Nhận Định Về Tô Hoài: 27+ Mẫu Nhận Xét, Lời Bình Ngắn Hay

Nhận Định Về Tô Hoài ❤️ 27+ Mẫu Nhận Xét, Lời Bình Ngắn Hay ✅ Đọc Thêm Những Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất Về Nhà Văn Tô Hoài.

Vài Nét Về Tô Hoài

Nổi tiếng với các tác phẩm trong chương trình ngữ văn như “Dế mèn phiêu lưu kí”, “Vợ chồng A Phủ”… nhà văn Tô Hoài đã trở thành tượng đài trong viết truyện ngắn Việt Nam. Dưới đây là những thông tin về Tô Hoài bạn nên biết:

I. Tiểu sử:

  • Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.
  • Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công.
  • Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).
  • Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
  • Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp
  • Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.
  • Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
  • Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

II. Sự nghiệp

  • Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, bắt đầu tham gia vào các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp . Từ đây, ông hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực báo chí, văn hoá văn nghệ và đạt rất nhiều thành tựu xuất sắc.
  • Sau năm 1945, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc” và là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.
  • Đến năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài được nắm giữ rất nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như : ủy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.
  • Từ năm 1954 trở đi, ông bắt đầu tập trung vào sự nghiệp sáng tác của mình, nhanh chóng gặt hái thành công và được nhiều người yêu mến.
  • Tô Hoài là một nghệ sĩ rất đa tài, trong suốt sự nghiệp văn chương của mình ông đã miệt mài sáng tác hàng trăm tác phẩm thuộc đủ thể loại như: tiểu thuyết, truyện vừa, bút ký, ký sự, truyện ngắn, hồi ký, tự truyện, tiểu luận phê bình, truyện viết cho thiếu nhi, cho đến cả các bài báo ngắn.
  • Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:
    • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây Bắc);
    • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
    • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
    • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).
    • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010.

III. Các tác phẩm chính

a. Trước cách mạng tháng Tám

  • Trước cách mạng tháng 8, văn học của ông chủ yếu viết về các loài vật và những câu chuyện về người dân nông thôn sống trong cảnh nghèo khổ.
  • Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944).
  • Tác phẩm nổi bật nhất trong số đó là truyện Dế Mèn phiêu lưu kí – một tác phẩm văn xuôi viết về loài vật miêu tả bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và thú vị cùng rất nhiều bài học nhân sinh ý nghĩa được tác giả gửi gắm. Đây là một tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi và đã được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản ở một số nước trên thế giới.

b. Sau cách mạng tháng Tám

  • Sau cách mạng tháng 8, ông có những chuyển biến mạnh mẽ về phong cách và tư tưởng sáng tác với những tác phẩm phản ánh cuộc sống cơ cực của nhân dân dưới ách thống trị tàn bạo của của giặc xâm lược và con đường đến với cách mạng giải phóng của họ.
    • Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành(1972).
    • Tiểu thuyết : Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố(1980), Quê nhà (1981, Giải A năm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).
    • Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm Cămphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981). Cát bụi chân ai (1992).
    • Truyện thiếu nhi : Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)
    • Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác : Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997).
  • Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế mèn phiêu lưu kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

IV. Phong cách nghệ thuật

a. Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện rất tập trung

  • Tác phẩm của Tô Hoài viết chủ yếu về hai địa bàn: vùng ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc.
  • Đối tượng được Tô Hoài khai thác nhiều nhất, thành công nhất trong tác phẩm của ông là cuộc sống của người lao động đói nghèo ở ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc.
  • Bên cạnh đó, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường viết truyện về loài vật. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện trong tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn đối với người đọc, giúp họ nhận ra sự sinh tồn tự nhiên của xã hội loài vật đó.

b. Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc

  • Cách đặt tên cho tác phẩm của Tô Hoài có khi được xuất phát từ thành ngữ dân gian: “ Đất khách, quê người”; “ Hoa đồng cỏ dại”; “ Giăng thề còn đó trơ trơ”.
  • Cách kể chuyện, dẫn truyện của Tô Hoài có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, biểu hiện rõ ở tác phẩm Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Dế Mèn phiêu lưu kí .
  • Tô Hoài thường đi vào khám phá và thể hiện truyền thống nhân nghĩa của con người Việt Nam như : trọng nghĩa khinh tài, khí tiết, thủy chung,…
  • Tô Hoài khai thác đề tài lịch sử để ngợi ca phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, tiêu biểu là tác phẩm Đảo hoang, Chuyện ông Gióng.

c. Cách quan sát thông minh hóm hỉnh và rất tinh tế

  • Những trang văn của Tô Hoài khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội ở vùng ngoại thành Hà Nội và vùng núi Tây Bắc đều để lại cho người đọc ấn tượng sâu bền, cũng như luôn mang đến cho họ nguồn tư liệu rất phong phú về lịch sử, địa lí và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.
  • Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm lí của nhân vật, Tô Hoài đã chọn lựa những chi tiết độc đáo có sức gợi cảm nhằm tác động mãnh liệt đến tình cảm nhận thức của người đọc về thân phận của nhân vật.
  • Nhà văn còn sử dụng yếu tố ngoại cảnh để góp phần làm nổi bật hơn nội tâm của nhân vật trong từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Chính vì thế, các nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thường mang nét riêng và gợi cho người đọc biết bao điều suy ngẫm.

d. Đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng. Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó.
  • Ở từng vùng đất, từng đối tượng, từng loại nhân vật, ông đều có cách sử dụng ngôn ngữ thích ứng với đặc điểm của nó.
  • Mặt khác, ông còn sử dụng thành công những từ ngữ giàu sức tạo hình, từ chỉ màu sắc, từ địa phương,… Điều đó tạo cho tác phẩm của ông vừa có vẻ đẹp giản dị, vừa không kém phần kì thú.

Xem ngay mẫu 🌸 Dàn Ý Vợ Chồng A Phủ Của Tô Hoài  🌸 tác phẩm đặc sắc!

Những Nhận Định Về Tô Hoài Hay Nhất

SCR.VN chia sẻ đến bạn những nhận định của các nhà phê bình văn học về nhà văn Tô Hoài, xem ngay nhé!

Phạm Xuân Nguyên Nhận Xét Về Tô Hoài

Đánh giá về sự nghiệp văn học của Tô Hoài, Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng từ rất sớm với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký . Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường.”

Nhận Định Về Tô Hoài Của Giáo Sư Phong Lê

“Tô Hoài là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20. Ông thuộc thế hệ 20, từ năm 1920 ngược về trước. Đó là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn họ thế kỉ 20 – làm nên mùa màng 1930-1945, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận. Ông cũng là người hiếm hoi nhất còn lại của thế hệ ấy, cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh”.

Nhận Định Về Tô Hoài Của Phan Anh Dũng

“Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con người đời dài rộng khi đã trưởng thành”

Nhận Định Về Tô Hoài Của Hữu Thỉnh

“Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước , càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng”.

Nhận Định Về Tô Hoài Của Hà Minh Đức

“Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam”

Đọc thêm 🌸 Nhận Định Về Tố Hữu 🌸 thú vị!

Nhận Định Về Tô Hoài Của Đỗ Hải Ninh

Nhà phê bình văn học Đỗ Hải Ninh nhận định:

“Không chỉ hấp dẫn người đọc ở nguồn tư liệu tươi rói về đời sống văn nghệ một thời mà còn ở giọng kể và cách tạo không khí truyện kể trong tác phẩm của Tô Hoài.

Dù ở thể loại nào, hồi ký hay tiểu thuyết, người kể chuyện trần thuật ở ngôi thứ nhất xuyên suốt ba tác phẩm Cát bụi chân ai, Chiều chiều và Ba người khác, vẫn là nhân vật giàu trải nghiệm, luôn chuyển dẫn từ quá khứ đến hiện tại nhờ hồi tưởng và liên tưởng, với giọng kể hóm hỉnh thể hiện cái nhìn bình thản và an nhiên trước mọi biến cố.

