Nhận Định Về Hồ Chí Minh ❤️ 29+ Lời Bình, Nhận Xét Về Bác Hay ✅ Đọc Thêm Những Bài Văn Nhận Định Xuất Sắc Nhất Về Bác Hồ.
Vài Nét Về Hồ Chí Minh
Chia sẻ với bạn đôi nét về Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc đời và phong cách sáng tác của Bác:
I. Tóm tắt tiểu sử:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; sinh ra trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao và các làn điệu dân gian.
- Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).
- Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
- Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.
- Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.
- Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.
- Sau đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người qua đời ngày 2/9/1969.
=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
II. Phong cách nghệ thuật
a. Tác phẩm tiêu biểu:
- Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…
b. Quan điểm sáng tác văn học của Bác Hồ:
- Trong văn chính luận:
- Lời văn mặc dù ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện rõ tư duy sắc sảo, tập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)
- Trong truyện và kí:
- Mang tính hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây.
- Tác phẩm tiêu biểu: Pa-ri (1922); Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Con người biết mùi hun khói (1922); Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), Nhật kí chìm tàu (1931)…
- Trong thơ ca:
- Lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ vừa dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe, giàu chất trữ tình và tính chiến đấu.
- Tác phẩm tiêu biểu: Pắc Bó hùng vĩ; Tức cảnh Pắc Bó; Đăng sơn; Đối nguyệt; Nguyên tiêu; Thu dạ; Cảnh khuya
Những mẫu 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Về Hồ Chí Minh 🌸 chi tiết!
Những Nhận Định Hay Về Hồ Chí Minh
SCR.VN đã tuyển tập những câu nói, những lời nhận xét, nhận định về Chủ Tịch Hồ Chí Minh của những người nổi tiếng trên Thế giới, mời bạn xem qua:
Nhận Định Về Bác Hồ Của Fidel Castro
“Cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng chói, những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất… Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống đời đời bất diệt”. (Lãnh tụ Cu Ba Fidel Castro)
Nhận Định Về Bác Hồ Của O.Mandenxtam
“Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai. Từ trong giọng nói đầm ấm, thanh cao của Người, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái bao la toàn thế giới mênh mang như nước đại dương”. (O.Mandenxtam – nhà báo Xô Viết)
Nhận Định Về Bác Hồ Của P.J Nehru
“Thật là một điều hân hạnh được gặp Hồ Chí Minh, con người vĩ đại và có sức hút mãnh liệt. Thế giới ngày nay còn có khác biệt và xung đột, nhưng được gặp Hồ Chí Minh, chúng ta thật sung sướng được thấy lòng tốt của con người, tình bạn, lòng nhân ái”. (Thủ tướng Ấn Độ P.J Nehru)
Nhận Định Về Bác Hồ Của Al-Eryani
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ và người chiến sỹ vĩ đại đã dâng hiến cả cuộc đời cho tự do và công lý. Chúng tôi cảm thấy châu Á đã mất đi một vị tư lệnh kiên cường, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng sự nghiệp vĩ đại của Người mà nhân dân Việt Nam anh hùng cùng nhân dân các nước đang tiếp tục phấn đấu để thực hiện nhất định sẽ giành được thắng lợi to lớn”. (Abdul Rahman Yahya Al-Eryani, Chủ tịch nước Cộng hòa Yemen)
Nhận Định Về Bác Hồ Của Mighen Đêxtêphanô
Hồ Chí Minh là tác giả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, cuộc cách mạng với bản chất của nó, trong nguồn gốc của nó, trong cuộc đấu tranh và chiến thắng của nó luôn là nguồn cảm hứng và là người chỉ đường. Và cuối cùng chữ Bác Hồ là chữ đã thể hiện đồng thời tình cảm, sự kính trọng và ý nghĩa của chữ đó. Tấm gương của Bác Hồ tiếp tục là nguồn cảm hứng để không yếu đuối trong đấu tranh giành lấy tương lai, để không dừng lại ở điều đạt được mà luôn luôn tiến lên phía trước. – (Mighen Đêxtêphanô)
Nhận Định Về Bác Hồ Của Stanley Karnov
“Với thân hình gầy gò, chòm râu thưa, chiếc áo khoác đã sờn và đôi dép cao su mòn vẹt, Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là người khiêm tốn và thân thiện. Ông là nhà cách mạng kỳ cựu, người yêu nước nhiệt tình và chân thành, luôn đấu tranh vì mục đích cuối cùng của mình, đó là độc lập cho nước nhà”. (Stanley Karnov)
Nhận Định Về Bác Hồ Của Pierre Brocheux
“Ông đã bộc lộ các phẩm chất, tài năng của mình và được nhiều người khác công nhận. Ông không phải là người giáo điều. Sự hài hước và tính nhạy cảm của ông tạo ấn tượng sâu sắc trong ký ức những người biết về ông trong những năm 1920. Điều đó cũng thu hút những người gần gũi hay gặp ông trong cuộc sống hàng ngày”. (Nhà sử học người Pháp gốc Việt Pierre Brocheux)
Nhận Định Về Bác Hồ Của K.C Tiagi
“Người là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp của một nhà cách mạng, một người nhìn xa trông rộng và một nhà nhân văn vĩ đại”. (K.C Tiagi, Tổng bí thư Đảng Janata dal, Ấn Độ)
Đọc thêm 🌸 Tóm Tắt Phong Cách Hồ Chí Minh 🌸 ngắn gọn!
