Phân Tích Cô Bé Bán Diêm ❤️️ 27+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất ✅ SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Bài Viết Phân Tích Ngắn Gọn Và Đầy Đủ Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 8.
Dàn Ý Phân Tích Cô Bé Bán Diêm
Dựa vào dàn ý phân tích Cô bé bán diêm dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo cho mình bố cục cơ bản và những luận điểm chính để triển khai bài viết.
I. Mở bài phân tích Cô bé bán diêm:
- Giới hiệu về tác giả An-dec-xen.
- Giới thiệu về tác phẩm cần phân tích – truyện cổ tích Cô bé bán diêm.
II. Thân bài phân tích Cô bé bán diêm:
a. Luận điểm 1: Phân tích hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
-Phân tích hoàn cảnh của cô bé bán diêm:
- Nhà nghèo, mồ côi mẹ, chân đất, bụng đói.
- Dưới trời rét mướt của đêm giao thừa, cô vẫn phải lang thang đi bán diêm kiếm tiền.
-Tác giả xây dựng nên 2 hoàn cảnh đối lập nhau:
- Một bên là khung cảnh đêm giao thừa: nhà nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi thơm của thức ăn.
- Một bên là hình ảnh cô bé “ngồi nép trong góc tường”, “mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”, “đôi bàn tay cứng đờ ra” . Đến cả ngôi nhà tồi tàn của cô hiện tại cũng không thể chắn nổi từng đợt gió rét cắt da cắt thịt
- Sự đối lập ấy đã nhấn mạnh hoàn cảnh đáng thương, khổ sở của cô bé khi vừa phải chịu cái rét, vừa phải chịu cái đói, đau buốt chân tay. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được phần nào sự vô cảm, thờ ơ của xã hội khi không có ai đưa tay ra giúp đỡ em khỏi đêm rét buốt đó.
b. Luận điểm 2: Phân tích những lần quẹt diêm của Cô bé bán diêm.
-Giữa cái giá rét, cô bé quyết định quẹt diêm để sưởi ấm cho chính mình. Mỗi lần quẹt diêm là một ước mơ giản dị, chân thành và đầy ngây thơ của cô bé:
- Lần quẹt thứ 1: cô bé thấy một lò sưởi to. Ước được sưởi ấm, thoát khỏi cái giá rét
- Lần quẹt thứ 2: cô bé thấy một bàn ăn thịnh soạn với những món ăn hoành tráng. Ước được ăn no, thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
- Lần quẹt thứ 3: cô nhìn thấy cây thông Nô-en thật to và đầy màu sắc. Ước được đón lễ giáng sinh như bao người khác
- Lần quẹt thứ 4: bà hiện ra. Ước được đoàn tụ với người bà thân yêu của mình.
-Mỗi lần quẹt diêm là một khung cảnh trong mơ hiện ra trước mặt cô bé, nhưng những giấc mộng đó chỉ kéo dài trong vài giây và sau khi diêm tắt, mọi thứ lại trở về với tối tăm, rét mướt, đói khổ. Sự đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực như một nhát dao cứa vào lòng người đọc khi cảm nhận được nỗi bất hạnh, sự cô đơn, lạc lõng của cô gái bé nhỏ giữa xã hội.
-Ở lần quẹt diêm thứ 4, cô đã nhất quyết níu tay người bà và cầu xin bà cho cô đi cùng. Đây được coi là chi tiết cảm động nhất. Nó không chỉ thể hiện tình yêu, lòng quý trọng, nhớ thương của cô với người bà quá cố, mà còn là sự níu kéo lại những phút giây hạnh phúc mỏng manh duy nhất của cuộc đời, cũng là ước muốn được giải thoát khỏi khổ đau trong tâm hồn non nớt ấy.
c. Luận điểm 3: Phân tích cái chết của cô bé bán diêm trong đêm giá lạnh
- Cuối cùng, Chúa cũng xót thương cho số phận bất hạnh của cô bé và đưa cô về với người bà của mình nơi Thiên đường.
- Hình ảnh cô bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười như xoáy sâu vào lòng người đọc một nỗi bàng hoàng, xúc động và một câu hỏi về sự vô tâm, vô cảm của xã hội xung quanh.
d. Luận điểm 4: Phân tích thành công nghệ thuật trong truyện Cô bé bán diêm:
- Nghệ thuật kể hấp dẫn người đọc với các tình tiết hợp lí, logic, sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng làm tăng thêm hiệu quả nghệ thuật và thành công cho truyện.
- Nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
III. Kết bài phân tích Cô bé bán diêm:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Tác phẩm khắc họa lại tình ảnh đáng thương và những ước mơ giản dị, trong sáng, xúc động của cô bé bán diêm.
- Liên hệ: Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Tóm Tắt Cô Bé Bán Diêm 🌟 15 Bài Tóm Tắt Truyện Ngắn Hay
Viết Đoạn Văn Phân Tích Cô Bé Bán Diêm Ngắn Gọn
Gợi ý viết đoạn văn phân tích Cô bé bán diêm ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung trọng tâm khi làm bài.
Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.
Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em.
Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.
Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.
Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời.
Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.
Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật hài hước, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no.
Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơm, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ.
Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào.
Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ.
Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Cô Bé Bán Diêm 🌼 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Bài Văn Phân Tích Truyện Cô Bé Bán Diêm – Mẫu 1
Bài văn phân tích truyện Cô bé bán diêm dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những định hướng làm bài cụ thể nhất.
An-đéc-xen nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông luôn để lại những ấn tượng sâu đậm, những bài học sâu sắc cho các bạn nhỏ. Khi nhắc đến kho tàng truyện của ông ta không thể không nhắc đến truyện Cô bé bán diêm, một câu chuyện giàu giá trị nhân văn, nhân bản.
Truyện kể về số phận bi thương, bất hạnh của cô bé bán diêm. Cô bé vốn cũng có một gia đình hết sức êm ấm, hạnh phúc, với người bà hiện hậu, trong “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh”, nhưng tất cả chỉ còn là quá khứ xa xôi. Người bà, người mẹ yêu thương em lần lượt đã qua đời, em sống với người bố trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn trên một căn gác tồi tàn, em phải đi bán diêm để kiếm sống.
Sự khốn cùng của em được tác giả đậm tô hơn nữa trong đêm giao thừa. Trong đêm đông lạnh giá, từng cơn gió thấu xương vù vù thổi, cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói đang mang những phong diêm đi bán. Em không dám về nhà vì người cha nghiện rượu sẵn sàng đánh em nếu em chưa bán được gì. Em ngồi sát góc tường, mong mỏi mọi người rủ lòng thương mà mua cho mình.
An-đéc-xen đã xây dựng một loạt các hình ảnh tương phản, đối lập để làm nổi bật lên hoàn cảnh đáng thương của cô bé: ngôi nhà xinh xắn, ngập tình yêu thương chỉ còn trong quá khứ, hiện tại chỉ là tầng áp mái tồi tàn, với người cha luôn mắng chửi, đánh đập em; mọi người đang ngồi trong ngôi nhà sáng ánh đèn còn em một mình với bóng đêm, lạnh giá; trong mỗi căn nhà sực nức mùi ngỗng quay, mùi của gia đình hạnh phúc còn cô bé bụng đói cả ngày, cô đơn, buồn tủi.
Với nghệ thuật tương phản tác giả đã làm rõ hơn nỗi bất hạnh của em. Cô bé không chỉ thiếu thốn, khốn khổ về vật chất mà con sống trong cảnh bị mọi người hờ hững, trong đó có cả bố – người đã sinh ra em.
Tác giả có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng thông qua các lần quẹt diêm của cô bé. Trong tác phẩm, cô bé quẹt diêm tất cả năm lần: lần một thấy chiếc lò sưởi, lần hai thấy ngỗng quay, lần thứ ba thấy cây thông, lần bốn thấy bà, lần năm em quẹt tất cả các que diêm còn lại để níu kéo người bà ở lại với mình.
Trình tự quẹt diêm của em là hoàn toàn hợp lí, đi từ vật chất đến tinh thần: em muốn có lò sưởi, ngỗng quay bởi em đang phải chịu cái đói, cái lạnh; em thấy cây thông, người bà bởi nó gợi ra không khí gia đình ấm áp, tràn ngập tình yêu thương. Sự đan cài giữa hiện thực và mộng tưởng đem đến cho người đọc niềm xót xa, cảm thông sâu sắc trước số phận em bé. Những mộng tưởng của em bé đều xuất phát từ thực tế khổ đau: em mơ lò sưởi, bữa tiệc, cây thông,… vì em phải sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo khổ.
Em mơ thấy bà vì khi bà mất, em luôn sống trong cảnh thiếu tình yêu thương. Sau mỗi lần que diêm tắt là thực tế khắc nghiệt đổ ập vào em, khiến cho số phận của cô bé càng trở nên bất hạnh. Bởi vậy, em cố gắng quẹt những que diêm cuối cùng để níu kéo bà ở lại, để em được sống trong tình yêu thương.
Nhưng cô bé cũng hiểu rằng, chỉ cần que diêm tắt đi thì hình ảnh bà cũng mất như tất cả những sự vật trước đó. Bởi vậy, em đã ước mình được đi cùng bà mãi mãi. Niềm mong ước của em vừa phản ánh khát khao được sống trong tình yêu thương, vừa thể hiện số phận bi kịch, bất hạnh của cô gái bé nhỏ, tội nghiệp.
Cái chết của cô bé cũng vô cùng thương tâm, gây ám ảnh với bạn đọc. Buổi sáng đầu tiên của năm mới, mọi người ai cũng vui vẻ, rạng rỡ nhưng em bé lại một mình chết ở xó tường, em chết vì lạnh, vì lòng người vô cảm không ai quan tâm, giúp đỡ em.
Nhưng khi chết trên mặt em đôi má vẫn hồng, đôi môi như đang mỉm cười, vì em đã thoát khỏi cuộc sống bất hạnh, được đến với người bà yêu quý của mình. Thực tế đây là một cái kết mang tính chất bi kịch. Hạnh phúc với mỗi con người là ở thực tại, ở trần thế này nhưng em phải đến thế giới khác mới được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy.
Tác phẩm được xây dựng một kết cấu phù hợp với diễn biến sự việc và tâm lí nhân vật. Nghệ thuật tương phản đối lập càng làm nổi bật hơn nỗi bất hạnh của em bé: mồ côi, trong đêm tối một mình lang thang bán diêm đối lập với đường phố rực rỡ ánh đèn, những người xung quanh vui vẻ, hạnh phúc. Sự đan xen hài hòa hợp lí giữa hiện thực và mộng tưởng vừa làm rõ số phận bi thương, vừa khắc họa khát khao hạnh phúc của cô bé bán diêm.
Truyện Cô bé bán diêm thể hiện tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Truyện truyền tải đến người đọc thông điệp giàu ý nghĩa, thấm đẫm giá trị nhân đạo: hãy yêu thương trẻ thơ và để cho chúng được sống một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Cảm Nhận Về Cái Chết Của Cô Bé Bán Diêm 🌺 10 Bài Hay
Phân Tích Cô Bé Bán Diêm Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Cô bé bán diêm hay nhất được chọn lọc dưới đây với những ý văn đặc sắc.
