Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ [26+ Mẫu Ngắn Gọn]

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ ❤️️26+ Mẫu ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Phân Tích Văn Học Đặc Sắc Được Chọn Lọc Và Chia Sẻ Tại SCR.VN.

Dàn Ý Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ

Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ sẽ giúp các em học sinh định hướng nội dung và luận điểm để triển khai bài viết, tham khảo dưới đây:

1.Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
  • Giới thiệu về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

2.Thân bài:

*Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ tươi sáng, tràn đầy sức sống:

  • Khu vườn dưới ánh nắng mới xanh mướt, căng tràn sức sống.
  • Ánh nắng chiếu lên hàng cau thẳng tắp
  • Màu xanh “như ngọc” của khu vườn làm cho khu vườn gợi vẻ tươi tốt, mượt mà.
  • “lá trúc chen ngang mặt chữ điền”: sự hài hòa giữa cảnh và người

*Bức tranh thiên nhiên trong tâm tưởng nhà thơ nhuốm màu tâm trạng và mặc cảm chia lìa:

  • Mây và gió vốn chung đường nhưng nay lại chia lìa đôi ngả “Gió theo lối gió mây đường mây”.
  • Hoa bắp ven sông lay nhẹ rồi rơi rụng xuống mặt nước gợi liên tưởng đến sự nổi trôi, bấp bênh của đời người
  • Thiên nhiên vẫn đẹp nhưng lại chứa đựng nỗi buồn mênh mang, sâu thẳm.
  • Hình ảnh “thuyền”, “sông trăng” và nỗi trăn trở “có trở trăng về kịp tối nay” đã thể hiện sự thấp thỏm, xót xa cùng ám ảnh chia li của nhà thơ.

*Trong khổ cuối bức tranh thiên nhiên đã trở nên mờ ảo, huyền diệu hơn:

  • Màu trắng của sương bao trùm toàn bộ không gian khiến điểm nhìn trở nên mờ ảo
  • Sự mờ ảo của không gian khiến tác giả cảm thấy mình lạc lõng, chới với, không có điểm tựa
  • Câu hỏi tu từ cuối bài thơ thể hiện tâm trạng trăn trở, day dứt của con người khát khao yêu thương, yêu tha thiết sự sống nhưng lại bị ngăn cách bởi nghịch cảnh
  • Bức tranh thiên nhiên của xứ Huế có sự chuyển biến qua ba khổ thơ theo hướng hư không, mờ ảo dần

3.Kết bài:

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Gợi ý cho bạn ☔ Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ ☔ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chuẩn Nhất

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử – Mẫu 1

Đón đọc bài văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử dưới đây với những ý văn hay và đặc sắc.

Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công những cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui nỗi buồn, sự cô đơn, tuyệt vọng…. Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình mà còn là tiếng nói của trái tim về một mối tình dường như vô vọng.

Bằng tâm hồn tinh tế của một người nghệ sĩ, cùng với phong cách thơ độc đáo, Hàn Mặc Tử đã rất thành công khi miêu tả cảnh vật Thôn Vĩ Dạ và gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình vào thơ. Đọc Đây Thôn Vĩ Dạ Người đọc sẽ thấy rõ được điều đó.

Quả không sai khi nói rằng với người làm thơ, bài thơ chính là phương tiện quan trọng để biểu đạt cảm xúc, chỉ có cảm xúc chân thật mới là cơ sở để làm nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc mãnh liệt trong bài thơ có sức ám ảnh trái tim người đọc mang trong mình sứ mệnh cao cả của người cầm bút. Khi sáng tạo nghệ thuật Hàn Mặc Tử đã không ngừng tìm tòi xây dựng phong cách, hướng đi cho riêng mình.

Với những đóng góp đó, ông đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền văn học nước nhà, cũng chính là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ mới, là một hiện tượng Thơ rất lạ. Hồn thơ mãnh liệt luôn chất chứa sự mâu thuẫn giữa thể xác và tâm hồn vì những đau đớn vì bệnh tật nên ông luôn khát khao sống, khát khao được giao hòa, giao cảm với cuộc đời.

Và tiêu biểu cho phong cách thơ của Hàn Mặc Tử có thể kể đến Đây Thôn Vĩ Dạ, đây là bài thơ được sáng tác năm 1938 lấy cảm hứng từ một mối tình của Hàn Mặc Tử với cô gái Huế tên là Hoàng Cúc, tác phẩm được in trong tập “thơ Điên” sau đó đổi thành “đau thương” xuất bản năm 1940. Đây là một bài thơ rất hay viết về thiên nhiên xứ Huế và ẩn sâu trong đó là tâm trạng bâng khuâng, một khát khao hạnh phúc của thi sĩ đa tình.

Mở đầu bài thơ là cảnh vật và con người thôn Vĩ, được gọi về từ những hoài niệm xa xăm và cũng tha thiết nhớ mong của tác giả

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
vườn ai mướt quá xanh như ngọc
lá trúc che ngang mặt chữ điền”

đoạn thơ được mở đầu bằng câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” câu hỏi đó có lẽ là sự phân thân của nhà thơ, nhà thơ hóa thân vào cô gái Huế để hờn dỗi, nhưng ẩn giấu đằng sau ấy là cả một lời mời rất chân thành, nhà thơ sử dụng từ “chơi” chứ không sử dụng từ “thăm”, bởi nếu sử dụng từ thăm thì cấu trúc của câu thơ không thay đổi, nhưng nó trở nên khách sáo, sang trọng. Còn từ “chơi” gợi lên sự thân mật, gần gũi. Mặt khác câu hỏi tu từ này cũng là nhà thơ đang tự hỏi mình, tự trách chính mình.

Cảnh Huế đẹp vậy mà sao anh không về chơi? Đó là một câu hỏi lớn, khắc khoải bởi giờ đây trở về Huế chỉ còn là một niềm khát khao. Có lẽ khi viết bài thơ này, nhà thơ đang ở giai đoạn cuối của bệnh phong nên ông chỉ có thể trở về thôn Vĩ trong tâm tưởng, thế nhưng dù là trong tâm tưởng thì cảnh thiên nhiên xứ Huế vẫn rất đẹp và lung linh

“nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Bức tranh phong thủy xinh xắn và thơ mộng được hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy, tinh khôi. Cảnh sắc được chiêm ngưỡng từ xa đến gần “nhìn nắng hang cau nắng mới lên” điệp từ “nắng” đã tái hiện lên trước mặt người đọc một khung cảnh đầy ánh sáng, nhắc đến thôn Vĩ hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí nhà thơ đó chính là những hàng cau với thân hình thẳng tắp, tán lá xanh tươi.

Những hàng cau đó mang lại vẻ đẹp đặc trưng cho thôn Vĩ, cau còn lại là loài cây thân thuộc với làng quê Việt Nam với phong tục ăn trầu từ ngàn đời. Trong thơ của Nguyễn Bính có câu:

“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng”

Ở đây trong thơ của Hàn Mặc Tử hình ảnh hàng cau còn có chi tiết rất khó quên, đó là hình ảnh của Hàng cau trong nắng mới, tán cau, thân cau đều được tắm mình trong nắng sớm, những giọt sương đêm còn đọng lại trở nên lấp lánh, đầy sức sống. Vườn cây thôn Vĩ xanh tốt đến mức khách ở xa về cũng phải trầm trồ

“vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

vườn ai không xác định nhưng có lẽ là vườn của cô gái Huế người mà nhà thơ vẫn luôn đợi mong, tính từ “mướt” được sử dụng rất tinh tế, diễn tả sức sống của cảnh vật “xanh như ngọc” tạo được sự quyến rũ, đồng thời nó còn tạo cho thiên nhiên nơi đây sự rạo rực trẻ trung và góp phần làm cho cảnh sắc trở nên tươi đẹp hơn, và hoàn hảo hơn khi có mặt của con người.

Lá trúc che ngang mặt chữ điền, Vĩ Dạ nổi tiếng với màu xanh của trước một loại cây được trồng trước ngõ, trong tâm tưởng của nhà thơ bất chợt hiện lên mặt chữ điền lấp ló sau hàng trúc, lá trúc thì mảnh mai, mặt chữ điền gợi lên sự vuông vắn, phúc hậu… Tất cả tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên của con người, Đồng thời qua đó người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của sự kín đáo, e ấp đầy thiếu nữ rất Huế.

Nếu ở khổ thơ thứ nhất, nhà thơ nhìn cảnh vật bằng sự lạc quan, yêu đời thì đến khổ thơ thứ hai đã có sự đổi khác, đó chính là sự mặc cảm về sự chia lìa xa cách, đến khổ thơ này Hàn Mặc Tử đã độc tả cảnh trời mây sông nước có một chút hoài niệm, bâng khuâng

“gió theo lối gió mây đường mây
dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

đó là hình ảnh của dòng sông Hương đang lững lờ chảy mà Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi là điệu slow tình cảm dành cho Xứ Huế. Hai bên bờ là những vườn bắp với những bông hoa nhẹ nhàng, lay động thật nganh trái và chớ trêu khi ở trên cao là gió theo lối gió mây đường mây. Trong thực tế ta thấy rằng gió có thổi thì mây mới có thể bay.

Đây là hai sự vật không thể tách rời, nhưng trong thơ của Hàn Mặc Tử hai chữ chia lìa vẫn đến, nó đến với cả những thứ tưởng chừng như không thể, dòng nước buồn thiu như mang trong mình một tâm trạng thiên cổ. Phải chăng đó là lúc tâm cảnh đã hướng vào ngoại cảnh bao phủ khắp cảnh vật

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Vẫn là dòng sông Hương, là xứ Huế thơ mộng nhưng không còn là nắng, không còn trời xanh mà trước mắt người đọc không gian tràn ngập ánh trăng

“Thuyền ai đâu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Hai câu thơ mang đầy màu sắc đặc trưng siêu thực của phương tây. “Thuyền ai ?” phải là thuyền của cô gái Huế, con thuyền mà nhà thơ khao khát chờ mong, “tối nay” phải chăng là giới hạn cuối cùng khi nhà thơ đang chạy đua với thời gian, với sự mong ngóng đầy khắc khoải.

“Có chở trăng về kịp tối nay?” nhà thơ như ý thức được rằng nếu trăng không về kịp thì nhà thơ sẽ vĩnh viễn chìm vào thế giới đau đớn, tuyệt vọng. Nỗi hoài nghi, khắc khoải của nhân vật trữ tình được tô đậm hơn nhịp thơ 3/ 4 cùng ngữ điệu “đường xa” được lặp đi lặp lại thể hiện sự gấp gáp vội vàng

“mơ khách đường xa khách đường xa
áo em trắng quá nhìn không ra”

Từ “mơ” nằm ở đầu câu giống như trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết, mong mãi không được nên có lẽ nhà thơ phải mơ cho bớt nỗi cô đơn. Khách đường xa với màu áo trắng khiến nhà thơ choáng ngợp, nhìn không ra màu trắng, tưởng như bình thường nhưng lại gợi lên sự khác thường nó không chỉ dùng để gợi tả cảm xúc mà còn gợi cả cảm giác “trắng quá” là sự cực về màu sắc, tượng trưng cho vẻ đẹp tuyệt bích.

Nhân vật “em” xuất hiện cùng với sắc “trắng quá” khiến cho câu thơ trở nên chan chứa, cảm xúc dường như con người ta càng hi vọng sẽ dễ rơi vào thất vọng, bởi những thứ nằm ngoài tầm với.

