hề thương tiếc. Trước nỗi lo sợ chồng mình bị bắt đi và sự phẫn nộ của một người đàn bà phải bán cả con, cả chó, cả rổ khoai trong nhà mà vẫn khốn khổ với thuế sưu, chị Dậu “hình như tức quá không thể chịu đựng được”, chị “liều mạng cự lại”.
Trước mắt chị thì giờ đây luật lệ, phép nước nó không còn quan trọng bằng tính mạng của người chồng mới được cứu về từ quỷ môn quan đêm qua nữa, chị phải cứu chồng bằng mọi cách, mọi giá. Từ một người phụ nữ yếu đuối run rẩy, tha thiết van xin, chỉ chuyển sang nói lý với cai lệ, “Chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”.
Thực tế chị Dậu chỉ nói một lý lẽ rất hiển nhiên của xã hội chứ chưa hề đụng tới pháp luật, bởi vì chị cũng chẳng biết pháp luật là như thế nào. Đồng thời trong lúc đó, vô tình chị Dậu cũng thay đổi cách xưng hô của mình từ “ông-con”, sang “tôi-ông”, điều đó dẫn tới sự thay đổi về vị thế trong giao tiếp, chị Dậu đã dần dần bước lên đứng ở vị trí ngang hàng với tên cai lệ, với kẻ thù của mình, sẵn sàng đương đầu và chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn.
Nhận thấy sự phản kháng của chị Dậu tên cai lệ đã thẳng tay tát đánh bốp vào mặt chị rồi lại sấn tới trói anh Dậu mang đi. Lúc này đây, bản thân chị Dậu hiểu ra rằng sự van xin tội nghiệp hay lý lẽ chính đáng cũng chẳng thể lay chuyển được cái hành động bắt người độc ác của tên cai lệ, lửa giận bốc lên ngùn ngụt, chị vùng dậy “nghiến hai hàm răng: mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem!”.
Đó là sự đột phá không tưởng nổi của chị Dậu, ngay tại lúc này chị đã chẳng còn thiết tha gì nữa, hành động và giọng nói của chị đã bộc lộ hết tất cả tâm tình của chị lúc này, chị quyết không thèm đấu lý với tên cai lệ bất nhân này nữa mà chuyển sang đấu lực, bằng sự thách thức đến khinh bỉ trong sự xưng hô “bà-mày”. Chị nói là hành động, “chị lao vào túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, sức khỏe của một người đàn bà lực điền 24 tuổi rõ ràng đã chiếm thế thượng phong so với một tên cai lệ hom hem, hút nhiều sái cũ.
Hiệp đầu tiên chị đã chiến thắng, khiến tên cai lệ ngã “chỏng quèo” trên mặt đất. Hiệp thứ hai đám người nhà ông lý trưởng xông vào vung gậy tính đánh chị, nhưng lại bị chị túm được gậy sau một hồi du đẩy, chống cự cuối cùng anh chàng hầu cận ông lý bị chị túm được tóc”lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”.
Chị lại toàn thắng. Bọn phong kiến tay sai, ham mê bắt bớ lúc đầu có vẻ hùng hổ, khủng khiếp ra sao, thì đến đây lại trông thật thảm hại, nhếch nhác và có phần hài hước. Trận chiến chỉ kết thúc khi cái giọng thều thào yếu ớt của anh Dậu thốt ra can vợ “U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, chứ mình đánh người ta là phải tù phải tội”.
Câu nói ấy không chỉ là lời can mà còn là lời nhắc nhở về cái lý, cái trật tự phổ biến và bất công trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, thứ mà người nông dân không thể chống cự lại được. Thế nhưng bản thân chị Dậu lại không chấp nhận cái trật tự, cái lý ấy, chị muốn phản kháng, chị căm tức “Thà ngồi tù. Chứ không để chúng nó làm tình làm tội mãi được”.
Dù rằng sau trận “tức nước vỡ bờ” này, chị Dậu sẽ còn phải hứng chịu nhiều tai kiếp phía sau nữa, thế nhưng sự phản kháng của này đã thể hiện rất rõ những vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người chị Dậu.
Đó là tấm lòng yêu thương chồng thiết tha sâu nặng, biết nhẫn nhục, chịu đựng, hy sinh vì gia đình, thế nhưng bản thân chị cũng không hoàn toàn là người yếu đuối, để mặc người ta chà đạp, chị vẫn có một sức sống mạnh mẽ một tinh thần phản kháng tiềm tàng, sẵn sàng bùng nổ khi thực sự quá sức chịu đựng để bảo vệ chồng con. Bên cạnh đó đoạn trích phản ánh sự tàn ác, bất nhân và cái trật tự xã hội phổ biến đầy bất công trong xã hội phong kiến đã dồn ép người nông dân vào cùng đường tuyệt lộ.
Khám phá thêm 💕 Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Chị Dậu Qua Đoạn Trích Tức Nước Vỡ Bờ 💕 15 Mẫu Hay
Phân Tích Tác Phẩm Tức Nước Vỡ Bờ Đầy Đủ – Mẫu 6
Tham khảo bài văn mẫu phân tích tác phẩm Tức nước vỡ bờ đầy đủ dưới đây để nắm vững những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc đời sáng tác văn chương của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm được coi là những kiệt tác nghệ thuật. Trong số ấy, tiểu thuyết Tắt đèn xứng đáng là một áng văn tiêu biểu cho tài năng và phong cách nghệ thuật của Ngô Tất Tố.
Tắt đèn là một cuốn tiểu thuyết chỉ có vài trăm trang. Một dung lượng không nhiều nhưng vừa đủ để Ngô Tất Tố khái quát được xã hội nông thôn Việt Nam đương thời một cách tập trung, điển hình nhất. Giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Tắt đèn, thiết nghĩ phải tốn khá nhiều giấy mực để bàn luận. Trong giới hạn của bài viết này, chúng ta hãy dừng lại ở việc tìm hiểu những nét đặc sắc của ngòi bút Ngô Tất Tố trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Đây là đoạn văn hay, rết tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết của tác giả Tắt đèn.
Nét nổi bật nhất và cũng là thành công nhất của Ngô Tất Tố chính là nghệ thuật khắc họa nhân vật. Chỉ với chưa đầy ba trang văn, Ngô Tất Tố đã xây dựng được hai nhân vật đạt đến mức điển hình bất hủ. Đó là cai lệ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai mạt hạng, không có tên riêng, nhưng lại được tác giả tập trung miêu tả nổi bật, trở thành một tính cách điển hình với đầy đủ những nét chung và riêng.
Cai lệ là hình ảnh đại diện cho bọn tay sai nói riêng và đại diện cho cái chính quyền thực dân tàn bạo, bất nhân nói chung. Hắn phảng phất cái bóng dáng của tất cả những tên tay sai hung hãn ngoài đời cũng như các sáng tác hiện thực lúc bấy giờ. Những cai lệ là một tên tay sai không giống với bất cứ tên nào mà ta đã gặp.
Hắn có những đặc điểm riêng không thể trộn lẫn, và được tô đậm. Đây là giọng quát thét hông hách (Thằng kia!, mày định nói cho cha mày nghe đấy à?); những lời xỏ xiên đểu cáng (Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?); và những hành động hung hãn (Bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, Tát vào mặt chị một cái đánh bốp, Sấn đến để chói anh Dậu, Nhảy vào cạnh anh Dậu…).
Và đây, cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cữ, cái thân hình lẻo khoẻo vì nghiện thuốc phiện, cái tư thế ngã chỏng quèo mà miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu,..Tất cả những chi tiết đó đã tạo nên một tên tay sai vừa trắng trơn, tàn ác, vừa đểu giả, đê tiện. Hình ảnh ấy đã để lại một ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả: vừa khinh bỉ ghê tởm, vừa căm ghét.