Andersen là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch với các tác phẩm chuyên dành cho thiếu nhi, từ thời thơ bé Andersen đã dành một tình yêu nồng nhiệt đối với các tác phẩm văn học nổi tiếng.
Mặc dù phải hứng chịu nhiều thăng trầm trong cuộc sống từ khi chưa trưởng thành, trải qua đủ các nghề kiếm sống từ công nhân nhà máy thuốc lá, hoạt động trong nhà hát hoàng gia, sáng tác thơ, nhưng đến cuối cùng đầu óc nhạy bén, giàu sức tưởng tượng đã đưa tài năng của Andersen đạt đến độ chín khi trở thành một nhà văn chuyên sáng tác truyện cho thiếu nhi, được rất nhiều độc giả nhí trên thế giới yêu thích.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Andersen phải kể đến Cô bé bán diêm, bộc lộ sẽ những khao khát, ước mơ bé nhỏ của nhiều đứa trẻ có số phận bất hạnh, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng nhân ái, yêu thương con người của Andersen.
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là một cô bé bán diêm, không tên, không tuổi, thay vào đó tác giả tập trung làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương của cô bé tội nghiệp, cũng là hoàn cảnh bất hạnh chung của hàng ngàn, hàng vạn những đứa trẻ bất hạnh khác nhau trên thế giới này. Sự bất hạnh của cô bé được khắc họa rõ nét với hình ảnh một bé gái, ngay giữa đêm giao thừa rét mướt, nhưng đầu trần, chân đất, bụng thì đói meo, đang dò dẫm trong bóng tối với hi vọng bán được vài bao diêm.
Trái ngược với cảnh khốn khổ ấy, thì khắp nơi trong thành phố, người ta đang nô nức, quây quần chờ đón giáng sinh, những đứa trẻ khác đang hạnh phúc trong quần áo ấm, bên mâm bàn thịnh soạn. Mà sự bất hạnh của cô bé lạ bắt nguồn từ việc em mồ côi mẹ, người bà thân yêu đã qua đời, người thân duy nhất còn lại của em là bố thì lại không yêu thương em, suốt ngày rượu chè, bài bạc, đánh mắng em.
Em sợ hãi khi phải trở về căn gác tối om, lạnh buốt, bởi ở đó cũng chẳng khác gì lang thang ngoài đường, khi mà từ sáng đến giờ em vẫn chưa bán được bao diêm nào, em biết chắc chắn điều gì đang chờ em nếu em trở về nhà với hai bàn tay không. Sự tủi thân và tuyệt vọng khiến cô bé tuyệt vọng chán nản ngồi xuống một góc hẹp giữa hai căn nhà để bớt đi những cơn gió rét buốt.
Cũng trong giây phút ấy em nhớ lại những ký ức hạnh phúc và vui vẻ khi người bà còn sống, em cũng từng có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, đủ đầy, nhưng khi bà đi rồi cuộc sống của em bỗng chốc trở thành địa ngục.
Càng nghĩ em càng thấy xót xa, tủi phận mình, ngay lúc này đây em cần một chút hơi ấm, để xua đi cái giá lạnh đã làm đôi bàn tay em đông cứng. Đêm giao thừa, nỗi khốn khổ, tuyệt vọng đã khiến cô bé dũng cảm hơn, mặc dù biết rằng dùng diêm để sưởi ấm thì sẽ không tránh khỏi trận đòn từ người cha độc ác. Thế nhưng khao khát tìm hơi ấm giữa đêm đông và sự cô đơn tột cùng đã thôi thúc em quẹt một que diêm. Ngọn lửa bừng sáng, ban đầu xanh lam màu của hi vọng sau đó biến trắng rực rỡ, thật đẹp, giấc mơ đầu tiên của cô bé bắt đầu.
Em hơ nhẹ tay mình bên ánh lửa, mà tưởng như mình đang ngồi cạnh một lò sưởi ấm áp, thật khoan khoái dễ chịu biết bao, thế nhưng niềm hạnh phúc trong mơ ấy cũng chẳng kéo dài được bao lâu, que diêm vụt tắt, kéo theo những tưởng tượng tốt đẹp trả cô bé về lại với thực tại lạnh lẽo, đói rét, và cơn giận của người cha độc ác. Sự thật phũ phàng ấy càng khiến người ta thấy thương cảm cho một số phận bất hạnh, dù chỉ là một nhu cầu cấp thiết nhất giữa đêm đông như sưởi ấm mà cô bé hằng khao khát cũng thật khó khăn và xa vời.
Nuối tiếc làn hơi ấm mà que diêm đầu tiên mang lại, cô bé quẹt tiếp que diêm thứ hai, khi ánh lửa vừa bùng lên bức tường lạnh giá đã biến thành một bức rèm xinh đẹp, bên trong căn phòng sáng trưng, có một bàn thức ăn bày biện thịnh soạn, còn có một con ngỗng quay – món ăn truyền thống đêm giao thừa. Và kỳ diệu thay em thấy con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa, trên lưng cắm dao nĩa tiến dần về phía mình…
Rồi que diêm phụt tắt trả lại em bức tường lạnh lẽo, những cơn gió rét thấu xương, chẳng có ngỗng, chẳng có bàn ăn nào cả, tất cả đều chỉ là do em tự tưởng tượng ra, lần nữa cô bé lại rơi vào hụt hẫng tuyệt vọng.
Cũng từ đó chúng ta nhận ra rằng, việc tưởng tượng ra bàn thức ăn và căn phòng ấm áp chính là những khao khát mãnh liệt từ sâu trong đáy lòng cô bé. Là những nhu cầu bình thường nhất của những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, được ăn no, được ở trong một căn phòng ấm áp, được bảo vệ che chở, chứ không phải là lăn lộn kiếm sống, bán từng bao diêm ngay giữa trời đông buốt giá.
Que diêm thứ ba vụt sáng, lần này cô bé nhìn thấy một cây thông Nô-en được trang trí rực rỡ, bên cạnh đó là những bức tranh đầy màu sắc được bày trong những tủ hàng, thứ mà biết bao lâu rồi êm không được chạm vào. Thế nhưng ánh diêm vụt tắt cũng mang theo tất cả những tráng lệ rực rỡ, không có cây thông, không có ánh nến, chỉ còn lại màn đêm đen tối, cùng dòng người vội vã tìm về tổ ấm, để lại một mình em.
Ở giấc mơ thứ ba, mọi thứ diễn ra thật ngắn ngủi, nhưng nó đã bộc lộ rất rõ một khao khát, một nhu cầu khác trong tâm hồn cô bé tội nghiệp ấy là nhu cầu được thỏa mãn những giá trị tinh thần. Với một đứa trẻ đang trong tầm phát triển, ngoài việc được ăn no, mặc ấm, chúng còn cần những niềm vui mang giá trị tinh thần, như được vui chơi, được ngắm nhìn những thứ đẹp mắt. Mà đối với cô bé bán diêm, em chẳng được nhận bất cứ một thứ gì cả, ngoài những cơn gió lạnh buốt, cái bụng đói meo, sự khắc nghiệt đến từ chính người cha ruột.
Và để kết thúc hết những đau khổ, bất hạnh trên cuộc đời, hình ảnh que diêm thứ tư được quẹt lên, ngọn lửa bừng sáng, em nhìn thấy người bà yêu quý đã rời bỏ em đi từ lâu. Có thể nhận thấy ở lần quẹt diêm này là khao khát được yêu thương, được chăm sóc, thứ mà cô bé bán diêm đã rất lâu rồi không còn cảm nhận được. Trong thâm tâm cô bé, chỉ có ở trong vòng tay bà, cô mới được hạnh phúc, điều đó vượt lên trên tất cả những khao khát vật chất tầm thường khác.
Niềm khao khát mãnh liệt ấy được bộc lộ rất rõ khi mà cô bé điên cuồng quẹt hết tất cả số diêm còn lại trong bao, chỉ mong níu giữ được hình ảnh của người bà đã mất. Và khi que diêm cuối cùng vụt tắt cũng là lúc cô bé rời bỏ hết những tối tăm, đau khổ ở thế giới này, theo bà về một thế giới khác tốt đẹp hơn bớt đau khổ hơn.
Cô bé chết vì cái giá rét đêm giao thừa đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm, có lẽ rằng chỉ khi chết đi em mới hoàn toàn thoát khỏi hết tất thảy những bất hạnh mà em phải gánh chịu. Điều đó không khỏi khiến người ta xót xa cho một số phận con người, và ở thế giới ngoài kia còn biết bao nhiêu những mảnh đời cơ cực, khổ sở như thế nữa.
Truyện ngắn Cô bé bán diêm đã mở ra cho chúng ta một bài học sâu sắc về tầm quan trọng của gia đình đối với trẻ em, mỗi đứa trẻ trên thế giới đều xứng đáng có một gia đình đầy đủ, được hưởng những nền giáo dục tốt đẹp nhất, được thỏa mãn cả nhu cầu vật chất và tinh thần để phát triển và trưởng thành trong xã hội.
Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tấm lòng nhân ái, đồng cảm với những số phận bất hạnh, đặc biệt là với những trẻ em có cuộc sống không may mắn của tác giả, bộc lộ mong muốn rằng tất cả trẻ em trên thế này này đều được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Cảm Nhận Về Cô Bé Bán Diêm 🌹 15 Bài Văn Cảm Nghĩ Hay
Phân Tích Cô Bé Bán Diêm Ngắn Nhất – Mẫu 3
Bài văn phân tích Cô bé bán diêm ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Nhắc đến truyện cổ tích ta không chỉ nhớ đến anh em nhà Grim mà còn nhớ đến một An-đéc-xen thiên tài, với những thiên truyện chứa đựng giá trị nhân văn cao cả. Trong những tác phẩm của ông chắn hẳn ta không thể quên truyện Cô bé bán diêm gây nhiều xúc động và bài học ý nghĩa cho người đọc.
Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh cuộc sống đầy khắc nghiệt của cô bé bán diêm. Trời đã tối, nhưng tuyết vẫn không ngừng rơi, cô bé bán diêm lầm lũi bán những hộp diêm của mình. Bối cảnh đó càng trở nên đặc biệt hơn khi đó là đêm giao thừa, ai cũng được ở trong căn nhà ấm cúng, quay quần bên gia đình, chỉ có mình em là phải đối mặt với cái lạnh thấu xương của những cơn gió lạnh lẽo ùa về. Cô bé đầu trần, chân đất, mò mẫm đi trong đêm tối, cô bé không dám về nhà vì: “nếu không bán dược bao nào sẽ bị cha em mắng chửi”.
Sau khung cảnh khắc nghiệt đó, ngược về quá khứ, tác giả vẽ nên một khung cảnh cuộc sống hoàn toàn trái ngược với hiện tại. Khi ấy em được ở trong căn nhà khang trang, đẹp đẽ, có bà và mẹ luôn yêu thương.