Nhận Định Về Hồ Chủ Tịch Của A.Vladimirovna
“Hồ Chủ tịch – Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác đều gọi Người là Bác Hồ”. (A.Vladimirovna – Đại học quốc gia Viễn Đông của Nga)
Nhận Định Về Hồ Chủ Tịch Của E.Cobelep
“Hồ Chí Minh là nhân tài sáng tạo – một nhà chính luận, nhà thơ, nhà văn”. (Tiến sĩ sử học E.Cobelep)
Nhận Định Về Hồ Chí Minh Của Mighen Đêxtêphanô
Mighen Đêxtêphanô – Giáo sư cố vấn Viện nghiên cứu châu Á viết: “Hồ Chí Minh là tác giả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, cuộc cách mạng với bản chất của nó, trong nguồn gốc của nó, trong cuộc đấu tranh và chiến thắng của nó luôn là nguồn cảm hứng và là người chỉ đường. Và cuối cùng chữ Bác Hồ là chữ đã thể hiện đồng thời tình cảm, sự kính trọng và ý nghĩa của chữ đó. Tấm gương của Bác Hồ tiếp tục là nguồn cảm hứng để không yếu đuối trong đấu tranh giành lấy tương lai, để không dừng lại ở điều đạt được mà luôn luôn tiến lên phía trước…”…
Nhận Định Về Hồ Chí Minh Của Phạm Văn Đồng
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài viết Hồ Chủ tịch – hình ảnh của dân tộc có nói đại ý: Hồ Chủ tịch là Người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người đi làm cách mạng. Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa, hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình.
Nhận Định Về Hồ Chí Minh Trong Văn Học Của Hải Như
Nhà thơ Hải Như thay lời triệu trái tim nhắc nhở nhau cùng canh giấc ngủ của Người:
“Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ”.
Nhận Định Về Hồ Chí Minh Trong Văn Học Của Việt Phương
Câu thơ của Việt Phương không thể chân thực hơn, khóc Bác, thương Bác và ca ngợi Bác. Ca ngợi tình thương con người của Bác thật vô hạn. Lời thơ tự nhiên mà thấm:
“Trời đổ mưa, đi viếng Bác, đồng bào chờ, bị ướt
Bác thương đồng bào, con biết Bác không vui”
(Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương).
Nhận Định Về Hồ Chí Minh Trong Văn Học Của Thanh Hải
Thơ hay là thơ của cá nhân mang tính cá thể cao nhưng phải nói lên được tiếng nói đồng vọng của nhiều người. Giấc mơ là của riêng nhưng nói lên cảm xúc chung, như trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ của Thanh Hải:
“Đêm nằm cháu những chiêm bao
Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam
Cổng chào dựng chật đường quan…
Bác cười thân mật biết bao
Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu
Ung dung Bác vuốt chòm râu
Bác xoa đầu cháu, Bác âu yếm cười”.
Nhận Định Về Hồ Chí Minh Trong Văn Học Của Trần Đăng Khoa
Nhà thơ “thần đồng” Trần Đăng Khoa qua Ảnh Bác tái tạo một không gian nghệ thuật mới chân thực, dân dã, bình dị:
“Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
… Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi”.
Nhận Định Về Bác Hồ Trong Văn Học Của Bảo Định Giang
Bác Hồ là hiện tượng của văn hóa nhân loại thế kỷ 20, là hiện tượng “nói mãi không cùng”, nhất là với các chuyên ngành văn học nghệ thuật. Vì là đối tượng lớn, tiềm tàng nhiều mã văn hóa nên có quá nhiều tác giả, quá nhiều thể loại tham gia “đồng sáng tạo”; có khi xảy ra trường hợp “dân gian hóa”, ví như bài thơ của Bảo Định Giang có tên Đẹp nhứt:
“Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm”.