Đến hai câu thơ cuối của bài, nhà thơ đã lý giải cho việc nhìn xa ấy:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”

Ở đây chính là thế giới hiện thực đầy đau đớn, đối lập với thế giới ngoài kia sự sống sương khói mờ nhân ảnh là thế giới ảo ảnh của những thứ ám ảnh bởi chính nhà thơ đang cầm chiếc vé đợi tàu đi vào cõi chết.

Và trong những giây phút tuyệt vọng nhà thơ lại mong tìm được hơi ấm tình người, lại phải cất lên một câu hỏi đầy hoài nghi “Ai biết tình ai có đậm đà?” câu hỏi như một tiếng kêu đau đớn mang một nỗi buồn vô vọng của nhà thơ. Với những biện pháp tu từ, nhân hóa so sánh, thủ pháp liên tưởng cùng với câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã khắc họa trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và ẩn sâu trong đó chính là tâm tình của tác giả.

Bài thơ đã khép lại nhưng mỗi lần đọc lại tác phẩm ta vẫn như trông thấy được sự khắc khoải đau đớn của nhà thơ ẩn trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt bích của thôn Vĩ Dạ, có lẽ đó chính là lý do vì sao dù ra đời đã lâu nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên được giá trị, vẫn có sức hấp dẫn với bạn đọc nhiều thế hệ.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Đây Thôn Vĩ Dạ 🍀 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Nhất – Mẫu 2

Tham khảo bài văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Nỗi đau về bệnh tật, nỗi đau về một kiếp sống ngắn ngủi đã khiến cho những vần thơ của ông thấm đẫm một nỗi buồn da diết. “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng là một bài thơ được nhà thơ sáng tác vào những năm cuối đời của mình, với nỗi niềm tiếc nuối với mối tình với cô gái trong mộng chưa kịp chớm nở đã bị số phận trớ trêu cắt đứt. Bài thơ cũng là một bức tranh về thôn Vĩ Dạ thơ mộng bên bờ sông Hương, thật đẹp, những vẫn thấm đẫm một nỗi buồn da diết, bâng khuâng của Hàn Mặc Tử.

Sau câu hỏi đầu tiên: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, câu hỏi vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng, vừa như một lời mời về với thôn Vĩ Dạ, toàn bộ cảnh vật nơi đây hiện dần lên qua những dòng thơ của Hàn Mặc Tử.

“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Khung cảnh thôn quê mộc mạc nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ hiện lên trước mắt người đọc qua từng câu thơ. Từ cổng vào, đã thấy hàng cau thẳng tắp, xanh mướt. Từng tia nắng chiếu trên hàng cau ấy. Nắng mới lên là một màu nắng nhạt, không quá chói chang và cũng không gây ra cảm giác nóng nực của nắng trưa. Nắng mới lên trải đều lên hàng cau, biểu hiện cho một sức sống mãnh liệt, một vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn, sinh động. Vào đến sâu trong vườn, cũng lại chỉ thấy một màu xanh của cây cối, của lá trúc.

Cả khu vườn xanh mướt, mượt mà đến lạ lùng. Từ “mướt” ở đây, để chỉ một màu xanh bóng, tựa như mọi nơi đều là màu xanh, xanh đến lạ lùng. Màu xanh ngọc ở đây ,cũng có thể là do nắng chiếu xuyên qua lá tạo thành màu xanh ngọc, cũng có thể là do nắng chiếu lên những giọt sương sớm còn đọng trên phiến lá tạo thành những viên ngọc long lanh, đẹp tuyệt vời.

Trong không gian xanh mộc mạc, giản dị nhưng cũng tuyệt đẹp đó, con người xuất hiện khiến cho cảnh vật càng trở lên sinh động. Tác giả không nói rõ người ấy là ai, cũng chẳng rõ hình dáng khuôn mặt, chỉ biết người ấy ẩn ẩn hiện hiện sau màu xanh của lá trúc. Đó cũng có thể là một người đang chăm sóc vườn, cũng có thể là một người khách đến thăm.

Chỉ với vài nét phác họa, nhưng cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ dần dần hiện ra trước mắt người đọc. Cũng có thể do thời gian đã lâu, nên những gì còn đọng lại trong tâm trí Hàn Mặc Tử chỉ là những gì nổi bật nhất, đặc trưng nhất mà thôi. Nhưng cũng chỉ cần có thể, một bức tranh nơi làng quê giản dị, mộc mạc nhưng cũng đầy thơ mộng đã được vẽ nên chỉ với vài nét bút. Không chỉ thế, ẩn sau từng câu chữ tả cảnh, cũng được gửi gắm trong đó nỗi lòng nhà thơ, một niềm hi vọng, một nỗi khát vọng sống mãnh liệt.

Phóng mắt ra xa, chính là trời đất, gió mây, sông nước:

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Tuy vẫn là cảnh thiên nhiên, nhưng nó đã bị vương một chút gì đó của sự tan rã, chia ly. Gió thổi mây bay, từ xưa đến nay gió với mây vốn vẫn luôn quấn quýt với nhau, chẳng mấy khi tách rời. Vậy mà ở đây, gió đi một đường, mây đi một nẻo, hai con đường ấy không trùng nhau. Gió với mây chia ly, dòng nước cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh. Tất cả như dừng lại vì chán nản, chỉ còn những bông hoa bắp ở hai bên bờ khẽ khàng lay động, như vô tình không biết, hay có lẽ là đang quan tâm, an ủi dòng sông đang buồn trước cảnh chia ly.

Giữa cảnh thực, Hàn Mặc Tử bỗng lại vẽ lên con thuyền và bến sông trăng. Thuyền sắp đi, liệu có chờ kịp trăng để chở trăng về tối nay. Cái mờ ảo thấm đẫm từng câu thơ, hư hư thực thực. Thuyền trăng, bến sông trăng, đó chỉ là những thứ mà tác giả tưởng tưởng ra, là ảo ảnh, là sự tiếc nuối, lỡ làng của một kiếp sống dở dang với đời, với tình.

Ở khổ thơ thứ ba, thấp thoáng đâu đó là hình ảnh người con gái trong lòng “Hàn Mặc Tử:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra”

Từ “mơ” được đặt ở đầu câu, có thể hiểu đó là mơ ước, cũng có thể là giấc mơ. Người con gái ở nơi xa luôn ở trong tim, trong tâm và đi theo cả nhà thơ vào trong mơ. Đó là do sự nhớ mong da diết người ở phương xa, nên bất cứ lúc nào cũng có thể nhầm tưởng, cũng có thể mơ tới.

Thế nhưng, nhớ nhung thì sao, bởi vẫn là sự chia ly. Em đã là “khách đường xa”, anh cũng chẳng thể nhìn thấy em được nữa. Vì đã là người khách đi xa, bóng hình em cũng chỉ còn là những hình ảnh nhạt nhòa, mờ ảo mà thôi. Màu áo dài trắng là một màu đặc trưng của những người con gái Huế, tác giả cũng muốn nhắc đến vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện của người con gái ấy. Mãi mãi, người con gái ấy vẫn luôn đẹp trong tâm trí nhà thơ. Thế nhưng, với một cuộc sống ngắn ngủi, nhà thơ chỉ biết thốt lên lời than:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Sương khói mờ nhân ảnh, hay cũng chính là cuộc đời lắm chông gai, lắm biến cố, lắm thứ làm người ta mờ mắt. Giữa nhân gian bụi bặm, liệu người còn ghi tạc mối tình năm ấy hay là đã quên rồi? Câu thơ cuối, không rõ là ai hỏi ai, có thể là nhà thơ hỏi người tình nơi xa, cũng có thể là nhà thơ tự vấn chính mình. Câu hỏi cũng như tiếng kêu thắt ruột, của một con người cuộc đời dở dang mà tình duyên cũng dang dở. Đoạn cuối khổ thơ đầy những hình ảnh hư hư thực thực, như toàn bộ những cảm xúc tuyệt vọng, đau khổ, nhớ nhung…đang vây lấy nhà thơ.

Về nhan đề, “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là một bài thơ tả cảnh thôn Vĩ, và đúng vậy, một khung cảnh giản dị nhưng đầy thơ mộng đã hiện ra trước mắt người đọc. Thế nhưng, trong cảnh ấy, vẫn thấm một nỗi buồn chia ly, nỗi nhớ nhung sâu sắc của một người đang yêu. Bài thơ sẽ mãi là những vần thơ đẹp nhất trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của Hàn Mặc Tử.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Gọn – Mẫu 3

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn súc tích và giàu ý nghĩa diễn đạt.

Hàn Mặc Tử là thi sĩ với phong cách sáng tác riêng và “lạ” trong phong trào Thơ mới. Thơ ông luôn bộc lộ nỗi niềm da diết với đời, với người nhưng nhận lại là sự thờ ơ và lãnh đạm. Đọc thơ Hàn Mạc Tử, chúng ta nhận ra cái tôi hơi hướng “điên” với những vần thơ “suýt” vượt ra khỏi “mảnh đất hiện thực”. Nhưng đối lập với những hình ảnh “điên” đó là những hình ảnh thơ rất đẹp và thi vị. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một ví dụ tiêu biểu. Bức tranh thiên nhiên xứ Huế hiện lên nên thơ và tươi đẹp qua những nét vẽ tài hoa của tác giả.

“Đây thôn Vĩ Dạ” thực ra là lời đáp của nhà thơ dành cho một cô gái ở thôn Vĩ Dạ khi cô gái ấy trách sao lâu rồi không ghé về chơi. Tứ thơ được viết ra từ mạch cảm xúc chân thành và mãnh liệt đó.

Huế luôn là mảnh đất gợi nhớ, gợi thương đối với những ai đã từng đặt chân qua đây. Bởi nó có một nét đẹp vừa tươi mới, vừa cổ kính, vừa gần gũi. Thiên nhiên trong bài thơ chính là chất liệu để làm tôn thêm hình ảnh con người nơi xứ Huế.

Câu thơ đầu có thể nói là câu thơ phác họa một cách rõ nét nhất bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và đầy lôi cuốn của mảnh đất kinh đô này:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Khổ thơ được cất lên bằng tiếng trách hờ của cô gái đối với nhân vật trữ tình. Một câu trách nhẹ nhàng, nhưng tình cảm và đầy sự tinh tế. Dù có trách thì người khác cũng không nỡ lòng nào để giận để hờn. Và đằng sau câu trách ấy là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng được vẽ ra. Có thể nói tác giả đã không còn đơn thuần dùng chất liệu ngôn ngữ để vẽ tranh nữa mà đã dùng cả sự rung động trong trái tim để vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp đó.

Thiên nhiên cứ thế sáng rực lên, tươi tắn và khỏe khoắn. Cách dùng từ “nắng mới lên” gợi cho người đọc liên tưởng đến nắng đầu ngày, nắng bình minh khoan thai, dễ chịu và nhẹ nhàng. Nắng mới lên đậu trên hàng cau xanh vút khiến người đọc mường tượng đến một khung cảnh thanh mát và trong lành.

