Phân Tích Một Khúc Ca Xuân [27+ Bài Văn Cảm Nhận Ngắn Hay]

Phân Tích Một Khúc Ca Xuân ❤️ 27+ Bài Văn Cảm Nhận Ngắn Hay ✅ Tham Khảo Văn Mẫu Liên Hệ Bài Thơ Một Khúc Ca Xuân Đặc Sắc Nhất.

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Một Khúc Ca Xuân

Dưới đây là mẫu dàn ý để bạn làm bài văn phân tích bài thơ “Một khúc ca xuân” nhanh và chính xác hơn:

1. Mở bài

Hưởng thụ và cống hiến là hai quan niệm sống, hai thái độ xử thế, hai vấn đề được mọi người quan tâm đến nhất trong xã hội hiện nay – một xã hội đang từng bước chuyển mình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những bước đầu còn nhiều khó khăn phức tạp. Trong tình hình ấy, ta cần phải chọn cách sống nào trong hai lối sống vừa nói. Nỗi băn khoăn này của chúng ta đã được nhà thơ Tố Hữu giải đáp trong bài Một khúc ca xuân

– Dẫn đoạn thơ.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa của đoạn thơ

  • Nếu là: Cách nói giả định.
  • Con chim, chiếc lá: Những sinh linh bé nhỏ trong cõi đời. Tuy nhỏ bé như con chim, chiếc lá, nhưng một khi đã hiện diện trên đời, thì vẫn có trách nhiệm với đời, nghĩa là: “con chim phải hót, chiếc lá phải xanh”.
  • Từ đó, suy ra con người cũng vậy một khi đã sống đã “vay” nhiều của xã hội thì phải biết “trả”. “Lẽ nào vay mà không có trả” là như vậy. Biết trả nợ xã hội đó là trách nhiệm của con người ở đời “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đúng là con người sống trong xã hội đâu phải là chỉ biết hưởng thụ mà còn phải biết cống hiến.

b) Khẳng định quan niệm sống trong đoạn thơ của Tố Hữu là hoàn toàn xác đáng

  • Quan niệm sống phải biết cống hiến của nhà thơ thể hiện một lẽ sống cao đẹp, vị tha của thanh niên thời đại Bác Hồ hiện nay.
  • Là một thành viên sống trong cộng đồng xã hội, mỗi con người đều phải hòa đồng với nhau, sống phải có trách nhiệm với nhau. Vay nhiều của xã hội, ai cũng vậy, phải ra sức trả món nợ ấy cho xã hội.
  • Để trang trải được món nợ đã vay ấy của xã hội, chúng ta phải biết cống hiến hết sức lực của mình cho đời, cho người.
  • Nếu mọi người đều như vậy, đất nước ta nhất định sẽ tiến lên văn minh, công bằng và giàu mạnh; xã hội nhất định sẽ tốt đẹp.

c) Bàn luận mở rộng

  • Phê phán: Những ai chỉ biết hưởng thụ, vị kỉ, vụ lợi chỉ biết “vay” mà không biết “trả”, sống ở đời mà thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời. Những kẻ này chỉ cản trở, gây khó khăn cho cả xã hội trên bước đường đi lên mà thôi.
  • Trong tình hình hiện nay, mỗi một con người đểu phải xác định đúng việc rèn luyện tu dưỡng bản thân mình, luôn luôn biết sống vì mọi người, thấy được “sống là cho”đó là điều hạnh phúc.
  • Là học sinh, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức sống vì mọi người, sống là cống hiến.

3. Kết bài

  • Bốn câu thơ của Tố Hữu là một bài học, một lời khuyên sâu xa thấm thìa đầy bổ ích đối với tất cả mọi người trong cuộc sống hôm nay.
  • Nhà thơ nêu lên một quan niệm sống cao đẹp mà mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi đểu nên noi theo.
  • Để cho đất nước tiến triển, xã hội văn minh, tốt đẹp mỗi người trong chúng ta đều cần phải biết sống là cống hiến, “có vay và có trả”, “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đọc thêm 🌸 Nhận Định Về Tố Hữu 🌸 để hiểu hơn về phong cách thơ của ông!

7+ Bài Văn Mẫu Phân Tích Một Khúc Ca Xuân Hay Nhất

Trọn bộ văn mẫu phân tích bài thơ “Một khúc ca xuân” của Tố Hữu hay nhất, xem ngay bên dưới nhé!

Phân Tích Một Khúc Ca Xuân Ngắn Gọn

Mẫu bài văn phân tích bài thơ “Một khúc ca xuân” ngắn gọn nhất ở bên dưới, mời bạn xem ngay:

Tố Hữu là một nhà thơ cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng ngay từ tuổi trẻ, vì say sưa với lí tưởng cách mạng mà nhiều lần ông đã vào tù, ra khám. Đến khi lớn tuổi, ông trình bày một quan niệm sống qua mấy câu thơ như sau:

Nếu làm con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Chúng ta hãy thử bàn bạc những ý thơ này hầu rút ra một bài học quý về lẽ sống.