Bài ca ngắn gọn mà nói thay được nhiều tâm trạng, thế là qua con đường “truyền khẩu dân gian” người ta “đánh rơi” tên tác giả mà thay vào hai chữ “ca dao”. Tác giả Bảo Định Giang không phải là người thiệt thòi, mà ngược lại, thật tự hào vì đã góp phần sáng tạo hai câu ca bất tử. Cũng là một chứng minh hình tượng Bác sống mãi trong thơ ca!
Nhận Định Về Bác Hồ Trong Văn Học Của Viễn Phương
Nhà thơ Viễn Phương thì tự nguyện, cũng là lời tự nguyện của bao trái tim miền Nam – mà sinh thời Bác luôn đau đáu:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh Lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”…
Nhận Định Về Bác Hồ Trong Văn Học Của Tố Hữu
Viết về Bác với tư cách lãnh tụ tối cao, như Tố Hữu, thời kỳ đầu còn có phần “lên giọng”, với “Người lính già/ Đã quyết chiến hy sinh”, là “quân cảm tử đi tiên phong”. Tuy nói đúng về tầm vĩ đại của Bác nhưng vẫn có gì đấy còn kiểu cách:
“Hồ Chí Minh
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng
Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc
Trăm thế kỷ trong tên Người: Ái Quốc
Bạn muôn đời của thế giới đau thương!”.
Càng về sau, được gần gũi, được hiểu Bác hơn, nhất là được sống trong không khí cả nước hướng về Bác thì thơ Tố Hữu trở về đúng với bản sắc trữ tình tha thiết, diễn tả thật hay hình tượng Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ mà còn là hiện thân của tâm hồn, trí tuệ dân tộc hôm qua và hôm nay: “Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước/ Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau…”.
Tố Hữu là một trong những nhà thơ nói đúng và tinh tế nhất về Bác. Bác là “ngọn hải đăng”, là người dẫn đường chỉ lối, Bác là niềm tin và sức mạnh:
“Mỗi khi lòng ta xao xuyến, rung rinh
Môi ta thầm kêu Bác: Hồ Chí Minh!
Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi”…
Tố Hữu hay đặc tả đôi mắt (“Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!”; “Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời”…), Thanh Tịnh lại khắc họa cử chỉ Bác trên một chuyến đò: “Cụ già dáng rất dịu hiền/ Đưa tay tôi vịn, tôi vin vững dần… Trăm năm nhớ một chuyến đò/ Chênh vênh lại được Bác Hồ cầm tay” (Trăm năm nhớ một chuyến đò).
Hầu như nhà thơ nào cũng đề cập tới phẩm chất, tình thương yêu của Bác. Thơ Tố Hữu có sức khái quát lớn: “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông, mọi kiếp người”; kết hợp khái quát và cụ thể: “Bác sống như trời đất của ta/ Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa” nên hình tượng thơ như vừa được đẩy lên cao, thành kính, trang trọng, vừa như được kéo gần lại, ấm áp, gần gũi.
Tổng hợp những hình 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Phong Cách Hồ Chí Minh 🌸 dành cho bạn!
Nhận Định Về Bác Hồ Trong Văn Học Của Inđiô Nabôri
Sự khiêm nhường của Bác Hồ được nhà thơ Inđiô Nabôri (Cu Ba) khâm phục:
“Bác Hồ ơi
Ca ngợi Người
Không cần phải viết một bản Ô-đi-xa hay I-li-át
Cũng chẳng cần đâu một áng thơ dài
Ca ngợi Người, Bác Hồ ơi
Là bản anh hùng ca thời đại
Gọn gàng trong hai chữ VIỆT NAM !”
(Ca ngợi Người).
Nhận Định Về Bác Hồ Trong Văn Học Của Lisanđơrô Ôtêrô
Một nhà thơ của Cu Ba bằng thi pháp hóa và bằng sự cảm nhận tuyệt vời về Hồ Chí Minh; theo tác giả, để làm nên một người cộng sản, Hồ Chí Minh đã hội tụ các yếu tố:
“Bác vốn là người du kích
Ngoài trí thông minh, Người chẳng thiếu gì cảm xúc:
Bác vốn là nhà thơ
Ngoài sự tinh anh, Người có tầm nhìn xa:
Bác vốn là nhà chính trị
Ngoài sự hiểu biết, Người còn bao vốn quý:
Bác vốn là người thầy
Và tất cả chung đúc vào đây:
Người du kkích, nhà thơ, nhà chính trị, người thầy
Để làm nên một người cộng sản”.
(Lisanđơrô Ôtêrô – Cu Ba).
Nhận Định Về Bác Hồ Trong Văn Học Của Phêlích Pita Rôđơrighết
Trong bài thơ“Hồ Chí Minh tên Người là cả một niềm thơ”, Phêlích Pita Rôđơrighết (Cu Ba) đã khái quát về một nhân cách lớn Hồ Chí Minh:
“Bởi vì Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhà thơ Hồ Chí Minh
Người nông dân Việt Nam trong sáng: Hồ Chí Minh…”.
Theo ông, chỉ có Hồ Chí Minh mới quặn thắt lòng:
“Trong mỗi xóm nhỏ tan hoang vì bom na-pan Mỹ
Một mảnh tim Người tự cháy xót xa
Hồ Chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ…”.
Những Nhận Định Hay Về Thơ Hồ Chí Minh Của Rodriguez
Antonio Guerrero Rodriguez – một trong 5 anh hùng Cuba kể: “Trước năm 2015, chúng tôi vẫn bị khóa trong xà lim của nhà tù Liên bang Mỹ. Vào thời điểm đó, chúng tôi đã bị giam giữ 16 năm.
Vụ việc bắt đầu vào một ngày cuối năm 1998, khi chúng tôi bị bắt giữ tại Miami, bị vu cáo về tội giết người. Họ đã giam giữ chúng tôi 17 tháng liền ở những nơi xa xôi cách biệt và chủ định làm sao bẻ gẫy sự thống nhất, đoàn kết về mặt tinh thần của chúng tôi.
Thế nhưng họ không bao giờ đạt được điều này. Trong những năm tháng bị tù đày, chúng tôi luôn nhìn về các tấm gương sáng ngời của nhiều anh hùng vĩ đại, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cũng đã phải trải qua hoàn cảnh tù đày trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Tôi và những đồng chí khác đã dùng bút chì để vẽ hình ảnh không thể nào quên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người luôn hiện hữu trong trái tim và trong cuộc đấu tranh của chúng tôi”.
Cũng theo lời kể của anh hùng Antonio Guerrero Rodriguez, mỗi khi đêm xuống, trong bốn bức tường lạnh lẽo của xà lim, trong tiếng gió rít của mùa đông và không khí tê tái của tuyết về, 5 anh hùng Cuba vẫn thường đọc to các bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Antonio Guerrero Rodriguez nhấn mạnh: “Những vần thơ đanh thép của Bác đã giúp chúng tôi có thêm sức mạnh và ý chí. Cá nhân tôi luôn tự răn mình bằng 4 câu thơ:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
Và đến hôm nay, với tinh thần càng phải cao ấy, 5 người chúng tôi đã được trả tự do”.
Nhận Định Văn Học Về Hồ Chí Minh Của GS Phong lê
GS Phong Lê (nguyên Viện trưởng Viện Văn học), trong công trình Thơ văn Hồ Chí Minh – những giá trị vĩnh cửu, đã nhận định: “Nói đến Hồ Chí Minh là nói đến một cách sống hài hòa với tự nhiên, hòa ái với con người; nói đến tư thế ung dung tự tại; nói đến khả năng làm chủ bản thân và ngoại cảnh… Văn hóa nhân cách, văn hóa đạo đức, văn hóa lối sống – đó cũng là một khía cạnh quan trọng, dẫu chỉ là bộ phận trong cuộc đời danh nhân Hồ Chí Minh.”
Nhận Định Văn Học Về Hồ Chí Minh Của GS Hà Minh Đức
GS.NGND Hà Minh Đức (nguyên Viện trưởng Viện Văn học; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật) cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu về văn thơ Hồ Chí Minh. Ông đưa ra nhận xét: “Hồ Chí Minh am hiểu và rất yêu thích những sáng tác trong kho tàng văn học dân gian, những giá trị văn học cổ điển… Trong thơ ca của mình, Hồ Chí Minh khai thác nhiều tứ thơ, nhiều câu thơ từ trong thơ ca dân gian, thơ ca cổ điển, để thể hiện một tư tưởng mới, một ý tứ mới.”
Những Nhận Định Hay Về Thơ Hồ Chí Minh Của GS Phong lê
Phong Lê đã dành khá nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Ông cho rằng: “Có một sự nghiệp văn thơ và phẩm chất nghệ sĩ ở Bác Hồ”; “Từ thơ văn Bác, ánh sáng còn tỏa rộng xa hơn việc soi tỏ chân dung một con người, một dân tộc và một thời đại.”
Trong một bài báo năm 1990, ông đã sớm khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn thơ không chỉ là tấm gương soi của một con người xuất chúng, mà còn in đậm tinh thần thời đại, kết tinh khát vọng tinh thần, tình yêu và lẽ sống của một dân tộc.”
“Từ cuộc đời và thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, cả một dân tộc, một thời đại còn có thể tìm thấy những điểm tựa vững chắc làm nền tảng để xây dựng chính nền văn hóa mới, văn nghệ mới cho mình.”
Những Nhận Định Hay Về Thơ Hồ Chí Minh Của GS Nguyễn Đăng Mạnh
GS.NGND Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra nhận định: “Có nhiều căn cứ để tìm hiểu tư tưởng của Người. Trong các căn cứ ấy, thơ văn của Người để lại có một vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì xét về thực chất, thơ văn là một hoạt động tư tưởng, trực tiếp, sâu sắc, toàn diện, sinh động và tinh tế nhất.”
Những Nhận Định Hay Về Thơ Hồ Chí Minh Của Hà Huy Giáp
Hà Huy Giáp vốn là một nhà hoạt động cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Ông cũng có thời gian nghiên cứu Hồ Chí Minh với những tác phẩm tiêu biểu như: Một vài suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường đưa đất nước đến phồn vinh.
Khi chú ý đến thơ văn Hồ Chí Minh, ông khẳng định: “Văn thơ Hồ Chủ tịch đã đóng một vai trò hết sức lớn lao, vai trò hàng đầu trong giới văn nghệ, trong nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Những Nhận Định Hay Về Thơ Hồ Chí Minh Của Trần Công Huyền
Trong bài Thụ hưởng tư tưởng Hồ Chí Minh qua thơ chúc tết – mừng xuân, tác giả Trần Công Huyền viết: “Bác là một nhà cách mạng lão luyện, là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, danh nhân văn hóa thế giới. Bác làm thơ là vận động cách mạng, đưa đường lối của Đảng thấm sâu vào quần chúng bằng hình thức rất độc đáo.
Thơ là tiếng lòng, tiếng của con tim. Nhịp tim của Người và nhịp tim của nhân dân đã hòa điệu làm một. Bác chọn thời điểm giao thừa, lúc mà mỗi người đang ngây ngất, lâng lâng trạng thái tinh thần phấn chấn để tiễn năm cũ đi và đón chào năm mới.
Bác vừa tổng kết những công việc, những thắng lợi của năm cũ và chờ đón định hướng mới, nhiệm vụ mới bằng những vần thơ. Đúng như một nhà báo Mĩ đã cảm nhận là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến bằng những vần thơ.”
Đề tài 🌸 Phân Tích Phong Cách Hồ Chí Minh 🌸 ấn tượng!
Những Nhận Định Về Nhật Kí Trong Tù
Các nhà phê bình văn học nói gì về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác Hồ, xem ngay nhé!
- “…Thơ thiên nhiên trong tập Ngục trung nhật kí thật sự có những bài viết rất hay.Có những phác học sơ sài,chân thực và đậm đà,càng nhìn càng thú vị,như 1 bức tranh thủy mặc cổ điển.Có những cảnh lộng lẫy sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chữ vàng.Cũng có những bài thơ làm cho người đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm ,rộn rịp…”(Đặng Thai Mai)
- “…Toàn bộ tập thơ đó là 1 tuyên ngôn về tự do viết với tấm lòng yêu thưong,tinh thần kiên quyết ,với khí phách anh hùng của 1 người cộng sản vĩ đại”(Hoàng Trung Thông)
- “Trong thơ bác ,trữ tình và tự sự ,lãng mạn và hiện thực,cổ động và giáo dục,phản ánh và triết lí…đã kết hợp với nhau thật chặt chẽ,1 cách nghệ thuật”(Hoàng Trung Thông)
- “…Điều quan trọng là ,với tất cả phẩm chất của 1 nghệ thuật lớn ,Nhật kí trong tù đã sống cuộc sống xứng đáng của nó,đã gieo trồng được những giá trị văn minhvà nhân đạo cao nhất vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam.Biết bao người ,trong đó có không ít nhà văn hóa lớn ,hoặc nghệ sĩ tên tuổi ở trong nước và trên thế giới đã nói về giá trị lớn của tập thơ..”(Phong Lê)
Tuyển tập mẫu 🌸 Nhận Định Về Chiều Tối 🌸 bạn nên biết!