Ở câu thơ thứ ba, tác giả dùng đại từ phiếm chỉ “vườn ai” như để hỏi người nhưng cũng là tự hỏi mình. “Vườn ai” vừa bộc lộ sự kín đáo, e dè, vừa thể hiện sự tinh tế và sâu sắc của nhà thơ. “Vườn ai” thì chính trong trái tim của nhân vật trữ tình đã hiểu quá rõ, quá sâu sắc rồi. Màu xanh của khu vườn là một màu xanh rất đặc biệt và lạ kì.

“Xanh như ngọc” chính là màu xanh vừa trong lành vừa tinh khôi. Từ “mướt” như làm sáng bừng lên cả câu thơ, tạo sự mềm mại và uyển chuyển cho khu vườn buổi sáng mai. Một bức tranh thiên nhiên giàu chất thơ và tươi đẹp biết bao nhiêu.

Sang đến câu thơ thứ hai thì thiên nhiên từ tươi tắn chuyển sang buồn bã và vương sự chia li.

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Gió mây xưa nay vốn đi chung đường nhưng trong thơ của Hàn Mặc Tử lại là chia đôi thành hai đường xa lạ. Từ “buồn thiu” như diễn tả được tâm trạng của thiên nhiên, một sự não nề và thê lương.

Đoạn cuối có thể xem là đoạn thiên nhiên thôn Vi trở nên huyền ảo và mơ hồ hơn. Có thể nói đó chính là sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của Hàn Mặc Tử.

Với những nét vẽ đơn giản, nhẹ nhàng nhưng tinh tế và sâu sắc, Hàn Mạc Tử đã vẽ lên trước mắt người xem một bức tranh thiên nhiên xứ huế vừa tươi mới, vừa thơ mộng, vừa u sầu. Có lẽ đó chính là nét đặc trưng của Huế.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử 🌺 10 Bài Hay

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết – Mẫu 4

Tham khảo dưới đây bài phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết để nắm được đầy đủ những tầng ý nghĩa của các chi tiết thơ.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử đã miêu tả một cách sinh động, đầy màu sắc về cảnh vật của thôn Vĩ. Qua bài thơ, ta không chỉ yêu thêm về con người mà con yêu hơn nữa nét trữ tình, đằm thắm rất riêng của Huế.

Huế với vẻ đẹp nên thơ trữ tình, nó không chỉ đẹp mà còn gợi cho du khách sự nhớ nhung về một mảnh đất vừa tươi mới, vừa gần gũi, cổ kính. Vẻ đẹp đó đã tạo nên cảm hứng cho tác giả. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ, gợi cho người đọc bao suy nghĩ: “Sao anh không về thăm thôn Vĩ”. Câu thơ như lời trách móc nhẹ nhàng của một cô gái Huế đối với người cô thương. Nỗi niềm sâu kín như thể hiện một cách kín đáo qua câu thơ, “sao lâu rồi anh không về thăm thôn Vĩ”. Đó còn là lời mời đầy ẩn ý, lời nhắn nhủ về với miền đất xinh đẹp, đáng yêu

Sao anh không về thăm thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Bức tranh làng quê hiện lên đầy màu sắc, khung cảnh làng quê bình dị nhưng vô cùng đẹp đẽ. Màu nắng mới “nắng mới lên” tinh khôi, không phải là ánh nắng chói chang của những ngày hè, cũng không là cái nắng yếu ớt sau những ngày đông u ám, mà là “nắng mới” nhẹ nhàng, ấm áp, cho người ta có cảm giác khoan thai dễ chịu. Nắng mới chiếu lên hàng cau thẳng tắp, như đang đón lấy, tỏa ra thứ sức sống căng tràn đang trỗi dậy, vươn vai trong nắng sớm.

Cả bức tranh với màu sắc chủ đạo là màu xanh, không chỉ có màu xanh của hàng cau mà đó còn là màu xanh của cả khu vườn, một màu “xanh mướt”. Từ “mướt” làm cho người đọc liên tưởng đến một màu xanh óng, khắp nơi đều là màu xanh, ánh nắng chiếu rọi lên toàn khu vườn làm cho cây cối ánh lên như màu ngọc bích.

Cũng có thể, nắng sớm soi xuống những hạt sương sớm còn đọng trên phiến lá tạo nên thứ ánh sáng long lanh làm cho nhà thơ liên tưởng đến những hạt ngọc. Trong khung cảnh thiên nhiên trữ tình đó, hình ảnh con người xuất hiện mờ ảo trong nắng mới. Tác giả không nói rõ là ai,người đọc chỉ có thể hình dung ra bóng dáng ẩn hiện sau màu xanh của lá trúc: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Đó có thể là hình ảnh của người đi thăm vườn lúc sáng sớm, đó cũng có thể là hình ảnh của chính người mà tác giả thầm thương trộm nhớ, hoặc giả như đó chỉ là hình ảnh tưởng tượng trong sự nhớ nhung về một ai đó của chính nhà thơ.

Bức tranh thôn Vĩ hiện lên trong sự nuối tiếc, nhớ nhung của tác giả, dù với chỉ vài nét vẽ nhưng chúng ta có thể nhận thấy nét đẹp tinh khôi, nên thơ của nơi đây. Không chỉ có thể, ẩn hiện sau từng câu chữ tả cảnh, chính là nỗi lòng của chính nhà thơ, niềm hy vọng, sức sống của tuổi trẻ, khát vọng sống mãnh liệt. Xa, xa, theo dòng sông Hương thơ mộng, chính là gió, mây, sông, nước:

Gió theo lối gió, mây đường mây
Mặt nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

Khung cảnh thiên nhiên đậm tình của tác giả, gió mây không đi chung một hướng, gió đi một đường, mây đi một nẻo. Cảnh vật dường như có sự chia tách, mặt nước sông Hương hẳn có phải vì thế mà cũng trở nên buồn bã hay không “Mặt nước buồn thiu hoa bắp lay”. Hoa bắp hai bên bờ sông thoáng lay động, cả không gian tĩnh lặng ấy chỉ cảm thấy có sự chuyển động khẽ khàng của hoa bắp hẳn có phải đang an ủi sông Hương trong sự chia ly của mây và gió.

Rời xa khung cảnh thiên nhiên trầm lặng ấy, tâm trí trong tác giả hướng về thứ ánh sáng trong trẻo, nhẹ nhàng của ánh trăng “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”. “Thuyền ai” tác giả một lần nữa không nói rõ là ai, chỉ thấy hình ảnh con thuyền đang đậu trên bến sông. Cả dòng sông bỗng trốc hóa thành dòng sông trăng, ngay cả bến đậu cũng trở thành “bến sông trăng”.

Con thuyền như chở cả ánh trăng, chở cả một dòng ký ức của chính nhà thơ. Ánh trăng đó có về kịp về để chứng kiến cho tâm chân tình của nhà thơ hay không, hay đó chỉ là sự nhớ nhung đầy tiếc nuối, trong ký ức của nhà thơ bỗng hiện về hình ảnh về người con gái mà tác giả thương

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Từ “mơ” được đặt ở đầu câu, đó có thể là giấc mơ, cũng có thể chỉ là mơ ước. Người con gái ấy đi cả vào trong giấc mơ của nhà thơ. Hình ảnh ấy bỗng nhạt nhòa trong màu trắng tinh khôi của áo dài. Bởi người con gái đó giờ đã đi xa chỉ có thể là “khách đường xa”, nhà thơ không còn nhớ nổi hình ảnh người con gái đó nữa, dù trong mơ vẫn luôn chờ đợi hình bóng ai đó nhưng tất cả chỉ còn lại một màu trắng thấp thoáng xa xa giữa cái hư vô trong màu kỷ niệm “mờ nhân ảnh”.

Thế cho nên, tình cảm kia liệu cũng có khi nào cũng chỉ là hư vô như màu áo trắng thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện như màu áo trắng kia “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Câu hỏi tu từ không có câu trả lời, là tiếng lòng của chính nhà thơ, liệu ai có biết, liệu ai có còn nhớ hay chăng?

Bài thơ được khắc họa như một bức tranh thủy mặc, với đầy đủ tính chất với cây cối, trăng, sông, nước. Bức tranh thôn quê hiện lên giản dị nhưng đầy thơ mộng, nhưng ẩn hiện sau bức tranh ấy chính là nỗi sầu chia ly, nỗ nhớ nhung sâu sắc của người đang yêu.

Đọc nhiều hơn 🌻 Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 10 Bài Văn Mẫu Hay

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Học Sinh Giỏi – Mẫu 5

Đón đọc bài phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi dưới đây với những phân tích chuyên sâu và góc nhìn đa chiều về tác phẩm.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới giai đoạn năm 1932-1941 cùng với Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Đây thôn Vĩ Dạ không chỉ là bài thơ xuất sắc nhất trong sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử mà còn là một trong những bài thơ xuất sắc, nổi bật nhất của phong trào thơ Mới, đồng thời cũng giữ vị trí là bài thơ nổi bật, đỉnh cao của dòng thơ lãng mạn Việt Nam hiện đại.

Trong bài thơ người ta thấy hiện lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, nhưng đượm buồn, thông qua đó bộc lộ tấm lòng yêu đời, rất mực tha thiết với thiên nhiên, với tình yêu của người thi sĩ có số phận ngắn ngủi, bất hạnh.

Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê gốc ở Quảng Bình, nổi tiếng là thần đồng thơ từ những năm 15, 16 tuổi. Diện mạo thơ của Hàn Mặc Tử luôn gắn liền với mấy chữ điên cuồng, bí ẩn và phức tạp, phong cách thơ chủ đạo theo khuynh hướng siêu thực, tượng trưng của phương Tây. Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như các tập thơ Gái quê, Thơ Điên, Duyên kỳ ngộ,… Đây thôn Vĩ Dạ (1938) là bài thơ nằm trong tập Thơ Điên (sau được đổi tên thành Đau thương).

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là khi Hàn Mặc Tử còn làm việc tại sở Đạc điền tại Quy Nhơn, thì có quen và yêu cô gái tên Hoàng Thị Kim Cúc, quê ở thôn Vĩ, Huế. Sau nhà thơ chuyển vào Nam làm báo, bị bệnh phong, rồi quay lại Quy Nhơn thì hay tin Kim Cúc đã trở về quê cùng gia đình. Tuy có thư từ qua lại, nhưng mối tình của nhà thơ xem như đã rơi vào bế tắc.

Trong một lần, Hàn Mặc Tử nhận được tấm bưu thiếp của Kim Cúc, bên trên in hình người chèo đò trên sông Hương, và có mấy lời thăm hỏi. Điều đó đã trở thành cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết Đây thôn Vĩ Dạ, khắc họa vẻ đẹp của thôn Vĩ qua hai khoảnh khắc là bình minh và đêm trăng, từ đó bộc lộ tình yêu đối với một miền quê của đất nước, đối với thôn Vĩ hiền hòa, đối với con người xứ Huế, đồng thời cũng bộc lộ khát khao hòa nhập với cuộc đời, hướng về cuộc đời bằng một tình yêu sâu thẳm.

Bức tranh thiên nhiên xứ Huế trong bài thơ được Hàn Mặc Tử xây dựng bằng những hình ảnh vô cùng trong trẻo, tinh khiết và thơ mộng. Mà ở trong khổ thơ đầu đó là một bức tranh tràn đầy sức sống.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là một câu hỏi tu từ gợi sắc thái chào mời, trách cứ rất nhẹ nhàng, dịu ngọt, do chính nhà thơ tự phân thân để hỏi chính bản thân mình. Bộc lộ khát khao, niềm ao ước thầm kín của tác giả đó là được sống như một người bình thường khỏe mạnh, có thể dễ dàng đi đây đó rong chơi, mà tiêu biểu nhất chính là “về chơi thôn Vĩ” nơi có người con gái tên Kim Cúc, nơi xinh đẹp, dịu hiền.