Nhưng “Thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tan, và gia đình em phải lìa xa ngôi nhà xinh xăn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm” , hạnh phúc và giờ đầy phải “chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa” . Cô bé không những không được yêu thương mà còn bị đối xử tàn tệ, tuổi còn nhỏ nhưng bố em đã bắt em ra đường mưu sinh.
Cả một ngày dài em miệt mài trên những con phố, hòng mong tấm lòng thương cảm của một người, nhưng không một ai giúp đỡ em. Đêm đã về khuya, cô bé ngồi nép mình dưới một góc tường để tránh cái lạnh lẽo giá rét. Xung quanh khung cảnh đều sáng rực, các nhà đang chuẩn bị cho đêm giao thừa thật ấm áp và hạnh phúc.
Lúc này toàn thân em đã lạnh cóng, cô bé đánh liều lấy một que diêm ra để hơ bàn tay cho đỡ lạnh. Ngọn lửa bùng lên mới vui mắt làm sao, em tưởng tượng rằng mình đang ngồi trước một lò sưởi ấm áp. Nhưng khi em vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt, cái lạnh lại ùa về, bao trùm lấy cơ thể em. Không chỉ phải chịu đựng cái rét, em còn phải chịu đứng cái đói cồn cào, que diêm thứ hai bùng cháy, trước mắt em là: “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay.
Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em” . Bữa tiệc thật thịnh soạn, hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ làm vơi bớt cái đói cồn cào trong em. Nhưng thực tế đó cũng chỉ là bữa ăn trong tưởng tượng mà thôi. Bởi vậy khi que diêm tắt, mọi cảnh tượng huy hoàng, bữa ăn thịnh soạn cũng đều biến mất.
Que diêm thứ ba bật sáng, hình ảnh cây thông noel lấp lánh, được trang hoàng lung linh hiện lên trước mắt em. Và que diêm thứ tư bật lên là khuôn mặt thân thương của người bà mà em hằng yêu quý. Em vui sướng reo lên và mong mỏi được đi theo bà, để thoát khỏi cuộc sống khổ sở, đau đớn này.
Lời em van xin đáng thương, và tội nghiệp quá. Một đứa bé ngây thơ, non nớt, mà lại có suy nghĩ về cái chết để trốn tránh hiện thực đầy khổ đau. Em khước từ cuộc sống để tìm về với cõi thanh thản, nơi đó có bà, có tình yêu thương: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa”.
Cô bé đã chết, trên gương mặt vẫn nở nụ cười tươi, đôi má hồng hồng đầy mãn nguyện. Bởi em đã thoát khỏi cuộc sống đầy đau khổ và vô cảm này. Thực ra cô bé vẫn có thể sống nếu cha em biết chăm lo làm ăn, nếu những con người qua đường động lòng thương cảm giúp đỡ em mua lấy một bao diêm. Nhưng tuyệt nhiên không một bàn tay yêu thương nào đưa ra để cứu vớt số phận của cô bé tội nghiệp. Cái kết của tác phẩm như gióng lên hồi chuông về lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm, vô cảm của con người.
Với mô tip quen thuộc trong truyện cổ tích về cô bé mồ côi nghèo khổ, cùng các chi tiết kỉ ảo, nhưng tác phẩm vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại. Bởi cô bé không có cái kết viên mãn, hạnh phúc ở trần thế mà phải chết đi mới được hưởng hạnh phúc. Giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm cũng chính là ở chỗ đó.
Chia sẻ 🌼 Viết Đoạn Văn Khoảng 5 Đến 7 Câu Với Nhan Đề Gửi Tác Giả Truyện Cô Bé Bán Diêm 🌼 15 Mẫu Hay
Phân Tích Cô Bé Bán Diêm Chi Tiết – Mẫu 4
Bài văn phân tích Cô bé bán diêm chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
An-đéc-xen là nhà kể chuyện cổ tích nổi tiếng của thế giới phương Tây. Ngoài việc sưu tầm ông còn sáng tạo. Cô bé bán diêm là một sáng tác độc đáo, một câu chuyện cổ tích về thời hiện đại, thể hiện tài năng kể chuyện bậc thầy của ông.
Thời hiện đại ở đây chính là thời đại mà tác giả sống, thời đại mà con người đã biết chế tạo và sử dụng diêm, con người biết đi lại bằng những cỗ xe song mã, biết tổ chức đón giao thừa với những cây thông Noel lộng lẫy. Câu chuyện Cô bé bán diêm kể về xã hội ấy, kể lại cái chết thương tâm của một cô bé nghèo khổ.
Mở đầu câu chuyện, tác giả giới thiệu một bối cảnh khắc nghiệt và khác thường. Khắc nghiệt bởi vì “trời đã tối hẳn” mà “tuyết rơi” không ngừng, và “rét dữ dội”. Khác thường là vì: “Đêm nay là đêm giao thừa” nghĩa là một thời điểm đặc biệt đối với mỗi gia đình và đối với mỗi người. Đêm giao thừa ở đâu cũng vậy, đều là thời điểm mà năm cũ với những buồn vui lẫn lộn lùi vào quá khứ và một năm mới với những hi vọng tràn trề đang chờ đợi mọi người được mở ra.
Nhưng đêm giao thừa ở phương Tây rất rét, vì lúc này đang giữa mùa đông. Khắp nơi đầy tuyết phủ, khắp nơi đầy giá lạnh. Ấy thế mà trong cái giá lạnh đó, trong cái đêm giao thừa đó “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối”. Em bé đi đâu vậy? Em phải đi bán diêm vì “nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào” thì “em không thể nào về nhà”, bởi lẽ khi đó “nhất định là cha em sẽ đánh em”.
Bởi vì từ khi “Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tan, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. Hơn nữa “ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhũ vã mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi ríu vào trong nhà”. Như vậy em bé bán diêm này là một em bé có hoàn cảnh nghèo khổ.
Em bé đáng thương không tên tuổi này giống như kẻ lạc loài, bơ vơ trên mặt đất đầy tuyết phủ. “Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em cả”. Vì thế “suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương vẫn bụng đói cật rét lang thang trên đường”.
Em đi dưới trời mưa tuyết tới mức: “bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý” và những người qua đường cũng không ai để ý đến một đứa trẻ đang bị tuyết phủ dần dần. Chắc chắn là em đã đi trong mưa tuyết như vậy rất lâu. Giờ đây em không còn đi được nữa. “Em ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít”. Đó là một nơi mà ai đi qua cũng phải tránh nhưng cũng buộc mọi người phải chú ý.
Em bé ngồi chỗ đó với hy vọng sẽ có người chú ý đến em, sẽ có người mua diêm cho em. Xung quanh em “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Mùi ngỗng quay nhắc em “đêm nay là đêm giao thừa”. Mùi ngỗng quay còn nhắc em nhớ tới thời kỳ đầm ấm của gia đình em trước đây. Còn hiện tại em đang ngập chìm trong tuyết lạnh. “Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em cảm thấy rét buốt hơn”. “Lúc này đôi bàn tay của em bé bán diêm tội nghiệp “đã cứng đờ ra”.
Em bé nghĩ tới việc đánh diêm để “hơ ngón tay”. Và “em đánh liều một que”. Ngọn lửa bùng lên trong đêm giao thừa giá lạnh, mang lại cho em một niềm vui. “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Em bé hơ bàn tay giá lạnh trên ánh lửa nhỏ nhoi của que diêm mà tưởng tượng rằng em đang ngồi trước một cái lò sưởi nơi đó đang “tỏa ra một hơi nóng dịu dàng”.
Nhưng đây chỉ là một điều mong ước chỉ là một điều mộng tưởng. Bởi lẽ “em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. “Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em bán diêm”. Thật đặng buồn biết bao vì giữa ước mơ và hiện thực là một khoảng cách xa vời. Một cái lò sưởi trong đêm đông giá rét một mái nhà ấm cũng mãi mãi là ước mơ, là khát vọng của em bé.
Cùng với cái rét, cái đói cũng hiện về. Que diêm thứ hai “cháy và sáng rực lên”. Que diêm cho em thấỵ: “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé”. Thật hấp dẫn biết bao.
Một bữa ăn vừa ngon vừa sang dành cho em bởi vì em đói lắm rồi, song bữa ăn đó cũng chỉ là ước mơ, mộng tưởng. Vì thế khi que diêm vừa tắt thì “thực tế đã thay cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm êm vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm”. Bên cạnh em giờ đây chỉ có đói và rét, và để chống lại em dùng ánh sáng và hơi ấm của que diêm.
Trong ánh sáng ngắn ngủi của que diêm, em tưởng tượng ra những thứ mình cần, em tạo ra thế giới cho riêng em, bởi lẽ gió rét ngăn cản mọi người đến với em, cái đói cũng ngăn cản những người khác đến với em, trước mặt em cũng như sau lưng em chỉ còn lại “những bức tường dày đặc và lạnh lẽo”. Những bức tường câm lặng, những bức tường không biết nói do chính con người tạo ra để che chở cho người này và để tạo ra sự cách ngăn với người khác.
Em bé còn lại một mình trong cái thế giới của em, thế giới đó bị tuyết trắng và đêm đen bao phủ. Để xua đi màn đêm và giá rét, “em bé quẹt que diêm thứ ba”. “Em thấy hiện ra một cây thông Nô en”, “cây này lớn và trang trí lộng lẫy” với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ”…
Cây thông Noel gợi nhớ một truyền thông tặng quà và quan tâm đến trẻ em của phong tục phương Tây, nhưng có lẽ câu chuyện về ông già Nô en cũng chỉ là một huyền thoại xa vời còn trong thực tại em bé bán diêm còn đang ngập chìm trong tuyết lạnh. Em cũng chẳng cần đến những món quà của ông già Tuyết nữa bởi lẽ tuyết và giá rét quanh em đã quá thừa rồi. Que diêm thứ ba cũng tắt. Sự sống của nó cũng quá ngắn ngủi. Nó không xua đi được màn đêm, nhưng màn đêm không thắng nổi nó.
Que diêm tắt thì tất cả những ngọn nến mà cô bé bán diêm thấy trên cây thông Nô en cũng “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Khi đó em nghĩ tới cái chết, vì bà em, “người hiền hậu độc nhất đối với em” thường nói: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”.
Nhưng thật buồn vì bà em đã chết từ lâu. Nhưng cũng chẳng hề gì bởi những người đang sống không ai nghĩ về em, không ai nghĩ đến em thì em đi tìm nguồn an ủi nơi người bà yêu quý. Và thế là em quẹt diêm. “Em thấy rõ ràng là bà em đang cười với em”, “em reo lên” và van xin bà “cho cháu đi với”, “cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.
Thật đau đớn xiết bao khi em bé bán diêm bị xã hội bỏ rơi, bỏ quên trong tuyết phủ đã quyết khước từ cuộc sống, quyết tâm tìm về thế giới bên kia. Trong thế giới của những người sống em không có chỗ đứng, không có điều kiện để sống. Bởi lẽ chỉ cần bán được vài bao diêm thôi cũng đủ mang lại cho em cuộc sống, nhưng cả cái thế giới đi xe song mã ấy, cả cái thế giới nấp sau những cánh cửa sổ sáng rực ánh đèn ấy “chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em”.