Sự linh hoạt của ngòi bút và phong cách văn xuôi hấp dẫn của Tô Hoài có lẽ bắt nguồn từ chính quan niệm của ông: Cuộc đời như là văn chương”

Nhận Định Về Tô Hoài Của Nguyễn Đăng Điệp

TS Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học cho rằng chính việc viết nhiều, viết không ngừng nghỉ đã làm nên tầm vóc của Tô Hoài. Khi nhìn vào khối lượng tác phẩm đồ sộ của Tô Hoài, nhiều người trong giới văn chương sẽ không tránh khỏi cảm giác “ngốt” trước sức làm việc của ông.

“Tôi nghĩ, Tô Hoài mang phẩm chất của một cây bút chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp ở chỗ ngày nào ông cũng viết kỹ chứ không sản xuất công nghiệp. Cách làm việc của ông làm ta nhớ đến lời Stendhal: “Viết mỗi ngày một ít, thiên tài hay không cũng vậy”, TS Nguyễn Đăng Điệp nói.

Theo TS Nguyễn Đăng Điệp, Tô Hoài viết nhiều nhưng trước sau nhà văn vẫn trở đi trở lại với hai vùng đất: con người, phong thổ ngoại ô Hà Nội và vùng đất Tây Bắc. “Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của người thường, chuyện thường của đời thường”, TS Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh.

Nhận Định Về Tô Hoài Của Bùi Tuấn Nghĩa

Phát biểu tại tọa đàm, Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng Bùi Tuấn Nghĩa cho biết: “Với 94 năm tuổi đời và hơn 70 năm tuổi nghề, với một số lượng tác phẩm đồ sộ, gần 200 đầu sách trải rộng trên nhiều mảng đề tài, có thể nói Tô Hoài là nhà văn của nhiều thời, nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi khác nhau.

Nhà văn Tô Hoài cũng chính là người tiên phong khai đường mở lối và xác lập một vị thế vững chắc cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Ông cũng là một trong những thành viên tham gia sáng lập NXB Kim Đồng, người lấy tên của vị anh hùng thiếu niên Kim Đồng đặt cho Nhà xuất bản thiếu nhi đầu tiên của Việt Nam”.

Nhận Định Về Tô Hoài Của Nguyễn Trương Quý

Nhà văn Nguyễn Trương Quý cho rằng ghi chép về Hà Nội của Tô Hoài chọn góc nhìn vào những câu chuyện nhỏ đôi khi là vặt vãnh của phố xá mà cho đến thế kỷ 20 người ta mới nhận thấy chúng là di sản của phố và đầy nuối tiếc nhìn chúng đang dần biến mất. Di sản ở đây bao gồm cả những di sản kiến trúc lẫn các phong tục sinh hoạt, văn bản, trước tác gắn liền với chúng. Cùng với nhiều tác giả khác Tô Hoài chính là một người đã làm công việc giữ một đô thị di sản trong những trang văn.

“Có thể nói Tô Hoài đem lại cho văn chương viết về Hà Nội một chân dung thú vị như thể một người đã chụp một bộ ảnh Hà Nội từ đen trắng sang ảnh màu, tạo ra một dữ liệu thuyết phục cho bất cứ ai muốn nhận diện đô thị này. Bộ ảnh đó có tấm cảm động, có tấm hài hước, có tấm buồn bã. Nhưng điều thú vị nhất chính là người ta sẽ thấy bóng dáng Tô Hoài luôn ở một góc những khung hình đó, thong rong vừa đủ cho sự hiện diện lão luyện hơn người”, nhà văn Nguyễn Trương Quý nhấn mạnh.

Tổng hợp 🌸 Nhận Định Về Hồ Xuân Hương 🌸 hay nhất!

Viết một bình luận