Tuy nhiên, đối với Hàn Mặc Tử, một người đang sống trong “lãnh cung” của cuộc đời, bị cách ly khỏi xã hội bởi vì mắc căn bệnh phong thì hai từ “về chơi” nó lại trở nên thật khó khăn, thật đau đớn. Và “thôn Vĩ” ở đây trong thơ Mặc Tử, không chỉ là một thôn Vĩ xứ Huế, mà nó chính là hình ảnh cho sự tự do, cho cuộc đời tươi đẹp. Cũng từ câu hỏi xa xăm ấy đã trở thành cảm hứng, khơi gợi cho tác giả, cũng như dẫn độc giả về những hình ảnh đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ trong ánh bình minh.

Bức tranh thôn Vĩ được hiện lên trong buổi sáng bình minh với những gam màu rất đẹp, rất thanh khiết. Từ xa xa, hiện lên trong tầm mắt hoài niệm của tác giả chính là hàng cau cao cao, một hình ảnh đặc trưng của thôn Vĩ, cũng như của xứ Huế hiền hòa.

Hàn Mặc Tử không chú trọng việc tả hàng cau, tả ánh nắng mà tập trung vào nói lên những ấn tượng của mình về xứ Huế với “nắng hàng cau nắng mới lên”, điều đó khiến độc giả dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh những hàng cau xanh tốt, thẳng tắp, cao vượt hẳn lên, vươn mình đón lấy những tia nắng đầu tiên, những tia nắng nhàn nhạt, ấm áp.

Sự kết hợp giữa màu xanh của hàng cau và màu vàng rực rỡ của nắng sớm đã tạo nên một bức tranh thật hài hòa, êm dịu, vừa trong trẻo vừa thơ mộng, như làm bừng lên cả một khung trời ký ức, và người nghệ sĩ từ đó cũng trở nên vui vẻ, lạc quan hơn. Sự hồi tưởng của tác giả dĩ nhiên không chỉ nằm gọn ở những ấn tượng về hàng cau xanh, mà còn là ký ức về những khu vườn xanh mướt, những vườn tre, vườn trúc như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói khi viết về Huế.

Có thể thấy rằng, trong hồi ức của mình Hàn Mặc Tử đã nhớ về Huế bằng những nét phác họa từ xa tới trong cảnh “nắng hàng cau”, và lại gần hơn, trực tiếp hơn trong cảnh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Cấu trúc vườn – nhà đặc trưng của xứ Huế đã tạo nên một nét thần thái rất riêng cho thôn Vĩ, sự xinh xắn, thẩm mỹ vẹn toàn, cây cối bao bọc bốn bên, kết hợp với ngôi nhà nhỏ xinh trông “giống như một bài thơ tứ tuyệt” – trích lời Xuân Diệu.

Chính điều đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Hàn Mặc Tử, về những khu vườn được chủ nhân chăm chút, tỉa tót từng ngày, xinh đẹp và tràn ngập tình cảm. Mà tác giả đã tinh tế dùng một chữ “mướt” để gợi ra cái vẻ xanh tươi, mỡ màng, đầy sức sống, cái sự trong trẻo, thanh khiết, láng bóng hiện lên trên bề mặt của từng chiếc lá, phản chiếu cả ánh mặt trời, khiến người ta không kiềm lòng được chỉ muốn chạm vào.

Không chỉ vậy ý thơ “vườn ai mướt quá”, còn bộc lộ tấm lòng xúc động, cảm thán của Hàn Mặc Tử trước khung cảnh vườn tược nên thơ. Phép so sánh màu xanh của vườn cây “xanh như ngọc”, là một biện pháp có sức gợi lớn, vừa gợi ra hình ảnh màu nắng bình minh chiếu trên từng chiếc lá, khiến chúng có một màu xanh trong suốt, sạch sẽ cũng thể hiện sự mỡ màng, tươi trẻ tràn đầy sức sống. Không chỉ vậy “ngọc” còn thể hiện niềm yêu, niềm trân quý của tác giả với bức tranh thôn Vĩ.

Có thể nói rằng phải có một tình yêu thiết tha, sâu đậm như nào với thôn Vĩ, thì Hàn Mặc Tử mới có thể lưu giữ ký ức, cũng như tái hiện được một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và xuất thần đến thế. Đến câu thơ cuối cùng “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” hình ảnh con người xuất hiện từ trong thiên nhiên một cách nhẹ nhàng, khuôn mặt ẩn hiện sau “lá trúc”, thể hiện đúng với cá tính của người Huế lặng lẽ, dịu dàng và kín đáo.

Khuôn mặt chữ điền, không phải chỉ để nói đến khuôn mặt phúc hậu của riêng một người, mà ở đây Hàn Mặc Tử muốn nói đến tất cả người con của Huế, họ đều có chung một tính cách hiền hậu, ngay thẳng, cương trực. Như vậy sự xuất hiện của con người trong câu thơ cuối càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của Huế, thiên nhiên thơ mộng, trong trẻo, hiền hòa, con người phúc hậu, cả hai đã làm nên một bức tranh kín đáo, dịu dàng đặc trưng.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên buổi bình minh Hàn Mặc Tử cũng có những ký ức sâu sắc về cảnh Huế những đêm trăng thơ mộng, trữ tình bên dòng Hương giang nổi tiếng. Tuy nhiên đến khổ thơ này người ta có thể dễ dàng nhận ra sự chuyển đổi cảm xúc cùng với chuyển đổi cảnh vật từ sáng sang tối, cũng như từ sự vui vẻ, hy vọng, tươi tắn sang sự hoang mang, lo lắng và buồn rầu của thi sĩ.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Có thể thấy rằng ở bức tranh về đêm trăng, trong ký ức của Hàn Mặc Tử dòng sông Hương vẫn hiện lên với những nét đẹp đặc trưng sự thơ mộng, với dòng nước trôi lững lờ, hiền hòa, gió nhẹ thổi khiến ven bờ những bông bắp lay động. Đó chính là cái vẻ yên bình, chậm rãi của Huế, nó ăn sâu vào tâm hồn con người, vào cảnh vật, và để lại những ấn tượng sâu sắc với lữ khách mỗi lần ghé thăm. Nhưng ở đây chúng ta có thể nhận rõ rằng mỗi một cảnh vật ngoài sự lãng mạn, thi vị thì đầy chất chứa rất nhiều tâm trạng của người thi sĩ.

Từ câu “Gió theo lối gió, mây đường mây”, rõ ràng diễn tả sự chảy trôi của mây trời, thế nhưng xưa nay gió vẫn cuốn mây theo, song hành, còn trong thơ Hàn Mặc Tử, thì mây với gió lại đi ngược chiều nhau, mỗi thứ một ngả. Điều đó gợi ra sự trống trải của thiên nhiên, sự hoang mang, trống rỗng trong chính tâm hồn thi sĩ.

Mà đi xa hơn nữa đấy chính là những dự cảm, nói đúng hơn là nỗi buồn của Hàn Mặc Tử về sự chia ly, xa cách với cuộc đời, hay với cả tình yêu với Kim Cúc. “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”, gợi tả một không gian yên tĩnh, vắng lặng và lạnh lẽo bên bờ sông, cũng diễn tả tâm hồn buồn rã, u hoài, cô đơn của tác giả trước một không gian rộng lớn, khi mà sự thơ mộng, trữ tình cũng không thể khỏa lấp đi những nỗi đau đớn, bất hạnh của số phận.

Tuy nhiên nhanh chóng vượt qua cái nỗi buồn lòng, sự cô đơn, Hàn Mặc Tử đã chú ý đến ánh trăng, một thi liệu rất quen thuộc trong thơ ông, để tìm lại tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế. Lúc này đây trong tầm mắt, trong ký ức của thi sĩ, sông Hương không chỉ lạnh lẽo, cô đơn với mỗi hoa bắp, mà nó đã có sự xuất hiện của con người, của thuyền neo đậu.

Đặc biệt là điểm nhấn “sông trăng” đã cho chúng ta những liên tưởng về một con sông phẳng lặng, ánh trăng dát vàng cả mặt sông, tạo nên khung cảnh lung linh, thơ mộng, huyền ảo. Con thuyền thực tại đã trở thành một con thuyền kỳ diệu, có thể chở được cả ánh trăng về cho Hàn Mặc Tử.

Và ở câu kết đoạn “Có chở trăng về kịp tối nay?”, đó chính là tâm trạng của tác giả, có lẽ rằng ông ý thức được sự ngắn ngủi của cuộc đời thế nên đối với những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên như ánh trăng, cũng là người bạn thân thiết của mình Hàn Mặc Tử luôn có một khao khát hội ngộ vội vã với tri kỷ. Có lẽ để tâm sự những điều mà trăng có thể hiểu thấu chăng?

Như vậy thông qua hai bức tranh quê lúc bình minh và đêm trăng chúng ta thấy được những vẻ đẹp rất thơ mộng, trữ tình và trong trẻo của xứ Huế, thông qua đó cũng nhận ra những nét đẹp trong tâm hồn của một người thi sĩ bất hạnh. Đó là tấm lòng yêu thiên nhiên, khao khát những vẻ đẹp thanh khiết, dịu dàng, khát khao được hòa nhập với cuộc đời, được hạnh phúc trong tình yêu.

Dẫu rằng bản thân Hàn Mặc Tử đang ở lúc tuyệt vọng nhất, đớn đau nhất với tình yêu với cuộc sống, thì tấm lòng người vẫn ngời sáng lên niềm tin và hy vọng thuần khiết, thiêng liêng.

Đừng bỏ qua 🔥 Cảm Nhận Bức Tranh Thiên Nhiên Trong Đây Thôn Vĩ Dạ Và Tâm Trạng 🔥 Văn Mẫu Tuyển Chọn

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Facebook – Mẫu 6

Chia sẻ bài phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ Facebook được nhiều em học sinh quan tâm tìm kiếm với những ý văn hay.

Trong phong trào Thơ mới (1930 – 1945) khi tìm hiểu về văn học có lẽ người đọc sẽ thấy mình như bắt gặp những chú chim họa mi giữa đêm đông than hót ca nỗi cô đơn của mình bằng những tiếng rất riêng trong đó ám ảnh nhất có lẽ là Hàn Mặc Tử. Bức tranh thiên nhiên mà Hàn Mặc Tử xây dựng trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ không chỉ đẹp tinh khôi mà còn đầy dự cảm, chia ly.

Trước hết, bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ đẹp tinh khôi, kì vĩ, thơ mộng được khắc họa chủ yếu qua màu nắng và màu lá:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

“Nắng” như một kỉ niệm về ánh sáng của Vĩ Dạ trong kí ức nhà thơ. Nắng là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca. Nắng mới và nắng hàng cau cũng được một số tác giả thể hiện. Trong “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư có:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song”

hay trong thơ Nguyên Hồng bài “Nhớ” cũng thể hiện một sắc nắng:

“Có nắng chiều đột kích hàng cau”

Thế nhưng, “nắng mới lên” phải chiếu vào tạo ra “nắng hàng cau” mới là nắng của Hàn Mặc Tử. Những tia nắng đầu tiên của buổi sớm chiếu rọi trên hàng cau và hàng cau tắm trong sắc nắng ban mai. Ánh sáng của Hàn Mặc Tử miêu tả thuộc về ký ức thật sống động, lung linh, trong trẻo, tinh khiết, rực rỡ. Hai chữ nắng trong một câu thơ tạo nên một tiết tấu khác thường. Có một cái gì như là náo nức, e ấp của con trẻ lần đầu mặc chiếc áo mới thật rạo rực, thơ ngây.