Đối lập với hình ảnh tên cai lệ là hình ảnh chị Dậu. Chị Dậu cũng là một thành công của Ngô Tất Tố trong việc xây dựng nhân vật đạt đến mức điển hình hóa cao độ. Nhân vật chị Dậu có tính cách khá đa dạng: vừa hiền lành, lễ phép, vừa ngỗ nghịch, đanh đá, vừa nhẫn nhục vừa phản kháng quyết liệt, vừa chan chứa yêu thương vừa ngùn ngụt căm thù. Ngô Tất Tố không chỉ thành công trong việc xây dựng một hình tượng người phụ nữ nông thôn với tính cách điển hình, ông còn rất thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật chị Dậu.
Trong đoạn trích, chị Dậu là người có đời sống nội tâm khá phong phú. Ngòi bút Ngô Tất Tố đã lách sâu vào tâm hồn nhân vật để thể hiện nó một cách chân thực và biện chứng.
Từ chỗ nhẫn nhục chịu đựng, tha thiết van xin, đến chỗ tức quá không thể chịu được, mà liều mạng cự lại; từ thái độ lễ phép, tôn trọng tên cai lệ đến sự ngỗ nghịch, đanh đá nghiến răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem, rồi bất chấp thà ngồi tù xông vào đấu sức với hai tên tay sai… Tất cả vừa phù hợp với lôgíc khách quan của cuộc sống: Tức nước vỡ bờ, vừa phù hợp với tính cách chị Dậu.
Cùng với thành công về phương diện xây dựng nhân vật, Ngô Tất Tố còn sử dụng ngòi bút miêu tả rất linh hoạt, sinh động. Chỉ một vài nét phác họa, nhà văn đã vẽ ra trước mắt người đọc những cảnh tượng sống động khiến họ có cảm giác như đang tận mắt chứng kiến nó. Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình. Tiếng chó sủa vang các xóm. Chỉ hai câu văn mà tác giả đã gợi tả được cả cái không khí ngột ngạt của làng quê Việt Nam trong mùa sưu thuế.
Đặc biệt trong đoạn văn miêu tả cảnh chị Dậu liều mạng cự lại hai tên tay sai. Dưới ngòi bút thần tình của Ngô Tất Tố, các hoạt động diễn ra dồn dập mà vẫn rất rõ nét: từ hành động của tên cai lệ (tát chị Dậu và nhảy vào anh Dậu) đến việc chị Dậu nghiến hai hàm răng rồi túm tóc tên cai lệ, ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo; từ việc tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh đến việc hai bên giằng co, vật nhau, rồi chị Dậu túm lấy tóc hắn lẳng cho một cái khiến tên này ngã nhào ra thềm…
Tất cả diễn ra mau lẹ như trong một pha gay cấn của một cuốn phim; vừa diễn tả được diễn biến truyện vừa thể hiện được tính cách, tâm lí nhân vật, và sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng của chị Dậu. Có thể nói, Ngô Tất Tố có óc quan sát rất tinh tường.(Vũ Trọng Phụng) và miêu tả tuyệt khéo (Phan Ngọc).
Một đặc sắc nghệ thuật nữa của đoạn trích là ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Trong ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ vừa giàu sắc thái biểu cảm, vừa phù hợp với ti hân vật và các hoạt động.
Điệu bộ của bá lão láng giềng thì lật đật; thằng Dần thì vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt, anh Dậu thì uốn vai ngáp uể oải chống tay…, ngẩng đầu lên, run rẩy, lăn đùng; bọn tay sai ban đầu thì nhảy vào, sấn sổ, sau đó, đứa thì ngã chồng quèo đứa thì ngã nhào… Tất cả những ngôn từ ấy đều rất sống, rất có hồn.
Ngôn ngữ nhân vật vừa đa dạng, vừa độc đáo. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô tục, đểu cáng, của tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai, bóng gió, lời anh Dậu thì run rẩy, sợ sệt, lời bà lão láng giềng thì thật thà, hiền hậu. Đặc biệt là ngôn ngữ của chị Dậu, khi thì thiết tha, mềm mỏng, lúc đanh thép, quyết liệt. Qua ngôn ngữ, tính cách nhân vật bộc lộ khá rõ nét.
Bên cạnh đó, những khẩu ngữ của quần chúng nông dân như thầy em, nhà cháu được Ngô Tất Tố sử dụng rất hồn nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn giản dị mà đậm đà, mang hơi thở của đời sống. Những thành công và đặc sắc Ngô Tất Tố trong đoạn trích cũng là những thành công nghệ thuật của tác phẩm. Nghệ thuật ấy kết hợp với giá trị nội dung tư tưởng, đã đem lại sự hấp dẫn và sức sống lâu bền cho cuốn tiểu thuyết này.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Chị Dậu 🌟 15 Bài Văn Hay
Phân Tích Tức Nước Vỡ Bờ Nâng Cao – Mẫu 7
Bài văn mẫu phân tích Tức nước vỡ bờ nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi những ý văn hay và đặc sắc.
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiên là tác phẩm “Tắt đèn”. Và trong tác phẩm, phân đoạn “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.
Tác giả lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những làng quê Bắc Bộ, với những hình ảnh như in đậm vào tâm trí của người đọc, hiện lên số phận bi thảm của những người phụ nữ nói chung và những người nông dân nói riêng cùng bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Đó là tình cảnh của người nông dân “một cổ hai tròng” khi vừa chịu ách bóc lột của những kẻ tàn dư phong kiến còn sót lại, vừa của những kẻ đi theo thực dân pháp, bán đứng tổ quốc.
Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vẽ nên chân dung của hàng loạt những nhân vật ở trong tác phẩm. Điển hình cho những kẻ áp bức con người là vợ chồng Nghị Quế, luôn lợi dụng tình cảnh của những con người đang gặp khó khăn nhằm trục lợi hay những bọn tay sai cường hào tuy chỉ là những kẻ làm thuê nhưng chúng lại không biết thương yêu những người đồng loại vất vả mà lại chỉ biết áp bức những người nông dân tay không tấc sắt.
Ngoài ra, tác giả còn rất khéo léo xây dựng hình tượng vô cùng kiên cường mà cũng đầy cảm động về hình ảnh của chị Dậu – một người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng cho con mà không nghĩ cho mình bao giờ. Tốt đẹp là thế nhưng họ luôn phải chịu sự áp bức từ kẻ khác. Họ cũng không có cách nào để phản kháng hoàn toàn bởi chính họ còn không biết làm cách nào thoát ra khỏi vũng lầy.
Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ.
Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.
Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội.
Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình phải đối phó với những kẻ độc ác, luôn đòi ra tay với vợ chồng chị.
Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe dọa thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình.
Ấy vậy mà bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.
Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh.
Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.
Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chúng phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.
Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội.
Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.
Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.
Ý nghĩa của câu tục ngữ “tức nước vỡ bờ” qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.
Giới thiệu tuyển tập 🌟 Phân Tích Nhân Vật Chị Dậu 🌟 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Tức Nước Vỡ Bờ Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Đón đọc bài văn phân tích Tức nước vỡ bờ học sinh giỏi dưới đây với những nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.
Ngô Tất Tố, nhà báo nổi tiếng, là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học phương Đông và về văn học cổ có giá trị. Ông còn là nhà văn có tài luôn gần gũi nông dân “chân lấm tay bùn” với những áng văn bất hủ, tiêu biểu trong số đó là tác phẩm “Tắt đèn”. Với cái nhìn sâu sắc, tài chọn lựa những nhân vật điển hình, nhà văn đã tái hiện hình ảnh thảm sầu của nông dân Việt Nam, đồng thời “Tắt đèn” cũng chính là “cáo trạng” kể về tội ác của bọn quan lại, địa chủ và cường hào ác bá thời thực dân – phong kiến.
Tiêu biểu cho cảnh thảm sầu đó là hình ảnh gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Dù sống trong cảnh khổ cực, tủi nhục ra sao thì chị Dậu vẫn là người phụ nữ chất phát, lương thiện, giàu đức hy sinh và tình chân thật của một người vợ và người mẹ. Và khi bị chế độ áp bức đẩy vào chân tường, chị đã dám chống lại bằng chính sức mạnh của mình qua đoạn văn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Vì thiếu sưu thuế mà anh Dậu bị bọn cường hào ác bá bắt giải ra đình hành hạ, đánh đập, bỏ nắng, phơi sương đến độ ngất xỉu. Vì bị sợ vạ lây nên bọn chung sai người nhà lý trưởng cõng cái xác không hồn của anh về trả cho gia đình chị Dậu. Trong cảnh khốn cùng, chị đã tìm mọi cách để cứu chồng tỉnh lại. Chỉ một hành động ấy thôi cũng đủ chứng tỏ chị có lòng thương yêu đậm đà đối với anh Dậu rồi. Anh Dậu vừa tỉnh lại thì trong nhà không có lấy một hạt gạo để cầm hơi.
Chị phải vất vả ngược xuôi đi vay mượn ở hàng xóm được lon gạo về nấu cháo cho chồng. Cháo vừa chín, chị ngả mâm bát múc ra la liệt và “lấy quạt, quạt cho cháo mau nguội ” thì tiếng trống, tiếng tù và, tiếng chó sủa đã inh ỏi vang lên ở đầu làng. Hơn ai hết, chị đã một lần hiểu được sau âm thanh oan nghiệt kia chuyện gì sẽ xảy đến cho anh Dậu, cho gia đình chị. Bởi vậy chị càng băn khoăn, lo lắng.
Qua lời đối thoại của chị với bà hàng xóm lúc bà hớt hải chạy qua khuyên chị nên mang anh Dậu đi trốn sưu, cũng đã làm rõ sự băn khoăn suy nghĩ đó. Chị trả lời: “thưa cụ cháu cũng nghĩ như cụ”. “Nghĩ như cụ” là chị cũng định mang anh Dậu đi trốn sưu, nhưng vì anh “nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ”, nên chị đã nấn ná để cho chồng húp ba miếng cháo lấy lại sức trước khi đi trốn. Cháo nguội, chị bưng một bát lớn rồi “rón rén” đặt cạnh chỗ anh Dậu nằm.
Có cử chỉ nào đầy tình thương trong bước đi nhẹ nhàng của người phụ nữ chỉ vì muốn cho chồng mình được yên tĩnh trong những phút ốm đau. Chẳng những thế chị còn cố nài nỉ: “Thầy hãy cố dậy húp lấy vài húp cho đỡ xót ruột”. Lời nói ấy chỉ có ở những người phụ nữ vừa giàu lòng thương yêu, vừa kính trọng chồng. Thêm vào đó “chị còn cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không?”. Chỉ một cử chỉ đó cũng đủ cho người đọc thấy chị là con người hy sinh, lấy hạnh phúc của chồng con làm hạnh phúc của chính bản thân mình.
Anh Dậu vừa bưng bát cháo đưa lên miệng húp thì tên cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập, hùng hổ tiến vào. Chúng hoạnh hoẹ, chửi bới, đe dọa, để cố đòi cho được tiền sưu.
“Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
-Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”.
Trước cử chỉ, giọng nói sặc mùi quan liêu, hách dịch nhưng vô cùng bệ rạc đó của tên cai lệ, anh Dậu hoảng quá “vợ để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì”. Chỉ một mình chị Dậu tay nách con tìm cách đối phó. Những giây phút đầu tiên chị Dậu đã “run run” lo sợ, nhưng rồi chị đã bình tĩnh trở lại và cố tìm lời khôn khéo để vừa khất cho được tiền sưu thuế, vừa trả đũa lại kẻ thù.
Chị đã tự hạ mình xuống hàng “con” “cháu” và tôn xưng kẻ thù là “ông”. Dù bị xâm phạm đến danh dự của cá nhân, của gia đình mình, bị đe dọa: “giời cả nhà mày đi” và bị chửi bới: “nói cho cha mày nghe đấy à”, thì chị vẫn cố nén sự tức giận của mình, vẫn cố chứng minh sự vô lý của việc chính quyền bắt nhà chị phải đóng sưu, vẫn cố van xin tha thiết:
Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thể. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất… và khi không thuyết phục được thì chị đã hé ra một chút liều để xin khất sưu: “Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!”
Không đáp lại lời cầu xin, tên cai lệ ra lệnh cho người nhà lý trưởng “trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”. Người nhà lý trưởng “hình như không dám hành hạ một người” ốm nặng thì chính anh ta giật phắt sợi dây thừng đi đến chỗ anh Dậu. Lúc này chị Dậu mới “xám mặt”, ấy là màu sắc biểu hiện của người đang trong tâm trạng vừa sợ, vừa lo. Chị vội vàng đặt con xuống đất, chạy lại vừa đỡ lấy tay cai lệ vừa năn nỉ:
-Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
-Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Đúng là một cảnh tượng sống động đã xảy ra giữa một người đàn ông có chút quyền lực với người nữ nông dân có con mọn hiếm thấy. Hành động của hắn như lửa đổ thêm dầu. Chị Dậu đã liều mạng cự lại. Lời nói của chị ở vị trí của một kẻ ngang hàng với kẻ thù và như ra lệnh “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”, và rồi chị nói như thách thức: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
Xét về thái độ và ngôn ngữ, nếu cai lệ và người nhà lý trưởng ỷ thế cậy quyền, tỏ ra quan liêu, hách dịch thì chị Dậu là người biết thủ phận, nhịn nhục dù đang chịu sự bất công chèn ép. Điều ấy được biểu hiện ở những lời xưng hô ban đầu của chị. Thay đổi cách xưng hô ấy là diễn biến tâm trạng biểu hiện thành lời nói.
Tự hạ mình thành hàng “con cháu”, “tôi”, và khi căm giận tới tột cùng thì chị đã xưng là “bà”, còn cai lệ từ vai “ông” biến thành “mày”. Không dừng lại ở lời nói, chị đã đáp trả bằng hành động khi cai lệ “bịch luôn vào ngực chị mấy bịch”.
Lấy bạo lực trừng trị bạo lực. Chị đã biến sự căm thù thành hành động tích cực nhất. Chị đã xông về phía tên cai lệ để: “túm lấy cổ ấn giúi ra cửa”. Người nhà lý trưởng thấy đàn anh của mình bị đánh ngã nên hắn lại xông vào. Với sức mạnh của nữ lực điền, chị nắm lấy tóc quẳng cho một cái, khiến “hắn ngã chòng queo ra thềm”.
Chị vừa biểu lộ tinh thần đấu tranh, vừa chứng tỏ tiềm năng của những người nô lệ khi đã bị đẩy đến chân tường. Điều ấy càng được chứng tỏ ở câu trả lời của chị khi nghe anh Dậu nhắc đến chuyện “phải tù phải tội” khi đánh bọn người đi đòi sưu thế: Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” Chị Dậu đúng là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam sau lũy tre làng.
Khi bị quyền lực bất công dồn vào chân tường, họ biết vùng dậy. Dù là đấu tranh “tự phát” đánh bọn cai lệ người nhà lý trưởng để “thà chịu ngồi tù”, nhưng hành động đấu tranh của chị đã giúp ta nhận rõ thêm phần nào chân lý: “Nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh”, “Tức nước” (quyền lực bất công đàn áp) thì “vỡ bờ” (nhân dân vùng lên chống lại); thấy rõ sức mạnh tiềm tàng của phụ nữ Việt Nam.
Với nghệ thuật chọn lọc những chi tiết gây căng thẳng, miêu tả thật tự nhiên và đầy kịch tính, nhà văn Ngô Tất Tố đã làm xúc động người đọc qua nhân vật chị Dậu trong tác phẩm: “Tắt đèn” ông xứng đáng là người có công lớn trong việc hình thành và phát triển nền tiểu thuyết Việt Nam thuộc dòng văn học Hiện thực phê phán, thật xứng với lời nhận xét của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan rằng: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”, và của nhà văn Nguyễn Tuân: “Xui người nông dân nổi loạn”.
Hiện nay phụ nữ đã biết đấu tranh giành quyền lợi thiết thực hàng ngày, vừa chống những hiện tượng tiêu cực để xây dựng xã hội vừa dạy dỗ con cái, biết lo cho chồng con và còn là những giáo viên dạy giỏi, thợ dệt tiên tiến, bác sĩ tận tụy trong việc làm để xây dựng đất nước.
Họ cũng đã đồng lòng chung sức họp lại để đương đầu với mọi khó khăn trước mắt. Để khỏi phụ lòng những bà mẹ, những người chị đáng kính, em càng nỗ lực trong học tập, tích cực rèn luyện để sau này có đầy đủ tài năng về phẩm chất chống lại bất cứ một ai muốn dùng quyền lực để buộc con người hôm nay phải sống cảnh tủi nhục như chị Dậu đã phải sống.
Tiếp tục tham khảo 💧 Phân Tích Nhân Vật Cai Lệ Trong Tức Nước Vỡ Bờ 💧 9 Mẫu Đặc Sắc
Phân Tích Văn Bản Tức Nước Vỡ Bờ Lớp 8 – Mẫu 9
Tham khảo bài văn phân tích văn bản Tức nước vỡ bờ lớp 8 dưới đây sẽ giúp các em học chinh có thêm những gợi ý hay khi làm bài.
Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Mặc dù bị đàn áp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng họ không cam chịu, mà luôn mang trong mình tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ một mặt vạch trần bản chất độc ác của giai cấp thống trị, mặt khác ngợi ca vẻ đẹp tình yêu thương và sức mạnh tinh thần phản kháng của những người nông dân.
Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” do nhà biên soạn đặt, nó là một câu thành ngữ thể hiện quy luật khi nước bị dồn ứ lâu, quá đầy sẽ làm vỡ bờ ngăn. Qua câu thành ngữ này nhằm nói lên quy luật xã hội: có áp bức ắt có đấu tranh. Lấy nó làm nhan đề đoạn trích là hoàn toàn hợp lí: một mặt vừa phản ánh đúng nội dung của tác phẩm, mặt khác nêu lên chân lí: khi con đường sống của quần chúng bị áp bức thì chỉ có con đường đấu tranh để tự giải phóng chính mình.
Tác phẩm có hai hình tượng trung tâm là tên cai lệ và chị Dậu. Mỗi nhân vật đại diện cho một giai cấp, một phẩm chất khác nhau, qua đó bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của tác giả về xã hội lúc bấy giờ.
Nhân vật cai lệ là đại diện cho bộ mặt độc ác, bất nhân của những kẻ cầm quyền trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Hắn ta là một tên tay sai “chuyên nghiệp”, thành thạo trong việc đánh, trói, dọa nạt và cướp bóc của dân lành. Hành động gây tội ác được hắn ý thức rằng đang thực thi công việc của “người nhà nước”. Chính bởi suy nghĩ đó nên mỗi hành động của hắn vô cùng độc ác, không có chút tình thương.
Trước hết là qua lời nói, hắn dùng những lời lẽ cộc cằn, thô lỗ: “thét” “quát” “hầm hè” “nham nhảm thét”,… Thể hiện rõ ràng nhất qua hành động. Mặc dù anh Dậu đang bị ốm nặng, chị Dậu tha thiết van xin, quỳ lạy nhưng hắn vẫn sẵn sàng bắt và đánh anh Dậu. Người nhà lí trưởng lo lắng không dám hạ thủ trước một người ốm nặng thì chính hắn là kẻ trực tiếp ra tay. Hắn “giật phắt cái thừng” từ tay người nhà lí trưởng “chạy sầm sập đến để trói anh Dậu”.
Hắn là kẻ vô nhân tính, tàn bạo. Trước sự can ngăn của chị Dậu hắn chẳng ngại ngần “bịch luôn vào ngực”, “tát vào mặt”,… ngay cả với một người phụ nữ hắn cũng sẵn sàng đánh đập. Hắn quả thật không bằng loài cầm thú.
Bên cạnh tên cai lệ độc ác, bất nhân lại hiện lên hình ảnh của một chị Dậu có hoàn cảnh đáng thương nhưng giàu tình yêu thương và sức phản kháng mãnh liệt. Gia đình chị vốn là hạng cùng đinh trong làng, chạy vạy vất vả mãi mới lo được tiền sưu cho chồng, nay lại thêm tiền sưu cho người em đã mất, khiến gia đình chị càng khốn đốn hơn. Chị bán cả chó, cả con mà vẫn không đủ tiền nộp sưu, giữa tình cảnh đó thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào đòi bắt lôi anh Dậu đi. Tình cảnh hết sức khốn cùng và thảm thương.
Tình yêu thương của chị được thể hiện rõ nhất qua lời nói, hành động với chồng. Chị lấy bát cháo mang lại cho chồng, chị ngồi nhìn anh ăn và lo lắng từng miếng anh có ăn ngon miệng không. Dáng vẻ của người đàn bà ấy thật đáng trân trọng làm sao. Chị cũng khốn khổ chạy vạy khắp nơi, nhưng đến lúc này chị chỉ suy nghĩ cho chồng, cho con mà không hề quan tâm đến bản thân mình.
Khi cai lệ đến chị hết sức van xin, khất sưu, chị hạ mình trước tên cai lệ mạt hạng để chồng không bị đánh trói. Khi mọi sự nỗ lực của chị đều bị khước từ chị sẵn sàng đứng lên đánh nhau với chúng để bảo vệ chồng. Chị quả là một phụ nữ thủy chung, yêu thương chồng mình hết mực.
Nhưng không dừng lại ở đó, trong phụ nữ nông dân chất phác ấy còn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Sự phản kháng của chị thể hiện theo trình tự hết sức hợp lí từ chỗ cố gắng van xin, đến chống cự bằng lí lẽ và cuối cùng là đáp trả bằng hành động. Sự phản kháng của chị là bột phát nhưng cũng phần nào cho thấy sức sống tiềm tàng trong chị và những người nông dân như chị.
Khi bị áp bức, bị dồn đến bước đường cùng chắc chắn họ sẽ vùng lên đấu tranh: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Chị Dậu vốn là người phụ nữ mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng yêu thương, chịu đựng nhưng không hề yếu đuối. Trái lại chị có một tinh thần phản kháng và sức sống mãnh liệt. Chị là đại diện điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Tác phẩm thành công ở nghệ thuật xây dựng truyện. Tình huống truyện giàu kịch tính, được đẩy lên cao trào. Chính những xung đột mâu thuẫn đã làm cho tính cách mỗi nhân vật được bộc lộ. Tính cách nhân vật chủ yếu được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ chưa đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật: cai lệ độc ác, bất nhân đại diện cho bộ máy cầm quyền; chị Dậu yêu thương chồng con, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, đại diện cho vẻ đẹp người nông dân. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, giản dị, dễ hiểu, mang hơi thở thời đại.
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ giản dị tác giả đã cho thấy cuộc sống của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Lên án những kẻ cầm quyền độc ác, nhẫn tâm đàn áp, áp bức nhân dân đến bước đường cùng. Đằng sau đó còn là thái độ yêu thương, cảm thông cho những số phận bất hạnh và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Trong Lòng Mẹ 🔥 16 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Nhan Đề Tức Nước Vỡ Bờ – Mẫu 10
Bài văn mẫu phân tích nhan đề Tức nước vỡ bờ dưới đây sẽ là nội dung tham khảo cần thiết hỗ trợ các em học sinh trong quá trình viết bài.
Ngô Tất Tố là một trong những gương mặt tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với tập tiểu thuyết “Tắt đèn”, truyện kể về cuộc đời và số phận chị Dậu, một phụ nữ nông thôn nghèo đói, nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. “Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm, thể hiện bước ngoặt tâm lý nhân vật chị Dậu, bước đầu dám vùng lên phản kháng, chống lại bọn cường hào lý trưởng.
Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” phản ánh rõ một quy luật trong cuộc sống “có áp bức thì có đấu tranh”. Xã hội phong kiến bạo tàn đã đẩy người dân vào bần cùng, lao khổ khiến họ phải vùng dậy phản kháng, đấu tranh chống lại thế lực hà khắc đó để bảo vệ những người thân yêu. Đặc sắc nghệ thuật nằm ở tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật với tính cách tương phản đối lập và ngôn ngữ đối thoại chân thực, đặc sắc.
Sau một đêm bị trói, bị đánh ngoài đình, anh Dậu được trả về nhà, rũ rượi như một xác chết, chưa kịp húp bát cháo cho hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà Lý trưởng lại kéo đến đòi tiền sưu. Chị Dậu bằng mọi cách van xin, lạy lục tên cai lệ đừng vội trói chồng chị đi nhưng hắn thẳng tay đánh đập, chửi bới chị. Bị đẩy vào đường cùng, chị Dậu đứng lên đánh trả tên cai lệ và bọn tay sai mạt hạng.
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện ở khả năng khắc họa nhân vật đại tài của Ngô Tất Tố. Xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tác giả muốn khắc họa chân dung người phụ nữ Việt Nam đức hạnh, biết chịu đựng nhưng vô cùng quyết liệt, giàu sức phản kháng. Khi anh Dậu được trả về nhà, chị lật đật chạy đi nấu cháo cho chồng ăn hồi sức, “rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”, “đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không”.
Tình thương chồng, thương con được thể hiện rất kín đáo, sâu sắc, không phô trương hay màu mè. Khi bị tên cai lệ và người nhà lý trưởng áp giải tiền sưu, chị rất nhẹ nhàng, cam chịu, cầu xin bằng giọng “run run”, “chạy đến đỡ lấy tay hắn” khi hắn định trói anh Dậu, van xin khẩn thiết: “Cháu van ông”. Chị gọi tên cai lệ là ông, xưng cháu, thể hiện sự tôn trọng với thân phận thấp hèn. Trái ngược với sự tha thiết, nhún nhường của chị, tên cai lệ thẳng tay “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trí anh Dậu”.
Đến lúc này, sự thay đổi trong cách xưng hô từ “ông – cháu” sang “ông – tôi”:” Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” đã mở ra bước ngoặt tâm lí nhân vật. Bị đánh, bị chửi, sự đức độ và hiền lành bị thách thức. Và cuối cùng, khi bị cai lệ tát vào mặt, chị Dậu “nghiến hai hàm răng”, dõng dạc nói: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
Con giun xéo lắm cũng quằn, chị Dậu đã vượt qua giới hạn của bản thân, sẵn sàng xưng bà, gọi mày với tên quan mạt rệp, độc ác. Xây dựng nhân vật theo thứ tự tăng cấp của diễn biến tâm lý, tác giả đã khắc họa hình tượng nhân vật chị Dậu, người phụ nữ điển hình trong xã hội xưa, hiền lành, chăm chỉ, nhún nhường nhưng luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, dám đứng lên chống trả ức hiếp, bóc lột.
Trái ngược với hình ảnh chị Dậu, tên cai lệ được tác giả miêu tả đại diện cho tầng lớp thống trị. Chất giọng “khàn khàn của người hút nhiều sái cũ”, hình dáng “lẻo khoẻo”, ăn nói cục súc, hành động côn đồ, chỉ biết dùng vũ lực, đánh cả đàn bà, con gái,… từng ấy chi tiết miêu tả đã khiến người đọc hình dung ra một tên tay sai mạt hạng.
Có ý kiến cho rằng, tên cai lệ chính là hình tượng điển hình cho lớp quan lại phong kiến Việt Nam thời bấy giờ, rỗng tuếch, đểu cáng, tàn ác, giết hại chính đồng bào mình, bợ đỡ thực dân để được sống yên ổn. Sự thảm hại “ngã chổng quèo trên mặt đất” của tên cai lệ đã cho người đọc thấy sự đối lập giữa sức vóc của “người đàn bà lực điền”, đại diện cho tầng lớp nông dân và tên nghiện gầy gò cai lệ.
Khắc họa nhân vật xuất sắc không chỉ đem lại sự cuốn hút cho người đọc mà còn phản ánh hiện thực xã hội đương thời, một xã hội tối tăm, mục ruỗng, con người tàn sát lẫn nhau để được tồn tại.
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện lớp lang, có cao trào, kịch tính góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Liên kết chặt chẽ giữa xung đột tình huống đốc thúc câu chuyện lên tới cao trào, giải quyết mượt mà và thỏa mãn người đọc. Tác giả mượn lời đối thoại và hành động của nhân vật, gián tiếp dẫn dắt tình huống lên tới đỉnh điểm.
Vì bị đánh, bị chửi nên chị Dậu mới có tinh thần phản kháng. Vì hùng hổ xông vào đòi trói anh Dậu nên tên cai lệ và bọn tay sai Lý trưởng mới bị chị Dậu đánh trả. Tác giả để cho nhân vật tự đẩy tình huống lên cao trào và tự giải quyết mâu thuẫn bằng hành động, lời nói và tính cách cá nhân.
Một đặc sắc nghệ thuật điển hình của đoạn trích là ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Lấy chất liệu đời sống, khai thác giá trị thực tiễn, lời ăn tiếng nói của nhân vật góp phần định hình thể loại văn chương và ghi dấu cá tính tác giả.
Ngôn ngữ thôn quê bình dị, chất phác, điển hình cho từng tuyến nhân vật. Tên cai lệ thì ngang tàng, hống hách, chị Dậu lại thiết tha, lễ độ, đồng thời quật cường, đanh thép, bà cụ hàng xóm xuất hiện với giọng điệu lo âu, cám cảnh. Việc sử dụng ngôn ngữ thuần túy tự nhiên khiến văn của Ngô Tất Tố tự có chiều sâu, tái hiện không khí làng quê đặc trưng thời bây giờ.
Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích đã khẳng định tài năng của tác giả, góp phần làm nên đại thành công của tập tiểu thuyết. Khả năng xây dựng cốt truyện, khai thác nhân vật và bút pháp tài hoa đã tái hiện bức tranh hiện thực làng quê Việt Nam xưa. Đặt trong hoàn cảnh đất nước ngày ấy, tác phẩm được coi như lời kêu gọi nhân dân đứng dậy chống áp bức đấu tranh, giành lại nhân quyền cho chính bản thân mình.
Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Nhân Vật Bé Hồng 🌜 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Chị Dậu Trong Tức Nước Vỡ Bờ – Mẫu 11
Dưới đây chia sẻ bài phân tích chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ giúp các em học sinh đi sâu phân tích hình tượng nhân vật.
Văn học hiện thực là nơi phản ánh chân thực nhất những lát cắt đầy phức tạp, đau thương của đời sống xã hội. Văn học Việt Nam trước năm 1945 đã tập trung tái hiện tình cảnh đáng thương, thống khổ đến cùng cực của người nông dân trong xã hội phong kiến.
Một trong những tác phẩm hiện thực có giá trị tố cáo mạnh mẽ nhất là “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, đặc biệt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chúng ta không chỉ thấy được sự bạo tàn của bọn cường hào, quan lại, nỗi khổ cực, thê thảm của người nông dân mà qua nhân vật chị Dậu mà còn thấy được sức sống, sức phản kháng mạnh mẽ bên trong những con người cùng khổ đáng thương ấy.
Chị Dậu vốn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Là hộ cùng đinh trong làng, đến mùa nộp sưu thuế, gia đình chị Dậu cùng bao gia đình khốn khó khác trong làng phải chạy vạy đến đáng thương mà vẫn không đủ tiền nộp cho bọn tham quan vô nhân tính. Đóng sưu cho chồng chưa xong, chúng còn bắt đóng sưu cho cả người em chồng của chị vừa mất, còn đau đớn nào hơn, tội ác thật ghê tởm của lũ người man rợ kia.
Sưu người sống đã đành, đến người chết rồi cũng phải đóng sưu, để có tiền đóng sưu cho chồng và cả người em chồng đã mất, chúng khiến chị phải bán cả cả đàn chó, cả cái Tí con mình mà vẫn không đủ. Chao ôi, tình cảnh thật thương tâm, lũ sống không tình người kia sao có thể mạt hạng đến thế, một lũ giết người tàn ác, đày đoạ những người khốn khổ đến tột cùng.
Trước những áp bức bất công, bạo tàn chị Dậu vẫn mạnh mẽ cáng đáng, lo toan, làm trụ cột cho cả gia đình trước cơn bão tố. Trước hết, chị Dậu hiện với với vẻ đẹp của một người phụ nữ thủy chung, đảm đang mà giàu tình yêu thương, lo lắng cho chồng, cho con. Anh Dậu được thả về sau trận đòn roi khủng khiếp, những tưởng chết đi rồi, chị Dậu lo lắng vô cùng. Được cụ bà hàng xóm thương tình cho bát gạo nấu cháo cho chồng húp tạm, chị nhanh chóng nấu cho cả nhà ăn.
Chờ cháo nguội, chị múc cho con một bát rồi mang đến chỗ chồng, dùng lời lẽ thật dịu dàng, ân cần để động viên chồng ăn đỡ lót dạ: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp hít cháo cho đỡ xót ruột”.
Chị lo lắng nhìn chồng ăn, vừa cố trấn an để chồng ăn ngon miệng vừa để ý xem tụi thu thuế có tới liền hay không. Dù trong lúc gay go nhất chị vẫn muốn dành chút thời gian cho chồng ăn, nán lại xem chồng ăn có ngon miệng hay không, hình ảnh chị Dậu hiện lên thật tình cảm, chu đáo và giàu đức hy sinh. Một người vợ hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng mình.
Khi chưa kịp húp hết bát cháo thì bè lũ cai lệ ập tới hòng bắt anh Dậu đi. Chị Dậu lo lắng cho sự an nguy của chồng, nhất là khi đang đau ốm này, chị cố gắng dùng lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng thương tình mà tha cho chồng chị. Những lời xót xa cất lên nghe sao mà thảm thiết thê lương đến nghẹn lòng. Đó là những ân tình sâu nặng thể hiện tấm lòng thiết tha của một người vợ dành cho chồng, một tình thân đẹp đẽ và tình yêu thương giữa con người với con người.
Điều đó đối lập hoàn toàn với sự bạo ngược, ngang tàng của bè lũ cai lệ, lý trưởng vô nhân tính kia. Trước bao lời van xin khẩn thiết cùng tình cảnh tội nghiệp đáng thương, bọn cai lệ không mảy may màng đến lời chị. Chúng thẳng tay đàn áp anh Dậu, trong tình thế ấy, chị Dậu đã đứng lên phản kháng đầy mạnh mẽ và quyết liệt để bảo vệ người chồng đang đau ốm của mình.
Trước cường quyền, bạo lực, trước những áp bức chị không hề tỏ ra sợ hãi hay nao núng mà trái lại vô cùng mạnh mẽ, kiên cường, quyết tâm. Những lời văn xin chân thành bị cự tuyệt, chị đưa ra những lí lẽ thấu đáo, hợp tình: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”.
Thật vậy, người bình thường cũng không ai có quyền được xâm phạm thân thể, hơn nữa lúc này này anh Dậu còn đau ốm không được chăm sóc đã đành, là người vợ , chị không thể làm ngơ được. Cách xưng hô từ “ông- con” sang “tôi -ông” đã cho thấy được sự kiên quyết trong lời lẽ, lúc này đây không phải là cuộc trò chuyện của kẻ dưới người trên mà là cuộc đấu giữ hai kẻ ngang hàng, không nhượng bộ. Anh Dậu bây giờ chính là mối bận tâm duy nhất trong chị, chẳng một thế lực hay ai khác có thể khiến chị phân tâm mà nhẫn nhịn.
Bởi càng nhịn chúng càng lấn tới, càng áp bức. Khi chúng vẫn ngang nhiên hành hạ, chị nghiến chặt hai hàm răng của mình mà nói: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Sự căm phẫn lên đến tận cùng, nỗi uất hận lên đến đỉnh điểm khi chị dùng súc của người đàn bà lực điền khiến tên cai lệ ngã chổng khoèo. Bao nỗi cảm tức dồn hết vào hành động này.
Một sức sống mạnh mẽ bấy lâu tiềm tàng đang trỗi dậy trong chị. Nhún nhường bị đàn áp, chị phản kháng quyết liệt, vượt lên những thứ phép tắc quy cũ tầm thường để bảo vệ người thân, hơn hết là bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, lên án cường quyền. Một hành động bộc phát nhưng thể hiện được vẻ đẹp trong tính cách của người phụ nữ, một người nông dân chân lấm tay bùn, thật thà lương thiện nhưng khi bị áp bức, khi chịu quá nhiều oan ức, bất công họ sẽ trỗi dậy, tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chính mình.
Hình ảnh chị Dậu hiện lên thật đẹp đẽ và đáng trân trọng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người nông dân. Qua hình ảnh ấy, ta càng thấy được bộ mặt tàn bạo, giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân phong kiến xưa, lấy bạo lực và lý lẽ bạo ngược để tồn tại đồng thời là tiếng nói thương cảm cho những số phận nghèo khổ, ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ giàu tình yêu thương.
Có thể bạn sẽ thích 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Trong Lòng Mẹ Nguyên Hồng 🌹 10 Mẫu Ngắn Gọn
Phân Tích Nhân Vật Cai Lệ Tức Nước Vỡ Bờ – Mẫu 12
Tham khảo bài văn phân tích nhân vật cai lệ Tức nước vỡ bờ dưới đây với những gợi ý làm bài hay và đặc sắc.
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực thành công nhất trong nền văn học hiện đại trước cách mạng cùng với một số tên tuổi lớn khác như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân,…
Ông là một nhà nho nặng tình với những giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tiêu biểu nhất là nền văn hóa làng xã, đồng thời ánh mắt ông cũng đủ tinh tường để nhận thức rằng chế độ phong kiến bảo thủ lạc hậu đến thời điểm đó đã không còn phù hợp và trở thành một bước cản, một sự áp đặt nặng nề lên đời sống của nhân dân, khiến họ rơi vào cảnh cùng khổ.
Nếu như Lều chõng là tác phẩm phản ánh sự rườm rà, cứng nhắc và sáo rỗng của chế độ khoa cử cũ, thứ đã bó buộc tài năng và sự sáng tạo của con người, thì đến tác phẩm Tắt đèn, hiện thực trật tự xã hội tàn ác và bất nhân lại được phơi bày thông qua luật sưu thuế hà khắc, chèn ép con người đến cùng đường mạt lộ, khiến họ phải đối diện với biết bao cái khốn nạn ập tới. Trong trích đoạn Tức nước vỡ bờ hình ảnh nhân vật cai lệ chính là đại diện điển hình nhất cho cái chế độ phong kiến tay sai đã cũ nát, nhưng hà khắc, độc đoán và tàn nhẫn.
Cai lệ là một chức quan thấp nhất trong xã hội hội phong kiến lúc bấy giờ, là người đứng đầu một tốp lính nhỏ chuyên giúp việc cho quan nha. Chính ra bản chất nhân vật này là một kẻ tay sai chính hiệu, không hơn không kém, ăn bổng lộc nhà nước, chỉ đâu đánh đó, là thứ công cụ bằng sắt có tiếng nói đắc lực nhất trong các vụ truy thu sưu thuế. Khi có một tên cùng đinh nào đó, không đủ tiền nộp sưu thì các quan sẽ bắt chúng phải nhè ra bằng cách cho cai lệ đến bắt và trói giải về đình.
Dĩ nhiên cai lệ không chỉ bắt trói mà hắn còn kiêm luôn cả nhiệm vụ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với những kẻ không lề lối, cứng đầu, cũng như “tra khảo” tên nông dân khốn khổ, để hòng bắt vợ con chúng kiếm ra được tiền mà nộp sưu. Thế nên dù rằng cai lệ mang danh là người nhà nước, làm việc theo phép nước, nhưng chưa bao giờ người ta sợ hắn với tư cách là một kẻ xử sự theo pháp luật, mà căn bản người ta sợ bị hắn đánh, hắn trói cho đến chết.
Rốt cục người ta là sợ sự tàn ác của chế độ, chứ không phải kiêng dè pháp luật nghiêm minh, đó là một nghịch lý trong xã hội phong kiến tay sai lúc bấy giờ. Quản lý xã hội bằng những công cụ bằng sắt biết nói, bằng những tên tay sai độc ác chỉ lăm lăm một ý thức “đánh và trói”, khiến người ta sợ hãi chứ không phải nể trọng.
Cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một nhân vật mạt hạng nhất trong đám quan lại, hắn không được tác giả đặt cho một cái tên riêng nào, nhưng lại là một nhân vật quan trọng, có nhiều điểm nhấn và trở đi trở lại nhiều lần trong cả tác phẩm Tắt đèn. Ví như các quan trên đại diện cho sự đểu giả, mục nát, tham lam và dâm dục thì cai lệ là biểu trưng cho sự độc ác và tàn nhẫn của chế độ.
Trong tất cả các lần xuất hiện cai lệ đều mang dáng vẻ hung tàn, miệng quát tháo, tư thế hầm hổ, ghê gớm, dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến tai vạ. Ở lần thứ hai xuất hiện tại nhà chị Dậu, cai lệ vẫn cái đam mê bắt bớ bất tận, lúc nào cũng tỏ ra vội vã, vừa nghe tiếng chó sủa tận ngoài làng, thế mà thoắt một cái anh Dậu còn chưa kịp húp được miếng cháo nào hắn đã vào đến tận cửa nhà người ta để hăm dọa, toan bắt người.
Đọc những dòng Ngô Tất Tố miêu tả cho sự xuất hiện của hắn, người ta không nghĩ đó là một vị quan, làm việc ăn lương nhà nước mà trái lại hắn lại giống những tên lưu manh, phường bắt cướp độc ác và tàn nhẫn. Trời đánh tránh miếng ăn, thế nhưng cai lệ sớm không đến muộn không đến lại đến vào đúng buổi cơm trưa, nó khiến người ta tưởng hắn chăm chỉ và miệt mài với công việc lắm, nhưng thực tế nó chỉ chứng minh sự độc ác và bất nhân của tên này.
Bởi lẽ ngày hôm qua, khi đánh anh Dậu và khiến anh lên cơn sốt rét tưởng chết, hắn đã vội sợ hãi cho người tống khứ anh về trả chị Dậu. Nhưng đến hôm nay sau khi thám thính, đánh hơi được rằng anh Dậu vẫn còn sống, hắn lại vội vã chạy sang thúc sưu mà không để người ta có một phút ngơi nghỉ, chuẩn bị.
Rõ ràng cai lệ là một kẻ tối dạ, chết chìm trong cái ham mê bắt bớ, sự tàn độc và cứng nhắc đã khiến hắn chỉ nghĩ đến việc đánh trói , áp giải tràn ngập trong óc, chứ không để hắn kịp suy nghĩ đến việc cho người ta thời gian chuẩn bị tiền bạc và hắn đến lấy cho khỏi mất công mệt người đánh chửi. Đó chính là cái sự ngu độn của cả bộ máy chứ không riêng gì cai lệ.
Tên này xuất hiện như một ác thần với những hành động, cử chỉ điên cuồng của một dã thú, một tên tai sai chuyên nghiệp đánh, trói, nào thì “sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng”, đến nơi thì ra bộ thách thức, đe dọa khi “gõ đầu roi xuống đất”, “thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ”. Giọng điệu hách dịch, ghê gớm “Thằng kia, ông tưởng mày chết từ đêm qua, còn sống đấy à. Nộp tiền sưu mau!”.
Như vậy đối với sự sống chết của anh Dậu tên này không buồn để tâm, hắn chỉ quan tâm đến việc thúc sưu, mà thúc không được thì bắt người. Đó đã trở thành một nguyên tắc “sắt” trong cái việc làm cai lệ. Khi đối đáp với chị Dậu, tên này luôn tỏ ra bộ mặt hách dịch và độc ác, thấy chị van lơn, lạy lục thì hắn càng trở nên khoái chí và lấn lướt, hết chỉ vào mặt chị Dậu, rồi là “trợn ngược hai mắt lên, quát” khi nghe chị trình bày, xin khất.
Thấy chị Dậu lằng nhằng, tha thiết, nhận nhục hắn lại càng được nước giọng “hầm hè”, đe dọa dỡ cả nhà chị Dậu. Rõ ràng tên này làm việc chưa từng có một tia tình cảm hay sự thương hại tối thiểu mà trái lại càng yếu đuối hắn lại càng tỏ rõ bộ mặt ác thú, chèn ép tận cùng của mình. Thế nên chính bản thân hắn đã gây ra một trận “tức nước vỡ bờ” của chị Dậu.
Sự quá quắt ghê gớm, khi hắn ra lệnh bắt trói anh Dậu đang còng queo ngất xỉu đi, rồi tự tay “giựt phắt cái dây thừng”, “chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu” để làm nhiệm vụ, lại càng khiến người ta ghê sợ, ngán ngẩm vì cái sự “kính nghiệp” của hắn. ví hắn là một con thú dữ có lẽ cũng chẳng sai, bởi lẽ hắn chỉ có phần “con” chứ không có phần “người’, không chị bắt trói một người ốm bệnh, mà hắn còn sẵn sàng đấm vào ngực một người đàn bà yếu đuối con mọn, thậm chí tát cả vào mặt chị Dậu không nể nang.
Không chỉ ở hành động tàn nhẫn, ghê tởm mà từng lời nói của hắn thốt ra đều cũng độc địa và hung hãn, cách xưng hô “ông-mày”, thể hiện sự thiếu văn hóa, kém đạo đức, ra tư cách bề trên một cách đáng khinh, cũng như sự coi rẻ, căm ghét của hắn với những người nông dân tội nghiệp. Thế nhưng họ có đáng bị đối xử như những kẻ phạm tội tày đình khi chỉ chót chưa nộp đủ nốt phần sưu thuế, chứ không phải là ăn cắp ăn quỵt gì của nhà nước.
Trái ngược với cái hành động phách lối, hung tàn ban đầu thì khi chị Dậu phản kháng bằng bạo lực cai lệ và những tên người nhà lí trưởng lại tỏ ra yếu hèn và thất bại một cách nhanh chóng. Một tên cai lệ hút nhiều sái cũ, “sức lẻo khẻo”, đã không chống lại được người đàn bà lực điền, đang ngùn ngụt lửa giận là chị Dậu.
Thế nên mới có cái hình ảnh hài hước khi chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, chẳng khác nào một con tép lèo khoèo chạy không lại bước chân của chị Dậu rồi bị ném ngã “chỏng quèo” ngay trước cửa như một tên vô dụng hài hước và đầy nhục nhã. Và cái sự nhục nhã và tức tối ấy khiến hắn càng không quên được việc tàn ác của mình là thét kẻ dưới bắt trói cả nhà chị Dậu.
Dĩ nhiên mới tên người nhà lý trưởng cũng chẳng được việc hơn là bao, trong tay gậy gộc nhưng vẫn bị chị Dậu tóm được tóc rồi “lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Người ta sẽ chẳng thể nào tưởng tượng được cái cảnh tượng cả một đám người dẫu ăn to, nói lớn, tỏ vẻ ghê gớm với đầy đủ trang bị lại bị một người đàn bà hạ gục trong một khoảnh khắc như thế, biết bao là nhục nhã và đáng đời.
Như vậy có thể thấy sự yếu đuối, vô dụng dễ sụp đổ trước sự vùng dậy chống cự của chị Dậu cũng chính là một đặc điểm khác của bộ máy chính quyền lúc bấy giờ.
Cai lệ tuy chỉ là một nhân vật phụ trong toàn tác phẩm, nhưng bấy nhiêu bản chất thối tha, bẩn thỉu và tàn ác của hắn đã được khắc họa một cách tài tình thông qua ngòi bút chân thực và sắc bén của Ngô Tất Tố.
Hắn không chỉ đại diện riêng cho tầng lớp giai cấp tay sai thống trị độc ác, vô nhân tính mà tất cả những hành động, bản chất dã thú cả hắn chính là một điển hình sống động cho cái lý lẽ và trật tự xã hội lúc bấy giờ, kẻ ở trên thì có quyền sinh sát, ác độc, đặc biệt là càng ác độc với những kẻ cùng đinh mạt hạng. Mà như anh Dậu nói “Người ta đánh mình không sao, nhưng mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội”.
Đọc nhiều hơn ☀️ Phân Tích Tôi Đi Học ☀️ 15 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Tức Nước Vỡ Bờ Và Lão Hạc – Mẫu 13
Bài văn mẫu phân tích Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay để vận dụng khi làm bài.
Người nông dân là một trong số những đề tài lớn, là mảnh đất màu mỡ của nền văn học hiện đại Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng và trong số đó không thể không nhắc tới “Lão Hạc” của Nam Cao và “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Đọc truyện ngắn “Lão Hạc” người đọc sẽ cảm nhận được sâu sắc hình tượng người nông dân qua hình ảnh của lão Hạc – một người cha, một người nông dân nghèo khó.
Còn với tiểu thuyết “Tắt đèn” nói chung, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nói riêng, hình ảnh của chị Dậu chính là hiện thân cho số phận, cuộc đời của người nông dân trước cách mạng. Vậy hình tượng người nông dân hiện lên như thế nào và được xây dựng ra sao qua hai đoạn trích “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”?
Trước hết, cả hai tác giả đều tập trung làm bật nổi số phận, cuộc đời với hoàn cảnh éo le, khó khăn của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đọc “Lão Hạc”, người đọc sẽ thấy hình ảnh lão Hạc với một hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương. Có lẽ, cũng như bao người nông dân khác trước cách mạng tháng Tám, lão Hạc phải sống trong sự cơ cực, nghèo đói, vất vả với biết bao nhọc nhằn, lo toan với cuộc sống mưu sinh.
Nhưng có lẽ, lão Hạc bất hạnh hơn nhiều so với những người khác bởi lẽ, vợ lão chết sớm, lão gà trống nuôi con một mình những mong hai bố con sẽ có những tháng ngày bình dị, ấm áp bên nhau. Nhưng rồi, con trai lão vì phẫn chí không có tiền cưới vợ đã bỏ đi đồn điền cao su, để lại mình lão với cậu Vàng và những tháng ngày tuổi già ốm đau, nghèo đói.
Và rồi, đến một ngày, khi cái cơ cực đã tới đường cùng, lão không còn cách nào để cố gắng được nữa, lão đành bán cậu Vàng – người bạn của lão với niềm đau xót khôn nguôi “Mặt lão co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”…
Và có lẽ, xót xa hơn cả đó là lão tự kết liễu đời mình với một cái chết đầy đau đớn và thương tâm khiến ai nấy đều bàng hoàng – lão chết bằng cách ăn bả chó. Với những chi tiết trên đây có thể giúp chúng ta cảm nhận được hoàn cảnh éo le và số phận đầy bất hạnh của lão Hạc.
Còn với chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ”, tác giả Ngô Tất Tố cũng đặt chị trong một hoàn cảnh với đầy những nhọc nhằn, lo toan và gánh vác. Chị Dậu là người nông dân nghèo, có người chồng đau ốm nên mọi gánh nặng, lo toan trong căn nhà đã dồn lên đôi vai của chị. Thêm vào đó, vì gánh nặng sưu thuế vô lí mà chị đã phải bán hết mọi thứ trong nhà – khoai, sắn, đàn chó,… để có tiền đóng sưu nhưng vẫn không đủ.
Và để rồi, đến cuối cùng, khi không còn cách nào để cứu vãn tất cả mọi thứ, chị phải bán luôn đứa con gái của mình để lấy tiền đóng thuế. Như vậy, cũng như những người nông dân khác, gánh nặng sưu thuế đã làm cho cuộc sống của chị Dậu vốn đã nghèo túng lại càng trở nên vất vả, lam lũ và thiếu thốn nhiều hơn.
Như vậy, cả Nam Cao và Ngô Tất Tố đều xây dựng người nông dân trong những hoàn cảnh éo le, vất vả, cơ cực. Và để rồi, trong chính hoàn cảnh ấy, những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng của người nông dân được thể hiện một cách chân thực và rõ nét.
Trước hết, lão Hạc trong tác phẩm cùng tên hiện lên với nhiều phẩm chất đáng trân quý, dẫu trong hoàn cảnh nghèo khổ, khốn cùng đến đâu đi chăng nữa lão cũng không đánh mất đi những nét nhân phẩm tốt đẹp trong con người mình. Lão Hạc hiện lên trước hơn hết là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết sớm, lão ở vậy, một mình nuôi con. Và rồi, trong những tháng ngày ốm đau, cơ cực và tối tăm nhất của cuộc đời mình lão đã tìm đến cái chết chỉ vì lão muốn giữ trọn lại mảnh đất cho con trai của mình.
Thêm vào đó, lão Hạc còn là người giàu lòng tự trọng. Dẫu cuộc sống vất vả, cơ cực song khi ông giáo muốn giúp đỡ lão thì lão lại từ chối vì không muốn làm phiền đến ông giáo. Lão chấp nhận cái chết bằng bả chó – một cái chết đau đớn và dữ dội để giữ trọn nhân phẩm của chính mình. Ở lão Hạc, ta thấy lão hiện lên nhiều phẩm chất đáng quý, tận sâu trong con người với hoàn cảnh đáng thương ấy là một con người tràn đầy những phẩm chất đáng trân trọng.
Cũng giống như lão Hạc, ở chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ” chúng ta cũng thấy hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Và có thể nói, chị Dậu là hình tượng điển hình cho những vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Trước hết, chị Dậu hiện lên là một người vợ, người mẹ hết lòng yêu thương chồng con. Vì món sưu thuế, chị phải nén nỗi đau đến tột cùng của mình để bán con.
Khi bị thúc thuế, giữa lúc nước sôi lửa bỏng chị vẫn nhẹ nhàng, ân cần chăm sóc cho chồng, khẩn khoản bảo chồng ăn cháo cho đỡ mệt với biết bao yêu thương, trìu mến “Thầy em cố gắng ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Không dừng lại ở đó, chị Dậu còn là người phụ nữ với sức phản kháng tiềm tàng, chị sẵn sàng đáp trả lại bọn cai lệ.
Lúc đầu, chị đã nhẹ giọng van xin bọn cai lệ tha cho chồng chị nhưng về sau khi tên cai vệ “Dựt phắt dây thừng trong tay anh hậu cần lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu anh ra đình” chị đã không thể nào chịu đựng được nữa và dã phản kháng lại chúng để bảo vệ chồng mình.
Sự phản kháng ấy của chị thể hiện trước hết ở cách thay đổi từ ngữ xưng hô “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem” rồi tiếp đó là hành động của chị “Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
Như vậy ở cả lão Hạc và chị Dậu, hai tác giả đã cùng làm bật nổi lên ở họ những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. Những nét đẹp ấy của họ là tiêu biểu cho những vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.
Tuy nhiên, khi xây dựng nhân vật lão Hạc và nhân vật chị Dậu, hai tác giả đã sử dụng những nghệ thuật xây dựng nhân vật khác nhau. Ở nhân vật lão Hạc nhà văn Nam Cao đi sâu tái hiện, miêu tả những dòng tình cảm, biến thái tinh vi trong cảm xúc của lão Hạc với hàng hoạt các chi tiết, câu văn đầy cảm xúc “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”,… Còn ở đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhà văn Ngô Tất Tố đã tập trung xây dựng thành công nhân vật chị Dậu thông qua việc miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Thông qua việc miêu tả hành động của nhân vật nhất là giữa chị Dậu với tên cai vệ đã giúp bộc lộ một cách rõ nét những nét tính cách, tâm lí và phẩm chất tốt đẹp ở chị.
Tóm lại, thông qua nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao và nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám cũng như cách các nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật của mình.
Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Tôi Đi Học 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay