Nhận Định Về Mùa Xuân Nho Nhỏ Và Thanh Hải [21+ Lời Bình Hay]

Nhận Định Về Mùa Xuân Nho Nhỏ Và Thanh Hải ❤️ 21+ Lời Bình Hay ✅ Sưu Tập Những Nhận Định Về Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải.

Vài Nét Về Thanh Hải Và Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ

SCR.VN chia sẻ đến bạn những thông tin ngắn gọn và chính xác nhất về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ nổi tiếng của ông “Mùa xuân nho nhỏ”!

Vài Nét Về Thanh Hải

1. Tiểu sử

  • Thanh Hải (1930-1980), tên thật Phạm Bá Ngoãn, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những ngòi bút tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam.
  • Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là anh cả trong gia đình gồm ba anh em.
  • Ông là người con yêu gia đình, một nhà thơ yêu nước vì cuộc sống nên khi Thanh Hải 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng ở huyện Hương Thủy làm chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế.
  • Vào năm 1954 – 1964, ông ở lại quê hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Trong các năm 1964 – 1967, ông phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.
  • Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Sống được 5 năm trong hòa bình thì ông bị bệnh hiểm nghèo xơ gan cổ trướng, phải nằm Bệnh viện Trung ương Huế. Khi đó, ông viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Chẳng bao lâu sau khi viết bài thơ này, ông qua đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1980. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được in trong tập thơ “Huế mùa xuân“.

2. Sự nghiệp văn học

  • Thanh Hải là một trong những nhà thơ nổi bật trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ của Thanh Hải giàu ngôn ngữ trong sáng, cảm xúc tha thiết chân thành và lắng đọng. Thơ của ông luôn bình dị, nhẹ nhàng nhưng lại thấm đẫm triết lý sống, thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
  • Bên cạnh đó, trong thơ ca của ông còn có hình ảnh người phụ nữ, đó là những cô thiếu niên xung phong, người mẹ, người vợ, anh em liên giao.
  • Trong suốt 50 năm cuộc đời của ông, Thanh Hải có 5 tập thơ:
    • Những đồng chí trung kiên (1962)
    • Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975) tập thơ
    • Mùa xuân nho nhỏ (11/1980) (được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc tháng 12/1980)
    • Ánh Mắt (1956)
    • Mưa xuân đất này (1982) tập thơ

Mẫu 🌸 Dàn Ý Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌸 chi tiết!

Vài Nét Về Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ

1. Hoàn cảnh sáng tác

  • Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.

2. Bố cục

  • Khổ đầu (6 dòng thơ): cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời;
  • Hai khổ 2, 3 (từ “Mùa xuân người cầm súng” đến “cứ đi lên phía trước”): hình ảnh mùa xuân đất nước;
  • Hai khổ 4, 5 (từ “Ta làm con chim hót” đến “Dù là khi tóc bạc”): những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước;
  • Khổ thơ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.

3. Giá trị nội dung

  • Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện chân thành của tác giả về một cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

4. Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

Học cách 🌸 Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌸 bằng mẫu văn hay sau đây!

Những Nhận Định Về Thanh Hải Hay Nhất

Cùng xem ngay những nhận định hay nhất về nhà thơ Thanh Hải, tác giả bài “Mùa xuân nho nhỏ” mà bạn đọc yêu mến!

Các Nhà Phê Bình Nói Về Thanh Hải

“Thanh Hải là nhà thơ cách mạng. “Cái tôi” của nhà thơ cách mạng có đặc điểm nổi bật là thường gắn liền, hài hòa với “cái ta” của cộng đồng, gắn với nhân dân, đất nước.”

“Nói đến thơ Thanh Hải là ta nói đến thơ đa giọng điệu. Thơ ông vừa có nốt trầm xao xuyến, lại vừa là hiệu triệu của Tổ quốc. Thơ ông vừa có cái tâm tình xe xót của bà mẹ, giọng kể của nhiều người,… Tất cả đã làm nên đa giọng trong thơ ông.”

Trần Hữu Tá Nhận Xét Về Thanh Hải

Cuộc chiến đấu bền bỉ và anh dũng của nhân dân miền Nam, nhân dân Thành Thiên, là nguồn cảm hứng chính cho thơ của Thanh Hải . Sau năm 1975, thơ ông trưởng thành hơn.

Nhìn chung, thơ ông chân chất, giản dị, nhân hậu và chân thành. Nhưng anh ấy không đổi mới phong cách, và thường xuyên lặp lại những sai lầm tương tự. thanh hải là một trong nhiều cây bút có đóng góp cho nền thơ ca chống Mỹ ở miền Nam …

Nhận Định Về Thanh Hải Của Hoài Thanh

“Thanh Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một khi tiếng nói của cách mạng vút lên được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà thơ lớn vẫn rất quý.”

Nhận Xét Về Thanh Hải Của Vũ Quần Phương

“Thơ Thanh Hải được đông đảo bạn đọc biết đến từ năm 1962… Thơ Thanh Hải khi ấy được cả miền Bắc nâng niu, coi đó là tiếng nói nhớ thương, niềm khát khao đoàn tụ của miền Nam xa cách. Từ đó, những bài thơ Thanh Hải liên tục được giới thiệu trên báo chí miền Bắc”

Lời Bình Về Thanh Hải Của Hồ Thế Hà

Hồ Thế Hà cho giọng thơ Thanh Hải là một giọng “cao”. Ông viết: “Giọng cao, có phần hợp với không khi chiến đấu là giọng điệu chủ yếu của thơ ông trước năm 1975 kéo dài đến những năm sau 1975. Thơ ông chưa tạo được những phức hợp các tính chất hiện đại như Chế Lan Viên và các nhà thơ trẻ sau này”

Giọng điệu thơ Thanh Hải còn cung bậc khác nữa. Đó là giàu chất suy tư hơn, thâm trầm hơn, đau xót hơn. Hồ Thế Hà khẳng định: “Nỗi buồn thấp thoáng trong thơ đã làm cho giọng điệu thơ Thanh Hải có thêm cung bậc mới”

Tham khảo bài văn 🌸 Liên Hệ Mở Rộng Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ 🌸 dành cho học sinh giỏi!

Những Nhận Định Về Mùa Xuân Nho Nhỏ Hay Nhất

Cuối cùng là 1 số nhận định hay về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” mà bạn nên tham khảo để bổ sung vào bài văn của mình.

Lí Luận Văn Học Về Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Trần Đình Sử

Bài thơ không chỉ hay về ý tứ mà còn hay về nhạc điệu. Câu thơ 5 tiếng ngắt nhịp 3/2 xen với 2/3 linh hoạt…Không chỉ ngắt nhịp linh hoạt, nhà thơ còn chú ý dùng vần trắc cuối năm khổ thơ, tạo một âm vang giòn giã như thể nhịp phách tiền. Đó là các câu cuối khổ thứ nhất, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu…

Lê Khánh Mai Nhận Định Về Mùa Xuân Nho Nhỏ

Bài thơ có cấu tứ “lộ thiên” theo chiều không gian mở. Mạch thơ đi theo trình tự: Xuân thiên nhiên – Xuân con người – Xuân đất nước – Xuân thi sĩ và cuối cùng là Xuân đất Huế quê hương. Đây là dạng cấu tứ thông thường. Nếu không có những thành công ở những yếu tố nghệ thuật khác loại cấu tứ này, dễ sa vào đơn giản, dễ dãi. Nhưng nhờ những hình ảnh độc đáo, bất ngờ, nhạc điệu, trạng thái xuất thần của cảm xúc đã khiến bài thơ trôi chảy một cách tự nhiên như một dòng sông đầy ắp hiền hòa, ào ạt reo ca.

Nhận Định Về Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Trần Hữu Tá

Bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” (1980, hoàn thành ngay trên giường bệnh trước khi ông qua đời) là một thành công tinh túy nhất.

Nhận Xét Về Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Lê Khánh Mai

“Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng của nhà thơ trước khi về với cõi vĩnh hằng, “là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời thơ.”

“Nhà thơ Thanh Hải đã gửi lại cho đời “Một mùa xuân nho nhỏ”, “một nốt trầm xao xuyến”, nhưng đó là mùa xuân còn mãi như ngọn lửa nhỏ sẽ mãi nhen lên, đó là một nốt trầm cứ vang ngân không dứt.”

Lời Bình Về Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Mai Văn Hoan

Nhà thơ Mai Văn Hoan khẳng định thơ Thanh Hải một nốt trầm xao xuyến. Ông viết: “Thanh Hải vẫn lặng lẽ làm “một nốt trầm” góp vào bản “hoà ca” bằng tập thơ: Huế mùa xuân

Phê Bình Văn Học Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Hà Minh Đức

Thể thơ năm chữ, như nhận xét của Hà Minh Đức: “câu thơ gồm năm âm tiết với nhịp thơ ngắn gọn, có khả năng tiến thoái rất linh hoạt”

Giới thiệu đề tài 🌸 Nhận Định Về Nguyễn Minh Châu 🌸 nhà văn tiêu biểu!

Viết một bình luận