Thiên nhiên Vĩ Dạ còn mở thêm một màu xanh mát mắt:

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

“Vườn ai” là một khu vườn mà chủ sở hữu đã được xác định rõ ràng là “ai”. Sắc nắng, vị nắng trộn hoàn cảnh vật vừa như vút lên cái tầm thanh thoát của hàng cau xứ Huế lại vừa như ùa xuống, tràn lên tất cả vườn ai. Câu thơ như một sự buột miệng không kìm nổi lòng mình của con người gieo nên khi bắt gặp một sắc màu xanh biếc.

Cảnh vật đêm qua tắm một trận mưa rào, cây cối rửa sạch vô cùng, giọt nước rất nhỏ đọng lại chờ tới sáng sớm sẽ có những tia nắng xuyên qua mà ánh lên sắc ngọc. Sáng xanh được cụ thể trong hai từ “mướt quá”. Tàu lá như được láng nước lên và mềm mại, mỡ màng, tràn trề sức sống khi phơi mình trong ánh nắng. Nếu không có lần thứ hai trở về với Vĩ Dạ chắc hẳn tiếc nuối và đau đớn lắm!

Bức tranh thiên nhiên bỗng có bước “cóc nhảy” khi hình ảnh được thể hiện dường như đầy chia lìa, tan tác:

“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Một cái nhìn rất tâm trạng chứ không phải là cảnh tả thực cuộc sống như trước đó nữa. Cuộc sống thật thì làm gì có gió một lối mây một đường mà phải là “gió thổi mây bay” mới đúng. Hàn Mặc Tử đã nhập vào cảnh sắc thiên nhiên để thể hiện cảm xúc cô đơn lạc lõng bởi dường như gió và mây đang cố bỏ rơi dòng nước và hoa bắp. Ở lại là một dòng nước “buồn thiu” ủ dột, rã rời, đau đớn còn bắp thì “lay” tẻ nhạt, vô duyên. Bức tranh sông Hương khiến người ta như bước hụt.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Nắng tắt, trời chiều, cảnh vật ngơ ngác, ngay đến cả dòng sông Hương của xứ Huế với đêm trăng thơ mộng cũng đi đâu mất. Chỉ có một “thuyền ai” không xác định và một bến sông lênh láng ánh trăng cô quạnh đợi thuyền. Trăng xuất hiện hai lần trong câu thơ đẹp huyền diệu, mĩ lệ đấy nhưng khiến người đọc nhận ra ánh sáng ở khổ 1 của nắng mới lên tinh khiết rõ ràng bao nhiêu thì ánh sáng của trăng hư ảo, nhạt nhòa bấy nhiêu. Một bức tranh thiên nhiên hoàn toàn lạnh giá!

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử thể hiện một bức tranh thiên nhiên vừa đẹp vừa thấm thía cô đơn, sầu tủi thông qua ngôn từ sáng tạo, âm điệu đa dạng, hình ảnh vừa gần gũi vừa mới lạ… Qua đó, người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc của Hàn. Bài thơ đã góp thêm một bức tranh thiên nhiên Việt Nam cho kho tàng văn học nước nhà.

Chia sẻ Làm Rõ Nhận Định 🌹 Có Ý Kiến Cho Rằng Đây Thôn Vĩ Dạ Có Cả Tâm Cảnh Và Phong Cảnh 🌹 Những Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Nâng Cao – Mẫu 7

Với bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ nâng cao dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo và trau dồi kỹ năng phân tích văn học.

Hoài Thanh – Hoài Chân đã nhận xét về hồn thơ Hàn Mặc Tử là một “vườn thơ rộng rinh không bờ bến”, mang theo cảm giác “càng đi xa càng ớn lạnh”, ớn lạnh bởi thơ chính là tiếng khóc của người thơ, và chỉ “thét lên bằng thơ”. Tiếng khóc ấy đã được nhà thơ gửi gắm vào trong tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”, dẫu rằng cảnh thiên nhiên trong bài thơ thật đẹp, nhưng lại được nỗi buồn da diết, bâng khuâng.

Cảm hứng để nhà thơ cất bút viết nên bài thơ này, đó là nhờ tấm bưu thiếp và những lời thăm hỏi của bà Hoàng Thị Kim Cúc. Có thể xem đây là duyên cớ để nhà thơ bày tỏ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống và con người, từ đó giúp ta cảm nhận được tâm trạng của nhà thơ trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh.

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” hiện ra qua bức tranh thôn Vĩ lúc ban mai. Bài thơ đã mở ra bức tranh ấy bằng một câu hỏi đầy gợi mở, dẫn dắt người đọc:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Câu hỏi vang lên vừa như lời trách móc, lời mời gọi tha thiết của người con gái thôn Vĩ, nhưng cũng lại như lời tự vấn bản thân vì sao lại chưa về thăm thôn Vĩ. Phải chăng, đây là ao ước thầm kín, là niềm khát khao được trở về của nhà thơ, để thăm lại cảnh cũ, người xưa? Bài thơ tiếp tục mở ra cho chúng ta một khung cảnh thiên nhiên đẹp tinh khôi, ngỡ ngàng:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Điệp từ “nắng” và hình ảnh “nắng mới lên” đã gợi lên sắc nắng ấm áp, trong trẻo, tinh khôi. “Mướt quá” là tính từ đầy gợi cảm, mượt mà óng ánh đầy xuân sắc. Sự kết hợp với đại từ phiếm chỉ “ai” khiến cho câu thơ như một lời tự thán, ca ngợi cái đẹp tột cùng. Nhà thơ đã so sánh màu xanh với ngọc, diễn tả được sự xanh trong, vừa có màu vừa có ánh. Vườn thôn Vĩ lúc này như một viên ngọc rời rợi sắc xanh, tỏa ánh sáng vào ban mai. Lúc này, một bóng hình đẹp bỗng xuất hiện:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”:

“Mặt chữ điền” là mặt của một chàng trai? Hay đó là gương mặt của một cô gái? Dẫu sao, ta vẫn có thể cảm nhận được đó là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành. Nét đẹp ấy được “lá trúc che ngang”, lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế. Câu thơ giàu chất tạo hình, đó là sự hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên xứ Huế (hàng cau, lá trúc…) và bóng hình của con người (mặt chữ điền) trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.

Ta có thể cảm nhận được cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai, với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, nghiêng về cõi thực. Bức tranh thiên nhiên dẫu đẹp, nhưng không thể phủ nhận rằng ẩn sau đó là một tâm trạng nuối tiếc, một nỗi niềm tha thiết được giao cảm với cái đẹp, với thiên nhiên và con người thôn Vĩ.

Không chỉ dừng lại ở đó, bức tranh thôn Vĩ lại một lần nữa hiện lên, nhưng lúc này, nó không còn là một khu vườn ban mai nữa, mà lại là bức tranh sông nước trong đêm trăng:

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Điểm nhìn thay đổi từ ban mai sang đêm tối, từ cảnh vườn thôn đến sông trăng, từ khung cảnh hiện thực sang không khí hư hư thực thực đầy huyền ảo. Ta cảm nhận được sự chia lìa li tán được gợi lên qua cả hình ảnh và nhịp điệu. Hình ảnh “Gió theo lối gió, mây đường mây” vận động trái với tự nhiên. Nhìn theo lô gích hiện thực thì mây và gió không thể tách rời. Đây là sự tách rời phi lí và ngang trái.

Có thể thấy, sự vật được nhìn nhận không phải bằng cái nhìn thị giác mà bằng mặc cảm chia lìa. Đồng thời nhà thơ còn nhân hóa “Dòng nước buồn thiu” để nhấn mạnh nỗi buồn. “Hoa bắp lay” thể hiện sự phiêu tán, sự ra đi, lưu luyến vô vọng. Từ những hình ảnh ấy, ta nhận ra chủ thể trữ tình cảm thức về thân phận bị bỏ rơi.

Nhưng sự chia lìa còn được thể hiện ở nhịp điệu khác thường. Một câu thơ thất ngôn bình thường sẽ có nhịp 2/2/3, nhưng câu thơ này lại sử dụng nhịp 4/3. Phải chăng mỗi đối tượng bị cách li trong một khuôn nhịp riêng biệt, làm nổi bật sự lìa xa nhau. Hình ảnh và nhịp điệu quyện vào nhau khiến cho cuộc chia lìa gió mây càng sắc nét, gây nên cảm xúc đau buồn.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Từ “kịp” như đang phân cách đôi bờ, như một sự hoảng sợ về những phút giây cuối cùng còn tồn tại trong cuộc đời. Mặc cảm chia lìa thấm đẫm vào vạn vật, đó là tiếng khóc cho thân phận bị bỏ rơi bên trời quên lãng của mình. Nhưng đồng thời, bởi sự chia lìa ấy, mà khát khao níu giữ hiện lên rõ rệt. Bởi chỉ một mình trăng là đi ngược lại xu thế chảy đi của những “mây”, “gió”…

Từ “kịp” thì lại thể hiện sự phấp phỏng, lo âu, khát khao được gắn bó, được níu giữ. Đó là niềm thiết tha gắn bó, tha thiết đến đau thương, mãnh liệt mà vô vọng. Bức tranh thiên nhiên sông nước hiện ra dưới đêm trăng thật huyền ảo, những hình ảnh trong đêm giúp ta cảm nhận được tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, đồng thời cũng thể hiện khát vọng được giao cảm với cuộc đời trần thế của nhà thơ.

Sang đến khổ thơ thứ ba, bức tranh ngoại cảnh bây giờ trở nên hư ảo, từ “mơ” mở ra như báo hiệu một trạng thái vô thức, nhà thơ đang chìm trong cõi mộng.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Từ “mơ” mở ra như báo hiệu một trạng thái vô thức, nhà thơ đang chìm trong cõi mộng. Điệp từ “khách đường xa” nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ, một hình bóng đẹp nhưng xa vời đến nỗi không thể nào gặp được

“Áo em trắng quá nhìn không ra”

Vì sao lại là “trắng quá nhìn không ra”? Tác giả đã cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ và bất ngờ. Biện pháp hoán dụ khiến cho màu sắc không còn là màu sắc thực nữa mà là màu của tâm tưởng.

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”

“Ở đây”: hiện thực, là trại phong, nơi tác giả bị cách li với thế giới bên ngoài. Lớp từ: “sương khói”, “mờ” đã nhấn mạnh sự nhạt nhòa, hư ảo, hư thực vì đó là giấc mộng của tác giả, mong được liên kết với cuộc đời nhưng không thể. Tất cả khiến cho ta cảm nhận được bi kịch hiện thực, dường như nhà thơ đang bị lưu đày, cách xa thế giới ngoài kia.

“Ai biết tình ai có đậm đà?”

Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại hai lần cho thấy tiếng gọi tha thiết đầy khát vọng nhưng “khách đường xa” cứ chập chờn rồi khuất bóng. Đồng thời, câu hỏi tu từ khiến ta cảm nhận được tâm trạng đau khổ vì cô đơn, hoài nghi. Thông qua khổ thơ này, ta nhận ra được sự hoài nghi của tác giả, về nỗi khát khao được sống và được yêu thương, cũng như có thể tận hưởng hết thảy cái đẹp trên đời.

Bức tranh thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh toàn bích, nó ẩn chứa trong đó tất cả tình yêu, niềm say mê cuộc sống của Hàn Mặc Tử. Dẫu bao nhiêu năm trôi qua, chắc chắn bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ vẫn mãi sống trong lòng những người yêu thơ, yêu cái đẹp.

Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌳 10 Bài Văn Mẫu Hay

Bài Phân Tích Về Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Đặc Sắc – Mẫu 8

Bài phân tích về bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ đặc sắc dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt và có sức sáng tạo đặc biệt nhưng luôn quằn quại đau đớn vì một căn bệnh hiểm nghèo. Ông là tác giả tiêu biểu cho “trường phái thơ loạn” xa lạ với đời thực. Tuy nhiên, Hàn Mặc Tử cũng có những bài thơ thật tuyệt mĩ và trong trẻo lạ thường viết về thiên nhiên, đất nước và con người như Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín…

Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được ông viết khi nhận được bức ảnh chụp về phong cảnh Huế kèm theo mấy lời thăm hỏi của người bạn gái có tên là Hoàng Cúc. Những kỉ niệm về vùng đất và con người xứ Huế được sống lại trong bài thơ. Lúc này, ở Quy Nhơn ông đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Vì vậy bài thơ là một bức tranh đẹp về thiên nhiên xứ Huế nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn da diết, bâng khuâng:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi Sao anh không về chơi thôn Vĩ có thể là câu tự vấn. Từ anh có thể là đại từ nhân xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, mang tính chất giãi bày, thể hiện niềm nuối tiếc. Nhân vật trữ tình đã tự trách mình sao lại không về chơi thôn Vĩ. Giọng thơ đượm buồn có pha chút ân hận.

Cảnh vườn cây đẹp trong nắng ban mai với cành lá mơn mởn ướt sương, ánh như ngọc được miêu tả trực tiếp, qua những hình ảnh cụ thể, sinh động:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Rồi con người xuất hiện:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Khiến cho thiên nhiên bỗng trở nên sinh động hẳn lên. Thiên nhiên như được thổi thêm một luồng sinh khí, tạo nên nét đẹp hài hòa trong giá trị tạo hình. Ở đây, câu thơ vừa miêu tả khuôn mặt chữ điền vuông vức đầy đặn ẩn chứa bên trong cảm giác hiền lành đã bị trúc trong vườn che khuất (cảnh thực) vừa như nói đến một trở lực ngăn cách tình người.

Sau vườn cây xứ Huế là thiên nhiên xứ Huế. Cảnh trời, mây, sông, nước ở đây thật đẹp, nhất là cảnh một dòng sông được tưới đẫm ánh trăng với con thuyền cũng đầy ắp ánh trăng. Nhưng tất cả đều thấm đượm nỗi buồn. Cách miêu tả thể hiện trạng thái ảo mộng của tâm hồn nhà thơ. Nếu như ở khổ thơ đầu, nỗi buồn chỉ lộ rõ ở một câu thì ở khổ thơ này, dường như nỗi buồn giăng trải ra ở khắp cả khổ thơ:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Câu thơ như xẻ ra làm hai diễn tả sự phân cách, li tán của thiên nhiên nhưng lại gợi ra sự chia ly của lòng người. Nó như lưỡi dao rạch vào nỗi đau của thân phận kẻ bị chia lìa.

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Nỗi buồn của thi nhân đã lan trải ra khắp không gian theo quy luật tâm lý người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Nguyễn Du).

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ nên không khí hư ảo. Tâm trạng mộng mơ của thi nhân dường như đã cảm nhận được tất cả: sông trăng, bến trăng, thuyền chở trăng. Khổ thơ cho thấy con người nhà thơ rất cô đơn, đang khao khát được ai đó chia sẻ, tâm sự. Có chở trăng về kịp tối nay là một câu hỏi vừa như khắc khoải, bồn chồn, vừa như hy vọng chờ đợi một cái gì đang rời xa, biết có khi nào quay trở lại.

Tiếp tục nối mạch thơ trên, khổ thơ thứ ba thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi nhân trong không gian bao la của trời, mây, sông, nước đã thấm đẫm ánh trăng. Đó là sự hy vọng, chờ đợi, mong mỏi và một niềm khắc khoải khôn nguôi. Vẫn ở trong mộng ảo, vì vậy cảnh và người ở đây đều hư hư, thực thực. Đối với thi nhân thì tất cả chỉ là sự cảm nhận.

Nhà thơ mơ thấy một khách đường xa, cảm nhận rõ một bóng hình người con gái Huế thơ mộng song không thể nắm bắt được, thoắt ẩn, thoắt hiện, áo em trắng quá nhìn không ra.

Sự hụt hẫng đến cao độ, nhà thơ muốn bấu víu, cầm nắm mà không được vì cảnh đầy màu hư ảo lẫn khói mây:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Bóng hình của giai nhân mờ ảo trong sương, nhưng cũng có thể đó là ẩn ý của người viết. Phải chăng đây là biểu tượng của cái “không đi đến đâu” trong tình yêu của Hàn Mặc Tử:

Ai biết tình ai có đậm đà?

Một câu hỏi không rõ ngôi thứ, không cần sự trả lời nhưng người đọc cũng hiểu được ý nghĩa của nó, vì những khổ thơ đầu của bài thơ đã xuất hiện những cụm đại từ vườn ai, thuyền ai và những câu hỏi như thế:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Có chở trăng về kịp tối nay?

Tâm trạng mong mỏi, khát khao bao nhiêu thì sự day dứt, buồn đau cũng tăng lên bấy nhiêu.

Tóm lại, cảnh trong Đây thôn Vĩ Dạ là cảnh của vườn quê sông nước xứ Huế. Cảnh đẹp, giàu sức sống, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết. Cảnh ấy như là sự thể hiện biện chứng tâm hồn của một nghệ sỹ tài hoa nhưng đa tình, đa cảm. Mỗi khổ thơ là một câu hỏi, như một nỗi buồn day dứt lòng người. Vì vậy âm hưởng chung của bài thơ là buồn nhưng không bi lụy.

Bài thơ thể hiện một tâm trạng rất thật của nhà thơ và một tình yêu xứ Huế thiết tha. Những chi tiết hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật, cấu tứ của bài thơ đều được Hàn Mặc Tử chuyên chở bằng chính tình cảm của mình.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 🌟 Tuyển Tập Đặc Sắc

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Trong Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Hay – Mẫu 9

Chia sẻ dưới đây bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ ngắn hay giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Hàn Mặc Tử làm thơ từ năm 16 tuổi, ông là một thiên tài mà tài năng được bộc lộ rất sớm. Hồn thơ ông vừa có những nét ma mị vừa có nét trong trẻo, tươi sáng, cho thấy một phong cách thơ đa dạng, phức tạp. Đây thôn Vĩ Dạ có thể coi là một trong những bài thơ hay nhất của ông, tác phẩm đã dựng lên khung cảnh thiên nhiên trong trẻo, hiền hòa, mà cũng đầy cô đơn của một tâm hồn khát khao yêu thương, khát khao sống mãnh liệt.

Đây thôn Vĩ Dạ được mở đầu bằng bức tranh thật thơ, thật mộng với những đường nét lung linh, tươi sáng. Câu hỏi mở bài: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” như một lời trách móc nhẹ nhàng mà cũng đầy tình cảm dành cho Hàn Mặc Tử. Rồi để sau đó mở ra khung cảnh thôn Vĩ mơ mộng, đậm chất xứ Huế:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Không gian thật thân thuộc, gần gũi đối với bất cứ người Việt Nam nào. Những hàng cau chạy thẳng tắp, cao vút đón đợi cái nắng tinh khôi đầu tiên của ngày mới. Hai chữ nắng lặp lại trong câu thơ đem đến cho người đọc sự ấm áp, trong lành với thứ ánh sáng dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian. Năng mới là thứ nắng vừa lên, không gay gắt, chói chang mà dịu nhẹ, tinh tế như chính tính cách của con người xứ Huế mơ mộng. Nắng ấy cũng đem đến cho ta cảm giác tươi mới, trong lành.

Dịch chuyển điểm nhìn xuống dưới, cả một khung vườn, cả một viên ngọc khổng lồ hiện ra trước mặt. Sắc xanh phủ kín khắp nơi, cái nắng mới chiếu rọi xuống những hạt sương li ti, bé nhỏ tạo thành một viên ngọc khổng lồ mang màu xanh ngọc bích. Tuyệt vời và đẹp đẽ biết bao. Nếu câu thơ đầu đem đến cho người đọc sự thanh khiết, tươi mới thì câu thơ này lại đem đến cho chúng ta sự non tơ, mỡ màng. Chỉ với một từ “mướt” thôi cũng đã làm bừng dậy cả sức sống của muôn vàn cỏ cây.

Kết hợp với biện pháp so sánh Hàn Mặc Tử đã hoàn chỉnh bức tranh thôn dã tràn đầy sức sống. Nhưng để bức tranh đó trở nên hoàn thiện hơn, ông cũng không quên điểm vào đó chân dung mờ ảo, hư thực của nét mặt chữ điền. Thật khó để có thể xác định được mặt chữ điền ở đây là ai, có thể là người con gái, có thể là người con trai ở thôn Vĩ. Chính tính mơ hồ đó đã làm câu thơ trở nên đa nghĩa, giàu giá trị hơn. Đồng thời khuôn mặt chữ điền cũng tạo nên sự hài hòa giữa cảnh vật và thiên nhiên. Đó là sự hài hòa tự nhiên, đậm chất Huế.

Bài thơ mở đầu bằng khung cảnh tuyệt đẹp, trong sáng, tinh khiết, nhưng thoắt đã xuất hiện một bức tranh khác, bức tranh đẹp màu buồn, cô đơn vào một đêm trăng trên sông:

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Hai câu thơ đầu vẽ nên khung cảnh đượm buồn với sự xuất hiện của các sự vật: gió, mây, hoa bắp, sông. Khung cảnh rộng rãi, thoáng đãng nhưng lại ẩn chứa sự mơ hồ, xa xăm. Mọi sự vật đều chia lìa: Gió theo lối gió, mây theo lối mây, dường như giữa chúng không hề có một mối liên hệ nào với nhau. Nghệ thuật đối tài tình đã nhấn mạnh sự chia lìa, cũng như sự cách trở. Tưởng là gần nhau mà hóa ra lại là chia li muôn trùng.

Dòng sông lặng lỡ trôi trong cái thinh lặng của buổi đêm, trong con mắt của thi nhân con sông trở nên “buồn thiu”, bâng khuâng, man mác buồn. Nhịp lay nhẹ, khẽ khàng của hoa bắp như càng làm nổi bật hơn sự hiu quạnh của cảnh vật, cũng như sự cô đơn trong chính lòng người. Ngoại cảnh chia lìa, tan tác càng xoáy sâu hơn vào tâm hồn của nhân vật trữ tình, ông tìm đến với trăng để bám víu. Trăng trong thơ Hàn Mặc tử là người bạn, người tri kỷ đối với ông:

Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa
Sương đẫm trăng lồng bóng thiết tha

Hay:

Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng
Cho trăng xuân tràn về say chới với

Trong bài thơ này, cả một sông trăng, thuyền trăng để cứu vớt nỗi cô đơn của ông: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”. Không gian ngập đầy ánh trăng vừa huyền ảo vừa ma mị như gợi nhắc về một quá khứ xa xôi, quá khứ tươi đẹp trước đây của ông. Những lời thơ cất lên có gì đó như nghẹn lại, khắc khoải hơn, “thuyền ai” một câu hỏi vang ra mà không có hồi đáp, câu hỏi trở nên vô vọng. Và câu thơ sau chứa đựng đầy sự băn khoăn, liệu trăng có kịp trở về tối nay – một khoảng thời gian quá ngắn ngủi.

Dường như ông đang chạy đua với thời gian để dành giật, để được sống. Hai câu thơ đã thể hiện khao khát gặp gỡ, niềm yêu cuộc sống cũng như nỗi niềm lo âu, khắc khoải về sự muộn màng, dở dang. Ở khổ thơ này thiên nhiên đã mờ dần, dường như không còn định hình được rõ ràng nữa, và sang đến khổ thơ cuối cùng ranh giới giữa các sự vật hiện tượng hoàn toàn không thể phân biệt được nữa: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà”.

Mọi sắc thái đều được đẩy lên cực độ: trắng quá, mờ nhân ảnh. Khung cảnh dường như đi vào cõi mơ, cõi hư ảo chứ không còn là cõi thực nữa. Thế giới ở đây và thế giới ngoài kia nhòe mờ, khắc sâu nỗi cô đơn, tuyệt vọng được đẩy lên đến cực điểm của nhân vật trữ tình.

Bằng việc sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,.. ngôn từ tinh tế, hàm súc, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên bức tranh xứ Huế vừa đẹp đẽ, lung linh vừa huyền ảo, ma mị. Đằng sau bức tranh thiên nhiên đó là tình yêu cuộc sống mãnh liệt, nhưng rơi vào tuyệt vọng, sự bi kịch.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử 🌹 20 Đoạn Văn Hay Nhất

Văn Mẫu Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Đơn Giản – Mẫu 10

Tham khảo bài văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ đơn giản dưới đây với những ý văn phân tích ngắn gọn và súc tích.

“Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời ngẫu nhiên trong một lần Hàn Mặc Tử nhận được bức thư của nàng thơ Hoàng Thị Kim Cúc xưa gửi cho thi sĩ trong những ngày cuối cùng của đời người bên giường bệnh. Bức thư kèm theo một bức ảnh chụp cảnh non nước mây trời xứ Huế. Quá khứ về những ngày ở Huế ùa về, Hàn Mặc Tử chợt xúc động và viết lên bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Có lẽ, đó là lí do bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ trong bài thơ lại đầy sắc, hương và tình đến thế.

Trong số các nhà văn, nhà thơ Việt Nam, ít ai chịu nỗi đau đời nhiều như Hàn Mặc Tử. Cuộc đời Hàn bị ruồng bỏ nơi bãi bồi, chòi gác. Người chịu căn bệnh phong hành hạ thể xác tới cuối đời. Đưa nỗi đau vào các tác phẩm, Hàn Mặc Tử trở thành đỉnh cao thơ Mới với cái “tôi” hoàn toàn “loạn” và dị biệt.

Tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” tiêu biểu cho cái tôi kì dị ấy. Thế nên mới có lời nhận xét thế này “Thơ Hàn Mặc Tử thường có bước cóc nhảy về ý, ý nọ cách ý kia một khoảng rất xa, thoạt nhìn tưởng đầu Ngô mình Sở…”. Chỉ riêng cách thể hiện bức tranh thiên nhiên trong bài thơ, ta đã thấy những điểm đó.

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được thể hiện tập trung chủ yếu trong hai khổ thơ đầu tiên. Hàn Mặc Tử đã khắc họa hai bức tranh với hai gam màu khác nhau, một tươi sáng đầy sức sống; một thấm đẫm lạc lõng, cô đơn, dự cảm bất an.

Trước hết, bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ đầy sức sống gợi về từ quá khứ tươi đẹp thời tuổi trẻ đầy niềm yêu sống và hoài bão của Hàn Mặc Tử những ngày ở Huế. Thuở đó, khi anh thi sĩ lắm mộng mơ phải lòng cô gái Huế Hoàng Thị Kim Cúc, tâm hồn người đang yêu khi nào chẳng phơi phới. Vậy nên Vĩ Dạ sống trong lòng nhà thơ mới tràn trề nhựa sống như thế:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Vĩ Dạ nhiều cau. Những hàng cau xanh bát ngát của buổi sớm mai cộng hưởng ánh nắng vàng rực và sắc non tơ mơn mởn của vườn cây trái Vĩ Dạ sao mà khó quên đến thế. Mỗi sớm, mặt trời rọi ánh dương xuống xuyên qua kẽ lá cau dài đổ thành giàn đan xuống mặt đất. Những thân cau cao, thẳng, nhiều đốt.

Nắng rọi xuống thân cau in bóng một cây thước khổng lồ đang cần mẫn đo đạc mực nắng. Ánh nắng chiếu xuống nhưng lại có sắc “mới lên”. Một câu thơ có tới hai từ nắng. Hàn Mặc Tử đã lấy màu nắng để gột rửa sắc xanh ánh lên màu ngọc bích. Có ai không yêu một Vĩ Dạ đầy sống động như thế. Sống động tới độ có gương mặt chữ điền nào đó cứ say đắm ngắm nghía quên mọi thời gian và không gian?

“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Bức tranh thiên nhiên bỗng “cóc nhảy” đến không gian trời mây sông nước với những tình cảm đứt gãy và chia lìa. Vừa mới vườn non tơ mơn mởn đây thôi mà giờ chỉ có nước “buồn”, hoa bắp cô liêu, “thuyền ai” bất định… Vừa mới đây thôi còn đằm đằm ấm ấm ánh mắt ai đó say đắm cảnh sớm mai. Nay bỗng chốc thấy bóng người đang chới với một “bến sông” mỏi mòn chờ “thuyền ai” đem ánh trăng hạnh phúc về. Bức tranh có sông, nước, hoa, thuyền, bến, trăng tràn đầy ấy sao chỉ có tiếng thở than thiu nghỉu, dự cảm không “kịp”.

Ngoài tiếng buồn thở than, ta thấy bức tranh như đang bị cắt rời, lìa bỏ nhau. Gió thổi mây bay. Thế mà gió “lối gió”, mây lại “đường mây”. Thuyền và bến luôn luôn đi liền với nhau. Thuyền cần bến đậu. Bến có thuyền mới là bến. Vậy mà thi sĩ không rõ thuyền ai, thuyền đâu. Một bức tranh chỉ thấy sự cô liêu và đứt gãy. Thế nhưng, có một điều chúng ta thừa hiểu rằng. Người càng lo sợ, càng bất an thì càng chứng tỏ tình yêu vô bờ bến với thiên nhiên Vĩ Dạ.

Tóm lại, Hàn Mặc Tử đã sử dụng nhiều nghệ thuật khác nhau để thể hiện bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ như sáng tạo ngôn từ, gieo vần, bắt âm, từ dùng giàu sắc thái, giọng thơ linh hoạt. Qua đó, nhà thơ nói lên tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu nặng, thiết tha.

Chia sẻ 🌼 Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 🌼 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Chọn Lọc – Mẫu 11

Bài phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ chọn lọc sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý làm bài mới mẻ và thú vị.

Nói đến Huế, ta lại nhớ về thôn Vĩ Dạ, địa danh đã khơi nguồn cho thơ Hàn Mạc Tử. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ “Thuần túy Huế, tinh khiết Huế” đã bộc lộ rất rõ cuộc sống con người, bức tranh thiên nhiên của một xứ Huế đẹp và thơ mộng.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Một thôn Vĩ Dạ với những cảnh sắc rất xinh đẹp, hấp dẫn, nên thơ, cái ảo và cái thực xen kẽ nhau trong từng hình tượng, ở đây hiện ra những gì bình dị quen thuộc của quê hương, ánh nắng hồng sớm mai và sắc xanh của lá tạo một sự hài hòa rất độc đáo cho bức tranh cảnh.

Hình anh so sánh “xanh như ngọc” mang tác dụng biểu cảm sâu sắc, gợi nên những hình ảnh khác nhau về thôn Vĩ Dạ. Những ngôi nhà ở Vĩ Dạ thường được xây cất, bài trí hài hòa với vườn cây, trong một cấu trúc thẩm mĩ khéo léo giữa nhà và vườn. Có lẽ cảnh đẹp ấy đã tạo thành chất liệu cho ấn tượng về thôn Vĩ đẹp và nên thơ.

Nhưng Vĩ Dạ hiện lên không chỉ đẹp ở cảnh, mà còn ở con người: khuôn mặt chữ điền ấy đã là sự biểu thị cho những gì chân chất, phúc hậu của con người xứ Huế. Hàn Mạc Tử chắc đã phải hiểu xứ Huế đến mức nào và nặng tình với nơi ấy đến làm sao mới thể hiện được sự gắn bó hài hòa giữa cảnh và người đến như vậy, nhưng đồng thời cũng làm hiện lên được tính cách kín đáo, e ấp của người dân nơi đây. Thật thú vị khi trong thơ Hàn, hai danh giới giữa thế giới ảo và thực đã bị xóa nhòa đi:

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn, thiu hoa bắp lay.

Câu thơ duy nhất gợi nhớ đến nhịp điệu cuộc sống Huế. Cái buồn nhè nhẹ, mênh mang mênh mang cứ thấm dần vào tận đáy lòng ai và cái nét “trầm tư chẳng nơi nào có được” ấy chính là cái cũng rất đặc trưng cho Huế. Thế rồi ta không còn nhận ra được đâu là thực và đâu là ảo nữa. Vừa mới nắng đấy, bây giờ ánh trăng đã tràn đấy:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Một dòng sông thực, một con đò thực, một bến đò thực đã chuyển hóa thành dòng sông thơ. con thuyền thơ và bến đò thơ.

Những câu thơ như vậy thật không thể phân tích, bình luận một cách thực thà vì e rằng làm tan mất con thuyền chở trăng trên sông trăng về với bến trăng. Hàn Mặc Tử đã gửi gắm tình yêu, nỗi ngóng đợi trông chờ tình yêu vào con thuyền trăng trên bến sông trăng – một ý thơ độc đáo và tài hoa. Tình yêu ở đây nhẹ nhàng, kín đáo làm sao.

Cảnh chiều xứ Huế hiện lên trong những câu thợ cuối cùng với hình ảnh con người xứ Huế đã bị sương khói đẩy ra xa hơn, như mơ như thực, như mờ như hiện. Thiếu nữ với tà áo trắng trong phất phảng sương khói ấy trở thành cái gi đó xa vời, khó với tới, cái tình người có ở đây không mãnh liệt, nồng cháy bao nhiêu thì lại càng thi vị bấy nhiêu.

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số ít những bài thơ của Hàn Mạc Tử viết về Huế với tình cảm trong sáng và sâu nặng đến như vậy. Bài thơ thể hiện được những nét đẹp của người và cảnh xứ Huế vào những thời khắc khác nhau. Tình người và tình đời hòa quyện với thiên nhiên tạo nên một nét độc đáo đầy cảm xúc về con người thôn Vĩ Dạ của Huế mộng mơ và nên thơ.

Tặng bạn 🌹 Phân Tích 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 🌹 17 Mẫu Cảm Nhận Khổ 1 2

Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Đạt Điểm Cao – Mẫu 12

Để viết phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý làm bài dưới đây:

Hàn Mạc Tử được biết đến là một nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt với phong cách “điên”, có đôi khi là vượt ra khỏi thế giới hiện thực, tràn ngập mộng mị. Tuy nhiên sáng tác của ông vẫn có những vần thơ về thiên nhiên mượt mà, đẹp tươi như rọi vào lòng người đọc xúc cảm mới. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, thiên nhiên xứ Huế mộng mơ. Bức tranh ấy neo đậu trong lòng nhà thơ và neo lại trong lòng người đọc nhiều dư âm.

“Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ được ghi sau một bức ảnh được gửi từ người con gái xứ Huế. Khi ấy Hàn Mạc Tử đang ở Quy Nhơn dưỡng bệnh. Nỗi nhớ mong, hoài niệm về con người và thiên nhiên xứ Huế, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ tuyệt đẹp này. Thiên nhiên trong bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” dường như cũng mang nhiều gam màu, nhiều cung bậc lẫn lộn trong chính cảm xúc của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng, tình tứ người “khách xa” sao lâu nay không về Huế chơi:

Sao anh không về chơi thôn Vỹ

Tứ thơ thật đẹp, thật tinh tế và ẩn chứa nội dung sâu xa. Nỗi nhớ về Huế được tác giả gửi gắm qua lời trách yêu nhẹ nhàng này. Hàn Mạc Tử đã dẫn dụ người đọc khám phá một bức tranh xứ Huế nhiều nét đẹp riêng.

Sau lời trách móc ấy, một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tràn đầy sức sống hiện ra:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Bức tranh thiên nhiên xứ Huế vào buổi sáng ban mai tinh khôi, trong lành. Ánh nắng đầu ngày luôn tinh khô, tràn đầy sức sống nhất. Dường như ánh nắng đang lên cao trên những hàng cau dài thẳng tắp. Từ “nắng” được lặp lại hai lần như nhấn mạnh bầu không khí trong lành nhất ở xứ Huế mộng và thơ. Một khu vườn hiện lên thật xinh xắn và tươi đẹp. \”Vườn ai” phiếm chỉ một địa danh cụ thể nào đó nhưng tác giả ẩn ý không nói ra. Màu xanh “như ngọc” của khu vườn khiến cho bức tranh bừng lên sức sống. Không phải xanh non, xanh rì mà là “xanh mướt”. Từ “mướt” làm mềm cả câu thơ và khiến cho khung cảnh trở nên hiền dịu và nên thơ hơn

Đến câu thơ cuối dường như hình ảnh con người mới xuất hiện. Mặt chữ điền là khuôn mặt phú hậu, hiền lành của người con trai. Cây trúc biểu tượng cho chí trí nam chi. Có lẽ có “khách đường xa” nào đã ghé thăm xứ Huế, nhưng chỉ là ghé thăm một cách thầm lặng như vậy.

Qua ngôn ngữ điêu luyện, giọng văn nhẹ nhàng, Hàn Mạc Tử đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế nên thơ nhất. Tuy nhiên sang đến khổ thơ thứ hai thì dường như bức tranh thiên nhiên ở đây đã bắt đầu chuyển màu:

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Có một sự chia ly, tan vỡ ở trong hai câu thơ. Mây và gió vốn chung đường nhưng trong thơ Hàn Mạc Tử lại chia lìa đôi ngả. Hình ảnh hoa bắp ven bờ sông hương lay nhẹ rơi rụng xuống mặt nước khiến người đọc liên tưởng đến sự nổi trôi, bấp bênh của một đời người. Thiên nhiên ở đây vẫn đẹp, nhưng đẹp mang nỗi buồn mênh mang và sâu thẳm.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

Xứ Huế với một đêm nên thơ, tràn ngập ánh trăng nhưng dường như tác giả đang thấp thỏm, lo âu điều gì đó. Từ “kịp” khiến cho mạch thơ vỡ ra, vội vàng và gấp gáp hơn. Tác giả đang hỏi ai hay hỏi chính bản thân mình

Và đến khổ thơ cuối thì dường như thiên nhiên đã chuyển sang gam màu khác, mờ ảo, huyền diệu hơn:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ai biết tình ai có đậm đà

Một đêm trăng mờ ảo, sông nước mênh mông khiến tác giả có cảm giác như mọi thứ đang ở trong cõi hư không. Màu trắng bao trùm lấy khổ thơ cuối. Sự mộng mị của cảnh sông nước khiến cho tác giả thấy mình chới với, không có điểm tựa. Câu hỏi cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi da diết và day dứt, nó như một điệp âm cứ thổn thức mãi trong lòng tác giả.

Bức tranh thiên nhiên của xứ Huế có sự chuyển biến qua ba khổ thơ theo hướng hư không, mờ ảo dần. Tuy nhiên người đọc vẫn nhận ra được sức sống tràn trề, nét đẹp tinh khôi của một bức tranh thiên nhiên ở Huế.

“Đây thôn Vỹ Dạ” là một bức tranh về xứ Huế vừa tươi đẹp, vừa mộng mơ, vừa huyền ảo khiến người đọc có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Phân Tích Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ 💕 14 Bài Cảm Nhận Đoạn 2 Hay

Bài Văn Phân Tích Bức Tranh Thiên Nhiên Đây Thôn Vĩ Dạ Sinh Động – Mẫu 13

Tham khảo và vận dụng những luận điểm hay trong bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên Đây thôn Vĩ Dạ sinh động dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Căn cứ vào bản thân văn bản thơ, ta thấy nổi lên hàng đầu là hình ảnh thiên nhiên của vùng đất Huế đẹp và thơ. Bài thơ gồm 3 khổ, 12 câu thất ngôn. Mỗi khổ thơ dường như được dành để nói về một phương diện của Huế.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi làm sống dậy kỉ niệm về thôn Vĩ, nói rộng hơn về xứ Huế, trong tâm thồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mạc Tử. Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau. Vĩ Dạ có những hàng cau thẳng tắp thân cao vượt lên trên các mái nhà và những tán cây. Những tàu cau còn bóng loáng sương đêm như hút lấy ánh sáng lúc ban mai.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc là câu thơ không có gì đặc sắc tân kì lắm về mặt sáng tạo hình ảnh và từ ngữ, nhưng càng nghĩ càng thấy tả những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ cũng chỉ có thể nói như thế mà thôi. Mỗi ngôi nhà ở Vĩ Dạ, nói chung ở Huế, được gọi là những nhà vườn. Vườn bọc quanh nhà, gắn với ngôi nhà xinh xinh thường là nhà trệt, thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ.

Xuân Diệu gọi mỗi câu trúc ấy là một bài thơ tứ tuyệt. Vì thế vườn được chăm sóc chu đáo: những cây cảnh và cây ăn quả đều xanh tốt mơn mởn và sạch sẽ. dường như được cắt tỉa, lau chùi, mài giũa thành những cành vàng lá ngọc. Sự ví von ở đây được nâng lên theo hướng cách điệu hóa.

Khuynh hướng cách điệu hóa được đẩy lên cao hơn nữa ở câu thứ tư: Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Đã gọi là cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng cách điệu hóa cùng xuất phát từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc, có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.

Trong khổ thơ thứ hai, dòng kỉ niệm vẫn tiếp tục. Nhớ Huế không thể không nhớ dòng sông Hương. Dòng sông Hương, gió và mây. Con thuyền ai đó đậu dưới ánh trăng nơi bến vắng… Bốn câu thơ như diễn tả cái nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của Huế.

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.

Cái tinh tế ở đây tả làn gió thổi rất nhẹ, không đủ cho mây bay, không đù cho nước gợn, nhưng gió vẫn run lên nhè nhẹ cho hoa bắp lay. Tất nhiên đây phải là cảnh sông Hương chảy qua Vĩ Dạ lững lờ trôi về phía cửa Thuận. Đúng là nhịp điệu của Huế rồi.

Hai câu tiếp theo đầy trăng. Cảnh trong kỉ niệm nên cảnh cũng chuyến theo logic của kỉ niệm. Cảnh sông Hương không gì thơ mộng hơn là dưới ánh trăng. Hàn Mạc Tử cũng không mê gì hơn là mê trăng. Trăng trở thành nhân vật có tính huyền thoại trong nhiều bài thơ của ông. Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí hư ảo, như là trong mộng.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Phải ở trong mộng thì sông mới có thể là sông trăng và thuyền mới có thể chở trăng về như một du khách trên sông Hương… Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, nhưng sông trăng thì có lẽ là của Hàn Mạc Tử. Khổ thơ thứ ba nói về người xưa nơi thôn Vĩ. Nhớ cảnh không thể không nhớ người. Người phù hợp với cảnh Huế không có gì hơn là những cô gái Huế. Ai làm thơ về Huế mà chẳng nhớ đến những cô gái này (Huế đẹp và thơ của Nam Trân, Dửng dưng của Tố Hữu…).

Những khổ thơ dường như mở đầu bằng một lời thốt ra trước một hình ảnh ai đó tuy mờ ảo nhưng có thực:

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra

Mờ ảo vì khách đường xa và nhìn không ra nhưng có thực vì áo em trắng quá. Hình ảnh biết bao thân thiết nhưng cũng rất đỗi xa vời. Xa không chỉ là khoảng cách không gian mà còn là khoảng cách của thời gian, và mối tình cũng xa vời vì vốn xưa đã gắn bó, đã hứa hẹn gì đâu. Vì thế mà ai biết tình ai có đậm dà.

Ai là anh hay là em? Có lẽ là cả hai. Giữa hai người (Hàn Mạc Tử và cô gái mà nhà thơ đã từng thầm yêu trộm nhớ) là sương khói của không gian, của thời gian, của mối tình chưa có lời ước hẹn, làm sao biết được có đậm đà hay không? Lời thơ cứ bâng khuâng hư thực và gợi một nỗi buồn xót xa.

Nhưng khổ thơ không chỉ minh họa cho mối tình cụ thể giữa nhà thơ và người bạn gái. Đặt trong dòng kỉ niệm về Huế, ta thấy hiện lên trong sương khói của đất kinh đô hình ảnh rất đặc trưng của các cô gái Huế. Những cô gái Huế thường e lệ quá, kín đáo quá nên xa vời, hư ảo quá. Những cô gái ấy khi yêu, liêu tình yêu có đậm đà chăng? Đây không phải la sự đánh giá hay trách móc ai. Tình yêu càng tha thiết, càng hay đặt ra những nghi vấn như vậy.

Tình trong thơ bao giờ cũng là tình riêng. Nhưng tình riêng chỉ có ý nghĩa khi nói được tình của mọi người. Phép biện chứng của tình cảm nghệ sĩ là như vậy. Đối với sự tiếp nhận của người đọc, nổi lên trước hết trong bài thơ này, và người xứ Huế.

Tham khảo trọn bộ 🌟 Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 🌟 14 Bài Phân Tích Khổ 2 3

Viết một bình luận