Đoạn thơ sử dụng kiểu câu điều kiện – kết quả chứa đựng một lập luận thật sắc bén của tác giả: Nếu làm con chim, chiếc lá – Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Những hình ảnh con chim, chiếc lá tượng trưng cho các vật hết sức bé nhỏ trong thiên nhiên. Tuy bé nhỏ nhưng chúng ta đã cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho vũ trụ ấy: con chim cống hiến tiếng hót, chiếc lá cho màu xanh. Những hình ảnh ấy là tấm gương soi cho con người về cách sống:

Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem ta đã vay và cần trả những gì?

Suy cho kĩ, mỗi người chúng ta đã vay rất nhiều. Vay tiền thì trả lại bằng tiền. Nhưng có những thứ ta vay mà rất khó trả, như Nguyễn Công Trứ đã viết:

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.

(Chí làm trai)

Lúc lọt lòng, mẹ cho ta thân thể, cha cho ta một dòng máu. Nhưng có phải thân thể ta duy nhất là của cha mẹ ta cho đâu? Nếu không có tổ tiên, bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng và giữ gìn đất nước, bảo vệ quê hương, chắc gì ta đã có mặt trên đời này? Trong lòng mẹ, mẹ cho ta dòng sữa ngọt, cha cho manh, áo lành. Rời mẹ cha, ta ra công viên chơi đùa là đã chịu ơn của các người thợ xây dựng, trồng cây.

Đến trường, ta lại chịu ơn của thầy cô. Vào bệnh viện, ta khỏi bệnh nhờ các y tá, bác sĩ… Nơi nơi trên đất nước này, bầu trời này, bao nhiêu người đã từng đổ mồ hôi, nước mắt và máu xương để mở đất, xây cầu, làm đường. Đó là tất cả những gì ta đã vay khi ta sống trong đời:

Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

Như thế tác giả đã khẳng định việc vay, trả là điều tất yếu, Quan niệm sống là cho mà Tố Hữu tổng kết đã là cách sống của tiền nhân ta. Mẹ Âu Cơ cho ta một dòng máu khỏe mạnh “khôi ngô tuấn tú, sức mạnh như thần”, rồi Lạc Long Quân dạy dân trồng trọt, mưu sinh. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo và bao nhiêu nghĩa sĩ Lam Sơn, đoàn quân Tây Sơn cho đến bộ đội Trường Sơn đã chiến đấu giữ nước… đã hi sinh máu xương để cho chúng ta đất trời tự do, độc lập.

Do đó, nhiệm vụ trả là nhiệm vụ của chúng ta. Đây là lẽ công bằng và hợp lí. Trả không có nghĩa là chỉ trả cho người mà ta đã vay mà phải trả cho đời. Hiểu theo cách khác là ta phải biết cống hiến khả năng, sức lực của mình cho xã hội, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, phải hiểu việc cống hiến là trách nhiệm của mỗi con người trong xã hội. Nếu ai cũng nhận thức rằng Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình, thì mọi người sẽ sống tốt đẹp biết bao, tình tương thân tương ái sẽ thắm thiết biết dường nào.

Nhưng bên cạnh những người biết sống đẹp ấy, có những kẻ sống thật ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà không biết phục vụ cho đời. Họ không hiểu được rằng lợi ích cá nhân phải gắn liền với lợi ích tập thể.

Trong việc xây dựng đất nước hiện nay, mọi người cần đồng lòng, hiệp sức, cùng công hiến khả năng mình cho xã hội. Những kẻ chỉ đòi hỏi hưởng thụ mà thiếu trách nhiệm đối với đời chính là cản bước tiến của xã hội. Do đó ta cần nghiêm khắc lên án lối sống cá nhân ích kỉ xấu xa này

Đồng thời ta cũng xác định cho mình một thái độ sống đúng đắn: phấn đấu rèn luyện bản thân, hiểu được ý nghĩa sống là cho đối với xã hội, với đất nước, thấy được công hiến là vinh dự, niềm vui của con người. Cho nên ngay từ lúc còn là học sinh, ta cần phải tập sống có ý thức “mình vì mọi người”, để sau này trở thành người hữu dụng, xứng đáng với bao thế hệ đi trước.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ thật đẹp, thật sâu sắc để nhắc nhở chúng ta một lẽ sống cao quý. Đó là cách sống của người thanh niên mới trong xã hội mới hôm nay.

Tham khảo mẫu 🌸 Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Xanh 🌸 dành cho bạn!

Phân Tích Một Khúc Ca Xuân Đặc Sắc

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết bài văn phân tích bài thơ “Một khúc ca xuân” thì hãy dành thời gian tham khảo văn mẫu đặc sắc dưới đây:

Được sinh ra trong đời sống, được cảm nhận tình yêu bao la từ cha mẹ, được thừa hưởng những giá trị mà tạo hoá ban tặng. Đó là diễm phúc của một con người bình thường. Quan trọng như không khí ta thở hằng ngày, thiêng liêng như tình mẫu tử, tình phụ tử ta có trong từng giây phút, mỗi món quà mà ta nhận được từ tạo hoá khi xuất hiện trên thế gian này đều gắn liền với một bổn phận, một trách nhiệm. Ý thức được điều này, trong bài “Một khúc ca xuân” nhà thơ Tố Hữu có viết:

“Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Bài thơ không chỉ dừng lại ở một cách sống mà cao cả hơn nó còn mở ra một quan niệm nhân sinh tích cực, hay đúng hơn là một lí tưởng sống cần có của mỗi người trong xã hội.

Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Nhà thơ Tố Hữu mượn hai thực thể chiếc lá và tiếng chim để minh hoạ cho quan niệm của mình. Tạo hoá đã tạo ra loài chim và ban cho chúng giọng hót tuyệt vời thì cũng có nghĩa rằng đã là chim thì phải hót và tương tự như vậy, chiếc lá non thì phải xanh.

Chắc hẳn ai đã từng đọc tác phẩm nổi tiếng “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đều không thể quên hình ảnh chú chim đã dùng hết sức mình để lao vào bụi mận gai, chú chim đã bị một cây gai xuyên vào lồng ngưc nhưng chú vần cất lên tiếng hót cuối cùng – tiếng hót mà đến cả hoạ mi, sơn ca cũng phải ghen tị, tiếng hót mà cả Thượng đế trên cao nghe cũng phải mỉm cười. Và như thế đủ cho ta thấy rằng hạnh phúc nhất, sung sướng nhất chính là giây phút được cống hiến cho đời.

Còn chiếc lá kia sẽ là gì hôm nay nếu thiên nhiên không ban cho nguồn dưỡng khí để hô hấp và quang hợp. Sẽ là gì bây giờ nếu con người nhẫn tâm ngắt bỏ nó đi. Và như vậy, một khi đã được tồn tại trên cõi đời này thì lá phải có nhiệm vụ đem màu xanh tràn đầy nhựa sống ấy tô điếm cho bầu trời, cảnh vật hay đem lại bóng râm, dưỡng khí cho muôn loài.

Vậy, là con người – là kẻ đứng đầu của muôn loài, là loài động vật cao cấp nhất có tư duy, suy nghĩ, chúng ta đă làm gì để cống hiến cho xã hội?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Được tạo nên từ tình yêu thương vô bờ bến của cha và mẹ, được lớn lên, được bao bọc giữa vòng tay nhân ái của cộng đồng, rộng hơn được hít thở nguồn dường khí hằng ngày, được sống trong một đất nước hoà bình – đó là gì nếu không phải là vay mượn từ cuộc sống, từ xã hội?

Ngày nay, được học tập, được sinh hoạt giữa đất trời bình yên là gì nếu không phải mang trong mình một niềm tri ân với những thế hệ đi trước đã đánh đổi cả mùa xuân của tuổi trẻ và thậm chí là xương máu, là nước mắt để có được một cuộc sống độc lập tự do như ngày nay.

Vì vậy, đã là Người hẳn mang trong mình những trách nhiệm thiêng liêng. Đơn giản như phải học tập thật tốt để trả ơn cho cha mẹ, thầy cô đã hết lòng vì mình. Cao cả hơn như cống hiến sức lực, trí tuệ của mình vào sư nghiệp chung của giang sơn gấm vóc này. Đó chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ, bổn phận của mỗi con người. Hay đúng hơn nói theo Phạm Ngũ Lão: Đó là món nợ phải trả cho đời.

“Nam nhi vị liễu công danh trái
 Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

Nhìn lại ngày xưa để ngẫm lại ngày nay. Chúng ta phải làm gì đế không hổ danh là thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên, thế hệ rường cột của nước nhà. Nhỏ nhặt như giún đỡ mọi người xung quanh, sống hết mình, sống tích cực, lớn lao hơn là đưa đất nước mình sánh vai với các cường quốc, năm châu. Để làm được điều đó hãy noi gương Lê Bá Khánh Trình, Lê Tự Quốc Thắng hay giản dị hơn là sống tốt để trở thành một công dân có ích cho cộng đồng.

Nếu như ai cũng hiểu rằng: “Lẽ nào vay mà không trả; Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, thì mọi người sẽ sống đẹp biết bao, tình tương thân, tương ái sẽ thắm thiết và tươi đẹp biết nhường nào!

Phân Tích Một Khúc Ca Xuân Ấn Tượng

Các bạn học sinh đang tìm kiếm bài văn phân tích bài thơ “Một khúc ca xuân” thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Một Khúc Ca Xuân là một sáng tác của Tố Hữu, trong nhiều tài liệu nó còn có tên gọi khác là Một khúc ca. Đây là một bài thơ được viết năm 1977. Với bài thơ này tác giả đã thể hiện những giá trị của cuộc sống cũng như khao khát được dâng hiến cho đời dẫu đó là những diều nhỏ bé. Cũng bởi tất cả vạn vật trong thế giới đều có một cuộc sống chính vì vậy con người cũng phải sống làm sao cho đáng sống.

Tố Hữu là một nhà thơ đã hết mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng từ ngày còn trẻ. Và ông cũng đã nhiều lần vào tù ra khám. Bên cạnh đó ông cũng đã để lại rất nhiều bài thơ hay nổi tiếng cho đời. Một khúc ca xuân là một minh chứng cho tài năng cũng là nhân cách của một nhà thơ lớn.

Một khúc ca xuân đề cập tới một cách sống cao cả. Với nhà thơ được sinh ra và cảm nhận tình yêu thương bao la của cha mẹ, được thừa hưởng các giá trị mà tạo hóa ban tặng đó chính là một sự may mắn. Tuy nhiên tình mẫu tử, tình phụ tử hay bất cứ các món quà mà ta có đều gắn liền với các bổn phận và trách nhiệm. Đó cũng chính là lý do trong Một khúc ca xuân nhà thơ có viết:

Vâng, anh hiểu, đang nói gì, đôi mắt
Mắt những người đã nhắm, vì ta
Cả bàn tay của những mẹ già
Bàn tay đã cho ta, tất cả.
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Đó cũng như những hình ảnh con chim, chiếc lá trong tự nhiên. Đã là chim thì phải hót và đã là lá thì phải xanh. Tuy đó đều là những điều nhỏ bé nhưng chúng đã cống hiến cho cuộc sống này những điều tốt đẹp nhất, Là con chim thì cất tiếng hót cho đời, là lá thì cho màu xanh… Đó cũng chính là giá trị và là tấm gương về những nhân cách sống cao cả.

Ở bài thơ Một khúc ca xuân Tố Hữu đã mượn hình ảnh chim và lá cây để nói về triết lý sống. Nếu suy nghĩ thật kỹ thì mỗi người chúng ta đã vay rất nhiều. Vay tiền thì dùng tiền để trả tuy nhiên không phải cái gì cũng có thể dùng tiền được.

Chẳng han như lúc lọt lòng mẹ cho ta thân tể, cha cho ta dòng máu. Nhưng đó cũng không phải là tất cả bởi thân thế đó cũng chính là của tổ tiên, bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh. Đó là sự hy sinh để giữ gìn đất nước bảo vệ quê hương. Bởi nếu không có họ liệu làm sao có chúng ta trên đời. Và tất cả những gì trên đất nước này, bầu trời này cũng chính là bao người đã đổ mồ hôi, nước mắt… Đó là tất cả những gì chúng ta đã vay khi ta còn sống trên đời.

Việc vay là tất yếu, và đó cũng chính là triết lý mà chính tác giả muốn gửi gắm. Là mẹ Âu Cơ đã cho ta dòng máu khỏe mạnh, là Lạc Long Quân dạy ta trồng trọt. đến biết bao người đã hy sinh xương máu mình cho nền độc lập hôm nay.

Bởi Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình nên nhiệm vụ trả là nhiệm vụ mà ta cần phải làm. Đó cũng chính là lẽ công bằng và hợp lý. Không nên hiểu đó là trả cho chính người đã cho ta, mà trả ở đây có thể hiểu là trả cho đời, cho thế hệ mai sau. Hay nói một cách khác chính là cần phải biết cống hiến cho xã hội dẫu đó là một phần sức lực nhỏ bé.

Còn có một bộ phận người chỉ biết hưởng thụ mà không biết chia sẻ và phục vụ cho đời. Đó cũng chính là những người không hiểu được rằng cần phải gắn lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Nhất là đối với những người trẻ cần phải tăng cường cống hiến cho đát nước, xã hội. Và cần phải có ý thức sống vì mọi người để trở thành người có ích. Đó chính là lý tưởng, cách sống cao đẹp mà Tố Hữu muốn gửi gắm qua “Một khúc ca xuân”.

Xem ngay bài 🌸 Liên Hệ Mở Rộng Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌸 nâng cao!

Phân Tích Bài Thơ Một Khúc Ca Xuân Xuất Sắc

Một trong những bài văn phân tích bài thơ “Một khúc ca xuân” xuất sắc nhất, mời bạn cùng xem:

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc:

…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Nếu‌ ‌là‌” là ‌cách‌ ‌nói‌ ‌giả‌ ‌định.‌ ‌”Con‌ ‌chim”,‌ ‌”chiếc‌ ‌lá” là những‌ ‌sinh‌ ‌linh‌ ‌nhỏ‌ ‌bé‌ ‌trong‌ ‌cõi‌ ‌đời.‌ ‌Tuy‌ ‌nhỏ‌ ‌bé‌ ‌nhưng‌ ‌khi‌ ‌đã‌ ‌hiện‌ ‌diện‌ ‌trên‌ ‌đời‌ ‌thì‌ ‌phải‌ ‌có‌ ‌trách‌ ‌nhiệm‌ ‌với‌ ‌đời.‌ ‌Nghĩa‌ ‌là‌ ‌“con‌ ‌chim‌ ‌phải‌ ‌hót,‌ ‌chiếc‌ ‌lá‌ ‌ phải‌ ‌xanh”.‌ ‌Từ‌ ‌đó‌ ‌suy‌ ‌ra‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌cũng‌ ‌vậy‌ ‌một‌ ‌khi‌ ‌đã‌ ‌sống,‌ ‌đã‌ ‌“vay”‌ ‌nhiều‌ ‌của‌ ‌xã hội ‌thì‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌“trả”.‌ ‌“Lẽ‌ ‌nào‌ ‌vay‌ ‌mà‌ ‌không‌ ‌có‌ ‌trả”‌ ‌là‌ ‌như‌ ‌vậy.‌ ‌Biết‌ ‌trả‌ ‌nợ‌ ‌xã hội ‌đó‌ ‌là‌ ‌trách‌ ‌ nhiệm‌ ‌của‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌ở‌ ‌đời‌ ‌“sống‌ ‌là‌ ‌cho‌ ‌đâu‌ ‌chỉ‌ ‌nhận‌ ‌riêng‌ ‌mình”.‌ ‌Con‌ ‌người‌ ‌trong‌ ‌xã hội đâu‌ ‌phải‌ ‌chỉ‌ ‌là‌ ‌hưởng‌ ‌thụ‌ ‌mà‌ ‌còn‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌cống‌ ‌hiến.‌ ‌

Bằng hình ảnh:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót
Chiếc là phải xanh”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xi đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời.

Quả thật như vậy, con người chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Mà sống đẹp là có “vay” có “trả” và cao hơn nữa sống là cống hiến, hy sinh cho đời. Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình. Mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước.

Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.

Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay…

Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.

Thực tế chứng minh rằng trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm,… Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc.

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

‌Quan‌ ‌niệm‌ ‌sống‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌cống‌ ‌hiến‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌thơ‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌một‌ ‌lẽ‌ ‌sống‌ ‌cao‌ ‌đẹp,‌ ‌vị‌ ‌tha‌ ‌của‌ ‌thanh‌ ‌niên‌ ‌trong‌ ‌thời‌ ‌đại‌ ‌Bác‌ ‌Hồ‌ ‌hiện‌ ‌nay.‌ ‌ ‌Là‌ ‌một‌ ‌thành‌ ‌viên‌ ‌sống‌ ‌trong‌ ‌cộng‌ ‌đồng‌ ‌xã hội,‌ ‌mỗi‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌đều‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌sống‌ ‌với‌ ‌nhau,‌ ‌sống‌ ‌có‌  trách‌ ‌nhiệm‌ ‌với‌ ‌nhau.‌ ‌Vay‌ ‌nhiều‌ ‌của‌ ‌xã hội,‌ ‌ai‌ ‌cũng‌ ‌vậy‌ ‌đều‌ ‌phải‌ ‌ra‌ ‌sức‌ ‌trả‌ ‌ món‌ ‌nợ‌ ‌ấy‌ ‌cho‌ ‌xã hội.‌ ‌Để‌ ‌trang‌ ‌trải‌ ‌món‌ ‌nợ‌ ‌đã‌ ‌vay‌ ‌ấy‌ ‌của‌ ‌xã‌ ‌hội,‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌cống‌ ‌hiến‌ ‌hết‌ ‌sức‌ ‌lực‌ ‌của‌ ‌mình‌ Nếu‌ ‌mọi‌ ‌người‌ ‌đều‌ ‌như‌ ‌vậy,‌ ‌đất‌ ‌nước‌ ‌ta‌ ‌nhất‌ ‌định‌ ‌sẽ‌ ‌tiến‌ ‌lên‌ ‌văn‌ ‌minh,‌ ‌công‌ ‌bằng‌ ‌và‌ ‌ giàu‌ ‌mạnh.‌ ‌ ‌

Tuy nhiên, bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”“cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án.

Trong‌ ‌tình‌ ‌hình‌ ‌hiện‌ ‌nay,‌ ‌mỗi‌ ‌một‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌đều‌ ‌phải‌ ‌xác‌ ‌định‌ ‌đúng‌ ‌việc‌ ‌rèn‌ ‌luyện‌ ‌tu‌ ‌ dưỡng‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌mình,‌ ‌luôn‌ ‌luôn‌ ‌biết‌ ‌sống‌ ‌vì‌ ‌mọi‌ ‌người,‌ ‌thấy‌ ‌được‌ ‌“sống‌ ‌là‌ ‌cho”‌ ‌đó‌ ‌ là‌ ‌điều‌ ‌hạnh‌ ‌phúc.‌ ‌Là‌ ‌học sinh,‌ ‌ngay‌ ‌từ‌ ‌khi‌ ‌ngồi‌ ‌trên‌ ‌ghế‌ ‌nhà‌ ‌trường‌ ‌cần‌ ‌phải‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌thức‌ ‌sống‌ ‌vì‌ ‌mọi‌ ‌người,‌ ‌sống‌ ‌là‌ ‌cống‌ ‌hiến.‌ ‌ ‌

Những câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay” và “trả”; “cho” và “nhận”, “cống hiến” và “thụ hưởng” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Những‌ ‌ai‌ ‌chỉ‌ ‌biết‌ ‌hưởng‌ ‌thụ,‌ ‌vị‌ ‌kỉ,‌ ‌vụ‌ ‌lợi,‌ ‌chỉ‌ ‌biết‌ ‌“vay”‌ ‌mà‌ ‌không‌ ‌biết‌ ‌ “trả”,‌ ‌sống‌ ‌ở‌ ‌trên‌ ‌đời‌ ‌mà‌ ‌thiếu‌ ‌tinh‌ ‌thần‌ ‌trách‌ ‌nhiệm‌ ‌đối‌ ‌với‌ ‌cuộc‌ ‌đời.‌ Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.

Văn mẫu 🌸 Liên Hệ Câu Cá Mùa Thu 🌸 đặc sắc!

Phân Tích Bài Thơ Một Khúc Ca Xuân Và Mùa Xuân Nho Nhỏ Hay

Chia sẻ bài văn cảm nhận bài thơ “Một khúc ca xuân” và “Mùa xuân nho nhỏ” hay nhất, bạn xem qua nhé!

Nhà thơ Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp cứu nước. Trong thời kỳ chống Mỹ, ông lại quê hương mình là mảnh đất Huế để hoạt động và trở thành một trong những cây bút có sức ảnh hưởng đến văn nghệ cách mạng miền Nam thời kỳ đầu.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trước sự ra đi của tác giả không lâu. Bài thơ đã thể hiện được tình yêu cuộc sống thiết tha và khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ. Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ những khát vọng sống cống hiến của mình một cách sâu sắc và nhân văn qua khổ thơ thứ 4 và thứ 5.

Người đọc có thể thấy được điểm tương đồng với nội dung của bài thơ “Một khúc ca xuân” của nhà thơ Tố Hữu với khổ thơ bốn, năm trong “Mùa xuân nho nhỏ”. Đó đều là những thông điệp về sự cho đi, về sự cống hiến đẹp đẽ của con người trong cuộc sống.

“Nếu là chim,chiếc lá
Thì chim phải hót,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho,đâu chỉ nhận riêng mình”
(Tố Hữu, Một khúc ca xuân)

Tác giả đã lấy hình ảnh của con chim và chiếc lá để truyền tải thông điệp đầy nhân văn và sâu sắc này. Trong cuộc sống, bổn phận của mỗi cá nhân cũng giống như chim phải hót, lá phải xanh. Chúng ta phải sống cống hiến và lao động hết mình.

Đồng thời chúng ta cũng cần cho đi yêu thương để nhận lại được hạnh phúc và những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chính sự cho đi làm cho chúng ta trở nên hạnh phúc và sống ý nghĩa hơn.

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
(Thanh Hải,Mùa xuân nho nhỏ)

Ở khổ thơ thứ 4 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, cấu trúc điệp từ “Ta làm” đã cho thấy khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ. Cách dùng đại từ xưng hô “ta” cho thấy một sự khát vọng cá nhân nằm trong sâu thẳm trong tâm trí nhà thơ Thanh Hải. Có lẽ, từ tận sâu trong trái tim của mình, nhà thơ thực sự mong ước bản thân được cống hiến và đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước, làm đẹp cho cuộc đời. Những hình ảnh “con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm” là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều đóng góp làm đẹp cho đời của tác giả.

Chao ôi, trong sâu thẳm tâm hồn của mình, Thanh Hải thực sự mình có thể đóng góp cho cuộc đời chung, dù chỉ là một con chim hót đóng góp tiếng hót cho đời, một cành hoa cho hương sắc hay một nốt trầm xao xuyến vào bản hòa ca chung của đất nước. Những dòng thơ cho thấy khát vọng cống hiến của nhà thơ, dù chỉ là những đóng góp nhỏ bé nhưng sâu thẳm trong nhà thơ, những sự cống hiến ấy là đóng góp vào cuộc đời chung.

Theo em, đây là quan điểm sống vô cùng nhân văn và giàu ý nghĩa. Mỗi cá nhân đóng góp vào cuộc đời chung để làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp và hạnh phúc, tạo nền tảng hạnh phúc bền lâu cho cuộc đời và con người.

Tiếp theo, ở khổ thơ thứ 5, hình ảnh mùa xuân nho nhỏ ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho những khát vọng, việc làm cống hiến cho cuộc sống, cho đất nước. Theo em, đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo và mang đầy giá trị nhân văn. Mùa xuân nho nhỏ chính là những khát vọng được cống hiến, làm đẹp cho đời của mỗi cá nhân. Tư tưởng ấy thực sự là tư tưởng cao đẹp và mang đầy tính nhân văn của con người.

Con người sống trên đời đều cần một lý tưởng sống cho mình. Và lý tưởng sống cao đẹp nhất đó là lý tưởng sống cống hiến, sống cho đi mà không cần báo đáp, sống để tô điểm cho đời, sống để cống hiến và xây dựng cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn.

Nếu mỗi người đều có thái độ sống đẹp và giàu triết lý như vậy thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Từ “lặng lẽ” trong bài thơ là thái độ cống hiến và xây dựng cuộc sống một cách âm thầm, lặng lẽ, không cần ai biết đến.

Tư tưởng sống cống hiến của nhà thơ Thanh Hải còn được thể hiện qua việc bất chấp tuổi tác “Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc“. Dù ở độ tuổi nào thì con người sống trên đời cũng cần cống hiến vào cuộc sống chung, góp mình vào công cuộc chuyển mình và dựng xây đất nước.

Đây là khổ thơ mà em thích nhất bởi vì nó thể hiện tư tưởng sống cao đẹp và đầy tính nhân văn, mỗi người, mỗi cá nhân đều có thể tạo nên 1 mùa xuân nho nhỏ để góp phần xây dựng nên mùa xuân trường tồn mãi mãi của đất nước giàu đẹp và xã hội phồn vinh.

Hai bài thơ đều giống nhau ở thông điệp sống cống hiến nhân văn cao đẹp cần có ở con người ở đời. Chính những điều mà chúng ta cho đi sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Hai bài thơ đều sử dụng những hình ảnh thiên nhiên như: lá, chim, hoa, nốt trầm để truyền tải thông điệp tốt đẹp đó.

Về điểm khác nhau, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là lời tự khẳng định của chính bản thân tác giả về thái độ sống cống hiến ở đời. Còn bài thơ “Một khúc ca xuân”, lời bài thơ như một lời thầm thì sâu sắc của tác giả về lẽ sống tốt đẹp của con người.

Tóm lại, hai khổ thơ bốn và năm bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và bài thơ “Một khúc ca xuân” đã truyền tải thông điệp đến người đọc về thái độ sống cống hiến và sống có ý nghĩa cho đời. Mỗi cá nhân đều đóng góp nên sự phát triển chung của toàn thể xã hội và cộng đồng.

Cảm Nhận Bài Thơ Một Khúc Ca Xuân Ý Nghĩa

Chia sẻ mẫu bài văn cảm nhận bài thơ “Một khúc ca xuân” ý nghĩa, bạn xem qua nhé!

Một khúc ca được in trong tập “Một tiếng đờn” được Tố Hữu sáng tác năm 1977, 2 năm sau hòa bình, thống nhất đất nước. Bài thơ khá dài giống như một bản trường ca tổng kết về những năm tháng gian khổ quân dân ta đã trải qua, qua đó thể hiện những quan điểm sống cao đẹp, ý nghĩa của tác giả. 

Câu thơ mở đầu giống như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Từ vâng xuất hiện mang tính chất giống như cuộc đối thoại giả tưởng của tác giả. Dường như anh đang nói với chính lòng mình, về những gì đã xảy ra, về một quá khứ đầy hào hùng, đau thương của dân tộc. Anh hiểu tất cả những gì mà cha ông đã ngã xuống, những người đồng đội, đồng chí, những người anh, người chị đã hy sinh để có được thắng lợi như ngày hôm nay. Vì thế anh càng trân trọng cái giá của hòa bình, độc lập, với thành quả mà cha ông ta đã hy sinh.

Hình ảnh ẩn dụ qua đôi bàn tay đã cho tất cả “Cả bàn tay của những mẹ già. Bàn tay đã cho ta, tất cả” Gợi đến những sự hy sinh thầm lặng của cả những người mẹ, những người vợ, những người phụ nữ nơi hậu phương. Tất cả đều đang góp sức cho hòa bình, tự do của dân tộc và thế hệ những người nghệ sĩ như Tố Hữu rất trân trọng những thành quả ấy. Bàn tay cho ta tất cả, nhất là những người mẹ anh hùng khiến người đọc liên tưởng đến những vần thơ xúc động trong bài thơ Mẹ Tơm:

Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật
Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con
Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?
Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…

Chính từ những suy tưởng ở trên nhà thơ đã nâng lên thành quan điểm sống cao đẹp cho mình ở những câu thơ cuối. Tố Hữu đặt ra giả thiết nếu là con chim, là chiếc lá thì con chim sẽ phải cất tiếng hót để làm đẹp cho đời, chiếc lá sẽ phải xanh để nuôi hoa trái thơm ngọt, nếu đã vay ai gì đó thì chắc chắn phải trả lại. 

Đây là những quy luật hết sức tự nhiên của con người. Là lẽ hiển nhiên của cuộc sống. Mượn hình ảnh mang tính chất hiển nhiên nhà thơ nâng lên thành một quan điểm sống rất ý nghĩa: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Đó là một quan niệm sống rất đẹp của thế hệ những nhà thơ, nhà văn trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Nhà thơ mặc định rằng đã là sống trên cõi đời này chỉ nên dành cho, cống hiến tất cả và đừng đòi hỏi nhận lại điều gì. Không riêng Tố Hữu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải cũng viết 

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời

Chúng ta thấy điểm tương đồng về quan điểm sống của các tác giả trong những bài thơ trên. Đó là ý thức cống hiến một cách tự nguyện, chân thành và không đòi hỏi gì của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến. Quan điểm sống đó không chỉ đúng với riêng thời kỳ đó – khi đất nước còn đang gặp vô vàn khó khăn. Ngay cả thời điểm bây giờ, trong xu thế hội nhập cũng rất quan trọng.

Nó nhắc nhở mỗi thế hệ thanh niên chúng ta nên lựa chọn cho mình lối sống cống hiến, làm đẹp cho cuộc đời.

Soi chiếu vào cuộc đời hoạt động không ngừng nghỉ của nhà thơ Tố Hữu. Vừa là một cán bộ cách mạng, vừa là một nhà thơ, chúng ta thấy được ông đã sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình suốt cả cuộc đời. Đó là vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng của nhà thơ- một điển hình cho thế hệ tuổi trẻ tuyệt đẹp trong những năm kháng chiến. 

Phân Tích Đoạn Thơ Một Khúc Ca Xuân Sáng Tạo

Chia sẻ mẫu bài văn cảm nhận bài thơ “Một khúc ca xuân” ý nghĩa, bạn xem qua nhé!

Thơ hay không chỉ giàu cảm xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:

Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.

Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.

“Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kẻ “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.

Có vay và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn và đền ơn đáp nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguổn”, “Ai ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:

Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Hãy trả ta cho mạch giống nòi.

Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồi hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào “trả” món nợ cùa tổ tiên, ông cha mà mình đã “vay”, đã nhận:

Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất, những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngàv giỗ Tổ..

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điểm)

Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong văn cách, “cho” là cống hiến, dâng hiến, là phục vụ. “Nhận” là hưởng thụ. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải,. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh là “cho”.

Thời kháng chiến, tất cả mọi miền hậu phương đều hướng về tiền tuyến, thi đua “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; hàng vạn nam nữ thanh niên ào ào ra trận, quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hàng ngàn sinh viên Ưu tú “xếp bút nghiên theo việc đao cung” để chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã “cho “, đã “hiến dâng”, đã “phục vụ”, đã hi sinh đề giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, là “chỉ nhận riêng mình”.

Một chữ “cho” bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo. “lá lành đùm lá rách”; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết “cho” nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có “cho”, có san sè, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí.

Một chữ “cho” trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ngợi ca tình quân dân cá nước, ngợi ca lòng mẹ Việt Nam chắc nhiều người còn nhớ:

Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,
Yêu quí con như đẻ con ra
Cho con nào áo, nào quà,
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi…

Vì biết “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, nên ai cũng biết sống đẹp làm tròn nghĩa vụ công dân; sống, lao động, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc, sự bền vững của đất nước:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vụng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên…

(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Những chữ như: “góp nên”, “góp cho”, “góp mình”, “để lại” trong đoạn thơ trên đã làm sáng ngời một quan niệm sống đẹp, “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là tình nhân ái, đức hi sinh của con người Việt Nam trong trường kì lịch sử.

Nhờ có truyền thống cao đẹp đó mà nhân dân ta tự hào về đất nước Việt Nam:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta phát triển một cách kì diệu trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu vẫn còn nhiều ý nghĩa thời sự mới mẻ, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam.

Học giỏi, lao động tốt vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Học giỏi, lao động giỏi, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Sống trong lao động sáng tạo, sống hạnh phúc trong tình nhân ái bao la.

Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ chúng ta mới thấy thấm thía về tinh cảm, tư tưởng hàm chứa trong một vần thơ đẹp, giàu ý nghĩa:

Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

Gợi ý đề bài 🌸 Liên Hệ Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🌸 ý nghĩa!

Viết một bình luận