Không giao tiếp được với thế giới những người đang sống, em bé bán diêm tìm cách xác lập mối quan hệ giao tiếp với bà em “Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao để níu bà em lại”. Kết quả là “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa”.
Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường “một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Bên cạnh “một bao diêm đã đốt hết nhẵn” thì những người đang sống cũng không thể nào biết được “những cái kỳ diệu mà em bé đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón những niềm vui đầu năm’.
Bởi vì những người đó ngoài việc sử dụng cái đói, cái rét để tạo sự ngăn cách của họ với em bé thì họ còn xây dựng những bức tường hoặc hữu hình hoặc vô hình để tạo ra sự ngăn cách mới giữa họ và em bé. Họ không có quyền được nhìn thấy, được tận hưởng những gì do mộng tưởng của em tạo ra. Bởi vì em thuộc về một thế giới khác. Cái chết của em bé còn là sự phê phán lối sống ích kỷ, có cụm, chỉ biết mình của thế giới hiện đại. Đó là sự cảm thông sâu sắc của nhà kể chuyện thiên tài.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Phân Tích Nội Dung Cô Bé Bán Diêm Đầy Đủ – Mẫu 5
Bài văn phân tích nội dung Cô bé bán diêm đầy đủ dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
An-đéc-xen còn là được biết đến là nhà kể chuyện cổ tích nổi tiếng cho trẻ em. Những tác phẩm của ông có sức sống lâu bền, được bạn đọc trên khắp năm châu biết đến và một trong số những tác phẩm như thế đó chính là truyện Cô bé bán diêm. Đọc Cô bé bán diêm, người đọc sẽ được cảm nhận một cách chân thực và sâu sắc thông điệp và tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.
Trước hết, tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen trong Cô bé bán diêm được thể hiện ở niềm thương cảm với những con người nghèo khổ đặc biệt là trẻ em bất hạnh. Chắc hẳn, những ai đã từng một lần nghe kể hay một lần đọc truyện Cô bé bán diêm sẽ không thể nào quên nổi những dòng văn nhà văn kể về hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
Giữa cái rực sáng của ánh đèn và mùi thơm của ngỗng quay ở khắp thành phố trong đêm giao thừa, cô bé bán diêm mồ côi mẹ ấy vẫn một mình trên đường dưới cái giá rét của trời đông “đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối”. Khi nhà nhà đã bắt đầu chuẩn bị cho đêm giao thừa, cô bé tội nghiệp ấy vẫn không dám trở về nhà vì cả ngày em không bán được bao diêm nào rồi em sẽ bị bố đánh.
Bằng bút pháp đối lập, tương phản giữa hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé với không gian rực rỡ ánh đèn, sự ấm áp trong mỗi ngôi nhà tác giả đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của mình trước hoàn cảnh của cô bé, đồng thời, qua đó cũng gợi lên trong người đọc niềm cảm thương với những số phận nghèo khổ, đặc biệt là trẻ em.
Thêm vào đó, tấm lòng nhân ái của An-đéc-xen còn được thể hiện ở sự cảm thông và tình yêu thương sâu nặng đối với em bé đáng thương, bất hạnh. Giữa cái giá rét, trong màn đêm với làn tuyết mỗi lúc một dày đặc lên, “em ngồi nép trong một góc tường” – nơi có nhiều người qua lại với niềm hi vọng mong manh có ai đó sẽ nhìn thấy và giúp em. Nhưng không, người qua đường vẫn cứ thế vội vã đi qua, tuyết vẫn cứ rơi mỗi lúc một dày thêm và rồi em bé đánh liều và quyết định đánh một que diêm để sưởi ấm cho mình.
Và để rồi, sau những lần quẹt diêm ấy, giữa hai bờ của hiện thực và mộng ảo, nhà văn đã để cho em bé có những giấc mơ thật đẹp nhưng cũng thật xót xa. Quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng tượng mình đang ngồi trước một cái lò sưởi với “một hơi nóng dịu dàng” nhưng rồi ánh sáng của que diêm vụt tắt, để lại trong em nỗi sợ hãi sẽ bị bố đánh vì cả ngày không bán được que diêm nào.
Rồi trong cơn rét ấy, cái đói cũng bủa vây lấy em, em lại tiếp tục đốt que diêm thứ hai, lần này, em nhìn thấy một con ngỗng quay với mâm cỗ thịnh soạn nhưng rồi que diêm ấy cũng vụt tắt, “thực tế đã thay cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm êm vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm”.
Dường như, ánh sáng của que diêm đã đem đến cho cô bé một thế giới mới – một thế giới ấm áp mà cô hằng ao ước nhưng đến cuối cùng, ánh sáng ngắn ngủi, chốc lát đã vụt biến mất, để lại em bé với màn đêm với những bức tường thờ ơ, lạnh lẽo trong đêm tối giá rét.
Chỉ còn lại một mình trong đêm tối, em bé lại quẹt que diêm thứ ba nhưng lần này em không còn mơ thấy lò sưởi, không còn thấy ngỗng quay hay bàn ăn thịnh soạn mà thay vào đó là “một cây thông Nô-en”, “cây này lớn và được trang trí lộng lẫy hơn cây năm ngoái em nhìn thấy” với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi”… Có lẽ giờ đây, em bé tội nghiệp ấy ước mong được đón Nô-en, được đón một đêm giao thừa ấm áp. Nhưng ánh sáng của que diêm thứ ba cũng vội vụt tắt đi.
Lúc ánh sáng của que diêm ấy vụt tắt đi đó cũng là những ngọn nến trên cây thông kia “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Rồi em bé ấy nghĩ đến cái chết như một lẽ tự nhiên bởi em nhớ người bà yêu quý của em đã từng nói “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”.
Rồi em quẹt thêm một que diêm nữa vào tường, lần này em đã được gặp người bà hiền hậu, yêu quý của em và em xin phép bà cho em được theo cùng “cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu”. Nhưng rồi đến cuối cùng, ánh sáng của que diêm ấy cũng đã vụt tắt.
Cuối cùng, em bé tội nghiệp đã đốt hết những que diêm còn lại để níu chân bà ở lại nhưng điều đó là không thể, hai bà cháu đã nắm tay nhau về với Thượng đế. Như vậy, bằng những yếu tố tưởng tượng, kì ảo, tác giả An-đéc-xen đã để cô bé bán diêm thực hiện được những mong ước của mình – những thứ mà trong cuộc sống đời thường cô bé tội nghiệp, đáng thương ấy chưa bao giờ có được. Điều ấy xét đến cùng là biểu hiện của sự cảm thông và tình yêu thương sâu sắc mà tác giả An-đéc-xen dành cho cô bé bán diêm tội nghiệp.
Và cuối cùng, nỗi xót xa trước cái chết của cô bé là minh chứng cuối cùng cho tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen. Truyện kết thúc với hình ảnh “một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” và ở bên cạnh em bé ấy “một bao diêm đã đốt hết nhẵn” thì những người đang vội vã bước đi kia không thể nào biết được “những cái kỳ diệu mà em bé đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón những niềm vui đầu năm”.
Em bé đã chết không chỉ bởi cái lạnh lẽo, giá rét của tiết trời mà còn bởi sự vô tâm, thờ ơ của chính những con người trong xã hội ấy. Kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh cái chết của cô bé và sự vô tâm của những người qua đường, tác giả đã thể hiện nỗi đau xót xa trước những số phận nghèo khó, đặc biệt là trẻ em và gián tiếp lên án sự vô tâm, thờ ơ, dửng dưng của những con người trong xã hội.
Tóm lại, trong truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, đặc biệt là trẻ em. Đồng thời, qua đó nhà văn muốn gửi tới người đọc mọi thế hệ bức thông điệp, bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người.
Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Chiếc Lá Cuối Cùng 🌠 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Cô Bé Bán Diêm Nâng Cao – Mẫu 6
Tham khảo bài văn phân tích Cô bé bán diêm nâng cao dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.
Tuổi trẻ chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường hẳn đều biết đến H.C. An-đéc-xen, người viết truyện kể cho trẻ em nổi tiếng thế giới. Ông là nhà văn Đan Mạch, sống và viết trong thế kỉ XIX (1805 – 1875). Bạn đọc khắp năm châu đã rất quen thuộc với các tác phẩm của ông như Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Cô bé bán diêm,…
Truyện của An-đéc-xen nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lèn lòng thương yêu con người – nhất là những người nghèo khổ và niềm tin, khát vọng những điều tốt đẹp nhất trên thế gian này sẽ thuộc về con người. Truyện Cô bé bán diêm đưa người đọc chúng ta vào khung cảnh một đêm giao thừa giá rét ở đất nước Đan Mạch, Bắc Âu cách đây hơn một trăm năm.
Em bé gái ấy nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà vừa mất, bố sai đi bán diêm kiếm từng đồng xu nhỏ độ thân. Suốt cả ngày cuối năm, cho đến đêm giao thừa, em chẳng bán được bao diêm nào. Vừa đói, vừa rét, em bé thu mình lại trong xó tường của một tòa nhà lớn để… ước ao, mơ tưởng.
Những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ, kì ảo làm sao và đau khổ làm sao!. Thể hiện điều này, nhà văn đã xây dựng những hình ảnh đối lập, thực tế và mộng tưởng, mộng tưởng và thực tế cứ đan cài vào nhau, tranh chấp với nhau, lôi cuốn người đọc…
Phần mở đầu tác phẩm kể rõ cảnh ngộ éo le của cô bé bán diêm với những chi tiết đối lập rõ nét : “Trời đông giá rét, tuyết rơi”, nhưng “cô bé đầu trần, chân đất” bước đi. Ngoài đường lạnh buốt và tối đen, nhưng “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn”. Cô bé “bụng đói”, cả ngày chưa ăn uống gì, mà “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”…
Những chi tiết tương phản đó khiến người đọc thấy tình cảnh em bé thật tội nghiệp, đáng thương. Cái rét, cái đói, công việc kiếm sống giày vò, đày đọa em. Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức… Đi vào đoạn trích trong sách giáo khoa, từ câu mở đầu “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn…” đến câu “… đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”, người đọc thấy ngay tình cảnh khốn khó của cô bé.
Năm xưa, “khi bà nội hiền hậu của em còn sống”, “em được đón giao thừa trong căn nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, em đã sống những ngày đầm ấm”. Giờ đây, giữa đêm giao thừa này, “em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét hơn”. Đây cũng là hai hình ảnh tương phản, đối lập giữa hiện tại và quá khứ.
Trước kia, cô bé được sống hạnh phúc bao nhiêu thì bây-giờ bơ vơ, côi cút bấy nhiêu. Cả nhà, chỉ có bà là người thương yêu em nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất giờ không còn nữa. Trước kia, đêm giao thừa, em được vui chơi quây quần trong nhà, giờ em phải bơ vơ ngoài phố kiếm sống. Mường tượng hình ảnh cô bé bán diêm côi cút, đói khổ giữa đêm giao thừa, ta chợt thấy nhớ mấy câu thơ trong bài Mồ côi của Tố Hữu:
Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo rừng hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa.
Cảnh ngộ em bé Đan Mạch trong đêm giao thừa vẫn phải đi kiếm sống tuy có khác cảnh ngộ em bé Việt Nam mồ côi tìm mẹ, nhưng đọc văn, nhớ lại thơ, hình dung thân phận hai kiếp người thơ dại ấy, ai mà chẳng não lòng, rớm lệ!
Phần thứ hai của câu chuyện, từ câu “Chà ! Giá quẹt một que diêm…” đến “Họ đã về chầu Thượng đế”, kể về những lần cô bé quẹt diêm đốt lửa, đốt sáng lên những ước mơ, khát vọng. Ở phần này, những hình ảnh đối lập, tương phản càng lúc càng gay gắt, thực tế và mộng tưởng, cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi hiển hiện, đang cài, tranh chấp nhau, nâng dần lên, bay cao lên…
Cô bé quẹt que diêm thứ nhất: diêm sáng rực như than hồng. Em tưởng chừng như “đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng… Lửa cháy non đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng, em vừa duỗi chân ra thì “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Niềm vui của em cũng vụt tắt.
Em bần thần nghĩ đến nhiệm vụ bán diêm và lời cha quở mắng. Cô bé quẹt que diêm thứ hai: “Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay… Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé”. Nhưng diêm vụt tắt.
Trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Phố xá vắng teo. Mấy người khách qua đường vội vã hoàn toàn lãnh đạm với em. Em bé cố tìm lại ngọn lửa để tiếp tục sưởi ấm, xua đi bóng tối và giá lạnh. Em quẹt que diêm thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện lên, “Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây thông mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực…”. Nhưng diêm lại vụt tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi, rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Từ lần quẹt diêm thứ nhất, đến lần thứ hai, thực tế đã xóa nhòa đi mộng tưởng của em bé. Nhưng đến ngọn nến thứ ba thì dường như mộng tướng đã vươn dậy, cố vượt lên trên thực tế. Vì thế, sau khi diêm tắt, em bé thấy tất cả các ngọn nến bay lên, biến thành những ngôi sao trên trời. Dường như em bé đang ngẩng đầu nhìn sao trời, rồi nhớ tới người bà thân yêu.
Em liền quẹt luôn que diêm thứ tư thì… bà em hiện lên. Em sung sướng reo lên, trò chuyện với bà, xin bà cho đi theo…”cho cháu về với bà”. Có thể đến phút này, cô bé tội nghiệp ấy đã sức tàn, lực kiệt dần” gục xuống cạnh bức tường giá buốt. Em lịm dần, lịm dần và trôi vào trong một giấc mơ đẹp. Diêm vụt tắt. Ánh sáng, hơi ấm vụt tắt, “ảo ảnh” biến mất. Nhưng em bé bừng tỉnh, như ngọn lửa trước khi tắt hẳn đã sáng lóe lên. Thế là cô bé quên hết mọi thực tế phũ phàng, quên nhiệm vụ bán diêm, quên sự quở mắng của cha.
Những que diêm thứ năm, thứ sáu, thứ bảy… và tất cả những que diêm trong bao được đốt sáng lên, nối ánh sáng, chiếu sáng như ban ngày. Em bé thực sự được sống trong một giấc mơ kì diệu. Em thấy “bà em to lớn và đẹp lão… Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa…”.
Rõ ràng, mỗi lần quẹt diêm, đốt lửa là một lần cô bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Những ước mơ của em thật giản dị và ngây thơ, gắn liền với tuổi thơ trong sáng và nhân hậu của em. Em khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng những thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình ấm êm, được bà – người thân yêu nhất – chăm sóc, chiều chuộng. Đó cũng là những ước mơ khát vọng chính đáng, muôn đời của các em bé nói riêng và của con người nói chung.
Thể hiện khát vọng, ước mơ của một em bé cụ thể trong câu chuyện này, nhà văn Đan Mạch ấy hẳn đã cháy lòng mong muốn các em bé và mọi người, trước hết là những kiếp người đói khổ, vượt qua được những thực tế phũ phàng để vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có miếng ăn no đủ, có áo ấm, được yêu thương, chăm sóc. Mỗi lần em bé quẹt diêm đốt lửa dường như cũng là một lần ngọn lửa tin yêu, khát vọng trong trái tim nhà văn cháy lên, sáng lên, động viên con người, giục giã con người…
Nhưng thực tế phũ phàng – thực tế cuộc sống nước Đan Mạch những năm giữa thế kỉ XIX, khi nhà văn viết tác phẩm này và thực tế ngày nay của không ít đất nước đói nghèo trên trái đất, đã xoá đi mộng tưởng của em bé bán diêm và biết bao người nghèo khổ khác nữa.
Vì thế, khi em bé được gặp lại bà cũng là lúc em giã từ cõi đời. Đoạn kết thúc tác phẩm, từ câu “Sáng hôm sau…” đến hết, kể về cái chết của cô bé bán diêm. Từ những dòng văn bay lượn, chói sáng đầy chất lãng mạn ở cuối đoạn trên, đến đây, ngôn từ như trĩu xuống, nhẹ nhàng, thấm thía một âm điệu buồn thương. Có buồn, có thương nhưng không bi luỵ mà vẫn trong sáng và nồng ấm, đúng như ánh sáng và hơi ấm của một ngày đầu năm. “Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa”.
Vâng, cho đến những dòng cuối cùng của tác phẩm, nhà văn vẫn dùng những hình ảnh đối lập, tương phản rất đặc sắc. Giữa ngày đầu năm hứa hẹn những mầm sống mới mọc lên, có một em bé chết. Người chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi đang “mỉm cười”.
Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm”, một công việc bình thường, nhưng thực ra em bé đã sống những phút kì diệu, giữa cảnh “huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”… Miêu tả “một cảnh tượng thương tâm” về cái chết của cô bé bán diêm, ngòi bút của An-đéc-xen vừa thực, vừa mộng. Sự thực là em bé khốn khổ kia đã chết.
Nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cảnh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Nhưng viết về cái chết của cô bé bán diêm như thế, tác phẩm của An-đéc-xen là một bi kịch lạc quan.
Rõ ràng, đến những dòng cuối của áng văn, tình thương, niềm tin con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người trong cõi lòng nhà văn Đan Mạch – người kể chuyện cổ tích nổi tiếng ấy, thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn.
Có thể nói, An-đéc-xen “biết khám phá những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong những sự việc đơn giản hằng ngày, đưa chúng vào thế giới thần thoại đầy chất thơ, nhưng vẫn giải quyết chúng phù hợp với những quan niệm nhân sinh và xã hội tiến bộ của mình”.
Truyện Cô bé bán diêm có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các chi tiết tương phản, diễn biến hợp lí, truyền cho chúng ta lòng thương cảm đối với một em bé bất hạnh, lay động trong ta tình thương và niềm tin ở con người, nhất là những con người phải đối mặt với những khó khăn thử thách ở đời vẫn không nguôi mong muốn, khát vọng những điều tốt đẹp nhất.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Phân Tích Đánh Nhau Với Cối Xay Gió 🌹 9 Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Cô Bé Bán Diêm Học Sinh Giỏi – Mẫu 7
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Cô bé bán diêm học sinh giỏi dưới đây với những nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.
Xưa nay vẫn có những cảnh đời tuổi thơ bất hạnh, bất cứ nơi nào trên trái đất. Những cảnh đời mồ côi, hoặc mất cha hay mất mẹ không chỉ có trong truyện cổ mà còn được đưa vào những trang văn hiện đại.
Ngay trong chương trình Ngữ văn lớp 8, chúng ta biết nỗi bất hạnh của cậu bé Hồng trong Những ngày thơ ấu (đoạn trích Trong lòng mẹ) thì nay chúng ta lại gặp một cảnh đời bất hạnh khác ở xứ sở Đan Mạch trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen để cảm thông với những ước mơ đẹp, và ngậm ngùi trước cái chết vì giá rét trong đêm giao thừa của cô.
Truyện kể về đêm giao thừa, người rét mướt, một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Nhà văn đã miêu tả hình ảnh của em lúc đêm về càng lúc càng rét buốt, “em ngồi nép trong một góc tường… thu đôi chân vào người…”. Miêu tả ngắn thôi, chỉ 12 từ, nhưng người đọc thấy rõ trong trí tưởng tượng của mình dáng cô bé ngồi co ro, cố thu mình lại càng tốt để ngăn bớt cơn lạnh.
Cô bé đang ở ngoài đường, sát tường hai ngôi nhà đóng kín cửa, giữa cái lạnh cắt đa của đêm giao thừa. Mắt cô nhìn lên “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn” mũi cô ngửi “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Hình ảnh ấm cúng ấy, mùi vị thơm tho ấy, gợi lại trong ký ức cô bé hoàn cảnh sống ngày trước của mình “Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà.
Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em phải lìa ngôi nhà xinh xắn”. An-đéc-xen đặt nỗi nhớ của cô bé vào đúng lúc, đúng chỗ vừa giới thiệu được hai hoàn cảnh sống đối nghịch vừa giải thích nguyên nhân của sự đổi thay khiến em phải sống đời bất hạnh hiện tại: Thần Chết! Thần Chết đã cướp đi người bà hiền hậu. Thần Chết đã đuổi cha con cô ra khỏi ngôi nhà xinh xắn đến ở căn gác xép sát mái nhà không ngăn nổi gió sương.
Và bất hạnh lớn nhất là Thần Chết đã biến đổi tính nết của người cha, thay vì thương yêu và chăm sóc con cái thì lại buộc con gái nhỏ dại đi bán diêm, “nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em”. Sự việc diễn ra như thế nào thì kể lại như thế chứ không hề chen vào một lời oán trách hay kết tội người cha đứng với hoàn cảnh sống và tính cách phụ thuộc của tuổi thơ.
Một mình, bụng đói giữa đêm giao thừa gió rét, đôi bàn tay đã cứng đờ ra, muốn đốt một que diêm mà hơ ngón tay em cũng chần chừ đôi lần ba lượt. Ánh sáng, hơi ấm từ que diêm đã giúp dòng suy nghĩ của em thoát khỏi hiện thực lạnh giá, bẽ bàng. “Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy non đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng”.
Dòng mơ tưởng này đã chi phối hành vi của em. Em hành động theo “Em tưởng chừng như…”. Bởi vậy, “em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn”. Dòng mơ tưởng về lò sưởi tỏa hơi nóng dịu dàng kia đã biến mất theo ngọn lửa cháy nhanh và chóng tàn của que diêm. Hiện thực giá rét kéo em về cùng nỗi lo “bị cha mắng”. Đêm tối với cái lạnh cắt da, que diêm với ánh sáng và hơi ấm.
Hai hình ảnh tương phản ấy đã được nhà văn đặt cạnh nhau như muốn khơi thêm nguồn ao ước ở trong em. Nếu quẹt que diêm lần thứ nhất, ánh sáng của nó khiến em “tưởng chừng như…” thì khi quẹt que diêm thứ hai “em nhìn thấy vào tận trong nhà” và thấy một bàn ăn sang trọng đã được dọn sẵn, có cả một con ngỗng quay. “Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé”.
Mộng tưởng lúc này đã có tính huyền ảo. Tội nghiệp cô bé bán diêm. Có lẽ lúc này cô đói lắm rồi. Mơ ước được no khiến hiện thực “sực nức mùi ngỗng quay” khu phố” biến thành con ngỗng như trong mộng tưởng của cô bé bán diêm. Nhưng khi “que diêm vụt tắt” thì “ngỗng ta” cũng biến mất khi đang tiến về phía cô bé bán diêm, hiện thực khắc nghiệt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt” và mấy người khách quần áo ấm áp nhưng lãnh đạm tình người xuất hiện trước mắt em.
Lần quẹt diêm thứ ba, em thấy hiện ra cây thông Nô-en rất lớn và lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến, rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Khi em với đôi tay về phía cây thì ánh sáng que diêm… tắt. “Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Mộng tưởng này gợi cho em nhớ lại lời của người bà hiền hậu thường nói với em lúc bà còn sống rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”.
Nỗi nhớ này làm cô bé bán diêm ao ước được thấy bà nội của cô. Cô quẹt một que diêm nữa vàọ tường, ánh sáng xanh tỏa ra chung quanh, và em thấy rõ bà đang mỉm cười với em. Em reo lên và xin bà cho em cùng theo bà. Điều lạ lùng và cảm động là nhà văn đã đặt cô bé vào vị trí của con người rất tỉnh táo. Cô bé đã nói với bà: “Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xỉn bà đừng bỏ cháu ở nơi này”.
Có lẽ những lần quẹt diêm trước đã giúp cô bé nhận ra cảnh thật và cảnh ảo. Thêm vào đó thể xác của cô bé thì đói và lạnh, còn tâm hồn thì rất cô độc. Về nhà ư? về căn gác xép sát mái, tường nứt không ngăn được luồng gió rét kia ư? Về nơi thường nghe những lời mắng nhiếc và chửi rủa kia ư?
Sức cô bé đã cùng, lực cô bé đã kiệt. Thông thường, trong hoàn cảnh đó, chỉ có tình thương yêu cha mẹ, anh em., giúp cô bé thêm sức mạnh để quay về. Nhưng thực tế thì cô không có động lực ấy, ngược lại có thể là nỗi sợ hãi ngày càng lớn càng nặng nề hơn. Bởi vậy mà em sống với ảo ảnh và không muốn rời xa nó.
Em đã quẹt tất cả những que diêm còn lại ở trong bao để thấy bà, gần bà, cho tới lúc “Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa đó nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”. Đọc hai câu văn ấy ai cũng nhận ra cô bé bán diêm đã chết. Cô bé đã chọn cái chết cùng một ảo giác đẹp, dù ở phần thể xác em chết vì đói và lạnh.
Và nhà văn đã tô điểm cho nét đẹp của em bằng hình ảnh đối nghịch giữa cảnh và người: “Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Cô bé bán diêm đã chết theo cách của người đang thiếp ngủ trong giấc mơ đẹp.
Nhìn hình ảnh những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhàn, người ta có thể đoán đúng hành vi của cô bé trước khi chết: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm! ”, những hình ảnh “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười ” kia thì khó có thể đoán ra điều gì khiến khuôn mặt cô bé biểu hiện nên hình ảnh có vẻ vui sướng và thỏa nguyện ấy.
Về cái chết của những người bất hạnh, nói chung nhiều nhà văn đã miêu tả, mà phần lớn là buồn thảm, hoặc vật vã dữ dội (như cái chết của lão Hạc). Duy cái chết của cô bé bán diêm thì người đọc có cảm giác buồn thương nhưng thanh thản, nhẹ nhàng và thấm sâu. Tạo được cảm giác khác lạ ấy có lẽ nhờ vào cách xây dựng tính cách nhân vật (cô bé bán diêm) của An-đéc-xen, một cô bé bán diêm bất hạnh nhưng không giận đời.
Giữa hiện thực đen tối, cô bé sống với những mộng tưởng đẹp cho tới hơi thở cuối cùng. Cô bé bán diêm sống mãi với người đọc là ở tính cách ấy của em qua tài kể chuyện của nhà văn.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc 🌹 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Tác Phẩm Cô Bé Bán Diêm Lớp 8 – Mẫu 8
Bài văn phân tích tác phẩm Cô bé bán diêm lớp 8 dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Trong chúng ta, chắc là đã có nhiều bạn từng đọc “Bầy chim thiên nga “, đọc “Nàng tiên cá”,… của An-đéc-xen – nhà văn nổi tiếng Đan Mạch trong thế kỉ XIX. Ông là nhà văn của “mỗi thời, mọi người và mọi nhà” với loại truyện kể cho trẻ em. Cái phong vị phương Bắc, với hoa tuyết, với cánh thiên nga, với nàng tiên cá, với ngọn lửa diêm thần kì,… như đưa tuổi thơ chúng ta sống với bao giấc mơ huyền ảo, những giấc mơ tuyệt đẹp.
Truyện “Cô bé bán diêm” được An-đéc-xen viết vào năm 1845, khi ông đã có trên 20 năm cầm bút, tên tuổi lừng danh thế giới. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc cổ tích thần kì, vừa đậm đà chất thơ trữ tình, gợi lên một tình thương, một vẻ đẹp nhân văn sáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi như mỉm cười tưởng được ru bằng những giấc mơ huyền thoại!
Người đọc từng băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé đi đâu? Nhiều người dự đoán em bé mồ côi mẹ. Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà nội hiền hậu trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nội mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải “chịu chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa” .
An-đéc-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo khổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là một đêm giao thừa “rét dữ dội, tuyết rơi”.
Em ra đi đầu trần, lúc đầu có đôi “giày vài mỏng”, nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé xa lạ lượm lấy, tung lên trời, và nó bảo đem về “làm nôi cho con chó sau này”. Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, chẳng mấy chốc “chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét”. Nhìn em, ai mà chẳng thương tâm?
Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được một bao diêm nào, “bụng đói cật rét” đi lang thang trên đường, chẳng được ai bố thí cho em chút đỉnh! Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trái lại, cửa sổ mọi nhà đều “sáng rực ánh đèn” và trong phố thì “sực nức mùi ngỗng quay”. Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đợm cay đắng! Trên bước đường bán diêm kiếm sống giữa đêm giao thừa, em bé đang sống trong cô đơn, buồn tủi.
Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh bà nội, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, suốt ngày em chỉ luôn nghe lời mắng chửi. Sẽ phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Một tuổi thơ thấm đầy lệ. Đằng sau cảnh đời, số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà vãn An-đéc-xen với nhiều trắc ẩn, với nỗi lo khôn nguôi.
Cô bé bán diêm ngoài cái rét, đơn côi,… còn có một nỗi đau tinh thần, luôn luôn bị giày vò, ám ảnh hết sức nặng nề. Ở nhà thì bị bố mắng nhiếc chửi rủa, lang thang trong đêm tuyết, giao thừa, nếu không bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định em sẽ bị bố đánh! Nỗi bất hạnh này thành đáng sợ, nó luôn luôn đè nặng tâm hồn em.
Có biết rằng: ” tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ” mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn Đan Mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.
Phần cảm động nhất, hay nhất khi tác giả nói về những cơn mơ của em bé bán diêm. Em đã đánh hết cả một bao diêm trên tay. Lúc đầu là “đánh liều” quẹt một que, với ý định “sưởi cho đỡ rét một chút”. Ngọn lửa của một que diêm sao có thể chống lại cả một đêm dày sương tuyết? Lúc đầu em chỉ thấy, em chỉ phát hiện ra ngọn lửa diêm “xanh lam”, rồi “trắng ra”, “rực hồng lên quanh que gỗ trông đến vui mắt”.
niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của một em bé con nhà nghèo như thế, em đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em bé quẹt lên là có một ngọn lửa “thần kì”. Que diêm thứ nhất “sáng rực như than hồng ” làm cho em “tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.
Ngọn lửa trong lò sưởi ấy “nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê! Nhà văn có cái tâm đẹp, cái tấm lòng nhân hậu và giàu trí tưởng tượng mới đồng cảm với những em bé nghèo khổ qua những mơ ước bình dị như vậy.
Que diêm thứ hai bùng cháy dẫn hồn em đến một mái nhà êm ấm có “tấm rèm bằng vải màu “, có một mâm cỗ sang trọng. Một bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá, có ngỗng quay. Em đang “bụng đói cật rét” mà, nên em thấy có một điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em”.
Que diêm tắt, mộng tan. Em bé bán diêm vẫn ngồi cô đơn một mình dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Hỡi ai còn mang trong lòng tình người nhất định sẽ chảy lệ khi nghĩ về thân phận em bé sau khi que diêm thứ hai tắt, mộng tan.
Lại que diêm thứ ba nữa bùng cháy. Em bé như thấy trước mắt mình một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi… Em đang giơ tay với về phía cây… thì diêm tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cao mãi rồi “biến thành những ngôi sao trên trời”. Chất văn và cảm xúc của câu chuyện kể đã mang một nồng độ mới.
Từ ngọn nến trên cây thông Nô-en (trong mơ) em nghĩ đến trời sao lấp lánh, rồi chập chờn về một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn nào đó đã “bay lên trời với Thượng đế”. Cũng cần cảm thụ được hình ảnh Thượng đế trong câu chuyện kể của An-đéc-xen, đó là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái vô cùng cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ, chứ không phải trong quan niệm của nhiều tôn giáo, cũng như Tiên, Phật trong cổ tích Việt Nam vậy.
Em bé chìm dần vào giấc mơ huyền diệu tuổi thơ khi em quẹt que diêm thứ tư. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé ” nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Và lần này cũng vậy, diêm cháy rồi tàn, làm tan giấc mộng: “Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến”.
Đã hơn một thế ki trôi qua từ ngày An-đéc-xen viết truyện này (1845) nhưng người đọc khắp hành tinh – những cô, cậu học trò nhỏ bé đáng yêu – hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. Cháu vẫn ngoan ngoãn đấy bà ơi! “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà..”.
Chập chờn trong mơ tưởng. Đêm càng về khuya, rét càng dữ và tuyết càng phủ dày mặt đất. Diêm nối nhau chiếu sáng. Bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em bay lên cao, cao mãi “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa” em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế”.
Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em; lên trời với Thượng đế chí nhân.
Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười ” trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa, gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Và họ bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”.
Trái đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như “tuyết vẫn phủ kín mặt đất”. Ai mà biết được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm ?
Đọc truyện “Cô bé bán diêm”, hình tượng ngọn lửa – diêm là hình tượng lấp lánh nhất”. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa – diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời… để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế.
Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ, vẻ đẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm” được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa”. Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ. An-đéc-xen có một lối viết nhẹ nhàng.
Giá trị nhân bản của truyện “Cô bé bán diêmm’ giúp ta thấy được, ông là nhà văn của “mọi thời, mọi người và mọi nhà” như Huy-gô, đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một ngày mai – một ngày mai tươi đẹp cho tuổi thư trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình.
Gửi đến bạn 🍃 Phân Tích Nhân Vật Ông Giáo 🍃 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Cái Chết Của Cô Bé Bán Diêm – Mẫu 9
Tham khảo bài văn phân tích cái chết của cô bé bán diêm dưới đây để có thêm cho mình những gợi ý hay khi làm bài.
Có những câu chuyện, đọc xong chúng ta dường như không còn ấn tượng gì về nó. Thế nhưng, có những câu chuyện, gấp sách lại, nhưng nó vẫn luôn làm cho chúng ta suy nghĩ, day dứt và cảm thấy muốn làm một điều gì đó. Truyện ngắn “Cô bé bán diêm” là một trong những câu chuyện như vậy. Chính vì cái kết mở của truyện, làm cho người đọc luôn cảm thấy thương cảm cho số phận của em bé bán diêm.
An-đéc-xen là nhà văn của “Mọi thời, mọi người và mọi nhà” với loại truyện kể cho trẻ em. Truyện “Cô bé bán diêm” được viết 1845 khi ông đã có trên hai mươi năm cầm bút, tên tuổi lừng danh. Có người cho rằng, truyện chỉ nên kết thúc ở đoạn em bé và bà bay về chầu thượng đế, không còn đói rét hoặc đau buồn đe dọa em bé nữa.
Thế nhưng nhà văn người Đan Mạch đã không để truyện kết thúc ở đó. Truyện kết thúc với hình ảnh em bé bán diêm chết trong giá rét với “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Với tấm lòng nhân ái của nhà văn, thì đoạn kết truyện được coi là rất cần thiết.
Nếu kết thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giảm đi. Em bé bán diêm mặc dù chết trong giá rét, nhưng nhà văn đã miêu tả em rất đẹp, hơn thế nữa em còn cười với nụ cười mãn nguyện. Cái chết của em là bi, nhưng hình ảnh em trong cái chết đã làm giảm đi cái bi của truyện. Với hình ảnh này đã tạo cho người đọc nhiều liên tưởng sâu xa.
Có lẽ, khi chết đi, khi lên thiên đường, em bé đã được gặp bà, đã được sống trong tình yêu thương và sự đùm bọc của bà. Em đã không còn phải chịu cảnh đói rét, cảnh bị bố đánh đập như ở trên trần gian nữa. Như vậy, Đoạn kết truyện còn cho thấy cái nhìn đầy cảm thông cùng tấm lòng nhân hậu và lãng mạn của tác giả viết lại câu chuyện thương tâm này khiến người đọc bớt đi cảm giác bi thương để đưa tiễn cô bé lên trời với niềm vui, hy vọng chợt bùng, lóe sáng sau những lần đánh diêm.
Nếu như kết thúc ở đoạn văn hai bà cháu bay lên trời, người đọc không thấy được sự đối lập giữa một bên là hình ảnh cô bé bán diêm ngây thơ, hồn nhiên đẹp đẽ như tiên đồng ngọc nữ với một bên gió lạnh của ngày đầu năm. Và người đọc cũng không thấy được sự đối lập giữa một bên là thái độ lạnh lùng thờ ơ của mọi người khi chứng kiến cảnh thương tâm này.
Cô bé rất cô đơn, mồ côi, bố nghiệt ngã, vô tình còn người dân thì thờ ơ, lạnh lẽo với số phận cô bé: “Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm; trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”…”. Trong buổi sáng ngày đầu năm đấy, người ta tấp nập đi qua em bé bán diêm mà không ai cảm thấy thương cảm cho số phận của cô bé.
Họ lạnh lùng, thờ ơ. Đó là một xã hội thiếu tình thương, ngay cả đối với một em bé bất hạnh như cô bé bán diêm, họ cũng không dành cho em một chút thương cảm nào. Chi tiết này đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của An-đéc-xen. Nhà văn lên tiếng phê phán hiện thực xã hội vô cùng nghiệt ngã, giả dối, lạnh lùng lúc bấy giờ.
Cái hay của đoạn kết không chỉ là người đọc được chứng kiến cả xã hội Đan Mạch đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương từ đó lên án, mà còn cho thấy tấm lòng nhân ái của nhà văn: “… nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”.
Nhà văn đã cho em bé được nhìn thấy những cảnh huy hoàng, những niềm vui đầu năm mà lúc còn sống em bé không được hưởng. Có thể nói rằng, đoạn kết truyện chứa chan tấm lòng nhân đạo và tình yêu thương của An-đéc-xen dành cho số phận của những cô bé nghèo khổ như em bé bán diêm.
Kết thúc truyện “Cô bé bán diêm” thật đẹp, thật hay và ý nghĩa. Cũng là kết thúc, nhưng nếu như ở “Lão Hạc” của Nam Cao, truyện kết thúc với cái chết đau đớn và bi thương của lão Hạc thì ở truyện này, nhà văn đã mở ra cho người đọc nhiều liên tưởng, nhiều suy nghĩ mới. Có thể nói rằng, truyện có kết thúc mở, vừa có hậu vừa không có hậu và đầy ý nghĩa nhân văn.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Tức Nước Vỡ Bờ 🍀 13 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Cái Chết Cô Bé Bán Diêm Ý Nghĩa – Mẫu 10
Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu phân tích cái chết cô bé bán diêm ý nghĩa để các em học sinh cùng tham khảo:
Ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp trong tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả vô cùng cuốn hút của nhà văn.
Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm. Trong đêm giao thừa, vì quá đói rét nên em đã chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, Sáng hôm sau tuyết phủ kín mặt đất, khi mặt trời bắt đầu lên, bầu trời xanh nhạt, mọi người ra khỏi nhà vui vẻ. Trước sự vui sướng, háo hức của mọi người, em đã chết ở một xó tường, nằm giữa những que diêm đã quẹt làm xoáy sâu vào tâm can người đọc. Đây là một kết thúc vô cùng đọc đáo và khác hoàn toàn với kết thúc của truyện cổ tích.
Nếu như truyện cổ tích là một kết thúc có hậu và nhân vật sẽ tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống thực tại thì truyện “Cô bé bán diêm” lại là một kết thúc đầy bi kịch, đau xót cho số phận nghèo khổ, bất hạnh của em bé bán diêm. Nhưng cái tài của An-đéc-xen là miêu tả bi kịch mà không gợi ra bi thảm và nỗi buồn của cuộc đời nhân vật. Bởi vì em bé ra đi trong hạnh phúc vô bờ và sự mãn nguyện khi em được bà hết mực yêu thương, che chở. Từ đó, em mãi mãi được sống bên bà.
Qua chi tiết em chết má vẫn hồng, môi vẫn nở nụ cười tác giả muốn khẳng định một điều em bé chưa chết vì em đã từ dã hiện thực cay đắng, đen tối, phũ phàng để bước sang một thế giới khác tươi đẹp hơn. Và chỉ có cái chết mới giải thoát nỗi khổ của cuộc đời và hạnh phúc chỉ đến khi em chết đi “môi mỉm cười”. Điều kì diệu hơn thế nữa mà không ai biết được chính là niềm vui sướng hạnh phúc với em khi ở bên bà đầy yêu thương bay lên về với Thượng đế chí nhân.
Chỉ có nhà văn An-đec-xen mới thấu hiểu và trân trọng bởi tấm lòng ông đã thuộc về những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc đời. Kết thúc ấy vẫn là bi kịch day dứt ám ảnh trái tim người đọc, tỏa sáng giá trị nhân văn sâu sắc. Đối lập với sự bất hạnh tột cùng của em bé là sự thờ ơ của người đời.
Chúng ta càng trân trọng ước mơ của cô bé biết bao nhiêu thì lại càng đau đớn trước cái chết thương tâm của em bấy nhiêu. Và chúng ta phải cảm ơn nhà văn An-đéc-xen đã miêu tả cái chết của cô bé với một tấm lòng cảm thông sâu sắc. Ánh sáng của những giấc mơ hiện về mỗi khi một que diêm vụt lên đã trở thành vầng hào quang toả sáng bên cô bé tội nghiệp trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xua đi mọi giá băng, lạnh lẽo, giúp em quên hết mọi đau buồn, tủi cực của cuộc sống trần gian.
Đến với truyện “Cô bé bán diêm”, người đọc không thể không cảm nhận ý nghĩa của hình tượng những ngọn lửa diêm. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về một mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương của mọi người. Đây chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
Và hình ảnh em bảo bà cầu xin Thượng đế chí nhân cho em đi theo bà càng nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương trẻ thơ và để trẻ có một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu, trân trọng của tất cả mọi người.
Em bé thật đáng thương! Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với em bé bán diêm nói chung và tầng lớp những người nghèo khổ nói riêng để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp.
Mặc dù tác giả đã miêu tả em bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nhưng vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt. Dù khép trang sách lại nhưng hình ảnh cô bé bán diêm vẫn mãi mãi đọng lại và hiện hữu trong em và tất cả những ai đã từng đọc truyện. Bức thông điệp mà ông gửi gắm vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đến tận bây giờ.
Đón đọc tuyển tập 🌟 Phân Tích Nhân Vật Chị Dậu 🌟 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Nhân Vật Cô Bé Bán Diêm Ngắn Hay – Mẫu 11
Đón đọc bài văn phân tích nhân vật cô bé bán diêm ngắn hay dưới đây để có thêm cho mình những ý tưởng làm bài phong phú.
An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với thể loại truyện kể cho trẻ em, trong đó, tác phẩm quen thuộc với bạn đọc trên khắp thế giới phải kể đến là “Cô bé bán diêm”. Truyện hấp dẫn người đọc bởi sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, bên cạnh đó, hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa đã gợi cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé nghèo khổ, đáng thương.
Trước hết, cô bé bán diêm có một hoàn cảnh bất hạnh, sớm đã mồ côi mẹ, bà là người yêu thương em nhất cũng bỏ em mà đi, sống với cha trong hoàn cảnh nghèo khổ, em phải đi bán diêm. Ngày qua ngày, cô bé với giỏ diêm trên tay lầm lũi đi qua từng góc phố, con đường, ngày nào không bán được, em sẽ bị người cha đánh mắng.
Cô bé vừa thiếu thốn tình cảm lại phải chịu đựng cảnh bạo lực gia đình, chịu nhiều tổn thương cả về tinh thần lẫn thể xác. Trong đêm giao thừa, một đêm đặc biệt nhất, đêm kết thúc một năm và bắt đầu một năm mới, ngoài kia người ta sum vầy, quây quần bên nhau ấm cúng bao nhiêu thì cô bé bán diêm lại lẻ loi, đơn độc bấy nhiêu.
Giữa trời mưa tuyết rét mướt lạnh cóng, đôi chân trần của em lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm, cả một ngày em chưa được ăn, phải chống lại cái lạnh, cái đói để bán diêm thế nhưng cũng không bán được bao diêm nào. Càng về đêm trời càng lạnh, cái lạnh và đói đang đày đọa em, dù có vậy em vẫn không dám về nhà, bởi “về nhà mà không bán được bao diêm nào”, không có tiền, em sẽ lại phải chịu đòn của cha, hơn nữa căn phòng trên gác mái của cha con em cũng chẳng khác gì ở ngoài trời.
Ở lứa tuổi của cô bé, chúng ta đang được quây quần bên ông bà, cha mẹ ăn những bữa tiệc thịnh soạn và chuẩn bị chào đón năm mới, ấy vậy mà em lại phải chịu sự thờ ơ, vô tâm và lạnh lùng đến đáng sợ của những người xung quanh. Họ không hề để ý đến em, chẳng ai quan tâm, đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi khổ của em.
Em không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ mọi người, điều đó càng khiến ta cảm thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm. Trái tim người đọc như thắt lại bởi hoàn cảnh của cô bé bán diêm quá đỗi thực tế, xã hội có rất nhiều em bé phải chịu cảnh như em, sớm đã phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh và khổ sở.
Nép mình vào một góc tường trên hè phố, cô bé bán diêm đáng thương quẹt những que diêm sưởi ấm cho đôi tay, đôi chân đã tê cứng vì lạnh. Từng que diêm được em đốt lên bằng cả niềm khao khát và ước muốn, ngọn lửa của que diêm hiện ra nào là bàn ăn thịnh soạn với ngỗng quay, nào là lò sưởi đang cháy và cây thông Noel đều là những thứ cần thiết trong hoàn cảnh đói rét bơ vơ của em.
Cho đến khi gặp được bà trong ngọn lửa que diêm, em đã vui sướng biết bao, em khao khát được đi theo bà, cầu xin Thượng Đế cho em được ở cùng bà, và cuối cùng em đã được toại nguyện. Tuy những que diêm chỉ mang lại những ảo ảnh nhưng lại là hạnh phúc thực sự đối với cô bé bán diêm, “Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa”.
Cái chết của em thật nhẹ nhàng, như một sự giải thoát cho kiếp người bất hạnh khốn khổ của em, thế nhưng nó phản ánh một sự thật đau lòng rằng em đã phải chết giữa dòng người vô tâm, lãnh đạm và thờ ơ, chính xã hội đó đã giết chết những con người như em, nếu người ta có tình thương, có lòng nhân ái có lẽ số phận của em đã khác.
Nhân vật cô bé bán diêm đã để lại trong lòng người đọc những hoài niệm, những suy nghĩ khôn nguôi về số phận con người, khơi dậy trong mỗi chúng ta lòng thương cảm đối với những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Chúng ta may mắn là những “chiếc lá” lành lặn phải có trách nhiệm giúp đỡ và đùm bọc cho những “chiếc lá” kém may mắn hơn, đó là lòng nhân ái và tình thương mà con người cần có dành cho nhau.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Trong Lòng Mẹ 🔥 16 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Những Lần Quẹt Diêm Của Cô Bé Bán Diêm – Mẫu 12
Tham khảo bài văn phân tích những lần quẹt diêm của cô bé bán diêm dưới đây để chắt lọc cho mình những ý văn hay.
Theo nhà tâm lý học người Hoa Kỳ Abraham Maslow, con người luôn có những cấp độ khác nhau về nhu cầu, bao gồm nhu cầu tồn tại hay sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. Câu chuyện Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-đéc-xen với nội dung chính là bốn giấc mơ của cô bé bán diêm tội nghiệp đã thể hiện niềm khao khát về những nhu cầu cấp thiết nhất của con người là tồn tại, an toàn và xã hội.
Thế nhưng hiện thực cuộc sống khắc nghiệt, đã đẩy cô bé đến bước đường cùng là cái chết thương tâm bên cạnh bao diêm cháy dở, khiến những giấc mơ ấy mãi chỉ là ảo mộng. Từ đó chúng ta rút ra được những bài học sâu sắc về sự thấu hiểu thông cảm sâu sắc với những số phận bất hạnh trong xã hội, đặc biệt là trẻ em, lứa tuổi vốn dĩ phải được hưởng hạnh phúc, sự giáo dục và những gì tốt đẹp nhất chứ không phải là lăn lộn mưu sinh kiếm sống vất vả.
Câu chuyện trên kể về một cô bé bán diêm nghèo khổ, lầm lũi trong đêm giao thừa với hy vọng mỏng manh có thể bán được thêm vài bao diêm, vì cả ngày em chưa bán được bao nào. Nhưng vì quá mệt mỏi và lạnh giá mà em ngồi vào một góc tường, rồi hồi tưởng về quá khứ, thật tội nghiệp và đau đớn khi cô bé vốn dĩ cũng có một cuộc sống sung túc, khá giả thế nhưng sự ra đi của người bà mà em hằng yêu quý dường như đã mang đi tất cả những niềm hạnh phúc ấy của em.
Cô bé từ cảnh sung sướng phải vật lộn kiếm sống trong giá rét, điều ấy khiến em thấy đau khổ và tủi thân vô cùng, đặc biệt là khi người thân duy nhất của em là bố cũng không hề thương yêu em, luôn đánh đập và hành hạ cô bé bất hạnh.
Trước cái rét buốt cắt da cắt thịt, trước hoạt cảnh đường phố vắng lặng, nhà nhà sum họp đón giao thừa, thì việc được đốt một que diêm sưởi ấm là niềm mong mỏi nhỏ nhoi của cô bé tội nghiệp.
Thế rồi em đánh liều đốt một cây diêm để sưởi ấm, ánh lửa trong đôi mắt cô bé hiện lên thật đẹp và kỳ diệu “ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng quanh que gỗ trông thật vui mắt”, có lẽ đây là niềm vui hiếm hoi của cô bé kể ừ khi bà mất. Và trong cái ấm áp ít ỏi của que diêm cô bé đã tưởng tượng ra một chiếc lò sưởi ngay trước mắt, đó chính là hiện thân của những khao khát mong mỏi trong lòng cô bé, là nhu cầu được tồn tại, được an toàn trước cái rét buốt cắt da cắt thịt.
Cô bé khao khát được sưởi ấm, được ngồi trong một căn phòng có lò sưởi, để xua đi cái lạnh giá khổ cực giữa đêm đồng cùng với cái cô đơn cùng cực đến thương tâm của một đứa trẻ tội nghiệp. Thế nhưng khi que diêm vụt tắt cũng là lúc giấc mơ của em khép lại, chẳng có lò sưởi nào cả, hiện thực vẫn rất tàn nhẫn, em vẫn cô độc giữa đêm giao thừa đón nhận cái giá rét và nỗi buồn tủi cho thân phận mình. Chính điều đó đã thôi thúc em quẹt tiếp que diêm thứ hai.
Trong lần quẹt diêm thứ hai, cô bé không còn nhìn thấy lò sưởi mà thay vào đó cô bé nhìn thấy một căn phòng sáng sủa đẹp đẽ, “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa quý giá, và có cả một con ngỗng quay…”. Đây có thể nói là một giấc mơ có mức độ cao hơn giấc mơ còn lại, cô bé mơ thấy căn phòng ấm áp, mơ thấy ngỗng quay là biểu hiện của những khát khao được bù đắp về thể xác trước cái đói và cái lạnh đang hành hạ cô bé tội nghiệp.
Đó là những nhu cầu cấp thiết đối với một con người, đặc biệt là với trẻ con vốn đang ở tuổi ăn tuổi lớn, mong ước của em chỉ đơn giản là được ăn ngon, mặc ấm, thế nhưng cuộc sống bất hạnh đã không cho em được điều ấy. Diêm tắt cô bé bị trả về với thực tại phũ phàng, không có căn phòng, không có ngỗng quay chỉ có đêm tối lạnh lẽo cùng với những con người đi lại chuẩn bị đón giao thừa và không ai chú ý đến một đứa bé tội nghiệp sắp chết vì đói và lạnh, đó là nỗi cô đơn khổ sở vô cùng.
Ở lần quẹt diêm thứ ba em thấy một cây thông nô-en lớn và lộng lẫy vô cùng điều ấy thể hiện khao khát được đoàn viên, được hạnh phúc bên gia đình trong khoảnh khắc giao thừa. Trong sự đau khổ về nỗi cô đơn và cuộc sống thiếu tình yêu thương thì nhu cầu xã hội, nhu cầu được hưởng những niềm vui trong cuộc sống của em lại càng trở nên mạnh mẽ hơn cả.
Cuối cùng trong lần quẹt diêm thứ tư, cô bé đã nhìn thấy người bà yêu quý của mình, điều đó có nhiều ý nghĩa. Có thể nói người bà chính là tổng hòa những khát khao, những mong muốn mà cô bé hằng mơ ước, bởi khi người bà còn sống, dưới đôi tay yêu thương của bà cô bé đã từng có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ, ăn no mặc ấm, được quây quần hạnh phúc bên gia đình, được hưởng sự yêu thương, chăm sóc, đối lập hoàn toàn với cuộc sống hiện tại.
Hình ảnh người bà xuất hiện cũng là đại diện cho sự thiếu thốn tình cảm trong cô bé, bởi khi đối mặt với cuộc sống khó khăn vất vả có thể cô bé sẽ không cảm thấy quá bất hạnh nếu như người cha yêu thương và chăm sóc cô bé, không để em phải buôn ba vất vả mưu sinh giữa đêm giao thừa. Chính vì vậy em khao khát có được tình yêu thương, hơi ấm tình thân hơn tất cả những giá trị vật chất bình thường khác.
Sự xuất hiện của người bà trong giấc mơ cũng là báo hiệu cho sự kết thúc những đau khổ trong cuộc đời của cô bé, bởi chỉ có ở bên bà em mới thấy mình được hạnh phúc, dù rằng kết thúc câu chuyện là cái chết của cô bé bán diêm trước thềm năm mới. Nếu suy nghĩ lạc quan, chúng ta có thể nghĩ rằng cô bé đã được bà đưa đi, đến một nơi không còn lạnh lẽo đói khát, khổ đau để bắt đầu một cuộc sống mới, như một năm mới vừa bắt đầu.
Bốn giấc mơ của cô bé bán diêm cho ta thấy được những nhu cầu, mong ước của từng đứa trẻ, từng con người trong cuộc sống đó là những mong muốn cấp thiết nhất. Được ăn uống, sưởi ấm, được yêu thương, được sống bên người thân, vốn dĩ là những quyền chính đáng mà mọi trẻ em trên thế giới này đều phải được hưởng.
Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng, vẫn có đầy rẫy những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em, điều đó đã giáo dục, thúc đẩy mỗi chúng ta biết cảm thông và sẻ chia nhiều hơn với những số phận kém may mắn, những mảnh đời bất hạnh.
Có thể bạn sẽ thích ☀️ Phân Tích Tôi Đi Học ☀️ 15 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất